You are on page 1of 31

Thương hiệu: Môi Điên

1. Vì sao chọn thương hiệu


- Là thương hiệu mới xuất hiện và gần đây đang rất viral –
Là điểm sáng của local brand thế hệ mới, cũng như đạt
được nhiều sự quan tâm của thị trường trẻ, nhiều bạn ở
độ tuổi Gen Z ( 2000 up) cũng đã bắt đầu có nhận thức cao
hơn về những sản phẩm thuần Việt
- Logo:

Các trang web, mạng xã hội:


Website: https://moidien.com/
Instagram: https://www.instagram.com/moidienstudio/
Facebook: https://www.facebook.com/moidienstudio
Về tên gọi: Cái khó của tiếng Việt là rất trừu tượng, bạn có thể
nói “thích rồi đấy” và người nghe phải dựa vào ngữ cảnh để
đoán xem ai thích và thích cái gì, thay vì “I like it” như trong
tiếng Anh. Tom Trandt đã bõ công tìm một cái tên có thể truyền
tải được thông điệp “speak your mind” rõ ràng cho những
người trong cuộc, nhưng cũng đủ mượt mà để thân thiện với
những người không nói tiếng Việt. Mọi người tò mò một phần
vì cái tên này rất trực diện và mở ra những cuộc đối thoại, là
những thứ mà thế hệ mình đang rất cần.Đưa yếu tố văn hóa
Việt Nam vào các sản phẩm của Môi Điên. Khai thác những câu
chuyện dân gian phong phú của Việt Nam vào trong thời trang
Ý tưởng thiết kế và tên gọi từng sản phẩm của Môi Điên đều có
nguồn gốc từ các câu chuyện dân gian, nhưng qua lăng kính hài
hước, dí dỏm như quần "cánh diều", túi "ba gang" hay áo "cái
bang"... Ngoài việc thiết kế dựa trên những câu chuyện thú vị
giúp việc marketing sản phẩm dễ dàng hơn, tên các sản phẩm
còn giúp Môi Điên kết nối với người mặc một cách tự nhiên
nhất.
Về Fouder: Tom Trandt tên thật là Trần Minh Đạo, tốt nghiệp
chuyên ngành thiết kế thời trang tại trường Parsons, New York,
Hoa Kỳ - ngôi trường của những tượng đài thiết kế nổi tiếng thế
giới như Alexander Wang, Donna Karan, Marc Jacobs… Khi còn
đang là sinh viên năm 3, những thiết kế của Tom đã được trưng
bày ở The Metropolitan Museum of Art (The Met), trong khuôn
khổ cuộc thi cấp quốc gia do bảo tàng này tổ chức.
Với mong muốn quảng bá văn hoá Việt thông qua những thiết
kế hiện đại, Tom rời bỏ công việc tại một hãng thời trang ở New
York, trở về Sài Gòn mở thương hiệu riêng mang tên Môi Điên
với bộ sưu tập đầu tiên ra mắt cuối năm 2016. Sản phẩm hiện
bán chủ yếu thông qua Facebook và Instagram của Môi Điên.

Giữa năm 2018, với sự đề cử của tạp chí Elle Vietnam, Tom
được chọn là 1 trong 15 nhà thiết kế toàn cầu tham gia
“International Fashion Showcase”. Đây là một chương trình đào
tạo hai năm dành cho các nhà thiết kế trẻ muốn mở rộng thị
trường ở nước ngoài, được đồng tổ chức bởi British Fashion
Council, British Council, Somerset House và London College of
Fashion. Tiêu chí lựa chọn của chương trình là thương hiệu phải
truyền tải văn hoá địa phương.
Lọt vào top 30 Under 30 Mỹ:
Phong cách thương hiệu hướng tới: UNISEX
“unisex” là một phần của văn hóa Việt Nam. Những trang phục
xưa của người Việt như áo dài thế kỉ XVIII, hầu như nam nữ
đều mặc được, form dáng của trang phục nam và nữ hoàn toàn
giống nhau. Đây là một chi tiết khác lạ so với văn hóa các nước
khác.
Moidien đã giáo dục khách hàng của họ “Thuyết phục” khách
hàng chi tiền cho sản phẩm Việt như thế nào
Đây là một chuyển biến lạc quan và tích cực cho những local
brand Việt. Hãy xem sơ qua những collections mới của các
thương hiệu trên, những sản phẩm chủ lực (Key Item) đều có
một giá thành khá cao so với mặt bằng chung của thị trường
local brand ở Việt Nam. Tiêu biểu là các chiếc áo jacket xương
(1.900.000đ) và varsity jacket (2.800.000đ) của Tredx cũng như
các sản phẩm trong BST “Chích quái” và lân cận của Moidien
với mức giá dao động từ 900.000đ đến hơn 3.000.000đ. Và điều
đáng nói ở đây là – dù giá thành cao nhưng đều được các bạn trẻ
ủng hộ và săn đón. Điều này có ý nghĩa lớn như thế nào?
Hãy quay trở lại thị trường Việt trong khoảng thời gian 1 – 2
năm trước, để bỏ ra một số tiền được coi là rất lớn cho các local
brands. Điều này được coi là “Cực khó” và “Bất khả thi” khi
tâm lý “Sính ngoại” cũng như đánh giá thấp “Sản phẩm của
người Việt” là cực kì cao của các bạn trẻ. Hầu hết khi va vào các
sản phẩm có giá hơn 1.000.000 đ – người ta sẽ bĩu môi “Ối zồi
ôi, giá này thì tao mua đồ nước ngoài còn sướng hơn” “Chà, đồ
Việt sao mà mắc thế, có đáng không?”
Điều này – đã vô hình chung tạo thành thói quen xấu khó bỏ của
thị trường Việt, họ không quen việc chi tiền xứng đáng cho một
sản phẩm ít nhất là đạt được chất lượng cao do người Việt sáng
tạo ra cùng các thông điệp mà các nhà thiết kế gửi gắm. Dù các
khách hàng trẻ cũng không hề biết rằng – nếu sử dụng kĩ thuật
đó, chất vải đó hoặc design tương tự vậy, các brands nước ngoài
có thể charge khách hàng của họ với giá gấp 3,4 và thậm chí là
10 lần. Ví dụ cái áo bạn mua có thể 1.000.000đ nhưng với cùng
vibe hay design, ở nước ngoài bạn có thể bỏ số tiền khoảng $400
đến $500 (~10.000.000đ). Vậy là lời hay lỗ?
Do đó, khi các local brands muốn làm những sản phẩm vượt qua
điều đó, họ thường đau đáu một câu hỏi “Mình làm như vậy có
quá nguy hiểm không?” “Mình làm như vậy liệu có bạn được
không” “Số tiền làm ra có cao quá không, khách hàng có chịu
mua không”. Và hẳn rồi – bài toán kinh doanh luôn là một bài
toán đau đầu với không chỉ người thiết kế mà còn là hệ thống
kinh doanh phía sau.
Có một số thương hiệu – không may mắn tại thời điểm đó. Lực
và cách marketing cũng như có được một hệ thống khách hàng
trẻ được “giáo dục tốt” cũng đã chết yểu khi công bố những sản
phẩm kì công. Bài học về sự “thua bại” này đã trở thành tấm
gương sáng cho nhiều thương hiệu và người ta ngại làm các sản
phẩm giá cao cũng như phức tạp để mang tới thị trường Việt. Đó
là cái thiệt của local brands Việt cũng như những khách hàng
trong thị trường này.
Bên cạnh đó, cái sự chi tiền lại bị làm quá bởi các chiêu trò
marketing không được sạch sẽ cho lắm. Đã quá quen thuộc việc
một local brand nào đó đấu giá sản phẩm lên chục triệu đồng
(Nếu sản phẩm đó mang tính kỉ niệm hay chất lượng tốt mình
cũng không nói làm gì) – nhưng thực sự số tiền đó không đáng
và khiến người tiêu dùng lệch lạc trong cách chi tiền đúng mực
với các thương hiệu Việt. Cái nào đáng và cái nào không?
Những bài viết lên án, châm biếm liên tục khiến thế hệ trẻ ngày
càng lệch lạc về local brands cũng như những người lớn “Chán
nản” với giới trẻ Việt.
Nhưng đó là điều kiện cần và đủ để những thương hiệu đầu tư
nghiêm túc về sản phẩm như MoiDien tỏa sáng trong bầu trời
đầy drama của người Việt. Được sáng tạo và làm bởi những con
người có kinh nghiệm và đào tạo bài bản – hẳn sản phẩm của họ
chắc chắn hơn tầm những thương hiệu khác. Đó là thế mạnh –
kết hợp cùng marketing đúng cách và “Word of Mouth” – người
trải nghiệm chia sẻ cho người trải nghiệm. Dù ít nhưng phát
triển mạnh, các thương hiệu trên đã “giáo dục” được không hề ít
các bạn trẻ chịu chi tiền nhiều cho các sản phẩm Việt chất
lượng.
Nghĩa là sao? Nghĩa là giờ đây – giới trẻ đã chấp nhận và chịu
chi tiền >3.000.000đ cho các sản phẩm của người Việt làm.
Mình xin nhắc nhẹ là những sản phẩm chất lượng nhé. Điều này
là 1 điểm sáng cực mạnh cũng như một con đường rộng mở hơn
cho các local brand phía sau. Thế hệ mới bây giờ - đã coi việc
sản phẩm Việt có giá cao và công nhận chất lượng của nó. Đã ít
dần sự so sánh mà thay vào đó là sự coi trọng với chất xám và
sản phẩm của người Việt.
Điều này – tốt cho tương lai như thế nào?
Được công nhận – có nghĩa là thị trường trẻ đã mở lòng cho việc
chi tiền đúng cho các sản phẩm đúng. Nói không ngoa, Moidien
sẽ là nền tảng, là bàn đạp tiến lên cho các thương hiệu local phát
triển phía sau, vì bây giờ không phải là không có khách hàng
cho những sản phẩm cao cấp và đầu tư nhiều thứ vào cho nó từ
người Việt. Thế hệ sau – càng ngày càng giỏi và mình luôn tin
chắc rằng, ngoài Moidien, vẫn còn rất – rất -rất nhiều fashion
designer đang tu nghiệp và mong chờ bung ra những collection
của người Việt và chất lượng tốt – so với mặt bằng chung. Đó là
tương lai của local brands ở Việt Nam. Cũng như họ sẽ là bài
học sáng cho việc đầu tư hình ảnh, câu chuyện và thông điệp của
mỗi bộ sưu tập dành cho những người trẻ tuổi.
Họ có thể chiếm spotlight, có thể bị “overrated” theo một số
người nào đó. Nhưng cá nhân mình thì không – vì họ đang thực
hiện rất tốt việc giáo dục khách hàng cho việc trả đúng số tiền
xứng đáng cho local brand Việt. Nên nhớ, thị trường thời trang
là một thị trường khắc nghiệt và đầy tính cạnh tranh. Nếu không
đổi mới, làm chất lượng tốt hơn, marketing đỉnh hơn thì một
ngày nào đó, như Nokia và Apple vậy – chúng ta sẽ có những
cựu vương đi vào dĩ vãng. Họ vừa là mục tiêu, vừa là điểm vượt
qua của thế hệ thương hiệu tiếp theo.
Việt Nam – rất giỏi và luôn luôn giỏi trong mắt mình. Người
giỏi đã có – giờ chúng ta nên có một thị trường thông minh để
những người giỏi này có đất diễn. Và không chỉ thời trang, mà
về xe cộ (Vin Fast nè), hàng gia dụng – Made in Vietnam đều có
những ấn tượng tốt với cả thế giới về “Hàng Việt Nam, Chất
lượng Cao”.
Về cộng đồng: Khách hàng trung thành của thương hiệu đa dạng
từ ban nhạc indie, nhiếp ảnh gia, biên tập viên thời trang, giám
tuyển nghệ thuật, người mẫu… cho đến bất kỳ ai có nhu cầu thử
nghiệm hoặc đào sâu phong cách cá nhân của mình. Sau mỗi bộ
sưu tập, Tom Trandt cùng đội ngũ luôn tìm tòi và hoàn thiện
những đặc tính làm nên dấu ấn đặc trưng của Môi Điên: sáng tạo
trong xử lý chất liệu, độc đáo trong kiểu dáng, và thân thiện với
môi trường.
Vừa qua, Môi Điên đã xuất sắc là một trong 16 thương hiệu lọt
vào vòng chung kết của International Fashion Showcase 2019.
Được tổ chức 2 năm một lần, đây là chương trình tìm kiếm, đào
tạo, và giới thiệu những tài năng thiết kế trẻ tiềm năng trên toàn
thế giới, dưới sự hợp tác giữa Hội đồng Anh (British Council),
Hiệp hội Thời trang Anh (British Fashion Council), Đại học
London College of Fashion, và Somerset House.
Về công nghệ: Re-made in Vietnam” là hành trình của Môi Điên
trong việc đi tìm hướng giải quyết cho vải thừa, vải vụn vốn
đang bị lãng phí. BST trình diễn tại Elle Fashion Show vừa qua
với hashtag #remadeinvietnam đã thu hút mạnh nhóm khách du
lịch, bởi thông điệp sản phẩm rõ ràng và thuyết phục.
Xây dựng cộng đồng trực tuyến:
Xây dựng phổ biến trên Facebook và Instagram để quảng bá
Tận dụng Influencer: Tóc Tiên, Ngọt, Tú Hảo, các nghệ sĩ Indie,

Chiến lược xây dựng thương hiệu: Trong năm đầu tiên ra mắt,
Môi Điên chỉ nhận được những bình luận tiêu cực như “đồ gì
mặc nhìn quê quê” hoặc “đồ này ai mà mặc ra đường”... Ban
đầu, khách hàng chưa cảm nhận được tính dí dỏm của sản phẩm
mà chỉ nghĩ các thiết kế của Môi Điên “quái quái”, nên họ còn
ngại khi sử dụng sản phẩm. Khi cộng đồng khách hàng đông
dần, Môi Điên bắt đầu đăng lại những hình ảnh của khách hàng
mặc các thiết kế của mình, cùng những câu chuyện cá nhân liên
quan sản phẩm để mọi người “cảm” được “chất” của Môi Điên.
Khi thiết kế Tom Trand luôn định hướng tập trung vào phần
narratives (kể chuyện). Mỗi BST phải được “biên tập” đến khi
có sự chuyển đổi mượt mà từ đầu tới cuối với nội dung cô đọng.
Một BST đẹp bao gồm rất nhiều thứ không được thiết kế. Tiết
chế cũng là một kỹ thuật cần được luyện tập để có thể phát triển
một loạt sản phẩm có dấu ấn riêng nhưng cũng có sự tương
đồng. Thế hệ của tôi rất quan tâm đến những vấn đề thời sự và
Môi Điên rất đặt nặng dấu ấn cá nhân: “Tôi có một tiếng nói,
một quan điểm rất khác và tôi cần kể câu chuyện riêng của
mình”.

You might also like