You are on page 1of 3

BÀI TẬP NGÀY 13/12/2019 MÔN GIÁO DỤC HỌC THỂ DỤC THỂ THAO

Họ tên: Trần Lê Ngọc Thảo Lớp: Cờ vua Khóa: 40 Khoa: Huấn luyện thể thao
Câu hỏi:Nhân cách thể thao là gì? Các đặc trưng của nhân cách thể thao? Các yếu tố ảnh hưởng đến nhân cách thể
thao? Các tác giả và tài liệu để cập đến nhân cách thể thao?
Nhân cách thể thao là một trạng thái bình thường, được biểu hiện tự nhiên trong ngôn ngữ hành vi, thái độ, cử chỉ
trong toàn quá trình hoạt động thể dục thể thao. Nó còn là sự phản ánh tổng hợp các phương diện của nhân cách như
tính tôn nghiêm, giá trị, tư cách đạo đức và là hình thức biểu hiện năng lực, phẩm chất cá nhân của con người tham gia
hoạt động Thể dục thể thao. Nhân cách Thể thao là toàn bộ những thuộc tính tâm lý của người tham gia hoạt động Thể
dục thể thao với tổ hợp những phẩm chất phủ hợp với giá trị và chuẩn mực xã hội được xã hội thừa nhận.
Các đặc trưng của nhân cách thể thao:
-Thứ nhất, tính nhịp nhàng hoàn chỉnh giữa các mặt hành vi, cử chỉ ngôn ngữ, tư tưởng và phẩm chất đạo đức.
-Thứ hai, đặc trưng nổi bật của nhân cách Thể dục thể thao là tính mưu trí dung cảm trong các hoạt động thể dục thể
thao, đặc biệt là trong thi đấu thể thao thành tích cao (căng thẳng, quyết liệt…). Ví dụ: Trong các cuộc thi đấu cờ vua
đôi khi cần chơi các nước mạo hiểm để giành được chiến thắng.
-Thứ ba, tính hào phóng và kiên nhẫn, thể hiện rõ nét nhất ở việc dễ dãi với người khác song nghiêm khắc với bản
than trong cuộc sống và hoạt động Thể dục thể thao. Ví dụ: Thắng không kiêu bại không nản; Trong Cờ vua để đạt
được chiến thắng cần luyện tập nhiều từ khai trung tàn cuộc để quen các hình cờ, ngoài ra cách sống điều độ để tâm trí
lúc nào cũng tốt cần một sự ngihêm khắc với bản than; Trong thi đấu thì đấu hết sức ra ngoài ta và đối thủ vẫn là bạn
bè (dễ dãi với người khác song nghiêm khắc với bản thân).
-Thứ tư, nhân cách Thể dục thể thao phải mang tính thời đại do xã hội càng ngày càng phát triển, xu hướng công
nghiệp hóa hiện đại hóa ngày càng phát triển ở các nước trên thế giới vì vậy nhân cách Thể dục thể thao của người
tham gia hoạt động này cũng phải luôn vươn lên đến đỉnh cao, sang tạo và tận dụng thời gian, thời cơ để đạt được
mục tiêu dự định (nâng cao sức khỏe hay thành tích thể thao).
Các yếu tố ảnh hưởng đến nhân cách thể thao
Đầu tiên có thể kể đến là yếu tố sinh học, chính là yếu tố di truyền:
+Nhân cách không phải là hiện tượng di truyền. Các yếu tố bẩm sinh di truyền chỉ đóng vai trò tư chất. Những
tư chất đó trở thành điều kiện để con người thực hiện có kết quả một hoạt động cụ thể nào đó, nhưng quan trọng là kết
quả ấy phần nhiều phụ thuộc vào học tập và rèn luyện bản than
+Không hề có một gen di truyền nào về hình thái hành vi xã hội và đạo đức của học sinh, vận động viên mà
nó được hình thành trong sinh hoạt dưới tác động của Thể dục thể thao, của quá trình xã hội và chế độ giáo dục.
+Trong giáo dục, nhà sư phạm cần chú ý đúng vai trò của di truyền. Nếu xem nhẹ thì coi như bỏ qua một tiền
đề quan trọng cho sự hình thành nhân cách. Còn nếu đánh giá cao thì ta đã phủ nhận khả năng biến đổi bản chất con
người, phủ nhận vai trò của giáo dục và tự giáo dục học sinh, vận động viên.
Yếu tố thứ hai là yếu tố môi trường:
Môi trường là điều kiện sống và hoạt đông của nhân cách. Yếu tố môi trường ảnh hưởng từ bên ngoài và ảnh hưởng
nhiều mặt đến sự phát triển của nhân cách. Đó là những ảnh hưởng tự phát, dù muốn hay không, con người vẫn bắt
gặp, va chạm, tiếp nhận và chuyển hóa chúng. Môi trường gồm môi trường tự nhiên và xã hội.
-Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên chính là thiên nhiên xung quanh con người sống. Thiên nhiên ảnh hưởng rõ rệt đến nhân
cách. Điều kiện địa lý ở mỗi nơi, mỗi nước, mỗi địa phương khác nhau ảnh hưởng đến nếp sống, sinh hoạt và từ đó
ảnh hưởng đến nhân cách con người. Ví dụ: Người ở nông thôn ôn hòa, cuộc sống chậm rãi, còn người ở thành thị thì
tất bật, rộn rang, nhịp sống nhanh.
Trong điều kiện xã hội hiện đại, công tác giáo dục trong hoạt đông thể dục thể thao càng phải quan tâm tận
dụng ưu thế từ thiên nhiên, với mục đích phát triển hài hòa nhân cách. Ví dụ tổ chức dã ngoại, tập luyện trên núi, bãi
biển hay công viên ngoài tập luyện ở phòng tập/
-Môi trường xã hội
Ảnh hưởng quan trọng nhất trong sự phát triển nhân cách. Môi trường xã hội bao gồm các quan hệ xã hội và
các thiết chế nhằm điều chỉnh các quan hệ ấy. Không có môi trường xã hội thì nhân cách không hình thành được. Bởi
vì bản chất con người như Các Mác nói “… là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”.
Xã hội tác động đến nhân cách theo nhiều kiểu khác nhau:
1. Xã hội vi mô: bao gồm toàn thể cộng đồng, lịch sử truyền thống dân tộc, tác động đến nhân cách bằng
những giá trị văn hóa thể hiện qua ngôn ngữ chủ yếu nói và viết
2. Xã hội vi mô: bao gồm các mối quan hệ giữa người với người trong một phạm vi hoạt động cụ thể (trường
học, trung tâm huấn luyện, câu lạc bộ, đội thể thao).
3. Gia đình: Gia đình là môi trường sống đầu tiên, là nơi sinh ra và được dạy những bài học đầu tiên của học
sinh, sinh viên. Gia đình là nơi đầu tiên học về cách sống, đời sống văn hóa, thói quen, nề nếp. Gia đình ảnh hường
hàng ngày, hàng giờ đến học sinh, vận động viên. Vì vậy gia đình đóng một vai trò quan trọng trong hình thành và
phát triển nhân cách.
Các mối quan hệ xã hội phức tạp ảnh hưởng đến nhân cách theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên
mức độ ảnh hưởng tùy thuộc vào lập trường quan điểm và xu hướng cá nhân của môi người. Trong một chừng mực thì
giáo dục đòi hỏi họ phải tham giao tích cực vào việc cải tạo môi trường xung quanh xem như là hoạt động vừa có tác
dụng xã hội, vừa có tác dụng hình thành nhân cách.
Trong quá trình giáo dục trong thể thao, cần lưu ý một số điểm sau:
+Từng bước gắn việc học tập, rèn luyện và thi đấu của học sinh, vận động viên với việc cải tạo và xây dựng
xã hội, đồng thời tạo lập nơi học viên các giá trị, chuẩn mức đúng đắn
+Giúp học sinh, vận động viên tiếp thu những ảnh hưởng tích cực của môi trường sống và môi trường hoạt
động thể thao, đồng thời phê phán những ảnh hưởng tiêu cực của nó. Ví dụ: chơi thể thao với tính thần cao thượng,
kiên trì, dũng cảm, thi đấu hết sức mình vì màu cờ sắc áo,.., Phê phán những tiêu cực như lối sống buông thả khi đạt
thành tích cao, hiện tượng ngôi sao, hiện tượng mua bán điểm( bán độ),...
+Tổ chức cho học sinh, vận động viên tích cực tham gia vào việc cải tạo và xây dựng môi trường sống và
môti trường thể thao
+Xã hội kết hợp với nhà trường lên kế hoạch “sư phạm hóa” từng bước môi trường giáo dục, bảo vệ học sinh,
sinh viên trước những ảnh hưởng xấu của môi trường xung quanh.
+Cần đánh giá đúng vai trò của môi trường sống. Nếu quá đề cao thì rời vào thuyết “Định mệnh do hoàn
cảnh”. Còn nếu hạ thấp, phủ nhận vai trò trò thì sẽ dẫn đến “thuyết giáo dục là vạn nang”.
-Thú ba là yếu tố giáo dục:
Giáo dục là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của người tham gia hoạt động thể dục thể thao (học
sinh, vẫn động viên) bên ngoài, nhằm làm cho nhân cách phát triển một cách có mục đích, có tổ chức và kế hoạch.
Giáo dục là con đường ngắn nhất giúp thế hệ trẻ phát triển, bỏ qua những mò mâm không cần thiết.
Giáo dục có khả năng phát huy nhưng yếu tố thuận lợi, hạn chế những yếu tố không thuận lợi từ những yếu tố
di truyền nhằm đảm bảo cho sự phát triển nhân cách hoàn thiện. Giáo dục tạo điều kiện cho sự phát triển năng khiếu
và năng lực ở mỗi người, ví dụ những vận động viên khuyết tật tham gia tập luyện và thi đấu thể thao mang lại thành
tích cao cho đất nước
Giáo dục sửa lại những phẩm chất lệch lạc trong ý thức đạo đức và hành vi
Giáo dục bao gồm cả tự giáo dục, là bước tiếp theo nhưng có thể quyết định kết quả toàn bộ sự nghiệp giáo
dục. Tự giáo dục, tự tu dưỡng là hoạt động có ý thức, là giai đoạn phát triển cao nhất đối với nhân cách học sinh, vận
động viên/
Gia đình, nhà trường và xã hội là ba lực lượng giáo dục chủ yếu, Giáo dục nhà trường là quan trọng nhất. Tuy
nhiên, cả ba lực lượng nếu được phối hợp chặt chẽ, cùng thống nhất một mục tiêu để hình thành một phương thức giáo
dục sẽ đem lại kết quả tốt đẹp.
-Nhà trường là cơ quan giáo dục chuyên nghiệp. Mục đích giáo dục của nhà trường là phủ hợp với yêu cầu
của xã hội và thờ đại. Giáo dục nhà trường bằng kiến thức, và phương pháp khoa học, bằng tổ chức và giao lưu trong
thực tiễn góp phần làm cho nhân cách học sinh, vận động viên hình thành. Giáo dục tạo nên bộ mặt tâm lý của cá nhân
phù hợp với những tiêu chuẩn, giá trị xã hội và thời đại
- Giáo dục gia đình được tiến hành trong cả cuộc đời con người. Với đặc điểm chủ yếu là quan hệ hôn nhân và
huyết thống, giáo dục gia đình được xây dụng trên cơ sở tình cảm bền chặt, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nhân
cách mỗi cá nhân
-Giáo dục xã hội là giáo dục toàn thể cộng đồng với thể chế chình trị, pháp luật, truyền thống, văn hóa, đạo
đức được thực hiện qua tổ chức nhà nước, thong tin tuyên truyền, dư luận xã hội và hoạt động giáo dục của đoàn thể
quân chúng… góp phần quan trọng cho sự phát triển nhân cách con người.
Như vậy giáo dục là nhân tố chủ đạo trong qua trình phát triển nhân cách của học sinh, vận động viên. Một
nền giáo dục vững mạnh được tổ chức bằng các hình thức hoạt đông và giao lưu phong phú đa dạng với những
phương pháp khoa học tiên tiến có thể làm cho học sinh, vận động viên đạt tới sự phát triển toàn diện phù hợp với sự
phát triển của thời đại.
Các tác giả và tài liệu đề cập đến nhân cách thể thao
-Giáo trình Giáo dục học Thể dục thể thao , tác giả Tiến sĩ Lương Thị Ánh Ngọc, Thạc sĩ Tạ Hoàng Thiện
-Giáo trình giáo dục học (2011), tác giả Lương Thị Ánh Ngọc
-Giáo dục học thể thao (1996), tác giả P.Kunath, người dịch Anh Tuấn –Phạm Đình Bẩm –Nguyễn Quí Bình.
-Giáo dục học đại cương, tác giả Phạm Viết Vượng.
-黄汉升,(2005), 体育教学训练与方法,高等教育出版社
Dịch: Phương pháp và đào tạo giáo dục thể chất (2005), Báo chí giáo dục đại học, tác giả Hoàng Hán Thăng
现代教学论与体育教学 (2011) 人民体育出版社,曲宗湖, 吴志超,刘绍曾
Dịch: Giáo dục thể chất và giáo dục thể chất hiện đại (2011), Báo chí thể thao nhân dân, tác giả Ngô Chí Siêu,Lưu
Thiệu Tăng, Khúc Tông Hồ

You might also like