Nhân-cách-Thể-dục-Thể-thao Nguyễn Bình Thuận - lớp cờ vua -K40 - Khoa HLTT

You might also like

You are on page 1of 2

Nhân cách Thể dục Thể thao:

-Là đặc trưng của một con người trong hoạt động TDTT, được biểu hiện tự nhiên
qua ngôn ngữ hành vi, thái độ, cử chỉ trong toàn quá trình hoạt động TDTT. Nó
phản ánh tổng hợp các phương diện của nhân cách như giá trị, tư cách đạo đức và
là hình thức biển hiện năng lực, phẩm chất cá nhân của con người trong hoạt động
TDTT.
-Là toàn bộ những thuộc tính tâm lý với tổ hợp những phẩm chất có giá trị và phù
hợp với chuẩn mực xã hội, được xã hội thừa nhận.
-Mỗi cá nhân trong hoạt động TDTT có một nhân cách riêng bao gồm hai mặt tự
nhiên và xã hội. Trong đó, mặt xã hội thể hiện đặc thù về nhân cách của cá nhân.
-Nhân cách của những người tham gia TDTT bao gồm những phẩm chất và năng
lực có giá trị đối với cá nhân và xã hội, được hình thành, phát triển bằng con
đường hoạt động và giao lưu.

Đặc trưng nhân cách TDTT được quyết định bởi tính đặc thù của sinh hoạt xã
hội và TDTT. Đặc trưng đó được biểu hiện ở các mặt chủ yếu sau:
1/ Tính nhịp nhàng hoàn chính giữa các mặt hành vi, cử chỉ ngôn ngữ, tư tưởng và
phẩm chất đạo đức.
2/ Đặc trưng nổi bật của nhân cách TDTT là tính mưu trí dũng cảm trong các hoạt
động TDTT, đặc biệt là trong thi đấu thể thao thành tích cao (căng thắng, quyết
liệt,...)
3/ Tính hào phóng và kiên nhân, thế hiện rõ nét nhất ở việc dễ dãi với người khác
song nghiêm khắc với bản thân, sự tự tin trong cuộc sống và trong hoạt động
TDTT.
4/ Nhân cách TDTT phải mang tính thời đại do xã hội ngày càng phát triển, xu
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng phát triển ở các nước trên thế giới.

Các yếu tố ảnh hưởng đến nhân cách TDTT: Có 3 yếu tố chính
1/Yếu tố sinh học:
Tuy nhân cách không được di truyền nhưng các yếu tố di truyền khác lại tạo tiền
đề để hình thành nhân cách.

2/Yếu tố môi trường:


a)Môi trường tự nhiên: địa hình địa lý và thời tiết ở các khu vực khác nhau tạo nên
nếp sống, sinh hoạt của con người địa phương ấy từ đó tạo nên nhân cách của họ.
Đặc biệt, môi trường tự nhiên đóng vai trò mật thiết đối với người tham gia hoạt
động TDTT nên càng phải chú trọng hơn.
b)Môi trường xã hội:
+Xã hội vĩ mô: bao gồm toàn thể cộng đồng trong 1 đất nước, lịch sử truyền thống
dân tộc,... ảnh hưởng với mỗi nhân cách bằng những giá trị văn hóa.
+Xã hội vi mô: bao gồm các mối quan hệ giữa người với người trong 1 phạm vi
hoạt động cụ thể.
+Gia đình: tuy ở phạm vi vi mô, nhưng gia đình lại có sức ảnh hưởng đặc biệt đến
nhân cách vì là môi trường sống, môi trường giáo dục đầu tiên. Ngoài ra, sức ảnh
hưởng của mối quan hệ huyết thống tác động mạnh đến nhân cách mỗi con người.

3/Yếu tố giáo dục:


Cũng như môi trường, giáo dục là ảnh hưởng bên ngoài tác động đến nhân cách
nhưng lại là ảnh hưởng lớn nhất. Giáo dục là con đường ngắn nhất trong việc hoàn
thiện con người bỏ qua những mò mẫm không cần thiết, hướng đến các giá trị,
phẩm chất tốt đẹp của xã hôi.

Các tài liệu và tác giả có đề cập về nhân cách TDTT:


+Giáo trình giáo dục học – Lương Thị Ánh Ngọc (2011)
+Giáo dục học thể thao – P.Kunath (1998)
+Giáo dục học đại cương – Phạm Viết Vượng (1996)

You might also like