You are on page 1of 2

Mục đích và Các giai đoạn của một ván cờ tướng

1. Mục đích của một ván Cờ Tướng


Ván cờ được tiến hành giữa hai người, một người cầm quân Trắng (hay Đỏ), một người cầm
quân Đen (hay Xanh lục). Mục đích của mỗi người là tìm mọi cách đi quân trên bàn cờ theo đúng
luật để chiếu bí hay bắt Tướng (hay Soái, hoặc Suý) của đối phương và giành thắng lợi.

2. Các giai đoạn của một ván Cờ Tướng


Người ta thường chia ván cờ ra làm ba giai đoạn: khai cuộc, trung cuộc và tàn cuộc.
a. Khai cuộc
Thường khai cuộc được tính trong khoảng 5-12 nước đầu tiên. Các nghiên cứu mới cho biết khai
cuộc đóng góp rất quan trọng vào khả năng thắng của một ván cờ. Khai cuộc có thể đóng góp
đến 40% trong khi trung cuộc và tàn cuộc đóng góp 30% mỗi giai đoạn.

Có rất nhiều dạng khai cuộc khác nhau, nhưng nói chung, có thể chia khai cuộc thành 2 loại
chính: khai cuộc Pháo đầu và khai cuộc không Pháo đầu.

Khai cuộc Pháo đầu


Tên của các khai cuộc được đặt tuỳ theo cách đi của bên đi sau, chỉ nêu vài loại chính:
Thuận Pháo

1. Nghịch Pháo (Liệt Pháo)


2. Bán đồ Liệt Pháo
3. Pháo đầu đối Bình phong Mã: đây là khai cuộc phổ biến nhất.
4. Pháo đầu đối Phản cung Mã
5. Pháo đầu đối Đơn đề Mã
6. Pháo đầu đối Phi Tượng
7. Pháo đầu đối Uyên ương Pháo
8. Pháo đầu đối Quy bối Pháo
Khai cuộc không Pháo đầu

1. Tiến Tốt (Tiên nhân chỉ lộ)


2. Khởi Mã cuộc: bao gồm nhảy mã trong (rất phổ biến) và nhảy mã biên (ít dùng)
3. Phi Tượng cuộc
4. Quá cung Pháo
5. Sĩ Giác Pháo
6. Quá cung Liễm Pháo
b. Trung cuộc
Khai cuộc và tàn cuộc do có vị trí và số lượng quân cờ có thể quy chung về một số dạng chính
nên người ta đã nghiên cứu và tổng kết được các dạng như trên. Còn ở trung cuộc, thế cờ lúc
này theo kiểu "trăm hoa đua nở" nên chủ yếu vận dụng các chiến thuật cơ bản như:

1. Bắt đôi: cùng một lúc đuổi bắt hai quân.


2. Nội kích: đánh từ phía trong.
3. Kích thẳng vào Tướng.
4. Tả hữu giáp công: kích vào cả hai cánh cùng một lúc.
5. Chiếu tướng bắt quân.
6. Điệu hổ ly sơn: làm cho một quân hay Tướng phải rời vị trí của nó.
7. Dẫn dụ: đây là đòn thu hút quân đối phương đến vị trí dễ bị công kích hoặc bị vây
hãm, sau đó kết hợp với chiến thuật bịt chắn lối đi, đường rút của đối phương.
8. Tạo ách tắc: dùng chiến thuật thí quân để gây ách tắc, hết đường cựa của đối
phương.
9. Ngăn trở, chia cắt: đòn này thường dùng cách thí quân để làm sự liên lạc giữa các
quân bị cắt đứt.
10. Khống chế: chiến thuật này ngằm ngăn trở tầm hoạt động và sự cơ động của đối
phương.
11. Dịch chuyển: chiến thuật này chú ý đến sự linh hoạt của các quân.
12. Bao vây.
13. Trợ sức: các quân trợ sức cho nhau để cùng chiếu.
14. Vu hồi: đánh vòng từ phía sau.
15. Qua lại: chiến thuật này dùng để thủ thế hay công sát.
16. Quấy nhiễu.
17. Vây điểm diệt viện: vây chặt quân nào đó của đối phương rồi đánh quân tới cứu
viện.
18. Nước đợi chờ: đi nước không có tác dụng để nhường đối phương, làm đối phương
hết nước đi mà thua cờ.
19. Giam quân: khi một bên đang trong tình thế nguy hiểm, nhưng sử dụng một nước
khéo léo giam quân mạnh của đối phương (có thể dùng cách thí quân), sau đó dùng các
quân còn lại để gỡ bí.
20. Vừa đỡ vừa chiếu lại.
21. Vừa đỡ vừa trả đòn.

You might also like