You are on page 1of 25

§¶NG Bé TP.

Hµ NéI §¶NG CéNG S¶N VIÖT NAM


QUËN ñY Hµ §¤NG
B¶N TIN Hµ §¤NG
BAN TUY£N GI¸O
(Tháng 6-2021)
(Tµi liÖu phôc vô sinh ho¹t chi bé)

NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TẬP TRUNG CHỈ ĐẠO


CỦA QUẬN ỦY HÀ ĐÔNG THÁNG 6/2021

1. Chỉ đạo triển khai thực hiện 10 Chương trình công tác lớn của Thành ủy Hà
Nội khóa XVII và các Kế hoạch thực hiện của Quận ủy.
2. Chỉ đạo tổng kết, đánh giá công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và
bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 trên địa bàn Quận.
3. Kiểm điểm công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ 6 tháng
đầu năm; triển khai các nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2021.
4. Chỉ đạo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, thu
chi ngân sách, đảm bảo ANQP 6 tháng đầu năm; nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối
năm 2021.
5. Chỉ đạo tổ chức Hội nghị lần thứ 6 BCH Đảng bộ Quận, tổ chức kỳ họp thứ
nhất HĐND Quận khóa XXI.
6. Chỉ đạo thực hiện công tác phòng chống dịch Covid-19; tổ chức Đại hội đại
biểu phụ nữ Quận, nhiệm kỳ 2021-2026.
7. Sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 08 - CT/TU ngày 26/5/2016 về “Tăng cường
sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác đảm bảo trật tự và văn minh đô thị trên địa
bàn Thủ đô” của Thành ủy Hà Nội trên địa bàn Quận.
8. Chỉ đạo tuyên truyền về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
năm 2021; phòng chống đuối nước, dịch bệnh mùa hè và những diễn biến phức tạp
của dịch bệnh Covid-19, tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng
viên và Nhân dân thực hiện nghiêm túc các khuyến cáo của của Bộ Y tế, cơ quan
chức năng về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong tình hình hiện
nay.
9. Chỉ đạo đánh giá tình hình thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm của Quận:
(1) Thực hiện giải quyết những kiến nghị tại hội nghị tiếp xúc, đối thoại của đồng
chí Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND Quận năm 2020; (2) Giải
quyết tồn tại trong công tác thu hồi đất thực hiện các dự án đầu tư xây dựng do UBND
phường làm chủ đầu tư; (3) Công tác cấp GCN QSD đất các cơ sở tín ngưỡng, tôn
giáo.
10. Tiếp tục thực hiện công tác cán bộ, xét kết nạp đảng viên, chuyển Đảng
chính thức; thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.
11. Chủ động nắm tư tưởng của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trước các vấn
đề, sự kiện nóng, nhạy cảm, bức xúc để kịp thời định hướng, tạo sự thống nhất trong
Đảng, sự đồng thuận trong các tầng lớp Nhân dân.
12. Tuyên truyền và tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ trong tháng:
kỷ niệm ngày Quốc tế thiếu nhi (1/6);110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước
(05/6/1911 - 05/6/2021); 80 năm ngày truyền thống người cao tuổi Việt Nam
(06/6/1941- 06/6/2021) sau chỗ Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước; 72 năm Ngày Chủ
tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2020); 96 năm Ngày
Báo chí Việt Nam (21/6/1925 21/6/2021); Ngày Thế giới phòng chống ma túy (26/6)

Ban biên tập

TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN

Theo số liệu thống kê của ngành y tế, tính từ ngày 27/4 đến 26/5, trên địa bàn
quận Hà Đông có 22 ca mắc Covid-19, trong đó có 08 ca là người nước ngoài nhập
cảnh được cách ly ngay; 09 ca ghi nhận tại cộng đồng; 05 ca là bệnh nhân trong khu
phong tỏa Bệnh viện K cơ sở Tân Triều. Tổng số người cần cách ly theo dõi sức
khỏe là 2.336 người, trong đó: F1: 284 người được cách ly tập trung, hiện còn 226
người đang cách ly tập trung; F2: 2.052 người, hiện còn 695 người đang theo dõi
sức khỏe.
Quận Hà Đông đã thiết lập cách ly y tế vùng có dịch tại các khu vực có ổ dịch
để triển khai các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 gồm: phường Phúc La: 20
hộ dân với 70 người; phường Yên Nghĩa: 9 hộ dân với 33 người; phường Dương
Nội: 15 hộ dân với 56 người; phường Mộ Lao, gồm: chung cư Hồ Gươm Plaza 14
hộ dân với 31 người, chung cư Booyoung Vina 11 hộ dân với 26 người. Đến nay
toàn bộ các khu vực trên đã được gỡ bỏ phong tỏa.
Trước tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, trên
địa bàn Thành phố đã xuất hiện chùm ca bệnh mới chưa xác định nguồn lây nhiễm
tại các khu vực chung cư tập trung đông dân, trụ sở cơ quan, doanh nghiệp, thực
hiện Công điện khẩn số 11/CĐ- UBND ngày 24/5/2021 của Chủ tịch UBND Thành
phố về việc quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid - 19 trên địa
bàn Thành phố, UBND Quận đã ban hành văn bản số 1479/UBND - YT yêu cầu tạm
dừng hoạt động một số cơ sở kinh doanh dịch vụ gồm: nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn,
uống tại chỗ (chỉ cho phép bán hàng mang về), các cửa hàng cắt tóc, gội đầu, thời
gian bắt đầu từ 12h00 ngày 25/5/2021; thực hiện dừng triệt để hoạt động vui chơi,
tập thể dục, tụ tập đông người tại công viên, vườn hoa và các địa điểm công cộng.
Tất cả người dân từ các tỉnh, thành phố khác trở về quận Hà Đông từ ngày
10/5/2021 đến ngày 24/5/2021 đều phải khai báo y tế trên website
http://tokhaiyte.vn và các ứng dụng NCOVI, Bluezone, hoàn thành chậm nhất trong
ngày 25/5/2021; từ ngày 25/5/2021, thực hiện khai báo y tế trong vòng 24 giờ kể từ
thời điểm có mặt tại quận Hà Đông.
Đồng thời để công tác phòng chống dịch Covid- 19 đạt hiệu quả, Quận đã chỉ
đạo các phòng ban ngành Quận và UBND các phường thực hiện các biện pháp
phòng chống dịch, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định phòng dịch; phối
hợp với ngành y tế tổ chức truy vết nhanh, cách ly, khoanh vùng, tổ chức xét nghiệm
nhanh, kịp thời để sàng lọc khi có ca bệnh mới phát sinh. Ngành y tế tiếp tục duy trì
tổ chức giám sát chặt chẽ các ổ dịch cũ, các khu vực đang có dịch và những nơi có
nguy cơ cao, không để xảy ra các ca bệnh mới phát sinh trong cộng đồng.
Lưu Ngọc

TRỒNG MỚI 1.177 CÂY XANH TRONG GIAI ĐOẠN 5 NĂM 2021-2025

Hưởng ứng chương trình trồng 1 tỷ cây của Thủ tướng Chính phủ; thực hiện
văn bản số 1663/SXD-HT ngày 08/3/2021 của Sở Xây dựng, ngày 05/5/2021,
UBND quận Hà Đông đã triển khai Kế hoạch về việc triển khai thực hiện trồng cây
5 năm trên địa bàn Quận (giai đoạn 2021-2025).
Mục tiêu trong 5 năm tới, trên toàn Quận sẽ thực hiện trồng mới 1.177 cây
gồm có 1.000 cây xanh đô thị và 177 cây xanh bóng mát (trong đó: Năm 2021 trồng
189 cây, năm 2022 trồng 238 cây, năm 2023 trồng 250 cây, năm 2024 trồng 250
cây, năm 2025 trồng 250 cây).
Để thực hiện kế hoạch nêu trên, UBND Quận đưa ra 3 nhóm giải pháp: Tiếp
tục rà soát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các vị trí trồng cây xanh trên địa bàn
quận Hà Đông, hoàn thành mục tiêu Kế hoạch trồng cây 5 năm trên địa bàn Quận
(giai đoạn 2021-2025) - hưởng ứng sáng kiến chương trình trồng 1 tỷ cây xanh của
Thủ tướng Chính phủ; Giải pháp về nguồn lực xã hội hoá nguồn lực cây trồng Nhà
nước và nhân dân cùng làm kêu gọi doanh nghiệp xã hội hoá trong việc trồng cây
xanh; Tuyên truyền nâng cao nhận thức bằng nhiều hình thức: tuyên truyền trực
quan bằng biểu ngữ, băng rôn, áp phích; qua mạng xã hội, hệ thống loa truyền thanh
từ phường tới tổ dân phố…
Kế hoạch này được triển khai nhằm góp phần xây dựng môi trường sống
xanh, sạch, đẹp, với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Quận một cách bền vững.

Tố Anh

TRÊN 96.000 NGƯỜI ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ CÁ NHÂN VÀ


ĐƯỢC CẤP TÀI KHOẢN, MẬT KHẨU SỬ DỤNG PHẦN MỀM VSSID -
BHXH SỐ

Để đẩy mạnh việc ứng dụng VssID trên địa bàn quận Hà Đông, góp phần thực
hiện chiến lược số quốc gia, xây dựng Chính phủ điện tử theo chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ, tạo điều kiện cho người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y
tế (BHYT) dễ dàng tra cứu các thông tin như: thẻ BHYT; theo dõi quá trình tham
gia BHXH, BHYT, lịch sử hưởng các chế độ BHXH, BHYT. Ngày 10/3/2021,
UBND quận đã có văn bản triển khai ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội số tới các
phòng, ban, đơn vị Quận, UBND các phường tập trung triển khai thực hiện.
BHXH Quận đã tuyên truyền, hướng dẫn các đơn vị sử dụng lao đô ̣ng, người
lao động, người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng; học sinh, sinh viên
trên địa bàn Quận cũng như cử các cán bộ hỗ trợ trực tiếp cho người lao đô ̣ng tại các
đơn vị, doanh nghiê ̣p, tại các điểm chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng,
đăng ký giao dịch điê ̣n tử cá nhân, cài đă ̣t và sử dụng ứng dụng VssID - Bảo hiểm
xã hô ̣i số. BHXH quận phối hợp với Trung tâm VHTT&TT Hà Đông sản xuất file
âm thanh gửi tới 17 Đài Truyền thanh phường để tuyên truyền tới nhân dân để nhân
dân hiểu và tích cực hưởng ứng.
Kết quả đến ngày 14/5/2021, BHXH Quận đã có 96.193/90.370 người đăng
ký giao dịch điê ̣n tử cá nhân và được cấp tài khoản, mâ ̣t khẩu sử dụng phần mềm
VssID - BHXH số, đạt 106,4% kế hoạch được giao.

Hà Anh

CÔNG AN QUẬN HÀ ĐÔNG XỬ PHẠT 128 TRƯỜNG HỢP KHÔNG ĐEO


KHẨU TRANG NƠI CÔNG CỘNG VỚI SỐ TIỀN 188 TRIỆU ĐỒNG

Theo báo cáo của công an quận Hà Đông để chấn chỉnh, nâng cao hơn nữa ý
thức của người dân trong việc phòng, chống dịch COVID-19, từ ngày 30/4/2021 đến
nay Công an 17 phường, các đội nghiệp vụ Công an quận Hà Đông tiếp tục ra quân
kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm quy định về phòng, chống dịch tại các địa
điểm công cộng trên địa bàn.
Cùng với việc tuyên truyền, nhắc nhở người dân chấp hành nghiêm thông
điệp 5K của Bộ Y tế trong phòng, chống dịch. Các lực lượng chức năng đã tuần tra,
kiểm soát xử lý nghiêm một số trường hợp người dân thiếu ý thức, chủ quan trong
việc đeo khẩu trang, làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.
Kết quả, từ ngày 30/4/2021 đến 24/5/2021, đã lập biên bản và xử phạt vi phạm hành
chính 188 triệu đồng đối với 128 trường hợp vi phạm không chấp hành quy định về
việc đeo khẩu trang nơi công cộng, nơi tập trung đông người. Đồng thời, xử phạt, 01
cơ sở karaoke không thực hiện lệnh đóng cửa tạm dừng hoạt động, với số tiền 15
triệu đồng; 06 trường hợp với số tiền 12 triệu đồng vi phạm các hành vi khác.

Thùy Dương

QUẬN HÀ ĐÔNG TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH TIÊM VẮC XIN


PHÒNG COVID-19 CHO NGƯỜI DÂN, GIAI ĐOẠN 2021-2022

Với mục tiêu 95% đối tượng nguy cơ và cộng đồng được tiêm chủng đủ mũi
vắc xin theo từng đợt phân bổ vắc xin phòng COVID-19, đảm bảo an toàn và hiệu
quả khi sử dụng vắc xin phòng COVID-19. Theo Kế hoạch số 159/KH-UBND ngày
11/5/2021 của UBND quận Hà Đông trong năm 2021 và 2022, Quận sẽ tiến hành
triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 đồng loạt trên toàn Quận theo từng nhóm
đối tượng và số lượng vắc xin được phân bổ, cụ thể:
- Đối tượng 1: Nhóm đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày
26/02/2021 của Chính phủ, gồm:
+ Lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch gồm: người làm việc trong các cơ
sở y tế, người tham gia phòng, chống dịch (Thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống
dịch các cấp, người làm việc ở các khu cách ly, người làm nhiệm vụ truy vết, điều tra
dịch tễ, tổ Covid cộng đồng, tình nguyện viên, phóng viên…), lực lượng Quân đội và
Công an.
+ Nhân viên, cán bộ ngoại giao làm việc tại Việt Nam và của Việt Nam được
cử đi nước ngoài; Hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh
+ Người cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch; cung cấp
dịch vụ điện, nước…
+ Giáo viên, người làm việc tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; người làm việc
tại các cơ quan, đơn vị hành chính thường xuyên tiếp xúc nhiều người.
+ Người mắc các bệnh mãn tính, người trên 65 tuổi.
+ Người sinh sống tại các vùng có dịch.
+ Người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội.
+ Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, lao
động ở nước ngoài.
+ Các đối tượng khác do Bộ Y tế quyết định căn cứ yêu cầu phòng, chống dịch.
- Đối tượng 2: Người từ 18 đến 65 tuổi không thuộc các nhóm đối tượng nêu trên.
Nguồn kinh phí triển khai tiêm phòng Covid-19 từ nguồn ngân sách của
Trung ương, Thành phố; kinh phí dự phòng của Quận và nguồn kinh phí hỗ trợ của
UBND các phường.
Ngọc Tuấn

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ TRẺ EM 2021

Với chủ đề “Chung tay bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em trong
thiên tai, dịch bệnh vì trẻ em nghèo”, Tháng hành động vì trẻ em năm 2021 diễn ra
từ ngày 01/6 đến ngày 30/6/2021 sẽ có một số nội dung nổi bật sau:
Một là, tổ chức các hoạt động truyền thông, vận động xã hội, chú trọng
tuyên truyền, giáo dục pháp luật về Luật Trẻ em năm 2016, Nghị định số
56/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em, Quyết định của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em giai đoạn
2021-2030; truyền thông tư vấn, tập huấn nâng cao năm lực cho đội ngũ cán bộ
làm công tác trẻ em các cấp và cung cấp kiến thức, hướng dẫn kỹ năng cho cha mẹ
và những người chăm sóc trẻ, tập huấn kỹ năng sống cho trẻ em, kỹ năng phòng,
chống tai nạn, thương tích, kỹ năng bảo vệ, phòng, chống xâm hại và đảm bảo an
toàn cho trẻ em trong thiên tai, dịch bệnh.
Hai là, tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
Các phường thường xuyên rà soát, quản lý trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt theo Luật Trẻ em năm 2016, trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt để có
giải pháp ngăn ngừa, trợ giúp hiệu quả. Tập trung giải quyết, can thiệp, hỗ trợ kịp
thời trẻ em bị bạo lực xâm hại, vi phạm quyền trẻ em trên địa bàn, đồng thời kiến
nghị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các đối tượng vi phạm, các cơ quan,
tổ chức, cá nhân, cơ sở giáo dục, cơ sở trợ giúp trẻ em…trong việc chậm trễ, thực
hiện không đầy đủ trách nhiệm, bao che hành vi, vụ việc vi phạm quyền trẻ em.
Ba là, tổ chức các hoạt động thúc đẩy sự tham gia của trẻ em. Các đơn vị căn
cứ vào tình hình thực tế của địa phương và điều kiện dịch bệnh có thể tổ chức các
hoạt động nhằm tạo cơ hội cho trẻ em được bày tỏ ý kiến, trình bày quan điểm,
nguyện vọng về các vấn đề liên quan đến trẻ em. Cung cấp kỹ năng sống, kỹ năng tự
bảo vệ bản thân cho trẻ, nhất là kiến thức phòng chống xâm hại, bạo lực trẻ em,
phòng chống tai nạn thương tích và dịch bệnh Covid-19.
Bốn là, tiếp nhận trẻ em trong thời gian tre em không học tập tại trường nhằm
quản lý chặt chẽ đảm bảo an toàn cho trẻ, giảm tối đa tình trạng trẻ em bị xâm hại,
bạo lực, bị tai nạn, thương tích, nhất là tai nạn đuối nước, ngã, bỏng, giao thông.
Đồng thời thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các hoạt động sinh hoạt hè tại khu
dân cư.
Năm là, tăng cường xã hội hóa, huy động nguồn lực hỗ trợ cho trẻ em nói
chung, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt
nói riêng; đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi, nâng cấp các công trình trường,
lớp học, nhà bán trú, bể bơi, bổ sung các trang thiết bị vui chơi giải trí, dụng cụ thể
dục thể thao phù hợp cho trẻ em tại cộng đồng.
Tháng hành động Vì Trẻ em sẽ được triển khai trong toàn bộ 17 phường trực
thuộc Quận. Theo kế hoạch, trong Tháng hành động, Quận sẽ phấn đấu 100% trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt được quy định trong Luật Trẻ em được quan tâm, hỗ trợ, đặc biệt
nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6. UBND các phường đầu tư kinh phí nâng cấp sửa
chữa, bổ sung trang thiết bị vui chơi cho trẻ em ở ít nhất 5 điểm vui chơi tại cộng đồng.

Ngọc Như

QUẬN HÀ ĐÔNG SẴN SÀNG CÁC PHƯƠNG ÁN PHÒNG, CHỐNG THIÊN


TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN NĂM 2021

Với mục tiêu chủ động phòng ngừa, sẵn sàng mọi mặt để bảo vệ an toàn hệ
thống đê, cống, giảm thiểu thiệt hại về người, tài sản, cơ sở hạ tầng nhằm bảo vệ sản
xuất, đời sống nhân dân và môi trường. Hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên
tai gây ra, bảo đảm phát triển kinh tế, xã hội. UBND quận Hà Đông đã ban hành kế
hoạch phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn năm 2021.
Theo đó, trong quá trình thực hiện phương án phòng chống thiên tai, cứu nạn
cứu hộ áp dụng phương châm "Chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục
có hiệu quả"; đồng thời đề cao phương châm "4 tại chỗ": Lực lượng tại chỗ, vật tư
phương tiện tại chỗ, kỹ thuật tại chỗ, chỉ huy tại chỗ. Trước mùa mưa bão, UBND
quận đề nghị các đơn vị, UBND các phường hoàn thành việc kiểm tra và bảo dưỡng
các trạm bơm, la tỉa, đốn chặt cành cây có nguy cơ gãy đổ, nạo vét nạo vét cống
rãnh và các hệ thống kênh tiêu; dyệt các kế hoạch, phương án PCTT của các đơn vị,
trong đó bao gồm các phương án: Hộ đê, chống úng, sơ tán dân, cứu hộ cứu nạn,
đảm bảo giao thông, thông tin liên lạc, đảm bảo đời sống, khắc phục hậu quả thiên
tai của các đơn vị. Tổ chức tập huấn cho các lực lượng kỹ thuật và tìm kiếm cứu
nạn, lực lượng hộ đê, lực lượng xung kích...Tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh
các phường và phát tờ rơi các nội dung về đề phòng tai nạn điện trong mùa mưa bão
và an toàn điện.
Để thực hiện tốt kế hoạch, UBND Quận yêu cầu Ban chỉ huy phòng chống
thiên tai, tìm kiếm cứu nạn kiểm tra, đánh giá chất lượng các công trình đê điều, tiêu
úng, các công trình liên quan đến công tác phòng chống thiên tai để chỉ đạo sửa
chữa kịp thời và báo cáo phản ảnh với thường trực UBND quận. Kiểm tra, đôn đốc
các phường, đơn vị tổ chức triển khai, thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai và
tìm kiếm cứu nạn. Kiểm tra mọi diễn biến hư hỏng, các hậu quả do mưa, lũ, bão gây
ra để đề xuất với đơn vị quản lý vận hành, UBND quận xử lý, giải quyết.
Văn phòng thường trực phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo dõi
nắm chắc diễn biến khí tượng thuỷ văn, phục vụ công tác điều hành của Ban chỉ huy;
tổ chức thường trực với chế độ 24/24 giờ để giải quyết mọi thủ tục hành chính, giúp
Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn quận điều hành mọi công
việc.
Phòng Kinh tế quận chủ trì, phối hợp với phòng Quản lý đô thị, Ban quản lý dự
án đầu tư xây dựng quận, UBND các phường, các Xí nghiệp thoát nước số 6, 7, 8 và
các đơn vị có liên quan tiến hành kiểm tra, rà soát các tuyến đê, các công trình thủy
lợi, hệ thống kênh mương, hệ thống tiêu thoát nước… trên địa bàn quận. Các đơn vị
Công ty Điện lực Hà Đông; xí nghiệp thoát nước số 6,7,8; Công ty TNHH MTV công
viên xây xanh Hà Nội; Công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển thuỷ lợi sông Đáy;
Công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển thuỷ lợi sông Nhuệ; Công ty TNHH MTV
nước sạch Hà Đông triển khai thực hiện kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ của đơn
vị.
Đối với UBND các phường cần chuẩn bị tốt các điều kiện vật chất và lực lượng
tham gia công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo phương châm “4
tại chỗ”; kiểm tra cao độ cốt nền tổng thể các khu dân cư liền kề các dự án để có biện
pháp phối hợp chuẩn bị xử lý tiêu úng đảm bảo trong mùa mưa; tổ chức thực hiện
hoặc phối hợp thực hiện hoàn thành việc nạo vét hệ thống tiêu thoát nước của khu
vực, tập trung kiểm tra, xử lý giải toả các vụ vi phạm công trình đê điều, thuỷ lợi, góp
phần để công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn quận đạt hiệu
quả.

Nguyễn Lợi
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG ĐUỐI NƯỚC, TAI NẠN
THƯƠNG TÍCH, XÂM HẠI TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HÀ ĐÔNG

Thời gian qua, một số địa phương đã xảy ra các vụ đuối nước thương tâm
gây tử vong cho trẻ em; mặt khác một số vụ việc xâm hại tình dục trẻ em có diến
biến phức tạp, nghiêm trọng, vụ việc trẻ em rơi từ toà nhà chung cư cao tầng tử vong
cũng xảy ra trên địa bàn quận Hà Đông. Để thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ,
chăm sóc trẻ em năm 2021, UBND quận Hà Đông ban hành văn bản số
1288/UBND-LĐTBXH ngày 10/5/2021 yêu cầu các ngành, đoàn thể UBND các
phường tăng cường thực hiện công tác phòng, chống đuối nước, tai nạn thương tích,
xâm hại trẻ em trên địa bàn Quận, tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm:
- Triển khai các hoạt động truyền thông, phổ biến quy định của pháp luật về
bảo vệ trẻ em, phòng chống đuối nước, phòng chống tai nạn thương tích, xâm hại trẻ
em; tổ chức các hội nghị, toạ đàm, diễn đàn trẻ em về phòng chống đuối nước, tai
nạn thương tích, xâm hại trẻ em trên địa bàn, hướng dẫn cha mẹ, người chăm sóc trẻ
em, gia đình, cộng đồng kiến thức, kỹ năng phát hiện, tố cáo kịp thời các hành vi
xâm hại trẻ em.
- Chỉ đạo, triển khai công tác phòng, chống xâm hại trẻ em, xử lý nghiêm
minh các vụ việc xâm hại trẻ em.
- UBND các phường, các trường học trên địa bàn nâng cao nhận thức, trang
bị các kỹ năng phòng, chống tai nạn đuối nước, nhất là trong dịp hè và mùa mưa bão
cho học sinh, giáo viên; có kế hoạch đào tạo, tập huấn, nâng cao chất lượng của đội
ngũ giáo viên dạy bơi, dạy kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho trẻ em. Chú
trọng việc giáo dục, cung cấp kiến thức, kỹ năng cho trẻ em về phòng chống tai nạn
thương tích; tự bảo vệ, phòng chống bị xâm hại, đặc biệt là các trẻ em gái, trẻ em có
hoàn cảnh khó khăn, có nguy cơ dễ bị xâm hại. Đặc biệt trong Tháng hành động vì
trẻ em và trong dịp hè. Các nhà trường tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Đề án
số 07/ĐA-UBND của UBND Quận về “Xã hội hoá phổ cập bơi cho học sinh tiểu
học quận Hà Đông năm 2016 và những năm tiếp theo”.
- Các đoàn thể truyền thông, giáo dục, vận động hội viên, cung cấp kiến thức
cho cha mẹ và người chăm trẻ về phòng, chống đuối nước, phòng, chống tai nạn
thương tích và xâm hại trẻ em. Triển khai các hoạt động hè dành cho trẻ em, khuyến
khích các em tham gia các hoạt động vui chơi lành mạnh, giảm thiểu các nguy cơ
đuối nước, tai nạn thương tích.
- Khảo sát xác định các nguy cơ đuối nước trẻ em tại địa Quận, bổ sung các
biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn, đồng thời có các giải pháp để ngăn chặn trẻ em vui
chơi tại các ao hồ, hố nước thuộc các công trình đang thi công, các khu vực có nguy
cơ cao xảy ra tai nạn đuối nước cho trẻ em.
- Mở các điểm dạy bơi cho học sinh; Xây dụng quản lý và sử dụng có hiệu
quả các điểm vui chơi tại cộng đồng nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Vận động các hộ gia đình có biện pháp đảm bảo an toàn, nhất là an toàn tại
hệ thống lan can, cửa sổ…(gắn với yêu cầu đảm bảo về công tác cứu hộ, cứu nạn khi
có cháy nổ xảy ra); Huy động sự tham gia của các tổ chức đoàn thể và người dân
trong việc giám sát, phát hiện và tố giác các hành vi xâm hại trẻ em.

Ngọc Hà

QUẬN HÀ ĐÔNG TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH QUẢN LÝ THÔNG TIN TRÊN


HỆ THỐNG BÁO, TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ, TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ,
MẠNG XÃ HỘI ĐẢM BẢO AN NINH THÔNG TIN MẠNG
GIAI ĐOẠN 2021-2022

Ngày 25/5/2021, UBND quận Hà Đông đã ban hành kế hoạch số 169/KH-


UBND về quản lý thông tin trên hệ thống báo, tạp chí điện tử, trang thông tin điện
tử, mạng xã hội đảm bảo an ninh thông tin mạng giai đoạn 2021-2022.
Kế hoạch nêu rõ, 6 nhiệm vụ, giải pháp trong quản lý thông tin trên hệ thống
báo, tạp chí điện tử, trang thông tin điện tử, mạng xã hội đảm bảo an ninh thông tin
mạng. Trong đó, quản lý thông tin trên các báo, tạp chí điện tử theo hướng chuyên
nghiệp, hiện đại, chất lượng, hiệu quả đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân,
tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chủ trương,
cơ chế, chính sách, chỉ đạo, điều hành của Thành phố, Quận nhằm định hướng dư
luận, tạo đồng thuận trong xã hội, nhất là trước các sự kiện, vấn đề quan trọng, phức
tạp, nhạy cảm, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam
nói chung và Hà Nội nói riêng.
Quản lý việc cung cấp thông tin trên các trang thông tin điện tử, mạng xã hội
được cấp phép trên địa bàn bảo đảm tuân thủ đúng quy định của pháp luật về quản
lý, cung cấp và sử dụng thông tin trên mạng. Xử lý nghiêm tình trạng “báo hóa”
trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội. Rà soát, phát hiện, ngăn chặn hiệu
quả thông tin xấu, độc, nhận diện, xử lý tin giả, tin sai sự thật trên môi trường mạng,
kịp thời thông tin các nội dung cần thiết để người dân hiểu rõ bản chất vấn đề,
không để tác động xấu đến dư luận.
Cùng với đó, đẩy mạnh tuyên truyền thông tin tích cực trên môi trường mạng,
góp phần phát huy được thế mạnh của báo, tạp chí điện tử, trang thông tin điện tử
tổng hợp, mạng xã hội, trang, cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước trong
việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, thành phố trên
các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn
xã hội, thúc đẩy kinh tế - xã hội Thủ đô phát triển; định hướng dư luận theo chiều
hướng tích cực, tạo được sự đồng thuận trong Nhân dân.
Quận cũng sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện vi phạm về
cung cấp thông tin trên báo, tạp chí điện tử, trang thông tin điện tử, mạng xã hội, có
biện pháp xử lý theo quy định. Thực hiện nghiêm quy chế phát ngôn, cung cấp
thông tin cho báo chí đảm bảo đầy đủ kịp thời, chính xác về tình hình kinh tế - xã
hội, công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố,
Quận và những vấn đề dư luận quan tâm.
Để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp này, Quận cũng đã giao
nhiệm vụ cụ thể cho phòng Văn hóa & thông tin quận, Trung tâm Văn hóa, Thông
tin và Thể thao quận, các phòng ban, đơn vị thuộc Quận, UBND các phường, trong
đó chú trọng thực hiện công tác tuyên truyền; nắm bắt thông tin trên báo, tạp chí
điện tử, trang thông tin điện tử, mạng xã hội, phát hiện các trường hợp đăng tin giả,
tin sai sự thật, thông tin vi phạm pháp luật trên không gian mạng; triển khai các biện
pháp ngăn chặn, xử lý trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ; tiếp thực hiện hiện tốt
công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định. Ban Tuyên giáo
Quận ủy hướng dẫn, chỉ đạo, định hướng tuyên truyền về chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của Thành phố và Quận;
hướng dẫn công tác định hướng dư luận, phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh
trong xử lý vi phạm trên môi trường mạng.

KỶ NIỆM 80 NGÀY TRUYỀN THỐNG NGƯỜI CAO TUỔI VIỆT NAM


(06/6/1941-06/6/2021)

Lấy ngày 6/6/1941, khi Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Chủ tịch Hồ Chí Minh viết
“Lời hiệu triệu đoàn kết tất cả các bậc phụ lão” là Ngày truyền thống. Trải qua
nhiều tên gọi khác nhau: Hội bảo thọ, Hội Vui tuổi già, Quỹ Thọ…Ngày 24/9/1994
được Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 523, chính thức có tên là Hội
Người cao tuổi Việt Nam.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, hưởng ứng lời kêu gọi của Lãnh tụ Nguyễn Ái
Quốc- Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hội người cao tuổi ngày càng khẳng định vị thế, vai
trò trong đời sống xã hội, góp phần xây dựng quan hệ tình làng nghĩa xóm, nhân ái,
nghĩa tình, đoàn kết. Người cao tuổi đã sát cánh cùng Nhân dân cả nước tích cực
tham gia nhiều phong trào đấu tranh, thi đua yêu nước, góp phần thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ cách mạng trong từng giai đoạn lịch sử của đất nước.
Ngay từ khi nhận được Lời hiệu triệu của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, hàng
chục vạn người cao tuổi tham gia vào tổ chức Hội phụ lão cứu quốc để tuyên truyền
ủng hộ Mặt trận Việt Minh bằng các hoạt động thiết thực vận động thanh niên không
đi lính cho thực dân Pháp, không làm tay sai cho Nhật, làm công tác binh vận, vận
động con cháu thực hiện khẩu hiệu “cướp súng giặc, giết giặc”. Vùng tự do, vùng
căn cứ địa kháng chiến, các cụ hăng hái tăng gia sản xuất, đóng thuế cho Nhà nước,
góp gạo nuôi quân đánh giặc.
Các phong trào được đẩy mạnh trong từng giai đoạn cụ thể: Các “Hội mẹ
chiến sĩ” tích cực vận động tiết kiệm, xây dựng “ Hũ gạo nuôi quân” hết lòng chăm
sóc anh em thương binh từ các mặt trận đưa về hậu cứ. Nhiều hội viên phụ lão đã
tích cực tham gia những cánh đồng “cánh đồng 5-10 tấn thắng Mỹ”, giành danh hiệu
“ Phụ lão 3 giỏi”. Nhiều cụ mạnh khỏe còn tham gia các đội “Bạch đầu quân”…
Ghi nhận, trân trọng những công lao đóng góp to lớn của người cao tuổi Việt
Nam, Đảng và Nhà nước đã tặng những phần thưởng cao qúy cho các thế hệ người
cao tuổi: bức trướng thêu 18 chữ vàng “Tuổi cao chí càng cao, nêu gương sáng vì sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”; Huân chương Sao Vàng; Huân chương lao
động hạng nhất…..các danh hiệu “Mẹ Việt Nam anh hùng”, “Anh hùng lao động”…
là niềm tự hảo, khích lệ người cao tuổi tiếp tục nỗ lực, phấn đấu là gương sáng cho
con cháu học tập cũng như tổ chức Hội phát huy thực hiện tốt chủ trương, quan
điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong công cuộc xây dựng bảo
vệ Tổ quốc và đổi mới đất nước
Tại quận Hà Đông, Hội người cao tuổi trong 05 năm gần đây đã tổ chức tốt
các hoạt động cụ thể, thiết thực: tổ chức chúc thọ, mừng thọ 18.081cụ; phối hợp với
các ngành thực hiện tốt các chế độ chính sách, đảm bảo đúng, đủ, kịp thời, thăm hỏi,
tặng quà cho NCT có hoàn cảnh khó khăn; 100% Hội NCT cơ sở hằng năm đều tổ
chức việc tư vấn, khám sức khỏe, cấp thuốc miễn phí, tổ chức cho hội viên đi thăm
quan các khu di tích lịch sử, thắng cảnh trong nước. Các câu lạc bộ văn hóa văn
nghệ, 154 CLB TDTT hoạt động tích cực, sôi nổi đã giúp cho NCT sống vui, sống
khỏe. NCT trên địa bàn luôn gương mẫu, vận động nhân dân thực hiện tốt việc cưới,
việc tang (đạt 98-99,8%), lễ hội theo nếp sống văn hóa, người chết được đưa đi hỏa
táng (72,3%). Mặc dù còn có nhiều khó khăn, song đã có nhiều phường, nhiều chi
hội đã xây dựng được quỹ chăm sóc và phát huy vai trò NCT, từ đó đã có nhiều hoạt
động chăm sóc, giúp đỡ NCT, nhất là NCT có hoàn cảnh khó khăn.
Phát huy vai trò của người cao tuổi trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, NCT
tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh; đại đa số
NCT trên địa bàn đã thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và
các quy định của địa phương; tỷ lệ cán bộ công tác ở khu dân cư, tổ dân phố có từ
80% đến 90% là NCT (2.557 người). Có 883 người NCT tích cực làm kinh tế, ủng
hộ các chương trình từ thiện, nhân đạo, ủng hộ, giúp đỡ nhiều đối tượng có hoàn
cảnh khó khăn, hoạn nạn.
Công tác thi đua khen thưởng được các cấp hội luôn quan tâm, 100% Hội cơ
sở, chi hội đăng ký thi đua, thực hiện phong trào tuổi cao gương sáng, trong nhiệm
kỳ 2016-2021, đã có 2.850 tập thể, cá nhân được các cấp khen thưởng.
Với tinh thần "Tuổi cao chí càng cao, nêu gương sáng vì sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc". Chúng ta hoàn toàn có cơ sở tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo
của các cấp ủy Đảng, quản lý và điều hành của chính quyền, Hội NCT quận Hà
Đông tiếp tục có những bước tiến mới, đạt nhiều kết quả mới, góp phần xây dựng
quận Hà Đông ngày càng văn minh, giầu đẹp, phát triển bền vững.
MINH THÀNH

Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống

HÀ ĐÔNG NỖ LỰC, QUYẾT TÂM ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI


ĐẢNG BỘ QUẬN LẦN THỨ XXI VÀO CUỘC SỐNG
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận Hà Đông lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020 -
2025 đề ra 18 chỉ tiêu chủ yếu, 6 nhiệm vụ trọng tâm, 3 khâu đột phá với những giải
pháp thực hiện cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, nhằm xây dựng
quận phát triển toàn diện, bền vững. Ngay sau thành công đại hội, Đảng bộ Quận đã
có nhiều cách làm sáng tạo, quyết liệt, quyết tâm để đưa nghị quyết đi vào cuộc
sống.
Xác định việc tuyên truyền, triển khai Nghị quyết là một trong những nhiệm
vụ trọng tâm, Ban Thường vụ Quận ủy đã chỉ đạo Ban Tuyên giáo Quận ủy xây
dựng kế hoạch triển khai, quán triệt thực hiện Nghị quyết Đảng bộ quận kế hoạch tổ
chức học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quận cho cán bộ, đảng viên
trong toàn Đảng bộ. Kết quả, Quận đã tổ chức 02 hội nghị quán triệt, triển khai Nghị
quyết cho cán bộ chủ chốt. 60/60 Chi, Đảng bộ trực thuộc hoàn thành việc tổ
chức quán triệt học tập Nghị quyết đúng theo kế hoạch đảm bảo khẩn trương,
nghiêm túc, chất lượng. Toàn Đảng bộ có với 20.102/20.325 đảng viên học tập,
đạt tỷ lệ 98.9%.
Cùng với công tác tuyên truyền, để sớm hiện thực hóa các mục tiêu mà Nghị
quyết đã đề ra, Ban Chấp hành Đảng bộ Quận đã ban hành chương trình hành động
thực hiện nghị quyết Đại hội với 04 đề án, 02 chương trình, gồm: Đề án 01-ĐA/QU
Tập trung công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch,vững
mạnh, củng cố tổ chức Đảng yếu kém, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội trên địa bàn quận Hà Đông giai đoạn 2020 - 2025; Đề án 02-ĐA/QU Phát triển
thương mại, dịch vụ văn minh, hiện đại; kết hợp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
quận Hà Đông giai đoạn 2020 - 2025; Đề án 03-ĐA/QU Nâng cao chất lượng giáo
dục đào tạo và hướng nghiệp dạy nghề quận Hà Đông giai đoạn 2020-2025; Đề án
04-ĐA/QU Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý đô thị, quản lý đất
đai và vệ sinh môi trường quận Hà Đông giai đoạn 2020 - 2025; Chương trình 05-
CTr/QU Bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề truyền thống, di tích lịch sử - văn hóa
góp phần phát triển kinh tế - xã hội quận Hà Đông, giai đoạn 2020-2025; Chương
trình 06-CTr/QU Phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên
tham gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận Hà Đông giai đoạn 2020 - 2025.
Các chương trình này được coi là đòn bẩy, động lực quan trọng để Quận hiện thực
hóa nghị quyết của Đảng bộ vào thực tiễn cuộc sống. Đến thời điểm hiện tại, 06
chương trình, đề án của Quận đã được triển khai thực hiện đến các cơ quan, đơn vị,
17 phường trực thuộc. Quận cũng đã chỉ đạo Ban Tuyên giáo Quận ủy tham mưu
biên soạn, phát 2000 tờ gấp tuyên truyền nội dung 06 chương trình, đề án của Quận
tới cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn.
Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid, Đảng bộ quận cũng xác
định đây là một nhiệm kỳ rất khó khăn, sẽ phải nỗ lực rất nhiều để hoàn thành nhiệm
vụ kép vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế. Song với sự chủ động ngay từ đầu
nhiệm kỳ, tin tưởng rằng Đảng bộ và nhân dân quận Hà Đông sẽ thực hiện thắng lợi
các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quận lần thứ XXI đã đề ra, sớm đưa Hà
Đông trở thành quận đô thị hiện đại, phát triển bền vững.
Đức Hiếu

Chào mừng cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp
nhiệm kỳ 2021-2026

HÀ ĐÔNG TỔ CHỨC THÀNH CÔNG CUỘC BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC


HỘI KHÓA XV VÀ ĐẠI BIỂU HĐND CÁC CẤP, NHIỆM KỲ 2021-2026

Sau hơn 5 tháng chỉ đạo triển khai và tổ chức thực hiện, công tác bầu cử đại
biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021- 2026 trên địa
bàn quận Hà Đông đã thành công tốt đẹp. Ngày bầu cử 23/5/2021 của quận Hà
Đông diễn ra trang trọng, dân chủ, bình đẳng, đúng luật, an toàn. Tỷ lệ cử tri đi
bầu cao, là một hoạt động chính trị sâu rộng và là ngày hội của toàn dân.
Xác định công tác bầu cử là nhiệm vụ trọng tâm, ngay từ cuối năm 2020, quận
Hà Đông đã nghiêm túc triển khai quán triệt các văn bản của Trung ương, Thành
phố và Quận về công tác bầu cử. Ủy ban bầu cử Quận đã cung cấp đầy đủ hệ thống
các loại tài liệu phục vụ bầu cử đến UBND 17 phường và toàn bộ 07 đơn vị bầu cử,
182 tổ bầu cử trên địa bàn quận. Quận cũng đã thành lập Ủy ban bầu cử Quận với 15
thành viên, phân công rõ trách nhiệm cho từng thành viên để đảm bảo cuộc bầu cử
được diễn ra thuận lợi.
Công tác tuyên truyền được quận Hà Đông triển khai kịp thời, sâu rộng, đa
dạng, phong phú đến các tầng lớp nhân dân; có trọng tâm trọng điểm, bằng nhiều
hình thức phong phú, sinh động như trang trí cờ hoa, phướn, băng rôn, khẩu hiệu,
biểu ngữ, tranh ảnh tuyên truyền cổ động trực quan… Toàn Quận đã trang trí được
trên 30 pano tấm lớn, 568 khẩu hiệu, băng rôn, trên 1.200 phướn dọc, cắm trên
2.000 cờ hồng các loại… tại trụ sở UBND các phường, các cơ quan đơn vị, tuyến
đường chính của các phường. Trung tâm Văn hóa thông tin quận đã làm mới 02 cụm
pano 4 mặt tại trụ sở trung tâm hành chính Quận và vườn hoa Hà Đông; trang trí 08
cụm cờ hồng inox tại trụ sở Quận, cầu Trắng, đường Nguyễn Khuyến, Nhà thi đấu,
các đảo giao thông tại vị trí trung tâm Quận; làm mới 150 giá treo phướn; căng treo
gần 1.000 phướn dọc tại các tuyến đường xuyên tâm, trục chính, tuyến đường cửa
ngõ ra, vào Quận, trong và xung quanh Trung tâm hành chính Quận. Đặc biệt, tận
dụng ưu thế của mạng xã hội vào phục vụ công tác tuyên truyền bầu cử, trên các
trang của Quận đã đăng tải gần 400 tin, bài tuyên truyền về bầu cử, thu hút trên
598.200 lượt người tiếp cận, gần 98.000 lượt tương tác, hơn 9.650 lượt chia sẻ, gần
4.000 bình luận; 17 phường đăng tải hơn 1.000 tin, bài trên các trang của phường,
tạo sự lan tỏa rộng khắp trong mọi tầng lớp nhân dân. Hệ thống truyền thanh
phường và tổ dân phố được kích hoạt, hoạt động rất hiệu quả. Tính đến hết ngày
23/5, hệ thống truyền thanh phường, tổ dân phố đã phát được hơn 9.000 lượt buổi
phát thanh với hơn 8.000 tin, bài về bầu cử. Cùng với đó, Cổng thông tin điện tử từ
Quận tới phường cũng đăng tải đầy đủ thông tin, giúp người truy cập dễ dàng tìm
hiểu các thông tin về cuộc bầu cử và thông tin về ứng cử viên.
Song song với công tác tuyên truyền, Ủy ban bầu cử quận Hà Đông cũng đã
triển khai tốt công tác phối hợp hiệp thương giới thiệu người ứng cử. Theo đó, trên
cơ sở số đại biểu được ấn định, các đơn vị đã phối hợp tổ chức 3 lần hiệp thương
theo đúng quy định. Kết quả hội nghị hiệp thương lần thứ 3 Quận có 56 người ứng
cử đại biểu HĐND quận Hà Đông nhiệm kỳ 2021-2026, trong đó nữ có 30/56 người,
chiếm tỷ lệ 53,5%; trẻ dưới 40 tuổi có 26/56 người, chiếm tỷ lệ 46,4%; người ngoài
Đảng có 12/56 người, chiếm tỷ lệ 21,4%; tôn giáo có 1 người, chiếm tỷ lệ 1,78%. Số
lượng, cơ cấu thành phần những người ứng cử đại biểu HĐND của cấp quận đều
đảm bảo theo đúng quy định và cơ cấu định hướng đề ra.
Công tác lập, niêm yết danh sách cử tri đã được quận Hà Đông thực hiện theo
đúng quy định của Luật bầu cử. Tính đến 13/4, UBND các phường và các đơn vị lực
lượng vũ trang đã hoàn thành việc lập và niêm yết danh sách cử tri bầu cử đại biểu
Quốc hội và đại biểu HĐND thành phố, đại biểu HĐND Quận tại trụ sở UBND các
phường và 182 khu vực bỏ phiếu.
Công tác phòng chống dịch Covid-19, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội trên địa bàn được các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể quận
Hà Đông hết sức coi trọng. Trong ngày bầu cử, các địa phương đã tổ chức tốt công
tác điều tiết cử tri đi bầu tại các Tổ bầu cử, bảo đảm nguyên tắc 5K, phân luồng theo
giờ, bảo đảm an toàn cho cử tri đi bầu trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến
phức tạp. Đối với khu vực có cử tri cách ly, Tổ bầu cử đã thực hiện tốt các biện pháp
phòng, chống dịch theo quy định để cử tri thực hiện quyền bầu cử an toàn, đúng luật.
Các đơn thư khiếu nại, tố cáo của cử tri và nhân dân về bầu cử được quận tập trung
giải quyết kịp thời, dứt điểm. Công an quận Hà Đông tập trung 100% lực lượng đảm
bảo an ninh trật tự, trong đó, xây dựng các phương án bảo vệ chặt chẽ các khu vực bỏ
phiếu, nơi niêm yết danh sách cử tri, chú trọng công tác phòng chống cháy nổ.
Đúng 7 giờ sáng ngày 23/5/2021, toàn bộ các tổ bầu cử trên địa bàn quận Hà
Đông đều đồng loạt tổ chức khai mạc và đón những cử tri đầu tiên đến thực hiện
quyền công dân, sáng suốt lựa chọn những đại biểu xứng đáng bầu vào Quốc hội
khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Về dự và chỉ đạo trực tiếp tại các
điểm bỏ phiếu có các đồng chí trong Thường trực Quận ủy, Thường trực HĐND-
UBND Quận, Thường trực Ủy ban bầu cử Quận; các đồng chí Ủy viên BTV Quận
ủy. Khu vực bỏ phiếu số 7 (phường Mộ Lao) vinh đự dược đón đồng chí Nguyễn
Hồng Sơn, Phó Chủ tịch thường trực UBND Thành phố; khu vực bỏ phiếu số 2 đón
đồng chí Phùng Thị Hồng Hà, Phó Chủ tịch HĐND Thành phố về dự khai mạc và
trực tiếp bỏ phiếu.
Đến 19h ngày 23/5, số lượng cử tri đi bầu cử của quận Hà Đông đạt tỷ lệ
98.57%. Phường Biên Giang và Vạn Phúc có tỷ lệ cử tri đi bầu đạt 100%. Số khu vực
bỏ phiếu có 100% cử tri đi bầu là 81; có 116 tổ dân phố có 100% cử tri đi bầu cử.
Trong suốt quá trình bầu cử, tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên
địa bàn Quận được đảm bảo. Tại tất cả các khu vực bỏ phiếu, cuộc bỏ phiếu diễn ra
an toàn, dân chủ, đúng quy định, không có tình huống phức tạp xảy ra.
Có được kết quả trên là nhờ sự vào cuộc chủ động của cả hệ thống chính trị từ
quận tới cơ sở thực hiện tốt các mặt công tác chuẩn bị. Mỗi lá phiếu là niềm tin, sự
kỳ vọng của cử tri đối với các ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu
Hội đồng Nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026.

Đức Hiếu

MTTQ và các đoàn thể

MTTQ VÀ CÁC ĐOÀN THỂ QUẬN: ĐẨY MẠNH CÁC HOẠT ĐỘNG
TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG DỊCH COVD-19

Trước tình hình dịch Covid-19 lần thứ 4 có nhiều diễn biến phức tạp, nguy cơ
bùng phát dịch trên địa bàn quận rất lớn. Thực hiện sự chỉ đạo của Quận ủy, ngay khi
quận Hà Đông ghi nhận ca mắc Covid đầu tiên sau đợt nghỉ lễ 30/4-1/5, MTTQ và
các đoàn thể Quận đã xây dựng kế hoạch và đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng
chống dịch Covid-19 đến các thành viên, hội viên, đoàn viên, thanh niên; đồng thời
phát động nhiều hoạt động thiết thực kêu gọi cán bộ, đảng viên, người lao động và
mọi tầng lớp nhân dân cùng tham gia phòng chống dịch trên khắp các mặt trận.
Ngày 17/5, Ủy ban MTTQ Quận đã gửi thư kêu gọi các cơ quan, đơn vị, tổ
chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm và toàn thể nhân dân trên địa bàn Quận tham
gia ủng hộ Quỹ phòng, chống dịch Covid-19 của Quận. Tính đến nay, đã tiếp nhận
được trên 62 triệu đồng giúp đỡ công tác phòng chống dịch.
Cùng với đó, Hội Cựu chiến binh Quận phát động quỹ quyên góp ủng hộ
phòng chống dịch Covid trong toàn hội, tính đến ngày 25/5 số quỹ thu được trên 48
triệu đồng; hoạt động của hai đội tình nguyện Cựu chiến binh áo trắng tại phường
Phúc La, phường Mộ Lao được kích hoạt, sẵn sàng tham gia lên tuyến đầu chống
dịch. Hội LHPN Quận phát động cán bộ, hội viên phụ nữ tham gia ủng hộ nguồn lực
cho công tác phòng chống dịch; vận động ủng hộ 300 màng chắn giọt, 500 khẩu trang
cho các lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch; tặng 100 bộ quần áo bảo hộ y tế, 8
thùng khẩu trang y tế cho người dân tại các khu vực bị cách ly. Đoàn thanh niên Quận
đăng tải 200 tin bài, tổ chức 150 lượt ra quân tuyên truyền lưu động về phòng chống
dịch; phát 10.000 khẩu trang y tế tại 5 điểm chợ dân sinh, tặng 5000 mặt nạ phòng
dịch, tặng 227 suất quà nhu yếu phẩm trị giá 45.400.000đ cho bệnh nhân tại khu cách
ly TDP 14,15 phường Kiến Hưng, tặng 22.500 khẩu trang và 100 thùng nước khoáng
trị giá 60.000.000đ cho Bệnh viện K Tân Triều, tặng 100.000 khẩu trang và 800 chai
nước sát khuẩn cho 9 phường Phúc La, Văn Quán, Nguyễn Trãi, Hà Cầu, Phú La, Phú
Lương, Kiến Hưng, La Khê. LĐLĐ Quận vận động các doanh nghiệp thành lập “Tổ
an toàn Covid-19”, tính đến ngày 26/5 đã có 144 doanh nghiệp thành lập “Tổ an toàn
Covid-19” với 1095 người lao động tham gia; triển khai việc lập danh sách chi hỗ trợ
cho đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Với sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền địa phương và sự vào cuộc nhanh,
kịp thời của Ủy ban MTTQ và các tổ chức thành viên Quận, tin rằng dịch bệnh
Covid-19 sẽ bị đẩy lùi trong thời gian sớm nhất.
Lê Nhi

TÍCH CỰC CHUẨN BỊ CÁC ĐIỀU KIỆN TỔ CHỨC ĐẠI HỘI


ĐẠI BIỂU PHỤ NỮ QUẬN HÀ ĐÔNG LẦN THỨ XXI

Thực hiện Kế hoạch số 18/KH-BTV ngày 20/10/2020 của Ban Thường vụ Hội
LHPN quận Hà Đông về việc "Tổ chức Đại hội đại biểu phụ nữ các cấp tiến tới Đại
hội đại biểu phụ nữ quận Hà Đông lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2021 -2026", tính đến thời
điểm hiện tại, viê ̣c xây dựng báo cáo chính trị trình Đại hội, các văn bản phục vụ Đại
hội đã hoàn tất, công tác chuẩn bị đề án nhân sự Ban Chấp hành Hội LHPN Quận
nhiệm kỳ 2021 - 2026  bảo đảm cơ cấu, tiêu chuẩn, độ tuổi đúng theo quy định.
Theo đó, dự kiến Đại hội sẽ bầu 27 đồng chí tham gia Ban Chấp hành Hội LHPN
Quận nhiệm kỳ 2021- 2026 và Ban Thường vụ Hội là 9 đồng chí. Thành lập các tiểu
ban phục vụ đại hội, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng tiểu ban. Đồng thời, công
tác tuyên truyền tổ chức các hoạt động hướng về Đại hội cũng được triển khai thực
hiện với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, tạo khí thế sôi nổi trong hội viên, phụ
nữ. Theo kế hoạch, thời gian tổ chức đại hội Hội LHPN quận Hà Đông lần thứ XXI,
nhiệm kỳ 2021 -2026 sẽ được tổ chức vào trung tuần tháng 6/2021.
 Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid - 19, để tổ chức thành công Đại hội và
đảm bảo công tác phòng chống dịch, Hội LHPN Quận đã chỉ đạo Hội LHPN các cơ sở
quán triệt tới hội viên phụ nữ tiếp tục quán triệt, tuyên truyền, vận động cán bộ, hội
viên phụ nữ thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Thành phố
về công tác phòng, chống dịch Covid-19, đồng thời nỗ lực triển khai các hoạt động
trọng tâm công tác Hội trong điều kiện bình thường mới.
Trong thời gian chuẩn bị diễn ra Đại hội, tùy theo tình hình diễn biến của dịch
sẽ giảm số lượng khách mời và các thủ tục không cần thiết. Đồng thời thực hiện
nghiêm các biện pháp phòng, chống lây nhiễm dịch bệnh theo quy định, khử trùng
khu vực diễn ra Đại hội; các đại biểu tham dự Đại hội phải thực hiện khai báo y tế,
đo thân nhiệt, thực hiện sát khuẩn, đeo khẩu trang; phân bổ, bố trí vị trí chỗ ngồi
giãn cách, cài đặt phần mềm quét mã QR tại cầu thang, các cửa hội trường…Tất cả
các hoạt động chuẩn bị cho Đại hội đều phải đảm bảo an toàn phòng chống dịch.

Minh Xuân

Di tích lịch sử-văn hóa Hà Đông

ĐÌNH HÀ TRÌ
Đình Hà Trì thuộc phường Hà Cầu, quận Hà Đông, là Di tích văn hóa - lịch sử
cấp quốc gia (năm 1993). Nơi đây thờ thành hoàng làng Thượng Đẳng thần Đức Đô
Hồ Đại Vương.
Theo các nguồn tư liệu cổ thành văn trong di tích thì Thành Hoàng làng Hà
Trì là Đô Hồ đại vương, sinh ra trong một gia đình nề nếp, phúc hậu. Ngay từ nhỏ
đã là người khôi ngô, tuấn tú, thông minh, 18 tuổi đã thi đỗ Khôi nguyên. Đô Hồ
làm quan với triều Trần, nhưng rồi Trần mạt, Hồ chiếm ngôi, nhân đó giặc Minh đã
xâm lược nước ta. Đô Hồ dẫn đầu quân tham gia chống Minh dưới cờ Giản Định đế.
Nhưng sự nghiệp phục quốc của hậu Trần tan vỡ. Đô Hồ bỏ chốn vào Thanh Hóa và
rồi tham gia nghĩa quân Lam Sơn, chiến đấu đến ngày đại thắng, thu phục giang sơn.
Về già, ông xin về nghỉ tại Hà Trì. Ở đây, ông mộ dân mở đất, xây dựng làng xóm.
Sau khi ông mất dân làng xây dựng đình - miếu phụng thờ mãi mãi.
Đình làng Hà Trì được xây dựng vào năm Nhâm Tuất niên hiệu Cảnh Hưng
(1742), trên mô ̣t dải đất cao ráo bên kia con ngòi nay đã bị lấp gần hết. Đến năm Kỷ
Mão (1879) thì đình chuyển về vị trí bên này con ngòi (hiện nay), hâ ̣u cung dựa lưng
vào đầu hồi bên tả tiền đường của ngôi chùa làng. Đình quay mă ̣t hướng Đông, nhìn
qua mô ̣t ao bán nguyê ̣t nhỏ về phía sông Nhuê ̣, hai bên phía trước là các nhà tả hữu
vu. Bên trái đình có mô ̣t giếng tròn to và vườn cây um tùm. Cổng chính ở bên phải
với các trụ biểu đắp câu đối chữ Hán cạnh că ̣p phù điêu hình voi và mở ra đường
làng khá rô ̣ng được che bóng bởi hai hàng nhãn cổ thụ.
Ngoài ý nghĩa tâm linh, đình Hà Trì làng còn là công trình kiến trúc nghệ
thuật độc đáo, bền vững với thời gian. Đình hiện nay tồn tại các hạng mục Nghi
môn, Thiêu hương và Đại đình. Thiêu hương đình Hà Trì có kiến trúc kiểu 2 tầng 8
mái đao cong với bộ khung nhà được làm theo kiểu gọng vó, rường nách, bẩy hiên.
Trang trí trên bộ khung Thiêu hương theo các đề tài “tứ linh chuyển bát” hoặc tùng -
hạc, mai - hoa, cúc - trĩ và trúc… Đại bái đình Hà Trì là một nếp nhà 3 gian 2 dĩ với
các bộ vì kiểu “chồng rường” hoặc “giá chiêng kẻ suốt” làm vào thời vua Lê Cảnh
Hưng. Ở Đại bái còn giữ được các bức cốn đẹp như “long nghê quần tụ”, hoặc độc
long… Hậu cung đình Hà Trì ba gian kết nối với tiền tế thành hình chuôi vồ có kiến
trúc đơn giản, thiên về bền chắc, bào trơn đóng bén.
Đình Hà Trì là công trình kiến trúc được xây dựng từ lâu đời, qua nhiều lần tu
sửa vẫn giữ được nguyên vẹn không gian quần thể công trình đình làng, giếng nước,
cây đa đặc trưng. Đình Hà Trì không chỉ có giá trị về mặt lịch sử, kiến trúc mà còn
là một biểu tượng văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng quan trọng trong đời sống người
dân Hà Trì nói riêng và của người Việt nói chung - là nơi quy tụ, gắn kết cộng đồng,
kết tinh những giá trị nhân văn mang sức sống mãnh liệt, bền bỉ của con người Việt
Nam.
Hương Quỳnh (tổng hợp)

V¨n b¶n míi

A. Thông báo kết luận số 176-TB/QU Kết luận của Ban Thường vụ Quận uỷ
về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn Quận (phiên họp thường
kỳ ngày 10/5/2021)
Ngày 10/5/2021, Ban Thường vụ Quận uỷ Hà Đông tổ chức họp nghe UBND
Quận báo cáo tình hình công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn Quận từ
ngày 27/4/2021 đến ngày 10/5/2021. Đồng chí Nguyễn Thanh Xuân, Bí thư Quận uỷ
chủ trì hội nghị. Cùng dự có đại diện các phòng, ban, đơn vị Quận: Phòng Y tế, Tài
chính - kế hoạch, Lao động - Thương binh & xã hội, Kinh tế, Trung tâm Y tế, BCH
Quân sự, Công an Quận.
Sau khi nghe UBND Quận báo cáo và các ý kiến phát biểu thảo luận tại hội
nghị, Ban Thường vụ Quận uỷ thống nhất kết luận như sau:
Ban Thường vụ Quận uỷ đánh giá trong những ngày qua, các cấp các ngành
trong Quận đã bám sát chỉ đạo của Thành phố, triển khai thực hiện quyết liệt công tác
phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn, với nhiều biện pháp hiệu quả để kiểm soát,
ngăn chặn lây lan dịch bệnh trong cộng đồng theo đúng tinh thần chỉ đạo của Trung
ương, Thành uỷ, UBND Thành phố và Quận uỷ; đặc biệt là việc rà soát, truy vết, đưa
đi cách ly các trường hợp F1, theo dõi sức khoẻ các trường hợp F2; kịp thời khoanh
vùng, phong toả 03 khu vực nơi ca bệnh sinh sống (Phúc La, Yên Nghĩa, Dương
Nội),....; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Công điện 05,06 và Chỉ thị 11 của
Chủ tịch UBND Thành phố, nguyên tắc “5K”, không đeo khẩu trang, trường hợp
nhập cảnh trái phép,..; các giải pháp phòng chống dịch bệnh Covid -19 trên địa bàn
được Thành phố ghi nhận, đánh giá có kết quả tốt.
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, nguy cơ lây nhiễm
trong cộng đồng còn ở mức cao, nhất là liên quan đến các ổ dịch lớn trên địa bàn
Thành phố (Bệnh viện nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện K..) với nhiều bệnh nhân có
lịch trình di chuyển phức tạp, đã tiếp xúc nhiều người, Ban Thường vụ Quận uỷ yêu
cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể từ
Quận đến cơ sở tiếp tục chỉ đạo, thực hiện quyết liệt hơn nữa công tác phòng, chống
dịch bệnh Covid-19 theo chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương, các công điện, văn bản
chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các công văn, kết luận của Thường trực
Thành uỷ, các công điện, chỉ thị của UBND thành phố Hà Nội, các văn bản chỉ đạo
của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid - 19 của Thành phố và quận Hà Đông.
Trong đó lưu ý một số nội dung sau:
1. Đẩy mạnh hơn nữa công tác trông tin, tuyên truyền về công tác phòng chống
dịch Covid-19, thông điệp “5K”, đảm bảo nhanh hơn, hiệu quả hơn, tăng cường
tuyên truyền trên loa truyền thanh phường, tuyên truyền lưu động (xe tuyên truyền
của công an, các lực lượng,...); phát huy vai trò của các tổ Covid-19 tại cộng đồng...
nhằm nâng cao nhận thức và huy động cả hệ thống chính trị, sự tham gia của người
dân vào trong công tác phòng chống dịch Covid - 19 với phương châm “đi từng ngõ,
gõ từng nhà, rà từng đối tượng”, quản lý người nhập cảnh, người nước ngoài sinh
sống trên địa bàn; giám sát, phản ánh kịp thời những cơ sở kinh doanh, cá nhân vi
phạm quy định về công tác phòng chống dịch.
2. Tăng cường kiểm tra, kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định đối với các
trường hợp nhập cảnh trái phép, vi phạm trong phòng chống dịch, nhất là tại các
Trung tâm thương mại, chợ, siêu thị, cơ quan, đơn vị, vườn hoa, cơ sở kinh doanh ăn
uống. Siết chặt việc chấp hành quy định tạm dừng hoạt động đối với các cơ sở tôn
giáo, karaoke, dịch vụ spa, masage, phòng tập gym, rạp chiếu phim, quán ăn uống
đường phố, trà đá, cafe vỉa hè....
Các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Quận ủy tăng cường nắm bắt tình hình,
trực tiếp xuống cơ sở, kiểm tra theo dõi, đôn đốc chỉ đạo công tác phòng chống dịch
tại các phường được phân công phụ trách.
Đồng chí Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND các phường chịu trách nhiệm trước
Ban Thường vụ Quận uỷ về việc chấp hành thực hiện các quy định phòng chống
dịch trên địa bàn phường.
3. UBND Quận, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid - 19 của Quận tiếp tục
tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ quyết liệt các giải pháp phòng chống dịch hiệu
quả theo kế hoạch, kịch bản, phương án phù hợp với tình hình dịch bệnh trên địa bàn
Quận. Trong đó lưu ý:
(1) Tiếp tục thực hiện tốt phương án phong toả tại các khu vực có ca bệnh
(Dương Nội, Yên Nghĩa, Phúc La); đồng thời rà soát, xây dựng kịch bản cụ thể với
tình huống diễn biến phức tạp của dịch (phong toả, cách ly một vài khu dân cư hoặc
cả phường, cả Quận, cơ quan, đơn vị trên địa bàn); từ đó chủ động triển khai thực
hiện tình huống khi xảy ra, đảm bảo nhanh nhất, hiệu quả nhất theo kịch bản; không
để bị động, lúng túng; nghiên cứu áp dụng cách làm của huyện Đông Anh khi
khoanh vùng ổ dịch theo 03 lớp.
(2) Chỉ đạo phòng Y tế, Trung tâm Y tế Quận phối hợp chặt chẽ với UBND các
phường, các cơ sở khám chữa bệnh, bệnh viện trên địa bàn tăng cường rà soát, truy
vết, khoanh vùng, xét nghiệm các trường hợp cư trú trên địa bàn Quận liên quan đến
ca bệnh được công bố và các ổ dịch (Bệnh viện K, Bệnh viện nhiệt đới Trung
ương...); theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến các trường hợp F0, ca nghi nhiễm, F1,
F2, F3 đã xác định. Tăng cường hỗ trợ chỉ đạo và lực lượng cho phường Kiến Hưng,
phối hợp với Bệnh viện K có kế hoạch thu dung bệnh nhân vừa đảm bảo điều trị,
vừa không để dịch bệnh lây lan rộng trong cộng đồng.
(3) Triển khai thực hiện quy định mới về thời gian cách ly tập trung (21 ngày);
tăng cường kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định phòng, chống dịch tại các điểm
cách ly tập trung, cách ly tại cộng đồng, cách ly tại nhà sau khi hoàn thành cách ly
tập trung, các cơ sở y tế, các sự kiện tập trung đông người ... trên địa bàn, đảm bảo
không để dịch bệnh lây lan.
(4) Rà soát, chuẩn bị tốt nhất trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc, hóa chất, nguồn
nhân lực, kinh phí, nhu yếu phẩm...đảm bảo đáp ứng ứng phó tốt nhất với tình hình
diễn biến dịch bệnh trên địa bàn Quận. Trước mắt, sớm có giải pháp khắc phục khó
khăn về phương tiện chuyên dụng theo quy định để phục vụ việc vận chuyển người
đi cách ly, đảm bảo kịp thời, hiệu quả; hoàn thành trước ngày 13/5/2021.
Chủ động xây dựng phương án, kịch bản cụ thể và phối hợp các lực lượng
trong việc tổ chức hoạt động các khu cách ly tập trung mới trên địa bàn Quận theo
chỉ đạo của Thành phố (địa điểm, nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ
theo quy định,...) đảm bảo đưa vào sử dụng ngay một cách có hiệu quả; kịp thời báo
cáo những khó khăn và đề xuất giải pháp khắc phục với Ban Thường vụ Quận uỷ,
UBND Thành phố đối với các nội dung vượt thẩm quyền.
(5) Tập trung hoàn thành việc triển khai công tác tiêm Vắc xin phòng Covid
-19 trên địa bàn Quận, đảm bảo đúng đối tượng, công khai, minh bạch, an toàn,
đúng chỉ đạo, hướng dẫn của Thành phố, theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe,
không để xảy ra tai biến sau tiêm.
(6) Bám sát chỉ đạo của UBBC Thành phố, phối hợp với UBBC Quận xây
dựng phương án, kịch bản chi tiết, cụ thể về phòng chống dịch Covid-19 tại các khu
vực bỏ phiếu, đảm bảo sát với tình hình thực tiễn và phù hợp với các điều kiện, yêu
cầu, quy định trong tổ chức bầu cử; tạo thuận lợi, an toàn cao nhất cho cử tri và lực
lượng tham gia phục vụ bầu cử.
Ban Thường vụ Quận uỷ yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan trong Quận tổ
chức thực hiện các nội dung trên./.

B. Trích Thông báo kết luận số 177-TB/QU Kết luận của Ban Thường vụ Quận
uỷ (phiên họp thường kỳ ngày 10/5/2021)
Ngày 10/5/2021, Ban Thường vụ Quận uỷ Hà Đông tổ chức phiên họp thường kỳ
để lãnh đạo thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm trên địa bàn Quận. Đồng chí Nguyễn
Thanh Xuân, Bí thư Quận uỷ chủ trì hội nghị. Sau khi nghe báo cáo và các ý kiến thảo
luận, Ban Thường vụ Quận uỷ thống nhất kết luận một số nội dung sau:
1. Về công tác đầu tư xây dựng cơ bản, quyết toán các dự án còn tồn đọng;
quyết toán các dự án hạ tầng khu đất dịch vụ.
Ban Thường vụ Quận ủy đánh giá, ghi nhận những kết quả đạt được trong công
tác đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn Quận trong thời gian qua; 4 tháng đầu năm
2021, giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách Quận đạt 35,2%, ngân
sách phường đạt 88,9% so với kế hoạch đề ra. Tuy nhiên hiện còn 04 hồ sơ dự án
chưa trình thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo quy định; công tác quyết toán
các dự án tồn đọng và dự án hạ tầng đất dịch vụ còn chậm.
Ban Thường vụ Quận ủy yêu cầu UBND Quận chỉ đạo:
(1) Về công tác đầu tư xây dựng cơ bản: Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính
phủ, Thành ủy, UBND Thành phố và kết luận của Quận ủy về công tác giải ngân
vốn đầu tư xây dựng cơ bản, phấn đấu tỷ lệ giải ngân đạt 100% kế hoạch năm 2021;
UBND Quận chủ trì làm việc với các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ phê duyệt kế
hoạch lựa chọn nhà thầu (04 hồ sơ), sớm triển khai dự án đảm bảo chất lượng, hiệu
quả; thường xuyên kiểm tra (đặc biệt là dự án hạ tầng các khu đất dịch vụ phường
Đồng Mai còn chậm, chưa thực hiện đúng yêu cầu tiến độ của Ban Thường vụ Quận
uỷ, gây bức xúc trong nhân dân), rà soát đánh giá về tiến độ, chất lượng thực hiện
các dự án, khả năng giải ngân từ nay đến hết năm 2021, không để tình trạng “dự án
treo” hoặc dự án cấp thiết không thực hiện được; tập trung giải quyết những khó
khăn, vướng mắc của từng dự án, đôn đốc các nhà thầu, chủ đầu tư đẩy nhanh tiến
độ giải ngân vốn theo kế hoạch đã đề ra.
(2) Về công tác quyết toán các dự án còn tồn đọng và dự án hạ tầng các khu
đất dịch vụ: Chỉ đạo phòng Tài chính - kế hoạch, Ban Quản lý dự án đầu tư - xây
dựng Quận, các phòng ban liên quan, chủ đầu tư rà soát, phân loại và tham mưu xây
dựng kế hoạch cụ thể việc quyết toán từng dự án còn tồn đọng, dự án hạ tầng khu
đất dịch vụ, xong trước ngày 10/6/2021. Kế hoạch cần nêu rõ biện pháp khắc phục,
lộ trình thực hiện, thời gian hoàn thành, phân công rõ trách nhiệm của từng đơn vị,
cá nhân. Định kỳ hàng tháng đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch; kịp thời chấn
chỉnh, xử lý những trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ theo Kế hoạch đã đề ra.
Tổng hợp, báo cáo Ban Thường vụ Quận uỷ tại kỳ họp thường kỳ tháng 8/2021 về
kết quả thực hiện.
(3) Về phương hướng lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025:
UBND Quận xác định rõ nguyên tắc lựa chọn, lập danh mục các dự án đầu tư công
trung hạn 5 năm 2021-2025, đảm bảo bám sát chỉ đạo Thành phố, tinh thần Nghị
quyết Đại hội XXI của Đảng bộ Quận, ưu tiên dự án phục vụ thực hiện chương
trình, đề án của Quận, nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hạ
tầng kỹ thuật của Quận. Trên cơ sở đó yêu cầu UBND Quận chủ trì chỉ đạo, phối
hợp với UBND các phường, các phòng, ban, các ban chỉ đạo, đơn vị liên quan rà
soát kỹ, thống nhất lựa chọn các dự án đưa vào danh mục kế hoạch đầu tư công
trung hạn 5 năm 2021-2025 có tính khả thi cao, phù hợp thực tiễn của địa phương và
các nguồn vốn cân đối của Quận; UBND Quận hoàn thiện báo cáo Ban Thường vụ
Quận uỷ trong tháng 5/2021.
2. Về phương án chiếu sáng trang trí các tuyến đường, công viên trên địa
bàn Quận
Ban Thường vụ Quận uỷ cơ bản thống nhất về chủ trương với báo cáo của
UBND Quận về phương án chiếu sáng trang chí các tuyến đường, công viên trên địa
bàn Quận, gồm các hạng mục, vị trí trọng điểm để tập trung trang trí và phân kỳ đầu
tư giai đoạn 2022- 2025.
Giao UBND Quận bám sát chỉ đạo, hướng dẫn của Thành phố và tiếp thu ý
kiến tại hội nghị, ưu tiên đầu tư trang trí tại địa điểm, khu trung tâm, tuyến đường
chính... đảm bảo đúng quy định, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với cảnh quan chung,
khớp nối đồng bộ với phương án trang trí đã triển khai trên địa bàn Quận, đáp ứng
yêu cầu mỹ thuật, mỹ quan đô thị; hoàn thiện Phương án, báo cáo UBND Thành
phố và các sở ngành Thành phố đưa vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn
2021-2025 của Thành phố.
3. Về dự kiến xây dựng Công viên nghĩa trang nhân dân quận Hà Đông
Ban Thường vụ Quận uỷ cơ bản thống nhất về chủ trương với báo cáo của
UBND Quận về dự kiến xây dựng Công viên nghĩa trang nhân dân quận Hà Đông.
Giao UBND Quận chủ động phối hợp với UBND quận Nam Từ Liêm thống
nhất các nội dung lên quan, chỉ đạo đơn vị tư vấn nghiên cứu đề xuất thêm 01
phương án thiết kế tổng mặt bằng dự án, đảm bảo đáp ứng yêu cầu thực tiễn, mỹ
quan, phục vụ tốt nhu cầu tang lễ của nhân dân Quận và địa phương lân cận. Phối
hợp với các sở ngành chức năng Thành phố hoàn thiện hồ sơ liên quan, báo cáo
UBND Thành phố, đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định.
4. Về công tác phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn Quận
Ban Thường vụ Quận ủy đánh giá công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) 4
tháng đầu năm 2021 trên địa bàn Quận được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo có kết quả;
kiểm tra 494 lượt cơ sở, xử phạt 15 trường hợp với số tiền trên 13 triệu đồng; xảy ra
03 vụ cháy (giảm 02 vụ so với cùng kỳ năm 2020). Tuy nhiên trên địa bàn Quận vẫn
tiềm ẩn nhiều nguy cơ an toàn PCCC; còn 08 công trình nhà cao tầng và 62 cơ sở
tồn tại vi phạm về PCCC, một số cơ sở sản xuất kinh doanh chưa đảm bảo các điều
kiện về PCCC; công tác quản lý nhà nước về PCCC còn nhiều khó khăn, vướng
mắc.
Trong thời gian tới, Ban Thường vụ Quận ủy yêu cầu UBND Quận, Đảng ủy,
UBND các phường tiếp tục thực hiện tốt công tác PCCC theo tinh thần Chỉ thị số
24-CT/TU ngày 31/10/2018 của Ban Thường vụ Thành ủy và các văn bản chỉ đạo
của Quận ủy. Trong đó lưu ý chỉ đạo:
(1) Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về PCCC, nâng cao ý
thức chấp hành luật PCCC của người dân, tổ chức, đơn vị... đồng thời phổ biến kỹ
năng thoát nạn, thoát hiểm, xử lý tình huống cháy nổ...; hướng dẫn các hộ gia đình,
cơ quan, đơn vị trên địa bàn chủ động, thường xuyên tự kiểm tra, rà soát và khắc
phục ngay các tồn tại, thiếu sót, vi phạm về an toàn PCCC (thiết bị điện, nguồn điện,
lối thoát hiểm, thiết bị PCCC,...).
(2) Quán triệt, triển khai, tập huấn, hướng dẫn UBND các phường thực hiện
công tác quản lý nhà nước về PCCC đối với các cơ sở được phân cấp theo tinh thần
Nghị định 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Tiếp tục duy trì thực hiện tốt phương
châm 4 tại chỗ trong công tác PCCC; tăng cường công tác tập huấn và phát huy vai
trò của lực lượng PCCC ở cơ sở; thường xuyên kiểm tra, rà soát, bảo dưỡng các
trang thiết bị phục vụ PCCC đã trang bị, đảm bảo luôn sẵn sàng và phát huy hiệu
quả trong quá trình sử dụng.
Tập trung chỉ đạo đầu tư cải tạo, sửa chữa, trang thiết bị phương tiện đảm bảo
PCCC theo quy định cho một số cơ sở thuộc vốn ngân sách UBND Quận (06 cơ sở); bố
trí kinh phí kịp thời trang bị bổ sung các phương tiện phục vụ công tác cứu nạn cứu hộ,
phòng cháy, chữa cháy theo quy định.
(3) Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát địa bàn, nhất là các khu vực, địa
điểm, cơ sở kinh doanh có điều kiện, kho hàng, bến bãi, nơi tập kết phế liệu, những
nơi tập trung đông người, có nguy cơ cháy nổ cao; yêu cầu chấp hành đầy đủ quy
định pháp luật về PCCC, khắc phục triệt để tồn tại về an toàn PCCC (nếu có); yêu
cầu chủ đầu tư không để người dân vào ở tại công trình chung cư cao tầng chưa
được nghiệm thu về PCCC; thực hiện thiết lập hồ sơ chặt chẽ, kiên quyết xử lý
nghiêm theo quy định, đình chỉ hoạt động theo thẩm quyền các trường hợp vi phạm;
đối với trường hợp cố tình không khắc phục, hoặc không chấp hành quyết định đình
chỉ, yêu cầu thiết lập hồ sơ, xử lý nghiêm theo quy định, hạn chế thấp nhất các vụ
cháy nổ xảy ra trên địa bàn.
(4) Tiếp tục báo cáo Thành phố về khó khăn vướng mắc hiện nay về công tác
PCCC trên địa bàn nhất là đối với các cơ sở nhà cao tầng chưa được nghiệm thu về
PCCC. Chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng Thành phố tập trung đôn đốc
giải quyết dứt điểm các công trình, cơ sở còn tồn tại về PCCC trên địa bàn Quận.
Ban Thường vụ Quận uỷ yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan trong Quận tổ
chức thực hiện các nội dung trên./.
Ban Tuyên giáo Quận ủy
( tổng hợp)

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

NGƯỜI HIỆN THỰC HÓA ƯỚC MƠ CHO NHỮNG MẢNH ĐỜI


KHUYẾT TẬT

Anh Lê Việt Cường, Chủ tịch Hội Người khuyết tật quận Hà Đông, Chủ
nhiệm Hợp tác xã Vụn Art - nơi kinh doanh sản phẩm tranh ghép vải lụa thủ công
của người khuyết tật là một trong số 20 gương mặt tiêu biểu được vinh danh tấm
gương học tập và làm theo Bác giai đoạn 2016 - 2021 trên địa bàn quận Hà Đông.
Gặp và trò chuyện với anh, chúng tôi thật sự khâm phục trước nghị lực phi thường
của một người khuyết tật nhưng vượt lên số phận, gần 5 năm qua anh đã dạy nghề
miễn phí và tạo việc làm ổn định cho hàng chục người khuyết tật.
Sinh ra cũng như bao đứa trẻ bình thường khác, nhưng đến năm 1 tuổi không
may mắc phải căn bệnh bại liệt quái ác đã biến anh trở thành một người khuyết tật.
Không đầu hàng trước số phận, ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, cậu học trò Lê
Việt Cường đã luôn cố gắng nỗ lực học tập, tự nhủ bản thân phải tự đứng lên bằng
đôi chân của mình, không để phụ thuộc và làm gánh nặng cho gia đình, xã hội. Năm
1998, sau khi tốt nghiệp hệ cao đẳng trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, chuyên
ngành CNTT, anh về công tác tại Viện Châm cứu Trung ương. Tại đây, anh được
tiếp xúc với nhiều người khuyết tật, tự kỷ đến khám bệnh, chữa bệnh. Đây cũng là
môi trường ban đầu để anh nảy sinh ý tưởng tạo ra việc làm cho người khuyết
tật. Song do điều kiện và tính chất công việc nên anh chưa thể thực hiện được ước
mơ của mình.
Năm 2013, anh cùng với 2 người bạn mở Công ty Kim Việt, chuyên sản xuất
thú nhồi bông, tạo việc làm cho một số người khuyết tật nhưng sau vài năm hoạt
động, anh bắt đầu nhận ra mô hình này chỉ thay đổi tư duy của người khuyết tật và
một chút cộng đồng khi tiếp cận vấn đề giải quyết việc làm cho người khuyết tật trên
sản phẩm cạnh tranh chứ không phải mua bằng tình thương. Quan điểm của anh
ngay từ đầu là người khuyết tật, nhưng sản phẩm không được phép khuyết tật. Công
việc này không thể giúp tạo công ăn việc làm cho nhiều người khuyết tật.
Giữa lúc đang loay hoay tìm hướng đi mới, anh tình cờ gặp được một họa sỹ
trong câu lạc bộ họa sỹ Hà Đông đã gợi mở cho anh ý tưởng đầu tiên làm kỹ thuật
tranh ghép vải. Nhận thấy đây là công việc phù hợp với sức khỏe người khuyết tật,
lại tận dụng được nguồn nguyên liệu tại các cơ sản sản xuất vải lụa, hạn chế việc
thải ra môi trường các phụ phẩm. Không những vậy, sản phẩm tranh bằng vải lụa
còn giúp quảng bá văn hóa truyền thống thông qua các chủ đề tranh dân gian có thể
giới thiệu thương hiệu lụa Vạn Phúc đến với khách du lịch trong và ngoài nước.
Năm 2017, anh quyết định thành lập Hợp tác xã Vụn Art, làm tranh bằng vải vụn.
Với nhiều ý nghĩa chứa đựng trong đó nên khi báo cáo ý tưởng, lãnh đạo quận Hà
Đông, phường Vạn Phúc ủng hộ nhiệt tình, tạo thuận lợi về mặt bằng để HTX xây
dựng xưởng làm tranh, khu trưng bày và hoạt động trải nghiệm sản phẩm.
Khi mặt bằng xưởng sản xuất đã có, anh bắt tay ngay vào công việc đào tạo
nhân lực. Đào tạo nghề cho người bình thường đã khó nhưng đối với những người
khuyết tật thì càng khó khăn gấp nhiều lần. Thương những mảnh đời cùng cảnh ngộ,
anh Cường đứng ra mở lớp học làm tranh ghép vải vụn miễn phí. Anh chia sẻ: “Để
tìm người đi học nghề, Tôi đã rong duổi đi hết 17 phường của quận Hà Đông, đến
từng ngõ, gõ cửa từng nhà, vận động gia đình cho con em mình tham gia dự án. Sau
2 tháng ròng rã, đã vận động được 10 người khuyết tật tham gia lớp học”. Để động
viên họ yên tâm học nghề, anh còn tự bỏ tiền túi hỗ trợ tiền ăn trưa, đi lại, thuê giáo
viên dạy các học viên ở đây ngôn ngữ ký hiệu và dạy cả văn hóa cho những người
chưa từng đi học. Từ năm 2017 đến nay, anh đã mở được 5 lớp dạy nghề tranh ghép
vải cho 42 người khuyết tật, 18 người khuyết tật thành nghề, được tạo việc làm tại
chỗ, trong đó có 05 người thiểu năng trí tuệ, tự kỷ, 03 người bị điếc, 02 người mắc
bệnh bại não, 06 người khuyết tật vận động. Hợp tác xã do anh sáng lập có tổng số
22 người, trong đó có 18 người khuyết tật. Với mức lương tối thiểu 3 triệu
đồng/người/tháng, được đóng tiền BHXH 100%, anh đã mang lại niềm vui cho
những người khuyết tật, giúp họ hiện thực hóa ước mơ có thể tự lao động, kiếm tiền
nuôi sống bản thân, hòa nhập với cộng đồng xã hội. Sau 4 năm hoạt động, trải qua
nhiều khó khăn, Vụn Art ngày càng lớn mạnh, năm 2019, Vụn Art được Unesco
đánh giá là mô hình sáng tạo bền vững, vừa sáng tạo về văn hoá, phát triển sản phẩm
của làng nghề Vạn Phúc, vừa bền vững về việc làm cho nhóm yếu thế. Vụn Art cũng
đã đạt chứng chỉ OCOP 4 sao (chương trình Quốc gia mỗi xã một sản phẩm). Giờ
đây đến với Vụn Art, người ta không chỉ biết đến là một mô hình doanh nghiệp xã
hội kinh doanh các sản phẩm mang yếu tố bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống,
mà còn biết đến là một mái nhà chung giúp những con người khiếm khuyết có thêm
động lực vào cuộc sống.
Với những việc làm thầm lặng mà vô cùng ý nghĩa, anh Lê Việt Cường đã có
những đóng góp không nhỏ trong công tác an sinh xã hội của địa phương, được các
cấp chính quyền ghi nhận. Năm 2006, anh vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng
bằng khen vì đã có nhiều đóng góp cho cộng đồng xã hội; năm 2019 được Thành phố
Hà Nội tặng danh hiệu “Người tốt việc tốt”. Anh Lê Việt Cường thực sự là một tấm
gương điển hình trong học tập và làm theo Bác đáng để chúng ta học tập và noi theo.

Ngọc Như

You might also like