You are on page 1of 1

- Ví dụ điển hình nhất đó là quá trình học tập.

Việc chuyển từ học phổ thông sang học đại học


được coi là một bước chuyển về chất. Khi chúng ta học phổ thông, chúng ta tích lũy kiến thức
dần dần, ngày này qua ngày khác, sau một thời gian dài chúng ta sẽ học hết toàn bộ chương
trình, nắm vững các kiến thức đó và chúng ta sẽ tiến hành cuộc thi đại học. Đối với những
người đã tích lũy đủ những kiến thức cần thiết họ sẽ vượt qua kỳ thi và trở thành sinh viên đại
học. Đối với những người khác do việc tích lũy kiến thức chưa đủ lượng, chưa đủ nhiều, chưa
sâu sắc thì họ sẽ chưa vượt qua được kỳ thi, họ có thể sẽ mất thêm thời gian để tích lũy thêm
bằng cách thi vào năm sau hoặc có thể họ sẽ không thi nữa. Đây là một ví dụ điển hình của quy
luật lượng chất. 

Một ví dụ nữa về tình yêu. Khi hai người mới gặp nhau thường thì họ chỉ có một chút gì đó
mến cảm với nhau lúc đầu thôi chứ khó có thể nói là đã yêu nhau được. Sau khi đã quen biết
nhau, họ bắt đầu đi lại nhiều hơn, nói chuyện với nhau nhiều hơn, cùng nhau làm một số việc
như cùng học, cùng đi chơi... qua những chuyện đó họ sẽ dần dần hiểu nhau hơn, hiểu về con
người, tính cách, cá tính và nét duyên dáng đáng yêu của nhau hơn. Dần dần trong họ bắt đầu
nảy nở tình yêu vì thấy rằng đối phương là một người rất đáng yêu trong các hoàn cảnh của
cuộc sống. Việc tích lũy về những hiểu biết, những tình cảm, cảm xúc về nhau đó được xem là
việc tích lũy về lượng. Khi những sự hiểu biết đó, những tình cảm đó đủ lớn, tình cảm đó sẽ có
thể chuyển thành tình yêu. Nhưng thường để chính thức được công nhận là người yêu, họ
thường qua một bước gọi là ngỏ lời yêu và nhận lời yêu. Đây được xem là một "bước nhảy"
trong quan hệ giữa hai người chuyển từ chất này (tình bạn) qua chất khác (tình yêu). 

Có một điều đáng lưu ý ở đây (cũng là một lưu ý hết sức quan trọng trong triết học về quy luật
lượng chất này là xác định xem lượng đã đủ chưa để thực hiện bước nhảy vì nếu tích chưa đủ
lượng mà thực hiện bước nhảy thì sẽ thất bại, nhưng nếu đã đủ lượng rồi mà không tạo điều
kiện để thực hiện bước nhảy thì sẽ không biến đổi được về chất). Đối với tình yêu cũng tương
tự vậy, cần phải xem là tình cảm của mình đã đủ lớn chưa để có thể chuyển sang tình yêu, và
nếu mà đã đủ rồi mà mình không dám tỏ bày thổ lộ với họ để có người khác đến cướp mất thì
sẽ là một điều đáng tiếc lớn. 

Và đến khi họ quyết định sẽ cưới nhau, đó thực sự là một bước nhảy lớn trong quan hệ của hai
người, nó cũng được tuân thủ các quy luật của lượng chất, khi sự hiểu biết về nhau, hiểu và
thông cảm cho nhau, hiểu tính cách, hiểu cuộc sống, thấy rằng hợp với mình và tình cảm của 2
người dành cho nhau đủ lớn để đảm bảo sẽ chiến thắng được những sóng gió của cuộc đời thì
họ sẽ tiến đến hôn nhân. 

You might also like