You are on page 1of 2

1.

Liệu Hong Kong có đánh mất vị thế "trung tâm tài chính toàn cầu" vào tay Thâm
Quyến?
Đối diện với chính trị bất ổn với những cuộc biểu tình của nhân dân Hong Kong từ năm 2019,
mạnh mẽ hơn vào năm 2020 dẫn đến những nghi vấn liên quan đến việc: Hong Kong sẽ vĩnh
viễn mất vai trò trung tâm tài chính toàn cầu? hoặc Liệu Hong Kong có duy trì được vị trí trung
tâm tài chính toàn cầu?

Cuộc biểu tình ở Hong Kong đã diễn ra với nhiều diễn biến phức tạp, làm nảy sinh lo ngại về khả
năng tổn hại tới Hong Kong trong vai trò là một trung tâm tài chính toàn cầu.

Nhiều người cho rằng: Cuộc khủng hoảng chính trị này sẽ gây trở ngại cho hoạt động của nhiều
công ty tài chính; khả năng Trung Quốc can thiệp sẽ khiến môi trường hoạt động của các công ty
này trở nên kém thu hút; và Trung Quốc sẽ cố tình hạ cấp Hong Kong, đồng thời thúc đẩy Thâm
Quyến trở thành trung tâm tài chính toàn cầu của mình.

Mức độ nghiêm trọng của các cuộc biểu tình là điều không thể phủ nhận. Đối với nhiều người
tham gia và quan sát, cuộc biểu tình ở Hong Kong đã có dấu hiệu phức tạp. Một số chính trị gia
ở châu Âu và Mỹ đã đi quá xa khi bàn tới cấm vận hoặc các hình thức trừng phạt khác - mặc dù
họ sẽ phản đối Trung Quốc can thiệp vào nước mình.

Dù vậy, cũng nên nhớ rằn, hầu hết trung tâm tài chính hàng đầu của thế giới, từ New York tới
London, Paris đều chứng kiến những biến động. Tình trạng bất ổn định ấy đôi khi xuất hiện vì
các trung tâm này là nơi có những nhân tố then chốt trong nền kinh tế toàn cầu và là nơi tồn tại
tình trạng bất bình đẳng ở mức cực đoan.

Khi sự khác biệt ấy bị thách thức, người biểu tình thường nhắm tới các trung tâm tài chính, như
những biểu tượng quyền lực mà họ phản đối. Hong Kong thường xuyên phải đối mặt với các
cuộc biểu tình như vậy từ những năm 1950.

Trên thực tế, Hong Kong là một trung tâm kinh tế toàn cầu, chứ không phải một quốc gia. Vì
vậy, các cuộc biểu tình nhằm vào hoạt động bán lẻ hoặc du lịch gây tổn hại tới tổng sản lượng
kinh tế được đo bằng GDP. Thế nhưng, sự tổn hại ấy không lan tới các công ty tài chính toàn
cầu, cũng như dịch vụ kinh tế hay mảng quản lý doanh nghiệp khu vực của Hong Kong.

Nên việc Trung Quốc nếu có ý định thao túng hay dành vị thế TTTC về Thâm Quyến thì cũng khó có khả
năng xảy ra.

2. BÀI HỌC LỚN TỪ TTTC HONG KONG:

Hồng Kông đã xây dựng đc một trung tâm tài chính tầm cỡ Quốc tế, giữ vị thế quan trọng trong nền kinh
tế tài chính quốc tế, được coi là trung tâm tài chính toàn cầu quốc tế, qua phần phân tích ở các mục trên
liên quan đến các vấn đề xoay quanh Trung Tâm tài chính Ngân hàng Hồng Kông, chúng ta có thể rút ra
được các bài học lớn:
- Xây dựng nền chính trị vững chắc, không dễ dàng bị đánh bại sụp đỗ là nơi vững chắc để trung tâm kinh
tế tài chính dựa vào và phát triển

- Việc thành công của TTTC Hong Kong đứng thứ 4 trên thế giới một phần dựa vào hệ thống dày đặc
những mối quan hệ cá nhân và công việc, tạo điều kiện cho hoạt động chia sẻ kiến thức và chuyên môn.
Đối với các công ty và các chuyên gia tài chính lớn, đặt trụ sở ở Hong Kong là điều cần thiết đối với
thành công của họ.

- Hong Kong xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với London và New York. Hong Kong phát triển mạnh mẽ
nền công nghiệp dịch vụ tài chính từ khi là thuộc địa của Anh và thừa hưởng nền pháp lý chặt chẽ từ Anh
quốc. Tuy Anh trao trả Hong Kong lại cho Trung Quốc từ năm 1997 và tư cách pháp lý của Hong Kong
là một đặc khu hành chính của Trung Quốc, nhưng xứ sở cảng thơm này vẫn duy trì luật pháp và quyền tự
trị như cũ trong 50 năm. 100 ngân hàng lớn nhất thế giới đều có mặt tại Hong Kong.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế rất thuận lợi, bao gồm hệ thống viễn thông tuyệt vời và phần mềm ngân
hàng tốt, trở thành trung tâm kinh doanh cho các trụ sở hoạt động

- Một điểm khác so với VN và cũng là một trong những bài học lớn cho sự phát triển TTTC của HK là
Chính phủ Hồng Kông áp dụng chính sách không can thiệp, cho phép “chủ nghĩa tư bản kinh doanh” phát
triển thành công. Singapore cũng thành công không kém ở chỗ chính phủ tạo ra và duy trì vị trí thích hợp
trong lĩnh vực tài chính quốc tế. Cụ thể, họ không sở hữu bất kỳ ngân hàng trung ương nào. Thay vào đó,
họ có các cơ quan quản lý tiền tệ tương ứng mà không có quyền phát hành tiền tệ. Quyền phát hành như
vậy được giao cho bên thứ ba. Tại Hồng Kông, 3 ngân hàng thương mại tư nhân được giao quyền phát
hành tiền tệ trong hệ thống bản vị tiền tệ (currency board) với hệ thống tỷ giá hối đoái cố định.

You might also like