You are on page 1of 179

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO TỔNG HỢP NHIỆM VỤ MÔI TRƯỜNG

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ VÀ TRIỂN KHAI


THÍ ĐIỂM MỘT SỐ MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG
XANH VỀ XỬ LÝ, TÁI SỬ DỤNG PHỤ PHẨM,
PHẾ THẢI TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH TẠI TỈNH HẬU GIANG
VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHÂN RỘNG
(Báo cáo đã được chỉnh sửa, bổ sung theo Biên bản họp nghiệm thu kết quả thực
hiện nhiệm vụ ngày 12/12/2014 tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang)

HẬU GIANG, THÁNG 01/2015


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO TỔNG HỢP NHIỆM VỤ MÔI TRƯỜNG

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ VÀ TRIỂN KHAI


THÍ ĐIỂM MỘT SỐ MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG
XANH VỀ XỬ LÝ, TÁI SỬ DỤNG PHỤ PHẨM,
PHẾ THẢI TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH TẠI TỈNH HẬU GIANG
VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHÂN RỘNG
(Báo cáo đã được chỉnh sửa, bổ sung theo Biên bản họp nghiệm thu kết quả thực
hiện nhiệm vụ ngày 12/12/2014 tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang)

CƠ QUAN CHỦ TRÌ ĐƠN VỊ TƯ VẤN


SỞ TÀI NGUYÊN VÀ TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ
MÔI TRƯỜNG TỈNH HẬU GIANG MÔI TRƯỜNG (ENTEC)

PGS.TS. Phùng Chí Sỹ

HẬU GIANG, THÁNG 01/2015

1
MỤC LỤC

MỤC LỤC.................................................................................................................... 2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................6
DANH MỤC CÁC BẢNG...........................................................................................7
DANH MỤC CÁC HÌNH..........................................................................................10
MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 13
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ NHIỆM VỤ MÔI TRƯỜNG...............................15
1.1. CƠ SỞ PHÁP LÝ.............................................................................................15
1.2. MỤC TIÊU NHIỆM VỤ...................................................................................16
1.3. NỘI DUNG NHIỆM VỤ..................................................................................16
1.4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN........................................................................19
1.5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN..................................................................................21
1.6. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN....................................................................................22
1.7. SẢN PHẢM VÀ ĐƠN VỊ SỬ DỤNG SẢN PHẨM CỦA NHIỆM VỤ...........22
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG XANH
TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC CÓ THỂ ÁP DỤNG NHẰM XỬ LÝ VÀ TÁI SỬ
DỤNG PHỤ PHẨM, PHẾ THẢI TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP QUY
MÔ HỘ GIA ĐÌNH TẠI CÁC KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HẬU GIANG...................................................................................................25
2.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VỀ CÁC MÔ
HÌNH XỬ LÝ VÀ TÁI SỬ DỤNG PHỤ PHẨM, PHẾ THẢI TRONG SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP QUY MÔ NHỎ............................................................................25
2.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới về các mô hình xử lý và tái sử
dụng phụ phẩm, phế thải trồng trọt......................................................................26
2.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới về các mô hình xử lý và tái sử
dụng phụ phẩm, phế thải chăn nuôi......................................................................30
2.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM VỀ CÁC MÔ
HÌNH XỬ LÝ VÀ TÁI SỬ DỤNG PHỤ PHẨM, PHẾ THẢI TRONG SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP QUY MÔ NHỎ............................................................................32
2.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước về các mô hình xử lý và tái sử
dụng phụ phẩm, phế thải trồng trọt......................................................................32
2.2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước về các mô hình xử lý và tái sử
dụng phụ phẩm, phế thải chăn nuôi......................................................................38
CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH PHÁT SINH PHỤ
PHẨM, PHẾ THẢI TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HẬU GIANG...................................................................................................40
3.1. KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH PHÁT SINH PHỤ PHẨM, PHẾ
THẢI TRỒNG TRỌT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG................................40
3.1.1. Tình hình phát triển ngành trồng trọt tỉnh Hậu Giang trong thời gian 5 năm
gần đây (2009-2013)............................................................................................40
3.1.2. Tổng hợp, đánh giá kết quả điều tra thực tế về tình hình phát sinh phụ
phẩm, phế thải trồng trọt trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.........................................44
3.1.3. Xử lý số liệu, xác định hệ số phát thải cho 5 nhóm cây trồng chủ lực của
tỉnh Hậu Giang (cây lúa, khóm (dứa), mía, rau màu các loại, cây lâm nghiệp)....44
3.1.4. Ước tính tổng khối lượng phụ phẩm, phế thải trồng trọt phát sinh đối với 5
nhóm cây trồng chủ lực của tỉnh Hậu Giang........................................................52
3.1.5. Đánh giá ảnh hưởng của phụ phẩm, chất thải trồng trọt tới môi trường và
sức khỏe nhân dân tại Hậu Giang.........................................................................53
3.2. KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH PHÁT SINH PHỤ PHẨM, PHẾ
THẢI CHĂN NUÔI VÀ THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG.......58
3.2.1. Tình hình phát triển ngành chăn nuôi, thủy sản tỉnh Hậu Giang trong thời
gian 5 năm gần đây (2009-2013).........................................................................58
3.2.2. Tổng hợp, đánh giá kết quả điều tra thực tế về tình hình phát sinh phụ
phẩm, phế thải chăn nuôi và thủy sản trên địa bàn tỉnh Hậu Giang......................61
3.2.3. Xử lý số liệu, xác định hệ số phát thải cho 6 nhóm vật nuôi chủ lực của tỉnh
Hậu Giang (trâu, bò, heo, gà, vịt, thủy sản)..........................................................61
3.2.4. Ước tính tổng khối lượng phụ phẩm, phế thải chăn nuôi phát sinh đối với 6
nhóm vật nuôi chủ lực của tỉnh Hậu Giang (trâu, bò, heo, gà, vịt, thủy sản)........64
3.2.5. Đánh giá ảnh hưởng của phụ phẩm, chất thải chăn nuôi và thủy sản tới môi
trường và sức khỏe nhân dân tại Hậu Giang........................................................65
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CÁC MÔ HÌNH TĂNG
TRƯỞNG XANH VÀO THỰC TẾ NHẰM XỬ LÝ VÀ SỬ DỤNG PHỤ PHẨM,
PHẾ THẢI TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU
GIANG........................................................................................................................ 80
4.1. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CÁC MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG
XANH VÀO THỰC TẾ NHẰM XỬ LÝ VÀ SỬ DỤNG PHỤ PHẨM, PHẾ THẢI
TRỒNG TRỌT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG..........................................80
4.1.1. Tổng hợp, đánh giá kết quả điều tra thực tế về hiện trạng áp dụng các biện
pháp sử dụng phụ phẩm, xử lý chất thải trồng trọt và chi phí lợi ích của các biện
pháp áp dụng........................................................................................................80
4.1.2. Xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá tính khả thi của các mô hình tăng
trưởng xanh vào thực tế nhằm xử lý và sử dụng phụ phẩm, phế thải trồng trọt trên
địa bàn tỉnh Hậu Giang........................................................................................83
4.1.3. Phân tích, đánh giá tiềm năng áp dụng các mô hình tăng trưởng xanh vào
thực tế nhằm xử lý và tái sử dụng phụ phẩm, phế thải trồng trọt trên địa bàn tỉnh
Hậu Giang............................................................................................................88
4.2. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CÁC MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG
XANH VÀO THỰC TẾ NHẰM XỬ LÝ VÀ SỬ DỤNG PHỤ PHẨM, PHẾ THẢI
CHĂN NUÔI VÀ THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG.................91
4.2.1. Tổng hợp, đánh giá kết quả điều tra thực tế về hiện trạng áp dụng các biện
pháp sử dụng phụ phẩm, xử lý chất thải chăn nuôi và thủy sản và chi phí lợi ích
của các biện pháp áp dụng...................................................................................91
4.2.2. Xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá tính khả thi của các mô hình tăng
trưởng xanh vào thực tế nhằm xử lý và sử dụng phụ phẩm, phế thải chăn nuôi và
thủy sản trên địa bàn tỉnh Hậu Giang...................................................................94
4.2.3. Phân tích, đánh giá tiềm năng áp dụng các mô hình tăng trưởng xanh vào
thực tế nhằm xử lý và tái sử dụng phụ phẩm, phế thải chăn nuôi, bùn ao nuôi cá
trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.................................................................................99
CHƯƠNG 5: HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH Ủ PHÂN VI
SINH ƯA NHIỆT TỪ PHẾ THẢI NÔNG NGHIỆP, RÁC THẢI SINH HOẠT
VÀ Ủ VI SINH CAO NHIỆT BÙN AO NUÔI CÁ QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG..................................................................101
5.1. HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH Ủ PHÂN VI SINH ƯA
NHIỆT TỪ PHẾ THẢI NÔNG NGHIỆP, RÁC THẢI SINH HOẠT QUY MÔ HỘ
GIA ĐÌNH.............................................................................................................101
5.1.1. Lựa chọn thiết kế và lắp đặt các mô hình ủ phân vi sinh ưa nhiệt từ phế
phẩm, phụ phẩm trong trồng trọt quy mô hộ gia đình........................................101
5.1.2. Hướng dẫn thiết kế, gia công mô hình ủ phân vi sinh ưa nhiệt từ phế phẩm
nông nghiệp và rác thải sinh hoạt quy mô hộ gia đình.......................................102
5.1.3. Hướng dẫn vận hành mô hình ủ phân vi sinh ưa nhiệt từ phế phẩm nông
nghiệp và rác thải sinh hoạt quy mô hộ gia đình................................................105
5.2. HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH Ủ PHÂN VI SINH
CAO NHIỆT BÙN AO NUÔI CÁ QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH..............................112
CHƯƠNG 6: TRIỂN KHAI, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ÁP DỤNG THỬ NGHIỆM
MÔ HÌNH Ủ PHÂN VI SINH ƯA NHIỆT TỪ RÁC THẢI SINH HOẠT, PHẾ
THẢI NÔNG NGHIỆP VÀ Ủ PHÂN VI SINH CAO NHIỆT BÙN AO NUÔI CÁ
QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH........................................................................................116
6.1. TRIỂN KHAI, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ÁP DỤNG THỬ NGHIỆM MÔ
HÌNH Ủ PHÂN VI SINH ƯA NHIỆT TỪ RÁC THẢI SINH HOẠT, PHẾ THẢI
NÔNG NGHIỆP QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH..........................................................116
6.1.1. Đánh giá hiệu quả áp dụng thử nghiệm mô hình ủ vi sinh ưa nhiệt từ rác
hữu cơ quy mô hộ gia đình.................................................................................119
6.1.2. Đánh giá hiệu quả áp dụng thử nghiệm công nghệ ủ phân vi sinh ưa nhiệt
từ phế phẩm sản xuất rau màu và các phụ phẩm khác (vỏ trái cây) quy mô hộ gia
đình.................................................................................................................... 124
6.1.3. Đánh giá hiệu quả áp dụng thử nghiệm công nghệ ủ phân vi sinh ưa nhiệt
từ rơm rạ và các phụ phẩm khác (bã mía, lá mía,…) quy mô hộ gia đình..........132
6.2. TRIỂN KHAI ÁP DỤNG THỬ NGHIỆM, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ÁP DỤNG
THỬ NGHIỆM CÔNG NGHỆ Ủ PHÂN VI SINH CAO NHIỆT BÙN AO NUÔI
CÁ QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH...............................................................................140
6.2.1. Triển khai áp dụng thử nghiệm mô hình ủ phân vi sinh cao nhiệt bùn ao
nuôi cá quy mô hộ gia đình................................................................................140
6.2.2. Kết quả triển khai áp dụng thử nghiệm công nghệ ủ phân vi sinh cao nhiệt
bùn ao nuôi cá quy mô hộ gia đình....................................................................141
6.2.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế kỹ thuật và môi trường của mô hình ủ vi sinh cao
nhiệt bùn ao nuôi cá quy mộ hộ gia đình...........................................................148
6.2.4. Đánh giá tiềm năng áp dụng mô hình ủ vi sinh cao nhiệt bùn ao nuôi cá quy
mô hộ gia đình...................................................................................................149
CHƯƠNG 7: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHÂN RỘNG CÁC MÔ HÌNH Ủ
PHÂN VI SINH ƯA NHIỆT TỪ RÁC THẢI SINH HOẠT, PHẾ THẢI NÔNG
NGHIỆP VÀ Ủ VI SINH CAO NHIỆT BÙN AO NUÔI CÁ QUY MÔ HỘ GIA
ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG........................................................151
7.1. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHÂN RỘNG CÁC MÔ HÌNH Ủ PHÂN VI
SINH ƯA NHIỆT TỪ RÁC THẢI SINH HOẠT QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG.............................................................................151
7.1.1. Giải pháp quản lý chung..........................................................................151
7.1.2. Giải pháp về mặt kỹ thuật để nâng cao hiệu quả quá trình ủ phân vi sinh ưa
nhiệt từ rác thải sinh hoạt hữu cơ.......................................................................154
7.2. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHÂN RỘNG MÔ HÌNH Ủ PHÂN VI SINH
ƯA NHIỆT TỪ CÁC PHỤ PHẨM, PHẾ THẢI NÔNG NGHIỆP QUY MÔ HỘ
GIA ĐÌNH.............................................................................................................154
7.2.1. Giải pháp quản lý.....................................................................................154
7.2.2. Giải pháp về mặt kỹ thuật để nâng cao hiệu quả quá trình ủ phân vi sinh ưa
nhiệt từ rơm rạ và các phụ phẩm khác (bã mía, lá mía,…) quy mô hộ gia đình. 158
7.2.3. Giải pháp về mặt kỹ thuật để nâng cao hiệu quả quá trình ủ phân vi sinh ưa
nhiệt từ phế phẩm sản xuất rau màu và các phụ phẩm khác (vỏ trái cây) quy mô
hộ gia đình.........................................................................................................159
7.2.4. Giải pháp về mặt kỹ thuật để nâng cao hiệu quả quá trình ủ phân vi sinh
cao nhiệt bùn ao nuôi cá quy mô hộ gia đình.....................................................159
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................161
1. KẾT LUẬN.......................................................................................................161
2. KIẾN NGHỊ.....................................................................................................163
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................164
1. TÀI LIỆU TRONG NƯỚC................................................................................164
2. TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI................................................................................164
PHỤ LỤC.................................................................................................................165
PHỤ LỤC I: CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ..............................................................165
PHỤ LỤC II: PHIẾU KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 165
PHỤ LỤC III: CÁC BẢN VẼ THIẾT KẾ MÔ HÌNH Ủ PHÂN VI SINH............165
PHỤ LỤC IV: CÁC MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA.....................................................165
PHỤC LỤC V: MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
NHIỆM VỤ...........................................................................................................165
PHỤ LỤC VI: TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT............................................165
PHỤ LỤC VII: KẾT QUẢ HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ ĐỂ XIN Ý KIẾN ĐÓNG
GÓP VỀ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHÂN RỘNG.....165
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BVMT : Bảo vệ môi trường


BSF : Ruồi lính đen
CTR : Chất thải rắn
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
KH&CN : Khoa học và Công nghệ
NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
QĐ : Quyết định
SP : Sản phẩm
TĐTTB : Tốc độc tăng trưởng bình quân
TP : Thành phố
TX : Thị xã
TW : Trung ương
UBND : Ủy ban nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Danh mục các chuyên đề............................................................................23


Bảng 2.1: Chuyển hóa sinh khối thành năng lượng.....................................................26
Bảng 2.2: Năng suất sinh khí methane (CH4) của một số phụ phẩm nông nghiệp.......30
Bảng 3.1: Diện tích các loại rau, màu của tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2009 – 2013......42
Bảng 3.2: Sản lượng các loại rau, màu của tỉnh Hậu Giang 2009 – 2013....................43
Bảng 3.3: Diện tích cây ăn trái tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2009 – 2013.......................43
Bảng 3.4: Sản lượng cây ăn trái tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2009 – 2013......................43
Bảng 3.5: Tổng hợp thông tin phiếu khảo sát tình hình phát sinh phụ phẩm, phế thải.44
Bảng 3.6: Khối lượng phụ phẩm, phế thải và hệ số phát thải trong trồng lúa..............46
Bảng 3.7: Kết quả xử lí số liệu, tính toán hệ số phát thải trồng lúa..............................48
Bảng 3.8: Khối lượng phụ phẩm, phế thải trồng trọt phát sinh đối với 5 nhóm cây
trồng chủ lực của tỉnh Hậu Giang................................................................................53
Bảng 3.9: Vị trí lấy mẫu nước mặt tại điểm tập trung chất thải trồng trọt....................53
Bảng 3.10: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại các điểm tập trung chất thải
trồng trọt:..................................................................................................................... 54
Bảng 3.11: Tổng hợp thông tin phiếu khảo sát tình hình phát sinh phụ phẩm, phế thải
chăn nuôi..................................................................................................................... 61
Bảng 3.12: Tổng hợp thông tin ngành nuôi trồng thủy sản..........................................61
Bảng 3.13: Tổng hợp kết quả hệ số phát thải cho ngành chăn nuôi.............................64
Bảng 3.14: Tổng hợp khối lượng phát thải cho 5 vật nuôi chủ lực tỉnh Hậu Giang.....65
Bảng 3.15: Ước tính khối lượng bùn thải cho ngành chăn nuôi thủy sản.....................65
Bảng 3.16: Đặc điểm của các khí sinh ra khi phân huỷ kỵ khí.....................................66
Bảng 3.17: Ảnh hưởng của khí NH3 đến sức khỏe con người......................................66
Bảng 3.18: Ảnh hưởng của H2S đến sức khoẻ con người............................................67
Bảng 3.19: Thông tin vị trí lấy mẫu không khí xung quanh.........................................67
Bảng 3.20: Thông tin vị trí lấy mẫu nước tại các ao nuôi cá........................................70
Bảng 3.21: Kết quả phân tích các chỉ tiêu mẫu nước ao cá..........................................70
Bảng 3.22: Vị trí lấy mẫu bùn thải ao nuôi cá..............................................................74
Bảng 3.23: Kết quả phân tích các chỉ tiêu bùn thải ao nuôi cá.....................................74
Bảng 3.24: Vị trí lấy mẫu nước mặt tại điểm tiếp nhận nguồn nước thải ao nuôi cá....75
Bảng 3.25: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại điểm tiếp nhận nguồn nước thải
ao nuôi cá..................................................................................................................... 76
Bảng 4.1: Tổng hợp các biện pháp sử dụng phụ phẩm trồng trọt.................................80
Bảng 4.2: Tổng hợp các biện pháp xử lý chất thải trồng trọt.......................................81
Bảng 4.3: Chi phí lợi ích cho các biện pháp sử dụng phụ phẩm trồng trọt...................82
Bảng 4.4: Chi phí lợi ích cho các biện pháp xử lý chất thải trồng trọt.........................83
Bảng 4.5: Thang trọng số đánh giá các tiêu chí...........................................................84
Bảng 4.6: Tổng hợp các tiêu chí đánh giá các mô hình xử lý và tái sử dụng phụ phẩm,
phế thải trồng trọt.........................................................................................................87
Bảng 4.7: Hệ số phát thải ngành trồng trọt..................................................................89
Bảng 4.8: Khối lượng phế thải, phụ phẩm ngành trồng trọt tỉnh Hậu Giang................90
Bảng 4.9: Tổng hợp các biện pháp sử dụng phụ phẩm chăn nuôi và thuỷ sản.............91
Bảng 4.10: Tổng hợp các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi và thuỷ sản..................92
Bảng 4.11: Chi phí lợi ích cho các biện pháp sử dụng phụ phẩm chăn nuôi và thuỷ sản
..................................................................................................................................... 93
Bảng 4.12: Chi phí lợi ích cho các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi và thuỷ sản....93
Bảng 4.13: Thang trọng số đánh giá các tiêu chí.........................................................95
Bảng 4.14: Tổng hợp các tiêu chí đánh giá các mô hình xử lý và tái sử dụng phụ phẩm,
phế thải chăn nuôi và thủy sản.....................................................................................97
Bảng 4.15: Hệ số phát thải ngành chăn nuôi................................................................99
Bảng 4.16: Khối lượng phế thải, phụ phẩm chăn nuôi trọt tỉnh Hậu Giang...............100
Bảng 4.17: Ước tính khối lượng bùn thải cho ngành chăn nuôi thủy sản...................100
Bảng 5.1: So sánh lựa chọn vật liệu chế tạo mô hinh.................................................101
Bảng 5.2: Chi phí chế tạo cho 01 thùng ủ phân vi sinh ưa nhiệt bằng nhựa...............102
Bảng 5.3: Dự toán kinh phí cho 01 thùng ủ phân bằng xi măng và gạch xây............102
Bảng 6.1: Thông tin hộ gia đình được chọn lắp đặt thử nghiệm mô hình..................116
Bảng 6.2: Kết quả theo dõi điều kiện môi trường vật lý trong quá trình ủ.................119
Bảng 6.3: Kết quả theo dõi chất lượng rác sinh hoạt hữu cơ trong quá trình ủ phân tại
02 hộ dân...................................................................................................................119
Bảng 6.4: Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh tại khu vực tại khu vực
ủ phân trong quá trình vận hành.................................................................................121
Bảng 6.5: Các chỉ tiêu phân tích định kỳ chất lượng phân của 02 mô hình rau màu..127
Bảng 6.6: Tổng hợp tính toán chi phí lợi ích cho từng mô hình.................................129
Bảng 6.7: Kết quả theo dõi môi trường không khí xung quanh mô hình...................131
Bảng 6.8: Các chỉ tiêu phân tích định kỳ chất lượng phân của 02 mô hình rơm rạ....134
Bảng 6.9: Kết quả theo dõi môi trường không khí xung quanh mô hình ủ phân vi sinh
từ phế phẩm sản xuất rơm rạ và các phụ phẩm khác (bã mía, lá mía...).....................138
Bảng 6.10: Thông tin các hộ gia đình được chọn để lắp đặt mô hình ủ phân vi sinh cao
nhiệt bùn ao nuôi cá...................................................................................................140
Bảng 6.11: Theo dõi các thông số định kỳ mô hình ủ phân vi sinh cao nhiệt bùn ao
nuôi cá....................................................................................................................... 141
Bảng 6.12: Kết quả phân tích tỉ lệ C/N của 2 mô hình ủ bùn vi sinh cao nhiệt..........142
Bảng 6.13: Lợi ích kinh tế của 2 mô hình ủ vi sinh cao nhiệt bùn ao nuôi cá............148
Bảng 6.14: Kết quả theo dõi môi trường không khí xung quanh mô hình.................149
Bảng 7.1: Lộ trình và ưu tiên triển khai nhân rộng môi trường hình ủ phân vi sinh ưa
nhiệt từ rác thải sinh hoạt hữu cơ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang..................................153
Bảng 7.2: Lộ trình và ưu tiên triển khai nhân rộng môi trường hình ủ phân vi sinh ưa
nhiệt từ rơm rạ, bã mìa, lá mía, thân ngô,…trên địa bàn tỉnh Hậu Giang...................157
Bảng 7.3: Lộ trình và ưu tiên triển khai nhân rộng môi trường hình ủ phân vi sinh ưa
nhiệt từ phế phẩm sản xuất rau màu và các phụ phẩm khác (vỏ trái cây)…trên địa bàn
tỉnh Hậu Giang........................................................................................................... 157
Bảng 7.4: Lộ trình và ưu tiên triển khai nhân rộng môi trường hình ủ phân vi sinh cao
nhiệt từ bùn ao cá…trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.......................................................158
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1: Diện tích trồng lúa của tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn 2009-2013.............40
Hình 3.2: Sản lượng lúa của tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn 2009-2013....................41
Hình 3.3: Diện tích trồng mía của tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn 2009-2013............41
Hình 3.4: Sản lượng mía của tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn 2009-2013...................42
Hình 3.5: Ô nhiễm môi trường không khí tại điểm đốt rơm rạ.....................................56
Hình 3.6: Thân và lá cây khóm bị vứt bùa bãi ngay tai ruộng khóm............................57
Hình 3.7: Nước tại mương bị ô nhiễm do đổ chất thải ruộng khóm.............................57
Hình 3.8: Tình hình phát triển đàn trâu, đàn bò giai đoạn 2009-2013..........................58
Hình 3.9: Tình hình phát triển đàn heo của tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2009-2013.......59
Hình 3.10: Tình hình phát triển đàn gia cầm giai đoạn 2009-2013..............................60
Hình 3.11: Diện tích nuôi trồng thủy sản tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2009-2013..........60
Hình 3.12: Kết quả phân tích nồng độ NH 3 trong không khí xung quanh tại 8 hộ gia
đình.............................................................................................................................. 68
Hình 3.13: Kết quả phân tích nồng độ H 2S trong không khí xung quanh tại 8 hộ gia
đình.............................................................................................................................. 68
Hình 3.14: Sơ đồ biểu diễn chỉ tiêu TSS trong các mẫu nước thải ao nuôi cá..............71
Hình 3.15: Sơ đồ biểu diễn chỉ tiêu COD trong các mẫu nước thải ao nuôi cá............71
Hình 3.16: Sơ đồ biểu diễn chỉ tiêu BOD5 trong các mẫu nước thải ao nuôi cá...........71
Hình 3.17: Sơ đồ biểu diễn chỉ tiêu NH+4 trong các mẫu nước thải ao nuôi cá............72
Hình 3.18: Sơ đồ biểu diễn chỉ tiêu PO43- trong các mẫu nước thải ao nuôi cá............72
Hình 3.19: Sơ đồ biểu diễn chỉ tiêu E.Coli trong các mẫu nước thải ao nuôi cá...........72
Hình 3.20: Sơ đồ biểu diễn chỉ tiêu Coliform trong các mẫu nước thải ao nuôi cá......73
Hình 3.21: Kết quả phân tích mức độ cảm nhận mùi hôi.............................................77
Hình 3.22: Tỷ lệ phần trăm mức độ cảm nhận mùi của người dân..............................78
Hình 3.23: Chăn nuôi vịt theo hình thức chạy đồng tại Hậu Giang..............................79
Hình 5.1: Bồn nhựa dùng để thiết kế mô hình...........................................................103
Hình 5.2: Mô hình thiết kế ủ phân vi sinh ưa nhiệt....................................................104
Hình 5.3: Mô hình sau khi được thiết kế hoàn thiện..................................................104
Hình 5.4: Sơ đồ hướng dẫn vận hành mô hình ủ phân vi sinh ưa nhiệt rác thải hữu cơ
sinh hoạt tại hộ gia đình.............................................................................................105
Hình 5.5: Phân loại rác để loại bỏ các thành phần vô cơ trước khi cho vào thùng ủ. .106
Hình 5.6: Cân xác định khối lượng trước khi cho rác vào thùng ủ.............................106
Hình 5.7: Người dân cho rác vào thùng ủ phân vi sinh ưa nhiệt................................107
Hình 5.8: Phân được lấy ra từ cửa bên dưới sau khi kết thúc quá trình ủ...................108
Hình 5.9: Người dân cho tro bếp vào thùng để xử lý mùi hôi khi phát sinh...............108
Hình 5.10: Sơ đồ hướng dẫn vận hành mô hình ủ phân vi sinh ưa nhiệt từ phế phẩm
sản xuất rau màu, các phụ phẩm tại hộ gia đình.........................................................109
Hình 5.11: Sơ đồ hướng dẫn vận hành mô hình ủ phân vi sinh ưa nhiệt từ rơm rạ và
các phụ phẩm khác (bã mía, lá mía...) tại hộ gia đình................................................111
Hình 5.12: Sơ đồ hướng dẫn vận hành mô hình ủ phân vi sinh cao nhiệt bùn ao nuôi cá
quy mô hộ gia đình....................................................................................................112
Hình 5.13: Lấy bùn lên từ ao nuôi cá và cân để xác định khối lượng bùn.................113
Hình 5.14: Cân để xác định khối lượng vật liệu phối trộn.........................................113
Hình 5.15: Phối trộn các vật liệu ủ với bùn ao cá thành hỗn hợp bùn ủ.....................114
Hình 5.16: Lá dừa được tủ lên luống bùn ủ trước khi tủ vải Toptex..........................114
Hình 5.17: Luống bùn ủ hoàn thiện sau khi tủ vải Toptex.........................................115
Hình 6.1: Hình ảnh khảo sát lựa chọn hộ gia đình để lắp đặt mô hình ủ phân vi sinh117
Hình 6.2: Lắp đặt mô hình thử nghiệm ủ rau màu tại 02 hộ gia đình.........................118
Hình 6.3: Một số hình ảnh mô hình ủ phân vi sinh ưa nhiệt hộ gia đình Trần Văn
Hoàng........................................................................................................................ 120
Hình 6.4: Một số hình ảnh mô hình ủ phân vi sinh ưa nhiệt hộ gia đình Lê Văn Thích
................................................................................................................................... 120
Hình 6.5: Mẫu phân lấy từ mô hình sau khi kết thúc quá trình ủ...............................121
Hình 6.6: Diễn biến nhiệt độ quá trình ủ phân ưa nhiệt từ phụ phẩm, phế phẩm rau
màu............................................................................................................................ 125
Hình 6.7: Diễn biến lượng nước rỉ rác trong các mô hình ủ rau màu.........................126
Hình 6.8: Mô hình ủ rau màu 01 trong quá trình ủ ưa nhiệt.......................................128
Hình 6.9: Mẫu phân được lấy từ 2 mô hình sau khi kết thúc quá trình ủ...................128
Hình 6.10: Tác động của các loại rác thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.....130
Hình 6.11: Diễn biến nhiệt độ trong quá trình ủ phân vi sinh ưa nhiệt từ rơm rạ và các
phụ phẩm khác (bã mía, lá mía ...) quy mô hộ gia đình.............................................132
Hình 6.12: Diễn biến lượng nước rỉ rác trong các mô hình ủ phân vi sinh ưa nhiệt...134
Hình 6.13: Một số hình ảnh mô hình ủ phân vi sinh ưa nhiệt hộ Nguyễn Thanh Khan
................................................................................................................................... 135
Hình 6.14: Một số hình ảnh mô hình ủ phân vi sinh ưa nhiệt hộ Huỳnh Kim Anh....136
Hình 6.15: Mẫu phân lấy ra từ mô hình sau khi kết thúc quá trình ủ.........................136
Hình 6.16: Một số phương pháp xử lý rơm rạ gây ô nhiễm môi trường.....................138
Hình 6.17: Khảo sát ao nuôi cá tra, cá rô của 02 hộ lắp đặt mô hình ủ phân vi sinh. .140
Hình 6.18: Diễn biến nhiệt độ trong quá trình ủ phân vi sinh cao nhiệt.....................141
Hình 6.19: Kết quả 02 mô hình ủ vi sinh cao nhiệt sau 01 tháng ủ............................143
Hình 6.20: Kết quả mô hình bùn 01 sau 2 tháng ủ bằng phương pháp cao nhiệt.......144
Hình 6.21: Kết quả mô hình bùn 02 sau 2 tháng ủ bằng phương pháp cao nhiệt.......144
Hình 6.22: Mô hình bùn ủ ao nuôi cá 01 sau 3 tháng ủ bằng phương pháp cao nhiệt 145
Hình 6.23: Mô hình ủ vi sinh cao nhiệt bùn ao nuôi cá 01 sau khi bổ sung thêm nước
................................................................................................................................... 145
Hình 6.24: Đảo trộn và di dời luống bùn ủ lên vùng đất cao......................................146
Hình 6.25: Sự khác biệt giữa phần đống ủ bị ngập và không ngập trong nước..........146
Hình 6.26: Kết quả mô hình bùn ao cá 01 sau 4 tháng ủ bằng phương pháp cao nhiệt
................................................................................................................................... 147
Hình 6.27: Kết quả mô hình bùn ao cá 02 sau 04 tháng ủ bằng phương pháp cao nhiệt
................................................................................................................................... 147
MỞ ĐẦU

Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/09/2012 phê duyệt
Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh. Trong phần (IV), ở mục 3(d) đã ghi rõ:
UBND các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm xây dựng
chương trình, kế hoạch hành động và chỉ đạo thực hiện chiến lược Tăng trưởng xanh,
cụ thể hóa nhiệm vụ và lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và
hàng năm của địa phương, đồng thời bảo đảm kinh phí cho việc triển khai thực hiện tại
địa phương.

Một trong những giải pháp được nêu tại Điều 1, Phần III, mục 5 của Quyết định số
1393/QĐ-TTg là “Phổ biến rộng rãi công nghệ xử lý và tái sử dụng phụ phẩm, phế
thải trong sản xuất nông nghiệp tạo ra thức ăn chăn nuôi, trồng nấm, làm nguyên liệu
công nghiệp, Biogas và phân bón hữu cơ và giảm phát thải khí nhà kính”.

Tỉnh Hậu Giang được thành lập vào ngày 01/01/2004 theo Nghị quyết số
22/2003/QH11 ban hành ngày 26/11/2003, theo đó chia tỉnh Cần Thơ thành thành phố
Cần Thơ trực thuộc trung ương và tỉnh Hậu Giang. Đến nay, tỉnh Hậu Giang có tổng
diện tích tự nhiên là 1.602 km2, dân số là 773.556 người (Dân số nông thôn là 589.864
người, chiếm 76,2%), 191.735 hộ (Số hộ nông thôn là 145.834, chiếm 76,0%), bao
gồm: Tp. Vị Thanh, thị xã Ngã Bảy và 5 huyện (Châu Thành A, Châu Thành, Phụng
Hiệp, Vị Thủy, Long Mỹ) với 20 phường và 54 xã (Theo Niên giám Thống kê tỉnh
Hậu Giang năm 2013).

Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2013 theo giá hiện hành là 11.463.273 triệu đồng,
trong đó trồng trọt là 9.601.977 triệu đồng (chiếm 83,76%), chăn nuôi là 1.606.586
triệu đồng (chiếm 14,02%), dịch vụ nông nghiệp là 254.709 triệu đồng (chiếm 2,2%).

Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2013 phân theo thành phần kinh tế: Quốc doanh địa
phương (76.447 triệu đồng, chiếm 0,67%), cá thể hộ gia đình (11.386.826 triệu đồng,
chiếm 99,33%).

Hiện nay tình hình ô nhiễm môi trường do chất thải phát sinh từ hoạt động nông
nghiệp như chất thải từ các hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm (mùi hôi, nước thải,
phân, chất thải rắn), chất thải phát sinh từ các hoạt động trồng trọt (phụ phẩm, phế thải
ngành trồng trọt) và các cơ sở chế biến sản phẩm nông nghiệp quy mô nhỏ (giết mổ,
xay sát, chế biến thực phẩm ) không được thu gom và xử lý.

Như vậy, đối tượng nghiên cứu sẽ là những ngành trồng trọt và chăn nuôi có giá trị sản
xuất cao như:
 Ngành trồng trọt: Cây lúa, cây ăn quả (khóm (dứa)), cây công nghiệp hàng năm
(mía), cây thực phẩm (rau màu) và cây lâm nghiệp;
 Ngành chăn nuôi: Gia súc (trâu, bò, heo), gia cầm (gà, vịt,...) và nuôi trồng thủy sản.

Trong những năm qua đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước nhằm xử lý, tái sử
dụng phụ phẩm, phế thải trong sản xuất nông nghiệp, trong đó có các công nghệ :
chuyển hóa sinh học chất thải chăn nuôi với ruồi lính đen (BSF) và trùn quế; khí hóa
vật liệu sinh khối và sản xuất than sinh học; ủ phân vi sinh ưa nhiệt (Thermophilic
composting); lên men axit lactic phế liệu nông nghiệp; nuôi trồng nấm từ chất thải sinh
khối; sấy nông sản sử dụng năng lượng mặt trời, đun nấu, chiếu sáng sử dụng năng
lượng mặt trời nhằm hạn chế đốt phế liệu nông nghiệp, lâm nghiệp; xử lý chất thải
nông nghiệp, lâm nghiệp bằng nồi hơi, lò cacbon hóa mini; khử trùng và khử mùi hôi
từ hoạt động chăn nuôi bằng ôzôn, ủ Biogas phân gia súc gia cầm kết hợp nuôi tảo và
bèo tấm; xử lý bùn ao nuôi trồng thủy sản làm phân bón. Đây là những mô hình tăng
trưởng xanh phù hợp với quy mô nhỏ, phân tán về xử lý và tái sử dụng phụ phẩm, phế
thải trong sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Hậu Giang. Tuy nhiên, một số công nghệ này
chưa được áp dụng rộng rãi trong thực tế nhằm mang lại hiệu quả về kinh tế xã hội và
môi trường.

Vì vậy, thực hiện nhiệm vụ “Khảo sát, đánh giá và triển khai thí điểm một số mô hình
tăng trưởng xanh về xử lý, tái sử dụng phụ phẩm, phế thải trong sản xuất nông nghiệp
quy mô hộ gia đình tại tỉnh Hậu Giang và đề xuất các giải pháp nhân rộng” là cần
thiết và cấp bách.
CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU VỀ NHIỆM VỤ MÔI TRƯỜNG

1.1. CƠ SỞ PHÁP LÝ

 Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước;
 Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 21/01/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc
tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị (Khóa IX) về bảo
vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
 Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/06/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và
bảo vệ môi trường;
 Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày
29/11/2005 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 12/12/2005;
 Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/03/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp
bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
 Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/08/2004 của Thủ tướng Chính phủ ban
hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam;
 Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 07/09/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
“Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020”;
 Quyết định 1030/2009/QĐ-TTg ngày 20/07/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2015,
tầm nhìn đến năm 2025;
 Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Chiến lược quốc gia quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, định
hướng đến năm 2050;
 Quyết định 249/2010/QĐ-TTg ngày 02/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt đề án phát triển dịch vụ môi trường đến năm 2020;
 Quyết định 432/QĐ-TTg ngày 12/04/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020;
 Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt
Chiến lược quốc gia về biến đội khí hậu;
 Quyết định số 1183/QĐ-TTg ngày 30/08/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2012 -2015;
 Quyết định 1216/2012/QĐ-TTg ngày 05/09/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030;
 Quyết định số 1393/2012/QĐ-TTg ngày 25/09/2012 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh;
 Quyết định số 166/QĐ-TTg ngày 21/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban
hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030;
 Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 23/01/2014 của Chính phủ về việc ban hành Chương
trình hành động thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/06/2013 của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường
quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;
 Quyết định số 1011/QĐ-UBND, ngày 20/06/2007 của UBND tỉnh Hậu Giang về
việc phê duyệt Quy hoạch quản lý và bảo vệ môi trường tỉnh Hậu Giang đến năm
2020;
 Công văn số 61/UBND-KTN ngày 14/01/2014 của UBND tỉnh Hậu Giang về việc
thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn về bảo vệ môi trường năm 2014.

1.2. MỤC TIÊU NHIỆM VỤ

1.1.1. Mục tiêu chung

Đánh giá được hiện trạng phát sinh chất thải rắn nông nghiệp, thực trạng tái sử dụng
phế liệu, xử lý chất thải phát sinh từ hoạt động nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu
Giang từ đó đề xuất được các mô hình tăng trưởng xanh về xử lý và tái sử dụng phụ
phẩm, phế thải trong sản xuất nông nghiệp quy mô hộ gia đình góp phần nâng cao hiệu
quả tái sử dụng chất thải nông nghiệp, giảm phát thải khí nhà kính và thực hiện tiêu chí
môi trường về xây dựng nông thôn mới.

1.1.2. Mục tiêu cụ thể

1). Đánh giá được tiềm năng áp dụng các mô hình tăng trưởng xanh về xử lý và tái sử
dụng phụ phẩm, phế thải trong hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản quy mô hộ gia
đình tại các khu dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

2). Áp dụng thử nghiệm 04 mô hình tăng trưởng xanh (03 mô hình ủ phân vi sinh ưa
nhiệt và 01 mô hình ủ phân vi sinh cao nhiệt) tại 08 hộ gia đình nông thôn tại xã Thạnh
Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang, từ đó đánh giá hiệu quả và đề xuất các
giải pháp nhân rộng các mô hình, góp phần xây dựng nông thôn mới.

1.3. NỘI DUNG NHIỆM VỤ

1.3.1. Tổng quan về các mô hình tăng trưởng xanh trong và ngoài nước có thể áp
dụng nhằm xử lý và tái sử dụng phụ phẩm, phế thải trong sản xuất nông nghiệp
quy mô hộ gia đình tại các khu dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

1.3.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới về các mô hình xử lý và tái sử
dụng phụ phẩm, phế thải trong sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ

 Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới về các mô hình xử lý và tái sử dụng
phụ phẩm, phế thải trồng trọt;
 Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới về các mô hình xử lý và tái sử dụng
phụ phẩm, phế thải chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
1.3.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu tại Việt Nam về các mô hình xử lý và tái
sử dụng phụ phẩm, phế thải trong sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ

 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước về các mô hình xử lý và tái sử dụng phụ
phẩm, phế thải trồng trọt;
 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước về các mô hình xử lý và tái sử dụng phụ
phẩm, phế thải chăn nuôi.

1.3.2. Khảo sát, đánh giá về tình hình phát sinh phụ phẩm, phế thải trong sản
xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

1.3.2.1. Khảo sát, đánh giá về tình hình phát sinh phụ phẩm, phế thải trồng trọt trên
địa bàn tỉnh Hậu Giang
 Thu thập số liệu có sẵn về tình hình phát triển ngành trồng trọt tỉnh Hậu Giang trong
thời gian 5 năm gần đây (2009-2013);
 Xây dựng mẫu phiếu điều tra về tình hình phát sinh phụ phẩm, phế thải trồng trọt và
chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Hậu Giang;
 Thu thập thông tin vào phiếu điều tra về trồng trọt: (7 huyện/thị x 20 hộ gia
đình/huyện thị x 1 phiếu/hộ gia đình = 140 phiếu);
 Xử lý số liệu, xác định hệ số phát thải cho 5 nhóm cây trồng chủ lực của tỉnh Hậu
Giang (cây lúa, khóm (dứa), mía, rau màu các loại, cây lâm nghiệp);
 Ước tính tổng khối lượng phụ phẩm, phế thải trồng trọt phát sinh đối với 5 nhóm
cây trồng chủ lực của tỉnh Hậu Giang (cây lúa, khóm (dứa), mía, rau màu các loại, cây
lâm nghiệp);
 Xử lý phiếu điều tra, lấy mẫu, phân tích chất lượng không khí, nước mặt tại một số
điểm tập trung chất thải nhằm đánh giá ảnh hưởng của chất thải trồng trọt tới môi
trường và sức khỏe nhân dân.

1.3.2.2. Khảo sát, đánh giá về tình hình phát sinh phụ phẩm, phế thải chăn nuôi,
thủy sản trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
 Thu thập số liệu có sẵn về tình hình phát triển ngành chăn nuôi, thủy sản tỉnh Hậu
Giang trong thời gian 5 năm gần đây (2009-2013);
 Thu thập thông tin vào phiếu điều tra về chăn nuôi và thủy sản: (7 huyện/thị x 20
hộ gia đình/huyện thị x 1 phiếu/hộ gia đình = 140 phiếu);
 Xử lý số liệu, xác định hệ số phát thải cho 6 nhóm vật nuôi chủ lực của tỉnh Hậu
Giang (trâu, bò, heo, gà, vịt, thủy sản);
 Ước tính tổng khối lượng phụ phẩm, phế thải chăn nuôi phát sinh đối với 6 nhóm
vật nuôi chủ lực của tỉnh Hậu Giang (trâu, bò, heo, gà, vịt, thủy sản);
 Xử lý phiếu điều tra, xử lý số liệu phân tích hiện có tại các khu vực chăn nuôi gia
súc, gia cầm, lấy mẫu, phân tích bổ sung nước thải, chất lượng nước mặt, bùn đáy tại
một số khu vực nuôi trồng thủy sản nhằm đánh giá ảnh hưởng tới môi trường và sức
khỏe nhân dân.
1.3.3. Đánh giá tiềm năng áp dụng các mô hình tăng trưởng xanh vào thực tế
nhằm xử lý và tái sử dụng phụ phẩm, phế thải trong sản xuất nông nghiệp trên
địa bàn tỉnh Hậu Giang.

1.3.3.1. Đánh giá tiềm năng áp dụng các mô hình tăng trưởng xanh vào thực tế
nhằm xử lý và tái sử dụng phụ phẩm, phế thải trồng trọt trên địa bàn tỉnh Hậu
Giang.
 Xử lý phiếu điều tra (140 phiếu) về hiện trạng áp dụng các biện pháp tái sử dụng
phụ phẩm, xử lý chất thải trồng trọt và chi phí lợi ích của các biện pháp áp dụng;
 Xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá tính khả thi của các mô hình tăng trưởng
xanh vào thực tế nhằm xử và tái sử dụng phụ phẩm, phế thải trồng trọt trên địa bàn
tỉnh Hậu Giang;
 Phân tích, đánh giá tiềm năng áp dụng các mô hình tăng trưởng xanh vào thực tế
nhằm xử lý và tái sử dụng phụ phẩm, phế thải trồng trọt trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

1.3.3.2. Đánh giá tiềm năng áp dụng các mô hình tăng trưởng xanh vào thực tế
nhằm xử lý và tái sử dụng phụ phẩm, phế thải chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Hậu
Giang.
 Xử lý phiếu điều tra (140 phiếu) về hiện trạng áp dụng các biện pháp tái sử dụng
phụ phẩm, xử lý chất thải chăn nuôi và chi phí lợi ích của các biện pháp áp dụng;
 Xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá tính khả thi của các mô hình tăng trưởng
xanh vào thực tế nhằm xử và tái sử dụng phụ phẩm, phế thải chăn nuôi trên địa bàn
tỉnh Hậu Giang;
 Phân tích, đánh giá tiềm năng áp dụng các mô hình tăng trưởng xanh vào thực tế
nhằm xử lý và tái sử dụng phụ phẩm, phế thải chăn nuôi, bùn ao nuôi cá trên địa bàn
tỉnh Hậu Giang.

1.3.3.3. Triển khai áp dụng thử nghiệm công nghệ ủ phân vi sinh ưa nhiệt từ phế
thải nông nghiệp, rác thải sinh hoạt và mô hình ủ vi sinh cao nhiệt bùn ao nuôi cá
quy mô hộ gia đình.

 Lựa chọn 8 hộ gia đình tại xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A để triển khai 03
mô hình ủ phân vi sinh ưa nhiệt phế thải nông nghiệp, rác sinh hoạt và 01 mô hình ủ vi
sinh cao nhiệt bùn ao nuôi cá cụ thể như sau :
 Mô hình 1: Ủ phân ưa nhiệt từ rác thải sinh hoạt hữu cơ hộ gia đình (triển khai ở 2
hộ, mỗi hộ 1 thùng ủ);
 Mô hình 2: Ủ phân ưa nhiệt từ phế phẩm sản xuất rau màu và các phụ phẩm
khác (vỏ trái cây) quy mô hộ gia đình (triển khai ở 02 hộ, mỗ hộ 01 thùng ủ);
 Mô hình 3: Ủ phân ưa nhiệt từ rơm rạ và các phụ phẩm khác (bã mía, lá mía ...)
quy mô hộ gia đình (triển khai ở 02 hộ, mỗi hộ 01 thùng ủ);
 Mô hình 4: Ủ phân cao nhiệt từ bùn thải ao nuôi cá và các phụ phẩm khác (rơm rạ,
bã mía, lá cây, cỏ, phân gia súc, gia cầm ... ) công suất 500 kg (triển khai ở 02 hộ gia
đình, mỗi hộ 01 luống ủ);
 Thiết kế mô hình ủ phân vi sinh ưa nhiệt chất thải nông nghiệp và rác thải hữu cơ;
 Thiết kế 01 mô hình ủ phân vi sinh cao nhiệt từ bùn ao nuôi cá (công suất 500 kg);
 Chế tạo 03 mô hình ủ phân vi sinh ưa nhiệt bằng x 2 hộ =6 thùng ủ;
 Chế tạo 01 mô hình ủ phân vi sinh cao nhiệt từ bùn ao nuôi cá (công suất 500 kg) x
2 hộ = 2 luống ủ;
 Triển khai thử nghiệm 03 mô hình ủ vi sinh ưa nhiệt và 01 mô hình ủ vi sinh cao
nhiệt;
 Đo đạc, tính toán các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của mô hình ủ vi sinh ưa nhiệt phế
thải nông nghiệp, rác thải hữu cơ và mô hình ủ vi sinh cao nhiệt bùn ao nuôi cá (giá
chế tạo, giá vận hành, tốc độ phân hủy chất thải, khối lượng phân hữu cơ tạo thành);
 Lấy mẫu, phân tích chất lượng không khí tại khu vực thử nghiệm mô hình ủ vi sinh
ưa nhiệt và cao nhiệt: 8 hộ gia đình x 3 điểm/hộ gia đình x 3 thông số (NH 3, H2S,
CH4);
 Xây dựng hướng dẫn áp dụng thử nghiệm 03 mô hình ủ vi sinh ưa nhiệt phế thải
nông nghiệp, rác hữu cơ và 01 mô hình ủ vi sinh cao nhiệt bùn ao nuôi cá tại xã Thạnh
Xuân, huyện Châu Thành A và đánh giá hiệu quả của mô hình (trong hướng dẫn sẽ
nêu rõ vị trí lựa chọn, khoảng cách đặt mô hình để hạn chế mùi hôi).

1.3.4. Đánh giá hiệu quả của 04 mô hình tăng trưởng xanh áp dụng và đề xuất
giải pháp nhân rộng các mô hình

 Đánh giá hiệu quả kinh tế kỹ thuật và môi trường của mô hình ủ vi sinh ưa nhiệt phế
thải nông nghiệp, rác hữu cơ và ủ vi sinh cao nhiệt bùn ao nuôi cá;
 Đánh giá tiềm năng áp dụng mô hình ủ vi sinh ưa nhiệt phế thải nông nghiệp, rác
thải hữu cơ và ủ vi sinh cao nhiệt bùn ao nuôi cá tại Hậu Giang và đề xuất giải pháp
nhân rộng các mô hình.

1.3.5. Tổ chức tập huấn và hội thảo

1). Tổ chức 01 hội thảo chuyên đề để xin ý kiến đóng góp về hiệu quả của mô hình và
các giải pháp nhân rộng

2). Tổ chức 01 lớp tập huấn cho các hộ gia đình xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A

1.4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

1.4.1. Phương pháp thống kê, lập phiếu điều tra

 Thống kê các số liệu đã có sẵn liên quan đến hiện trạng và quy hoạch phát triển
nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, tập trung vào số liệu liên quan đến trồng trọt (Cây lúa,
khóm (dứa), mía, rau màu) và chăn nuôi (Trâu, bò, heo, gà, vịt, thủy sản) (Thu thập từ
các Sở, ban/ngành, huyện thị, các Viện/Trường);
 Lập mẫu phiếu điều tra về tình hình phát sinh phụ phẩm, chất thải phát sinh từ quá
trình trồng trọt, chăn nuôi quy mô hộ gia đình, nuôi trồng thủy sản, các giải pháp tái sử
dụng phụ phẩm và xử lý chất thải từ ngành trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.

1.4.2. Khảo sát thực địa, lấy mẫu, phân tích

Phương pháp này sẽ được triển khai nhằm đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường
phát sinh từ quá trình trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và chế biến, quá trình tái sử dụng
phế liệu, xử lý chất thải trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và đánh giá hiệu quả của mô
hình tăng trưởng xanh được áp dụng (ủ phân vi sinh ưa nhiệt và cao nhiệt).

1.4.3. Phương pháp đánh giá nhanh

Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới và do
Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC) thiết lập nhằm đánh giá hiện trạng và dự
báo phát sinh chất thải từ các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản trên địa bàn
tỉnh Hậu Giang (Hiện trạng và năm 2020).

1.4.4. Phương pháp triển khai thử nghiệm mô hình thùng ủ vi sinh ưa nhiệt

1.4.4.1. Mô hình ủ vi sinh ưa nhiệt để xử lý chất thải nông nghiệp và rác thải hữu

Theo dự kiến ban đầu, thùng ủ vi sinh ưa nhiệt kích thước có đường kính ngoài 880
mm, đường kính trong là 800 mm (430 lít) được xây bằng gạch nung (kích thước
110x87x75mm, nửa viên, có 8 lỗ hay 16 lỗ thay vì 4 lỗ hay 6 lỗ, đường kính lỗ không
vượt quá 14 mm để tránh cho chuột nhắt chui vào), xây theo chiều lỗ từ ngoài vào
trong (tổng cộng 864- lỗ), xây 6 lớp gạch với chiều cao 684 mm, nắp được đổ bằng bê
tông theo khuôn cát. Thùng này cũng có thể xây dựng bằng bê tông hay chế tạo bằng
nhựa, trên thành có đục lỗ. Thùng này có thể để ở góc vườn mỗi hộ gia đình nông
thôn. Tùy theo khối lượng chất thải nông nghiệp và chất thải hữu cơ (rác thải) mà lựa
chọn kích thước thùng cho phù hợp. Do phân hủy hiếu khí nên các thùng ủ vi sinh ưa
nhiệt này ít gây mùi hôi. Các chất phụ gia như tro bếp, than sinh học hay chế phẩm vi
sinh (EM) có thể bổ sung để tăng tốc độ phân hủy và xử lý mùi hôi phát sinh. Mỗi
thùng có thể tiếp nhận 5 kg chất hữu cơ/ngày (Nếu sử dụng rồi lính đen thì có thể tiếp
nhận 30 kg chất thải hữu cơ/ngày). Với tốc độ như vậy, mỗi thùng này có thể xử lý
chất thải hữu cơ phát sinh từ mỗi hộ gia đình trong thời gian 1-2 năm. Khi đầy thùng,
thì chất mùn (chất hữu cơ đã phân hủy) được lấy ra làm phân bón. Thùng sẽ được làm
vệ sinh. Phần chưa phân hủy sẽ được đưa lại vào thùng để tiếp tục ủ. Trong trường hợp
chất thải nông nghiệp phát sinh nhiều hơn, có thể sử dụng nhiều thùng liên tiếp.

Mặc dù, thùng được chế tạo để thông thoáng không khí. Tuy nhiên, điều kiện thoáng
khí có thể không đảm bảo hoàn toàn. Vì vậy, để tránh phân hủy yếm khí gây mùi hôi,
chất hữu cơ trong thùng phân hủy ưa nhiệt cần phải được đảo trộn thường xuyên. Ruồi
lính đen sẽ giúp đảo trộn chất thải. Trong trường hợp không sử dụng ruồi lính đen, thì
có thể thường xuyên mở lắp nhỏ để cho thoáng khí.
Kết quả nghiên cứu thử nghiệm 30 mô hình của Trường Đại học Đà Lạt tại xã Xuân
Thọ cho thấy một thùng ủ vi sinh ưa nhiệt trong thời gian 8 tháng tiếp nhận được 720
chất thải hữu cơ (tương đương với 960 lít). Sau thời gian 8 tháng trọng lượng chất thải
hữu cơ giảm được 92%, thể tích giảm được 79% so với chất thải tươi. Kết quả thí
nghiệm cũng cho thấy nếu sử dụng chế phẩm EM thường xuyên thì không phát sinh
mùi hôi, không có ruồi.

1.4.4.2. Mô hình ủ vi sinh cao nhiệt để xử lý bùn thải ao nuôi cá

Để ủ phân vi sinh cao nhiệt (Thermophilic composting) bùn ao nuôi cá cần cacbon, ni
tơ, nước và oxy với tỉ lệ thích hợp, trong đó nhiệt độ lên đến 65 oC. Tuy nhiên, trong
quá trình ủ nếu bùn ao bị thấm nước mưa hay bị phơi khô dưới nắng và gió, hoặc thiếu
sự trao đổi khí bên trong thì quá trình tạo phân compost sẽ bị gián đoạn. Để giải quyết
vấn đề nêu trên có thể triển khai quá trình ủ bùn ao nuôi cá thành phân bón trong nhà
hoặc xây mái che trên luống phân compost, tuy nhiên việc này khá tốn kém. Cách làm
phân vi sinh cao nhiệt (Thermophilic composting) tốt và rẻ nhất là trộn bùn ao với rơm
rạ, bã mía, lá cây, cỏ, phân gia súc, gia cầm..., sau đó vun thành luống ngoài trời và
phủ lên trên một lớp vải đặc biệt (Ví dụ vải Toptex) còn được gọi là tấm phủ compost.
Đây là một loại vải không dệt, ngăn nước mưa thấm vào luống Compost nhưng vẫn
cho phép trao đổi không khí bên trong luống. Loại vải này khá nhẹ (mật độ riêng
khoảng 150-200g/m2), có giá thành phù hợp và có độ bền khoảng 10 năm. Mô hình
này sẽ được triển khai tại 2 hộ gia đình, công suất mỗi mô hình (luống) khoảng 500
kg. Trong trường hợp số lượng bùn nuôi cá nhiều hơn thì có thể vun thành nhiều luống
ủ.

1.5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1.5.1. Cơ quan chủ trì

Chi cục BVMT thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang

1.5.2. Đơn vị tư vấn thực hiện chính

Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC)


 Địa chỉ: 439 A9 Phan Văn Trị, Q. Gò Vấp, Tp. HCM
 Điện thoại: 08.39850540 - Fax: 08.39850541
 Chủ trì thực hiện: PGS.TS. Phùng Chí Sỹ

1.5.3. Các cơ quan, đơn vị phối hợp chính

 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang.


 Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện thị tỉnh Hậu Giang.
 UBND các xã thuộc tỉnh Hậu Giang
 UBND xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A
1.6. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

Thời gian thực hiện nhiệm vụ là 10 tháng (Bắt đầu từ tháng 02/2014, kết thúc tháng
11/2014).

Tiến độ thực hiện nhiệm vụ được tóm tắt như sau :

Thời gian (tháng)


Stt Nội dung công việc 0 0
03 04 05 06 07 08 09 10 11 12
1 2
Xây dựng và phê duyệt
01 X
đề cương
02 Tổng quan tài liệu X X
Khảo sát, đánh giá về
tình hình phát sinh phụ
03 X X
phẩm, phế thải trong
sản xuất nông nghiệp
Đánh giá tiềm năng áp
04 dụng các mô hình tăng X X
trưởng xanh vào thực tế
Triển khai áp dụng thử
nghiệm công nghệ ủ
05 X X X X X
phân vi sinh ưa nhiệt
và cao nhiệt
Đánh giá hiệu quả của
04 mô hình tăng trưởng
06 xanh áp dụng và đề xuất X X X
giải pháp nhân rộng các
mô hình.
07 Tổ chức Hội thảo X
08 Tổ chức tập huấn X
09 Viết báo cáo tổng hợp X X X X
10 Nghiệm thu X

1.7. SẢN PHẢM VÀ ĐƠN VỊ SỬ DỤNG SẢN PHẨM CỦA NHIỆM VỤ

1.7.1. Sản phẩm của nhiệm vụ

Sản phẩm của nhiệm vụ bao gồm:


 Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “Khảo sát, đánh giá và triển khai thí điểm một số mô
hình tăng trưởng xanh về xử lý, tái sử dụng phụ phẩm, phế thải trong sản xuất nông
nghiệp quy mô hộ gia đình tại tỉnh Hậu Giang và đề xuất các giải pháp nhân rộng” (10
cuốn).
 Báo cáo tóm tắt (10 cuốn);
 Các báo cáo chuyên đề (01 tập bao gồm 13 báo cáo chuyên đề).
 Số liệu điều tra về tình hình phát sinh phụ phẩm, phế thải trong sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang và tiềm năng áp dụng các mô hình tăng trưởng
xanh vào thực tế (01 bộ).
 Tài liệu hướng dẫn về các mô hình tăng trưởng xanh nhằm tái sử dụng và xử lý chất
thải nông nghiệp (01 bộ).
 Kết quả áp dụng thử nghiệm 3 mô hình x 2 hộ gia đình = 06 thùng ủ phân vi sinh ưa
nhiệt công suất 5 kg phế thải nông nghiệp.
 Kết quả áp dụng thử nghiệm 01 mô hình x 2 hộ gia đình = 02 luống ủ phân vi sinh
cao nhiệt bùn ao nuôi cá công suất 500 tấn.
 01 đĩa CD ghi báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt.

Danh mục các chuyên đề của nhiệm vụ được trình bày như trong bảng 1.1.

Bảng 1.1: Danh mục các chuyên đề

Stt Tên chuyên đề Ký hiệu Số trang


1 Xác định hệ số phát thải phụ phẩm/chất thải rắn cho 5 CĐ1 21
nhóm cây trồng chủ lực của tỉnh Hậu Giang
2 Xác định tổng khối lượng phụ phẩm, phế thải trồng trọt CĐ2 17
phát sinh đối với 5 nhóm cây trồng chủ lực của tỉnh Hậu
Giang
3 Đánh giá ảnh hưởng của phụ phẩm, chất thải trồng trọt CĐ3 12
tới môi trường và sức khỏe nhân dân tại Hậu Giang
4 Xác định hệ số phát thải phụ phẩm/chất thải rắn cho 6 CĐ4 22
nhóm vật nuôi chủ lực của tỉnh Hậu Giang.
5 Xác định tổng khối lượng phụ phẩm, phế thải chăn nuôi CĐ5 16
và thủy sản phát sinh đối với 6 nhóm vật nuôi chủ lực
của tỉnh Hậu Giang
6 Đánh giá ảnh hưởng của phụ phẩm, chất thải chăn nuôi CĐ6 20
và thủy sản tới môi trường và sức khỏe nhân dân tại Hậu
Giang.
7 Xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá tính khả thi của CĐ7 37
các mô hình tăng trưởng xanh vào thực tế nhằm xử và
tái sử dụng phụ phẩm, phế thải trồng trọt trên địa bàn
tỉnh Hậu Giang.
8 Phân tích, đánh giá tiềm năng áp dụng các mô hình tăng CĐ8 13
trưởng xanh vào thực tế nhằm xử lý và tái sử dụng phụ
phẩm, phế thải trồng trọt trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
9 Xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá tính khả thi của CĐ9 14
các mô hình tăng trưởng xanh vào thực tế nhằm xử và
tái sử dụng phụ phẩm, phế thải chăn nuôi trên địa bàn
tỉnh Hậu Giang.
10 Phân tích, đánh giá tiềm năng áp dụng các mô hình tăng CĐ10 13
trưởng xanh vào thực tế nhằm xử lý và tái sử dụng phụ
phẩm, phế thải chăn nuôi, bùn ao nuôi cá trên địa bàn
tỉnh Hậu Giang
11 Xây dựng hướng dẫn áp dụng thử nghiệm 03 mô hình ủ CĐ11 23
vi sinh ưa nhiệt phế thải nông nghiệp, rác hữu cơ và 01
mô hình ủ vi sinh cao nhiệt bùn ao nuôi cá tại xã Thạnh
Stt Tên chuyên đề Ký hiệu Số trang
Xuân, huyện Châu Thành A và đánh giá hiệu quả của
mô hình (trong hướng dẫn sẽ nêu rõ vị trí lựa chọn,
khoảng cách đặt mô hình để hạn chế mùi hôi).
12 Đánh giá hiệu quả kinh tế kỹ thuật và môi trường của CĐ12 37
mô hình ủ vi sinh ưa nhiệt phế thải nông nghiệp, rác hữu
cơ và ủ vi sinh cao nhiệt bùn ao nuôi cá.
13 Đánh giá tiềm năng áp dụng mô hình ủ vi sinh ưa nhiệt CĐ13 20
phế thải nông nghiệp, rác thải hữu cơ và ủ vi sinh cao
nhiệt bùn ao nuôi cá tại Hậu Giang và đề xuất giải pháp
nhân rộng các mô hình.

1.7.2. Đơn vị sử dụng sản phẩm của nhiệm vụ

 Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang;


 Chi cục BVMT tỉnh Hậu Giang;
 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang;
 Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện/thị;
 UBND xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A;
 Các hộ dân trên địa bàn xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang.
CHƯƠNG 2:
TỔNG QUAN VỀ CÁC MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG XANH TRONG VÀ
NGOÀI NƯỚC CÓ THỂ ÁP DỤNG NHẰM XỬ LÝ VÀ TÁI SỬ DỤNG
PHỤ PHẨM, PHẾ THẢI TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP QUY MÔ
HỘ GIA ĐÌNH TẠI CÁC KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HẬU GIANG

2.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VỀ CÁC MÔ
HÌNH XỬ LÝ VÀ TÁI SỬ DỤNG PHỤ PHẨM, PHẾ THẢI TRONG SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP QUY MÔ NHỎ

Trong quá trình sản xuất nông nghiệp hay chế biến nông sản, bên cạnh những sản
phẩm chính, dù muốn hay không cũng còn có những phần sản phẩm phụ khác. Chẳng
hạn khi trồng lúa, ngoài hạt lúa thu hoạch được, còn có rơm, gốc rạ; khi xay lúa, ngoài
gạo, còn có tấm, cám, trấu, bụi,…Khối lượng phụ phẩm này rất lớn, riêng đối với các
loại cây ngũ cốc, phần ăn được chỉ chiếm phân nửa hay một phần ba khối lượng.
Những phụ phẩm này thực sự là nguồn tài nguyên phong phú và có giá trị; có thể được
sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau và tạo thêm giá trị, thu nhập cho nông dân, nếu
không, chúng có thể gây nên ô nhiễm môi trường. Việc sử dụng tốt hơn các nguồn phụ
phẩm này sẽ góp phần làm tăng thu nhập cho nông dân và tăng thu nhập/ha đất nông
nghiệp.

Với đặc điểm là những chất hữu cơ, các loại phụ phẩm nông nghiệp có thể được sử
dụng theo những mục đích sau:
 Sản xuất thức ăn chăn nuôi;
 Làm nguyên liệu cho ngành nghề tiểu thủ công, cho công nghiệp;
 Làm chất đốt;
 Sản xuất Biogas và điện năng;
 Làm phân hữu cơ,…

Diện tích đất canh tác nông nghiệp trên thế giới hiện nay là 1.450 triệu ha, bình quân
diện tích đất canh tác trên đầu người là 0,3 ha/người, nhưng mức chênh lệch giữa các
Châu lục và giữa các quốc gia là rất lớn, phụ thuộc vào qũy đất và mật độ dân số.
Quốc gia có diện tích đất canh tác trên đầu người lớn nhất là Oxtraylia: 3 ha/người,
tiếp đến là Canada: 1,85 ha/người, Mỹ: 0,8 ha/người, thấp nhất là Nhật bản: 390
m2/người, Hàn Quốc: 500 m2/người, Việt Nam: 504 m2/người. (Nguồn FAO -
UNESCO)

Hiện nay, xu hướng thế giới đang quan tâm đến vấn đề chuyển hóa sinh khối thực vật,
đặc biệt là phụ phẩm nông nghiệp thành các dạng lưu trữ năng lượng. Dưới đây là
bảng tổng hợp các hình thức chuyển hóa sinh khối thành năng lượng phổ biến trên Thế
giới:
Bảng 2.2: Chuyển hóa sinh khối thành năng lượng

Loại hình Sản xuất năng lượng


Kỹ thuật Phụ phẩm nông nghiệp
chuyển hóa hoặc nhiên liệu
Sản xuất nhiên Hóa học Bã, bã đậu, dầu thực vật Dầu sinh học
liệu sinh học thải
Đốt Hóa nhiệt CTR nông nghiệp, các loại Nhiệt độ, hơi nước,
CTR điện
Sản xuất cồn Sinh hóa Đường hoặc bột, dăm bào, Cồn Ethanol
Ethanol (hiếu khí) lúa, bắp,..
Khí hóa Hóa nhiệt CTR nông nghiệp, các loại Khí có hàm lượng Btu
CTR thấp – trung bình
Sản xuất methal Hóa nhiệt CTR nông nghiệp, các loại Methal
CTR
Nhiệt phân Hóa nhiệt CTR nông nghiệp Nhiên liệu tổng hợp
(dầu thô), than
Nguồn: Báo cáo “Nguồn tài nguyên từ phụ phẩm nông nghiệp – Tổng hợp công nghệ
xử lý” – của UNEP

2.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới về các mô hình xử lý và tái sử
dụng phụ phẩm, phế thải trồng trọt

2.1.1.1. Tận dụng phụ phẩm, phế thải trồng trọt để chế biến thành thực phẩm cho
con người

Về chế biến thành thực phẩm cho con người có thể nêu ra sau đây vài ví dụ: Rơm, rạ,
mùn cưa, dây đậu…có thể được dùng để ủ nấm ăn, đây là loại thức ăn bổ dưỡng. Xã
hội càng phát triển, nhu cầu về loại thực phẩm này càng nhiều, các nhà dinh dưỡng và
y học cho rằng ăn nấm có lợi cho sức khoẻ; một số loại nấm có thể dùng làm dược liệu
như nấm linh chi (Theo Nguyễn Lân Dũng, Công nghệ nuôi trồng nấm, tập 2, Nhà
xuất bản Nông nghiệp, 2010).

Cả thế giới mỗi năm sản xuất được gần 30 triệu tấn nấm, trong đó riêng Trung Quốc
đạt trên 20 triệu tấn. Những năm 1960 vùng lãnh thổ Đài Loan xuất khẩu nấm đạt 100
triệu USD/năm và lấy việc phát triển sản xuất nấm làm đột phá trong ngành nông
nghiệp. Từ năm 1980 đến nay, một số tỉnh ở Trung Quốc như Phúc Kiến coi nấm là
cây làm giàu. Phúc Kiến có khoảng 04 triệu người chuyên trồng nấm (chiếm trên 10 %
dân số) (Theo Đinh Xuân Linh, Công nghệ sinh học thực vật, Viện Di truyền nông
nghiệp, 2013)

Pakistan có tổng diện tích là 796.095 km, trong đó diện tích đất canh tác chiếm 27,7%
diện tích đất nông nghiệp, dân số 130 triệu. Nền nông nghiệp Pakistan trực tiếp và gián
tiếp nuôi sống hơn 70% dân số, cung cấp nguyên liệu thô cho các ngành công nghiệp
lớn như dệt, đường và chiếm 50% tổng thu nhập quốc dân. Thu nhập bình quân của
các gia đình ở nông thôn thấp hơn thành thị khoảng 20%. Quy mô trang trại hộ nông
dân của Pakistan lớn nhất Nam Á, số hộ nông dân ở Pakistan có 3 10 ha chiếm 29%
tổng số hộ và 39% diện tích đất canh tác, số hộ có 10 ha đất trở lên chiếm 7% số hộ và
chiếm 40% diện tích đất canh tác. Chất thải trồng trọt chủ yếu là rơm được người nông
dân sử dụng làm cơ chất cho việc trồng nấm. (Theo Ayesha Tahir và Sonila Hassan,
Nghiên cứu tính khả thi kinh tế của sản xuất nấm quy mô nhỏ tại Pakistan, Tạp chí
nông nghiệp Pakistan số 26, 2013)

2.1.1.2. Tận dụng phụ phẩm, phế thải trồng trọt để chế biến thức ăn chăn nuôi

Trong trồng trọt, rơm, thân cây bắp, dây đậu…có thể được dùng làm thức ăn cho trâu,
bò. Nếu ủ rơm với urea theo tỷ lệ 4% trọng lượng hay mật rĩ đường còn làm tăng giá
trị dinh dưỡng cho gia súc. Cám, tấm từ lâu đã được dùng chế biến thức ăn chăn nuôi.

Tại Châu Âu, các phế thải trong trồng trọt điển hình của các nước chủ yếu là cây lúa
mì, thân cây ngô. Sau thu hoạch các loại phế thải này được thu gom tập trung vào kho
bảo quản hoặc đưa về một chỗ làm thức ăn dự trữ chăn nuôi gia súc. Một số ít phế thải
được đốt tại đồng, làm phân bón cải tạo đất.

Tại Pakistan, chất thải trong trồng trọt ở đây đa số được dùng làm thức ăn chăn nuôi
gia súc, làm phân bón, làm chất đốt trong sinh hoạt, trong đó có 95% sản lượng rơm
được dùng để làm thức ăn cho chăn nuôi gia súc.

Hiê ̣n nay, phương pháp được ứng dụng phổ biến và tiê ̣n lợi hơn là sử dụng phương
pháp sinh học (sản sinh acid lactic nhờ hoạt đô ̣ng phân giải đường của vi khuẩn). Ưu
điểm chủ yếu của sự lên men là sự sản sinh acid lactic, acid propionic và giảm chi phí
hơn so với viê ̣c sử dụng các acid vô cơ để làm chua. Lợi ích đă ̣c biê ̣t khi áp dụng bổ
sung cho các loại thức ăn thô như: cỏ, cây họ đâ ̣u,…có hàm lượng đường hòa tan thấp
là làm tăng lượng chất khô, acid lactic, làm giảm đô ̣ pH và mức amoniac trong ủ chua
(Mc Donald, 1981).

Leng và Nolan (1984) đã sản xuất khối liếm urê - rỉ mật theo công thức 55% rỉ mật,
18% cám gạo, 15% urê khoáng, chất độn 12% sử dụng cho bò Zersey cho thấy: mỗi
ngày bò ăn được 530g khối liếm và lượng rơm ăn vào nhiều hơn (6,8 kg chất khô/ngày
so với đối chứng 6,4 kg chất khô/ngày) và tăng khối lượng gấp 3 lần (700 g/con/ngày
so với 220 g/con/ngày).

Theo Preston và Leng (1987), rơm xử lý bằng cách ủ urê đã làm giảm lượng thức ăn
tiêu tốn và tăng tiêu thụ rơm ủ. Ở Sri Lanka, sử dụng rơm ủ urê làm thức ăn nuôi bò
cũng đã được áp dụng (Schiere và Ibrahim, 1989).

Preston (1995) đã nghiên cứu sử dụng sản phẩm phụ khác từ mía là: ngọn, lá và rỉ mật
làm thức ăn cho động vật nhai lại.

Các nghiên cứu của Preston (1995) về nuôi bò bằng các phụ phẩm nông công nghiệp
với nguồn thức ăn là rỉ mật, hạt bông đã cho rằng: có thể sử dụng trên 70% rỉ mật (tính
theo chất khô) trong khẩu phần vỗ béo bò thịt. Rất nhiều nghiên cứu khác cũng cho
thấy có thể sử dụng rỉ mật từ 30 - 50% hoặc cao hơn trong khẩu phần, bò có thể cho
tăng khối lượng 600 - 1000 g/con/ngày.

Các nghiên cứu Chenost và Kayuli (1997), Leng (2003), Preston (1995) đã nghiên cứu
sản xuất khối liếm urê - rỉ mật, khoáng và chất độn nuôi bò tăng khối lượng bình quân
trong 100 ngày nuôi vỗ béo đạt 865,8 g/con/ngày và 921,4 g/con/ngày lần lượt ở bò cái
và bò đực, bò tiêu thụ 6 - 6,4 kg thức ăn tinh cho 1kg tăng khối lượng.

Chenost và Kayuli (1997) cho rằng tác động chính của biện pháp dùng urê phụ phẩm
và thức ăn nhiều xơ sẽ gia tăng hệ số tiêu hóa 8 - 12 đơn vị, tăng lượng thức ăn nitơ
lên 2 lần, năng lượng thức ăn ăn được lên 25 - 50% và tăng giá trị dinh dưỡng của thức
ăn.

2.1.1.3. Tận dụng phụ phẩm, phế thải trồng trọt làm nguyên liệu cho ngành tiểu thủ
công và công nghiệp

Theo Mehmet Akgul và các cộng sự, thân cây ngô được xem như là một phế phẩm
nông nghiệp sau thu hoạch, có thể được sơ chế, sau đó trộn với bột gỗ sồi theo tỉ lệ
thích hợp để sản xuất ra loại ván ép cao cấp MDF. Ngoài ra, việc trộn thêm bột sợi ngô
vào trong nguyên liệu, không những làm giảm lượng bột gỗ từ đó làm giảm chi phí sản
xuất, mà còn làm tăng độ bền và tính chất cơ lý của sản phẩm so với chỉ có thành phần
bột gỗ. Theo nhà nghiên cứu vải sợi Yiqi Yang tại Đại học Lincoln, bang Nebraska,
Mỹ, chúng ta có thể tách các sợi rơm bằng một hỗn hợp enzyme và alkaki. Các máy
dệt sau đó sẽ dệt sợi thành vải. Loại vải này trông bề ngoài và khi sờ vào có cảm giác
giống cotton hay vải lanh. Chi phí sản xuất khoảng 50 cent mỗi pound, trong khi vải
cotton hiện được bán với giá khoảng 60 cent một pound. (Theo Trần Thị Quỳnh,
Nghiên cứu đánh giá tiềm năng và phương án công nghệ sử dụng năng lượng sinh
khối các phụ phẩm nông nghiệp, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009).

Tại Thái Lan và Indonesia cũng như nhiều nước sản xuất gạo trên thế giới, rơm rạ là
mặt hàng phế phẩm sau khi thu hoạch giờ đây đã đưa lại một số tiền nhất định cho
nông dân địa phương. Tro rơm rạ sau khi đốt để phát điện được bán lại cho các nhà
máy xi măng, các nhà máy đó dùng tro này để làm chất trộn lẫn với xi măng không
gây hại cho môi trường (hay còn gọi là sản phẩm thân thiện với môi trường) với giá rẻ
hơn. Gọi là sản phẩm thân thiện với môi trường vì việc sản xuất xi măng ngày nay
đang góp 4% vào việc gây ra hiệu ứng nhà kính nên việc sản xuất xi măng giảm đi là
giảm được một phần đáng kể của nguy cơ này. (Theo Nikolaisen. L và Nielsen. C, Sản
xuất năng lượng từ rơm rạ, Cơ quan năng lượng Đan Mạch, Copenhagen, 1998).

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong bê tông nếu thêm tro vỏ trấu sẽ cứng chắc hơn và
có khả năng chống xâm thực cao hơn. Nếu như sử dụng tro vỏ trấu thay thế 20% xi
măng, thì sẽ mang lại hiệu quả rất cao cho bê tông. Tận dụng tất cả nguồn vỏ trấu ở
Mỹ thì có thể thu được lượng tro vỏ trấu là 2.1 triệu tấn/ năm. Trên thực tế, đối với
những quốc gia đang phát triển tiêu thụ lúa gạo và bê tông rất lớn như Trung Quốc, Ấn
Độ... tiềm năng phát triển của tro vỏ trấu là rất lớn. (Theo Đặng Việt Hòa, Nghiên cứu
thiết kế và chế tạo máy nghiền rơm trong dây chuyền sản xuất viên nhiên liệu, Viện
nghiên cứu thiết kế chế tạo máy nông nghiệp, Hà Nội, 2010).

Ấn Độ là một nước có sản lượng nông nghiệp tương đối cao nên những phụ phẩm sau
thu hoạch, phế thải nông nghiệp rất nhiều. Tuy nhiên Ấn Độ đã có một trong nhiều
biện pháp tận dụng, tái sử dụng phế thải trồng trọt như tận dụng rơm làm ván xây
dựng, vật liệu cách điện, làm đệm lót bao bì đóng gói. Ngoài ra, trấu còn được dùng
làm nguyên liệu sản xuất axít pripionic, phenol, cresol, glucose, silicol carbire. Ấn Độ
còn sử dụng trấu cho việc sản xuất phụ gia xi măng. (Theo Vũ Thị Bách, Nghiên cứu
tận dụng phế thải nông nghiệp làm vật liệu xây dựng, Đại học Kỹ thuật Công nghệ
Thành phố Hồ Chí Minh, 2010)

Hàng năm, ngành công nghiệp luyện kim Trung Quốc sử dụng 10.000 tấn rơm làm vật
liệu cách nhiệt. Có tới 50% sản lượng rơm của Trung Quốc được sử dụng làm nguyên
vật liệu sản xuất giấy. Trung Quốc còn khai thác cám làm nguyên liệu sản xuất các
hoạt chất sinh học cao như: oryzanol, inositol, calcium phytate, phytin, sáp, cồn
methyl. Sáp cám gạo đặc biệt thích hợp cho công nghiệp giấy, giấy than, xi đánh giầy,
phụ gia bảo quản hoa tươi, nên Trung Quốc đã ứng dụng cám cho những công việc
này. Ngoài ra 30% sản lượng cám gạo hàng năm còn được sử dụng làm nguyên liệu
chế biến dầu cám. Trung Quốc cũng đang nghiên cứu nhằm thu hoạch toàn bộ sinh
khối của cây ngô để làm nguyên liệu cho công nghiệp lên men sản xuất đường, cồn.
(Theo Thomas A. Rymsza và cộng sự, Ứng dụng phụ phẩm nông nghiệp trong sản
xuất giấy và bột giấy, Tạp chí Công nghiệp Sản xuất giấy Hoa Kỳ số 247, Nevada,
Hoa Kỳ, 2009)

2.1.1.4. Tận dụng phụ phẩm, phế thải trồng trọt sản xuất nhiên liệu, năng lượng

Hiện nay các nước trên thế giới thải ra khoảng 5,1 tỉ tấn chất thải nông nghiệp. Con số
này tương đương khoảng 75 EJ (1 EJ = 10 18 J) hay 15% nhu cầu năng lượng chính của
thế giới (500 EJ). (Theo Thống kê sử dụng năng lượng thế giới, IEA, 2010).

Vỏ hạt bắp (ngô) trước chỉ dùng làm thức ăn chăn nuôi, nay với tiến bộ kỹ thuật, người
ta có thể tách ra từ sợi vỏ hạt bắp các loại đường, lipid và protein quí làm nguyên liệu
cho ngành sản xuất cồn (ethanol) làm xăng sinh học, và đặc biệt là mỹ phẩm có giá trị
kinh tế rất cao; tương tự, xác khoai mì (sắn) trước chỉ dùng làm thức ăn chăn nuôi, nay
với tiến bộ kỹ thuật vi sinh và lên men, người ta có thể ủ để sản xuất cồn ethanol,….
(Theo Charles E.Wyman, Sổ tay giới thiệu Ethanol sinh học, Taylor & Francis, 1996)

Phòng thí nghiệm năng lượng tái tạo quốc gia (NREL) và Bộ năng lượng Mỹ (DOE)
nghiên cứu việc sử dụng thân cây ngô làm nhiên liệu cho sản xuất ethanol tại Iowa
(Mỹ). Tiến sỹ Sasha Keersiteng thuộc Đại học Twente nghiên cứu phương pháp mới
để có thể chiết xuất nhiên liệu sinh học với hiệu quả cao và giá thành thấp từ phế liệu
nông lâm nghiệp bằng cách sử dụng các phế liệu nông lâm nghiệp như rơm khô và
cây. (Theo M.Roehr, Công nghệ sản xuất Ethanol sinh học: cổ điển và tương lai,
WILEY-VCH Verlag GmbH, 2001).

Tại Thái Lan, theo ước tính, nếu tận dụng được hết lượng bã mía có thể sản sinh ra
năng lượng tương đương 8.400 GWh, và trấu là 5.000 GWh, nhưng hiện tại mới chỉ
sản xuất được 1.000 GWh mỗi năm nhờ cả hai phụ phẩm này. Hiện tại, chính phủ Thái
Lan đang đưa ra kế hoạch để có thể tăng gấp đôi lượng điện được sản xuất từ phụ
phẩm nông nghiệp trong thời gian sắp tới, và ước tính điều này có thể cung cấp 25%
tổng nhu cầu về điện trên toàn Thái Lan. Nhà máy sản xuất điện năng từ phụ phẩm
nông nghiệp ở Thái Lan dự tính sẽ là tiết kiệm được 88.000 tấn than đá hay 59 triệu lít
chất đốt là dầu. (Theo Báo cáo thường niên tình hình sử dụng năng lượng trên thế
giới năm 2009, IEA, 2010).
Khí hóa sinh khối:
 Loại CTR có khả năng phân hủy thấp nhất (ví dụ trấu, vỏ hạt cà phê) có thể được
chuyển hóa dễ dàng và rẻ tiền bằng cách dùng bộ khí hóa. Giá trị kinh tế đem lại là
ngạc nhiên một cách khó tin: 01 tấn trấu sản sinh ra khí đốt hoặc than sinh học có giá
trị khoảng 300 USD, cao hơn giá 01 tấn gạo! Than sinh học được tạo ra bởi bộ khí hóa
này có khả năng giữ nước, làm tơi đất, giữ carbon, giữ các chất dinh dưỡng có trong
đất, giảm nhu cầu sử dụng phân bón và cải tạo đất (Lehmann, J và Rondon, M, 2006).
  Than sinh học làm tăng tỉ lệ Metan trong đất, giúp giảm thiểu phát thải khí Metan,
một trong những khí nhà kính làm trái đất nóng lên. Than sinh học đang được sử dụng
như một trong những phương pháp cải tạo đất và tăng sản lượng cây trồng ở nhiều nơi
trên thế giới. Một số nghiên cứu ở Campuchia cho thấy than sinh học làm từ trấu giúp
tăng sản lượng lúa lên 300% (Preliminary Trials - Bound Suy Tan, 2010). 
 Sangkhom Inthapanya, Preston và Leng đã thử nghiệm ở Lào bổ sung than sinh học
làm từ trấu vào thức ăn của bò với tỉ lệ 0,62% nhằm giảm phát thải khí metan và tăng
khả năng chuyển hóa thức ăn. Kết quả cho thấy giảm được 22% khí metan. Bổ sung
thêm nitrat, kết quả đạt 44%, đồng thời trọng lượng bò tăng 25%. Bộ khí hóa cũng có
thể được thiết kế như một bếp lò để đun nấu tại các hộ gia đình nông thôn hoặc tại các
nhà hàng, thay thế cho bếp củi và than tổ ong là những nguồn gây ô nhiễm không khí
trong nhà rất nguy hại. Khí hóa 3 kg vỏ trấu cho ra nhiệt lượng tương đương với 1 lít
dầu diesel. Ngoài ra lượng trấu này còn cho ra 1-1,5 kg than sinh học.

2.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới về các mô hình xử lý và tái sử
dụng phụ phẩm, phế thải chăn nuôi

Phụ phẩm nông nghiệp đều là dạng dự trữ năng lượng nên có thể được dùng để sản
xuất năng lượng sinh học: phân gia súc, dư thừa thực vật có thể được dùng sản xuất
khí sinh học (Biogas), Biogas có thể dùng để đốt trực tiếp để nấu nướng hoặc làm gas
đốt cho máy phát điện. Các kỹ sư cơ khí đã điều chỉnh được động cơ Diesel để chạy
được bằng Biogas, đó là thuận lợi rất tốt để kinh doanh năng lượng ở nông thôn, nhất
là ở các vùng sâu, vùng xa. Ngày nay, do dịch bệnh phát triển ngành chăn nuôi đang
có xu hướng tập trung vào những vùng xa dân cư, đó lại là điều kiện tập trung nguồn
chất thải từ gia súc để sản xuất Biogas và phát điện; vừa giải quyết vấn đề môi trường,
vừa tăng thu nhập cho nhà chăn nuôi. Năng suất sinh khí methane (CH 4) của một số
phụ phẩm nông nghiệp như bảng 2.2.

Bảng 2.3: Năng suất sinh khí methane (CH4) của một số phụ phẩm nông nghiệp

Stt Loại vật liệu Năng suất Metan (lít/kg) Tỷ lệ CH4 (%)
1 Phân bò 180 -250 60 – 70
2 Phân heo 210 – 300 58 – 60
3 Phân gia cầm 350 – 400 58 – 65
4 Cây, cỏ xanh 250 – 450 55 – 62
5 Rơm 150 – 180 60 – 62
6 Xác trái cây ép 300 – 450 60 – 65
Nguồn: Renjie Dong, Cung cấp năng lượng và bảo vệ môi trường trong phát triển
nông thôn, 2007.
Theo Van Dyne và Gilberton (1978) thì lượng phân từ chăn nuôi là một nguồn tài
nguyên có giá trị có thể được sử dụng bổ sung hoặc thay thế phân bón vô cơ. Nó cũng
có thể được sử dụng để sản xuất năng lượng hoặc các mục đích khác. Nếu nguồn tài
nguyên này sử dụng không hiệu quả có thể dẫn đến sự lãng phí phân bón và chất dinh
dưỡng, phát sinh ô nhiễm từ việc xử lý và lưu trữ không đúng cách.

2.1.2.1. Tận dụng phụ phẩm chăn nuôi để ủ phân

Theo nghiên cứu của trường Đại học Nebraska-Lincoln, bang Nebraska, USA, thì
trong một tấn phân chuồng đã có chứa khoảng 12 kg Nitơ, và 25% trong số này cây
trồng có thể hấp thụ được ngay lập tức. Người ta cùng tính rằng trong một hecta đất
cần 35 tấn phân chuồng, cây trồng có thể hấp thụ trực tiếp được khoảng 105 kg Nitơ.
Nếu lượng Nitơ đó là phải mua thì chi phí sẽ cần là 68$/ha (2008), nhưng đó mới chỉ
tính Nitơ, trong phân còn cung cấp cho cây nhiều thành phần dinh dưỡng khác như
Phốt pho, kẽm, lưu huỳnh, đó là những thành phần mà mà phân bón hóa học không có
hoặc thường rất đắt và phức tạp, do đó cũng cần phải mất thêm 127,40$ cho mỗi ha
nếu phân phải mua ở mức tương đương.

Theo Đại học mở Ohio, USA (2010), việc sử dụng phân động vật là một sử dụng thay
thế hiệu quả vì chi phí thường thấp hơn và mang lại hiệu quả dinh dưỡng tốt hơn cho
cây so với sử dụng phân bón hóa học. Ngoài ra, phân động vật có thể cải thiện được
khả năng trồng trọt của đất, tăng khả năng giữ nước, giảm bớt xói mòn, thúc đẩy sự
phát triển của vi sinh vật có lợi trong đất. Tuy nhiên, khi sử dụng phân động vật làm
phân bón có các lưu ý sau:
 Đảm bảo cây sử dụng được tối đa các chất dinh dưỡng trong phân được bón cho
cây.
 Giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm nguồn nước.

Vì trong phân chuồng, lân (P) là chất dinh dưỡng cần có mối quan tâm lớn nhất. Phốt
pho khi không được sử dụng hết có thể được cuốn theo nước mưa để đi vào các dòng
chảy nước mặt, tại đây, khi nồng độ Phốt pho tăng cao có thể dẫn đến hiện tượng phú
dưỡng hóa, gây ô nhiễm nguồn nước. Do đó cần quản lý chặt chẽ lượng Phốt pho có
sẵn trong phân để có phương pháp bón và quản lý tốt.

2.1.2.2. Tận dụng phụ phẩm chăn nuôi để sản xuất năng lượng

Theo Cơ quan năng lượng quốc tế IEA, năng lượng sinh học (Biogas và sinh khối) có
khả năng đáp ứng hơn một phần tư nhu cầu thế giới đối với nhiên liệu vận tải vào năm
2050.

Theo Báo cáo thường niên năm 2008 của Tổ chức Lương Nông thế giới (FAO), vào
năm 2008 trên thế giới có khoảng 1,3 tỉ con bò, 1 tỉ con cừu, 1 tỉ con lợn, 800 triệu con
dê và 17 tỉ con gà. Theo các ước tính khác nhau thì chúng phát thải ra khoảng 13 tỉ tấn
phân/năm. Lượng phân này chiếm 37% lượng methane (CH4) do con người gây ra thải
vào bầu khí quyển. Nếu sử dụng lượng lượng Methane này làm chất đốt sẽ cho ta một
nguồn năng lượng sạch, giảm đi nỗi lo về hiện tượng khí nhà kính và nóng lên toàn
cầu.
Theo Tạp chí EcoFriend, 1 pound (0,453 kg) phân bò có thể sản xuất ra được 1 foot
khối (28,3 lít) khí sinh học, lượng khí này đủ nấu ăn trong một ngày cho một gia đình
Ấn Độ từ 4 – 6 người. Một con bò trong một năm có thể sản xuất đủ phân, mà khi
chuyển đối thành khí methane có thể tương đương với 200 lít xăng.

Theo Đại học Alberta, Canada, cứ 7.500 gia súc có thể sản xuất 01 MW điện, để sản
xuất 01 MW điện từ năng lượng mặt trời cần phải tiêu tốn gần 4 triệu đô la. Ngoài ra,
để cung cấp năng lượng cho 1 triệu gia đình chỉ cần 6 triệu con bò, tương đương 6 con
bò cho mỗi nhà.

Theo chương trình Carbon-offset Terapass, nếu tất cả lượng phân gia súc chưa xử lý
tại Hoa Kỳ được tận dụng để ủ Biogas, nó sẽ giảm được lượng phát thải khí nhà kính
tương đương với 10 triệu chiếc xe hơi trên đường (dựa trên ước tính quy đổi 40 triệu
tấn CO2 tương đương methane một năm). Hoa kỳ có thể khai thác 60 triệu tấn phân
gia súc/năm để sản xuất năng lượng sinh học vào năm 2030 (UCS, 2012).

Theo tạp chí The Ecologist thì Đức là nước đi đầu trong việc sử dụng năng lượng sinh
học, trong năm 2006, Đức chiếm 70% lượng khí sinh học sản xuất trên toàn thế giới,
sinh được lượng điện 1.100 MW, đủ để cung cấp cho 1 triệu ngôi nhà. Nhưng nhà máy
ở Gothenburg, Thụy Điển là nhà máy sản xuất khí sinh học lớn nhất thế giới, với công
suất 1.600 m3 khí sinh học một giờ. Theo kế hoạch trong vài năm tới, Thụy Điển sẽ
xây dựng 200 trạm khí sinh học, chính phủ Thụy Điển hy vọng có thể giảm phát thải
được 50.000 tấn khí nhà kính, đồng thời tiết kiệm được 35 triệu lít xăng. Ngoài ra,
trong năm 2005, Thụy Điển đã đưa ra một cuộc cải cách lớn khi lượng xe sử dụng
nhiên liệu Biogas đã tăng doanh số lên 49%.

Tại vương quốc Anh, theo một nghiên cứu vủa Viện nghiên cứu khoa học xã hội
(ISIS), 11,7% nhu cầu năng lượng của Vương quốc Anh có thể được đáp ứng bằng
cách chuyển đổi 88 triệu tấn chất thải trên toàn nước Anh bằng phương pháp ủ sinh
học Biogas, giúp giảm được 15,8% lượng khí thải CO 2, cắt giảm khí thải giao thông
đến 50%.

Giáo sư Sakae Shibusawa thuộc ngành kỹ thuật nông nghiệp Trường đại học kỹ thuật
và nông nghiệp Tokyo, nói nhóm của ông đã thành công trong việc sản xuất được 11,9
gam xăng dầu từ 99,2 gam phân bò bằng cách dùng sức nén cao và hơi nóng. Công
nghệ sản xuất mới này sẽ tạo ra một lợi ích tương đối thiết thực cho người chăn nuôi,
đồng thời làm giảm thiểu một số lượng lớn chất thải từ phân động vật. Theo ước tính,
mỗi năm, Nhật Bản đã sản xuất khoảng hơn 551 tấn xăng, dầu từ công nghệ này.

2.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM VỀ CÁC MÔ
HÌNH XỬ LÝ VÀ TÁI SỬ DỤNG PHỤ PHẨM, PHẾ THẢI TRONG SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP QUY MÔ NHỎ

2.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước về các mô hình xử lý và tái sử
dụng phụ phẩm, phế thải trồng trọt

Hiện nay, ở Việt Nam có một lượng phụ phẩm nông nghiệp rất lớn hàng trăm triệu
tấn/năm từ quá trình sản xuất lúa gạo như: rơm, rạ, trấu và hàng chục triệu tấn bã mía
thường được xử lý đơn giản như:
 Sử dụng để đun nấu (với lãng phí nhiệt hơn 80%);
 Trồng nấm, linh chi, thức ăn dự trữ cho trâu bò mùa đông (lượng ít không đáng kể);
 Đa số được đốt bỏ thu tro làm phân bón. Việc đốt bỏ này gây ô nhiễm môi trường
không khí nghiêm trọng.

Theo Báo cáo quy hoạch nông nghiệp tới năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn, Việt Nam là một nước nông nghiệp, có tới 76% dân số sống bằng nghề
nông. Hiện nay, hàng năm ở Việt Nam nguồn sinh khối nông nghiệp rất lớn, ước tính
khoảng trên 60 triệu tấn. Riêng lúa, mỗi năm Việt Nam sản xuất gần 40 triệu tấn thóc,
thải ra khoảng 40 triệu tấn rơm rạ và trấu. Ngoài ra, còn có thân ngô, đậu tương, thân
lá mía và một số cây trồng khác như cao su, chè…Các chất hữu cơ trong rơm rạ và
trong đất do nhiệt độ cao khi đốt đã biến thành các chất vô cơ làm cho đồng ruộng bị
khô, chai cứng do một lượng nước khá lớn bị bốc hơi do nhiệt độ hun đốt trong quá
trình cháy rơm rạ. Đồng thời, quá trình đốt rơm rạ ngoài trời không kiểm soát được
lượng CO2 phát thải vào khí quyển cùng với CO, CH4, các NOx và một ít SO2.

Theo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011 của Tổng cục thống
kê, mỗi năm ngành nông nghiệp thải ra khoảng 40 triệu tấn rơm rạ, mùn cưa...Riêng
khâu sản xuất lúa, ở ĐBSCL mỗi năm có khoảng 23 triệu tấn rơm, 4,6 triệu tấn trấu và
2,3 triệu tấn cám được thải ra trong quá trình sản xuất, chế biến gạo.

Theo số liệu tính toán của Viện Công nghệ sau thu hoạch thì năng suất trung bình của
rơm khoảng 5,33 tấn/ha và theo điều tra thì tổng sản lượng phế thải rơm năm 2000 là
xấp xỉ 40,8 triệu tấn, lượng rơm tại các tỉnh phía Bắc khoảng gần 14 triệu tấn, ước tính
chiếm khoảng 500  600 triệu m3.

Nhìn chung hiện trạng sử dụng rơm tại Việt Nam là:
 Hơn 70% sản lượng rơm được dùng làm chất đốt sinh hoạt (đun nấu), làm chất độn
chuồng trại hoặc được đốt ngay tại đồng làm phân bón cải tạo đất nông nghiệp;
 20% sản lượng rơm được dùng làm thức ăn chăn nuôi đại gia súc;
 Gần 8% sản lượng rơm được dùng để làm ván ép và trồng nấm.

Trấu, bã mía, vỏ cà phê, vỏ đậu,…có thể được dùng làm chất đốt cho các máy phát
điện chạy bằng turbine hơi nước ở các nhà máy chế biến có quy mô vừa và lớn. Trong
bối cảnh giá nhiên liệu cao như hiện nay, đôi khi thu nhập do sản xuất điện năng từ
nguồn phụ phẩm này lại cao hơn cả nguồn thu từ chính phẩm. Trong thực tế, từ lâu
người ta đã dùng các loại phụ phẩm để làm chất đốt ở các nhà bếp thông thường; phụ
phẩm từ các nhà bếp này là tro, cũng được tiếp tục dùng làm phân bón.

Trấu: Theo số liệu thống kê của Viện Công nghệ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn, tổng sản lượng trấu cả nước năm 2000 ước tính trên dưới 6,9 triệu tấn. Trấu ở
Việt Nam thường được dùng làm chất đốt, phân bón, than hoạt tính, gas trấu.

Cám gạo: tổng sản lượng cám năm 2000 gần 2,7 triệu tấn. Các hình thức sử dụng cám
gạo phổ biến ở các nước gieo trồng lúa nước là:
 Làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi.
 Làm nguyên liệu chế biến dầu cám.
 Làm nguyên liệu sản xuất hóa phẩm, dược phẩm, xà phòng, xáp….

Cây ngô: Do hầu hết sản lượng ngô hạt được dùng làm nguyên liệu chế biến thức ăn
chăn nuôi nên cây ngô ở Việt Nam có các phụ phẩm: Thân và lá ngô, lõi ngô, lá bẹ
(bắp) ngô, râu ngô. Thân và lá ngô được dùng làm thức ăn xanh tốt để chăn nuôi gia
súc, làm chất đốt, làm nguyên liệu sản xuất nấm.

Năm 2007, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre đã phối hợp với Viện Khoa học
kỹ thuật Miền Nam tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu sử dụng vỏ trái ca cao làm
nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ sinh học chuyên dùng cho cây ca cao và thức ăn
bổ sung trong khẩu phần ăn của bò tại Châu Thành, Bến Tre.

Theo số liệu tính toán của Viện Công nghệ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
(2000) sau thu hoạch thì phế thải bã mía trong công nghệ sản xuất mía đường thu được
trên 1ha là 12,71 tấn và thống kê thu hoạch năm 2000 xấp xỉ 3,9 triệu tấn. Phế thải rỉ
đường và bùn lọc trong công nghệ sản xuất mía đường ước tính năm 2000 của cả nước
lên tới trên 500.000 tấn. Với một lượng phế thải mía đường lớn như vậy, nếu đưa ra
hướng giải quyết các chất thải này như một nguồn nguyên liệu mới và tái sử dụng cho
các mục đích khác nhau như: tạo nguồn năng lượng mới, làm nguyên liệu sản xuất
nấm, làm ván ép, làm thức ăn gia súc, sản xuất phân bón hữu cơ, sản xuất hóa chất,…
sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời góp một phần không nhỏ cho việc cải tạo
môi trường nông thôn.

Năm 2001, Phân viện Nhiệt đới và Môi trường quân sự báo cáo kết quả đề tài “Điều
tra hiện trạng và thử nghiệm nâng cao hiệu quả tái sử dụng phế thải nông nghiệp góp
phần phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường”.

2.2.1.1. Tận dụng phụ phẩm, phế thải trồng trọt để chế biến thành thực phẩm cho
con người

Chỉ cần sử dựng 10% số nguyên liệu rơm rạ trên cả nước để trồng nấm thì sản lượng
nấm đã đạt hàng trăm nghìn tấn/năm. Lượng xuất khẩu đạt 40.000 tấn trị giá 40 triệu
USD/năm. Số còn lại 60.000 tấn tiêu thụ nội địa. Như vậy, doanh thu về nấm hàng
năm đạt 100 triệu USD (tương đương với trên 2.000 tỷ đồng Việt Nam). Điều này
chứng tỏ, nghề trồng nấm đang mang lại hiểu quả kinh tế cao, vì vậy, hầu hết các tỉnh
trong cả nước đều có nghề trồng nấm. Chỉ trong vòng 15 năm trở lại đây, với sự
chuyển giao công nghệ và áp dụng khoa học kỹ thuật nên nghề trồng nấm ngày càng
phát triển mạnh mẽ. Nghề trồng nấm đối với một số hộ gia đình giờ đây không đơn
thuần chỉ là nghề phụ mà đã trở thành nguồn thu nhập chính. Quy mô sản xuất nấm rải
rác khắp 40 tỉnh/thành phố trong cả nước nhưng tập trung lớn ở hai khu vực: Đồng
bằng sông Cửu Long và sông Hồng. Một tấn rơm rạ để trồng nấm sẽ thu được 780 kg
nấm tươi, giá bán 20.000-30.000 đồng một kg. (Theo Nguyễn Lân Dũng, Công nghệ
nuôi trồng nấm, tập 2, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2010).

Theo Trung tâm Công nghệ Sinh học thực vật (Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam)
nếu dùng 100 tấn rơm khô để trồng nấm, sẽ tạo ra khoảng 30 nghìn tấn nấm (nấm sò,
nấm mỡ và nấm rơm) cho giá trị thành tiền ít nhất là trên 200 triệu đồng.
Theo Nguyễn Hữu Đồng (2002), ước tính rằng chỉ cần dùng 10% rơm rạ để sản xuất
nấm ăn trong tổng số 01 tấn rơm rạ thu được trên cả nước thì lúc này sản lượng nấm
ăn có thể đạt vài trăm ngàn tấn/năm.

2.2.1.2. Tận dụng phụ phẩm, phế thải trồng trọt để chế biến thức ăn chăn nuôi

Theo ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi, cả nước có gần 4 triệu ha
canh tác lúa mỗi năm cho phế phụ phẩm 40 triệu tấn rơm rạ, thế nhưng hầu như toàn
bộ rơm rạ đều bị nông dân đốt hết, quá lãng phí. Do vậy, Chính phủ cần phải xây dựng
một chương trình kinh tế xã hội về sử dụng phế phụ phẩm trong nông nghiệp, ngăn
cấm người dân đốt rơm rạ, và phải thúc đẩy chế biến bảo quản rơm rạ thành thức ăn
cho đại gia súc.

Năm 2013, Bộ NN&PTNT đã ra quyết định số 117/QĐ-CN-GSL công nhận tiến bộ kỹ


thuật “Xử lý rơm tươi bằng urê làm thức ăn cho trâu bò” của nhóm tác giả gồm
PGS.TS. Nguyễn Xuân Trạch (chủ trì), PGS.TS. Bùi Quang Tuấn, PGS.TS. Mai Thị
Thơm, ThS. Nguyễn Thị Tú, KS. Lê Văn Ban, KS. Nguyễn Hùng Sơn và KS. Bùi Thị
Bích. Tiến bộ kỹ thuật mới này là kết quả thực hiện đề tài cấp bộ “Xử lý và bảo quản
rơm tươi làm thức ăn cho trâu bò” mã số: B2004-32-62 của Bộ GD&ĐT đồng thời có
sự hỗ trợ của Dự án hợp tác với Na Uy NUFU 09/02 triển khai trong thời gian 2004-
2006. Kết quả nghiên cứu cho thấy kiềm hoá rơm tươi bằng urê cho phép bảo quản
được rơm không bị mốc, không bị tổn thất chất hữu cơ, làm tăng hàm lượng protein
thô, tăng tỷ lệ tiêu hoá, cho phép bò ăn được nhiều rơm hơn và cho năng suất cao hơn
so với cho ăn rơm không xử lý. Như vậy, xử lý rơm tươi bằng urê ngay sau khi thu
hoạch không những cho phép cải thiện chất lượng dinh dưỡng của rơm mà khắc phục
được những hạn chế của việc xử lý rơm khô (tốn nhiều thời gian và lao động phơi rơm
trong lúc thời vụ khẩn trương; phụ thuộc nhiều vào thời tiết; mất nhiều chất dinh
dưỡng và rơi vãi trong quá trình phơi) nên chắc chắn kỹ thuật mới này sẽ tạo điều kiện
dễ dàng hơn cho người chăn nuôi khai thác tốt nguồn phụ phẩm dồi dào này để chăn
nuôi trâu bò.

Theo Floulker và Preston, 1978 (Nguyen Thi Loc và Cs, 2000), đánh giá ngọn lá sắn
tươi là nguồn protein và xơ bổ sung vào mô ̣t khẩu phần lỏng gồm nước và rỉ mâ ̣t để vỗ
béo bò, sinh trưởng tuyê ̣t đối đạt trên 800 g/ngày.

2.2.1.3. Tận dụng phụ phẩm, phế thải trồng trọt làm nguyên liệu cho ngành tiểu thủ
công và công nghiệp

Theo Vũ Thị Bách (2010) thì lượng tro thu được sau khi đốt trấu có thể tận dụng để
phối trộn với xi măng tỉ lệ 10% trấu, tạo ra vật liệu gạch không nung đảm bảo được
chất lượng, độ bền độ nén, có thể ứng dụng vào thực tế thi công công trình xây dựng.
Nghiên cứu này giúp giảm lượng xi măng sử dụng trong công trình, vừa tận dụng được
lượng tro trấu dư thừa, từ đó làm giảm ô nhiễm môi trường do xi măng và tro trấu phát
thải ra.

Nhu cầu nghiên cứu khai thác vỏ trấu phế phẩm hiện nay thành nguyên liệu công
nghiệp sản xuất các mặt hàng giá trị cao đang được coi trọng nhằm tạo giá trị tăng
thêm cho nông dân. Aerogel vỏ trấu là một trong các mặt hàng đó, sản xuất từ loại tro
trắng, sạch. Đây là thứ bột cách nhiệt tốt nhất hiện nay, gấp 37 lần sợi thủy tinh. (Theo
Tạp chí Stinfo, số 29, 03/2011).

Công ty đường Hiệp Hòa, Long An sử dụng bã mía để sản xuất ván ép làm vật liệu nội
thất ở gia đình và công sở. Hiện nay, sản phẩm của công ty đang được người tiêu dùng
trong nước ưa chuộng và sử dụng ngày càng nhiều. Qua sử dụng, người tiêu dùng có
kết luận cho rằng sản phẩm ván ép từ bã mía Công ty đường Hiệp Hòa đạt chất lượng
không thua kém ván ép từ gỗ dăm của các nước như Thái Lan, Malaysia, Indonesia về
độ kết dính và các tiêu chuẩn khác. Do vậy lượng ván ép từ bã mía của Công ty sản
xuất từ năm 1998 và 1999 đều không đủ cung cấp cho thị trường trong nước. Tại TP.
Hồ Chí Minh có một tổng đại lý nhận bao tiêu sản phẩm ván ép từ bã mía của Công ty
đường Hiệp Hòa cho biết, số lượng ván ép thường xuyên không đủ bán. Nhờ khép kín
dây chuyền sản xuất nên hiện nay toàn bộ 125.000 tấn bã mía của nhà máy đường
Hiệp Hòa chẳng những không đủ để dùng, mà nhà máy còn phải lập một đội 50 người
chuyên đi thu mua thêm bã mía của các nhà máy khác về phục vụ cho việc sản xuất
ván ép và phấn đấu trong năm tới sẽ sản xuất từ 8000 đến 9000 m 3. (Theo Thực trạng
và xu hướng phát triển công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam đến 2010, Bộ nông nghiệp
và phát triển nông thôn, 2009)

Việt Nam có hơn 75% dân số sống bằng hoạt động nông nghiệp, trong đó có nhiều
ngành phát triển mạnh như trồng và chế biến nông sản (Ví dụ: hạt điều, cà phê,...) và
mới đây nhất là trồng và chế biến tinh bột khoai mì (củ sắn) để làm nhiên liệu cồn sinh
học. Vỏ hạt điều dùng để ép dầu, tạo sơn trong nông nghiệp, ván dăm (kết hợp với
dăm bào là kết quả nghiên cứu tạo ván dăm thông dụng từ nguyên liệu vỏ hạt điều kết
hợp với dăm gỗ của tác giả Bùi Văn Ái công tác tại Viện khoa học lâm nghiệp Việt
Nam. Quả điều tươi (phần thịt của quả điều) chủ yếu là thải bỏ và một phần rất nhỏ tạo
nguồn ngâm rượu trái điều, thức ăn gia súc, nhưng mang tính manh mún, nhỏ lẻ.

2.2.1.4. Tận dụng phụ phẩm, phế thải trồng trọt để sản xuất năng lượng

Theo Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến 2025 đã được
Thủ tướng phê duyệt, đến năm 2010, nước ta sản xuất 100.000 tấn/năm nhiên liệu sinh
học E-5 và 50.000 tấn /năm nhiên liệu diesel sinh học B-5, đảm bảo 0.4% nhu cầu
nhiên liệu trong cả nước. Đến năm 2015, sản lượng nhiên liệu bio-ethanol và bio-
diesel dự kiến sẽ tăng lên 250.000 tấn /năm với mục tiêu sản xuất 5 triệu tấn /năm E-5
và B-5, đáp ứng được 1% nhu cầu xăng của cả nước.

Theo báo cáo của nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Dầu khí Việt Nam và Đại học
Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh công bố tại Hội nghị Khoa học Công nghệ ngành
Dầu khí năm 2013, Việt Nam có thể sản xuất được 31 triệu tấn dầu sinh học (bio
oil)/năm từ rơm rạ - một trong những phụ phế phẩm của sản xuất nông nghiệp hiện
vẫn chủ yếu được nhà nông đốt bỏ sau thu hoạch. Cùng với nguyên liệu rơm rạ, các
nhà khoa học cũng thực hiện nhiệt phân nhanh các phụ phẩm nông nghiệp khác như bã
mía, lõi ngô, trấu và cũng thu được các kết quả khả quan tương tự.

Nhà máy đường Biên Hòa, có tổng công suất 5.000 tấn mía/ngày. Mỗi năm, sản lượng
mía cây là 600.000 – 750.000 tấn, tương đương 174.000 – 217.500 tấn bã mía, mỗi
ngày đường Biên Hòa có thể bán ra lưới điện quốc gia tới 288MW điện, chưa kể lượng
điện tự cung cấp để vận hành nhà máy. Nhà máy đường Bourbon (Tây Ninh) có công
suất 8.000 tấn mía/ngày, tương đương lượng bã mía thải ra là 2.8000 tấn/ngày. Với
560MW điện.ngày được tạo ra, nhà máy chỉ tiêu thụ 210MW.ngày để vận hành nhà
máy, còn lại 350MW.ngày bán ra lưới điện quốc gia. Công ty đường Ninh Hòa (Khánh
Hòa), mỗi ngày chế biến 3.000 tấn mía cây nhưng không cần phải dùng điện lưới.
Toàn bộ nhu cầu điện của nhà máy được đáp ứng nhờ tổ máy nhiệt điện công suất
6MW, nhiên liệu đốt lò hơi là bã mía. Công ty đường Sóc Trăng cũng sử dụng bã mía
để sản xuất điện với nguồn điện năng mỗi giờ được 3MW. (Theo Báo cáo thường niên
của Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), 2013)

Theo báo cáo của nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Dầu khí Việt Nam và Đại học
Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh công bố tại Hội nghị Khoa học Công nghệ ngành
Dầu khí năm 2013, Việt Nam có thể sản xuất được 31 triệu tấn dầu sinh học (bio
oil)/năm từ rơm rạ - một trong những phụ phế phẩm của sản xuất nông nghiệp hiện
vẫn chủ yếu được nhà nông đốt bỏ sau thu hoạch. Cùng với nguyên liệu rơm rạ, các
nhà khoa học cũng thực hiện nhiệt phân nhanh các phụ phẩm nông nghiệp khác như bã
mía, lõi ngô, trấu và cũng thu được các kết quả khả quan tương tự.

2.2.1.5. Tận dụng phụ phẩm, phế thải trồng trọt để sản xuất phân bón

Theo nghiên cứu của Trần Thị Ngọc Sơn và các cộng sự (2010) thì chế phẩm
Trichoderma có hiệu quả xử lý rơm rạ nhanh trên đồng ruộng, phù hợp với điều kiện
canh tác ở ĐBSCL, làm giảm tỷ lệ C/N trong rơm rạ còn 20,4 đến 21,4 và gia tăng
hàm lượng NPK. Xử lý rơm rạ bằng chế phẩm góp phần giảm khoảng 30% NPK phân
hóa học và gia tăng năng suất lúa cũng như tăng hiệu quả kinh tế trồng lúa và cải thiện
độ phì nhiêu đất. Các mô hình cho năng suất lúa và lợi nhuận kinh tế cao hơn so với
canh tác theo nông dân, bình quân năng suất tăng 3,9-4,45% vào vụ Đông Xuân và
1,43-3, 9% vào vụ Hè Thu và lợi nhuận tăng tương ứng 13,5-15,2% và 10,3-19,1%. Tỷ
suất lợi nhuận trong mô hình khuyến cáo cao hơn canh tác của nông dân từ 22,2-
42,7%.

Theo GS.TS. Mai Văn Quyền trong “Đánh giá hiện trạng hiệu quả sử dụng phân bón
và đề xuất biện pháp để nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón cho cây trồng ở Việt
Nam đến năm 2020”, chúng ta cần tái sử dụng tối đa phế phụ phẩm nông nghiệp, nhất
là rơm rạ, thân lá ngô, đậu tương, phế phụ phẩm nhà máy đường…để bón lại cho đất.
Nếu tái sử dụng phế phụ phẩm bón cho đúng cây trồng thì chúng ta có thể tiết kiệm ít
nhất là 15-20% phân bón, trong khi chúng ta đang đốt bỏ khoảng 40 triệu tấn rơm rạ,
chứa khoảng 100.000 tấn N và 50.000 tấn P 2O5, tương đương với trên 230.000 tấn urê
và khoảng 350.000 tấn SSP. Đó là chưa kể 300 - 400.000 tấn K 2O, ngoài ra còn có
nhiều nguyên tố trung và vi lượng khác.

Tuy nhiên, việc tái sử dụng các phế phụ phẩm nông nghiệp ở Việt Nam còn rất hạn
chế. Theo TS. Cao Việt Hưng, Cục Trồng trọt cho biết, hiện nay nhu cầu sử dụng phân
phân bón hữu cơ tại Việt Nam là rất lớn, ước tính khoảng 13 triệu tấn/năm trong khi
công suất sản xuất của các nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ trong nước chỉ đạt 500
nghìn tấn/năm, rất thấp so với nhu cầu. Trong khi đó chỉ tính riêng một số cây trồng
chính như lúa, ngô, mía mỗi năm có khoảng 50 triệu tấn phế phụ phẩm.
Theo điều tra của Viện Công nghệ, việc tồn trữ thân, lá ngô, lõi ngô, và lá bẹ ngô có
nhiều khó khăn, dễ bị ẩm ướt và mục thối, do đó một phần sản lượng đáng kể được
dùng làm phân bón. Ngoài ra, để tận dụng triệt để nguyên liệu tạo thành chu trình sử
dụng tài nguyên khép kín, bên cạnh việc sử dụng bã mía trồng nấm thì bã thải của nó
được dùng làm phân vi sinh bón trở lại cho cây mía và một số cây nông nghiệp khác.
Vì thành phần bã thải có chứa N, P, K nhất định nên sau khi thu hoạch nấm bã thải
được bổ sung thêm một số vi lượng rồi cho lên men 7 ngày, sau đó mang bón ruộng sẽ
đạt hiệu quả cao.

Theo ông Nguyễn Thế Tiền, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Di Linh (Lâm Đồng)
cho biết, gần đây nông dân trong huyện đã tự làm chủ được quy trình ủ phân vi sinh
hữu cơ từ phụ phế phẩm thân, lá, vỏ cà phê. Từ đó, góp phần tăng độ phì cho đất, tăng
năng suất cây trồng, giảm bớt đầu tư, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

2.2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước về các mô hình xử lý và tái sử
dụng phụ phẩm, phế thải chăn nuôi

Trong lĩnh vực chăn nuôi, hiện trên cả nước đã có trên 500 nghìn công trình khí sinh
học sản xuất ra khoảng 450 triệu m 3 khí gas/năm, tiềm năng sẽ giảm khoảng 22,6 triệu
tấn CO2 và tiết kiệm khoảng 1.200 tỷ đồng chất đốt/năm. Theo ThS. Nguyễn Quỳnh
Hoa, Cục chăn nuôi, với gần 100 triệu tấn chất thải chăn nuôi thải ra mỗi năm nhưng
việc xử lý nguồn chất thải này đến nay còn quá khiêm tốn.

Các phụ phẩm chăn nuôi có thể tận dụng vào các mục đích như:
 Ủ phân cung cấp chất dinh dưỡng cho đất, phục vụ sản xuất nông nghiệp;
 Làm nguyên liệu sản xuất Biogas.

2.2.2.1. Tận dụng phụ phẩm chăn nuôi để sản xuất phân bón

Phân chuồng là loại phân do gia súc thải ra. Chất lượng và giá trị của phân chuồng phụ
thuộc rất nhiều vào cách chăm sóc, nuôi dưỡng, chất liệu độn chuồng và cách ủ phân.

Trung bình mỗi đầu gia súc nuôi nhốt trong chuồng, sau mỗi năm có thể cung cấp một
lượng phân chuồng (kể cả độn) như sau:
 Lợn: 1,8 – 2,0 tấn/con/năm;
 Dê: 0,8 – 0,9 tấn/con/năm;
 Trâu bò: 8,0 – 9,0 tấn/con/năm;
 Ngựa: 6,0 – 7,0 tấn/con/năm.

Trong 10 tấn phân chuồng có thể lấy ra được một số nguyên tố vi lượng như sau:
 Bo: 50 – 200 g; Mn: 500 – 2000 g; Co: 2 – 10 g;
 Cu: 50 – 150 g; Zn: 200 – 1000 g; Mo: 2 – 25 g.
Độn chuồng: Độn chuồng vừa có tác dụng giữ ấm, tạo điều kiện khô ráo cho gia súc,
vừa tăng thêm khối lượng phân. Vì vậy chất độn chuồng cần có tác dụng hút nước
phân, nước giải, giữ đạm và tăng cả khối lượng lẫn chất lượng phân chuồng. Cần chọn
chất độn chuồng tốt và tiến hành độn chuồng cẩn thận. Nông dân ta thường dùng rơm
rạ, thân lá cây họ đậu, cây phân xanh, lá cây, cỏ khô…để làm chất độn chuồng.

Ủ phân: Là biện pháp cần thiết trước khi đem phân chuồng ra bón ruộng. Bởi vì trong
phân chuồng tươi còn có nhiều hạt cỏ dại, nhiều kén nhộng côn trùng, nhiều bảo tử,
ngủ nghỉ của nấm, xạ khuẩn, vi khuẩn và tuyến trùng gây bệnh. Ủ phân vừa có tác
dụng sử dụng nhiệt độ tương đối cao trong quá trình phân huỷ chất hữu cơ để tiêu diệt
hạt cỏ dại và mầm mống côn trùng, bệnh cây vừa thúc đẩy quá trình phân huỷ chất hữu
cơ, đẩy nhanh quá trình khoáng hoá để khi bón vào đất phân hữu cơ có thể nhanh
chóng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.

Tuỳ theo thời gian có nhu cầu sử dụng phân mà áp dụng phương pháp ủ phân thích
hợp để vừa đảm bảo có phân dùng đúng lúc vừa đảm bảo được chất lượng phân.

2.2.2.2. Tận dụng phụ phẩm chăn nuôi sản xuất năng lượng

Biogas (Biological Gas) là công nghệ sản xuất khí sinh học, là quá trình ủ phân rác,
phân hữu cơ, bùn cống rãnh, để tạo ra nguồn khí sinh học sử dụng trong hộ gia đình
hay trong sản xuất. Sản xuất khí sinh học dựa trên cơ sở phân hủy kỵ khí các chất hữu
cơ tự nhiên hay là quá trình lên men mêtan. Nguồn nguyên liệu để sản xuất Biogas có
thể nói là vô tận từ các loại bùn từ ao tù, đầm lầy, phế liệu, phế thải trong sản xuất
nông, lâm nghiệp và các hoạt động sản xuất và chế biến nông lâm sản, xác động vật…

Theo Tạp chí Năng lượng mới số 136, hiện nay trên địa bàn cả nước có khoảng
500.000 hầm phân hủy Biogas, có quy mô dưới 10m 3 của các hộ gia đình nông dân.
Riêng chương trình Khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam, do Chính phủ Hà
Lan tài trợ, tính đến năm 2011 đã xây được 15.678 hầm Biogas. Ước tính chỉ có chưa
đến 100 hầm Biogas thương mại, với dung tích khoảng 100-200m 3 tại các trang trại
nuôi lợn. Tuy nhiên toàn quốc có tới 17.000 trang trại lợn, nghĩa là mới đạt 0,3% trang
trại có hầm Biogas. Về công nghệ, hầu hết các hầm ủ nhỏ là loại hầm vòm cố định xây
bằng gạch hoặc đúc sẵn bằng composite tại các cơ sở chuyên nghiệp… Tuy nhiên, đến
nay vẫn chưa có nhà máy sản xuất điện Biogas nào được hòa lưới điện quốc gia.

Hiện nay, Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng làm
chủ công nghệ lắp đặt hầm ủ Biogas cải tiến sử dụng vật liệu HDPE, so với các loại
hầm ủ Biogas khác thì hầm ủ Biogas cải tiến sử dụng vật liệu HDPE có nhiều ưu điểm
hơn, có thể thi công với nhiều thể tích khác nhau từ vài khối đến vài nghìn khối, với
chi phí đầu tư xây dựng ban đầu thấp và thể tích lớn, kỹ thuật lắp đặt đơn giản, thời
gian lắp đặt nhanh, tuổi thọ công trình cao hơn và dễ khắc phục các sự cố và có thể thi
công trên nhiều địa hình khác nhau mà các loại hầm ủ khác không thể thi công được là
một giải pháp chủ yếu và hữu hiệu để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường không
chỉ đối với ngành chăn nuôi, mà còn áp dụng cho nhiều ngành nghề khác như: chế
biến sản phẩm nông, công nghiệp, thủy sản, thực phẩm, các cơ sở giết mổ tập
trung,...cung cấp nguồn năng lượng thay thế, năng lượng sạch để phục vụ nhu cầu sản
xuất, sinh hoạt rất hiệu quả.
CHƯƠNG 3:
KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH PHÁT SINH PHỤ PHẨM,
PHẾ THẢI TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HẬU GIANG

3.1. KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH PHÁT SINH PHỤ PHẨM, PHẾ
THẢI TRỒNG TRỌT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG

3.1.1. Tình hình phát triển ngành trồng trọt tỉnh Hậu Giang trong thời gian 5
năm gần đây (2009-2013)

Theo số liệu thống kê của Chi cục Thống kê tỉnh Hậu Giang (2009 – 2013) cho thấy
tình hình phát triển ngành trồng trọt tỉnh Hậu Giang trong thời gian 5 năm gần đây
(2009-2013) cụ thể như sau:

3.1.1.1. Về sản xuất lúa

Trong giai đoạn 2009-2012 diện tích trồng lúa tăng từ 191.199 ha (năm 2009) lên
214.134 ha (năm 2012), sau đó giảm nhẹ xuống còn 212.121 ha vào năm 2013.

Diện tích trồng lúa của tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn 2009-2013 được biểu diễn như
trong hình 3.1.

250,000

200,000

150,000

Ha Diện tích
100,000

50,000

-
2,009 2,010 2,011 2,012 2,013

Năm

Hình 3.1: Diện tích trồng lúa của tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn 2009-2013

Sản lượng: Do áp dung cá tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nên sản
lượng lúa của tỉnh tăng liên tục từ 993.802 tấn (năm 2009) lên 1.191.302 tấn (năm
2013).

Sản lượng lúa của tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn 2009-2013 được biểu diễn như trong
hình 3.2.
1,400,000

1,200,000

1,000,000

800,000
Tấn 600,000 Sản lượng

400,000

200,000

-
2,009 2,010 2,011 2,012 2,013
Năm

Hình 3.2: Sản lượng lúa của tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn 2009-2013

3.1.1.2. Về sản xuất mía

Diện tích: Trong giai đoạn 2009-2012 diện tích trồng mía của tỉnh tăng từ 12.961 ha
(năm 2009) lên 14.195 ha (năm 2012), sau đó giảm nhẹ xuống còn 13.915 ha vào năm
2013.

Diện tích trồng mía của tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn 2009-2013 được biểu diễn
trong hình 3.3.

16,000

14,000

12,000

10,000

8,000 Diện tích


Ha
6,000

4,000

2,000

-
2,009 2,010 2,011
Năm 2,012 2,013

Hình 3.3: Diện tích trồng mía của tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn 2009-2013

Sản lượng: Trong giai đoạn 2009-2012 sản lượng mía của tỉnh tăng từ 1.070.419 tấn
(năm 2009) lên 1.199.349 tấn (năm 2012), sau đó giảm nhẹ xuống còn 1.185.818 tấn
vào năm 2013.

Sản lượng mía của tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn 2009-2013 được biễu diễn như
trong hình 3.4.
1,400,000

1,200,000

1,000,000

800,000
sản lượng
Tấn 600,000

400,000

200,000

-
2,009 2,010 2,011 2,012 2,013
Năm

Hình 3.4: Sản lượng mía của tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn 2009-2013

3.1.1.3. Sản xuất rau màu

Diện tích: Trong giai đoạn 2009-2013, diện tích trồng rau màu của tỉnh tăng từ
11.723,54 ha (năm 2009) lên 16.640,31 ha (năm 2013). Tốc độ tăng trưởng diện tích
trung bình đạt 9,15%/năm. Trong đó, diện tích trồng bắp, khoai mì, rau đậu có xu
hướng tăng; trong khi diện tích trồng khoai lang có xu hướng giảm.

Diện tích trồng rau màu của tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn 2009-2013 được trình bày
như trong bảng 3.1

Bảng 3.4: Diện tích các loại rau, màu của tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2009 – 2013
Đơn vị: ha
Năm TĐTTTB
2009 2010 2011 2012 2013
Loại cây (%/năm)
Cây bắp 2.019 1.766 1.688 2.193 2.182 1,96
Khoai lang 714 648 458 392 380 -14,59
Khoai mì 53,54 48,70 64,52 90,42 71,31 7,43
Rau đậu các loại 8.937 10.481 12.563 13.024 14.007 11,89
15.699,4 16.640,3
Tổng cộng 11.723,54 12.943,70 14.773,52
2 1 9,15
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang năm 2013

Ghi chú: TĐTTTB: Tốc độ tăng trưởng trung bình.

Sản lượng: Tốc độ tăng sản lượng bình quân của cây rau màu trong 5 năm (2009-
2013) là 9,18 %/năm. Trong đó, sản lượng các loại rau, đậu tăng từ 108.465 tấn (năm
2009) lên 166.782 tấn (năm 2013) tốc độ tăng bình quân 11,36%/năm; sản lượng bắp
tăng từ 9.744 tấn (năm 2009) lên 10.357 tấn (năm 2013) tốc độ tăng bình quân
1,54%/năm; riêng sản lượng khoai mì có xu hướng giảm tốc độ giảm bình quân
13,83%/năm.

Sản lượng rau, đậu của tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn 2009-2013 được trình bày
trong bảng 3.2
Bảng 3.5: Sản lượng các loại rau, màu của tỉnh Hậu Giang 2009 – 2013
Đơn vị: tấn
Năm TĐTTTB
2009 2010 2011 2012 2013
Loại cây (%/năm)
Cây bắp 9.744 8.324 8.039 10.297 10.357 1,54
Khoai lang 10.445 9.733 6.897 5.916 5.760 -13,83
Khoai mì 768 694 917 1.288 1.008 7,03
Rau đậu các loại 108.465 128.610 142.175 154.820 166.782 11,36
Tổng sản lượng 129.422 147.361 158.028 172.321 183.907 9,18
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang năm 2013

Ghi chú: TĐTTTB: Tốc độ tăng trưởng trung bình.

3.1.1.4. Cây ăn trái

Diện tích: Tốc độ tăng trưởng diện tích cây ăn trái giai đoạn 2009 – 2013 là 2,63%/
năm. Trong đó diện tích trồng cây có múi (cam, quýt, bưởi) có xu hướng tăng; các loại
cây ăn trái như: xoài, dừa lại có xu hướng giảm.

Diện tich cây ăn trái của tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn 2009-2013 được trình bày
trong bảng 3.3.

Bảng 3.6: Diện tích cây ăn trái tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2009 – 2013
Đơn vị: ha
Năm TĐTTTB
2009 2010 2011 2012 2013
Loại cây (%/năm)
Cam, quýt, bưởi 7.645 8.704 9.912 10.798 12.755 13,65
Khóm 1.551 1.162 1.682 1.680 1.666 1,80
Nhãn 739 779 953 885 803 2,10
Xoài 4.661 4.158 3.955 3.896 3.425 -7,41
Dừa 5.631 4.933 4.350 4.005 3.792 -9,41
Tổng diện tích 20.227 19.736 20.852 21.264 22.441 2,63
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang năm 2013

Sản lượng: Tốc độ tăng sản lượng cây an trái giai đoan 2009-2013 là 4,88%/năm.
Trong đó, sản lượng các loại cây có múi (cam, quýt, bưởi) tăng bình quân
10,73%/năm; các loại cây ăn trái như: xoài, dừa lại có xu hướng giảm tốc độ giảm
trung bình lần lượt là 4,66%/năm, 8,28%/năm.

Sản lượng cây ăn trái của tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn 2009-2013 được trình bày tại
bảng 3.4.

Bảng 3.7: Sản lượng cây ăn trái tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2009 – 2013
Đơn vị: tấn
 Năm TĐTTTB
2009 2010 2011 2012 2013
Loại cây (%/năm)
Cam, quýt, bưởi 79.076 81.949 90.103 105.260 118.899 10,73
 Năm TĐTTTB
2009 2010 2011 2012 2013
Loại cây (%/năm)
Khóm 17.173 17.116 17.306 18.996 19.024 2,59
Nhãn 3.582 4.397 4.712 4.527 4.263 4,45
Xoài 19.688 19.216 17.425 17.872 16.264 -4,66
Dừa 27.604 21.074 20.648 19.733 19.534 -8,28
Tổng sản lượng 147.123 143.752 150.194 166.388 177.984 4,88
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang năm 2013

3.1.2. Tổng hợp, đánh giá kết quả điều tra thực tế về tình hình phát sinh phụ
phẩm, phế thải trồng trọt trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

Từ tháng 04/2014 đến tháng 05/2014, Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên và
Môi trường tỉnh Hậu Giang đã phối hợp với Trung tâm Công nghệ Môi trường
(ENTEC) thực hiện điều tra, khảo sát thu thập thông tin tại 183 hộ gia đình trên địa
bàn tỉnh Hậu Giang. Thông tin khảo sát được tổng hợp như trong bảng 3.5

Bảng 3.8: Tổng hợp thông tin phiếu khảo sát tình hình phát sinh phụ phẩm, phế thải

Khối lượng phụ phẩm, phế thải


Stt Nhóm cây trồng Diện tích (ha)
trong quá trình thu hoạch (tấn)
1 Lúa 138,95 1072,58
2 Khóm 28,4 251,40
3 Mía 28,7 203,00
4 Rau màu 9,03 38,70
5 Cây lâm ngiệp 35,1 19,10
Tổng cộng 240,18 1.584,78

Kết quả thống kê số liệu thu thập cho thấy trên 240,18 ha đất trồng trọt đã phát sinh
1.584,78 tấn phụ phẩm, phế thải sau khi thu hoạch.

3.1.3. Xử lý số liệu, xác định hệ số phát thải cho 5 nhóm cây trồng chủ lực của
tỉnh Hậu Giang (cây lúa, khóm (dứa), mía, rau màu các loại, cây lâm nghiệp)

3.1.3.1. Phương pháp tính toán

Theo quan điểm của nhiều chuyên gia, thì phương pháp tiếp cận xây dựng hệ số phát
thải trên cơ sở khảo sát điển hình một số lượng nhất định các cơ sở sản xuất, nhà máy,
trang trại rồi xử lý thống kê, xây dựng hệ số trung bình trên cơ sở các số liệu thu thập
được từ các cơ sở đó. Sau đó, loại trừ sai số toàn phương để cho ra hệ số trung bình
toàn phương là phương pháp có thể chấp nhận được trong các nghiên cứu trên diện
rộng.

Tuy nhiên, các kết quả tính toán hệ số phát thải của từng cơ sở sản xuất, nhà máy,
trang trại thường có sự chênh lệch khá lớn. Tức là ở mỗi cơ sở khảo sát trong thực tế
không thể đại diện được cho toàn bộ mẫu tổng thể, ngay cả trong trường hợp các cơ sở
có sản phẩm, quy mô công suất và trình độ công nghệ ở mức tương đương nhau.
Chính vì thế mà việc xử lý sai số thống kê theo trung bình toàn phương sẽ là phương
pháp được xem xét.
Nguyên nhân chính của sự khác biệt về hệ số phát thải ở từng cơ sở sản xuất, nhà máy,
trang trại bao gồm sai số ngẫu nhiên và sai số hệ thống:
 Sai số ngẫu nhiên có thể từ quá trình điều tra thu thập số liệu ban đầu (kê khai, xác
định, phân loại nguồn thải của chủ nguồn thải không chính xác; kinh nghiệm của
người điều tra còn thiếu,…); số liệu thu thập được chưa đại diện đầy đủ cho mọi loại
hình, quy mô, công nghệ; việc xử lý thống kê số liệu kể cả về phương pháp và kinh
nghiệm còn chưa phù hợp;
 Sai số hệ thống do những nguyên nhân không thay đổi và được lặp lại như: các loại
máy móc, thiết bị, phần mềm sử dụng trong nghiên cứu;
 Tóm lại, phương pháp để xác định hệ số phát thải sử dụng là tính toán hệ số phát
thải của từng cơ sở trong ngành nghề rồi sau đó xây dựng hệ số phát thải trung bình
của ngành nghề đó. Do vậy, khi có càng nhiều hệ số phát thải từ các cơ sở thì hệ số
phát thải trung bình của ngành nghề càng gần với giá trị thực tế.

Việc xử lý sai số theo phương pháp trung bình toàn phương nhằm đánh giá và loại trừ
những sai số ngẫu nhiên và sai số hệ thống trong quá trình thống kê thu thập, tính toán
và xử lý số liệu. Để có thể thu hẹp khoảng sai số ngẫu nhiên của các hệ số phát thải
riêng lẻ từng cơ sở, ta có thể lấy trị số trung bình cộng của các kết quả thu được theo
công thức sau:
EF 1 + EF 2+ EF 3 +… ∑ EF i
EF tb = =
n n

Khi kết quả thống kê riêng biệt lớn hơn trị số trung bình, thì sai số được coi là dương
và ngược lại sai số được coi là âm. Như vậy, càng nhiều số liệu đo đạc thì trị số trung
bình càng gần với trị số thực của nó; vì khi lấy tổng các kết quả đo, các sai số âm và
dương sẽ triệt tiêu lẫn nhau. Để đặc trưng cho độ chính xác của các phép tính người ta
tính trị số trung bình của sai số trong tất cả các phép tính đó. Nghĩa là tìm độ lệch
chuẩn (∆ i) của từng phép tính bằng hiệu số giữa kết quả phép tính ( EF i ) và trị số trung
bình cộng ( EFtb ):
∆ i=EF i −EF tb

Trong trường hợp đơn giản nhất, có thể lấy trung bình cộng của độ lệch chuẩn mà
không lấy dấu sai số: ∆ tb =( ∑ ∆i )/n. Trong trường hợp cần chính xác hơn, ta quy ước
lấy sai số trung bình toàn phương:
∑ ( ∆i )2
σ=
√ n−1

Thông thường sai số mắc phải trong từng cơ sở sản xuất, nhà máy, trang trại hay phép
đo riêng biệt lớn hơn nhiều so với sai số trung bình toàn phương. Công thức tính sai số
trung bình toàn phương bằng trung bình của dãy đó:

∑ ( ∆i )2
σ tb=
√ n( n−1)
Bằng cách này ta loại trừ được dấu của sai số và làm rõ được vai trò các sai số lớn.
Theo toán học thống kê cần loại bỏ những kết quả do sai số quá lớn có ∆ i> 3 σ tb. Tuy
nhiên, cần lưu ý nếu sai số chỉ dưới 10% là dãy số tốt, nếu trên 20% cần cân đối và
thực hiện lại phép tính.

Như vậy, dựa vào giá trị trung bình của tổng thể mẫu và sai số trung bình toàn phương
trung bình, ta tính toán hệ số phát thải theo công thức:
EF=EF tb ±σ tb

3.1.3.2. Tổng hợp kết quả tính toán hệ số phát thải

(1). Cây lúa

Theo số liệu tổng hợp thông tin tại 93 hộ dân trồng lúa về khối lượng phế phẩm, phụ
phẩm, Đơn vị tư vấn đã tính toán hệ số phát thải được trình bày như trong bảng 3.6

Bảng 3.9: Khối lượng phụ phẩm, phế thải và hệ số phát thải trong trồng lúa

Sản lượng Hệ số phát


Khối lượng phụ phẩm,
Stt Họ tên (tấn thải
phế phẩm (tấn/năm)
sp/năm) (kg/tấn sp)
1 Nguyễn Thị Mỹ Hằng 36,0 16,30 452,78
2 Mai Minh Thắng 24,5 12,60 514,29
3 Võ Thành Phước 23,0 12,00 521,74
4 Nguyễn Thế Vinh 31,0 17,85 575,81
5 Nguyễn Văn Men 19,5 10,10 517,95
6 Huỳnh Văn Đan 30,0 16,75 558,33
7 Trần Thị Tuyết 36,0 19,60 544,44
8 Lê Hoàng Dũng 18,0 9,60 533,33
9 Trần Thanh Thủy 23,0 11,78 512,17
10 Phan Văn Tốt 27,0 12,90 477,78
11 Trần Văn Khởi 36,0 19,20 533,33
12 Nguyễn Văn Bảy 27,0 13,00 481,48
13 Trần Văn Tư 32,0 17,10 534,38
14 Trần Văn Lâm 39,0 18,20 466,67
15 Lê Văn Mười 14,5 6,60 455,17
16 Trần Văn Thường 18,5 9,60 518,92
17 Nguyễn Thị Thu Ba 24,5 11,10 453,06
18 Trương Thanh Nhẩn 16,5 8,60 521,21
19 Lê Hoàng Ba 18,0 8,10 450,00
20 Nguyễn Văn Thom 46,0 24,10 523,91
21 Nguyễn Văn Tình 13,0 6,55 503,85
22 Nguyễn Hữu Lem 21,0 10,60 504,76
23 Lâm Văn Cho 16,5 8,70 527,27
24 Trần Văn Tư 22,0 8,00 363,64
25 Trần Văn Hải 25,0 11,70 468,00
26 Nguyễn Văn Trũi 27,0 9,10 337,04
Sản lượng Hệ số phát
Khối lượng phụ phẩm,
Stt Họ tên (tấn thải
phế phẩm (tấn/năm)
sp/năm) (kg/tấn sp)
27 Nguyễn Văn Hùng 52,0 22,50 432,69
28 Trần Văn Hậu 47,0 17,20 365,96
29 Trần Văn Sinh 8,5 3,85 452,94
30 Phạm Thanh Phong 8,5 3,80 447,06
31 Nguyễn Văn Chinh 18,0 9,90 550,00
32 Lê Văn Mười Ba 19,0 8,20 431,58
33 Lê Văn Ngân 8,5 3,80 447,06
34 Nguyễn Văn Rượu 27,0 11,70 433,33
35 Nguyễn Văn Lén 24,0 9,60 400,00
36 Nguyễn Văn Ngọt 42,0 19,80 471,43
37 Lê Thanh Danh 48,0 22,00 458,33
38 Trần Văn Thảnh 36,0 19,80 550,00
39 Trần Văn Thành 24,0 12,10 504,17
40 Nguyễn Văn Lùng 7,8 4,95 634,62
41 Mai Văn Mướt 36,0 19,80 550,00
42 Trần Thị Út Lớn 24,8 13,20 532,26
43 Trần Văn Trung 19,5 11,00 564,10
44 Nguyễn Văn Đẹp 19,5 11,00 564,10
45 Nguyễn Văn Đĩnh 18,6 8,80 473,12
46 Trần Văn Kiệt 21,8 11,00 504,59
47 Đặng Văn Út 34,3 19,80 577,26
48 Võ Văn Nhẩn 10,6 4,40 415,09
49 Hồ Minh Quang 30,0 17,60 586,67
50 Hùy Việt Thắng 28,5 16,50 578,95
51 Đặng Hữu Hiệp 10,5 5,50 523,81
52 Nguyễn Văn Nhanh 18,0 7,70 427,78
53 Nguyễn Văn Hành 30,6 16,50 539,22
54 Nguyễn Văn Ba 19,8 9,90 500,00
55 Đỗ Minh Phúc 18,3 9,60 524,59
56 Đỗ Thanh Tùng 24,0 13,90 579,17
57 Lưu Văn Đại 40,0 19,20 480,00
58 Nguyễn Văn Boul 18,0 9,60 533,33
59 Phan Thanh Khoa 18,0 9,60 533,33
60 Nguyễn Văn Xinh 23,1 10,60 458,87
61 Nguyễn Văn Thứ 21,0 9,60 457,14
62 Nguyễn Văn Ly 45,0 21,40 475,56
63 Dương Minh Đôi 51,0 26,50 519,61
64 Đỗ Minh Phụng 22,5 11,80 524,44
65 Đặng Hồng Thới 36,0 19,20 533,33
66 Lê Văn Lựa 12,6 6,40 507,94
67 Bùi Minh Thu 22,0 11,70 531,82
68 Trương Thanh Dũng 3,0 1,90 633,33
69 Nguyễn Văn Thiện 3,6 1,90 527,78
70 Nguyễn Văn Vòng 42,0 19,00 452,38
Sản lượng Hệ số phát
Khối lượng phụ phẩm,
Stt Họ tên (tấn thải
phế phẩm (tấn/năm)
sp/năm) (kg/tấn sp)
71 Võ Bình Trị 21,0 11,70 557,14
72 Trương Vô Kỵ 29,0 14,90 513,79
73 Nguyễn Văn Diện 36,0 19,00 527,78
74 Nguyễn Kiên Bình 21,0 9,60 457,14
75 Đỗ Văn Chính 39,0 10,50 269,23
76 Nguyễn Văn Sáu 42,0 10,80 257,14
77 Lê Văn Hùng 40,6 12,40 305,42
78 Huỳnh Văn Phối 43,0 33,00 767,44
79 Đồng Văn Thống 46,0 6,00 130,43
80 Trần Văn Ủng 55,0 7,00 127,27
81 Bùi Văn Ơn 54,0 6,30 116,67
82 Nguyễn Trọng Chính 42,0 6,00 142,86
83 Nguyễn Hoàng Hôn 40,0 5,35 133,75
84 Nguyễn Trung Bảy 42,0 5,90 140,48
85 Võ Thành Quang 40,8 6,00 147,06
86 Nguyễn Quốc Tuấn 37,0 6,15 166,22
87 Nguyễn Văn Hoàng 36,0 6,80 188,89
88 Nguyễn Văn Dũng 38,0 6,90 181,58
89 Lê Văn Thành 9,0 1,60 177,78
90 Phan Văn Thủy 12,5 1,50 120,00
91 Nguyễn Hoàng Ẩn 21,0 1,65 78,57
92 Nguyễn Văn Ca 9,0 2,30 255,56
93 Võ Văn Khỏe 26,5 7,70 290,57
Tổng cộng 2.537,8 990.60

Khối lư ợng phụ phẩm , phế phẩm (tấn /n ă m)


Ghi chú: Hệ số phát thải = (tấn/ tấn sản
Sản l ư ợng (tấn SP/n ă m)
phẩm)

Ví dụ tính toán hệ số phát thải cho hộ Nguyễn Thị Minh Hằng:


 Sản lượng lúa thu hoạch: 36 (tấn sản phẩm/năm);
 Khối lượng phụ phẩm, phế phẩm: 16,3 (tấn/năm).

Khối lư ợng phụ phẩm , phế phẩm (tấn /n ă m) 16,3


Hệ số phát thải = = = 0,45278 (tấn/tấn
Sản l ư ợng (tấn SP/n ă m) 36
sản phẩm) = 452,78 (kg/tấn sản phẩm)

Sau khi tính toán hệ số phát thải cho từng hộ gia đình, làm cơ sở cho tính toán hệ số
phát thải trong trồng lúa của tỉnh Hậu Giang. Kết quả tính toán được trình bày như sau:

Bảng 3.10: Kết quả xử lí số liệu, tính toán hệ số phát thải trồng lúa
Stt EFi Δi = EFi – EFtb Δ i2 Δi2/n(n-1)
1 452,78 10,9197 119,2392 0,0139
2 514,29 72,4276 5.245,7582 0,6131
3 521,74 79,8810 6.380,9778 0,7458
4 575,81 133,9483 17.942,1589 2,0970
5 517,95 76,0906 5.789,7810 0,6767
6 558,33 116,4752 13.566,4782 1,5856
7 544,44 102,5863 10.523,9565 1,2300
8 533,33 91,4752 8.367,7169 0,9780
9 512,17 70,3158 4.944,3125 0,5779
10 477,78 35,9197 1.290,2227 0,1508
11 533,33 91,4752 8.367,7169 0,9780
12 481,48 39,6234 1.570,0118 0,1835
13 534,38 92,5169 8.559,3754 1,0004
14 466,67 24,8086 615,4646 0,0719
15 455,17 13,3143 177,2708 0,0207
16 518,92 77,0608 5.938,3687 0,6941
17 453,06 11,2031 125,5098 0,0147
18 521,21 79,3540 6.297,0595 0,7360
19 450,00 8,1419 66,2904 0,0077
20 523,91 82,0549 6.733,0125 0,7869
21 503,85 61,9880 3.842,5179 0,4491
22 504,76 62,9038 3.956,8877 0,4625
23 527,27 85,4146 7.295,6573 0,8527
24 363,64 -78,2217 6.118,6412 0,7151
25 468,00 26,1419 683,3985 0,0799
26 337,04 -104,8211 10.987,4568 1,2842
27 432,69 -9,1658 84,0119 0,0098
28 365,96 -75,9007 5.760,9103 0,6733
29 452,94 11,0831 122,8344 0,0144
30 447,06 5,2007 27,0474 0,0032
31 550,00 108,1419 11.694,6689 1,3668
32 431,58 -10,2792 105,6611 0,0123
33 447,06 5,2007 27,0474 0,0032
34 433,33 -8,5248 72,6718 0,0085
35 400,00 -41,8581 1.752,1012 0,2048
36 471,43 29,5705 874,4123 0,1022
37 458,33 16,4752 271,4331 0,0317
38 550,00 108,1419 11.694,6689 1,3668
39 504,17 62,3086 3.882,3565 0,4538
40 634,62 192,7573 37.155,3679 4,3426
41 550,00 108,1419 11.694,6689 1,3668
42 532,26 90,4000 8.172,1522 0,9551
43 564,10 122,2445 14.943,7072 1,7466
44 564,10 122,2445 14.943,7072 1,7466
45 473,12 31,2602 977,1984 0,1142
46 504,59 62,7290 3.934,9335 0,4599
Stt EFi Δi = EFi – EFtb Δ i2 Δi2/n(n-1)
47 577,26 135,4014 18.333,5304 2,1428
48 415,09 -26,7638 716,2993 0,0837
49 586,67 144,8086 20.969,5188 2,4509
50 578,95 137,0893 18.793,4655 2,1965
51 523,81 81,9514 6.716,0346 0,7850
52 427,78 -14,0803 198,2557 0,0232
53 539,22 97,3576 9.478,4982 1,1078
54 500,00 58,1419 3.380,4797 0,3951
55 524,59 82,7321 6.844,5932 0,8000
56 579,17 137,3086 18.853,6404 2,2036
57 480,00 38,1419 1.454,8040 0,1700
58 533,33 91,4752 8.367,7169 0,9780
59 533,33 91,4752 8.367,7169 0,9780
60 458,87 17,0164 289,5562 0,0338
61 457,14 15,2847 233,6236 0,0273
62 475,56 33,6974 1.135,5180 0,1327
63 519,61 77,7497 6.045,0214 0,7065
64 524,44 82,5863 6.820,5031 0,7972
65 533,33 91,4752 8.367,7169 0,9780
66 507,94 66,0784 4.366,3550 0,5103
67 531,82 89,9601 8.092,8150 0,9459
68 633,33 191,4752 36.662,7621 4,2850
69 527,78 85,9197 7.382,1897 0,8628
70 452,38 10,5228 110,7303 0,0129
71 557,14 115,2847 13.290,5735 1,5534
72 513,79 71,9350 5.174,6436 0,6048
73 527,78 85,9197 7.382,1897 0,8628
74 457,14 15,2847 233,6236 0,0273
75 269,23 -172,6273 29.800,1979 3,4830
76 257,14 -184,7153 34.119,7237 3,9878
77 305,42 -136,4394 18.615,7067 2,1757
78 767,44 325,5838 106.004,7802 12,3895
79 130,43 -311,4233 96.984,4873 11,3353
80 127,27 -314,5854 98.963,9614 11,5666
81 116,67 -325,1914 105.749,4732 12,3597
82 142,86 -299,0010 89.401,5768 10,4490
83 133,75 -308,1081 94.930,6059 11,0952
84 140,48 -301,3819 90.831,0599 10,6161
85 147,06 -294,7993 86.906,6178 10,1574
86 166,22 -275,6419 75.978,4522 8,8801
87 188,89 -252,9692 63.993,4256 7,4794
88 181,58 -260,2792 67.745,2412 7,9179
89 177,78 -264,0803 69.738,4205 8,1508
90 120,00 -321,8581 103.592,6413 12,1076
91 78,57 -363,2867 131.977,2111 15,4251
92 255,56 -186,3026 34.708,6409 4,0566
Stt EFi Δi = EFi – EFtb Δ i2 Δi2/n(n-1)
93 290,57 -151,2921 22.889,2904 2,6752
Tổng 41.093 -0,0002 1.924.691 225

Σ EFi 41.093
Hệ số phát thải trung bình: EFtb =
n
= 93 =¿441,86 kg/tấn sản phẩm.

∑ ( ∆i )2
Sai số trung bình toàn phương:

Hệ số phát thải:
σ tb=
√ n( n−1)
=
√ 1.924 .691
92∗93
= 15,00.

EF = EFtb ± σtb = 441,86 ± 15,00 kg/tấn sản phẩm.

Hệ số phát thải trong trồng lúa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang là 441,86 kg/tấn sản
phẩm.

(2). Cây khóm

Qua quá trình khảo sát thực tế tại 20 hộ gia đình trồng khóm trên địa bàn tỉnh Hậu
Giang, kết quả thống kê về khối lượng phụ phẩm, phế thải và tính toán hệ số phát thải
được trình bày chi tiết trong bảng 3,4 thuộc chuyên đề 01. Kết quả tính toán hệ số phát
thải cho ngành nghề trồng khóm được trình bày dưới đây:

Hệ số phát thải trung bình: EFtb = 444,10 kg/tấn sản phẩm.

∑ ( ∆i )2
Sai số trung bình toàn phương:

Hệ số phát thải:
σ tb=
√ n( n−1)
= 22,51.

EF = EFtb ± σtb = 444,10 ± 22,51 kg/ tấn sản phẩm.

Như vậy, hệ số phát thải trong trồng khóm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang là 444,10
kg/tấn sản phẩm.

(3). Cây mía

Qua quá trình khảo sát thực tế tại 13 hộ gia đình trồng mía trên địa bàn tỉnh Hậu
Giang, kết quả thống kê về khối lượng phụ phẩm, phế thải và tính toán hệ số phát thải
được trình bày chi tiết trong bảng 5,6 thuộc chuyên đề 01. Kết quả tính toán hệ số phát
thải cho ngành nghề trồng mía được trình bày dưới đây:

Hệ số phát thải trung bình: EFtb = 68,19 kg/tấn sản phẩm.

∑ ( ∆i )2
Sai số trung bình toàn phương:

Hệ số phát thải:
σ tb=
√ n( n−1)
= 3,26.

EF = EFtb ± σtb = 68,19 ± 3,26 kg/ tấn sản phẩm.

Như vậy, hệ số phát thải trong trồng cây mía trên địa bàn tỉnh Hậu Giang là 68,19
kg/tấn sản phẩm.
(4). Rau màu

Qua quá trình khảo sát thực tế tại 22 hộ gia đình trồng rau màu trên địa bàn tỉnh Hậu
Giang, kết quả thống kê về khối lượng phụ phẩm, phế thải và tính toán hệ số phát thải
được trình bày chi tiết trong bảng 7,8 thuộc chuyên đề 01. Kết quả tính toán hệ số phát
thải cho ngành nghề trồng rau màu được trình bày dưới đây:

Hệ số phát thải trung bình: EFtb = 90,26 kg/tấn sản phẩm.

∑ ( ∆i )2
Sai số trung bình toàn phương:

Hệ số phát thải:
σ tb=
√ n( n−1)
= 12,18.

EF = EFtb ± σtb = 90,26 ± 12,18 kg/ tấn sản phẩm.

Như vậy, hệ số phát thải trong trồng rau màu trên địa bàn tỉnh Hậu Giang là 90,26
kg/tấn sản phẩm.

(5). Cây lâm nghiệp

Qua quá trình khảo sát thực tế tại 35 hộ gia đình trồng cây lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh
Hậu Giang, kết quả thống kê về khối lượng phụ phẩm, phế thải và tính toán hệ số phát
thải được trình bày chi tiết trong bảng 7,8 thuộc chuyên đề 01. Kết quả tính toán hệ số
phát thải được trình bày dưới đây:

Hệ số phát thải trung bình: EFtb = 29,70 kg/tấn sản phẩm.

∑ ( ∆i )2
Sai số trung bình toàn phương:

Hệ số phát thải:
σ tb=
√ n( n−1)
= 2,75.

EF = EFtb ± σtb = 29,70 ± 2,75 kg/tấn sản phẩm.

Như vậy, hệ số phát thải trong trồng cây lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang là
29,70 kg/tấn sản phẩm.

3.1.4. Ước tính tổng khối lượng phụ phẩm, phế thải trồng trọt phát sinh đối với 5
nhóm cây trồng chủ lực của tỉnh Hậu Giang

3.1.4.1. Phương pháp tính

Để tính toán lượng phụ phẩm, phế thải trồng trọt phát sinh đối với 5 nhóm cây trồng
chủ lực của tỉnh Hậu Giang, sau khi đã xây dựng hệ số phát thải cho từng nhóm cây
trồng ta sử dụng công thức:

Lượng chất thải phát sinh = Hệ số phát thải × sản lượng

Như vậy, trình tự thực hiện xây dựng hệ số phát thải như sau:
 Bước 1: Thu thập số liệu có sẵn, khảo sát bổ sung về tình hình phát thải chất thải
rắn cho các cơ sở
 Bước 2: Thống kê số liệu và xây dựng hệ số phát thải cho từng cơ sở
 Bước 3: Đánh giá loại trừ sai số thống kê hệ số phát thải
 Bước 4: Thiết lập hệ số phát thải trung bình toàn phương trên cơ sở các số liệu đã
được đánh giá loại trừ sai số
 Bước 5: Tính toán tổng lượng chất thải rắn phát sinh

3.1.4.2. Kết quả tính toán

Theo số liệu thông kê tổng sản lượng của 5 nhóm cây trồng chủ lực của tỉnh kết hợp
với hệ số phát thải đã được xây dựng như trên. Khối lượng phụ phẩm, phế thải trồng
trọt phát sinh đối với 05 nhóm cây trồng chủ lực của tỉnh Hậu Giang được tính toán và
trình bày trong bảng 3.8

Bảng 3.11: Khối lượng phụ phẩm, phế thải trồng trọt phát sinh đối với 5 nhóm cây
trồng chủ lực của tỉnh Hậu Giang

Tổng sản Tổng khối lượng phụ


Hệ số phát thải
Stt Nhóm lượng (tấn phẩm, phế thải
(kg/tấn sp)
sp/năm) (tấn/năm)
1 Lúa 1.191.302 441,86 526.388,7
2 Khóm 19.024 444,10 8.448,56
3 Mía 1.185.818 68,19 80.860,93
4 Rau màu 166.782 90,26 15.053,74
5 Cây lâm ngiệp 158.960 29,70 4.721,11
Tổng cộng 635.473,04
Nguồn: Số liệu tổng sản lượng theo Niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang năm 2013

Qua kết quả tính toán cho thấy khối lương phụ phẩm, phế thải trồng trọt hàng năm của
tỉnh Hậu Giang là rất lớn, khoảng 635.476,04 tấn/năm nếu không có biện pháp thu
gom xử lý, tận dụng hợp lý sẽ đánh mất một tiềm năng giá trị kinh tế, và sẽ là nguồn
gây ô nhiễm có tác hại rất lớn đến chất lượng môi trường.

3.1.5. Đánh giá ảnh hưởng của phụ phẩm, chất thải trồng trọt tới môi trường và
sức khỏe nhân dân tại Hậu Giang

3.1.5.1. Đánh giá chất lượng môi trường không khí, nước mặt tại một số điểm tập
trung chất thải trồng trọt tới môi trường và sức khỏe nhân dân

Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC) đã phối hợp với Chi cục Bảo vệ Môi
trường tỉnh Hậu Giang đã tiến hành lấy mẫu, phân tích chất lượng nước mặt tại 3 điểm
tập trung chất thải trồng trọt. Kết quả phân tích được trình bày trong bảng 3.9.

Bảng 3.12: Vị trí lấy mẫu nước mặt tại điểm tập trung chất thải trồng trọt

Ký Tọa độ
Stt Vị trí lấy mẫu
hiệu Kinh độ (E) Vĩ độ (N)
1 NT1-1 Đầu kênh nước tưới ruộng khóm. 105o23'50,2'' 9o44'14,1''
Hộ Nguyễn Văn Thạch, ấp Mỹ Hiệp 1,
Ký Tọa độ
Stt Vị trí lấy mẫu
hiệu Kinh độ (E) Vĩ độ (N)
xã Tân Tiến, TP. Vị Thanh, Hậu Giang
2 NT1-2 Giữa kênh nước tưới ruộng khóm. 105o23'48,0 9o44'15,2''
Hộ Nguyễn Văn Thạch, ấp Mỹ Hiệp 1, 3''
xã Tân Tiến, TP.Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang
3 NT1-3 Cuối kênh nước tưới ruộng khóm. 105o23'34,6'' 9o44'05,2''
Hộ Nguyễn Thị Huyền, ấp Mỹ Hiệp 1,
xã Tân Tiến, TP.Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang
4 NT2-1 Đầu kênh nước tưới ruộng mía tại ấp Thạnh 105o23'59,0'' 9o44'23,1''
Đổng, xã Hỏa Lựu, TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu
Giang.
5 NT2-2 Nước kênh giữa ruộng mía tại ấp Thạnh 105o23'59,4'' 9o44'23,6''
Đổng, xã Hỏa Lựu, TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu
Giang.
6 NT2-3 Nước kênh cuối ruộng mía tại ấp Thạnh 105o24'01,9'' 9o44'24,2''
Đổng, xã Hỏa Lựu, TP.Vị Thanh, tỉnh Hậu
Giang.
7 NT3-1 Điểm tiếp nhận nước từ ruộng chảy ra tại ấp 105o37'24,9'' 9o54'02,9''
4, xã Vị Bình, Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang.
8 NT3-2 Lấy nước ở kênh chảy qua khu vực đang 105o37'22,7'' 9o54'04,0''
ngâm rạ sau gặt tại ấp 4, xã Vị Bình, Vị
Thủy, tỉnh Hậu Giang.
9 NT3-3 Đầu kênh nước chảy vào ruộng lúa tại ấp 4, 105o37'23,7'' 9o54'04,0''
xã Vị Bình, Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang.

Bảng 3.13: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại các điểm tập trung chất thải
trồng trọt

NT1- NT2-
Stt Thông số Đơn vị NT1-2 NT1-3 NT2-1 QCVN
1 2
1 pH - 6,4 7,0 6,4 6,5 6,6 5,5-9
2 DO mgO2/l 5,6 6,4 6,2 6,1 5,5 ≥4
3 TSS mg/l 48 46 30 24 36 50
4 COD mgO2/l 25 24 18 12 17 30
5 BOD5 mgO2/l 13 12 10 6 9 15
6 NH4+ mg/l 0,113 0,145 0,055 <0,005 0,039 0,5
7 Nitrit mg/l 0,216 0,319 0,293 0,241 0,393 0,04
8 Nitrat mg/l 0,59 0,57 0,96 1,23 1,22 10
9 Phốt phát mg/l 6,744 0,175 0,011 0,063 0,175 0,3
<0,000 <0,000 <0,000 <0,000
10 Phenol mg/l <0,0005 0,01
5 5 5 5
MPN/100m
11 E.coli 2.100 1.800 10 15 5 100
l
Tổng MPN/100m
12 8.200 7.800 4.700 3.700 5.500 7.500
coliform l
Bảng 3.10: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại các điểm tập trung chất thải
trồng trọt (tiếp theo)

Stt Thông số Đơn vị NT2-3 NT3-1 NT3-2 NT3-3 QCVN


1 pH - 6,7 6,8 7,0 6,9 5,5-9
2 DO mgO2/l 6,2 5,5 5,6 5,4 ≥4
3 TSS mg/l 30 45 61 96 50
4 COD mgO2/l 17 25 32 26 30
5 BOD5 mgO2/l 9 13 17 14 15
6 NH4+ mg/l 0,037
0,873 0,221 0,228 0,5
7 Nitrit mg/l 0,126
0,046 0,100 0,079 0,04
8 Nitrat mg/l 0,510,37 0,26 0,275 10
9 Phốt phát mg/l 0,138
0,465 0,093 0,078 0,3
<0,000
10 Phenol mg/l <0,0005 <0,0005 <0,0005 0,01
5
11 E.coli MPN/100ml 210 300 2.500 2.400 100
Tổng
12 MPN/100ml 3.000 3.600 9.700 9.300 7.500
coliform

Ghi chú: QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
mặt, cột B1

Nhận xét: So sánh kết quả phân tích chất lượng nước tại các điểm khảo sát với QCVN
08:2008/BTNMT (Cột B1) trong bảng 3.10 cho thấy:
 Nồng độ Nitrit của các mẫu đều vượt quy chuẩn từ 1,2 – 9,8 lần;
 Chỉ tiêu E.coli tại các mẫu NT1-1, NT1-2, NT2-3, NT3-1, NT3-2, NT3-3 vượt quy
chuẩn từ 2,1- 25 lần;
 Chỉ tiêu tổng Coliform các mẫu NT1-1, NT1-2, NT3-2, NT3-3 xấp xỉ vượt quy
chuẩn 1,1- 1,3 lần;
 Chỉ tiêu TSS các mẫu NT3-2, NT3-3 xấp xỉ vượt quy chuẩn 1,2- 1,9 lần;
 Chỉ tiêu phốt phát các mẫu NT1-1 vượt quy chuẩn 22,5 lần;
 Các chỉ tiêu còn lại đều đạt QCVN 08:2008/BTNMT (Cột B1).

3.1.5.2. Tổng hợp, đánh giá kết quả điều tra về tác động của phế liệu, chất thải
trồng trọt tới môi trường và sức khỏe nhân dân

Tổng hợp quá trình khảo sát thực tế trên địa bàn tỉnh Hậu Giang về công tác thu gom,
xử lý, tái sử dụng chất thải trồng trọt và ảnh hưởng của chất thải trồng trọt tới môi
trường và sức khỏe nhân dân. Các tác động của từng loại cây trồng sẽ được trình bày
cụ thể như sau:

(1). Cây lúa


Theo niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang năm 2013, cả tỉnh có khoảng 256.117 ha đất
sản xuất nông nghiệp, trong đó diện tích đất trồng lúa chiếm khoảng 212.121 ha. Hàng
năm, lượng phế phẩm, phụ phẩm trong trồng lúa phát sinh sau thu hoạch của tỉnh là rất
lớn ước tính khoảng 526.388 tấn/năm. Đây là nguồn nguyên liệu quý nếu biết cách xử
lý để sử dụng làm phân bón phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay
người dân không tận dụng hết nguồn phế liệu này, rơm rạ được đốt ngay tại đồng
ruộng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời môi trường không khí và sức khỏe người
dân. Việc đốt đồng gây ra tác động tiêu cực đối với môi trường và sức khỏe người dân
như:
 Trong khói đốt rơm, rạ có các hạt bụi nhỏ, khí CO, CO 2, SO2, NO2... Khói do đốt
rơm rạ thường cháy không thành ngọn lửa nên sinh ra rất nhiều khí CO (khí Monoxide
Carbon). Đây là loại khí rất độc có thể gây chết người nếu tiếp xúc lâu dài.
 Ngoài ra, không những gây hại cho sức khỏe con người, khói từ việc đốt rơm, rạ
còn có thể làm hạn chế tầm nhìn gây mất an toàn giao thông...

Qua khảo sát có 45/93 số hộ được phỏng vấn cho rằng việc đốt rơm rạ tại đồng gây
ảnh hưởng nghiêm trọng tới không khí. Như vậy, nhìn chung người dân đã phần nào ý
thức được những tác hại do việc đốt rơm rạ tại đồng.

Hình 3.5: Ô nhiễm môi trường không khí tại điểm đốt rơm rạ

(2). Cây mía

Thực hiện khảo sát trên 13 hộ gia đình trồng mía tai tỉnh Hậu Giang, cho thấy sau quá
trình thu hoạch thì toàn bộ lượng phế thải (lá mía, ngọn mía) đều được người dân thu
gom rồi đốt ngay tại đồng ruộng. Tất cả các ý kiến đều cho rằng việc đốt lá mía tại
đồng gây khói, bụi ảnh hưởng tới hô hấp, gây khó chịu mắt. Như vậy, nhìn chung
người dân đã phần nào nhận thức được những tác hại do việc đốt lá mía tại đồng
ruộng. Ngoài ra, việc đốt lá míaa còn gây tác động tới môi trường như:
 Giải phóng ra lượng khí cacbonic (CO 2), Oxit Nitric (N2O) và một số chất khác tích
lũy trong bầu không khí gây phá hủy tầng khí ozôn và làm nóng môi trường trái đất.
 Làm tăng nhiệt độ không khí do tăng nồng lượng khi carbon trong không khí.

(3). Cây khóm

Qua khảo sát 20 hộ trồng khóm tại tỉnh Hậu Giang cho thấy: Trong quá trình thu
hoạch người dân thường chặt bỏ lá, thân cây khóm để trồng vụ mới. Kết quả khảo sát
cho thấy nguồn phế thài này không được thu gom xử lý mà thường được người dân đổ
trực tiếp xuống mương. Việc vứt chất thải bừa bãi không chỉ gây mất mỹ quan cho
vùng nông thôn mà còn tác động đối với môi trường nước mặt và ảnh hưởng trực tiếp
hoặc gián tiếp đến cuộc sống của người dân như:
 Thân và lá cây khóm phân hủy yếm khí phát sinh các khí như H 2S, CH4, NH3,...gây
ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe người dân.
 Gây ách tắc dòng chảy tạo điều kiện sinh sôi và phát triển của các bệnh truyền
nhiễm.

Hình 3.6: Thân và lá cây khóm bị vứt bùa bãi ngay tai ruộng khóm

Hình 3.7: Nước tại mương bị ô nhiễm do đổ chất thải ruộng khóm
(4). Cây rau màu

Qua khảo sát 22 hộ trồng rau màu nguồn phát sinh phế thải trong quá trình sản xuất
rau màu chủ yếu là thân, lá,…bị dập nát. Nguồn phế thải này thường được người dân
đổ bỏ bừa bãi ngay tại vườn và trên kênh các kênh rạch, việc này không chỉ làm mất
mỹ quan mà còn gây ra các tác hại cho môi trường, ảnh hưởng sức khỏe người
dân,...chẳng hạn như:
 Khí thải sinh ra từ các điểm đổ chất thải gây mùi hôi, làm ô nhiễm môi trường
không khí, ảnh hưởng đến hô hấp, sức khỏe người dân.
 Tạo nơi trú ngụ và phát triển lý tưởng của các loài gây bệnh hại cho người và gia
súc.
(5). Cây lâm nghiệp

Qua khảo sát 35 hộ trồng cây lâm nghiệp được khảo sát đều ghi nhận không có những
ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe người dân đáng kể. Nguyên nhân
do đặc thù ngành trồng cây lâm nghiệp ít phát sinh chất thải. Chất thải chủ yếu phát
sinh từ quá trình cắt tỉa cành nhưng khối lượng không lớn.

3.2. KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH PHÁT SINH PHỤ PHẨM, PHẾ
THẢI CHĂN NUÔI VÀ THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG

3.2.1. Tình hình phát triển ngành chăn nuôi, thủy sản tỉnh Hậu Giang trong thời
gian 5 năm gần đây (2009-2013)

3.2.1.1. Đối với đàn trâu, bò

Theo số liệu thống kê của Chi cục Thống kê tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn 2009-
2013 thì số lượng đàn trâu và đàn bò chăn nuôi tại Hậu Giang có nhiều biến động, cụ
thể như sau:
 Số lượng trâu và bò được nuôi tại Hậu Giang có xu hướng giảm trong giai đoạn
2009-2013. Cụ thể, đối với đàn bò, số lượng giảm dần theo từng năm. Năm 2009, số
lượng bò được nuôi tại Hậu Giang là 2.629 con, đến năm 2013 giảm chỉ còn 1.317
con, tương ứng giảm khoảng 49,9%. Trong đó, giai đoạn giảm mạnh nhất là 2010-
2011, từ 2.560 con giảm xuống chỉ còn 1.697 con.
 Đối với đàn trâu, tình hình phát triển đàn được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn năm
2009-2011, có xu hướng tăng, từ 1.808 con năm 2009 lên 2.011 con. Sau đó, giai đoạn
2011-2013 lại giảm, từ 2.011 con xuống chỉ còn 1.719 con, nhưng nhìn chung cho cả
giai đoạn 2009-2013 số lượng đàn trâu có xu hướng giảm nhẹ từ 1.808 con xuống
1.719 con, tương ứng giảm khoảng 5%.

Diễn biến tình hình phát triển đàn trâu, đàn bò được trình bày như trong hình 3.8.
Số lượng (con)
3,000

2,500

2,000

Trâu
1,500 Bò

1,000

500

0
2009 2010 2011 2012 2013 Năm

Hình 3.8: Tình hình phát triển đàn trâu, đàn bò giai đoạn 2009-2013

3.2.1.2. Đối với đàn heo

Theo số liệu thống kê của Chi cục Thống kê tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn 2009-
2013, số lượng đàn heo trên toàn tỉnh Hậu Giang có xu hướng giảm từ 151.421 con
năm 2009 xuống 119.462 con năm 2013. Trong đó, giảm mạnh nhất là giai đoạn 2009-
2011, giảm 22,3% xuống chỉ còn 117.708 con, và tiếp tục giảm nhẹ trong năm 2012
còn 115.459 con. Đến năm 2013, số lượng đàn heo trên toàn tỉnh Hậu Giang lại tăng
so với năm 2012 nhưng không đáng kể lên 119.462 con.

Diễn biến số lượng đàn heo trong giai đoạn 2009-2013 được trình bày như trong hình
3.9.

Số lượng (con)
160,000

140,000

120,000

100,000

80,000

60,000

40,000

20,000

0
2009 2010 2011 2012 Năm
2013

Hình 3.9: Tình hình phát triển đàn heo của tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2009-2013

3.2.1.3. Đối với đàn gia cầm


Theo số liệu thống kê của Chi cục Thống kê tỉnh Hậu Giang, đàn gia cầm tại tỉnh Hậu
Giang bao gồm: gà, vịt, ngan, ngỗng. Trong đó, chiếm đa số là gà và vịt. Trong giai
đoạn 2009-2013, số lượng đàn gia cầm trên toàn tỉnh Hậu Giang có nhiều biến động,
nhìn chung số lượng đàn gia cầm có xu hướng tăng từ 3.684.303 con năm 2009 lên
3.816.388 con năm 2013. Cụ thể, giai đoạn từ năm 2009-2010, số lượng đàn gia cầm
giảm xuống chỉ còn 3.573.110 con. Đến năm 2012, số lượng đàn gia cầm lại tăng
mạnh và đạt đỉnh là 3.917.480 con. Nhưng đến năm 2013, lại giảm chỉ còn 3.816.388
con.

Diễn biến số lượng đàn đàn gia cầm tại Hậu Giang giai đoạn 2009-2013 được trình
bày như trong hình 3.10.

Số lượng (con)
4,000,000

3,900,000

3,800,000

3,700,000

3,600,000

3,500,000

3,400,000
2009 2010 2011 2012 Năm
2013

Hình 3.10: Tình hình phát triển đàn gia cầm giai đoạn 2009-2013

3.2.1.4. Đối với nuôi trồng thủy sản

Theo số liệu thống kê của Chi cục Thống kê tỉnh Hậu Giang từ năm 2009 - 2013, diện
tích nuôi trồng thủy sản tại Hậu Giang có nhiều chuyển biến. Tổng hợp cho thấy giai
đoạn 2009-2013, diện tích nuôi trồng thủy sản có xu hướng tăng, từ 6.181 ha năm
2009 lên 6.548 ha năm 2013, đỉnh điểm diện tích nuôi trồng thủy sản lớn nhất là vào
năm 2012 với 6.597 ha. Nhưng trong giai đoạn 2010-2011 và 2012-2013, diện tích
nuôi trồng thủy sản tại Hậu Giang lại giảm. Cụ thể, giảm từ 6.446 ha xuống còn
6.393ha giai đoạn 2010-2011 và từ 6.597 ha năm 2012 xuống 6.548 ha năm 2013.

Diễn biến diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Hậu Giang được trình bày
như trong hình 3.11.
Diện tích (ha)
6,700

6,600

6,500

6,400

6,300

6,200

6,100

6,000

5,900 Năm
2009 2010 2011 2012 2013

Hình 3.11: Diện tích nuôi trồng thủy sản tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2009-2013
3.2.2. Tổng hợp, đánh giá kết quả điều tra thực tế về tình hình phát sinh phụ
phẩm, phế thải chăn nuôi và thủy sản trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

Từ tháng 04/2014 đến tháng 05/2014, Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài Nguyên và
Môi Trường tỉnh Hậu Giang đã phối hợp với Trung tâm Công nghệ Môi trường
(ENTEC) thực hiện khảo sát, thu thập thông tin vể tình hình phát sinh phụ phẩm, phế
thải chăn nuôi và thủy sản trên địa bàn tỉnh. Tổng số phiếu thu thập thông tin tại 182
hộ gia đình. Tổng hợp nội dung thông tin khảo sát, thu thập được trình bày như trong
bảng 3.11.

Bảng 3.14: Tổng hợp thông tin phiếu khảo sát tình hình phát sinh phụ phẩm, phế thải
chăn nuôi

Stt Chủng loại Số lượng (con/năm) Tổng khối lượng CTR (kg/năm)
1 Heo 10.203 3.385.106
2 Gà 587.910 5.800.670
3 Vịt 66.516 277.950
4 Trâu 17 54.750
5 Bò 108 192.285
Tổng cộng 664.754 9.710.761
Trên 05 nhóm vật nuôi khảo sát, kết quả thống kê được gồm 664.754 con vật nuôi,
tương ứng với tổng lượng phát thải chất thải rắn là 9.710.761 kg/năm.

Theo Niên giám thống kê của tỉnh Hậu Giang năm 2013, các thông tin về ngành nuôi
trồng thủy sản được tổng hợp như trong bảng 3.12.

Bảng 3.15: Tổng hợp thông tin ngành nuôi trồng thủy sản

Chủng loại Diện tích (ha) Sản lượng (tấn)


Thủy sản 58.660 6.548
Nguồn: niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang năm 2013

Như vậy, trên toàn tỉnh Hậu Giang đến năm 2013 có khoảng 58.660 ha nuôi trồng thủy
sản, với sản lượng thu hoạch trung bình khoảng 0,112 tấn/ha.

3.2.3. Xử lý số liệu, xác định hệ số phát thải cho 6 nhóm vật nuôi chủ lực của tỉnh
Hậu Giang (trâu, bò, heo, gà, vịt, thủy sản)

3.2.3.1. Phương pháp tính

Phương pháp tính tương tự như phần 3.1.3.1

3.2.3.2. Tổng hợp kết quả tính toán hệ số phát thải

Phụ phẩm và phế thải phát sinh trong quá trình chăn nuôi được tính từ lúc bắt đầu nuôi
cho tới khi xuất chuồng. Sau khi khảo sát, tổng hợp số liệu, khối lượng chất thải rắn
phát sinh trong quá trình chăn nuôi của 6 nhóm vật nuôi chủ lực của tỉnh Hậu Giang
(trâu, bò, heo, gà, vịt, thủy sản), Phương pháp tình toán hệ số phát thải tương tự như
phần trồng trọt. Kết quả tính toán hệ số phát thải sẽ được trình bày như sau:

(1). Đối với heo

Qua quá trình khảo sát thực tế tại 68 hộ gia đình chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh Hậu
Giang, kết quả thống kê về khối lượng phụ phẩm, phế thải và tính toán hệ số phát thải
được trình bày chi tiết trong bảng 3,4 thuộc chuyên đề 04. Kết quả tính toán hệ số phát
thải cho ngành nghề chăn nuôi heo được trình bày dưới đây:

Hệ số phát thải trung bình: EFtb = 363 kg/con.năm.

∑ ( ∆i )2
Sai số trung bình toàn phương:

Hệ số phát thải:
σ tb=
√ n( n−1)
= 13,32.

EF = EFtb ± σtb = 363 ± 13,32.

Như vậy, trong quá trình chăn nuôi trong một năm trung bình mỗi con heo sẽ phát thải
khoảng 363 kg chất thải rắn. Tương đương, trong 1 ngày mỗi con phát sinh khoảng
01kg chất thải rắn.

(6). Đối với gà

Qua quá trình khảo sát thực tế tại 49 hộ gia đình chăn nuôi gà trên địa bàn tỉnh Hậu
Giang, kết quả thống kê về khối lượng phụ phẩm, phế thải và tính toán hệ số phát thải
được trình bày chi tiết trong bảng 3,4 thuộc chuyên đề 04. Kết quả tính toán hệ số phát
thải cho ngành nghề chăn nuôi gà được trình bày dưới đây:

Hệ số phát thải trung bình: EFtb = 12,13 kg/con.năm

∑ ( ∆i )2 = 0,54
Sai số trung bình toàn phương:

Hệ số phát thải:
σ tb=
√ n( n−1)
EF = EFtb ± σtb = 12,13 ± 0,54

Như vậy, trong quá trình chăn nuôi từ lúc bắt đầu nuôi đến khi xuất chuồng trung bình
mỗi con gà sẽ phát thải khoảng 12,13 kg chất thải rắn. Như vậy, mỗi ngày trung bình 1
con gà phát thải khoảng 0,03 kg chất thải rắn.

(2). Đối với vịt

Qua quá trình khảo sát thực tế tại 33 hộ gia đình chăn nuôi vịt trên địa bàn tỉnh Hậu
Giang, kết quả thống kê về khối lượng phụ phẩm, phế thải và tính toán hệ số phát thải
được trình bày chi tiết trong bảng 5,6 thuộc chuyên đề 04. Kết quả tính toán hệ số phát
thải cho ngành nghề chăn nuôi vịt được trình bày dưới đây:

Hệ số phát thải trung bình: EFtb = 4,47 kg/con.năm


∑ ( ∆i )2 = 0,19
Sai số trung bình toàn phương:

Hệ số phát thải :
σ tb=
√ n( n−1)
EF = EFtb ± σtb = 4,47 ± 0,19

Như vậy, trong quá trình chăn nuôi từ lúc bắt đầu nuôi đến khi xuất chuồng trung bình
mỗi con vịt sẽ phát thải khoảng 4,47 kg chất thải rắn. Trung bình mỗi ngày, một con
vịt sẽ phát sinh khoảng 0,012 kg chất thải rắn.

(3). Đối với bò

Qua quá trình khảo sát thực tế tại 15 hộ gia đình chăn nuôi bò trên địa bàn tỉnh Hậu
Giang, kết quả thống kê về khối lượng phụ phẩm, phế thải và tính toán hệ số phát thải
được trình bày chi tiết trong bảng 7,8 thuộc chuyên đề 04. Kết quả tổng hợp tính toán
hệ số phát thải cho ngành nghề chăn nuôi bò được trình bày dưới đây:

Hệ số phát thải trung bình: EFtb = 2.347 kg/con.năm

∑ ( ∆i )2
Sai số trung bình toàn phương:

Hệ số phát thải:
σ tb=
√ n( n−1)
= 98,76

EF = EFtb ± σtb = 2.347,01± 98,76

Như vậy, trong quá trình chăn nuôi từ lúc bắt đầu nuôi đến khi xuất chuồng trung bình
mỗi con bò sẽ phát thải khoảng 2.347 kg chất thải rắn. Tương đương, trong 1 ngày mỗi
con phát sinh khoảng 6,43 kg chất thải rắn.

(4). Đối với trâu

Qua quá trình khảo sát thực tế tại 05 hộ gia đình chăn nuôi trâu trên địa bàn tỉnh Hậu
Giang, kết quả thống kê về khối lượng phụ phẩm, phế thải và tính toán hệ số phát thải
được trình bày chi tiết trong bảng 9,10 thuộc chuyên đề 04. Kết quả tổng hợp tính toán
hệ số phát thải cho ngành nghề chăn nuôi trâu được trình bày dưới đây:

Hệ số phát thải trung bình: EFtb = 3.316,5 kg/con.năm

∑ ( ∆i )2
Sai số trung bình toàn phương:

Hệ số phát thải:
σ tb=
√ n( n−1)
= 304,2

EF = EFtb ± σtb = 3.316,5 ± 304,2

Như vậy, trong quá trình chăn nuôi từ lúc bắt đầu nuôi đến khi xuất chuồng trung bình
mỗi con trâu sẽ phát thải khoảng 3.316,5 kg chất thải rắn. Tương đương, trong 1 ngày
mỗi con phát sinh khoảng 9,61 kg chất thải rắn.

(6). Đối với thủy sản

Theo Đặng Đình Kim và Vũ Văn Dũng về “Sự tích lũy bùn đáy trong ao nuôi cá tra
thâm canh”, 2004. Nghiên cứu được thực hiện trên 30 trang trại nuôi cá tra tại tỉnh An
Giang cho thấy, sau mỗi vụ nuôi, độ dày tích tụ bùn dưới đáy ao dày khoảng 10cm
tương đương lượng bùn tích lũy vào khoảng 134 tấn/ha. Đây là một nghiên cứu cụ thể,
mang tính thực nghiệm cao và trong điều kiện Hậu Giang có nhiều điểm tương đồng
với An Giang về điều kiện tự nhiên, con giống, kỹ thuật nuôi...nên có thể sử dụng
nghiên cứu này để áp dụng tính toán lượng phát thải cho ngành nuôi trồng thủy sản tại
Hậu Giang.

Từ các kết quả thống kê và xử lý số liệu cho 6 nhóm vật nuôi chủ lực của tỉnh Hậu
Giang, hệ số phát thải tính toán cho từng loại vật nuôi được tổng hợp như trong bảng
3.13.

Bảng 3.16: Tổng hợp kết quả hệ số phát thải cho ngành chăn nuôi

Stt Chủng loại Hệ số phát thải Đơn vị


1 Heo 363 ± 13,32 Kg/con.năm
2 Gà 12,13 ± 0,54 Kg/con.năm
3 Vịt 4,47 ± 0,19 Kg/con.năm
4 Bò 2.347 ± 98,76 Kg/con.năm
5 Trâu 3.316,5 ± 304,2 Kg/con.năm
6 Thủy sản 134 Tấn/ha

3.2.4. Ước tính tổng khối lượng phụ phẩm, phế thải chăn nuôi phát sinh đối với 6
nhóm vật nuôi chủ lực của tỉnh Hậu Giang (trâu, bò, heo, gà, vịt, thủy sản)

3.2.4.1. Phương pháp tính

Để tính toán lượng phụ phẩm, phế thải chăn nuôi phát sinh đối với 6 nhóm vật nuôi
chủ lực của tỉnh Hậu Giang, sau khi đã xây dựng hệ số phát thải cho từng nhóm vật
nuôi ta sử dụng công thức:

Lượng chất thải phát sinh = Hệ số phát thải × Quy mô hoạt động

Như vậy, trình tự thực hiện xây dựng hệ số phát thải như sau:
 Bước 1: Thu thập số liệu có sẵn, khảo sát bổ sung về tình hình phát thải chất thải
rắn cho các cơ sở;
 Bước 2: Thống kê số liệu và xây dựng hệ số phát thải cho từng cơ sở;
 Bước 3: Đánh giá loại trừ sai số thống kê hệ số phát thải;
 Bước 4: Thiết lập hệ số phát thải trung bình toàn phương trên cơ sở các số liệu đã
được đánh giá loại trừ sai số;
 Bước 5: Tính toán tổng lượng chất thải rắn phát sinh.

3.2.4.2. Kết quả tính toán

Theo niên giám thống kê của tỉnh Hậu Giang năm 2013 đối với 6 nhóm vật nuôi chủ
lực của tỉnh, kết hợp với hệ số phát thải đã được xây dựng theo bảng 13. Khối lượng
phụ phẩm, phế thải chăn nuôi cho từng loại vật nuôi sẽ được ước tính và trình bày như
trong bảng 3.14.
Bảng 3.17: Tổng hợp khối lượng phát thải cho 5 vật nuôi chủ lực tỉnh Hậu Giang

Hệ số phát thải Số lượng Tổng khối lượng


Stt Chủng loại
(kg/con.năm) (con) phát thải (kg/năm)
1 Heo 363 ± 13,32 119.462 43.364.706
2 Gà 12,13 ± 0,54 1.118.320 13.565.222
3 Vịt 4,47 ± 0,19 2.506.160 11.202.535
4 Bò 2.347,01 ± 98,76 1.317 3.091.012
5 Trâu 3.316,5 ± 304,2 1.719 5.701.064
Tổng cộng 76.924.538

Tính cho 05 nhóm vật nuôi: heo, gà, vịt, trâu, bò được nuôi phổ biến trên địa bàn tỉnh
Hậu Giang, đã phát sinh tổng cộng khoảng 76.925 tấn chất thải rắn mỗi năm. Trong
đó, chăn nuôi heo chiếm tỉ lệ lớn nhất với 43.365 tấn, chiếm khoảng 56,4%. Tiếp đó là
chăn nuôi gà, với khoảng 13.565 tấn, chiếm tỉ lệ 17,6%. Phát sinh ít nhất là chăn nuôi
bò, với 3.091 tấn chỉ chiếm khoảng 4% lượng phụ phẩm và phế thải phát sinh.

Ước tính khối lượng bùn thải cho ngành chăn nuôi thủy sản được trình bày như trong
bảng 3.15.
Bảng 3.18: Ước tính khối lượng bùn thải cho ngành chăn nuôi thủy sản

Ngành Hệ số phát thải Diện tích Khối lượng bùn thải


(tấn/vụ.ha) (ha) phát sinh (tấn/vụ)
Thủy sản 134 6.548 877.432

Như vậy, trong năm 2013 với diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Hậu
Giang vào khoảng 6.548 ha, tương ứng sẽ phát sinh ra khoảng 877.432 tấn bùn cho
mỗi vụ nuôi trồng thủy sản.

3.2.5. Đánh giá ảnh hưởng của phụ phẩm, chất thải chăn nuôi và thủy sản tới môi
trường và sức khỏe nhân dân tại Hậu Giang

Qua quá trình khảo sát thực tế trên địa bàn tỉnh Hậu Giang về công tác thu gom, xử lý,
tái sử dụng phế phẩm, chất thải trong chăn nuôi cho thấy những ảnh hưởng và tác động
đến môi trường và sức khỏe nhân dân như sau:

3.2.5.1. Đánh giá chất lượng môi trường không khí, nước mặt tại các khu vực chăn
nuôi gia súc, gia cầm tới môi trường và sức khỏe nhân dân

(1). Chất lượng môi trường không khí

Môi trường không khí ở khu vực chuồng trại và xung quanh cơ sở chăn nuôi luôn có
mùi rất đặc trưng và đây là một tác nhân ô nhiễm rất khó chịu nếu không có biện pháp
quản lý đúng cách. Các khí gây mùi chủ yếu phát sinh từ quá trình phân huỷ yếm khí
chất thải chăn nuôi như NH3, H2S...Ngoài ra, trong thành phần của các loại khí này còn
có CO2, CH4 là tác nhân lớn gây nên hiện tượng biến đổi khí hậu.

Có gần 200 chất tạo mùi trong chất thải. Mùi thối sinh ra trong hoạt động chăn nuôi là
sản phẩm của quá trình phân huỷ các chất thải. Mùi phụ thuộc vào khẩu phần thức ăn
và quá trình lưu trữ hay xử lý nước thải. Tuy nhiên, sự thối rữa của phân không phải
nguồn gốc duy nhất của mùi, thức ăn thừa thối rữa, phụ phẩm của chế biến thực phẩm
dùng cho gia súc ăn cũng gây mùi khó chịu.

Bảng 3.19: Đặc điểm của các khí sinh ra khi phân huỷ kỵ khí

Stt Loại khí Mùi Đặc điểm


1 NH3 Không màu, mùi hăng, xốc Nhẹ hơn không khí
2 CO2 Không màu, không mùi Nặng hơn không khí
3 H2S Không màu, mùi trứng thối Nặng hơn không khí
4 CH4 Không màu, không mùi Nhẹ hơn không khí
Nguồn: Barker và cộng tác viên, 1996

1). Ảnh hưởng của khí NH3

Trong quá trình chăn nuôi, lượng nước tiểu sinh ra hằng ngày rất nhiều với thành
phần khí NH3 là chủ yếu. Chất khí này có nồng độ cao kích thích mạnh lên niêm mạc,
mặt mũi, đường hô hấp dễ dị ứng tăng tiết dịch, gây co thắt khí quản và gây ho. Nếu
nồng độ cao sẽ gây huỷ hoại đường hô hấp. Trong máu, NH 3 bị oxy hoá tạo thành
NO2 làm hồng cầu trong máu chuyển động hỗn loạn, ức chế chức năng vận chuyển
oxy đến các cơ quan của hồng cầu, trường hợp nặng có thể gây thiếu oxy ở não dẫn
đến nhức đầu, mệt mỏi thậm chí có thể gây tử vong. Ảnh hưởng của khí NH 3 đến sức
khỏe con người được trình bày như trong bảng 3.17.

Bảng 3.20: Ảnh hưởng của khí NH3 đến sức khỏe con người

Nồng độ tiếp xúc Tác hại hay triệu chứng


6 ppm đến 20 ppm trở lên Ngứa mặt, khó chịu ở đường hô hấp
100 ppm trong 1 giờ Ngứa ở bề mặt niêm mạc
400 ppm trong 1 giờ Ngứa ở mặt, mũi và khô họng
1.720 ppm (dưới 30 phút) Ho, co giật dẫn đến tử vong
700 ppm (dưới 60 phút) Lập tức ngứa ở mặt, mũi và khô họng
5.000 ppm – 10.000 ppm Gây khó thở, ngẹt thở, xuất huyết phổi, ngất do
(vài phút) ngạt và có thể tử vong
10.000 ppm trở lên Tử vong
Nguồn: Barker và cộng tác viên, 1996

2). Ảnh hưởng của H2S

H2S là khí được sinh ra trong quá trình khử các amin chứa lưu huỳnh trong thời kì ủ
phân, lưu trữ và xử lý kị khí chất thải. Cơ quan khứu giác của người có thể cảm nhận
H2S ở ngưỡng 0,025 ppm. H2S là khí độc, có thể gây chết khi tiếp xúc với một lượng
nhỏ. H2S còn gây rối loạn hoạt động một số men vận chuyển điện tử trong chuỗi hô
hấp mô bào gây rối loạn hô hấp mô bào. H 2S còn chuyển hoá Hemoglobin làm ức chế
khả năng vận chuyển oxy của Hemoglobin.

Ảnh hưởng của khí H2S đến sức khỏe con người được trình bày như trong bảng 3.18

Bảng 3.21: Ảnh hưởng của H2S đến sức khoẻ con người

Nồng độ tiếp xúc Triệu chứng và tác hại


10 ppm Ngứa mắt
20 ppm trở lên trong hơn 20 phút Ngứa mắt, mũi, họng
50-100 ppm Nôn mửa, tiêu chảy
200 ppm/giờ Choáng váng, thần kinh suy nhược, dễ gây
viêm phổi
300 ppm/30 phút Nôn mửa trong trạng thái hưng phấn, bất tỉnh
Trên 600 ppm Mau chóng tử vong
Nguồn: Barker và cộng tác viên, 1996

1). Ảnh hưởng của CH4

Khí Mêtan là sản phẩm cuối cùng của quá trình phân huỷ kị khí các chất hữu cơ dễ
phân huỷ trong chất thải chăn nuôi. CH 4 là khí không màu, không mùi, có thể cháy.
Nếu nồng độ CH4 chiếm từ 45% không khí thì sẽ gây ngạt thở do thiếu oxy.
Để đánh giá chất lượng môi trường không khí cụ thể cho các khu vực chăn nuôi gia
súc gia cầm tại tỉnh Hậu Giang, Trung trâm Công nghệ Môi trường (ENTEC) đã thực
hiện lấy mẫu tại 8 hộ gia đình có chăn nuôi gia súc, gia cầm. Vị trí lấy mẫu được trình
bày tại bảng 3.19.

Bảng 3.22: Thông tin vị trí lấy mẫu không khí xung quanh

Tọa độ
Ký hiệu Vị trí lấy mẫu
Kinh độ (E) Vĩ độ (N)
Hộ Lê Văn Thích, Ấp Xẻo Cao A, xã Thạnh
KK1 105o42'03,2'' 9o55'22,1''
Xuân, Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang
Hộ Trần Văn Hoàng, 71 Ấp Trầu Hôi, xã
KK2 105o41'17,5'' 9o55'25,4''
Thạnh Xuân, Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang
Hộ Nguyễn Việt Xô, Ấp Láng Hầm C, xã
KK3 105o41'15,9'' 9o54'31,5''
Thạnh Xuân, Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang
Hô ̣ Lê Minh Chiến, Ấp Trầu Hôi, xã Thạnh
KK4 105o40'59,5'' 9o55'38,4''
Xuân, Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang
Hộ Huỳnh Kim Anh, 115 Ấp So Đũa Lớn,
KK5 Xã Thạnh Xuân, Châu Thành A, tỉnh Hậu 105o41'24,6'' 9o55'54,3''
Giang
Hộ Nguyễn Văn Hồng, Ấp Trầu Hôi, xã
KK6 105o41'30,2'' 9o55'15,2''
Thạnh Xuân, Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang
Hộ Trần Văn Thiện, ấp Trầu Hôi, xã Thạnh
KK7 105o41'16,8'' 9o55'25,2''
Xuân, Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang
KK8 Hộ Nguyễn Văn Hùng, ấp Trầu Hôi, xã 105o41'20,5'' 9o55'21,2''
Thạnh Xuân, Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang

Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh khu vực chăn nuôi sẽ được biểu
diễn như trong các hình 3.12 – 3.13.
000

000

000

000

000

000

000

000

NH3 (mg/m3) QCVN 06:2009\BTNMT

Hình 3.12: Kết quả phân tích nồng độ NH 3 trong không khí xung quanh tại 8 hộ gia
đình

000

000

000

000

000

000

000

H2S (mg/m3) QCVN 06:2009\BTNMT

Hình 3.13: Kết quả phân tích nồng độ H 2S trong không khí xung quanh tại 8 hộ gia
đình

Kết quả phân tích NH3 cho thấy ở hầu hết các mẫu phân tích, nồng độ NH 3 đều xấp xỉ
với nồng độ cho phép của QCVN 06:2009/BTNMT. Đặc biệt, với các mẫu KK1, KK3,
KK5, KK8, ghi nhận nồng độ NH 3 vượt quy chuẩn cho phép. Riêng đối với mẫu
KK05, KK1 nồng độ NH3 vượt quy chuẩn lần lượt là 1,6 và 1,4 lần.

Kết quả phân tích nồng độ H2S của 08 mẫu không khí xung quanh cho thấy nồng độ
H2S trong không khí tại các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm đều khá cao. Với các mẫu
KK3, KK4, KK5, KK8 có nồng độ H 2S vượt quy chuẩn QCVN 06:2009/BTNMT. Với
mẫu không khí KK08 có nồng độ H 2S vượt quy chuẩn 1,3 lần. Như vậy, thông số khí
NH3 và H2S là những khí gây phát sinh mùi hôi tại các cơ sở chăn nuôi và ảnh hưởng
trực tiếp đến sức khỏe cũng như sinh hoạt của người dân.

Riêng đối với khí CH4, kết quả phân tích 24 mẫu không khí được lấy tại 8 hộ gia đình
cho thấy nồng độ CH4 đều thấp hơn nồng độ giới hạn của quy chuẩn.

Như vậy, qua kết quả phân tích chất lượng không khí tại các khu vực chăn nuôi gia
súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang cho thấy chất lượng không khí tại các hộ
chăn nuôi đã bị ảnh hưởng bởi chất thải của quá trình chăn nuôi. Kết quả phân tích
không khí tại nhiều hộ gia đình đã có dấu hiệu bị ô nhiễm, một số chỉ tiêu phân tích đã
vượt quy chuẩn cho phép. Tiêu biểu tại các hộ gia đình KK3, KK5, KK8 có kết quả
phân tích các chỉ tiêu H 2S, NH3 đều vượt quy chuẩn. Đây là 2 loại khí gây phát sinh
mùi hôi nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và sức khỏe của người dân.

(2). Môi trường nước

Kết quả điều tra, khảo sát cho thấy nước thải chăn nuôi tại các hộ gia trình trên địa
bàn tỉnh Hậu Giang không được xử lý hay xử lý không triệt để. Nước thải chăn nuôi
chủ yếu được thải vào các ao, hồ, sông, rạch,... là nguồn góp phần gây ô nhiễm môi
trường nước mặt tại khu vực. Các thành phần của các nguồn gây ô nhiễm thường ở 3
dạng sau:
 Chất hữu cơ trong thức ăn, một số chất chưa được đồng hoá và hấp thụ nên bài tiết
ra ngoài theo phân, nước tiểu cùng các sản phẩm trao đổi chất. Ngoài ra, các chất hữu
cơ còn từ các nguồn khác như thức ăn thừa, ổ lót, xác chết gia súc không được xử lý.
Sự phân huỷ các chất béo trong nước còn làm thay đổi pH của nước, gây điều kiện bất
lợi cho hoạt động phân huỷ các chất ô nhiễm. Để chuyển hoá các phân tử này, trước
tiên phải qua quá trình thuỷ phân các chất phức tạp thành các chất giản đơn giản
(đường đơn, axit amin, axit béo mạch ngắn). Quá trình này tạo các sản phẩm trung
gian gây độc cho thuỷ sinh vật;
 Nitơ, Photpho: Khả năng hấp thụ nitơ, photpho của gia súc tương đối thấp nên phần
lớn sẽ bài tiết ra ngoài. Do đó, hàm lượng Nitơ, Photpho trong chất thải chăn nuôi
tương đối cao, nếu không xử lý sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng hoá nguồn nước, ảnh
hưởng đến hệ sinh thái nước. Hàm lượng Nitrat cao trong nước sẽ gây độc hại cho con
người. Do trong hệ tiêu hoá, ở điều kiện thích hợp, nitrat sẽ chuyển thành nitrit, có thể
hấp thụ vào máu kết hợp với hồng cầu, ức chế chức năng vận chuyển oxi của hồng
cầu;
 Vi sinh vật: Trong phân chứa nhiều loại vi trùng, virus, trứng giun sán là nguyên
nhân gây bệnh cho người và động vật. Chúng có thể lan truyền qua nguồn nước mặt,
nước ngầm, đất hay rau quả nếu sử dụng nước ô nhiễm vi sinh vật để tưới tiêu. Vi sinh
vật từ chăn nuôi cũng có thể thấm vào đất ảnh hường đến chất lượng nước ngầm.

Để đánh giá chất lượng nước mặt tại các khu vực chăn nuôi tại Hậu Giang, Trung tâm
Công nghệ Môi trường (ENTEC) tiến hành lấy mẫu nước thải tại 03 ao nuôi cá. Mẫu
nước ao cá được lấy khi ao cá chuẩn bị thay nước và thải trực tiếp ra kênh rạch, lấy 3
điểm khác nhau trên mỗi ao cá. Vị trí lấy mẫu và kết quả phân tích được trình bày như
trong bảng 3.20.
Bảng 3.23: Thông tin vị trí lấy mẫu nước tại các ao nuôi cá

Ký hiệu Tọa độ
Vị trí lấy mẫu
mẫu Kinh độ (E) Vĩ độ (N)
Ao cá tra, trại cá Phú Thuận ấp Sơn Phú, xã
NT1-1 105o49’38,2” 9o45’55,9”
Đại Thành, thị xã Ngã Bảy
Ao cá tra, trại ca Phú Thuận ấp Sơn Phú, xã
NT1-2 105o49’38,8” 9o45’55,2”
Đại Thành, thị xã Ngã Bảy
Ao cá tra, trại ca Phú Thuận ấp Sơn Phú, xã
NT1-3 105o49’38,4” 9o45’55,1”
Đại Thành, thị xã Ngã Bảy
Ao cá sặc, nhà anh Nguyễn Văn Chung, ấp
NT2-1 105o45’26,7” 9o47’33,3”
Mỹ Lợi B, xã Hiệp Hưng
Ao cá sặc, nhà anh Nguyễn Văn Chung, ấp
NT2-2 105o45’26,1” 9o47’33,9”
Mỹ Lợi B, xã Hiệp Hưng
Ao cá sặc, nhà anh Nguyễn Văn Chung, ấp
NT2-3 105o45’26,4” 9o47’33,6”
Mỹ Lợi B, xã Hiệp Hưng
Ao cá tra, nhà chú Ba Sách, ấp Mỹ Lợi B,
NT3-1 105o44’33,9” 9o45’58,7”
xã Hiệp Hưng
Ao cá tra, nhà chú Ba Sách, ấp Mỹ Lợi B,
NT3-2 105o44’33,7” 9o45’58,5”
xã Hiệp Hưng
Ao cá tra, nhà chú Ba Sách, ấp Mỹ Lợi B,
NT3-3 105o44’33,4” 9o45’58,2”
xã Hiệp Hưng

Kết quả phân tích các chỉ tiêu trong các mẫu nước ao cá được trình bày như trong bảng
3.21.

Bảng 3.24: Kết quả phân tích các chỉ tiêu mẫu nước ao cá

Colifor
+ E.Coli
3-
Ký hiệu TSS COD BOD5 NH 4 PO4 m
pH (MPN/
mẫu (mg/l) (mgO2/l) (mgO2/l) (mg/l) (mg/l) (MPN/
100ml)
100ml)
NT1-1 7,0 65 45 29 3,22 0,972 15 1.400
NT1-2 6,8 72 58 39 3,98 0,982 27 2.100
NT1-3 6,8 103 64 41 4,51 1,011 19 1.900
NT2-1 6,7 98 63 32 1,23 0,149 78 2.200
NT2-2 7,1 112 54 28 0,82 0,118 112 1.800
NT2-3 6,9 78 42 32 0,94 0,056 102 1.200
NT3-1 6,9 84 46 24 1,01 0,109 21 2.300
NT3-2 6,9 86 44 29 0,82 0,058 18 1.600
NT3-3 6,8 90 62 34 0,97 0,059 22 1.900
QCVN 5,5-9 50 30 15 0,5 0,3 100 7.500
08:2008/
BTNMT

Kết quả phân tích các chỉ tiêu của các mẫu nước ao cá được biễu diễn tại hình 3.14 -
3.20.

120

100

80

60

40

20

0
NT1-1 NT1-2 NT1-3 NT2-1 NT2-2 NT2-3 NT3-1 NT3-2 NT3-3

TSS (mg/l) QCVN 08:2008/BTNMT

Hình 3.14: Sơ đồ biểu diễn chỉ tiêu TSS trong các mẫu nước thải ao nuôi cá

70

60

50

40

30

20

10

0
NT1-1 NT1-2 NT1-3 NT2-1 NT2-2 NT2-3 NT3-1 NT3-2 NT3-3

COD (mgO2/l) QCVN 08:2008/BTNMT

Hình 3.15: Sơ đồ biểu diễn chỉ tiêu COD trong các mẫu nước thải ao nuôi cá
45

40

35

30

25

20

15

10

0
NT1-1 NT1-2 NT1-3 NT2-1 NT2-2 NT2-3 NT3-1 NT3-2 NT3-3

BOD5 (mgO2/l) QCVN 08:2008/BTNMT

Hình 3.16: Sơ đồ biểu diễn chỉ tiêu BOD5 trong các mẫu nước thải ao nuôi cá

5.000

4.500

4.000

3.500

3.000

2.500

2.000

1.500

1.000

.500

.000
NT1-1 NT1-2 NT1-3 NT2-1 NT2-2 NT2-3 NT3-1 NT3-2 NT3-3

NH4+ (mg/l) QCVN 08 : 2008/BTNMT

Hình 3.17: Sơ đồ biểu diễn chỉ tiêu NH+4 trong các mẫu nước thải ao nuôi cá

1.2

0.8

0.6

0.4

0.2

0
NT1-1 NT1-2 NT1-3 NT2-1 NT2-2 NT2-3 NT3-1 NT3-2 NT3-3

Phosphat (mg/l) QCVN 08 : 2008/BTNMT

Hình 3.18: Sơ đồ biểu diễn chỉ tiêu PO43- trong các mẫu nước thải ao nuôi cá
120

100

80

60

40

20

0
NT1-1 NT1-2 NT1-3 NT2-1 NT2-2 NT2-3 NT3-1 NT3-2 NT3-3

E.coli (MPN/100ml) QCVN 08 : 2008/BTNMT

Hình 3.19: Sơ đồ biểu diễn chỉ tiêu E.Coli trong các mẫu nước thải ao nuôi cá

8000

7000

6000

5000

4000

3000

2000

1000

0
NT1-1 NT1-2 NT1-3 NT2-1 NT2-2 NT2-3 NT3-1 NT3-2 NT3-3

Tổng coliform (MPN/100ml) QCVN 08:2008/BTNMT

Hình 3.20: Sơ đồ biểu diễn chỉ tiêu Coliform trong các mẫu nước thải ao nuôi cá

Nhận xét:
 Các chỉ tiêu TSS, COD, BOD5: Kết quả phân tích các mẫu cho thấy nồng độ các chỉ
tiêu TSS, COD, BOD5 đều vượt quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT (cột B1). Đây là
những thông số cơ bản cho thấy nguồn nước thải ao nuôi cá đã bị ô nhiễm bởi các chất
hữu cơ. Riêng đối với pH đạt QCVN 08:2008/BTNMT (cột B1).
 Chỉ tiêu NH+4: Kết quả phân tích cho thấy, nồng độ NH+4 trong tất cả các mẫu nước
thải ao cá đều vượt quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT (cột B1). Riêng đối với mẫu
nước thải tại trại cá Phú Thuận (NT1-1) có nồng độ NH +4 vượt quy chuẩn cao nhất gấp
9 lần.
 Chỉ tiêu Phosphat (PO43-): Kết quả phân tích cho thấy nồng độ PO 43- của mẫu NT2,
NT3 đều thấp hơn quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT (cột B1). Riêng đối với mẫu
NT1, nồng độ PO43- có giá trị vượt 3,5 lần so với quy chuẩn.
 Chỉ tiêu vi sinh: Kết quả phân tích cho thấy mẫu nước thải ao cá NT2 (ao cá sặc) tại
vị trí số 2 và 3, chỉ tiêu E.coli vượt quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT (cột B1). Còn
lại, đối với mẫu NT1 và NT3 đều đạt quy chuẩn. Nguyên nhân có thể do ao cá NT2 là
nguồn tiếp nhận một lượng lớn phân và nước thải chăn nuôi heo. Đây là hình thức phổ
biến tại các cơ sở nuôi trồng thủy sản tại tỉnh Hậu Giang, khi xem các loại chất thải
này như là một nguồn thức ăn bổ sung cho cá. Đối với chỉ tiêu Coliform tổng số, tất cả
các mẫu đều đạt QCVN 08:2008/BTNMT (cột B1).

Nhìn chung, các kết quả phân tích cho thấy nước ao nuôi cá đều bị ô nhiễm bởi các
chất hữu cơ. Vì vậy, nếu nước thải ao nuôi cá được thải bỏ trực tiếp ra các nguồn tiếp
nhận như: sông, kênh, rạch... không qua xử lý sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây ra các vấn đề về
ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sinh hoạt của người dân.
Nghiêm trọng hơn có thể lây lan các mầm bệnh nguy hiểm hoặc gây ra hiện tượng phú
dưỡng hóa với các nguồn nước.

Để đánh giá cụ thể những tác động từ quá trình hoạt động chăn nuôi thủy sản (nước
thải và bùn thải) đối với sinh hoạt và sức khỏe của nhân dân, Trung tâm Công nghê
Môi trường (ENTEC) đã tiến hành lấy mẫu bùn thải tại 09 ao nuôi cá và 09 điểm tiếp
nhận nước thải ao nuôi cá. Vị trí lấy mẫu và kết quả được trình bày trong bảng 3.22 –
3.23.

Bảng 3.25: Vị trí lấy mẫu bùn thải ao nuôi cá

Ký hiệu Tọa độ
Vị trí
mẫu Kinh độ (E) Vĩ độ (N)
Ao cá tra, trại cá Phú Thuận ấp Sơn Phú, 105 49’38,2” 9o45’55,9”
o
TT01
xã Đại Thành, thị xã Ngã Bảy
Ao cá tra, trại cá Phú Thuận ấp Sơn Phú, 105o49’38,2” 9o45’55,9”
TT02
xã Đại Thành, thị xã Ngã Bảy
Ao cá tra, trại ca Phú Thuận ấp Sơn Phú, 105o49’38,2” 9o45’55,9”
TT03
xã Đại Thành, thị xã Ngã Bảy
Ao cá sặc, nhà anh Nguyễn Văn Chung, ấp 105o45’26,1” 9o47’33,9”
TT04
Mỹ Lợi B, xã Hiệp Hưng
Ao cá sặc, nhà anh Nguyễn Văn Chung, ấp 105o45’26,1” 9o47’33,9”
TT05
Mỹ Lợi B, xã Hiệp Hưng
Ao cá sặc, nhà anh Nguyễn Văn Chung, ấp 105o45’26,1” 9o47’33,9”
TT06
Mỹ Lợi B, xã Hiệp Hưng
Ao cá tra, nhà chú Ba Sách, ấp Mỹ Lợi B, 105o44’33,9” 9o45’58,7”
TT07
xã Hiệp Hưng
Ao cá tra, nhà chú Ba Sách, ấp Mỹ Lợi B, 105o44’33,9” 9o45’58,7”
TT08
xã Hiệp Hưng
Ao cá tra, nhà chú Ba Sách, ấp Mỹ Lợi B, 105o44’33,9” 9o45’58,7”
TT09
xã Hiệp Hưng

Bảng 3.26: Kết quả phân tích các chỉ tiêu bùn thải ao nuôi cá

Ký hiệu mẫu Cd As Pb Zn Cu Hg Tổng


Cr
TT01 1,08 0,25 17,17 2,61 0,67 4,77 <0,2
TT02 1,03 0,31 15,86 0,66 0,42 4,67 8,52
TT03 0,79 0,28 22,53 0,66 0,59 9,17 8,58
TT04 2,42 0,29 19,48 0,98 1,12 3,01 5,58
TT05 1,33 0,34 23,01 1,31 0,84 1,34 8,50
TT06 0,13 0,37 22,53 0,67 0,65 2,62 8,98
TT07 3,13 0,26 21,80 0,67 0,48 1,73 11,32
TT08 3,25 0,34 16,57 0,33 0,55 1,79 12,09
TT09 1,69 0,32 12,77 0,98 0,47 4,75 1,31
QCVN 03:2008/
2,00 12,00 70,00 200,00 50,00 - -
BTNMT

Nhận xét: Đối với các chỉ tiêu kim loại nặng trong các mẫu bùn ao nuôi cá như As,
Pb, Zn, Cu có nồng độ đều thấp hơn rất nhiều so với QCVN 03:2008/BTNMT (đối với
đất nông nghiệp). Chỉ duy nhất chỉ tiêu Cd ở các mẫu TT04, TT07, TT08 có nồng độ
vượt QCVN 03:2008/BTNMT lần lượt từ 1,21-1,63 lần.

Ngoài ra,Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC) cũng đã tiến hành lấy mẫu tại 09
điểm khác nhau để đánh giá chất lượng nước mặt tại các khu vực tiếp nhận nước thải
của các khu vực chăn nuôi thủy sản. Vị trí lấy mẫu và kết quả phân tích được trình bày
trong bảng 3.24 – 3.25.

Bảng 3.27: Vị trí lấy mẫu nước mặt tại điểm tiếp nhận nguồn nước thải ao nuôi cá

Ký hiệu Tọa độ
Stt Vị trí lấy mẫu
mẫu Kinh độ (E) Vĩ độ (N)
1 NM01 Đầu cống thải ra kênh, trại cá Phú 105o49’12,8” 9o50’30,2”
Thuận ấp Sơn Phú, xã Đại Thành, thị
xã Ngã Bảy
2 NM02 Thượng nguồn cách cổng thải ra kênh 105o49’13,6” 9o50’36,7”
200m, trại cá Phú Thuận ấp Sơn Phú,
xã Đại Thành, thị xã Ngã Bảy
3 NM03 Hạ nguồn cách cống thải ra kênh 105o49’11,3” 9o50’24,0”
200m, trại cá Phú Thuận ấp Sơn Phú,
xã Đại Thành, thị xã Ngã Bảy
4 NM04 Điểm tiếp nhận ao nuôi cá sặc với kênh 105o45’25,8” 9o47’28,8”
Thầy Cai, ấp Mỹ Lợi B, xã Hiệp Hưng
5 NM05 Hạ nguồn kênh Thầy Cai cách cống 105o45’24,8” 9o47’33,2”
thải 50m, ấp Mỹ Lợi B, xã Hiệp Hưng
6 NM06 Hạ nguồn kênh Thầy Cai cách cống 105o45’26,1” 9o47’33,9”
thải 100m, ấp Mỹ Lợi B, xã Hiệp Hưng
7 NM07 Điểm tiếp nhận ao nuôi cá tra ra kênh, 105o44’33,9” 9o45’58,7”
ấp Mỹ Lợi B, xã Hiệp Hưng
8 NM08 Hạ nguồn cách cống thải 50m, ấp Mỹ 105o44’35,0” 9o45’55,2”
Lợi B, xã Hiệp Hưng
9 NM09 Hạ nguồn cách cống thải 100m, ấp Mỹ 105o44’35,7” 9o45’55,9”
Lợi B, xã Hiệp Hưng

Kết quả phân tích theo bảng 3.25 cho thấy:


 Đối với các chỉ tiêu pH, DO, TSS, COD, BOD 5 của tất cả các mẫu thử nghiệm đều
có nồng độ đạt quy chuẩn QCVN 03:2008/BTNMT (cột B1).
 Đối với các chỉ tiêu PO43-, Phenol của tất cả các mẫu đều có nồng độ thấp hơn quy
chuẩn QCVN 03:2008/BTNMT (cột B1).
 Với các chỉ tiêu NH4+, Nitrit của các mẫu đều có nồng độ vượt QCVN
03:2008/BTNMT (cột B1). Cụ thể, với chỉ tiêu NH4+ tại các mẫu NM01, NM03,
NM04, NM05, NM06, NM07, NM09 đều vượt quy chuẩn. Riêng với chỉ tiêu Nitrit
của tất cả các mẫu đều vượt quy chuẩn từ 1,21-1,63 lần, nếu không qua xử lý sẽ tiềm
ẩn nguy cơ gây ra ô nhiễm nguồn nước mặt.

Như vậy, có thể nói rằng chất lượng môi trường nước tại các điểm tiếp nhận nước thải
của các ao nuôi trồng thủy sản đều có dấu hiệu ô nhiễm bởi các chất hữu cơ. Nồng độ
Nitơ trong môi trường nước mặt đều cao. Đăc biệt, với Nitơ ở dạng NH4+ và NO2- đều
vượt QCVN 03:2008/BTNMT (cột B1). Đây cũng là lý do giải thích vì sao chỉ tiêu
tổng Coliform của một số mẫu vượt quy chuẩn, trong khi chỉ tiêu E.coli lại rất thấp
hoặc không phát hiện, do nhiều loại vi sinh vật có thể tự sinh trưởng và phát triển
trong môi trường nhiều chất hữu cơ. Trong khi, chủng E.coli là vi sinh vật chỉ điểm
cho môi trường nước bị ô nhiễm bởi phân. Từ đó cho thấy, nguồn nước này chỉ bị ô
nhiễm bởi chất hữu cơ mà không bị ô nhiễm bởi phân.

Bảng 3.28: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại điểm tiếp nhận nguồn nước thải
ao nuôi cá

Ký hiệu mẫu/ pH DO TSS COD BOD5 NH4+ Nitrit Nitrat


Đơn vị - mg/l
NM 01 7,0 5,9 15 11 6 0,513 1,03 0,94
NM 02 7,1 6,3 18 19 10 <0,00 0,81 2,63
5
NM 03 7,2 6,1 17 17 8 0,870 1,79 0,91
NM 04 7,1 5,8 14 21 11 1,115 0,49 0,67
NM 05 7,1 6,0 26 19 10 0,870 0,63 0,51
NM 06 7,0 6,4 25 22 12 0,156 0,86 0,92
NM 07 7,0 6,2 8 23 12 1,290 1,71 1,15
NM 08 6,9 5,9 11 19 10 <0,00 0,22 3,01
5
NM 09 6,8 6,1 20 24 13 1,681 1,52 1,22
QCVN 03:2008/ 5,5-9 ≥4 50 30 15 0,5 0,04 10
BTNMT

Bảng 3.25: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại điểm tiếp nhận nguồn nước thải
ao nuôi cá (tiếp theo)

Ký hiệu mẫu/ Phốtphát Phenol E.coli Tổng Coliform


Đơn vị mg/l MPN/100ml
NM 01 0,058 <0,0005 KPH 1.200
NM 02 0,029 <0,0005 KPH 1.100
NM 03 0,273 <0,0005 KPH 1.300
NM 04 0,038 <0,0005 KPH 2.100
NM 05 0,273 <0,0005 KPH 1.100
NM 06 0,036 <0,0005 1 3.000
NM 07 0,035 <0,0005 KPH 3.200
NM 08 0,043 <0,0005 KPH 2.100
NM 09 0,048 <0,0005 1 3.400
QCVN 0,300 0,01 100 2.500
03:2008/BTNMT

3.2.5.2. Tổng hợp, đánh giá kết quả điều tra về tác động của phế liệu, chất thải chăn
nuôi và thủy sản tới môi trường và sức khỏe nhân dân

(1). Đối với trâu, bò

Qua kết quả khảo sát tại các hộ gia đình chăn nuôi tại tỉnh Hậu Giang cho thấy đặc
điểm của các hộ chăn nuôi trâu bò đều ở quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình. Trung bình mỗi
hộ có chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn tỉnh chỉ nuôi từ 2-3 con. Các loại chất thải phát
sinh từ quá trình chăn nuôi, một phần đã được tận dụng nhưng chưa được xử lý hiệu
quả và triệt để.

Kết quả khảo sát ghi nhận không có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường
và sức khỏe người dân trong quá trình chăn nuôi. Đây có thể do đặc thù ngành chăn
nuôi trâu bò tại tỉnh Hậu Giang chưa phát triển, số lượng đàn chăn nuôi còn ít. Hơn
nữa nguồn phát thải chủ yếu nhỏ lẻ và phân tán trên địa bàn toàn tỉnh nên chưa thấy
những tác động tiêu cực gây ra bởi chất thải chăn nuôi. Một số tác động nhỏ như phát
sinh mùi hôi tại các khu vực chăn nuôi. Tuy nhiên, tiềm năng gây ô nhiễm và tác động
đến sức khỏe sẽ lớn khi ngành chăn nuôi ngày càng phát triển mở rộng. Do đó cũng
cần phải xem xét, đánh giá những tác động, rủi ro tiềm tàng có thể gây ra đối với môi
trường và sức khỏe người dân như:
 Lượng chất hữu cơ (N,P...) có trong phân và nước thải: do các hố thu gom phân và
nước thải của hộ dân chỉ được đào thô sơ, không có các biện pháp che chắn cũng như
không đủ thể tích chứa nên nước thải rất dễ chảy tràn sang các nguồn nước mặt nhất là
vào mùa mưa, đây là nguyên nhân tiềm tàng có thể gây nên hiện tượng phú dưỡng hóa
và xâm nhập vào nguồn nước ngầm làm ô nhiễm nguồn nước;
 Các loại vi sinh vật gây bệnh có thể phát tán và lan truyền, tiềm ẩn nguy cơ gây nên
các loại dịch bệnh cho con người và các loài vật nuôi khác;
 Các loại khí như H2S, NH3 sinh ra do quá trình phân hủy kỵ khí chất thải có thể tác
động xấu đến sức khỏe người dân. Ngoài ra khí CO 2, CH4 còn là nguyên nhân dẫn đến
các vấn đề về biến đổi khí hậu.

(2). Đối với heo

Kết quả khảo sát tại 68 hộ gia đình chăn nuôi heo tại tỉnh Hậu Giang cho thấy các chất
thải phát sinh từ quá trình chăn nuôi heo gây phát sinh mùi hôi khó chịu và người dân
cảm nhận được mùi một cách thường xuyên. Để đánh giá được mức độ mùi hôi phát
sinh, ta sẽ phân chia đánh giá theo 3 mức độ: Mùi hôi ít (1), mùi hôi vừa phải (2), rất
hôi (3) và thực hiện kiểm định để thấy rõ được mức độ tác động. Kết quả được trình
bày sau đây:
Tần suất
Mức độ mùi

Hình 3.21: Kết quả phân tích mức độ cảm nhận mùi hôi
Kết quả phân tích cho thấy, mức độ cảm nhận mùi trung bình tại 68 hộ gia đình được
khảo sát là trên mức vừa phải (Mean = 2,1). Nghĩa là, người dân cảm nhận mùi hôi
phát sinh trên mức bình thường. Có đến 13 hộ gia đình trên tổng số 68 hộ được hỏi
cho rằng mùi hôi phát sinh từ quá trình chăn nuôi heo là nồng nặc, rất khó chịu, ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sinh hoạt của người dân, chiếm tỉ lệ 19,1%. Trong khi
đó, có 49 hộ gia đình cho rằng mùi hôi phát sinh ở mức vừa phải và 6 hộ gia đình cho
rằng mùi hôi phát sinh ít chiếm tỉ lệ lần lượt là 72,1% và 8,8%.

(3). Đối với gà

Theo chi cục thống kê tỉnh Hậu Giang, đến năm 2013 cả tỉnh có khoảng 1.118.320 con
gà. Thực hiện khảo sát tại 49 hộ gia đình chăn nuôi gà cho thấy, quá trình chăn nuôi gà
nhìn chung chỉ ảnh hưởng đến môi trường không khí do mùi hôi phát sinh từ quá trình
chăn nuôi.

Không mùi
31%

Mùi hôi
69%

Hình 3.22: Tỷ lệ phần trăm mức độ cảm nhận mùi của người dân

Qua kết quả khảo sát có đến 69% số hộ gia đình chăn nuôi gà được khảo sát cảm nhận
thường xuyên mùi hôi từ quá trình chăn nuôi gà, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh
hoạt và sức khỏe của người dân. Trong khi đó, chỉ 31% trả lời là không thấy mùi hôi
phát sinh do các hộ gia đình này đều có xây dựng hầm ủ Biogas để xử lí lượng chất
thải phát sinh trong quá trình chăn nuôi. Ngược lại, số cơ sở có phát sinh mùi hôi đều
chưa có hầm ủ Biogas hoặc nếu có cũng không đủ thể tích để tiếp nhận toàn bộ lượng
chất thải phát sinh từ cơ sở, dẫn đến chất thải và phế thải chăn nuôi không được xử lí
và thải bỏ trực tiếp vào môi trường. Đây cũng là nguyên nhân tiềm ẩn nguy cơ gây
nên những tác động xấu đến môi trường và sức khỏe người dân.

(7). Đối với vịt

Đặc điểm của nghề chăn nuôi vịt tại tỉnh Hậu Giang là phần lớn nuôi theo hình thức vịt
chạy đồng hoặc chăn thả tự do. Nên đây là một nguồn ô nhiễm phân tán, rất khó quản
lý trong công tác thu gom, xử lý chất thải.

Hình 3.23: Chăn nuôi vịt theo hình thức chạy đồng tại Hậu Giang

Thực hiện khảo sát tại 33 hộ gia đình chăn nuôi vịt cho thấy toàn bộ lượng chất thải và
phế thải trong quá trình chăn nuôi đều được thải bỏ trực tiếp vào môi trường. Tất cả
các ý kiến đều cho rằng, chăn nuôi vịt gây phát sinh mùi hôi thối, khó chịu, ảnh hưởng
đến môi trường và sức khỏe. Ngoài ra, 11/33 số hộ gia đình được khảo sát cho rằng
chăn nuôi vịt gây ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn nước mặt. Như vậy, nhìn chung người
dân đã phần nào ý thức được những tác hại có thể xảy ra khi chăn nuôi vịt theo hình
thức chạy đồng. Ngoài ra, đây còn là nguồn lây lan, phát tán mầm bệnh rất khó quản
lý, như vi trùng, virus, trứng giun sán...và đặc biệt là các loại bệnh nguy hiểm như cúm
gia cầm H5N1.

(8). Đối với thủy sản

Theo kết quả khảo sát các hộ nuôi trồng thủy sản tại Hậu Giang, nguồn ô nhiễm
thường ở 2 dạng chính là: nước thải từ quá trình thay nước ao cá và bùn thải nạo vét
đáy ao. Dẫn đến các vấn đề môi trường phát sinh như:
 Nước thải ao nuôi cá thải ra sông rạch tác động làm cho môi trường nước bị biến
đổi. Chất lượng nước trong các ao nuôi thủy sản bị ô nhiễm hữu cơ (BOD 5, COD, tổng
Nitơ, Phốt pho), một số thành phần độc hại như H 2S, NH3+, Coliform,...ảnh hưởng đến
chất lượng môi trường nước, đặc biệt là nước dùng cho nhu cầu cấp nước khi nguồn
nước sinh hoạt của người dân sử dụng đa phần là từ nước sông và kênh rạch;
 Bùn thải ao nuôi cá từ quá trình nạo vét ao cá chiếm một lượng rất lớn các thành
phần hữu cơ, chỉ có khoảng 15 - 17% trọng lượng khô của thức ăn cung cấp cho ao
nuôi được chuyển thành sinh khối, phần còn lại được thải ra môi trường dưới dạng
phân và chất hữu cơ dư thừa thối rữa. Sau khi nạo vét, toàn bộ lượng bùn thải được sử
dụng để đắp bờ ao, vun vào các cây trổng hoặc xả trực tiếp vào các nguồn tiếp nhận
như: kênh gạch, hố chứa...gây nên các vấn đề về ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, ảnh
hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe người dân.
CHƯƠNG 4:
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CÁC MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG
XANH VÀO THỰC TẾ NHẰM XỬ LÝ VÀ SỬ DỤNG PHỤ PHẨM,
PHẾ THẢI TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG

4.1. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CÁC MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG
XANH VÀO THỰC TẾ NHẰM XỬ LÝ VÀ SỬ DỤNG PHỤ PHẨM, PHẾ THẢI
TRỒNG TRỌT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG

4.1.1. Tổng hợp, đánh giá kết quả điều tra thực tế về hiện trạng áp dụng các biện
pháp sử dụng phụ phẩm, xử lý chất thải trồng trọt và chi phí lợi ích của các biện
pháp áp dụng

4.1.1.1. Các biện pháp sử dụng và xử lý chất thải, phụ phẩm trồng trọt

(1). Các biện pháp sử dụng phụ phẩm trồng trọt

Theo số liệu điều tra thực tế về hiện trạng áp dụng các biện pháp tái sử dụng phụ
phẩm, số liệu điều tra do Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Hậu Giang phối hợp với
Trung tâm Công nghệ môi trường (ENTEC) thực hiện vào tháng 04-05/2014. Tổng số
lượng phiếu điều tra là 142 phiếu bao gồm 05 chủng loại cây (cây lúa, cây khóm, cây
mía, cây rau màu và cây lâm nghiệp) và kết quả được trình bày cụ trình bày như sau:

Bảng 4.29: Tổng hợp các biện pháp sử dụng phụ phẩm trồng trọt

Khối Biện pháp sử dụng (tấn/năm)


Chủng Thành lượng Các
Thức ăn Ủ làm Làm
loại cây phần chất phát sinh Trồng biện
chăn phân chất
trồng thải (tấn/năm nấm pháp
nuôi bón đốt
) khác
Lúa Rơm rạ 81,98 64,68 - 2,6 0,6 14,1
Phần cây
Rau màu dư thừa sau 38,7 - - - - 38,7
thu hoạch
Cây Cành cây
lâm sau khi tỉa 0,25 - - 0,25 - -
nghiệp và quả hư
Tổng cộng 120,93 64,68 - 2,85 0,6 52,8
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra thực tế, năm 2014

Ghi chú: (-) Biện pháp không sử dụng hoặc chưa có số liệu thống kê

Nhận xét: Từ kết quả điều tra thực tế về hiện trạng áp dụng các biện pháp tái sử dụng
phụ phẩm trồng trọt đối với 05 chủng loại cây trồng cho thấy:
 Các phụ phẩm, phế phẩm trong quá trình trồng cây khóm và cây mía chưa thống kê
được, nhưng hầu hết được thải bỏ, không được xử lý, tận dụng.
 Cây lúa: Tổng khối lượng phát sinh là 81,98 tấn/năm, trong đó sử dụng làm thức ăn
chăn nuôi là 64,68 tấn/năm; làm chất đốt là 2,6 tấn/năm; dùng trồng nấm là 0,6
tấn/năm; các biện pháp khác là 14,1 tấn/năm và không sử dụng làm phân bón.
 Cây rau màu: Tổng khối lượng phát sinh là 38,7 tấn/năm, trong đó một phần được
sử dụng làm thức ăn chăng nuôi, còn lại được thải bỏ
 Cây lâm nghiệp: Khối lượng phát sinh là 0,25 tấn/năm và toàn bộ sử dụng tái sử
dụng làm chất đốt.

(9). Các biện pháp xử lý chất thải trồng trọt

Tương tự như trên, kết quả điều tra thực tế về hiện trạng áp dụng các biện pháp xử lý
chất thải trồng trọt được trình bày cụ trình bày cụ thể như sau:

Bảng 4.30: Tổng hợp các biện pháp xử lý chất thải trồng trọt

 Khối Biện pháp xử lý (tấn/năm)


Chủng
Thành phần lượng Đổ chung Các biện
loại Chôn
chất thải phát sinh Đốt bỏ với rác pháp
cây trồng lấp
(tấn/năm) thải khác
Lúa Rơm rạ 990,6 973,6 - - 17
Cây khom
Khóm sau thu 241,9 - - - 241,9
hoạch
Phần đọt mía
Mía 203 203 - - -
dư thừa
Phần cây dư
Rau màu thừa sau thu 2,37 - 2,37 - -
hoạch
Cây Cành cây sau
lâm khi tỉa và quả 18,85 18,55 - - 0,3
nghiệp hư
Tổng cộng 1.456,72 1.195,15 2,37 - 259,2
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra thực tế, năm 2014

Ghi chú: (-) Biện pháp không sử dụng hoặc chưa có số liệu thống kê

Nhận xét: Từ kết quả điều tra thực tế về hiện trạng áp dụng các biện pháp xử lý chất
thải trồng trọt trồng trọt đối với 05 chủng loại cây trồng cho thấy: Cây lúa phát sinh
chất thải với khối lượng nhiều nhất, sau đó là cây khóm; cây mía; cây lâm nghiệp và
cuối cùng là cây rau màu. Các biện pháp xử lý chất thải trồng trọt được trình bày cụ
thể như sau:
 Cây lúa: Tổng khối lượng phát sinh là 990,6 tấn/năm, trong đó xử lý bằng phương
pháp đốt bỏ là 973,6 tấn/năm và xử lý bằng biện pháp khác là 17 tấn/năm;
 Cây khóm: Tổng khối lượng phát sinh là 241,9 tấn/năm và tất cả đều được xử lý
bằng các biện pháp khác;
 Cây mía: Tổng khối lượng phát sinh là 203 tấn/năm và tất cả đều được xử lý bằng
các biện pháp đốt bỏ;
 Cây rau màu: Tổng khối lượng phát sinh là 2,37 tấn/năm và tất cả đều được xử lý
bằng các biện pháp đốt chung với rác thải khác;
 Cây lâm nghiệp: Tổng khối lượng phát sinh là 18,85 tấn/năm, trong đó, được xử lý
bằng các biện pháp đốt bỏ là 18,55 tấn/năm và xử lý bằng biện pháp khác là 0,3
tấn/năm.

4.1.1.2. Chi phí lợi ích cho các biện pháp sử dụng phụ phẩm trồng trọt

(10). Chi phí lợi ích cho các biện pháp sử dụng phụ phẩm trồng trọt

Theo số liệu điều tra thực tế về chi phí lợi ích điều tra thực tế từ các biện pháp sử phụ
phẩm trồng trọt đối với 05 chủng loại cây trồng, số liệu điều tra do Chi cục Bảo vệ
Môi trường tỉnh Hậu Giang và Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC) thực hiện
vào tháng 04-05/2014. Chi phí lợi ích từ các biện pháp sử phụ phẩm trồng trọt được
trình bày cụ thể như sau:

Bảng 4.31: Chi phí lợi ích cho các biện pháp sử dụng phụ phẩm trồng trọt

Chủng loại Biện pháp Đầu tư Chi phí Lợi ích


cây trồng sử dụng (đồng/năm) (đồng/năm) (đồng/năm)
Thức ăn chăn nuôi - - 30.340.000
Làm chất đôt - - 1.560.000
Lúa
Trồng nấm - - 420.000
Các biện pháp khác - - 6.250.000
Khóm Chưa thống kê được - - -
Mía Chưa thống kê được - - -
Rau màu Các biện pháp khác - - 12.103.000
Cây lâm nghiệp Làm chất đốt - - 220.000
Tổng cộng - - 50.893.000
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra thực tế, năm 2014

Ghi chú: (-): Chi phí đầu tư hay lợi ích không đáng kể

Nhận xét: Từ kết quả điều tra thực tế về chi phí lợi ích từ các biện pháp sử dụng phụ
phẩm trồng trọt đối với 05 chủng loại cây trồng cho thấy: các nhóm cây trồng đều
không phát sinh chi phí đầu tư và chi phí cho việc tái sử dụng. Đối với lợi ích thu
được, chỉ có cây lúa, cây rau màu và cây lâm nghiệp đã thu được lợi ích, riêng cây mía
và cây khóm trong quá trình khảo sát cho thấy chưa phát sinh chi phí, lợi ích.

(1). Chi phí lợi ích cho các biện pháp xử lý chất thải trồng trọt

Tương tự như trên, kết quả điều tra thực tế về chi phí lợi ích từ các biện pháp xử lý
chất thải trồng trọt đối với 05 chủng loại cây trồng được trình bày cụ thể như sau:
Bảng 4.32: Chi phí lợi ích cho các biện pháp xử lý chất thải trồng trọt

Đầu tư
Chủng loại cây Biện pháp xử lý Chi phí Lợi ích
(đồng/năm
trồng chất thải (đồng/năm) (đồng/năm)
)
Đốt bỏ - - -
Lúa
Các biện pháp khác - - -
Khóm Các biện pháp khác - 2.600.000 -
Mía Đốt bỏ - - -
Đốt chung với rác
Rau màu - - -
thải
Đốt bỏ - - -
Cây lâm nghiệp
Các biện pháp khác - - -
Tổng - 2.600.000 -
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra thực tế, năm 2014

Ghi chú: (-): Chi phí đầu tư hay lợi ích không đáng kể

Nhận xét: Từ kết quả điều tra thực tế về chi phí lợi ích từ các biện pháp xử lý chất thải
trồng trọt đối với 05 chủng loại cây trồng cho thấy: hầu hết các nhóm cây trồng đều
không phát sinh chi phí đầu tư, chi phí xử lý và lợi ích thu được, riêng chỉ có cây
khóm có phát sinh chi phí từ việc áp dụng các biện pháp xử lý, tuy nhiên chi phí phát
sinh không đáng kể

4.1.2. Xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá tính khả thi của các mô hình tăng
trưởng xanh vào thực tế nhằm xử lý và sử dụng phụ phẩm, phế thải trồng trọt
trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

4.1.2.1. Xác định các tiêu chí đánh giá

Để có cơ sở đánh giá tính khả thi đối với các mô hình tăng trưởng xanh áp dụng vào
thực tế nhằm xử lý và tái sử dụng phụ phẩm, phế thải trồng trọt trên địa bàn tỉnh Hậu
Giang, trên thực tế có rất nhiều tiêu chí để đánh giá. Tuy nhiên, để có cơ sở đánh giá
tính khả thi các mô hình lắp đặt vào thực tế, nhiệm vụ tập trung chủ yếu dựa trên các
thông số theo dõi tính hiệu quả trong quá trình vận hành mô hình đã được lắp đặt, cụ
thể các tiêu chí được trình bày như sau:
 Tiêu chí 1: Tỷ lệ rác phân hủy trong quá trình áp dụng mô hình;
 Tiêu chí 2: Tỷ lệ trọng lượng chất hữu cơ giảm so với chất thải tươi ban đầu;
 Tiêu chí 3: Tỷ lệ thể tích chất thải giảm so với chất thải tươi ban đầu;
 Tiêu chí 4: Nhiệt độ của rác trong quá trình áp dụng mô hình;
 Tiêu chí 5: Tỷ lệ chất thải được xử lý khi áp dụng mô hình;
 Tiêu chí 6: Độ ẩm của rác sau quá trình vận hành mô hình;
 Tiêu chí 7: Chỉ tiêu pH của rác sau quá trình áp dụng mô hình;
 Tiêu chí 8: Tỷ lệ C/N của rác trong sau khi sử dụng mô hình;
 Tiêu chí 9: Chất lượng phân (tươi xốp, màu đen) sau khi quá trình sử dụng mô hình;
 Tiêu chí 10: Mùi hôi phát sinh trong quá trình vận hành mô hình;
 Tiêu chí 11: Chi phí lắp đặt mô hình đã áp dụng;
 Tiêu chí 12: Chi phí phát sinh trong quá trình vận hành mô hình (chi phí vận hành
và bảo dưỡng);
 Tiêu chí 13: Tỷ lệ hài lòng của các hộ được lắp đặt mô hình;
 Tiêu chí 14: Tỷ lệ các hộ dân sử dụng phân sau khi áp dụng mô hình;
 Tiêu chí 15: Tỷ lệ các hộ dân được áp dụng mô hình.

4.1.2.2. Xác định trọng số của mỗi tiêu chí

Trọng số (mức độ quan trọng) của các tiêu chí được chia theo 3 mức tương ứng với
trọng số 1, 2, 3. Mức độ quan trọng này được đánh giá dựa trên hiệu quả của các tiêu
chí, mức độ quan trọng của các tiêu chí trong việc áp dụng các mô hình vào thực tế
nhằm xử lý và tái sử dụng phụ phẩm, phế thải trồng trọt trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Thang điểm trọng số đánh giá các tiêu chí được trình bày cụ thể như sau:

Bảng 4.33: Thang trọng số đánh giá các tiêu chí

Mức độ Cao Trung bình Thấp


Trọng số 3,0 2,0 1,0

4.1.2.3. Xác định điểm số của từng tiêu chí

Điểm số của từng tiêu chí có lợi hoặc tích cực (tiêu chí có lợi) cụ thể được đánh giá
theo thang điểm là: 3, 2, 1 tương ứng với 03 mức độ hiệu quả cao, trung bình và thấp.
Riêng đối với tiêu chí có tính ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường hoặc gây tốn kém
kinh phí (tiêu chí bất lợi) được đánh giá theo tháng điểm là: 1, 2, 3 tương ứng với 03
mức độ hiệu quả cao, trung bình và thấp. Mỗi tiêu chí có 03 mức đánh giá tương ứng
với 03 mức điểm cụ thế được trình bày như sau:

Đối với tiêu chí mang tính bất lợi hoặc tiêu cực:
 Mức cao: điểm số 1;
 Mức trung bình: điểm số 2;
 Mức thấp: điểm 3.

Đối với tiêu chí mang tính có lợi hoặc tích cực:
 Mức cao: điểm số 3;
 Mức trung bình: điểm số 2;
 Mức thấp: điểm 1.

4.1.2.4. Phương pháp đánh giá các tiêu chí


Từ kết quả nghiên cứu và theo dõi tính hiệu quả đối với các mô hình đã được áp dụng
vào thực tế để xử lý, tái sử dụng chất thải trồng trọt, từ đó có cơ sở để đánh giá mức độ
của từng tiêu chí. Cụ thể được trình bày như sau:
(1). Phương pháp đánh giá các tiêu chí

Tiêu chí 1 - Tỷ lệ rác phân hủy trong quá trình áp dụng mô hình: Sử dụng thang trọng
số cao nhất là 3 và thang điểm số tối đa 3 điểm. Tỷ lệ phân huỷ chất thải sau quá trình
áp dụng mô hình từ 90-100%, mô hình đạt hiệu quả cao; tỷ lệ từ 70-90%, mô hình hiệu
quả trung bình và tỷ lệ phân huỷ nhỏ hơn 70%, mô hình đạt hiệu quả thấp. Cụ thể
được trình bày như sau:

Tiêu chí 2 - Tỷ lệ trọng lượng chất hữu cơ giảm so với chất thải tươi ban đầu: Sử dụng
thang trọng số cao nhất là 3 và thang điểm số tối đa 3 điểm. Tỷ lệ trọng lượng chất hữu
cơ giảm so với chất thải tươi ban đầu từ 80% đến 95%, mô hình vận hành đạt hiệu quả
cao; tỷ lệ từ 60-80%, mô hình đạt hiệu quả trung bình và tỷ lệ nhỏ hơn 60%, mô hình
đạt hiệu quả thấp.

Tiêu chí 3 - Tỷ lệ thể tích chất thải giảm so với chất thải tươi ban đầu: Sử dụng thang
trọng số cao nhất là 3 và thang điểm số tối đa 3 điểm. Tỷ lệ thể tích chất thải giảm so
với chất thải tươi ban đầu từ 70-90%, mô hình vận hành đạt hiệu quả cao; tỷ lệ từ 50-
70%, mô hình đạt hiệu quả trung bình và tỷ lệ nhỏ hơn 50%, mô hình đạt hiệu quả
thấp.

Tiêu chí 4 - Nhiệt độ của rác trong quá trình áp dụng mô hình (giai đoạn cuối): Sử
dụng thang trọng số cao nhất là 3 và thang điểm số tối đa 3 điểm. Nhiệt độ của rác
trong quá trình vận hành mô hình (giai đoạn cuối) từ 40- 50 0C, mô hình đạt hiệu quả
cao; nhiệt độ lớn hơn từ 50 0C, mô hình đạt hiệu quả trung bình và nhiệt độ nhỏ hơn
400C, mô hình đạt hiệu quả thấp.

Tiêu chí 5 - Tỷ lệ chất thải được xử lý khi áp dụng mô hình: Sử dụng thang trọng số
cao nhất là 3 và thang điểm số tối đa 3 điểm. Tỷ lệ chất thải được xử lý khi áp dụng
mô hình lớn hơn 80%, việc áp dụng mô hình đạt hiệu quả cao; tỷ lệ từ 60-80%, việc áp
dụng mô hình đạt hiệu quả trung bình và tỷ lệ nhỏ hơn 60%, việc áp dụng mô hình đạt
hiệu quả thấp.

Tiêu chí 6 - Độ ẩm của rác sau quá trình vận hành mô hình: Sử dụng thang trọng số
cao nhất là 3 và thang điểm số tối đa 3 điểm. Độ ẩm của rác sau quá trình vận hành mô
hình từ 65-75%, mô hình đạt hiệu quả cao; độ ẩm từ 75-90%, mô hình đạt hiệu quả
trung bình và độ ẩm từ 40-65%, mô hình đạt hiểu quả thấp.

Tiêu chí 7 - Chỉ tiêu pH của rác sau quá trình áp dụng mô hình: Sử dụng thang trọng
số cao nhất là 3 và thang điểm số tối đa 3 điểm. Chỉ tiêu pH của rác sau quá trình áp
dụng mô hình từ 6,5 - 7,5, mô hình hoạt động đạt hiệu quả cao; chỉ tiêu pH từ 8-7,5,
mô hình đạt hiệu quả trung bình và pH từ 5-6,5, mô hình đạt hiệu quả thấp. Cụ thể
được trình bày như sau:

Tiêu chí 8 - Tỷ lệ C/N của rác trong sau khi sử dụng mô hình: Sử dụng thang trọng số
cao nhất là 3 và thang điểm số tối đa 3 điểm. Tỷ lệ C/N của rác trong sau khi sử dụng
mô hình từ 25-35, mô hình vận hành đạt hiệu quả cao; tỷ lệ C/N từ 35-45, mô hình vận
hành đạt hiệu quả trung bình và tỷ lệ C/N từ 15-25, mô hình đạt hiệu quả thấp.

Tiêu chí 9 - Chất lượng phân (tươi xốp, màu đen và rác phân hủy hoàn toàn) sau khi
quá trình sử dụng mô hình: Sử dụng thang trọng số cao nhất là 3 và thang điểm số tối
đa 3 điểm. Chất lượng phân sau khi quá trình sử dụng mô hình đạt 03/03 chỉ tiêu, mô
hình hoạt động hiệu quả cao; chất lượng phân sau khi quá trình sử dụng mô hình đạt
02/03 chỉ tiêu, mô hình vận hành đạt hiệu quả thấp và chất lượng phân sau khi quá
trình sử dụng mô hình không đạt 03/03 chỉ tiêu, mô hình hoạt động hiệu quả thấp.

Tiêu chí 10 - Mùi hôi phát sinh trong quá trình vận hành mô hình: Sử dụng thang
trọng số cao nhất là 3 và thang điểm số tối đa 3 điểm. Không phát sinh mùi hôi trong
quá trình vận hành mô hình, mô hình đạt hiệu quả cao; Phát sinh mùi hôi nhẹ trong
quá trình vận hành, mô hình đạt hiệu quả trung bình và phát sinh mùi hôi nặng trong
quá trình vận hành, mô hình đạt hiệu quả thấp.

Tiêu chí 11 - Chi phí lắp đặt mô hình đã áp dụng: Sử dụng thang trọng số cao nhất là 3
và thang điểm số tối đa 3 điểm. Dựa vào chi phí lắp đặt mô hình đã được áp dụng thí
điểm (1,6 triệu), với quy mô tươn tự nếu chi phí lắp đặt mô hình nhỏ hơn 100% so với
chi phí đã áp dụng, mô hình chi phí thấp; chi phí lắp đặt mô hình lớn hơn từ 100-200%
so với chi phí đã áp dụng, mô hình chi phí lắp đặt mô hình trung bình và chi phí lắp
đặt mô hình lớn hơn từ 200% so với chi phí đã áp dụng, chi phí lắp đặt mô hình cao.

Tiêu chí 12 - Chi phí phát sinh trong quá trình vận hành mô hình (chi phí vận hành và
bảo dưỡng): Sử dụng thang trọng số cao nhất là 3 và thang điểm số tối đa 3 điểm. Dựa
vào chi phí đầu tư lắp đặt mô hình, nếu không phát chi phí trong quá trình vận hành,
mô hình vận hành đạt hiệu quả kinh tế cao; có phát sinh chi phí nhưng nhỏ hơn lợi ích
thu được, mô hình vận hành đạt hiệu quả kinh tế trung bình và có phát sinh chi phí
nhưng lớn hơn lợi ích thu được, mô hình vận hành không đạt hiệu quả kinh tế.

Tiêu chí 13 - Tỷ lệ hài lòng của các hộ được lắp đặt mô hình: Sử dụng thang trọng số
cao nhất là 3 và thang điểm số tối đa 3 điểm. Tỷ lệ hài lòng của các hộ được lắp đặt
mô hình đạt từ 90-100%, việc áp dụng mô hình đạt hiệu cao; tỷ lệ hài lòng của các hộ
được lắp đặt mô hình đạt 70-90%, việc áp dụng mô hình đạt hiệu trung bình và tỷ lệ
hài lòng của các hộ được lắp đặt mô hình đạt nhỏ hơn 70%, việc áp dụng mô hình
không đạt hiệu quả.

Tiêu chí 14 - Tỷ lệ các hộ dân sử dụng phân sau khi áp dụng mô hình: Sử dụng thang
trọng số cao nhất là 3 và thang điểm số tối đa 3 điểm. Tỷ lệ các hộ dân sử dụng phân
sau khi áp dụng mô hình đạt từ 90-100%, việc áp dụng mô hình đạt hiệu cao; tỷ lệ hài
lòng của các hộ được lắp đặt mô hình đạt 70-90%, việc áp dụng mô hình đạt hiệu trung
bình và tỷ lệ hài lòng của các hộ được lắp đặt mô hình đạt nhỏ hơn 70%, việc áp dụng
mô hình không đạt hiệu quả.

Tiêu chí 15 - Tỷ lệ các hộ dân được áp dụng mô hình: Sử dụng thang trọng số cao nhất
là 3 và thang điểm số tối đa 3 điểm. Tỷ lệ các hộ dân được áp dụng mô hình đạt từ 80-
100%, việc áp dụng mô hình đạt hiệu cao; tỷ lệ đạt từ 60-80%, việc áp dụng mô hình
đạt hiệu trung bình và tỷ lệ nhỏ hơn 60%, việc áp dụng mô hình không đạt hiệu quả.
Tổng hợp các tiêu chí đánh giá các mô hình xử lý và tái sử dụng phụ phẩm, phế thải
trồng trọt được trình bày trong bảng 4.6.
Bảng 4.34: Tổng hợp các tiêu chí đánh giá các mô hình xử lý và tái sử dụng phụ phẩm,
phế thải trồng trọt

Trung
Thông số đánh giá/Mức độ Cao Thấp
Stt bình
Trọng số 3 2 1
1 Tỷ lệ rác phân hủy trong quá trình áp
100-≥ 90% 70-<90% < 70%
dụng mô hình
2 Tỷ lệ trọng lượng chất hữu cơ giảm so
80-≥ 95 60-<80 < 60
với chất thải tươi ban đầu
3 Tỷ lệ thể tích chất thải giảm so với
70-≥ 90% 50-<70% < 50%
chất thải tươi ban đầu
4 Nhiệt độ thùng ủ
40-50 0C >50 0C <40 0C
5 Tỷ lệ chất thải được xử lý khi áp dụng
≥ 80% 60-<80% <60%
mô hình
6 Độ ẩm 65-75% 85->75% 40-<65%
7 Độ pH 6,5-7,5 8->7,5 5-<6,5
8 Tỷ lệ C/N
(Nguyễn Tấn Phong, Quản lý và xử lý 25-35 45->35 15-<25
chất thải rắn, 2009)
9 Chất lượng phân (Tươi xốp, màu đen
Không đạt
và rác phân hủy hoàn toàn) Đạt 03/03 Đạt 02/03
03/03 chỉ
(Nguyễn Tấn Phong, Quản lý và xử lý chỉ tiêu chỉ tiêu
tiêu
chất thải rắn, 2009)
10 Phát sinh mùi Không Mùi nhẹ Mùi nặng
11 Chi phí lắp đặt mô hình so với chi phí
≤100% 200-100% >200%
đã được áp dụng thí điểm
12 Tỷ lệ chi phí phát sinh so với lợi ích Không phát
1-100% >100%
kinh tế thu được sinh
13 Tỷ lệ hài lòng các hộ được lắp đặt mô
90-100% 70-≤90% <70%
hình
14 Tỷ lệ các hộ dân sử dụng phân sau khi
90-100% 70-≤90% <70%
áp dụng mô hình
15 Tỷ lệ các hộ dân được áp dụng mô
80-100% 60-≤80% <60%
hình
Điểm 3 2 1

(2). Phương pháp tính tổng điểm các tiêu chí

Điểm đánh giá tính khả thi của các mô hình tăng trưởng xanh vào thực tế nhằm xử lý
và tái sử dụng phụ phẩm, phế thải trồng trọt trên địa bàn tỉnh Hậu Giang chính là tổng
điểm của tất cả các tiêu chí như đã trình bày ở trên. Phương pháp tính tổng điểm của
tất cả các tiêu chí được tính bằng điểm của các tiêu chí cộng lại, trong đó điểm của tiêu
chí bằng điểm nhân với trọng số tương ứng với tiêu chí đó. Công thức tổng quát tính
tổng điểm của tất cả các tiêu chí được trình bày cụ thể như sau:
15
∑ xi yi
Tổng điểm các tiêu chí (TĐ) = 1

Ghi chú:
- TĐ= Tổng điểm của tiêu chí
- xi= Trọng số của các tiêu chí
- yi= Điểm của tiêu chí
- i= Số tiêu chí (từ 1-15 tiêu chí)

Dựa vào tổng điểm các tiêu chí, có thể đánh giá được tính khả thi của việc áp dụng mô
hình tăng trưởng xanh vào việc xử lý chất thải, phụ phẩm trồng trọt trên địa bàn tỉnh
Hậu Giang.

(3). Đánh giá tính khả thi của các mô hình

Đánh giá tính khả thi của các mô hình tăng trưởng xanh vào thực tế nhằm xử lý và tái
sử dụng phụ phẩm, phế thải trồng trọt trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, dựa vào tổng điểm
của 15 tiêu chí. Để có cơ sở đánh giá, nhiệm vụ đề xuất thang điểm như sau:
 Tổng điểm từ 135 - 95 điểm: Mô hình áp dụng khả thi với mức cao;
 Tổng điểm: Nhỏ hơn 95 - 35 điểm: Mô hình áp dụng khả thi với mức trung bình;
 Tổng điểm: Nhỏ hơn 35 - 15 điểm: Mô hình áp dụng không khả thi.

4.1.3. Phân tích, đánh giá tiềm năng áp dụng các mô hình tăng trưởng xanh vào
thực tế nhằm xử lý và tái sử dụng phụ phẩm, phế thải trồng trọt trên địa bàn tỉnh
Hậu Giang

4.1.3.1. Tiềm năng về công nghệ áp dụng

Trong những năm qua đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước nhằm xử lý, tái sử
dụng phụ phẩm, phế thải trong sản xuất nông nghiệp, trong đó có các công nghệ:
chuyển hóa sinh học chất thải chăn nuôi với ruồi lính đen (BSF) và trùn quế; khí hóa
vật liệu sinh khối và sản xuất than sinh học; ủ phân vi sinh ưa nhiệt (thermophilic
composting); lên men axit lactic phế liệu nông nghiệp; nuôi trồng nấm từ chất thải sinh
khối; sấy nông sản sử dụng năng lượng mặt trời, đun nấu, chiếu sáng sử dụng năng
lượng mặt trời nhằm hạn chế đốt phế liệu nông nghiệp, lâm nghiệp; xử lý chất thải
nông nghiệp, lâm nghiệp bằng nồi hơi, lò cacbon hóa mini; khử trùng và khử mùi hôi
từ hoạt động chăn nuôi bằng ôzôn, ủ Biogas phân gia súc gia cầm kết hợp nuôi tảo và
bèo tấm; xử lý bùn ao nuôi trồng thủy sản làm phân bón. Đây là những mô hình tăng
trưởng xanh phù hợp với quy mô nhỏ, phân tán về xử lý và sử dụng phụ phẩm, phế
thải trong sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Hậu Giang. Hiện tại, một số công nghệ này đã
được áp dụng rộng rãi trong thực tế và đã mang lại hiệu quả về kinh tế xã hội và môi
trường. Như vậy, công nghệ phát triển và đã được áp dụng rộng rãi trên thực tế là một
trong những tiềm năng để áp dụng các mô hình tăng trưởng xanh vào thực tế nhằm xử
lý và tái sử dụng phụ phẩm, phế thải trồng trọt trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

4.1.3.2. Tiềm năng phát triển ngành trồng trọt

Hậu Giang là tỉnh thuần nông, có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên như thổ
nhưỡng, nguồn nước, khí hậu... thích hợp cho phát triển đa dạng chủng loại nông sản
nhiệt đới và bước đầu đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung, với
nhiều loại nông sản có phẩm chất ngon, mang tính đặc sản của tỉnh. Theo quyết định
số 438/QĐ-UBND ngày 08/04/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang về việc phê
duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hậu Giang
giai đoạn 2006-2020, đối với ngành trồng trọt được trình bày cụ thể như sau:
 Sản xuất lúa: Quy hoạch đến năm 2015, diện tích deo trồng cả năm đạt 209.000 ha,
năng suất bình quân tăng lên 5,89 tấn/ha vào sản lượng đạt 1.230.000 tấn. Đến năm
2020, diện tích gieo trồng lúa giảm còn 205.000-206.000 ha, năng suất bình quân tăng
lên 6,2 tấn/ha, sản lượng đạt trên 1.270.000 tấn.
 Sản xuất cây mía: Quy hoạch đến năm 2015, diện tích gieo trồng cả năm đạt 12.000
ha, năng suất bình quân tăng lên 105 tấn/ha và sản lượng đạt 1.260.000 tấn. Đến năm
2020, giữ vững diện tích gieo trồng mía trên 10.000 ha, năng suất bình quân 115 tấn/ha
và sản lượng đạt 1.150.000 tấn.
 Sản xuất bắp: Quy hoạch đến năm 2015, diện tích gieo trồng cả năm đạt 3.000 ha,
năng suất bình quân tăng lên 5,5 tấn/ha và sản lượng đạt 16.500 tấn. Đến năm 2020,
diện tích gieo trồng mía trên 5.000 ha, năng suất bình quân 6,5 tấn/ha và sản lượng đạt
32.500 tấn.
 Sản xuất rau, đậu các loại: Quy hoạch đến năm 2015, diện tích gieo trồng cả năm
đạt 13.500 ha, năng suất bình quân tăng lên 12,5 tấn/ha và sản lượng đạt 168.800 tấn.
Đến năm 2020, diện tích gieo trồng mía trên 15.000 ha, năng suất bình quân 15 tấn/ha
và sản lượng đạt 225.000 tấn.
 Sản xuất cây lâm nghiệp: Quy hoạch đến năm 2015, diện tích gieo trồng cả năm đạt
25.500 ha và sản lượng đạt 226.700 tấn. Đến năm 2020, diện tích gieo trồng mía trên
26.000 ha, và sản lượng đạt 315.000 tấn.

Nhìn chung, theo quy hoạch phát triển ngành trồng trọt tinh Hậu Giang đến năm 2020
cho thấy diện tích, sản lượng và năng suất ngành trồng trọt có xu hướng tăng dần đến
năm 2020. Việc tăng diện tích, sản lượng và năng suất ngành trồng trọt góp phần làm
phụ phẩm, phế thải trồng trọt trên địa bàn tỉnh Hậu Giang tăng lên, từ đó tạo tiền đề
việc áp dụng mô hình tăng trưởng xanh vào thực tế để xử lý và tái sử dụng phụ phẩm,
phế thải ngành trồng trọt.

4.1.3.3. Tiềm năng về khối lượng phát sinh phụ phẩm, phế thải trồng trọt

Như đã trình bày và tính toán cụ thể ở trên về hệ số phát thải ngành trồng trọt tỉnh Hậu
Giang, các hệ số phát thải ngành trồng trọt được trình tóm tắt cụ thể như sau:

Bảng 4.35: Hệ số phát thải ngành trồng trọt


Stt Nhóm cây Hệ số phát thải (Kg/tấn sản phẩm)
1 Lúa 441,86
2 Khóm 444,10
3 Mía 68,19
4 Rau màu 92,09
5 Cây lâm ngiệp 29,70

Dựa vào sản lượng thu hoạch của từng nhóm cây và hệ số phát thải tương ứng, từ đó
có thể xác định tổng khối lượng phế thải, phụ phẩm ngành trồng trọt tỉnh Hậu Giang,
cụ thể được trình bày như sau:

Bảng 4.36: Khối lượng phế thải, phụ phẩm ngành trồng trọt tỉnh Hậu Giang

Năng suất sản Năng suất sản Khối lượng Khối lượng
St xuất năm 2015 xuất năm 2020 chất thải năm chất thải năm
Nhóm cây
t (tấn sản (tấn sản 2015 (tấn) 2020 (tấn)
phẩm) phẩm)
1 Lúa 1.230.000 1.270.000 543.488 561.162
2 Khóm 152.000 167.000 67.503 74.165
3 Mía 1.260.000 1.150.000 85.919 78.419
4 Rau màu 168.800 225.000 15.545 20.720
5 Cây lâm ngiệp 226.700 315.000 6.733 9.356

Như vậy, dựa vào sản lượng thu hoạch các loại cây ngành trồng trọt cho thấy sản
lượng ngành trồng trọt tăng lên từ năm 2013 đến năm 2020. Việc sản lượng thu hoạch
ngành trồng trọt tăng cao có thể dẫn tới khối lượng phế thải, phụ phẩm ngành trồng
trọt tỉnh Hậu Giang cũng gia tăng. Khối lượng phế thải, phụ phẩm ngành trồng trọt gia
tăng sẽ tạo tiềm năng để áp dụng các mô hình tăng trưởng xanh vào thực tế nhằm xử lý
và tái sử dụng phụ phẩm, phế thải trồng trọt trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

1.1.1.2. Tiềm năng khác

Một trong những tiềm năng quan trọng trong việc áp dụng các mô hình tăng trưởng
xanh vào thực tế nhằm xử lý và tái sử dụng phụ phẩm, phế thải trồng trọt trên địa bàn
tỉnh Hậu Giang, hiện nay khối lượng phế phẩm, phụ phẩm phát sinh nhiều nhưng chưa
được thu gom và xử lý đúng mức, từ đó ít nhiều đã gây ô nhiễm môi trường đất, nước
và không khí khu vực nông thôn nói riêng và tỉnh Hậu Giang nói chung. Bên cạnh đó,
các loại phụ phẩm, phế thải ngành trồng trọt chủ yếu phát sinh phân tán và từ các hộ
dân các khu vực nông thôn. Do đó, công tác thu gom và xử lý gặp nhiều khó khăn.
Như vậy, việc áp dụng các mô hình tăng trưởng xanh vào thực tế nhằm xử lý và tái sử
dụng phụ phẩm, phế thải trồng trọt đối với các hộ dân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang sẽ
góp phần giải quyết công tác thu gom và xử lý, hơn nữa sẽ góp phần giảm thiểu các
vấn đề ô nhiễm môi trường như hiện nay.
4.2. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CÁC MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG
XANH VÀO THỰC TẾ NHẰM XỬ LÝ VÀ SỬ DỤNG PHỤ PHẨM, PHẾ THẢI
CHĂN NUÔI VÀ THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG.

4.2.1. Tổng hợp, đánh giá kết quả điều tra thực tế về hiện trạng áp dụng các biện
pháp sử dụng phụ phẩm, xử lý chất thải chăn nuôi và thủy sản và chi phí lợi ích
của các biện pháp áp dụng

4.2.1.1. Các biện pháp sử dụng phụ phẩm, xử lý chất thải chăn nuôi và thủy sản

(1). Các biện pháp sử dụng chất thải chăn nuôi và thủy sản

Theo số liệu điều tra thực tế về hiện trạng áp dụng các biện pháp sử dụng phụ phẩm,
số liệu điều tra do Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Hậu Giang thực hiện vào tháng 04-
05/2014. Tổng số lượng phiếu điều tra là 175 phiếu bao gồm 06 chủng loại vật nuôi
(Bò, heo, gà, trâu, vịt, thuỷ sản) và kết quả được trình bày cụ trình bày cụ thể như sau:

Bảng 4.37: Tổng hợp các biện pháp sử dụng phụ phẩm chăn nuôi và thuỷ sản

Biện pháp tái sử dụng (tấn/năm)


Khối
Chủng Thức
lượng Ủ làm Làm Trồn Các biện
loại Thành phần chất thải ăn
phát sinh phân chất g pháp
chăn
(tấn/năm) bón đốt nấm khác
nuôi
Phân, nước tiểu, nước vệ
Trâu sinh chuồng trại, thức 2,74 - 2,74 - - -
ăn dư thừa
Phân, nước tiểu, nước vệ
Bò sinh chuồng trại, thức 34,49 - 26,93 - - 7,67
ăn dư thừa
Phân, nước tiểu, nước vệ
Heo sinh chuồng trại, thức - - - - - -
ăn dư thừa, xác gia súc
Phân, nước tiểu, thức ăn
Gà - - - - - -
dư thừa, xác gia cầm
Phân, nước tiểu, thức ăn
Vịt - - - - - -
dư thừa, xác gia cầm
Thủy Bùn thải ao cá và xác cá
- - - - - -
sản chết
Tổng cộng 37,23 - 29,57 - - 7,67
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra thực tế, năm 2014

Ghi chú: (-) Biện pháp không sử dụng hoặc chưa có số liệu thống kê

Nhận xét: Từ kết quả điều tra thực tế về hiện trạng áp dụng các biện pháp tái sử dụng
phụ phẩm chăn nuôi và thuỷ sản cho thấy: Heo, gà, vịt và thuỷ sản không phát sinh
phụ phẩm nên không áp dụng các biện pháp tái sử dụng. Đối với trâu và bò có phát
sinh phụ phẩm, trong đó bò phát sinh với khối lượng chất thải nhiều nhất. Các biện
pháp sử dụng phụ phẩm của trâu, bò được trình bày cụ thể như sau:
 Trâu: Tổng khối lượng chất thải phát sinh là 2,74 tấn/năm, trong đó toàn bộ khối
lượng chất thải phát sinh đều được sử dụng ủ làm phân bón;
 Bò: Tổng khối lượng chất thải phát sinh là 34,49 tấn/năm, trong đó khối lượng chất
thải sử dụng làm phân bón là 26,93 tấn/năm và sử dụng bằng các biện pháp khác là
7,67 tấn/năm.

(2). Các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi và thuỷ sản

Tương tự như trên, kết quả điều tra thực tế về hiện trạng áp dụng các biện pháp xử lý
chất thải chăn nuôi và thuỷ sản được trình bày cụ trình bày cụ thể như sau:

Bảng 4.38: Tổng hợp các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi và thuỷ sản

Chủng  Khối lượng Biện pháp xử lý (tấn/năm)


loại Thành phần chất thải phát sinh Đốt Đổ chung Chôn Các biện
cây trồng (tấn/năm) bỏ với rác thải lấp pháp khác
Phân, nước tiểu, nước vệ
Trâu sinh chuồng trại, thức 52,01 - - - 52,01
ăn dư thừa
Phân, nước tiểu, nước vệ
Bò sinh chuồng trại, thức 192,29 - - - 192,29
ăn dư thừa
Phân, nước tiểu, nước vệ
Heo sinh chuồng trại, thức 3.385,11 - 276,74 - 3.108,37
ăn dư thừa, xác gia súc
Phân, nước tiểu, thức ăn
Gà 5.800,67 - 2.624,22 104,80 3.071,65
dư thừa, xác gia cầm
Phân, nước tiểu, thức ăn
Vịt 277,95 - 144,25 - 133,70
dư thừa, xác gia cầm
Bùn thải ao cá và xác cá
Thủy sản - - - - -
chết
Tổng cộng 9.708,02 - 3.045,21 104,80 6.558,02
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra thực tế, năm 2014

Ghi chú: (-) Biện pháp không sử dụng hoặc chưa có số liệu thống kê

Nhận xét: Từ kết quả điều tra thực tế về hiện trạng áp dụng các biện pháp xử lý chất
thải chăn nuôi và thuỷ sản cho thấy: Thuỷ sản không phát sinh chất thải nên không áp
dụng các biện xử lý; Các chủng vật nuôi khác đều phát sinh chất thải và đã áp dụng
các biện pháp xử lý chất thải được trình bày cụ thể như sau:
 Trâu: Tổng khối lượng chất thải phát sinh là 52,01 tấn/năm và toàn bộ chất thải
được xử lý bằng phương pháp khác;
 Bò: Tổng khối lượng chất thải phát sinh là 192,29 tấn/năm và toàn bộ chất thải được
xử lý bằng phương pháp khác;
 Heo: Tổng khối lượng chất thải phát sinh là 3.385,11 tấn/năm, trong đó khối lượng
chất thải được thu gom chung với rác thải là 276,74 tấn/năm và khối lượng chất thải
được xử lý bằng phương pháp khác là 3.108,37 tấn/năm;
 Gà: Tổng khối lượng chất thải phát sinh là 5.800,67 tấn/năm, trong đó khối lượng
chất thải được thu gom chung với rác thải là 2.624,22 tấn/năm, khối lượng chất thải xử
lý bằng các biện pháp chôn lấp là 104,80 và khối lượng chất thải được xử lý bằng
phương pháp khác là 3.071,65 tấn/năm;
 Vịt: Tổng khối chất thải lượng phát sinh là 277,95 tấn/năm, trong đó khối lượng
chất thải được thu gom chung với rác thải là 276,74 tấn/năm và khối lượng chất thải
được xử lý bằng phương pháp khác là 133,70 tấn/năm.

4.2.1.2. Chi phí lợi ích cho các biện pháp sử dụng phụ phẩm chăn nuôi và thuỷ san

(1). Chi phí lợi ích cho các biện pháp sử dụng phụ phẩm trồng trọt

Theo số liệu điều tra thực tế về chi phí lợi ích điều tra thực tế từ các biện pháp tái sử
phụ phẩm chăn nuôi và thuỷ san, số liệu điều tra do Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh
Hậu Giang thực hiện vào tháng 04-05/2014. Chi phí lợi ích từ các biện pháp sử phụ
phẩm chăn nuôi và thuỷ sản được trình bày cụ thể như sau:

Bảng 4.39: Chi phí lợi ích cho các biện pháp sử dụng phụ phẩm chăn nuôi và thuỷ sản

Biện pháp tái sử Đầu tư Chi phí Lợi ích


Chủng loại
dụng (đồng/năm) (đồng/năm) (đồng/năm)
Trâu Ủ làm phân bón - - 1.550.000
Ủ làm phân bón - - 3.425.000
Bò Các biện pháp
- - -
khác
Tổng cộng - - 4.970.000
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra thực tế, năm 2014

Ghi chú: (-): Chi phí đầu tư hay lợi ích không đáng kể

Nhận xét: Từ kết quả điều tra thực tế về chi phí lợi ích từ các biện pháp sử phụ phẩm
chăn nuôi và thuỷ sản cho thấy: các vật nuôi như heo, gà, vịt và thuỷ sản đều có phát
sinh chất thải nhưng không áp dụng các biện pháp sử dụng, do đó không thu được lợi
ích, không phát sinh chi phí đầu tư và chi phí sử dụng. Riêng đối với trâu, bò chất thải
phát sinh một phần được sử dụng làm phân bón nên thu được kinh phí lợi ích lần lượt
là 1.550.000 đồng/năm và 3.425.000 đồng/năm, tuy nhiên không phát sinh chi phí đầu
tư và chi phí xử lý.

(2). Chi phí lợi ích cho các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi và thuỷ sản

Tương tự như trên, kết quả điều tra thực tế về chi phí lợi ích từ các biện pháp xử lý
chất thải trồng trọt đối với chăn nuôi và thuỷ sản được trình bày cụ thể như sau:

Bảng 4.40: Chi phí lợi ích cho các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi và thuỷ sản

Biện pháp xử lý Đầu tư Chi phí Lợi ích


Chủng loại
chất thải (đồng/năm) (đồng/năm) (đồng/năm)
Trâu Các biện pháp khác - - -
Biện pháp xử lý Đầu tư Chi phí Lợi ích
Chủng loại
chất thải (đồng/năm) (đồng/năm) (đồng/năm)
Bò Các biện pháp khác - - -
Đốt bỏ - - -
Heo Các biện pháp khác - - 75.100.000-
120.800.000
Đốt chung với rác thải - - -
Chôn lấp - - -

Các biện pháp khác - - 26.700.000-
19.200.000
Đốt chung với rác thải - - -
Vịt Các biện pháp khác - - 79.400.000-
110.700.000
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra thực tế, năm 2014

Ghi chú: (-): Chi phí đầu tư hay lợi ích không đáng kể

Nhận xét: Từ kết quả điều tra thực tế về chi phí lợi ích từ các biện pháp xử lý chất thải
chăn nuôi và thuỷ sản cho thấy: Tất cả vật nuôi và thuỷ sản đều không phát sinh chi
phí đầu tư và chi phí xử lý. Đối với lợi ích thu được, chỉ có heo, gà, vịt là có thu được
lợi ích từ việc sử dụng chất thải để ủ Biogas và lợi ích thu được lần lượt là
75.100.000-120.800.000 đồng/năm, 26.700.000-19.200.000 đồng/năm, 79.400.000 -
110.700.000 đồng/năm.

4.2.2. Xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá tính khả thi của các mô hình tăng
trưởng xanh vào thực tế nhằm xử lý và sử dụng phụ phẩm, phế thải chăn nuôi và
thủy sản trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

4.2.2.1. Xác định các tiêu chí đánh giá

Để có cơ sở đánh giá tính khả thi đối với các mô hình tăng trưởng xanh áp dụng vào
thực tế nhằm xử lý và tái sử dụng phụ phẩm, phế thải chăn nuôi và thuỷ sản trên địa
bàn tỉnh Hậu Giang, trên thực tế có rất nhiều tiêu chí để đánh giá. Tuy nhiên, để có cơ
sở đánh giá tính khả thi các mô hình lắp đặt vào thực tế, nhiệm vụ tập trung chủ yếu
dựa trên các thông số theo dõi tính hiệu quả trong quá trình vận hành mô hình đã được
lắp đặt, cụ thể các tiêu chí được trình bày như sau:
 Tiêu chí 1: Tỷ lệ hỗn hợp bùn ủ phân hủy trong quá trình áp dụng mô hình;
 Tiêu chí 2: Tỷ lệ trọng lượng hỗn hợp bùn ủ giảm so với hỗn hợp bùn tươi ban đầu;
 Tiêu chí 3: Tỷ lệ thể tích hỗn hợp bùn ủ giảm so với hỗn hợp bùn tươi ban đầu;
 Tiêu chí 4: Nhiệt độ của hỗn hợp bùn ủ trong quá trình áp dụng mô hình;
 Tiêu chí 5: Tỷ lệ bùn thải được xử lý khi áp dụng mô hình;
 Tiêu chí 6: Độ ẩm của hỗn hợp bùn ủ sau quá trình vận hành mô hình;
 Tiêu chí 7: Chỉ tiêu pH của hỗn hợp bùn ủ sau quá trình áp dụng mô hình;
 Tiêu chí 8: Tỷ lệ C/N hỗn hợp bùn ủ sau khi sử dụng mô hình;
 Tiêu chí 9: Chất lượng hỗn hợp bùn ủ (tươi xốp, màu nâu đen và hỗn hợp bùn ủ
phân huỷ hoàn toàn) sau khi quá trình sử dụng mô hình;
 Tiêu chí 10: Mùi hôi phát sinh trong quá trình vận hành mô hình;
 Tiêu chí 11: Tỷ lệ hài lòng của các hộ được lắp đặt mô hình;
 Tiêu chí 12: Tỷ lệ các hộ dân sử dụng phân sau khi áp dụng mô hình;
 Tiêu chí 13: Tỷ lệ các hộ dân được áp dụng mô hình.

4.2.2.2. Xác định trọng số của mỗi tiêu chí

Tương tự như mô hình ủ phân ưa nhiệt từ rác thải sinh hoạt hữu cơ, phụ phẩm và phế
phẩm trong trồng trọt quy mô hộ gia đình, thang điểm trọng số đánh giá các tiêu chí
cũng được đánh giá với 03 mức và trình bày cụ thể như sau:

Bảng 4.41: Thang trọng số đánh giá các tiêu chí

Mức độ Cao Trung bình Thấp


Trọng số 3,0 2,0 1,0

4.2.2.3. Xác định điểm số của từng tiêu chí

Tương tự như mô hình ủ phân ưa nhiệt từ rác thải sinh hoạt hữu cơ quy mô hộ gia đình
mỗi tiêu chí được đánh giá với 03 mức tương ứng với 03 mức điểm cụ thế được trình
bày tương tự như trong mục 4.1.2.3.

4.2.2.4. Phương pháp đánh giá các tiêu chí

Từ kết quả nghiên cứu và theo dõi tính hiệu quả đối với các mô hình đã được áp dụng
vào thực tế để xử lý, tái sử dụng chất thải chăn nuôi và thuỷ sản từ đó có cơ sở để đánh
giá mức độ của từng tiêu chí. Cụ thể được trình bày như sau:

(1). Phương pháp đánh giá các tiêu chí

Tiêu chí 1 - Tỷ lệ hỗn hợp bùn ủ phân hủy trong quá trình áp dụng mô hình: Sử dụng
thang trọng số cao nhất là 3 và thang điểm số tối đa 3 điểm. Tỷ lệ phân huỷ hỗn hợp
bùn ủ sau quá trình áp dụng mô hình từ 90-100%, mô hình đạt hiệu quả cao; tỷ lệ từ
70-90%, mô hình đạt hiệu quả trung bình và tỷ lệ phân huỷ nhỏ hơn 70%, mô hình đạt
hiệu quả thấp.

Tiêu chí 2 - Tỷ lệ trọng lượng hỗn hợp bùn ủ giảm so với hỗn hợp bùn tươi ban đầu:
Sử dụng thang trọng số cao nhất là 3 và thang điểm số tối đa 3 điểm. Tỷ lệ trọng lượng
hỗn hợp bùn ủ giảm so với hỗn hợp bùn tươi ban đầu từ 80% đến 95%, mô hình vận
hành đạt hiệu quả cao; tỷ lệ từ 60-80%, mô hình vận hành đạt hiệu quả trung bình và
tỷ lệ nhỏ hơn 60%, mô hình vận hành đạt hiệu quả thấp.

Tiêu chí 3 - Tỷ lệ thể tích hỗn hợp bùn ủ giảm so với hỗn hợp bùn ủ tươi ban đầu: Sử
dụng thang trọng số cao nhất là 3 và thang điểm số tối đa 3 điểm. Tỷ lệ thể tích hỗn
hợp bùn ủ giảm so với hỗn hợp bùn ủ tươi ban đầu từ 70-90%, mô hình vận hành đạt
hiệu quả cao; tỷ lệ từ 50-70%, mô hình vận hành đạt hiệu quả trung bình và tỷ lệ nhỏ
hơn 50%, mô hình vận hành đạt hiệu quả thấp.

Tiêu chí 4 - Nhiệt độ của hỗn hợp bùn ủ trong quá trình áp dụng mô hình (giai đoạn ổn
định, giữa thời kỳ ủ): Sử dụng thang trọng số cao nhất là 3 và thang điểm số tối đa 3
điểm. Nhiệt độ của rác trong quá trình vận hành mô hình (giai đoạn ổn định) từ 50-
600C, mô hình vận hành đạt hiệu quả cao; nhiệt độ lớn hơn từ 60 0C, mô hình vận hành
đạt hiệu quả trung bình và nhiệt độ nhỏ hơn 500C, mô hình vận hành đạt hiệu quả thấp.

Tiêu chí 5 - Tỷ lệ bùn thải được xử lý khi áp dụng mô hình: Sử dụng thang trọng số
cao nhất là 3 và thang điểm số tối đa 3 điểm. Tỷ lệ bùn thải được xử lý khi áp dụng mô
hình lớn hơn 80%, việc áp dụng mô hình đạt hiệu quả cao; tỷ lệ từ 60-80%, việc áp
dụng mô hình đạt hiệu quả trung bình và tỷ lệ nhỏ hơn 60%, việc áp dụng mô hình đạt
hiệu quả thấp.

Tiêu chí 6 - Độ ẩm của hỗn hợp bùn ủ sau quá trình vận hành mô hình: Sử dụng thang
trọng số cao nhất là 3 và thang điểm số tối đa 3 điểm. Độ ẩm của hỗn hợp bùn ủ sau
quá trình vận hành mô hình từ 50-65%, mô hình đạt hiệu quả cao; độ ẩm từ 65-80%,
mô hình đạt hiệu quả trung bình và độ ẩm từ 40-50%, mô hình đạt hiểu quả thấp.

Tiêu chí 7 - Chỉ tiêu pH của hỗn hợp bùn ủ sau quá trình áp dụng mô hình: Sử dụng
thang trọng số cao nhất là 3 và thang điểm số tối đa 3 điểm. Chỉ tiêu pH của hỗn hợp
bùn ủ sau quá trình áp dụng mô hình từ 6,5-7,5, mô hình hoạt động đạt hiệu quả cao;
chỉ tiêu pH từ 8-7,5, mô hình đạt hiệu quả trung bình và pH từ 5-6,5, mô hình đạt hiệu
quả thấp.

Tiêu chí 8 - Tỷ lệ C/N của rác trong sau khi sử dụng mô hình: Sử dụng thang trọng số
cao nhất là 3 và thang điểm số tối đa 3 điểm. Tỷ lệ C/N của rác trong sau khi sử dụng
mô hình từ 30-45, mô hình vận hành đạt hiệu quả cao; tỷ lệ C/N từ 45-60, mô hình vận
hành đạt hiệu quả trung bình và tỷ lệ C/N từ 20-35, mô hình đạt hiệu quả thấp.

Tiêu chí 9 - Chất lượng bùn ủ (tươi xốp, màu nâu đen và hỗn hợp bùn ủ phân hủy hoàn
toàn) sau khi quá trình sử dụng mô hình: Sử dụng thang trọng số cao nhất là 3 và thang
điểm số tối đa 3 điểm. Chất lượng hỗn hợp bùn ủ sau khi ủ bỡi mô hình đạt 03/03 chỉ
tiêu, mô hình hoạt động hiệu quả cao; chất lượng hỗn hợp bùn ủ sau khi quá trình sử
dụng mô hình đạt 02/03 chỉ tiêu, mô hình vận hành đạt hiệu quả trung bình và chất
lượng hỗn hợp bùn ủ sau khi quá trình sử dụng mô hình đạt không đạt 03/03 chỉ tiêu,
mô hình hoạt động hiệu quả thấp.

Tiêu chí 10 - Mùi hôi phát sinh trong quá trình vận hành mô hình: Sử dụng thang trọng
số cao nhất là 3 và thang điểm số tối đa 3 điểm. Không phát sinh mùi hôi trong quá
trình vận hành mô hình, mô hình đạt hiệu quả cao; Phát sinh mùi hôi nhẹ trong quá
trình vận hành, mô hình đạt hiệu quả trung bình và phát sinh mùi hôi nặng trong quá
trình vận hành, mô hình đạt hiệu quả thấp.

Tiêu chí 11 - Tỷ lệ hài lòng của các hộ được lắp đặt mô hình: Sử dụng thang trọng số
cao nhất là 3 và thang điểm số tối đa 3 điểm. Tỷ lệ hài lòng của các hộ được lắp đặt
mô hình đạt từ 90-100%, việc áp dụng mô hình đạt hiệu cao; tỷ lệ hài lòng của các hộ
được lắp đặt mô hình đạt 70-90%, việc áp dụng mô hình đạt hiệu trung bình và tỷ lệ
hài lòng của các hộ được lắp đặt mô hình đạt nhỏ hơn 70%, việc áp dụng mô hình
không đạt hiệu quả.

Tiêu chí 12 - Tỷ lệ các hộ dân sử dụng phân sau khi áp dụng mô hình: Sử dụng thang
trọng số cao nhất là 3 và thang điểm số tối đa 3 điểm. Tỷ lệ các hộ dân sử dụng phân
sau khi áp dụng mô hình đạt từ 90-100%, việc áp dụng mô hình đạt hiệu cao; tỷ lệ hài
lòng của các hộ được lắp đặt mô hình đạt 70-90%, việc áp dụng mô hình đạt hiệu trung
bình và tỷ lệ hài lòng của các hộ được lắp đặt mô hình đạt nhỏ hơn 70%, việc áp dụng
mô hình không đạt hiệu quả.

Tiêu chí 13 - Tỷ lệ các hộ dân được áp dụng mô hình: Sử dụng thang trọng số cao nhất
là 3 và thang điểm số tối đa 3 điểm. Tỷ lệ các hộ dân được áp dụng mô hình đạt từ 80-
100%, việc áp dụng mô hình đạt hiệu cao; tỷ lệ đạt từ 60-80%, việc áp dụng mô hình
đạt hiệu trung bình và tỷ lệ nhỏ hơn 60%, việc áp dụng mô hình không đạt hiệu quả.

Tổng hợp các tiêu chí đánh giá các mô hình xử lý và tái sử dụng phụ phẩm, phế thải
chăn nuôi và thủy sản trên địa bàn tỉnh Hậu Giang được trình bày như trong bảng 4.14.

Bảng 4.42: Tổng hợp các tiêu chí đánh giá các mô hình xử lý và tái sử dụng phụ phẩm,
phế thải chăn nuôi và thủy sản

Trung
Thông số đánh giá/Mức độ Cao Thấp
Stt bình
Trọng số 3 2 1
1 Tỷ lệ hỗn hợp bùn ủ phân hủy trong
100-≥ 90% 70-<90% < 70%
quá trình áp dụng mô hình
2 Tỷ lệ trọng lượng hỗn hợp bùn ủ giảm
80-≥ 95 60-<80 < 60
so với hỗn hợp bùn tươi ban đầu
3 Tỷ lệ thể tích hỗn hợp bùn ủ giảm so
70-≥ 90% 50-<70% < 50%
với hỗn hợp bùn ủ tươi ban đầu
4 Nhiệt độ của hỗn hợp bùn ủ trong quá
trình áp dụng mô hình
50-60 0C >60 0C <50 0C
(Nguyễn Tấn Phong, Quản lý và xử lý
chất thải rắn, 2009)
5 Tỷ lệ bùn thải được xử lý khi áp dụng
≥ 80% 60-<80% <60%
mô hình
6 Độ ẩm của hỗn hợp bùn ủ sau quá trình
vận hành mô hình
50-65% 80->65% 40-<50%
(Nguyễn Tấn Phong, Quản lý và xử lý
chất thải rắn, 2009)
7 Chỉ tiêu pH của hỗn hợp bùn ủ sau quá
trình áp dụng mô hình
6,5-7,5 8->7,5 5-<6,5
(Nguyễn Tấn Phong, Quản lý và xử lý
chất thải rắn, 2009)
8 Tỷ lệ C/N của rác trong sau khi sử 30-45 45->60 20-<30
dụng mô hình
Trung
Thông số đánh giá/Mức độ Cao Thấp
Stt bình
Trọng số 3 2 1
(Nguyễn Tấn Phong, Quản lý và xử lý
chất thải rắn, 2009)
9 Chất lượng bùn ủ (tươi xốp, màu nâu
đen và hỗn hợp bùn ủ phân hủy hoàn Không đạt
Đạt 03/03 Đạt 02/03
toàn) 03/03 chỉ
chỉ tiêu chỉ tiêu
(Nguyễn Tấn Phong, Quản lý và xử lý tiêu
chất thải rắn, 2009)
10 Mùi hôi phát sinh trong quá trình vận
Không Mùi nhẹ Mùi nặng
hành mô hình
11 Tỷ lệ hài lòng các hộ được lắp đặt mô
90-100% 70 - ≤90% <70%
hình
12 Tỷ lệ các hộ dân sử dụng phân sau khi
90-100% 70-≤90% <70%
áp dụng mô hình
13 Tỷ lệ các hộ dân được áp dụng mô
80-100% 60-≤80% <60%
hình
Điểm 3 2 1

(1). Phương pháp tính tổng điểm các tiêu chí

Tương tự như phương pháp tính tổng điểm các tiêu chí của mô hình ủ phân ưa nhiệt từ
rác thải sinh hoạt hữu cơ quy mô hộ gia đình, Công thức tổng quát tính tổng điểm của
tất cả các tiêu chí được trình bày cụ thể như sau:
13
∑ xi yi
Tổng điểm các tiêu chí (TĐ) = 1

Ghi chú:
- TĐ= Tổng điểm của tiêu chí
- xi= Trọng số của các tiêu chí
- yi= Điểm của tiêu chí
- i= Số tiêu chí (từ 1-13 tiêu chí)

Dựa vào tổng điểm các tiêu chí, có thể đánh giá được tính khả thi của việc áp dụng mô
hình tăng trưởng xanh vào việc xử lý chất thải, phụ phẩm chăn nuôi và thuỷ sản trên
địa bàn tỉnh Hậu Giang.

(2). Đánh giá tính khả thi của các mô hình

Đánh giá tính khả thi của các mô hình tăng trưởng xanh vào thực tế nhằm xử lý và tái
sử dụng phụ phẩm, phế thải chăn nuôi và thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, dựa
vào tổng điểm của 13 tiêu chí. Để có cơ sở đánh giá, nhiệm vụ đề xuất thang điểm như
sau:
 Tổng điểm từ 117-85 điểm: mô hình áp dụng khả thi với mức cao;
 Tổng điểm: Nhỏ hơn 84-33 điểm: mô hình áp dụng khả thi với mức trung bình;
 Tổng điểm: Nhỏ hơn 32-13 điểm: mô hình áp dụng không khả thi.

4.2.3. Phân tích, đánh giá tiềm năng áp dụng các mô hình tăng trưởng xanh vào
thực tế nhằm xử lý và tái sử dụng phụ phẩm, phế thải chăn nuôi, bùn ao nuôi cá
trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

4.2.3.1. Tiềm năng phát triển ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản

Hậu Giang là tỉnh thuần nông, có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên như thổ
nhưỡng, nguồn nước, khí hậu... thích hợp cho phát triển đa dạng chủng loại nông sản
nhiệt đới và bước đầu đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung, với
nhiều loại nông sản có phẩm chất ngon, mang tính đặc sản của tỉnh. Theo quyết định
số 438/QĐ-UBND ngày 08/04/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang về việc phê
duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hậu Giang
giai đoạn 2006-2020, đối với ngành chăn nuôi được trình bày cụ thể như sau:
 Đối với chăn nuôi: Năm 2013, đàn heo 115.000 con và gia cầm 3.500.000 con theo
Quy hoạch. Nâng tỷ trọng sản xuất ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất ngành
nông nghiệp đạt 15-16% năm 2015 và đạt 19-20% đến năm 2020. Đến năm 2015, đàn
heo 160.000 con, đàn gia cầm đạt 5.000.000 con. Đến năm 2020, đàn heo 200.000 con,
đàn gia cầm đạt 5.500.000 con. Đàn trâu ổn định cả 02 giai đoạn 2.000 con;
 Đối với thuỷ sản: Đến năm 2015, diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt 7.610 ha và đến
2020 diện tích nuôi trồng 11.000 ha. Trong đó: diện tích nuôi cá đến năm 2015 đạt
7.590 ha, chiếm 99,7% tổng diện tích; diện tích nuôi tôm là 20 ha và chiếm 0,3%. Đến
năm 2020, diện tích nuôi cá 10.950 ha và chiếm 99,5% và diện tích nuôi tôm là 50 ha,
chiếm 0,5%.

Nhìn chung, theo quy hoạch phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm và nuôi thủy sản tinh
Hậu Giang đến năm 2020 cho thấy diện tích, sản lượng và năng suất chăn nuôi, nuôi
trồng thủy sản có xu hướng tăng dần đến năm 2020. Việc tăng diện tích, sản lượng và
năng suất chăn nuôi, nuôi trồng thủy góp phần làm phụ phẩm, phế thải trồng trọt trên
địa bàn tỉnh Hậu Giang tăng lên, từ đó tạo tiền đề việc áp dụng mô hình tăng trưởng
xanh vào thực tế để xử lý và tái sử dụng phụ phẩm, phế thải chăn nuôi, nuôi trồng
thủy.

1.1.1.3. Tiềm năng về khối lượng phát sinh phụ phẩm, phế thải chăn nuôi, nuôi
trồng thủy sản

Như đã trình bày và tính toán cụ thể ở trên về hệ số phát thải ngành chăn nuôi tỉnh Hậu
Giang, các hệ số phát thải ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản được trình tóm tắt
như trong hình 4.15.

Bảng 4.43: Hệ số phát thải ngành chăn nuôi

Stt Chủng loại Hệ số phát thải Đơn vị


1 Heo 363 Kg/con.ngày
2 Bò 2.347,01 Kg/con.ngày
3 Trâu 3.316,5 Kg/con.ngày
Stt Chủng loại Hệ số phát thải Đơn vị
4 Gà 12,13 Kg/con.ngày
5 Vịt 4,47 Kg/con.ngày
6 Thủy sản 134 Tấn/vụ.ha

Dựa vào sản lượng của từng chủng loại chăn nuôi và hệ số phát thải tương ứng, từ đó
có thể xác định tổng khối lượng phế thải, phụ phẩm ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy
sản tỉnh Hậu Giang, cụ thể được trình bày như sau:

Bảng 4.44: Khối lượng phế thải, phụ phẩm chăn nuôi trọt tỉnh Hậu Giang

Quy mô Quy mô Khối lượng Khối lượng


St
Chủng loại năm 2015 năm 2020 chất thải năm chất thải năm
t
(con) (con) 2015 (tấn) 2020 (tấn)
1 Heo 160.000 200.000 58.080.000 72.600.000
2 Bò 2.500 2.500 5.867.525 5.867.525
3 Trâu 2.000 2.000 6.633.000 6.633.000
4 Gà 1.200.000 1.500.000 14.556.000 18.195.000
5 Vịt, ngan,… 2.900.000 3.800.000 12.963.000 16.986.000
Tổng cộng 98.099.525 120.281.525

Bảng 4.45: Ước tính khối lượng bùn thải cho ngành chăn nuôi thủy sản

Diện tích Diện tích Khối lượng bùn thải Khối lượng bùn thải
2015 (ha) 2020 (ha) phát sinh 2015 (tấn/vụ) phát sinh 20205 (tấn/vụ)
7.610 11.000 1.019.740 1.474.000

Như vậy, dựa vào quy mô chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản cho thấy sản lượng tăng
lên từ năm 2015 đến năm 2020. Việc sản lượng chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tăng
cao dẫn tới khối lượng phế thải, phụ phẩm cũng gia tăng. Khối lượng phế thải, phụ
phẩm gia tăng sẽ tạo tiềm năng để áp dụng các mô hình tăng trưởng xanh vào thực tế
nhằm xử lý và tái sử dụng phụ phẩm, phế thải chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản trên
địa bàn tỉnh Hậu Giang.
CHƯƠNG 2:
HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH Ủ PHÂN VI SINH
ƯA NHIỆT TỪ PHẾ THẢI NÔNG NGHIỆP, RÁC THẢI SINH HOẠT VÀ
Ủ VI SINH CAO NHIỆT BÙN AO NUÔI CÁ QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG

4.3. HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH Ủ PHÂN VI SINH ƯA


NHIỆT TỪ PHẾ THẢI NÔNG NGHIỆP, RÁC THẢI SINH HOẠT QUY MÔ
HỘ GIA ĐÌNH

4.3.1. Lựa chọn thiết kế và lắp đặt các mô hình ủ phân vi sinh ưa nhiệt từ phế
phẩm, phụ phẩm trong trồng trọt quy mô hộ gia đình

Tháng 05/2014, Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC) đã phối hợp với Chi Cục
bảo vệ môi trường Hậu Giang thực hiện khảo sát các địa điểm lắp đặt các mô hình thử
nghiệm ủ phân vi sinh ưa nhiệt. Qua quá trình khảo sát và nghiên cứu, Trung tâm
ENTEC đã so sánh 2 loại vật liệu chế tạo mô hình theo các tiêu chí như trình bày trong
bảng 5.1.

Bảng 5.46: So sánh lựa chọn vật liệu chế tạo mô hinh

Mô hình thùng ủ phân ưa nhiệt


Mô hình thùng ủ phân ưa nhiệt
Tiêu chí bẳng các vật liệu gạch, xi măng,
bẳng nhựa
cát (hoặc bê tông)
1. Khả - Khó vận chuyển các nguyên vật - Có thể vận chuyển dễ dàng bằng xe
năng vận liệu vào vùng nông thôn có đường máy vào những vùng nông thôn có
chuyển lắp đi nhỏ hẹp tại các khu vực khảo đường đi nhỏ hẹp;
đặt sát; - Có tính cơ động cao, trong quá trình
- Không có tính cơ động cao, ủ phân thử nghiệm có thể vận chuyển
không thể thay đổi vị trí sau khi thay đổi vị trí cho phù hợp;
đã xây dựng; - Gia công lắp đặt dễ dàng, người dân
- Gia công lắp đặt phải có thợ xây có thể thực hiện dễ dàng.
dựng.
2. Khả - Khả năng thiết kế trao đổi - Khả năng thiết kế trao đổi không khí
năng đáp không khí bên ngoài bị hạn chế; bên ngoài tốt, cung cấp đầy đủ lượng
ứng kỹ - Đáp ứng tốt kỹ thuật ủ phân vi oxy cho các vi sinh vật hiếu khí hoạt
thuật sinh ưa nhiệt; động;
- Không có bệ thao tác; - Đáp ứng tốt kỹ thuật ủ phân vi sinh
- Thao tác vận hành đơn giản. ưa nhiệt, khả năng giữ nhiệt vẫn được
đảm bảo;
- Có bệ để thao tác, tránh ngập nước;
- Thao tác vận hành đơn giản.
3. Tính - Loại gạch 8 lỗ sử dụng cho mô - Thùng nhựa (500 lít) được bán rộng
phổ biến hình phải được đặt riêng với các rãi trên thị trường và có thể gia công
và nhân nhà sản xuất, không phổ biến và theo thiết kế dễ dàng;
rộng thời gian kéo dài;
4. Kích - Thể tích thùng ủ phân theo đề - Bồn nhựa có thể tích 500 lít lớn hơn
Mô hình thùng ủ phân ưa nhiệt
Mô hình thùng ủ phân ưa nhiệt
Tiêu chí bẳng các vật liệu gạch, xi măng,
bẳng nhựa
cát (hoặc bê tông)
thước cương, nếu tăng thể tích sẽ tăng so với thể tích 430 lít trong đề cương,
chi phí xây dựng. tăng khả năng chứa rác.
5. Độ bền - Mô hình được xây dựng bằng - Độ bền cao: thùng nhựa 4 lớp có
gạch, xi măng, cát nên có khả khả năng chịu đựng được trong mọi
năng chịu đựng tốt trong điều điều kiện nắng mưa.
kiện mưa nắng.

So sánh chi phí gia công, lắp đặt giữa 2 loại vật liệu sử dụng cho mô hình được trình
bày như trong bảng 5.2 – 5.3.

Bảng 5.47: Chi phí chế tạo cho 01 thùng ủ phân vi sinh ưa nhiệt bằng nhựa

Stt Hạng mục Chi phí (VNĐ) Ghi chú


1 Thùng nhựa 500 lít 1.100.000 Báo giá đính kèm
2 Ống nhựa (Ø90), T (Ø90), ốc vít, bát 123.000 -
gia cố,..
3 Công gia công 200.000 -
4 Xây bệ thao thác (giá đỡ, gạch, xi 200.000 -
măng, cát)
5 Tổng cộng 1.623.000  -

Bảng 5.48: Dự toán kinh phí cho 01 thùng ủ phân bằng xi măng và gạch xây

Stt Hạng mục Đơn vị Số lượng Đơn giá (đồng) Thành tiền
1 Xi măng Bao 3 100.000 300.000
2 Gạch Viên 270 1.200 324.000
3 Cát M3 1 300.000 300.000
4 Nhân công Công 4 350.000 1.400.000
5 Phí vận chuyển 1 200.000 200.000
Tổng cộng     2.524.000

Qua những phân tích và đánh giá theo các tiêu chí và chi phí như trên, Trung tâm
ENTEC đã lựa chọn vật liệu chế tạo thùng ủ phân vi sinh ưa nhiệt là các thùng nhựa có
sẵn có cấu tạo phù hợp, sau đó gia công thêm cho đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật.

4.3.2. Hướng dẫn thiết kế, gia công mô hình ủ phân vi sinh ưa nhiệt từ phế phẩm
nông nghiệp và rác thải sinh hoạt quy mô hộ gia đình

Sử dụng bồn nhựa PVC (500 lít) có kích thước phù hợp và chất liệu như trong hình
5.1.
Hình 5.24: Bồn nhựa dùng để thiết kế mô hình

Phương án gia công mô hình cụ thể như sau:


 Chọn bồn nhựa dạng đứng, dung tích mỗi bồn 500 lít, đường kính d = 780mm và
chiều cao h= 1.230 mm;
 Để tạo điều kiện thoáng khí cần thiết cho quá trình ủ, mỗi bồn được khoan 882 lỗ
với đường kính lỗ 14mm. Như vậy, mỗi thùng sẽ khoan 882 lỗ, được chia thành 15
hàng phân bố đều trên thùng ủ, khoảng cách mỗi hàng 65mm và trên mỗi hàng khoảng
cách giữa 2 lỗ là 41mm;
 Để thuận tiện cho việc lấy phân, thùng ủ sẽ được bố trí 2 cửa lấy phân đối diện nhau
được khoan ở 2 bên dưới đáy bồn với kích thước: h = 200mm, b = 300mm. Các cửa
lấy phân được bố trí bên hông thùng ủ và sát đáy thùng. Các cửa lấy phân được thiết
kế dạng đóng, mở khi tiến hành lấy phân;
 Ngoài ra, để thu lượng nước rỉ rác phát sinh ra trong quá trình ủ, dưới đáy thùng ủ
sẽ khoan 1 lỗ tròn đường kính 90 mm. Lượng nước rỉ rác phát sinh sẽ chảy xuống lỗ
và được thu bằng 1 bình nhựa được để sẵn phía dưới thùng ủ;
 Thùng ủ được đặt trên 01 tấm đan bằng bê tông đường kính 980mm và được đặt
trên kệ được xây hoặc xếp bằng gạch cao 200mm, giữa tấm đan có khoan một lỗ tròn
có đường kính 90 mm để lấy nước rỉ rác;
 Việc xây bệ cho thùng nhựa nhằm bảo quản bồn nhựa, đồng thời thuận lợi cho thao
tác lấy phân ra, và có thể bố trí mái che bằng tôn che mưa che nắng;
 Mỗi mô hình được thiết kế và lắp đặt một ống nhựa PVC có đường kính khoảng 90
mm (có khoan các lỗ nhỏ xung quanh để thoáng khí), đặt ống nhựa này tại tâm thùng
nhựa có tác dụng thông khí từ dưới đáy thùng lên miệng thùng ủ. Để tránh nước mưa
xâm nhập vào thùng ủ, phía trên ống nhựa được gắn thêm một ống chữ T.
 Mô hình phải đặt ở nơi có nền đất cao, cứng, không bị ngập nước và thoáng gió.

Bản vẽ mô hình thiết kế mô hình ủ phân bằng nhựa đề xuất được trình bày như trong
hình 5.2.
Cửa cho rác Ống nhựa PCV
hữu cơ vào thông khí từ dưới
đáy lên

Cửa lấy
phân ra

Cửa lấy
nước rỉ rác

Hình 5.25: Mô hình thiết kế ủ phân vi sinh ưa nhiệt

Hình 5.26: Mô hình sau khi được thiết kế hoàn thiện


4.3.3. Hướng dẫn vận hành mô hình ủ phân vi sinh ưa nhiệt từ phế phẩm nông
nghiệp và rác thải sinh hoạt quy mô hộ gia đình

4.3.3.1. Hướng dẫn vận hành mô hình ủ phân vi sinh ưa nhiệt từ rác thải sinh hoạt
hữu cơ quy mô hộ gia đình

Quy trình ủ phân vi sinh ưa nhiệt từ rác thải sinh hoạt được xây dựng và trình bày như
trong hình 5.4.

Rác sinh hoạt Phân loại

Rác vô cơ Rác hữu cơ

Điều chỉnh kích thước


Tái chế, tái sử dụng

Cân

Sau 3 - 4 tháng

Phân hữu cơ Cho vào thùng ủ

Hình 5.27: Sơ đồ hướng dẫn vận hành mô hình ủ phân vi sinh ưa nhiệt rác thải hữu cơ
sinh hoạt tại hộ gia đình

Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Phân loại rác

Rác thải tại hộ gia đình sẽ được phân thành 2 loại: Rác vô cơ và rác hữu cơ
 Rác hữu cơ: Là các loại rác phân hủy nhanh như các loại rau, vỏ trái cây, lá cây,
thực phẩm dư thừa, phân gia súc,…
 Rác vô cơ: Là các loại rác khó phân hủy như sành sứ, gạch vỡ, thủy tinh, bao
nilong, vật liệu cao su, hộp xốp,…Rác vô cơ có thể được tái sử dụng hoặc tái chế.
Không bỏ rác vô cơ vào thùng ủ phân vi sinh ưa nhiệt.
Hình 5.28: Phân loại rác để loại bỏ các thành phần vô cơ trước khi cho vào thùng ủ

Bước 2: Cân và điều chỉnh kích thước


 Rác hữu cơ sau khi được phân loại nếu kích thước quá lớn sẽ được cắt nhỏ khoảng
5-10cm để phù hợp với quá trình ủ;
 Sau khi cắt, đem cân rác để xác định khối lượng trước khi cho vào thùng, mỗi ngày
cho khoảng 05kg rác vào thùng.

Hình 5.29: Cân xác định khối lượng trước khi cho rác vào thùng ủ

Bước 3: Tiến hành ủ


 Rác sau khi cân sẽ cho trực tiếp vào thùng ủ và được rải đều lên bề mặt rác có sẵn
trong thùng;
 Sau khi ủ 07 ngày, đảo trộn đều rác trong thùng một lần (Chú ý đảo từ trong ra
ngoài và đảo từ ngoài vào trong để các vật liệu được trộn đều). Tại mỗi lần đảo nếu
thấy bị khô thì cần phải bổ sung thêm nước (dùng bình xịt nước);
 Lượng nước rỉ rác phát sinh sẽ được tưới lên trên để tiếp tục quá trình ủ;
 Sau 03-04 tháng thì lớp phân bên dưới đáy thùng sẽ phân hủy trước. Ta lấy phân ra
từ 2 cửa bên dưới;
 Phân tơi xốp, không có mùi hôi thối, ngả màu nâu đen là biểu hiện kết thúc quá
trình ủ phân;
 Nếu phân lấy ra bị ướt, chưa mịn thì chưa đạt yêu cầu. Ta bỏ phân này trở lại vào
thùng và trộn chung với rơm rạ, lá cây khô hoặc tro bếp để giảm độ ẩm (nếu phân còn
ướt);

Lưu ý:
 Khi rác có mùi hôi:
 Không bổ sung thêm nước vào thùng ủ;
 Rải một lớp đất mỏng, rơm rạ, lá cỏ khô hoặc tro bếp lên trên bề mặt đống ủ để
giảm mùi hôi và tránh thu hút ruồi muỗi. Sau đó, tiếp tục bổ sung thêm rác;
 Nếu vẫn thấy mùi tiếp tục phát sinh, đó là do đã xảy ra tình trạng yếm khí trong
thùng ủ (có thể do nước rỉ rác không thoát được hoặc do nước mưa xâm nhập vào
thùng). Lúc này, phải đảo trộn rác trong thùng ủ. Trong quá trình đảo trộn, thêm một ít
đất khô để hút lượng nước có trong thùng và đưa độ ẩm của rác về mức thích hợp. Nếu
cần thiết có thể xịt một ít chế phẩm vi sinh vào thùng ủ để khử mùi và tăng tốc độ phân
hủy.
 Phân khi được lấy ra, tốt nhất nên để trong không khí 1- 2 ngày trước khi sử dụng.

Hình 5.30: Người dân cho rác vào thùng ủ phân vi sinh ưa nhiệt
Hình 5.31: Phân được lấy ra từ cửa bên dưới sau khi kết thúc quá trình ủ

Hình 5.32: Người dân cho tro bếp vào thùng để xử lý mùi hôi khi phát sinh

4.3.3.2. Hướng dẫn vận hành mô hình ủ phân vi sinh ưa nhiệt từ phế phẩm sản
xuất rau màu và các phụ phẩm khác (vỏ trái cây) quy mô hộ gia đình

Quy trình ủ phân ưa nhiệt từ phế phẩm sản xuất rau màu, các phụ phẩm được xây dựng
và trình bày trong hình 5.10.
Phế phẩm, rau màu, các phụ phẩm Phân loại

Thành phần vô cơ Thành phần hữu cơ

Điều chỉnh kích thước


Tái chế tái sử dụng

Cân

Sau 3 - 4 tháng

Phân hữu cơ Cho vào thùng ủ

Hình 5.33: Sơ đồ hướng dẫn vận hành mô hình ủ phân vi sinh ưa nhiệt từ phế phẩm
sản xuất rau màu, các phụ phẩm tại hộ gia đình

Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Phân loại phế phẩm rau màu, các phụ phẩm

Phụ phẩm, phế phẩm rau màu sẽ được phân thành 2 loại: vô cơ và hữu cơ
 Thành phần hữu cơ: Là các loại rác phân hủy nhanh như các loại rau màu, vỏ trái
cây...
 Thành phần vô cơ: Là các loại rác khó phân hủy có thể lẫn lộn vào như bao nylon,
vật liệu cao su, vật liêu xốp,…Thành phần vô cơ có thể được tái sử dụng hoặc tái chế.
Không bỏ rác vô cơ vào thùng ủ phân vi sinh ưa nhiệt.

Bước 2: Cân và điều chỉnh kích thước


 Phụ phẩm, phế phẩm rau màu hữu cơ sau khi được phân loại nếu kích thước quá lớn
sẽ được cắt nhỏ khoảng 5-10cm để phù hợp với quá trình ủ.
 Sau khi cắt, đem cân rác để xác định khối lượng trước khi cho vào thùng.

Bước 3: Tiến hành ủ


 Phụ phẩm, phế phẩm rau màu sau khi cân sẽ cho trực tiếp vào thùng ủ, cho đầy
thùng 1 lần đầu, sau đó tùy theo độ sụt giảm thể tích, hàng tuần hoặc sau nửa tháng, 1
tháng sẽ bổ sung cho đầy lại;
 Sau khi ủ 07 ngày hoặc nửa tháng, đảo trộn đều rác trong thùng một lần (Chú ý đảo
từ trong ra ngoài và đảo từ ngoài vào trong để các vật liệu được trộn đều). Tại mỗi lần
đảo nếu thấy phân bị khô thì cần phải bổ sung thêm nước (Dùng bình xịt nước);
 Lượng nước rỉ rác phát sinh sẽ được tưới lên trên để tiếp tục quá trình ủ;
 Sau 03-04 tháng thì lớp phân bên dưới đáy thùng sẽ phân hủy trước. Ta lấy phân ủ
ra từ 2 cửa bên dưới;
 Phân tơi xốp, không có mùi hôi thối, ngả màu nâu đen là biểu hiện kết thúc quá
trình ủ phân;
 Nếu phân lấy ra bị ướt, chưa mịn thì chưa đạt yêu cầu. Ta bỏ phân này trở lại vào
thùng và trộn chung với rơm rạ, lá cây khô hoặc tro bếp để giảm độ ẩm (nếu phân còn
ướt);

Lưu ý:
 Khi rác có mùi hôi:
 Không bổ sung thêm nước vào thùng ủ;
 Rải một lớp đất mỏng, rơm rạ, lá cỏ khô hoặc tro bếp lên trên bề mặt đống ủ để
giảm mùi hôi và tránh thu hút ruồi muỗi. Sau đó, tiếp tục bổ sung thêm rác;
 Nếu vẫn thấy mùi tiếp tục phát sinh, đó là do đã xảy ra tình trạng yếm khí trong
thùng ủ (có thể do nước rỉ rác không thoát được hoặc do nước mưa xâm nhập vào
thùng). Lúc này, phải đảo trộn rác trong thùng ủ. Trong quá trình đảo trộn, thêm một ít
đất khô để hút lượng nước có trong thùng và đưa độ ẩm của rác về mức thích hợp. Nếu
cần thiết có thể xịt một ít chế phẩm vi sinh vào thùng ủ để khử mùi và tăng tốc độ phân
hủy.
 Phân ủ khi được lấy ra, tốt nhất nên để trong không khí 1- 2 ngày trước khi sử dụng.

4.3.3.3. Hướng dẫn vận hành mô hình ủ phân vi sinh ưa nhiệt từ rơm rạ và các phụ
phẩm khác (bã mía, lá mía ...) quy mô hộ gia đình

Quy trình ủ phân vi sinh ưa nhiệt từ rơm rạ và các phụ phẩm khác (bã mía, lá mía...)
được xây dựng và trình bày như trong hình 5.11.
Rơm rạ và các phụ phẩm khác
Phân loại
(bã mía, lá mía...)

Thành phần vô cơ Thành phần hữu cơ

Điều chỉnh kích thước


Tái chế tái sử dụng

Cân

Sau 3 - 4 tháng

Phân hữu cơ Cho vào thùng ủ

Hình 5.34: Sơ đồ hướng dẫn vận hành mô hình ủ phân vi sinh ưa nhiệt từ rơm rạ và
các phụ phẩm khác (bã mía, lá mía...) tại hộ gia đình

Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Phân loại phế phẩm, phụ phẩm rơm rạ

Chất thải từ quá trình trồng trọt sẽ được phân thành 2 loại: vô cơ và hữu cơ
 Thành phần hữu cơ: Là loại rác dễ phân hủy như rơm rạ và các loại phụ phẩm
như bã mía, lá mía,...
 Thành phần vô cơ: Là các loại rác khó phân hủy có thể lẫn lộn vào như bao nylon,
vật liệu cao su, hộp xốp... Rác vô cơ có thể được tái sử dụng hoặc tái chế. Không bỏ
rác vô cơ vào thùng ủ phân vi sinh ưa nhiệt.

Bước 2: Cân và điều chỉnh kích thước


 Thành phần hữu cơ sau khi được phân loại nếu kích thước quá lớn sẽ được cắt nhỏ
khoảng 5 – 10 cm để phù hợp với quá trình ủ;
 Sau khi cắt, đem cân phế phẩm, phụ phẩm rơm rạ để xác định khối lượng trước khi
cho vào thùng.

Bước 3: Tiến hành ủ


 Rác sau khi cân sẽ cho trực tiếp vào thùng ủ, cho đầy thùng 1 lần đầu, sau đó tùy
theo độ sụt giảm thể tích, hàng tuần hoặc sau nửa tháng, 1 tháng sẽ bổ sung cho đầy
lại;
 Hàng ngày, phải bổ sung thêm nước (dùng bình xịt) nếu nhận thấy rác bị khô;
 Sau khi ủ 07 ngày hay nửa tháng, đảo trộn đều rác trong thùng một lần (Chú ý đảo
từ trong ra ngoài và đảo từ ngoài vào trong để các vật liệu được trộn đều). Tại mỗi lần
đảo nếu thấy phân bị khô thì cần phải bổ sung thêm nước (Dùng bình xịt nước);
 Lượng nước rỉ rác phát sinh sẽ được tưới lên trên để tiếp tục quá trình ủ;
 Sau 03-04 tháng thì lớp phân bên dưới đáy thùng sẽ phân hủy trước. Ta lấy phân ra
từ 2 cửa bên dưới;
 Phân tơi xốp, không có mùi hôi thối, ngả màu nâu đen là biểu hiện kết thúc quá
trình ủ phân;
 Nếu phân lấy ra bị ướt, chưa mịn thì chưa đạt yêu cầu. Ta bỏ phân này trở lại vào
thùng và trộn chung với rơm rạ, lá cây khô hoặc tro bếp để giảm độ ẩm (nếu phân còn
ướt);

Lưu ý:
 Khi rác có mùi hôi:
 Không bổ sung thêm nước vào thùng ủ;
 Rải một lớp đất mỏng, rơm rạ, lá cỏ khô hoặc tro bếp lên trên bề mặt đống ủ để
giảm mùi hôi và tránh thu hút ruồi muỗi. Sau đó, tiếp tục bổ sung thêm rác;
 Nếu vẫn thấy mùi tiếp tục phát sinh, đó là do đã xảy ra tình trạng yếm khí trong
thùng ủ (có thể do nước rỉ rác không thoát được hoặc do nước mưa xâm nhập vào
thùng). Lúc này, phải đảo trộn rác trong thùng ủ. Trong quá trình đảo trộn, thêm một ít
đất khô để hút lượng nước có trong thùng và đưa độ ẩm của rác về mức thích hợp. Nếu
cần thiết có thể xịt một ít chế phẩm vi sinh vào thùng ủ để khử mùi và tăng tốc độ phân
hủy.
 Phân khi được lấy ra, tốt nhất nên để trong không khí 1- 2 ngày trước khi sử dụng.

4.4. HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH Ủ PHÂN VI SINH


CAO NHIỆT BÙN AO NUÔI CÁ QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH

Quy trình ủ phân vi sinh cao nhiệt bùn ao nuôi cá quy mô hộ gia đình được xây dựng
và trình bày như trong hình 5.12

Bùn ao Để ráo 1 ngày Phối trộn Lên luống

Luống bùn Tủ vải Toptex

Hình 5.35: Sơ đồ hướng dẫn vận hành mô hình ủ phân vi sinh cao nhiệt bùn ao nuôi cá
quy mô hộ gia đình

Các bước thực hiện như sau:


Bước 1: Lấy bùn từ ao nuôi cá

Bùn ao sẽ được lấy lên khoảng 500kg. Sau khi lấy lên, do bùn có độ ẩm quá cao nên ta
sẽ làm giảm độ ẩm của bùn bằng cách để bùn ráo nước khoảng 1-2 ngày trong không
khí tự nhiên.

Hình 5.36: Lấy bùn lên từ ao nuôi cá và cân để xác định khối lượng bùn

Bước 2: Phối trộn bùn ao cá

Bùn sau khi đã giảm độ ẩm sẽ được phối trộn với các vật liệu phối trộn như: rơm rạ,
xơ dừa, vỏ trấu, lá cây, cỏ và phân gà, phân bò để điều chỉnh độ ẩm về khoảng thích
hợp 60 - 65% và tỉ lệ C/N vào khoảng 25 - 35.

Hình 5.37: Cân để xác định khối lượng vật liệu phối trộn

Cụ thể, chất phối trộn được thêm vào các mô hình như sau:
 Mô hình bùn ao 01: Rơm rạ 17kg, vỏ trấu 12kg, xơ dừa 3kg, lá cây 1kg, phân gia
súc 28kg;
 Mô hình bùn ao 02: Rơm rạ 17kg, vỏ trấu 12kg, xơ dừa 3kg, lá cây 1kg, phân gia
súc 10kg.

Sau khi đã xác định được khối lượng của các vật liệu phối trộn cần thiết, ta rải đều tất
cả các vật liệu phối trộn lên trên đống bùn. Sau đó, trộn đều vật liệu phối trộn với
lượng bùn có sẵn, thành một hỗn hợp bùn ủ

Hình 5.38: Phối trộn các vật liệu ủ với bùn ao cá thành hỗn hợp bùn ủ

Bước 3: Lên luống ủ phân

Hỗn hợp bùn sau khi đã được phối trộn sẽ được lên luống với thông số kích thước
luống ủ dài 5m, rộng 0.84m, cao 0.45m. Nếu trong quá trình lên luống khó khăn, có
thể do bùn quá ẩm. Khi đó, cần phải thêm các vật liệu phối trộn vào để giảm độ ẩm
của bùn.

Sau khi lên luống, để tạo điều kiện thoáng khí cần thiết và tránh bùn làm tắc các lỗ khí
của vải Toptex ta tủ 1 lớp lá dừa hoặc cọ lên phía trên luống bùn.

Hình 5.39: Lá dừa được tủ lên luống bùn ủ trước khi tủ vải Toptex
Bước 4: Phủ vải Toptex và hoàn thiện luống ủ

Sau khi hình thành luống ủ, phủ 1 lớp vải Toptex chuyên dụng (vải chống thấm nước
nhưng vẫn cho không khí đi qua) lên trên luống ủ. Đồng thời, phải cố định vải lên
luống bùn ủ bằng cọc hoặc gạch để tránh các tác động từ bên ngoài.

Hình 5.40: Luống bùn ủ hoàn thiện sau khi tủ vải Toptex
CHƯƠNG 5:
TRIỂN KHAI, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ÁP DỤNG THỬ NGHIỆM
MÔ HÌNH Ủ PHÂN VI SINH ƯA NHIỆT TỪ RÁC THẢI SINH HOẠT,
PHẾ THẢI NÔNG NGHIỆP VÀ Ủ PHÂN VI SINH CAO NHIỆT BÙN
AO NUÔI CÁ QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH

5.1. TRIỂN KHAI, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ÁP DỤNG THỬ NGHIỆM
MÔ HÌNH Ủ PHÂN VI SINH ƯA NHIỆT TỪ RÁC THẢI SINH HOẠT, PHẾ
THẢI NÔNG NGHIỆP QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH

Để triển khai lắp đặt thử nghiệm các mô hình ủ phân vi sinh ưa nhiệt từ phế phẩm, phụ
phẩm trong trồng trọt quy mô hộ gia đình, Chi cục Môi trường tỉnh Hậu Giang và
Trung tâm Công nghệ Môi trường đã phối hợp khảo sát, lựa chọn các hộ gia đình để
lắp đặt thử nghiệm các mô hình ủ phân vi sinh ưa nhiệt tại xã Thạnh Xuân, huyện
Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang.

Tiêu chí lựa chọn các hộ gia đình để lắp đặt các mô hình ủ phân vi sinh ưa nhiệt từ phế
phẩm, phụ phẩm trong trồng trọt:
 Hộ gia đình có mong muốn và đồng ý tham gia vào thử nghiệm công nghệ ủ phân vi
sinh ưa nhiệt từ phế phẩm, phụ phẩm trong trồng trọt quy mô hộ gia đình.
 Hộ gia đình có khả năng vận hành và theo dõi mô hình ủ phân vi sinh.
 Hộ gia đình có sân vườn rộng, nền đất cao, cứng, không bị ngập nước và thoáng
gió.
 Hộ gia đình nằm ở vị trí có thể vận chuyển nguyên vật liệu dễ dàng
 Hộ gia đình có nhiều nguồn phế phẩm, phụ phẩm trong trồng trọt hoặc nằm trong
khu vực có nhiều nguồn phế phẩm, phụ phẩm ứng với từng loại mô hình ủ.
 Mô hình phải được bảo vệ, tránh sự phá hoại trong suốt quá trình thử nghiệm ủ
phân vi sinh.

Thông tin các hộ gia đình được lựa chọn lắp đặt các mô hình ủ phân vi sinh ưa nhiệt từ
phế phẩm, phụ phẩm trong trồng trọt quy mô hộ gia đình được trình bày như trong
bảng 6.1.

Bảng 6.49: Thông tin hộ gia đình được chọn lắp đặt thử nghiệm mô hình

Loại mô hình Ký hiệu


Stt Hộ gia đình Địa chỉ Tọa độ
ủ phân mô hình
1 Nguyễn Việt Phế phẩm sản Rau màu Ấp Láng Hầm C, xã Thạnh N:9054'31,5''
Sô xuất rau màu 01 Xuân, Châu Thành A, Hậu E:105041'15,9''
và các phụ Giang
2 Lê Minh phẩm khác (vỏ Rau màu Ấp Trầu Hôi, xã Thạnh N:9055'38,4''
Chiến trái cây) 02 Xuân, Châu Thành A, Hậu E: 105040'59,5''
Giang
3 Lê Văn Thất Rác thải sinh Sinh hoạt Ấp Xẻo Châu A, xã Thạnh N:9o55'26,3''
hoạt hữu cơ 01 Xuân, huyện Châu Thành A, E: 105o41'57,2''
Loại mô hình Ký hiệu
Stt Hộ gia đình Địa chỉ Tọa độ
ủ phân mô hình
tỉnh Hậu Giang.
4 Sinh hoạt 71 Ấp So Đũa Lớn, xã Thạnh N:9o55'58,4''
Nguyễn Văn
02 Xuân, huyện Châu Thành A, E: 105o41'18,6''
Hoàng
tỉnh Hậu Giang.
5 Nguyễn Rơm rạ và các Rơm rạ 1 Ấp Trầu Hôi, xã Thạnh N:9055'15,2''
Thanh Khang phụ phẩm khác Xuân, Châu Thành A, Hậu E: 105041'30,2''
(bã mía, lá mía, Giang
6 Huỳnh Kim …) Rơm rạ 2 Ấp So Đũa Lớn, xã Thạnh N:9055'54,3''
Anh Xuân, Châu Thành A, Hậu E: 105041'24,6''
Giang

Một số hình ảnh khảo sát lựa chọn các hộ gia đình để ắp đặt các mô hình ủ phân vi
sinh ưa nhiệt từ phế phẩm, phụ phẩm trong trồng trọt như trong hình 6.1.

Hình 6.41: Hình ảnh khảo sát lựa chọn hộ gia đình để lắp đặt mô hình ủ phân vi sinh

Một số hình ảnh lắp đặt các mô hình ủ phân vi sinh ưa nhiệt từ phế phẩm, phụ phẩm
trong trồng trọt tại 06 hộ gia đình tại xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu
Giang như trong hình 6.2.
a). Hộ gia đình Lê Văn Thất b). Hộ gia đình Nguyễn Văn Hoàng
(Sinh hoat 01) (Sinh hoat 02)

c). Hộ gia đình Nguyễn Thanh Khang d). Hộ gia đình Huỳnh Kim Anh
(Rơm rạ 01) (Rơm rạ 02)

e). Hộ gia đình anh Nguyễn Việt Sô f). Hộ gia đình anh Lê Minh Chiến
(Rau màu 01) (Rau màu 02)
Hình 6.42: Lắp đặt mô hình thử nghiệm ủ rau màu tại 02 hộ gia đình
5.1.1. Đánh giá hiệu quả áp dụng thử nghiệm mô hình ủ vi sinh ưa nhiệt từ rác
hữu cơ quy mô hộ gia đình

Nhằm triển khai thí điểm mô hình tăng trưởng xanh để xử lý, tái sử dụng từ rác thải
sinh hoạt hữu cơ với quy mô hộ gia đình tại tỉnh Hậu Giang, Chi cục bảo vệ môi
trường đã phối hợp với Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC) tiến hành lắp đặt
thử nghiệm tại 02 hộ gia đình, mỗi hộ 01 mô hình ủ phân ưa nhiệt từ rác thải sinh hoạt
hữu cơ quy mô hộ gia đình tại xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang.

2.1.1.1. Kết quả triển khai áp dụng thử nghiệm công nghệ ủ phân vi sinh ưa nhiệt
từ rác thải sinh hoạt hữu cơ quy mô hộ gia đình

Qua trình triển khai áp dụng thử nghiệm công nghệ ủ phân vi sinh ưa nhiệt từ rác thải
sinh hoạt hữu cơ quy mô hộ gia đình đã được tiến hành lắp đặt 02 mô hình tại 02 hộ
gia đình (Nguyễn Văn Hoàng và Lê Văn Thất) thuộc xã Thạnh Xuân, huyện Châu
Thành A, tỉnh Hậu Giang. Thời gian lắp đặt vào đầu tháng 07/2014. Thời gian tiến
hành ủ rác thử nghiệm, vận hành và theo dõi từ tháng 07/2014 - 11/2014. Kết quả triển
khai áp dụng mô hình dựa trên số liệu ghi chép, theo dõi thực tế hằng ngày trong suốt
quá trình vận hành của các hộ dân và dựa trên số liệu phân tích đo đạc của Trung tâm
Công nghệ Môi trường (ENTEC) liên quan đến mô hình thử nghiệm.

Kết quả theo dõi điều kiện môi trường vật lý, chất lượng rác trong quá trình ủ phân tại
02 hộ dân được trình bày như trong bảng 6.2 – 6.3.

Bảng 6.50: Kết quả theo dõi điều kiện môi trường vật lý trong quá trình ủ

o Đô ̣ ẩm Độ sụt giảm khối lượng


Stt Ký hiệu C
(%) (%)
1 Sinh hoạt 01 34 – 43 78,8 43
2 Sinh hoạt 02 32 - 45 70,9 41

Bảng 6.51: Kết quả theo dõi chất lượng rác sinh hoạt hữu cơ trong quá trình ủ phân tại
02 hộ dân

Hàm lượng N
Stt Ký hiệu pH Hàm lượng C (mg/kg)
(mg/kg)
1 Sinh hoạt 01 7,3 18,6 453
2 Sinh hoạt 02 7,4 30,2 446

Nhận xét: Kết quả phân tích mẫu rác trong quá trình ủ (3 tháng) có nhận xét như sau:
 Giá trị pH dao động từ 7,3-7,4: Theo nghiên cứu giá trị là đảm bảo và phù hợp với
một quy trình ủ phân hữu cơ (giá trị dao động 6,5-7,5).
 Giá trị độ ẩm dao động từ 70,9 - 78,8%: Theo nghiên cứu giá trị này là cao hơn so
với một quy trình ủ phân hữu cơ (giá trị dao động 65-75%). Tuy nhiên, thời điểm lấy
mẫu phân tích là thời điểm đang ủ phân và chưa kết thúc quá trình ủ. Trong giai đoạn
này, chất thải hữu cơ đang phân hủy mạnh nên độ ẩm cao và cũng có khả năng do thời
tiết mưa nên dẫn đến độ ẩm trong thùng cao;
 Từ kết quả theo dõi hàm lượng N và hàm lượng C cho thấy: tỷ lệ C/N dao động từ
14,7-24,4. Theo nghiên cứu, tỷ lệ này là thấp so với quy trình ủ phân (25-35). Tuy
nhiên, thời điểm lấy mẫu phân tích là thời điểm đang ủ phân và chưa kết thúc quá trình
ủ do đó tỷ lệ này là chưa ổn định.

Hình 6.43: Một số hình ảnh mô hình ủ phân vi sinh ưa nhiệt hộ gia đình Trần Văn
Hoàng

Hình 6.44: Một số hình ảnh mô hình ủ phân vi sinh ưa nhiệt hộ gia đình Lê Văn Thích
Hình 6.45: Mẫu phân lấy từ mô hình sau khi kết thúc quá trình ủ

Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh trong khu vực ủ rác tại 02 hộ dân
trước và trong quá trình ủ rác được trình bày như sau:

Bảng 6.52: Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh tại khu vực tại khu
vực ủ phân trong quá trình vận hành

H2S NH3 CH4


Stt Ký hiệu Vị trí lấy mẫu
(mg/m3) (mg/m3) (mg/m3)
1 KK01 Hộ Lê Văn Thất (Sinh hoạt 1) <0,002 0,314 KPH
Hộ Nguyễn Văn Hoàng
2 KK02 <0,002 1,027 KPH
(Sinh hoạt 2)
QCVN 06:2009/BTNMT
0,042 0,2 -
(Thời gian trung bình 1 giờ)

Nhận xét: Từ kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh trong quá trình vận
hành mô hình ủ rác sinh hoạt hữu cơ nhận thấy tất cả các chỉ tiêu tại các vị trí đều đạt
so với QCVN 06:2009/BTNMT (Thời gian trung bình 1 giờ). Điều này có thể cho thấy
rằng trong suốt thời gian vận hành mô hình không làm phát sinh mùi, khí thải và
không gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh.

2.1.1.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế kỹ thuật và môi trường của mô hình ủ vi sinh ưa
nhiệt từ rác thải sinh hoạt hữu cơ quy mộ hộ gia đình

(1). Hiệu quả về kinh tế kỹ thuật


 Chi phí gia công và lắp đặt 01 mô hình vi sinh ưa nhiệt từ rác thải sinh hoạt hữu cơ
quy mộ hộ gia đình là: 1.623.000 đồng (giá thành lắp đặt 01 mô hình theo đề cương
Nhiệm vụ đã duyệt).
 Chi phí thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt mỗi ngày là: 120.000đồng/hộ/năm
(tương đương 10.000 đồng/hộ/tháng).
 Chi phí thu được từ việc tái sử dụng phụ phẩm: Toàn bộ phân sau khi ủ sẽ được làm
phân bón thay cho các loại phân khác được mua trên thị trường. Mô hình có khả năng
ủ phân hữu cơ với khối lượng khoảng 345 kg/năm. Như vậy, nếu quy đổi ra chi phí thu
lại từ việc ủ phân hữu cơ, dựa vào đơn giá phân hữu cơ được bán trên thị trường trung
bình khoảng 3.100 đồng/kg có thể tính được chi phí thu được từ việc ủ phân. Dựa vào
khối lượng và giá thành của phân bón hữu cơ sau khi ủ từ mô hình, có thể tính được
chi phí thu được từ quá trình ủ phân là 1.069.500 đồng/năm. Như vậy, hiệu quả kinh tế
thu lại được từ việc áp dụng mô hình như sau:

Hiệu quả kinh tế = Chi phí thu được từ phân hữu cơ + Chi phí để thu gom rác =
1.069.500 đồng/năm + 120.000 đồng/năm = 1.189.500 đồng/năm.

Qua kết quả tính toán sơ bộ về hiệu quả kinh tế có thể nhận thấy rằng, việc lắp đặt mô
hình ủ vi sinh ưa nhiệt từ rác thải sinh hoạt hữu cơ quy mộ hộ gia đình là có tính khả
thi và hiệu quả kinh tế kỹ thuật cao.

(2). Hiệu quả về môi trường

Rác thải sinh hoạt hữu cơ của các hộ gia đình nếu không khai thác sử dụng mà vứt bừa
bãi thì sẽ gây tác hại rất lớn cho môi trường và sức khoẻ con người, các tác hại có thể
được tóm tắt như:
 Rác thải sinh hoạt hữu cơ nếu không có biện pháp thu gom và xử lý thích hợp, tích
tụ trong thời qua thời gian sẽ có khả năng gây tác động đến chất lượng không khí do
phân hủy chất thải hữu cơ, cũng như tác động đến nguồn nước mặt do tăng độ đục
nguồn nước, cản trở dòng chảy và gây bồi lắng.
 Thông thường, chất thải rắn sinh hoạt hữu cơ nếu không được thu gom và xử lý phù
hợp sẽ dẫn rác thải phân hủy dần và thành phần các khí chủ yếu sinh ra từ quá trình
phân hủy chất hữu cơ bao gồm CO2, NH3, H2S, CO,… các khí thải này phát sinh ngoài
việc gây ô nhiễm môi trường không khí mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe người
dân, tăng khả năng bệnh tật.
 Các loại rác hữu cơ dễ phân huỷ gây hôi thối, phát triển vi khuẩn làm ô nhiễm môi
trường không khí, nước, đất, làm mất vệ sinh môi trường và ảnh hưởng tới đời sống
người dân. Ngoài ra, chỗ tập trung rác hữu cơ là nơi thu hút, phát sinh và phát triển
chuột, ruồi, muỗi, gián và các loại vi trùng gây nhiều chứng bệnh truyền nhiễm cho
con người, vật nuôi trong gia đình và lây lan gây thiệt hại lớn; nước thải từ bãi rác độc
hại nếu thải ra nguồn nước gây ô nhiễm lây lan.
 Việc thu gom và tái chế rác thải không chỉ có ý nghĩa về mặt môi trường mà còn
đem lại lợi ích về kinh tế. Chúng làm giảm sự phụ thuộc của con người vào việc khai
thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt. Với lượng hữu cơ
lớn trong rác thải sinh hoạt (50-70%) thì đây sẽ là nguồn nguyên liệu dồi dào để sản
xuất phân vi sinh, một loại phân rất tốt cho cây trồng và thân thiện với môi trường.

Như vậy, việc áp dụng mô hình để ủ phân vi sinh hữu cơ quy mộ hộ gia đình sẽ góp
phần quan trong trong việc thu gom và xử lý rác thải hữu cơ một cách hiệu quả, nhất là
đối với khu vực vùng nông thôn, chưa có tuyến thu gom rác thải phù hợp, khối lượng
rác phát sinh không tập trung và không nhiều như địa bàn nông thôn tỉnh Hậu Giang
hiện nay. Bên cạnh đó, việc áp dụng mô hình vào xử lý rác thải sinh hoạt góp phần bảo
vệ mỹ quan vùng nông thôn, bảo vệ sinh cảnh, sức khỏe người dân và góp phần giảm
chi phí xử lý rác thải. Ngoài ra, việc áp dụng mô hình vào thực tế sẽ góp phần áp dụng
công nghệ thân thiện với môi trường vào xử lý chất thải, tái sử dụng chất thải làm phân
bón, tiết kiệm năng lượng và góp phần bảo vệ môi trường đất.

2.1.1.3. Đánh giá tiềm năng áp dụng mô hình ủ vi sinh ưa nhiệt từ rác thải sinh
hoạt hữu cơ quy mô hộ gia đình

Tỉnh Hậu Giang có tổng diện tích tự nhiên là 1.602 km 2, dân số là 773.556 người (dân
số nông thôn là 589.864 người, chiếm 76,2%), tổng số hộ là 191.735 hộ (số hộ nông
thôn là 145.834, chiếm 76,0%), bao gồm Tp.Vị Thanh, thị xã Ngã Bảy và 5 huyện
(Châu Thành A, Châu Thành, Phụng Hiệp, Vị Thủy, Long Mỹ) với 20 phường và 54
xã. Như vậy phần lớn dân số tỉnh Hậu Giang sống ở các khu vực nông thôn. Với dân
số vùng nông thôn tỉnh Hậu Giang là 589.864 người (chiếm 76,2%) và hệ số phát sinh
rác thải sinh hoạt hữu cơ khu vực nông thôn ước tính khoảng 0,3-0,5 kg/người.ngày,
như vậy tổng khối lượng rác thải sinh hoạt hữu cơ khu vực nông thôn phát sinh là
176.959 – 294.932 kg/ngày. Trong đó, tỷ lệ khối lượng rác thải sinh hoạt hữu cơ được
thu gom và xử lý đúng mức chiếm khoảng 43% và 57% khối lượng rác thải sinh hoạt
hữu cơ chưa được thu gom. Đối với lượng rác chưa được thu gom, hiện nay được
người dân vức bừa bãi xuống sông, kênh rạch trong khu vực hoặc tự đốt theo phương
pháp thủ công gây ô nhiễm môi trường sống, ô nhiễm nước sông kênh, rạch khu vực
và phát sinh mùi, gây ô nhiễm không khí...nguyên nhân có thể là do tập quán, thói
quen người dân và một phần là do các khu vực nông thôn đi lại khó khăn nên chưa có
tuyến thu gom rác sinh hoạt, còn hạn chế, cho nên các chất thải rắn sinh hoạt không
được phân loại tại nguồn, bị vứt bừa bãi ra đường làng, ngõ xóm. Do đó, việc áp dụng
mô hình tăng trưởng xanh vào ủ phân vi sinh ưa nhiệt từ rác thải sinh hoạt hữu cơ quy
mô hộ gia đình nhất là khu vực nông thôn là giải pháp khả thi và tiềm năng lớn góp
phần giải quyết vấn đề rác thải hữu cơ sinh hoạt đang gặp khó khăn như hiện nay.

Bên cạnh đó, như đã phân tích ở trên, việc áp dụng mô hình tăng trưởng xanh ủ vi sinh
ưa nhiệt từ rác thải sinh hoạt hữu cơ quy mô hộ gia đình đã mang lại hiệu quả nhất
định đối với kinh tế và đối với môi trường. Đối với kinh tế, sẽ góp phần giảm chi phí
xử lý rác thải sinh hoạt hữu cơ và góp phần mạng lợi ích từ việc tải sử dụng chất thải
dùng làm phân bón cho cây trồng, thay vì người dân phải tốn chi phí trong để mua
phân hữu cơ về bón cho cây. Bên cạnh đó, chi phí lắp đặt mô hình không cao, chỉ cần
sau hơn 01 năm sẽ thu lại vốn và phát sinh lợi ích. Đối với lợi ích từ môi trường, việc
áp dụng mô hình vào ủ phân vi sinh ưa nhiệt từ rác thải sinh hoạt hữu cơ sẽ góp phần
xử lý chất thải hữu cơ từ đó góp phần giảm thiểu ô nhiễm nước sông, kênh, rạch; góp
phần cải thiện môi trường sống khu vực nông thôn; góp phần bảo vệ mỹ quan và sức
khỏe người dân,…Từ những lợi ích trên, có thể nhận thấy rằng việc áp dụng mô hình
vi sinh ưa nhiệt từ rác thải sinh hoạt hữu cơ quy mô hộ gia đình là một lợi thế và tiềm
năng lớn để triển khai.

Ngoài ra, việc triển khai và lắp đặt mô hình khá đơn giản, chi phí thấp, công nghệ đang
được áp dụng khá phổ biến trong và ngoài nước và mang lại hiệu quả cao trong việc
xử lý chất thải. Qúa trình vận hành mô hình khá đơn giản, không đòi hỏi tay nghề kỹ
thuật cao. Chi phí vận hành và bảo trì, bảo dưỡng mô hình hầu như không phát sinh và
công nghệ thân thiện với môi trường. Do đó, thuận lợi đối với công nghệ áp dụng triển
khai mô hình cũng là một tiềm năng lớn để nhân rộng mô hình trên địa bàn tỉnh Hậu
Giang.

2.1.2. Đánh giá hiệu quả áp dụng thử nghiệm công nghệ ủ phân vi sinh ưa nhiệt
từ phế phẩm sản xuất rau màu và các phụ phẩm khác (vỏ trái cây) quy mô hộ gia
đình

Để đáng giá hiệu quả của quá trình ủ vi sinh ưa nhiệt từ phế phẩm sản xuất rau màu và
các phụ phẩm khác (vỏ trái cây), Trung tâm Công nghệ Môi trường phối hợp với Chi
cục Môi trường tỉnh Hậu Giang đã lựa chọn và tiến hành lắp đặt 2 mô hình thử nghiệm
tại 2 hộ gia đình thuộc xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, Hậu Giang.

2.1.2.1. Kết quả triển khai áp dụng thử nghiệm công nghệ ủ phân vi sinh ưa nhiệt
từ phế phẩm sản xuất rau màu và các phụ phẩm khác (vỏ trái cây) quy mô hộ gia
đình

Với các mô hình rau màu, sau mỗi vụ thu hoạch sẽ cho các phế phẩm, phụ phẩm vào
đầy thùng. Sau đó, khi có rác phát sinh có thể sau 2 tuần hay 1 tháng sẽ tiếp tục bổ
sung đầy lại theo độ sụt giảm thể tích của phế phẩm trong mô hình. Nhưng để nghiên
cứu cụ thể khả năng phân hủy của các loại phụ phẩm rau màu, sẽ bổ sung hạn chế
lượng phụ phẩm cho mô hình.

Đối với mô hình rau màu 02, hộ gia đình anh Lê Minh Chiến, do khi lắp đặt mô hình
chưa có vụ thu hoạch nên lượng phụ phẩm bỏ vào thùng ủ lúc đầu chỉ khoảng 7kg, sau
20 ngày mới bỏ phụ phẩm vào thủng ủ khoảng 2/3 thùng (28kg). Để theo dõi quá trình
ủ hàng ngày của mô hình thử nghiệm, người dân sẽ được hướng dẫn theo dõi nhiệt độ,
lượng nước rỉ rác và tình trạng phát sinh mùi. Định kỳ 02-03 tuần, Trung tâm Công
nghệ Môi trường (ENTEC) sẽ tiến hành kiểm tra thùng ủ, lấy mẫu phân tích và theo
dõi các chỉ tiêu như pH, độ ẩm, C/N, độ sụt giảm thể tích cho từng mô hình. Kết quả
theo dõi mô hình sẽ được trình bày như sau:

(1). Nhiệt độ

Trong quá trình vận hành mô hình ủ phân vi sinh tại các hộ gia đình, Trung tâm Công
nghệ Môi trường (ENTEC) đã trang bị nhiệt kế cho các hộ gia đình để theo dõi diễn
biến nhiệt độ trong mô hình. Kết quả theo dõi nhiệt độ sẽ được biểu diễn như hình 6.6.
50
45
40
35
Nhiệt độ (oC)

30
25
20
15
10
5
0

Thời gian ủ (ngày)


ToC ngoài
ToC Rau mau 01
ToC Rau mau 02

Hình 6.46: Diễn biến nhiệt độ quá trình ủ phân ưa nhiệt từ phụ phẩm, phế phẩm rau
màu

Nhìn chung cho cả 2 mô hình, nhiệt độ trong thùng ủ sẽ diễn biến theo 04 giai đoạn
gắn liền với mức độ hoạt động của vi sinh trong thùng ủ:

1). Giai đoạn 1

Giai đoạn thích nghi của vi sinh vật: Khi chưa có sự hoạt động của vi sinh vật, nhiệt độ
trong thùng ủ luôn cao hơn nhiệt độ không khí bên ngoài từ 3 đến 4 0C do hiện tượng
giữ nhiệt của thùng ủ. Cụ thể, đối với mô hình rau màu 01 diễn ra trong khoảng 15
ngày, với mô hình rau màu 02 diễn ra đến ngày thứ 25.

2). Giai đoạn 2

Giai đoạn phát triển: Đây là giai đoạn vi sinh vật bắt đầu thích nghi và phát triển,
tương ứng với nhiệt độ trong các thùng ủ sẽ bắt đầu tăng lên. Với mô hình rau màu 01,
nhiệt độ tăng diễn ra từ ngày thứ 15 đến ngày thứ 25, từ khoảng 35 0C ở nhiệt độ thùng
lên khoảng 440C. Trong khi, mô hình rau màu 02 diễn ra từ ngày 25 đến ngày 45 và
nhiệt độ tăng lên đến khoảng 41 0C. Như vậy, trong mô hình rau màu 01 vi sinh vật
phát triển sớm hơn so với mô hình rau màu 02. Đây cũng là điều dễ hiểu khi tại mô
hình rau màu 01, phụ phẩm được đổ đống từ đầu (35kg) trong khi mô hình rau màu 02
rác được cho vào từ từ nên nên nhiệt lượng trong mô hình rau màu 02 dễ thất thoát hơn
và thời gian vi sinh thích nghi, phát triển sẽ chậm hơn mô hình rau màu 01.

3). Giai đoạn 3

Giai đoạn ổn định: Giai đoạn này, nhiệt độ trong cả 2 mô hình rau màu sẽ đạt đỉnh và
duy trì trong một khoảng thời gian dài tương ứng với giai đoạn hoạt động mạnh mẽ
nhất của vi sinh vật, khi chúng sử dụng cơ chất trong thùng để sinh trưởng và phát
triển, đồng thời phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất hữu cơ đơn giản.
Với mô hình rau màu 01 có lúc tăng lên đến 47 0C và sẽ duy trì trong khoảng từ ngày
thứ 25 đến ngày thứ 83. Còn với mô hình rau màu 02, nhiệt độ trong thùng ủ thấp hơn
so với mô hình rau màu 01. Giai đoạn này mô hình rau màu 02 bắt đầu chậm và kết
thúc muộn hơn so với mô hình rau màu 01, diễn ra từ ngày thứ 37 đến ngày thứ 97 và
nhiệt độ cao nhất trong thùng ủ của mô hình rau màu 02 chỉ là 430C.

4). Giai đoạn 4

Giai đoạn suy thoái: Đến ngày thứ 85 đối với mô hình rau mày 01 và ngày thứ 93 đối
với mô hình rau màu 02, nhiệt độ trong thùng bắt đầu giảm. Do các vi sinh vật đã sử
dụng hết cơ chất có trong rác thải và bắt đầu suy thoái. Khoảng thời gian sau đó, nhiệt
độ trong thùng sẽ trở về nhiệt độ thùng bình thường ban đầu, hơn nhiệt độ ngoài từ
3,40C. Đây là biểu hiện của quá trình ủ phân đã kết thúc.

(2). Lượng nước rỉ rác

Lượng nước rỉ rác phát sinh trong quá trình vận hành mô hình rau màu sẽ được người
dân thu lại và ghi nhận từng ngày, toàn bộ lượng nước rỉ phát sinh sẽ được tuần hoàn
trở lại để phục vụ cho quá trình ủ phân. Sau khi đánh giá, loại trừ những số liệu bất
thường do ảnh hưởng của quá trình xâm nhập do nước mưa. Đồ thị biểu diễn về lượng
nước rỉ rác phát sinh cho từng mô hình sẽ được trình bày sau đây:
400

350

300

250

200

150

100

50

Rau mau 01 Rau mau 02

Hình 6.47: Diễn biến lượng nước rỉ rác trong các mô hình ủ rau màu

Nhìn chung lượng nước rỉ rác phát sinh trong quá trình vận hành mô hình phụ thuộc
rất lớn vào độ ẩm của rác. Với mô hình rau màu 01, lượng nước rỉ rác bắt đầu phát
sinh từ ngày thứ 13 và đạt đỉnh ở ngày thứ 41 với khoảng 210 ml và sẽ giảm mạnh,
đến ngày thứ 101 lượng nước rỉ rác sẽ không còn nước rỉ phát sinh.

Với mô hình rau màu 02, tuy thời gian xuất hiện nước rỉ rác chậm hơn so với mô hình
rau màu 01, phải đến ngày thứ 25 mới xuất hiện nước rỉ. Nhưng lượng nước rỉ rác ở
mô hình rau màu 02 lại phát sinh nhiều, có lúc lượng nước rỉ lên đến 370 ml ở ngày
thứ 65, thời gian lượng nước rỉ phát sinh nhiều nhất là từ ngày thứ 57 đến ngày thứ 81.
Và đến ngày thứ 109, lượng nước rỉ sẽ không còn phát sinh.
Như vậy, so với mô hình rau màu 01 thì mô hình rau màu 02 có lượng nước rỉ rác phát
sinh nhiều hơn. Đây có thể do rác rau màu trong mô hình rau màu 02 chủ yếu là rau
muống, lục bình, cây cỏ có độ ẩm cao hơn nhiều so với mô hình rau màu 01, chủ yếu
là cây dưa leo và ớt.

(3). Tình trạng phát sinh mùi

Trong thời gian vận hành mô hình, theo ghi nhận của người dân đều không thấy hiện
tượng phát sinh mùi hôi khó chịu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt của
người dân.

(4). Kết quả ủ phân của 02 mô hình rau màu và các phụ phẩm khác (vỏ trái cây)

Định kỳ 03-04 tuần, Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC) tiến hành đo đạc, lấy
mẫu phân tích các chỉ tiêu pH, độ ẩm, tỉ lệ C/N, độ sụt giảm thể tích. Kết quả đo đạc,
phân tích được trình bày trong bảng 6.5.

Bảng 6.53: Các chỉ tiêu phân tích định kỳ chất lượng phân của 02 mô hình rau màu

Chỉ tiêu Tên mô hình Đầu vào Đầu ra


Độ ẩm (%) Rau màu 01 65 40
Rau màu 02 84,1 52
pH Rau màu 01 7,1 7,2
Rau màu 02 6,8 6,7
C/N Rau màu 01 23,4 16,7
Rau màu 02 14,4 12,2
Độ sụt (cm) Rau màu 01 97 32
Rau màu 02 64 38

Theo Nguyễn Tấn Phong, quản lý và xử lý chất thải rắn, 2009. Các yếu tố thích hợp
cho quá trình phân hủy hiếu khí chất thải rắn được xác định: độ ẩm 55-70%; pH 6,5-8;
tỉ lệ C/N 25-35.

Như vậy, với mô hình rau màu 01, độ ẩm và tỉ lệ C/N đều gần với khoảng tối ưu cho
quá trình ủ. Còn với mô hình 02, độ ẩm của rác cho vào là 84,1%, quá cao, trong khi
đó tỉ lệ C/N lại quá thấp. Dẫn đến, kết quả của các mô hình cũng có sự khác biệt.
Trong khi độ sụt về thể tích của mô hình rau màu 01 là 67% thì mô hình rau màu 02
chỉ là 40%, độ sụt bao gồm cả sụt về mặt vật lý và sụt do hoạt động của vi sinh vật.
Hình 6.48: Mô hình ủ rau màu 01 trong quá trình ủ ưa nhiệt

Quá trình ủ phân trong khoảng thời gian 4 tháng của 02 mô hình rau màu cho thấy
phân phía dưới đáy thùng ủ đều đã ngả màu nâu đen, không có mùi hôi phát sinh.
Càng vào trong, độ hoai mục của phân càng tốt. Phía rìa bên ngoài mô hình, phần sát
với thành của thùng ủ. Tốc độ phân hủy của rác rất chậm, do rác bị khô, không đủ độ
ẩm để phân hủy. Hiện tượng này là do phần rác phía ngoài gần với thành của thùng ủ
chịu ảnh hưởng trực tiếp của ánh nắng mặt trời, dẫn đến lượng ẩm trong rác dễ dàng bị
mất nhanh chóng. Đối với mô hình rau màu 01, tốc độ phân hủy tốt, phân lấy ra đã
hoai mục, tơi xốp và nhận thấy đã hình thành chất mùn. Riêng đối với mô hình rau
màu 02, tốc độ phân hủy chậm hơn nên chất lượng phân lấy ra kém hơn so với mô
hình rau màu 01. Nhìn chung, kết quả của mô hình rau màu 02 được chia làm 2 phần.
Phần rác cho vào là các loại rau đã phân hủy thành chất mùn, hạt mịn. Nhưng phần rác
là cây cỏ, cành cây khó phân hủy do người dân bỏ vào mô hình lại chưa đạt yêu cầu,
kích thước còn quá lớn và chưa tạo được độ hoai mục cần thiết. Có thể do trong quá
trình ủ, kích thước của rác cây cỏ, cành cây quá lớn nên nhiệt trong đống ủ dễ thất
thoát, dẫn đến phân hủy kém.

a). Hộ gia đình anh Nguyễn Việt Sô b). Hộ gia đình anh Lê Minh Chiến
Hình 6.49: Mẫu phân được lấy từ 2 mô hình sau khi kết thúc quá trình ủ
2.1.2.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế kỹ thuật và môi trường của mô hình ủ vi sinh ưa
nhiệt từ phế phẩm sản xuất rau màu và các phụ phẩm khác (vỏ trái cây) quy mộ hộ
gia đình

(1). Hiệu quả về mặt kinh tế

Để đánh giá hiệu quả kinh tế của các thùng ủ, ta sẽ xem xét dựa trên các tiêu chí chi
phí, lợi ích cho từng mô hình.

Chi phí vận hành: Trong quá trình vận hành mô hình tại các hộ gia đình, do công tác
vận hành đơn giản, dựa trên sự phân hủy tự nhiên của các chất hữu cơ, không sử dụng
các yếu tố để hỗ trợ quá trình phân hủy như vi sinh, chất dinh dưỡng, vật liệu phối
trộn, cấp khí... nên không phát sinh thêm chi phí.

Đối với mô hình rau màu 01, sau 4 tháng ủ, lượng phân lấy ra là 11kg, tương ứng với
mô hình rau màu 02 là 8kg.Trong quá trình vận hành, lượng rác sẽ được bổ sung tùy
theo độ sụt của rác trong thùng ủ nên lượng phân lấy ra sẽ liên tục trong từng tháng.
Theo giá phân vi sinh phổ biến trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng 3.000 -
5.100 đồng/kg, do kết quả sau quá trình ủ chưa hẳn là một loại phân bón, mà còn phải
bổ sung thêm các thành phần như N,P,K và các thành phần vi lượng nên báo cáo sẽ lấy
giá cho mỗi kg phân bón là 3.100 đồng. Kết quả tính toán chi phí lợi ích cho từng mô
hình sẽ được trình bày như sau:

Bảng 6.54: Tổng hợp tính toán chi phí lợi ích cho từng mô hình

Lợi ích
Stt Tên mô hình Lượng phân lấy ra Thành tiền
(kg/tháng) (đồng/tháng)
1 Mô hình 01 14 71.400
2 Mô hình 02 8 48.800

Qua bảng 6.6 cho thấy, sau khoảng thời gian 3-4 tháng ủ phân bằng hai mô hình ủ
phân vi sinh ưa nhiệt với quy mô thử nghiệm đã mang một khoảng lợi ích từ 48.000 –
71.400 đồng/tháng. Với lượng phụ phẩm, phế phẩm sau mỗi vụ thu hoạch trên địa bàn
tỉnh Hậu Giang năm 2013 khoảng 15.053,74 tấn/năm có thể ủ được khoảng 6.000 tấn
phân/năm, tương ứng với lợi ích kinh tế có thể đạt khoảng 18 – 24 tỷ đồng/năm

(2). Hiệu quả về mặt môi trường

Trong thời gian gần đây, vấn đề về ô nhiễm môi trường do rác thải nói chung là một
trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu, những tác động do rác thải đã ảnh hưởng
trực tiếp đến sinh hoạt và sức khỏe của người dân. Trong đó, rác thải hữu cơ nếu
không được thu gom, xử lí đúng cách có thể gây ra những tác động tiêu cực đến môi
trường:
 Môi trường không khí: Trong quá trình phân hủy tại các bãi rác hoặc không được
kiểm soát đúng cách rất dễ phát sinh các loại khí gây mùi hôi khó chịu như H 2S, NH3...
gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và sức khỏe của người dân. Ngoài ra, đây cũng
là nguồn phát thải một lượng lớn khí nhà kính như CO2, CH4 là nguyên nhân chính gây
nên các hiện tượng biến đổi khí hậu.
 Môi trường nước: Các loại rác thải hữu cơ không được thu gom, trong quá trình
phân hủy sẽ gây ô nhiễm nguồn nước mặt như kênh, gạch, sông. Làm giảm chất lượng
và gây ô nhiễm hữu cơ nguồn nước. Nếu xâm nhập vào nguồn nước ngầm có thể gây ô
nhiễm nguồn nước ngầm.
 Môi trường đất: Lượng nước rỉ rác ngoài chứa một lượng vi sinh vật hữu ích cho
quá trình phân hủy còn là một nguồn ô nhiễm nghiêm trọng do được sinh ra từ rác thải
nên loại nước thải này rất độc hạị, chứa nhiều chất ô nhiễm như khí Nitơ, Amoniac,
kim loại nặng, các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh, BOD 5, COD hàm lượng cao…có khả
năng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nếu thấm vào đất.

a.) Ô nhiễm không khí từ bãi rác thải b.) Nước rỉ rác gây ô nhiễm môi trường

Hình 6.50: Tác động của các loại rác thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Đối với các mô hình ủ phân vi sinh ưa nhiệt, lượng rác thải sẽ được xử lý theo hướng
nhằm tận dụng tối đa lợi ích của nguồn rác thải và xử lý triệt để các vấn đề môi trường
phát sinh liên quan. Nghĩa là, toàn bộ lượng chất thải sẽ được xử lý một cách khép kín
và hạn chế, ngăn ngừa những tác động có thể gây ra đối với môi trường. Cụ thể:
 Sử dụng mô hình ủ phân vi sinh ưa nhiệt không những xử lí được một lượng rác
thải hữu cơ lớn, giảm áp lực cho môi trường mà còn trực tiếp đem lại lợi ích kinh tế
cho người dân.
 Toàn bộ lượng nước rỉ rác phát sinh sẽ được tuần hoàn để bổ sung cho quá trình
phân hủy chất thải, không đổ bỏ vào môi trường nên tránh được những tác động tiêu
cực lên môi trường nước cũng như môi trường đất.

Để theo dõi chất lượng môi trường không khí xung quanh tại khu vực ủ phân vi dinh
ưa nhiệt, định kỳ Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC) cũng đã tiến hành đo
đạc, theo dõi các tác động có thể phát sinh. Kết quả phân tích môi trường không khí
xung quanh mô hình sẽ được trình bày trong bảng 6.7.
Bảng 6.55: Kết quả theo dõi môi trường không khí xung quanh mô hình

Ký hiệu mẫu H2S (mg/m3) NH3 (mg/m3) CH4 (mg/m3)


Rau màu 01 <0,002 0,012 KPH
Rau màu 02 0,003 0,079 KPH
QCVN 06:2009/BTNMT 0,042 0,2 -

Từ kết quả phân tích ta thấy, nồng độ các chỉ tiêu H2S và NH3 đều nhỏ hơn theo
QCVN 06:2009/BTNMT nhiều lần. Thậm chí, với chỉ tiêu CH4, nồng độ còn thấp hơn
ngưỡng phát hiện theo phương pháp phân tích. Vì vậy, có thể nói rằng, công tác vận
hành mô hình không gây nên những tác động tiêu cực lên môi trường không khí.

Như vậy, mô hình ủ phân vi sinh ưa nhiệt từ phế phẩm sản xuất rau màu và các phụ
phẩm không những đem lại được lợi ích về mặt kinh tế cho người dân mà còn là một
giải pháp hiệu quả về mặt môi trường.

2.1.2.3. Đánh giá tiềm năng áp dụng mô hình ủ vi sinh ưa nhiệt từ phế phẩm sản
xuất rau màu và các phụ phẩm khác (vỏ trái cây) quy mô hộ gia đình

Sau quá trình thử nghiệm mô hình ủ vi sinh ưa nhiệt từ phế phẩm sản xuất rau màu và
các phụ phẩm khác (vỏ trái cây), nhận thấy Hậu Giang có một số tiềm năng như sau:
 Về nguồn nguyên liệu: Theo kết quả thống kê, hàng năm trên địa bàn toàn tỉnh Hậu
Giang, trong quá trình trồng trọt các cơ sở sản xuất rau màu phát sinh ra khoảng
15.053 tấn chất thải. Đây là một nguồn phát thải lớn, có khả năng cung cấp đều đặn
cho các mô hình ủ phân vi sinh ưa nhiệt. Trong khi nếu không sử dụng phương pháp
xử lí này, đó lại là một nguồn thải gây ô nhiễm tiềm năng gây nên những tác động xấu
đối với môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sinh hoạt của người dân.
 Về kinh tế: Theo kết quả áp dụng thử nghiệm các mô hình ủ phân vi sinh ưa nhiệt
tại các hộ gia đình thì đây là một phương án khả thi về mặt kinh tế. Khi chí phí lắp đặt
mô hình được xem là phù hợp với quy mô hộ gia đình. Trong khi, lợi ích mang lại có
thể sử dụng trực tiếp cho các hộ trồng rau màu. Lượng phân lấy ra có thể sử dụng trực
tiếp cho quá trình trồng trọt để bổ sung chất dinh dưỡng, độ tơi xốp và các vi sinh vật
có lợi cho đất trồng. Ngoài ra, còn hạn chế sử dụng các loại phân bón vô cơ dẫn đến
hiện tượng đất bị trơ, bạc màu và gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.
 Phản hồi từ người dân: Vấn đề ủ phân vi sinh từ phế phẩm, chất thải hữu cơ không
còn là một khái niệm mới mẻ đối với các dự án quy mô lớn. Thậm chí có những nhà
máy sản xuất phân bón đã đi vào hoạt động. Nhưng xét trên quy mô hộ gia đình thì
đây là một lĩnh vực khá mới lạ. Nhìn chung, bước đầu do tâm lí ngại thay đổi thói
quen cũng như định kiến của người dân về chất thải nên việc áp dụng mô hình khá khó
khăn. Nhưng nếu tuyên truyền cho người dân hiểu rõ về lợi ích cả về kinh tế lẫn môi
trường của mô hình thì đây lại là một hướng đi tiềm năng, nhận được sự ủng hộ của
người dân.
2.1.3. Đánh giá hiệu quả áp dụng thử nghiệm công nghệ ủ phân vi sinh ưa nhiệt
từ rơm rạ và các phụ phẩm khác (bã mía, lá mía,…) quy mô hộ gia đình

Để đáng giá hiệu quả của quá trình ủ vi sinh ưa nhiệt từ rơm rạ và các phụ phẩm khác
(bã mía, lá mía,…), Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC) phối hợp với Chi cục
Bảo vệ Môi trường tỉnh Hậu Giang đã lựa chọn và tiến hành lắp đặt 2 mô hình thử
nghiệm tại 2 hộ gia đình thuộc xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, Hậu Giang.
Nhằm đảm bảo khối lượng khối lượng đầu vào cho mô hình, các hộ gia đình được lựa
chọn dựa trên tiêu chí chủ động được nguồn vật liệu như: rơm, rạ, lá mía, vỏ bắp,…

2.1.3.1. Kết quả triển khai áp dụng thử nghiệm công nghệ ủ phân vi sinh ưa nhiệt
từ rơm rạ và các phụ phẩm khác (bã mía, lá mía ...) quy mô hộ gia đình

Vật liệu cho các mô hình ủ phân từ rơm rạ và các phụ phẩm khác (bã mía, lá mía,…)
được bổ sung liên tục vào thùng ủ, với khối lượng 3 - 4 kg/ngày, bổ sung liên tục đến
khi đầy thùng ủ. Song song với quá trình bổ sung vật liệu vào thùng, tiến hành ghi
nhận vào sổ ghi chép: khối lượng vật liệu bỏ vào thùng, nhiệt độ (trong thùng ủ và môi
trường ngoài), độ ẩm, lượng nước rỉ rác và mùi phát sinh từ mô hình. Sau khi thùng ủ
đã đầy, tiếp tục theo dõi các thông số như trên. Định kỳ khoảng 02 – 03 tuần, khi
lượng vật liệu đã sụt giảm thể tích, lại tiếp tục bổ sung thêm vật liệu, và tiếp tục các
hoạt động như trên đến khi thành phẩm có thể lấy ra sử dụng. Trung tâm Công nghệ
Môi trường (ENTEC) tiến hành lấy mẫu thành phẩm của từng mô hình để phân tích và
theo dõi các chỉ tiêu: pH, độ ẩm, tỉ lệ C/N, đánh giá độ sụt giảm thể tích cho từng mô
hình. Kết quả theo dõi từng mô hình được trình bày dưới đây:

(1). Nhiệt độ

Trong thời gian vận hành, từng mô hình được đo nhiệt độ bên trong thùng ủ và nhiệt
độ môi trường mỗi ngày để theo dõi diễn biến nhiệt độ trong quá trình ủ. Kết quả theo
dõi được trình bày dưới đây:

50

45
N h iệ t đ ộ (o C )

40

35

30

25
1 6 11 16 21 26 31 36 41 46 51 56 61 66 71 76 81 86 91 96 101106111116121
Thời gian ủ (ngày)

Nhiệt độ môi trường Nhiệt độ mô hình 1 Nhiệt độ mô hình 2

Hình 6.51: Diễn biến nhiệt độ trong quá trình ủ phân vi sinh ưa nhiệt từ rơm rạ và các
phụ phẩm khác (bã mía, lá mía ...) quy mô hộ gia đình

Nhận xét: Trong cả hai mô hình, nhiệt độ trong thùng ủ diễn biến theo 4 giai đoạn,
tương ứng với mức độ hoạt động của vi sinh vật:
Giai đoạn 1: Giai đoạn thích nghi - Đây là giai đoạn đầu của quá trình ủ, vi sinh vật
mới bắt đầu hoạt động, đang trong quá trình sinh trưởng. Trong giai đoạn này, nhiệt độ
trong thùng cao hơn nhiệt độ ngoài khoảng 3 – 5 oC, nguyên nhân chủ yếu là do sự giữ
nhiệt của thùng ủ. Giai đoạn này dài hay ngắn phụ thuộc vào loại nguyên vật liệu phối
trộn, điều kiện môi trường, nguồn gốc và chủng vi sinh vật phát triển trong thùng ủ,
thông thường kéo dài từ 10 – 20 ngày. Cụ thể ở đây, trong cả hai mô hình, giai đoạn
thích nghi kéo dài khoảng 15 – 18 ngày.

Giai đoạn 2: Giai đoạn phát triển - Giai đoạn này bắt đầu khi nhiệt độ thùng ủ bắt đầu
tăng lên đều đặn, đây là giai đoạn mà vi sinh vật phát triển mạnh, dẫn đến nhiệt độ
thùng ủ tăng lên nhanh chóng. Trong cả hai mô hình, giai đoạn này bắt đầu khoảng từ
ngày 20 vào kéo dài đến ngày 45, nhiệt độ tăng dần lên, từ 35 – 43oC.

Giai đoạn 3: Giai đoạn ổn định - Giai đoạn này, vi sinh vật đã ổn định về số lượng,
chúng bắt đầu quá trình phân hủy vật liệu mạnh mẽ thành các chất hữu cơ đơn giản.
Nhiệt độ trong thùng duy trì ổn định ở mức 40 – 45oC.

Giai đoạn 4: Giai đoạn suy thoái - Giai đoạn này, vi sinh vật đã sử dụng đa số vật liệu
cho vào, tốc độ bổ sung vật liệu không bắt kịp với tốc độ của vi sinh vật. Trong giai
đoạn này, nhiệt độ thùng ủ có xu hướng giảm dần xuống khoảng 35 – 40 oC đối với mô
hình 1 và khoảng 30 – 35 oC đối với mô hình 2, nguyên nhân có sự khác biệt về nhiệt
độ có thể do khác biệt về khối lượng cũng như tốc độ bổ sung vật liệu giữa hai mô
hình. Lúc này phần phía dưới thùng ủ, lượng vật liệu đã biến đổi hoàn toàn thành
phân, có thể thu sử dụng, và tiếp tục bổ sung vật liệu mới vào thùng.

(2). Lượng nước rỉ rác

Đối với mô hình ủ phân vi sinh ưa nhiệt từ rơm rạ và các phụ phẩm khác (bã mía, lá
mía...), lượng nước rỉ rác phát sinh trong giai đoạn đầu của quá trình vận hành mô hình
tương đối nhiều. Nguyên nhân là trong giai đoạn này có sự hoạt động mạnh của vi sinh
vật phân giải vật liệu trong thùng ủ, ngoài ra do mô hình được đặt ngoài trời, thời gian
vận hành đang là mùa mưa, do đó khối lượng nước rỉ rác của các mô hình bị ảnh
hưởng bởi nước mưa xâm nhập, sau khi loại bỏ những ngày bất thường do ảnh hưởng
của nước mưa xâm nhập vào mô hình. Diễn biến lượng nước rỉ rác được biểu diễn tại
đồ thị bên dưới.
350

300

Lượng nước rỉ rác (ml) 250

200

150

100

50

0
0 20 40 60 80 100 120 140
Mô hình 1 Thời gian ủ (ngày)
Mô hình 2

Hình 6.52: Diễn biến lượng nước rỉ rác trong các mô hình ủ phân vi sinh ưa nhiệt

Từ đồ thị biểu diễn lượng nước rỉ rác theo thời gian ủ ta có thể nhận thấy lượng nước
rỉ rác biến động theo giai đoạn phát triển của vi sinh vật trong quá trình ủ như đã trình
bày như đối với nhiệt độ.

(3). Tình trạng phát sinh mùi

Theo ghi nhận của các hộ gia đình vận hành mô hình, tại mô hình 1 không thấy hiện
tượng phát sinh mùi từ thùng ủ, tại mô hình 2, ghi nhận được hiện tượng phát sinh mùi
trong giai đoạn phát triển mạnh của vi sinh vật. Nguyên nhân phát sinh mùi từ quá
trình ủ là do trong quá trình phân hủy vật liệu, lượng vi sinh vật phát triển mạnh, phân
hủy mạnh vật liệu, nhưng do lượng nước tồn đọng nhiều, không kịp thoát nước khỏi
mô hình, chính điều này dẫn đến các vi sinh vật yếm khí có điều kiện hoạt động và
phát thải ra mùi khó chịu. Ngay khi phát hiện mùi phát ra từ mô hình, hộ gia đình tiến
hành đảo trộn, bổ sung thêm vật liệu khô vào mô hình, nhờ vậy đã giảm phát sinh mùi.

(4). Kết quả ủ phân của 02 mô hình rơm rạ và các phụ phẩm khác (bã mía, lá mía...)

Định kỳ, Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC) tiến hành lấy mẫu sản phẩm
dưới đáy thùng để phân tích các chỉ tiêu pH, độ ẩm, tỉ lệ C/N, độ sụt giảm thể tích. Kết
quả phân tích được trình bày như trong bảng 6.8.

Bảng 6.56: Các chỉ tiêu phân tích định kỳ chất lượng phân của 02 mô hình rơm rạ

Chỉ tiêu Mô hình Tháng thứ 1 Tháng thứ 2 Tháng thứ 3


pH Rơm rạ 01 7,3 7,1 6,8
Rơm rạ 02 6,7 7,0 6,5
Độ ẩm (%) Rơm rạ 01 60,0 70,0 50,0
Rơm rạ 02 55,0 82,0 63,0
Tỉ lệ C/N Rơm rạ 01 30,0 15,0 14,0
Rơm rạ 02 27,0 19,0 18,0
Chỉ tiêu Mô hình Tháng thứ 1 Tháng thứ 2 Tháng thứ 3
Độ sụt (cm) Rơm rạ 01 50,0 20,0 20,0
Rơm rạ 02 40,0 32,0 15,0

Sau 4 tháng ủ, vật liệu ở dưới đáy thùng ủ hoai mục, ngã màu nâu đen, không xuất
hiện mùi hôi, bằng cảm quan nhận thấy như sau:

Mô hình Độ tơi xốp Độ ẩm Màu sắc Mùi Mức độ phân hủy


Rơm rạ 1 Nhẹ, bở rời Vừa phải Nâu đen Không mùi Hoàn toàn
Rơm rạ 2 Hơi nhão Ướt Vàng Hơi hôi Chưa hoàn toàn
nâu

Từ kết quả ghi nhận cảm quan ta có thể nhận thấy, mô hình rơm rạ 01 có kết quả tốt
hơn rơm rạ 02. Vật liệu bỏ vào mô hình rơm rạ 01, sau quá trình ủ có sự chuyển hóa
thành chất mùn có các tính chất vật lý, cơ học tương đương với phân vi sinh. Với mô
hình rơm rạ 02, kết quả chưa tốt, nguyên nhân do trong quá trình ủ, điều kiện vi khí
hậu tại khu vực lắp đặt chưa tốt, do đó làm cho quá trình ủ diễn ra phân hủy chậm. Từ
kết quả trên, ta cần lưu ý đảm bảo và duy trì độ ẩm, độ thông thoáng không khí ổn
định cho mô hình, không quá ẩm cũng không quá khô, nhằm đảm bảo quá trình phát
triển của vi sinh vật được thuận lợi nhất.

Hình 6.53: Một số hình ảnh mô hình ủ phân vi sinh ưa nhiệt hộ Nguyễn Thanh Khan
Hình 6.54: Một số hình ảnh mô hình ủ phân vi sinh ưa nhiệt hộ Huỳnh Kim Anh

Hình 6.55: Mẫu phân lấy ra từ mô hình sau khi kết thúc quá trình ủ

2.1.3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế kỹ thuật và môi trường của mô hình ủ vi sinh ưa
nhiệt từ rơm rạ và các phụ phẩm khác (bã mía, lá mía ...) quy mộ hộ gia đình

Việc đốt rơm rạ sau mỗi vụ gặt là tình trạng chung của hầu hết vùng trồng lúa chính
trên địa bàn toàn tỉnh Hậu Giang. Không chỉ gây ô nhiễm môi trường, việc đốt rơm rạ
còn lãng phí lượng lớn sinh khối. Việc tận dụng rơm rạ và các phụ phẩm khác để ủ
phân vi sinh mang lại nhiều lợi ích cho người dân.

(1). Hiệu quả kinh tế kỹ thuật

Trong quá trình chế tạo, lắp đặt, vận hành mô hình ủ phân vi sinh từ rơm rạ sẽ phát
sinh các khoản chi phí như sau:
 Chi phí chế tạo mô hình: bao gồm chi phí mua vật liệu, chi phí gia công vật liệu;
 Chi phí lắp đặt mô hình: bao gồm chi phí xây dựng bệ thao tác mô hình, chi phí
nhân công lắp đặt mô hình;
 Chi phí vận hành: Vì người dân tận dụng thời gian nhàn rỗi để thu gom rơm rạ về ủ
phân, do đó chi phí vận hành bằng không.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học và ghi nhận thực tế từ các mô hình lắp đặt, từ
600 kg rơm rạ, sau quá trình ủ 120 ngày ta nhận được 200 – 250 kg phân vi sinh dùng
cho bón lót đồng ruộng. Nếu không có phân mà phải đi mua một lượng tương đương,
với giá thị trường 3.100 đồng/kg, thì người dân mất khoảng 620.000 – 775.000 đồng
cho mỗi vụ. Vậy với chi phí lắp đặt 1.623.000 đồng và thu lời mỗi vụ 620.000 –
775.000 đồng.

(2). Hiệu quả môi trường

Theo GS. TS Phạm Ngọc Đăng (nguyên Hiệu trưởng trường ĐH Xây dựng Hà Nội,
nguyên Tổng thư kí Hội đồng Học hàm Nhà nước), khói bụi từ ô tô, xe máy hay rơm
rạ…đều chứa các chất độc như CO, CO 2, SO, SO2... Chỉ cần hít thở phải 0,1% CO
trong không khí sẽ dẫn tới thương tổn do giảm oxy trong máu. Khói rơm rạ gây hại
cho hệ hô hấp, gây viêm xoang, viêm phổi... Song đến nay, chưa có cơ quan khoa học
nào đầu tư đo đạc, nghiên cứu số liệu cụ thể vì cho rằng khói rơm rạ không nguy hại
với môi trường bằng các khí thải đường phố khác. GS.TS Nguyễn Đình Hòe (Khoa
Môi trường, ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội) cũng cho biết: rơm rạ không cháy hết sẽ
tạo nhiều oxit cacbon (CO) chứ không phải cacbonic (CO2). Loại khí này nếu hít phải
sẽ ngăn cản sự vận chuyển oxi trong máu. Người trực tiếp đốt không chịu nhiều ảnh
hưởng bằng người ở xa phía cuối gió. Đặc biệt, việc đốt rơm rạ ngay trên đồng ruộng
không chỉ làm ảnh hưởng tới môi trường, sức khỏe con người mà còn gây nguy hiểm
cho người và phương tiện tham gia giao thông. Trên một số tuyến quốc lộ hay đường
ra đồng, bà con chất rơm rạ thành đống để đốt. Khói mù mịt, làm giảm tầm nhìn của
người tham gia giao thông. Người điều khiển phương tiện giao thông khi đi qua những
đống rơm đang cháy dang dở cũng không khỏi lo sợ.

Việc đốt rơm, rạ làm phát sinh một lượng nhiệt lớn tại khu vực bãi đốt, điều này tác
động xấu khiến đất đai tại khu vực đó trở nên chai sần, mất đi chất mùn trong đất, suy
thoái nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây trồng và chất lượng nông
sản những mùa vụ sau.

Ngoài đốt bỏ rơm rạ, một vài địa phương còn thải bỏ rơm rạ và một số phụ phẩm nông
nghiệp khác bằng cách đổ trực tiếp xuống ao, hồ, kênh, rạch gần vị trí đồng ruộng
canh tác. Rơm rạ bị đổ xuống nước, trong giai đoạn đầu khi chưa phân hủy, sẽ vướng
vào chân vịt của các phương tiện giao thông đường thủy, gây nguy hiểm cho hoạt động
lưu thông của các phương tiện này trên khu vực. Khi rơm rạ bắt đầu phân hủy, sẽ
khiến cho nguồn nước bị ô nhiễm, không thể sử dụng vào mục đích nước sinh hoạt.
Không những thế, khi thải bỏ rơm rạ vào nguồn nước, sẽ tạo cơ hội cho các mầm bệnh
đi theo dòng nước lây lan vào các thửa ruộng khác, nhất là bệnh “lúa von” đã xảy ra tại
một số địa phương miền Bắc.
(a). Đốt đồng tại Hậu Giang (b). Thải rơm rạ vào nguồn nước

Hình 6.56: Một số phương pháp xử lý rơm rạ gây ô nhiễm môi trường

Xử lý rơm, rạ sau thu hoạch làm thành phân bón hữu cơ có ý nghĩa thực tiễn và khoa
học cao trong việc bảo vệ môi trường, giảm thiểu tai nạn giao thông, khơi thông dòng
chảy các mương máng thủy lợi, tăng năng suất lúa và tạo điều kiện xây dựng nền sản
xuất nông nghiệp sạch, bền vững.

Trong suốt quá trình ủ phân, Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC) cũng tiến
hành đo đạc, theo dõi chất lượng môi trường không khí xung quanh tại khu vực ủ
phân. Kết quả phân tích môi trường không khí xung quanh mô hình sẽ được trình bày
trong bảng 6.9.

Bảng 6.57: Kết quả theo dõi môi trường không khí xung quanh mô hình ủ phân vi sinh
từ phế phẩm sản xuất rơm rạ và các phụ phẩm khác (bã mía, lá mía...)

Ký hiệu mẫu H2S (mg/m3) NH3 (mg/m3) CH4 (mg/m3)


Rơm rạ 01 <0,002 0,0575 KPH
Rơm rạ 02 <0,002 0,018 KPH
QCVN 0,042 0,2 -
06:2009/BTNMT

Từ kết quả phân tích ta thấy, nồng độ các chỉ tiêu H2S và NH3 đều nhỏ hơn theo
QCVN 06:2009/BTNMT nhiều lần. Thậm chí, với chỉ tiêu CH4, nồng độ còn thấp hơn
ngưỡng phát hiện theo phương pháp phân tích. Vì vậy, có thể nói rằng, công tác vận
hành các mô hình ủ phân vi sinh ưa nhiệt từ rơm rạ và các phụ phẩm khác (bã mía, lá
mía...) không gây nên những tác động tiêu cực lên môi trường không khí xung quanh.

2.1.3.3. Đánh giá tiềm năng áp dụng mô hình ủ vi sinh ưa nhiệt từ rơm rạ và các
phụ phẩm khác (bã mía, lá mía ...) quy mô hộ gia đình

Tỉnh Hậu Giang với 82.504 ha đất trồng lúa (năm 2013), với sản lướng 1.191.302
tấn/năm thì mỗi năm thải ra lượng rơm rạ ước tính khoảng 526.388 tấn, đó là chưa kể
đến một lượng lớn các phụ phẩm khác như bã mía, lá mía, bắp được thải ra sau mỗi vụ
thu hoạch. Sau mỗi vụ thu hoạch, tỉnh Hậu Giang còn phải đối mặt với hoạt động đốt
đồng ồ ạt sau mỗi vụ thu hoạch, vừa gây ô nhiễm không khí, vừa gây khói mù không
đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến đường giao thông đi qua ruộng lúa. Việc
đốt đồng không chỉ gây ảnh hưởng đến đời sống người dân mà còn gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng, khiến không khí gần các khu vực đốt đồng trở nên dày đặc khói
bụi, ảnh hưởng đến sức khỏe người tham gia lao động và những người ở cuối gió tiếp
nhận luồng khói đốt.

Hậu Giang có diện tích trồng mía 14.500 ha chiếm 11% diện tích đất nông nghiệp toàn
tỉnh. Thông thường, khi thu hoạch mía làm đường, phần ngọn lá còn xanh chiếm từ
10-18% tổng sinh khối cây mía phía trên mặt đất. Theo lý thuyết thì lượng ngọn mía
thu được từ mỗi ha mía khoảng 21 tấn, mỗi năm ước tính lượng phụ phẩm từ cây mía
thải ra trên địa bàn tỉnh Hậu Giang khoảng 80.861 tấn. Hằng năm, sau mỗi vụ thu
hoạch mía, những phụ phẩm từ các loại cây này được xử lý bằng cách ngâm xuống
mương dẫn nước trên cánh đồng hoặc thải trực tiếp vào các mương rãnh kế bên khu
vực canh tác, một phần nhỏ được tận dụng làm thức ăn gia súc chiếm tỉ lệ không đáng
kể. Hoạt động thải bỏ phụ phẩm từ mía sau mỗi vụ thu hoạch khiến cho nguồn nước
mặt tại các khi vực canh tác bị ô nhiễm nặng, hoạt động lưu thông của tàu, thuyền qua
những khu vực này cũng bị ảnh hưởng.

Như đã phân tích ở trên, việc tận dụng rơm rạ và các phụ phẩm khác như bã mía, lá
mía để ủ phân vi sinh đem lại những lợi ích nhất định về kinh tế và môi trường.
 Đối với kinh tế: Người dân khi tiến hành sử dụng mô hình ủ phân vi sinh sẽ tận
dụng được lượng rơm rạ, bã mía dư thừa hằng năm để sản xuất phân bón, không cần
tốn chi phí mua phân bón như trước, chất lượng phân sau khi ủ không khác biệt với
phân mua ngoài thị trường.
 Đối với môi trường: Hằng năm người dân không cần tiến hành đốt đồng, giúp hạn
chế lượng khói bụi thải vào môi trường, giảm thiểu các khí gây hiệu ứng nhà kính,
không còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, phụ phẩm mía sau khi thu hoạch
không còn thải ra đồng ruộng làm ô nhiễm nguồn nước như trước kia.

Với kinh phí đầu tư ban đầu tương đối thấp, thời gian hoàn vốn nhanh chỉ khoảng 1
năm, sau đó người dân bắt đầu thu lợi từ mô hình. Ngoài ra, đây là công nghệ đang
được áp dụng tại nhiều nơi trên thế giới và mang lại lợi ích to lớn cho người dân nông
thôn tại nhiều nước. Việc triển khai lắp đặt, vận hành mô hình tương đối đơn giản, chi
phí thấp, thời gian bỏ ra không đáng kể. Chi phí vận hành và bảo trì, bảo dưỡng mô
hình hầu như không phát sinh và công nghệ thân thiện với môi trường. Từ những lợi
ích nêu trên, ứng với điều kiện thực tế tỉnh Hậu Giang ta có thể thấy mô hình ủ phân vi
sinh từ rơm rạ và phụ phẩm nông nghiệp khác như bã mía, lá mía cần được phổ biến
và nhân rộng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang và các tỉnh lân cận có đặc trưng tương đồng.
2.2. TRIỂN KHAI ÁP DỤNG THỬ NGHIỆM, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ÁP
DỤNG THỬ NGHIỆM CÔNG NGHỆ Ủ PHÂN VI SINH CAO NHIỆT BÙN AO
NUÔI CÁ QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH

2.2.1. Triển khai áp dụng thử nghiệm mô hình ủ phân vi sinh cao nhiệt bùn ao
nuôi cá quy mô hộ gia đình

Để xem xét, đánh giá hiệu quả của công nghệ ủ phân vi sinh cao nhiệt bùn ao nuôi cá
quy mô hộ gia đình, Chi cục Môi trường tỉnh Hậu Giang và Trung tâm Công nghệ Môi
trường (ENTEC) đã phối hợp khảo sát, lựa chọn và tiến hành lắp đặt 2 mô hình thử
nghiệm tại 2 hộ gia đình thuộc xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, Hậu Giang.
Thông tin về các hộ gia đình được lựa chọn để lắp đặt mô hình được trình bày như
trong bảng 6.10.

Bảng 6.58: Thông tin các hộ gia đình được chọn để lắp đặt mô hình ủ phân vi sinh cao
nhiệt bùn ao nuôi cá

St Tên mô
Hộ gia đình Địa chỉ Tọa độ
t hình
1 Nguyễn Văn Thiết Bùn ao cá Ấp Trầu Hôi, xã Thạnh Xuân, N:9055'25,2''
(Ao cá Rô) 01 Châu Thành A, Hậu Giang E:105041'16,8''
2 Nguyễn văn Hùng Bùn ao cá Ấp Trầu Hôi, xã Thạnh Xuân, N:9055'21,2''
(Ao cá Tra) 02 Châu Thành A, Hậu Giang E:105041'20,5''

Để thuận tiện cho quá trình vận hành thử nghiệm mô hình, 02 hộ gia đình được lựa
chọn là các hộ chuyên nuôi cá tra, cá rô, có diện tích nuôi trồng và sản lượng quy mô
hộ gia đình.

Khảo sát ao nuôi cá tra, cá rô của 02 hộ lắp đặt mô hình ủ phân vi sinh được trình bày
tại hình dưới đây:

Hình 6.57: Khảo sát ao nuôi cá tra, cá rô của 02 hộ lắp đặt mô hình ủ phân vi sinh
2.2.2. Kết quả triển khai áp dụng thử nghiệm công nghệ ủ phân vi sinh cao nhiệt
bùn ao nuôi cá quy mô hộ gia đình

Với các mô hình ủ phân vi sinh cao nhiệt bùn ao nuôi cá, để theo dõi quá trình vận
hành mô hình định kỳ 03-04 tuần, Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC) tiến
hành xuống kiểm tra, theo dõi các chỉ tiêu như nhiệt độ, độ sụt giảm thể tích của luống
bùn ủ phân vi sinh cao nhiệt, lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu pH, độ ẩm, C/N cho từng
mô hình, đồng thời đảo trộn luống bùn để cung cấp khí và bổ sung thêm nước nếu
luống ủ bị khô. Kết quả theo dõi mô hình sẽ được trình bày như trong bảng sau:

Bảng 6.59: Theo dõi các thông số định kỳ mô hình ủ phân vi sinh cao nhiệt bùn ao
nuôi cá

Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng


Chỉ tiêu Tên mô hình
7/2014 8/2014 9/2014 10/2014 11/2014
Nhiệt độ Bùn ao cá 01 32 60 65 62 40
Bùn ao cá 02 32 54 61 39 41
Độ ẩm Bùn ao cá 01 61 49 51 54 41
(%) Bùn ao cá 02 82 71 64 72 58
pH Bùn ao cá 01 6,9 7,2 7,5 7,3 7,2
Bùn ao cá 01 5,2 5,6 6,3 6,6 6,4

Nhiệt độ của luống ủ là một yếu tố rất quan trọng đối với quá trình ủ, phản ánh diễn
biến của quá trình ủ. Nhiệt độ ở đây được xác định là nhiệt độ giữa đống ủ. Được xác
định bằng cách cắm nhiệt kế vào giữa đống ủ.
70

60

50
N hiệ t độ (oC)

40

30 Bùn 01
Bùn 02
20

10

0
T7 T8 T9 T 10 T 11
Thời gian (tháng)

Hình 6.58: Diễn biến nhiệt độ trong quá trình ủ phân vi sinh cao nhiệt

Khi luống ủ mới hình thành, chưa có sự hoạt động của vi sinh vật. Nhiệt độ luống ủ
tương đương với nhiệt độ bên ngoài môi trường. Nhưng sau 01 tháng, sau khi vi sinh
vật đã thích nghi và phát triển, sử dụng cơ chất trong luống ủ thì nhiệt độ bắt đầu tăng
cao.

Đối với mô hình 01, sau 01 tháng, nhiệt độ trong đống ủ đã lên đến 60 oC và duy trì
trong khoảng 02 tháng. Đây cũng là thời gian vi sinh vật hoạt động mạnh mẽ nhất.
Nhiệt độ trong luống ủ cao nhất là vào tháng 9, khoảng 65 oC. Sau đó, nhiệt độ trong
đống ủ sẽ giảm mạnh. Tương ứng với giai đoạn này, hoạt động của vi sinh vật bắt đầu
suy thoái. Và đến tháng 11, nhiệt độ trong đống ủ giảm mạnh, gần với nhiệt độ bên
ngoài môi trường. Đây là dấu hiệu của việc có thể kết thúc quá trình ủ phân.

Đối với mô hình bùn ao cá 02, nhiệt độ trong luống ủ luôn thấp hơn so với mô hình 01.
Nhiệt độ cao nhất là vào tháng 9 tức là 2 tháng sau ủ, khoảng 61 oC. Nhưng đến tháng
10, nhiệt độ của luống ủ giảm đột ngột. Nguyên nhân ở đây được xác định là do luống
bùn ủ của mô hình 02 bị ngập nước nên quá trình ủ phân bị gián đoạn. Sau đó, mô
hình bùn 02 đã được dời chỗ cao hơn để tiếp tục quá trình ủ.

Độ ẩm: Độ ẩm của hỗn hợp bùn ủ trong cả 02 mô hình có xu hướng giảm dần. Riêng
đối với mô hình bùn ao cá 02, do trong tháng 10, mô hình bị ngập nước trước khi lấy
mẫu phân tích nên độ ẩm lại tăng. Đến tháng 11, khi kết thúc quá trình ủ, độ ẩm của
mô hình 01 là 41%.

pH: là một chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh
vật dẫn đến ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ phân hủy của luống ủ. pH được cho là tối
ưu đối với sự phát triển của vi sinh vật là nằm trong khoảng trung tính từ 6,5-8. Như
vậy, đối với mô hình 01, giá trị pH là 6,9 nằm trong khoảng tối ưu. Ngược lại, mô hình
02, giá trị pH lại quá thấp, có thể gây ức chế đến quá trình sinh trưởng và phát triển
của vi sinh vật và ảnh hưởng đến chất lượng của luống ủ.

Ngoài ra, để đánh giá cụ thể cho hiệu quả của quá trình ủ phân vi sinh cao nhiệt. Trung
tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC) cũng lấy mẫu và xác định tỉ lệ C/N cho 02 mô
hình bùn trước và sau khi kết thúc qúa trình ủ. Kết quả phân tích được trình bày trong
bảng 6.12.

Bảng 6.60: Kết quả phân tích tỉ lệ C/N của 2 mô hình ủ bùn vi sinh cao nhiệt

Tên mô hình Tỷ lệ C/N đầu vào Tỷ lệ C/N đầu ra


Bùn ao cá 01 26,4 16,3
Bùn ao cá 02 28,2 16,5

Tỷ lệ C/N của cả 02 mô hình sau khi phối trộn với vật liệu ủ để bắt đầu quá trình ủ đều
nằm trong khoảng tối ưu tỷ lệ C/N là 25-35 (Nguyễn Tấn Phong, Quản lý và xử lý chất
thải rắn, 2009).

Như vậy, từ việc theo dõi các chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình ủ. Ta có thể
xác định rằng, tốc độ phân hủy của quá trình ủ bùn diễn ra mạnh mẽ sau khoảng 01
tháng. Điều này cũng hoàn toàn hợp lí với những ghi nhận tại hiện trường.
Hình 6.59: Kết quả 02 mô hình ủ vi sinh cao nhiệt sau 01 tháng ủ

Sau 01 tháng ủ, các vật liệu phối trộn vào mô hình như xơ dừa, rơm rạ, lá cây, vỏ trấu,
cây cỏ đã bắt đầu phân hủy, hoai mục. Trong cả 02 mô hình bùn ủ đều đã xuất hiện các
loại côn trùng như giun đất, dế. Đây là những sinh vật có thể tạo nên độ tơi xốp cho
đống bùn ủ. Ngoài ra, trên các luống bùn ủ còn thấy xuất hiện các cây lúa non phát
triển. Điều này cho thấy luống bùn vẫn được đảm bảo độ thông thoáng khí cần thiết.

Sau 2 tháng ủ, kết quả của 02 mô hình đã có sự khác biệt. Trong khi mô hình bùn 01,
các vật liệu phối trộn như lá cây, rơm rạ đã phân hủy hoàn toàn. Hỗn hợp bùn ủ có độ
ẩm tốt, tơi xốp, vón thành những cục nhỏ. Số lượng giun đất, dế xuất hiện trong luống
ủ nhiều hơn. Thì mô hình bùn 02 lại có tốc độ phân hủy khá chậm, các vật liệu phối
trộn như xơ dừa hay rơm rạ vẫn còn, chưa phân hủy hoàn toàn. Hỗn hợp bùn ủ đã bắt
đầu có hiện tượng tơi xốp, vón cục nhưng rất ít, chưa tạo được độ tơi xốp.

Nguyên nhân ở đây có thể do ban đầu, các thông số đầu vào của luống bùn 02 không
tốt như luống bùn 01. Khi độ ẩm hay pH của mô hình 01 đều ở ngưỡng tối ưu cho quá
trình ủ (pH: 6,5-8, độ ẩm: 60-75%), thì mô hình 02 độ ẩm lại quá cao khoảng 82%,
trong khi pH=5,2 lại quá thấp (môi trường acid), không thích hợp với sự sinh trưởng
và phát triển của vi sinh vật. Hơn nữa, lượng phân gia súc, gia cầm cũng có thể là một
nguyên nhân. Bởi lẽ, lượng phân này không những cung cấp chất dinh dưỡng (điều
chỉnh tỉ lệ C/N) cho quá trình mà còn cung cấp 1 lượng vi sinh vật có ích cho quá trình
ủ. Nhưng lượng phân trong mô hình 01 là 38kg, trong khi mô hình 02 chỉ là 10kg.
Hình 6.60: Kết quả mô hình bùn 01 sau 2 tháng ủ bằng phương pháp cao nhiệt

Hình 6.61: Kết quả mô hình bùn 02 sau 2 tháng ủ bằng phương pháp cao nhiệt

Một điều dễ nhận thấy trong cả 2 luống bùn, đều không thấy xuất hiện những cây lúa
non như trong thời gian 1 tháng trước. Điều này là do nhiệt độ trong đống ủ tăng cao
(60-700C) nên cây không thể phát triển. Đồng nghĩa với đây cũng là giai đoạn hoạt
động mạnh nhất của vi sinh vật. Nhiệt độ tăng cao cũng là yếu tố để tiêu diệt các loại
mầm bệnh còn tồn tại trong luống ủ.

Đến tháng 10, khoảng thời gian 3 tháng sau khi bắt đầu ủ. Tiếp tục theo dõi định kỳ
diễn biến quá trình ủ của 2 mô hình và ghi nhận sự khác biệt giữa 02 mô hình.
Hình 6.62: Mô hình bùn ủ ao nuôi cá 01 sau 3 tháng ủ bằng phương pháp cao nhiệt

Nhận thấy, với mô hình bùn ao nuôi cá 01. Sau 3 tháng ủ, các vật liệu phối trộn đã
hoai mục và phân hủy hoàn toàn. Hỗn hợp bùn càng tơi xốp và vón cục ngày càng
mịn. Nhưng ngược lại, hỗn hợp bùn lại hơi khô. Hơn nữa, đã bắt đầu xuất hiện các loại
rễ cây phát triển ngay trên bề mặt và trong đống ủ. Điều này cho thấy hỗn hợp bùn ủ
đã rất thích hợp cho quá trình phát triển của thực vật. Nhưng ngược lại, sự phát triển
của rễ cây có thể dẫn đến thất thoát chất dinh dưỡng cũng như lượng ẩm trong đống ủ.
Vì vậy, để tiếp tục theo dõi quá trình, ta sẽ bổ sung thêm nước cho mô hình 01.

Hình 6.63: Mô hình ủ vi sinh cao nhiệt bùn ao nuôi cá 01 sau khi bổ sung thêm nước

Đối với mô hình bùn 02, đợt theo dõi định kỳ này ghi nhận mô hình bùn ủ bị ngập
trong nước (ngập 2/3 luống ủ), dẫn đến nhiệt độ của luống bùn ủ giảm nhanh chóng
xuống chỉ còn 39oC và độ ẩm lại tăng cao. Điều này dẫn đến tốc độ phân hủy chậm.
Tuy các vật liệu phối trộn đã hoai mục hoàn toàn nhưng do ngập nước nên hỗn hợp
bùn chưa được tơi xốp, vón cục cần thiết. Có thể nhận định mô hình bùn ủ 02 không
tốt như mô hình 01 có thể do các nguyên nhân sau: Độ ẩm cao (82%), pH thấp (5,2),
lượng phân gia súc bổ sung ít hơn, do bị ngập nước trong quá trình ủ.

Hình 6.64: Đảo trộn và di dời luống bùn ủ lên vùng đất cao

Luống bùn ủ có thể chia làm 2 phần: phần không bị ngập và phần bị ngập. Phần luống
bùn không bị ngập, hỗn hợp bùn ủ có độ tơi xốp lớn hơn và mức độ vón cục mịn hơn
so với phần bị ngập trong nước. Vì vậy, luống bùn ủ sẽ được di dời lên vùn đất cao
hơn để tiếp tục quá trình ủ.

Hình 6.65: Sự khác biệt giữa phần đống ủ bị ngập và không ngập trong nước
Sau thời gian 4 tháng sau khi ủ. Với mô hình bùn 01, hỗn hợp bùn ngày càng đạt được
độ tơi xốp, vón cục mịn hơn. Số lượng giun đất và dế được ghi nhận xuất hiện trong
luống ủ ngày càng nhiều.

Hình 6.66: Kết quả mô hình bùn ao cá 01 sau 4 tháng ủ bằng phương pháp cao nhiệt

Riêng đối với mô hình 02, tuy chất lượng hỗn hợp bùn đã có sự thay đổi theo chiều
hướng tích cực nhưng vẫn chưa đạt được hiệu quả như mô hình 01. Hỗn hợp bùn đã
tơi xốp hơn, đã có hiện tượng vón cục nhưng không nhiều và bắt đầu có sự xuất hiện
của các loại côn trùng như giun đất hay dế, là những tác nhân tạo ra mức độ tơi xốp
cho hỗn hợp bùn ủ.

Hình 6.67: Kết quả mô hình bùn ao cá 02 sau 04 tháng ủ bằng phương pháp cao nhiệt
2.2.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế kỹ thuật và môi trường của mô hình ủ vi sinh cao
nhiệt bùn ao nuôi cá quy mộ hộ gia đình

2.2.3.1. Hiệu quả kinh tế kỹ thuật

Để đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình ủ bùn vi sinh cao nhiệt, ta sẽ xem xét
dựa trên các tiêu chí chi phí, lợi ích cho từng mô hình. Chi phí cho từng mô hình bao
gồm chi phí lắp đặt và chi phí vận hành, bảo dưỡng mô hình:
 Chi phí lắp đặt: Với các mô hình bùn thải ao nuôi cá chủ yếu tận dụng các nguồn
phế phẩm, phế thải nông nghiệp như rơm rạ, xơ dừa, vỏ trấu, lá cây và bùn thải từ quá
trình nuôi cá. Nên trong suốt quá trình lắp đặt mô hình, chi phí duy nhất phát sinh là
chi phí mua vải Toptex chuyên dụng.
 Chi phí vận hành: Trong quá trình vận hành mô hình tại các hộ gia đình, do công tác
vận hành đơn giản, dựa trên sự phân hủy tự nhiên của các chất hữu cơ, không sử dụng
các yếu tố để hỗ trợ quá trình phân hủy như chế phẩm vi sinh, chất dinh dưỡng, cấp
khí... nên không phát sinh thêm chi phí.

Như vậy, chi phí cho mỗi mô hình ủ phân vi sinh cao nhiệt từ bùn thải ao nuôi cá chỉ
bao gồm chi phí khi mua vải Toptex. Giá vải Toptex trên thị trường hiện nay, ENTEC
đã mua để thử nghiệm là 1.100.000 đồng cho 100m (tính theo chiều dài). Như vậy, 1m
vải Toptex có giá khoảng 11.000 đồng. Cụ thể, với các mô hình triển khai tại Hậu
Giang có thông số dài 5m, rộng 0,84m, cao 0,45m sẽ cần 7m vải Toptex, tương đương
với chi phí 77.000đ. Vải Toptex cũng là một loại vải có độ bền cao nên có thể sử dụng
lại cho nhiều lần ủ khác nhau.

Tiếp đến, ta sẽ xem xét đến yếu tố lợi ích kinh tế cho từng mô hình. Sau 4 tháng ủ với
500 kg bùn ban đầu, đối với mô hình bùn ao cá 01, lượng phân lấy ra khoảng 220 kg,
tương ứng với mô hình bùn ao 02 khoảng 260 kg. Giá phân vi sinh phổ biến trên thị
trường hiện nay dao động trong khoảng 5.000 - 5.300 đồng/kg, trong khi đất sạch
trồng cây có giá khoảng 1.500 - 1.800 đồng/kg. Do để thành phân, hỗn hợp bùn sau
khi ủ cần phải bổ sung thêm N, P, K và các khoáng vi lượng cần thiết cho cây trồng
như: Ca, Mg, Fe, Al...Trong khi, lại có hàm lượng dinh dưỡng tốt hơn đất sạch, mang
ý nghĩa về cải tạo đất tốt hơn. Nên lượng phân lấy ra sẽ được định giá là 3.100
đồng/kg. Kết quả kinh tế thu được đối với 2 mô hình bùn sẽ được trình bày trong bảng
dưới đây:

Bảng 6.61: Lợi ích kinh tế của 2 mô hình ủ vi sinh cao nhiệt bùn ao nuôi cá

Khối lượng Giá thành


Tên mô hình Thành tiền (đồng)
phân lấy ra (kg) (đồng/kg)
Bùn ao cá 01 220 3.100 682.000
Bùn ao cá 02 260 3.100 806.000

Như vậy, trừ đi khoản chi phí đầu tư ban đầu mua vải Toptex là 77.000 đồng (vải có
thể được sử dụng cho nhiều lần ủ), lợi nhuận thu được với mô hình bùn 01 là 543.000 đ
và mô hình bùn 02 là 729.000 đồng. Nếu xét trên phương diện kinh tế thì có thể xem
mô hình là một phương án đáng được lựa chọn.

2.2.3.2. Hiệu quả môi trường

Chất lượng nước và bùn đáy ao nuôi thủy sản tác động rất lớn đến môi trường nói
chung và sản xuất nông nghiệp, sự bền vững của ngành nuôi trồng thủy sản nói riêng.
 Nước thải và bùn đáy ao chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng cao như N, P, K có
khả năng gây phú dưỡng hóa nguồn nước ở các vùng lân cận.
 Ngoài ra, theo kết quả phân tích, tuy nước thải và bùn đáy ao có hàm lượng các kim
loại nặng như As, Hg, Pb, Cu, Zn, Cr... khá thấp, nhưng cũng cần quan tâm đến vấn đề
tích lũy sinh học do bùn thải phát sinh.
 Nước và bùn ao nuôi cá xả trực tiếp ra sông, kênh rạch chứa nhiều loại vi sinh vật
gây hại có thể gây nên những tác động tiêu cực tới nguồn nước và ảnh hưởng trực tiếp
đến sức khỏe người dân.

Trong khi nếu sử dụng mô hình ủ bùn ao nuôi cá theo phương pháp cao nhiệt thì toàn
bộ lượng bùn thải phát sinh từ quá trình chăn nuôi thủy sản sẽ được xử lý triệt để. Từ
chỗ là chất thải tiềm tàng gây nên những tác động xấu đối với môi trường, sau quá
trình ủ trở thành loại phân bón mang ý nghĩa lớn trong vấn đề cải tạo đất.

Mặt khác, trong quá trình vận hành, định kỳ Trung tâm Công nghệ Môi trường
(ENTEC) cũng tiến hành đo đạc, theo dõi các tác động có thể gây ra đối với môi
trường không khí. Kết quả phân tích môi trường không khí xung quanh mô hình sẽ
được trình bày trong bảng sau:

Bảng 6.62: Kết quả theo dõi môi trường không khí xung quanh mô hình

Ký hiệu mẫu H2S (mg/m3) NH3 (mg/m3) CH4 (mg/m3)


Bùn 01 0,007 0,065 KPH
Bùn 02 0,006 0,105 KPH
QCVN 06:2009/BTNMT 0,042 0,2 -

Từ các kết quả phân tích cho thấy nồng độ các chỉ tiêu H2S và NH3 đều thấp hơn
QCVN 06:2009/BTNMT nhiều lần. Đối với chỉ tiêu CH4 có nồng độ thấp hơn ngưỡng
phát hiện theo phương pháp phân tích tiêu chuẩn. Vì vậy, có thể thấy rằng trong suốt
quá trình vận hành thử nghiệm mô hình đã không phát sinh mùi, không gây nên những
tác động tiêu cực lên môi trường không khí.

Như vậy, mô hình thử nghiệm ủ phân vi sinh cao nhiệt từ bùn ao nuôi cá không những
đem lại được lợi ích về mặt kinh tế cho người dân mà còn là một giải pháp hiệu quả
về mặt môi trường.

2.2.4. Đánh giá tiềm năng áp dụng mô hình ủ vi sinh cao nhiệt bùn ao nuôi cá quy
mô hộ gia đình

Qua quá trình áp dụng thử nghiệm mô hình ủ phân vi sinh cao nhiệt từ bùn ao nuôi cá
nhìn chung mô hình có những tiềm năng để áp dụng như sau:
 Về nguồn nguyên liệu: Theo kết quả thống kê, hàng năm trên địa bàn toàn tỉnh Hậu
Giang, trong quá trình chăn nuôi thủy sản phát sinh ra khoảng 877.432 tấn bùn thải
trên mỗi vụ nuôi. Đây là một nguồn phát thải lớn, đồng thời cũng là nguồn nguyên liệu
đầu vào cho mô hình ủ vi sinh cao nhiệt.
 Về kinh tế: Theo kết quả áp dụng thử nghiệm các mô hình ủ phân vi sinh cao nhiệt
tại các hộ gia đình thì đây là một phương án khả thi về mặt kinh tế. Khi chí phí lắp đặt,
vận hành mô hình không đáng kể, phù hợp với hộ gia đình. Trong khi, đem lại những
lợi ích trực tiếp cho các hộ gia đình. Lượng phân lấy ra có thể sử dụng trực tiếp cho
quá trình trồng trọt để bổ sung chất dinh dưỡng, độ tơi xốp và các vi sinh vật có lợi
cho đất trồng. Ngoài ra, còn hạn chế sử dụng các loại phân bón vô cơ dẫn đến hiện
tượng đất bị trơ, bạc màu và gây nên những ảnh hưởng tiêu cực lên môi trường.
 Về phản hồi từ người dân: Trong quá trình thử nghiệm mô hình ủ phân vi sinh cao
nhiệt tại các hộ gia đình bước đầu đã nhận được những tín hiệu tích cực từ người dân.
Khi họ sẵn sàng sử dụng loại phân này để phục vụ quá trình trồng trọt và cải tạo đất.
Hơn nữa, còn sẵn sàng áp dụng và nhân rộng mô hình vào thực tế.
CHƯƠNG 3:
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHÂN RỘNG CÁC MÔ HÌNH Ủ PHÂN
VI SINH ƯA NHIỆT TỪ RÁC THẢI SINH HOẠT, PHẾ THẢI NÔNG
NGHIỆP VÀ Ủ VI SINH CAO NHIỆT BÙN AO NUÔI CÁ QUY MÔ
HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG

3.1. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHÂN RỘNG CÁC MÔ HÌNH Ủ PHÂN
VI SINH ƯA NHIỆT TỪ RÁC THẢI SINH HOẠT QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG

Một số đề xuất các giải pháp nhân rộng mô hình ủ phân vi sinh ưa nhiệt từ rác thải
sinh hoạt hữu cơ quy mô hộ gia đình được trình bày cụ thể như sau:

3.1.1. Giải pháp quản lý chung

(1). Tuyên truyền, nâng cao nhận thức

 Phổ biến các chính sách, chủ trương, văn bản pháp luật và các thông tin về tăng
trưởng xanh nói chung và áp dụng mô hình ủ phân vi sinh ưa nhiệt từ rác thải sinh hoạt
hữu cơ quy mô hộ gia đình cho mọi người dân trong tỉnh;
 Các ngành, chính quyền địa phương thường xuyên tổ chức, tuyên truyền, vận động,
giáo dục người dân nhận thức về sự nguy hiểm của ô nhiễm môi trường, nhất là vấn đề
rác thải sinh hoạt, từ đó thay đổi hành vi trong sinh hoạt, cuộc sống, nhằm bảo vệ môi
trường. Vận động mỗi gia đình nên thu gom rác thải, phân loại và áp dụng mô hình để
xử lý rác thải nhằm bảo vệ môi trường sống;
 Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của nhân dân, cộng đồng về vai
trò, ý nghĩa của tăng trưởng xanh, vai trò của việc ủ phân và tái sử dụng rác thải hữu
cơ nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tái sử dụng chất thải nông nghiệp, giảm phát thải
khí nhà kính và thực hiện tiêu chí môi trường về xây dựng nông thôn mới và từng
bước thay đổi thói quen vứt rác xuống kênh rạch, mương, ao hồ, đướng xá của người
dân vùng nông thôn;
 Phổ biến các kiến thức và các thông tin về phương pháp công nghệ thực hiện mô
hình, công tác lắp đặt mô hình, công tác vận hành,… các lợi ích thu được từ việc áp
dụng mô hình để xử lý rác thải.

(2). Khuyến khích và hỗ trợ thực hiện


 Khuyến khích người dân và các hộ gia đình tiến hành thu gom rác thải sinh hoạt và
áp dụng mô hình ủ phân ưa nhiệt để ủ rác và khuyến khích người dân cùng chung tay
xử lý rác thải, nhất là rác thải sinh hoạt hữu cơ bằng cách sử dụng mô hình ủ phân ưa
nhiệt từ rác thải sinh hoạt hữu;
 Tiến hành hỗ trợ về mặt công nghệ, nhân lực và chi phí ban đầu để người dân có cơ
sở để thực hiện lắp đặt và thí điểm triển khai mô hình. Kinh phí hỗ trợ có thể trích từ
kinh phí sự nghiệp môi trường hàng năm. Từ đó, người dân có cơ sở triển khai tham
gia thực hiện trong thời gian tiếp theo;
 Cần lập các tổ giám sát của thôn, xã hoạt động thường xuyên để kiểm tra, nhắc nhở
người dân tham gia thực hiện mô hình; chú ý các vùng giáp ranh giữa các địa phương.
Kịp thời biểu dương, khen thưởng các cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến trong việc
thực triển khai mô hình góp phần bảo vệ môi trường sống.

(3). Giải pháp hổ trợ kinh tế

 Thực hiện chương trình hỗ trợ nguồn vốn ban đầu để người dân có kinh phí triển
khai mô hình (chi phí mua thùng ủ, chi phí lắp đặt, chi phí mua các thiết bị liên quan,
…) góp phần xử lý rác thải hữu cơ sinh hoạt. Nguồn vốn có thể được trích từ nguồn
ngân sách hoặc được trích từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường;
 Lập quỹ hỗ trợ kinh phí đối với những hộ gia đình khó khăn về tài chính, không có
khả năng lắp đặt mô hình.
 Ưu tiên phân bổ kinh phí sự nghiệp môi trường cho địa bàn các ấp, xã khó khăn về
tài chính hoặc địa bàn xã đang xây dựng theo mô hình nông thôn mới.
 Kêu gọi các nguồn vốn trong nước và nước ngoài cho việc bảo vệ môi trường và
phát triển nông thôn mới (Quỹ môi trường toàn cầu, quỹ nghiên cứu khoa học và công
nghệ,…).

(4). Triển khai và nhận rộng mô hình

 Mục tiêu trước mắt là cần triển khai, xây dựng và áp dụng các mô hình ủ phân ưa
nhiệt từ rác thải sinh hoạt hữu cơ quy mô hộ gia đình đối với một số các khu vực nông
thôn, vùng sâu, vùng xa, các khu vực chưa có tuyến thu gom rác thải và khó khăn
trong công tác thu gom và xử lý rác thải. Để thực hiện mục tiêu này, các cấp chính
quyền địa phương cần đầu tư ngân sách cho hoạt động lắp đặt mô hình xử lý chất thải
ban đầu. Tiến hành các giải pháp như đánh giá lại các mô hình, tuyển chọn những mô
hình hiệu quả để nhân rộng và áp dụng rộng rãi cho cả tỉnh;
 Lồng ghép chương trình triển khai lắp đặt mô hình ủ phân vi sinh ưa nhiệt từ rác
thải sinh hoạt hữu cơ quy mô hộ gia đình vào Chương trình xây dựng nông thôn mới;
Chương trình nông thôn xanh; Mô hình nhà ở xanh; Mô hình phân loại rác thải tại
nguồn theo phương pháp giảm thiểu - tái chế - tái sử dụng (3R); Chương trình cải thiện
hiệu suất sử dụng năng lượng,…;
 Quy hoạch nông thôn, địa bàn xã theo các tiêu chuẩn sống tốt, bảo vệ và phát triển
cảnh quan và môi trường xanh, sạch, đẹp, văn minh. Khuyến khích nhân rộng mô hình
tăng trưởng xanh, mô hình ủ rác sinh hoạt hữu cơ theo mô hình làng, nhà ở sinh thái,
phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống từng vùng và từng khu vực;
 Tổ chức các hội thi, hội thảo, triển lãm các mô hình đạt hiệu quả cao; từ đó triển
khai, nhân rộng và áp dụng các mô hình đạt hiệu quả cao vào trong đời sống nhân dân
trên địa bàn tỉnh.
 Tổ chức các đợt kiểm tra, giám sát các mô hình, các khu vực đang triển khai áp
dụng mô hình vào thực tế nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắt để tiếp tục triển
khai nhân rộng mô hình;
 Sở Tài nguyên và Môi trường theo dõi, hướng dẫn các địa phương tổ chức triển
khai công tác nhân rộng mô hình ủ phân tử rác thài sinh hoạt hữu cơ; Phối hợp tuyên
truyền, tập huấn đến cho cộng đồng dân cư nông thôn về công tác triển khai mô hình ủ
phân.
 Các Sở, ban ngành, hội, đoàn thể: phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong
quá trình triển khai thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị và ngành.
 Tổ chức các chiến dịch tập huấn rộng rãi, triển khai lắp đặt mô hình thí điểm mô
hình ủ phân ưa nhiệt từ rác thải sinh hoạt hữu cơ cho các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh,
từ đó người dân có thể nắm bắt và thực hiện theo.
 Căn cứ theo theo diện tích đất tự nhiên, đất nông nghiệp, số dân vùng nông thôn và
đặc trưng vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa của các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh
Hậu Giang, Đơn vị tư vấn tiến hành xây dựng lộ trình và ưu tiên triển khai nhân rộng
mô hình ủ phân vi sinh ưa nhiệt từ rác thải sinh hoạt hữu cơ trên địa bàn tỉnh Hậu
Giang như sau:

Bảng 7.63: Lộ trình và ưu tiên triển khai nhân rộng môi trường hình ủ phân vi sinh ưa
nhiệt từ rác thải sinh hoạt hữu cơ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

Thời gian
Stt Huyện/thị xã Quy mô
thực hiện
1 H. Châu Thành A 2015 06 xã: Thạnh Xuân, Tân Phú Thạnh, Tân Hòa,
Trường Long Tây, Trường Long A và Nhơn
Nghĩa A
2 H. Phụng Hiệp 2015 - 2017 12 xã: Phụng Hiệp, Tân Phước Hưng, Tân
Bình, Hoà An, Phương Bình, Phương Phú,
Hoà Mỹ, Hiệp Hưng, Thạnh Hoà, Bình
Thành, Tân Long và Long Thạnh.
3 H. Long Mỹ 2017 - 2019 13 xã: Long Bình, Long Phú, Long Trị, Long
Trị A, Lương Tâm, Lương Nghĩa, Tân Phú,
Thuận Hòa, Thuận Hưng, Vĩnh Thuận Đông,
Vĩnh Viễn, Vĩnh Viễn A và Xà Phiên
4 H. Vị Thủy 2017 - 2018 09 xã: Vị Bình, Vị Đông, Vị Thanh, Vị
Thắng, Vị Thủy, Vị Trung, Vĩnh Thuận Tây,
Vĩnh Trung và Vĩnh Tường
5 H. Châu Thành 2017 - 2018 07 xã: Đông Phước, Đông Phước A, Phú Hữu,
Phú Tân, Phú An, Đông Phú và Đông Thạnh
6 TX. Ngã Bãy 2019 – 2020 03 xã: Hiệp Lợi, Đại Thành và Tân Thành
7 TP. Vị Thanh 2019 – 2020 04 xã: Vị Tân, Hoả Lựu, Tân Tiến và Hoả
Tiến
 Trong quá trình nhân rộng mô hình tại các huyện/ thị xã, cần xem xét ưu tiên thực
hiện nhân rộng tại một số xã điểm nông thôn mới. Sau đó mới nhân rộng ra toàn
huyện/ thị xã.
 Vị Tân, Hoả Lựu, Tân Tiến và Hoả Tiến, Phú An, Đông Phú và Đông Thạnh, Vĩnh
Trung và Vĩnh Tư cần có đầu tư hỗ trợ cho các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo...để
dễ dàng trong công tác triển khai, áp dụng các mô hình tăng trưởng xanh.
3.1.2. Giải pháp về mặt kỹ thuật để nâng cao hiệu quả quá trình ủ phân vi sinh ưa
nhiệt từ rác thải sinh hoạt hữu cơ

Mô hình vận hành với công suất 5 kg/ngày, tuy nhiên qua thực tế cho thấy mỗi hộ gia
đình địa bàn tỉnh Hậu Giang phát sinh khối lượng rác nhỏ (từ 1,0-2,5 kg/ngày). Do đó,
để vận dụng hiệu quả mô hình cần phối hợp nhiều hộ với nhau để tiến hành lắp đặt 01
mô hình hoặc 1 tổ dân phố sẽ lắp đặt 2-4 mô hình tùy theo số hộ gia đình trong tổ. Bên
cạnh đó, mô hình cần được vận hành, theo dõi và cho rác vào mỗi ngày. Vị trí lắp đặt
mô hình tại nơi mà các hộ có thể thuận tiện trong việc cho gom tập trung rác và theo
dõi môi hình.

Nhằm giảm chi phí, thùng ủ có thể sử dụng các thùng nhựa cũ còn khả năng sử dụng
được hoặc có thể xây bằng gạch và xi măng tuỳ theo điều kiện từng vùng, từng khu
vực.

Tiến hành hợp tác, giao lưu và học hỏi các công nghệ ủ phân ưa nhiệt từ rác thải hữu
cơ quy mô hộ gia đình để từ đó lựa chọn, điều chỉnh công nghệ cho phù hợp và hiệu
quả cao nhất.

Phổ biến rộng rãi công nghệ mô hình xử lý và tái sử dụng phụ phẩm, phế thải trong
sinh hoạt nhằm làm phân bón hữu cơ và giảm phát thải khí nhà kính.

Nghiên cứu, áp dụng các quy trình, công nghệ tiên tiến nhằm thay thế công nghệ ủ rác
không đạt hiệu quả tại địa phương để từ đó nhân rộng và áp dụng vào thực tế.

3.2. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHÂN RỘNG MÔ HÌNH Ủ PHÂN VI SINH
ƯA NHIỆT TỪ CÁC PHỤ PHẨM, PHẾ THẢI NÔNG NGHIỆP QUY MÔ HỘ
GIA ĐÌNH

3.2.1. Giải pháp quản lý

Một số đề xuất các giải pháp nhân rộng mô hình ủ phân vi sinh ưa nhiệt từ rác thải
sinh hoạt hữu cơ quy mô hộ gia đình được trình bày cụ thể như sau:

(1). Công tác phổ biến và tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng
 Hoạt động tuyên truyền giáo dục cộng đồng về quản lý, xử lý phế phẫm, phế thải
nông nghiệp nhằm mục tiêu tăng cường hiểu biết, nhận thức của người dân trong việc
quản lý và xử lý các phế thải vùng nông thôn, nhằm tạo thói quen tiết kiệm, tận dụng
và tái sinh phế phẩm, chất thải để lượng rác thải thải vào môi trường là ít nhất.
 Các nội dung phổ biến:
 Chỉ rõ các loại phế phẩm, phế thải nông nghiệp có thể tái sử dụng, dễ phân hủy,
khó phân hủy.
 Tác hại của việc vứt bỏ bừa bãi các phế phẩm, phế thải nông nghiệp chưa được xử
lý ra đồng ruộng, kênh rạch, ao hồ, đường xá tới sức khỏe cộng đồng, cảnh quan, môi
trường.
 Cách thức thu gom, vận chuyển, tập kết, ủ phân vi sinh ưa nhiệt các phế phẩm, phế
thải nông nghiệp
 Các điểm chính về luật BVMT, các chính sách, chủ trương, văn bản pháp luật và
các thông tin về tăng trưởng xanh nói chung và áp dụng mô hình ủ phân vi sinh ưa
nhiệt quy mô hộ gia đình.
 Tài liệu tập huấn về quy trình kỹ thuật phân loại và vận hành các mô hình ủ phân
ưa nhiệt các nhiệt các phế phẩm, phế thải nông nghiệp.
 Việc tuyên truyền giáo dục cần nhấn mạnh đối với các hộ gia đình tại các vùng
nông thôn, vùng sâu, vùng xa chưa có hệ thống thu gom và xử lý hiệu quả, phải thực
hiện xử lý chất thải nông nghiệp theo hướng dẫn của chính quyền địa phương, không
được đổ chất thải ra đường, sông ngòi, suối, kênh rạch và các nguồn nước mặt. Các
chất thải ở dạng bao bì chứa hóa chất độc hại hoặc sản phẩm hóa chất đã hết hạn sử
dụng trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp phải được lưu giữ trong các túi riêng và
tạp kết ra các bể chứa rác thải nguy hại đồng ruộng.
 Công tác truyền thông phải được thực hiện thường xuyên, liên tục như sau:
 Dán các pano, áp phích, băng rôn trên các trục đường chính, các điểm tập trung
dân cư tuyên truyền thực hiện quản lý thu gom và áo dụng biện pháo ủ phân vi sinh ưa
nhiệt cho các phụ phẩm, phế thải nông nghiệp để góp phần bảo vệ môi trường, đồng
thời tuyên truyền các tác hại của việc thải bừa bãi rác thải ra đường làng, ngõ xóm.
 Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân, cộng đồng về phát triển
tăng trưởng xanh, vai trò của việc ủ phân và tái sử dụng các loại phế phẩm, phế thải
hữu cơ nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tái sử dụng chất thải nông nghiệp, giảm phát
thải khí nhà kính và thực hiện tiêu chí môi trường về xây dựng nông thôn mới;
 Phổ biến về việc thực hiện các mô hình, công tác lắp đặt các mô hình, hướng dận
vận hành các quy trình vận hành và các lợi ích mang lại từ các các mô hình ủ phân ưa
nhiệt vi sinh cho các phụ phẩm, phế thải nông nghiệp thường xuyên trên đài phát
thanh đến từng thôn, tổ.
 Phát tờ rơi đến các hộ gia đình.
 Tổ chức hội nghị, hội thao, hội thi, tập huấn về các mô hình ủ phân ưa nhiệt vi
sinh cho các phụ phẩm, phế thải nông nghiệp…

(2). Công tác tập huấn

 Tập huấn, hướng dẫn dân cư và trưởng thôn/khu phố về kỹ thuật lắp đặt các thùng
ủ, phân loại các phế thải, phế phẩm hữu cơ trước khi đưa vào thùng ủ để ủ thành phân
compost tại hộ gia đình.
 Tập huấn, hướng dẫn các cán bộ chình quyền địa phường về các quy trình lắp đặt,
vận hành mô hình để hướng dẫn cho người dân.

(3). Khuyến khích và hỗ trợ thực hiện

 Khuyến khích người dân và các hộ gia đình tiến hành thu gom rơm rạ và các phụ
phẩm nông nghệp để áp dụng mô hình ủ phân vi sinh ưa nhiệt;
 Tiến hành hỗ trợ về mặt công nghệ, chí phí và nhân lực ban đầu để người dân có cơ
sở thực hiện lắp đặt và thí điểm triển khai mô hình. Từ đó, người dân có cơ sở triển
khai tham gia thực hiện trong thời gian tiếp theo;
 Cần lập các tổ giám sát của thôn, xã hoạt động thường xuyên để kiểm tra, nhắc nhở
người dân tham gia thực hiện mô hình;
 Biểu dương, khen thưởng các cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến trong việc thực
hiện triển khai mô hình góp phần bảo vệ môi trường sống.

(4). Giải pháp hổ trợ kinh tế

 Thực hiện chương trình hỗ trợ nguồn vốn ban đầu để người dân có kinh phí triển
khai mô hình (chi phí mua thùng ủ, chi phí lắp đặt, chi phí mua các thiết bị liên quan,
…) góp phần xử lý rác thải. Nguồn vốn có thể được trích từ nguồn ngân sách hoặc
được trích từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường;
 Lập quỹ hỗ trợ kinh phí đối với những hộ gia đình khó khăn về tài chính, không có
khả năng lắp đặt mô hình.
 Ưu tiên phân bổ kinh phí sự nghiệp môi trường cho địa bàn các ấp, xã khó khăn về
tài chính hoặc địa bàn xã đang xây dựng theo mô hình nông thôn mới.

(5). Triển khai và nhận rộng mô hình

 Mục tiêu trước mắt, ưu tiên triển khai, xây dựng và áp dụng các mô hình ủ phân vi
sinh quy mô hộ gia đình đối với các huyện, thị xã có diện tích đất nông nghiệp và sản
lượng nông sản lớn trên đĩa bàn tỉnh Hậu Giang. Để thực hiện mục tiêu này, Tỉnh cần
đầu tư ngân sách hỗ trợ cho hoạt động lắp đặt các mô hình ủ phân vi sinh ưa nhiệt xử
lý phế phẩm nông nghiệp ban đầu cho các hộ gia đình.
 Tiến hành đánh giá lại các mô hình trong thời gian nhân rộng, tuyển chọn những
mô hình hiệu quả nhằm cải tiến mô hình đạt hiệu quả tốt nhất để nhân rộng và áp dụng
rộng rãi cho cả tỉnh;
 Kết hợp chương trình nhân rộng mô hình ủ phân vi sinh các phế phẩm, phế thải
nông nghiệp vào Chương trình xây dựng nông thôn mới; Chương trình nông thôn
xanh; Mô hình nhà ở xanh; Chương trình cải thiện hiệu suất sử dụng năng lượng,…;
 Tổ chức các đợt kiểm tra, giám sát các mô hình, các khu vực đang triển khai áp
dụng mô hình vào thực tế nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để tiếp tục triển
khai nhân rộng mô hình;
 Tổ chức các chiến dịch tập huấn rộng rãi, triển khai lắp đặt mô hình thí điểm mô
hình ủ phân ưa nhiệt từ các phế phẩm nông nghiệp cho các hộ gia đình trên địa bàn
tỉnh Hậu Giang, từ đó người dân có thể nắm bắt và thực hiện theo;
 Sở Tài nguên và Môi trường sẽ phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT; Sở Khoa
học và Công nghệ; UBND, các phòng tài nguyên và môi trường, phòng nông nghiệp
của các huyện/thị xã/ thành phố và các đơn vị có liên quan triển khai nhân rộng mô
hình ủ phân vi sinh các phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp xuống các hộ gia đình trên
địa bàn tỉnh Hậu Giang.
 Dự trên hiện trạng và quy hoạch diện tích và sản lượng của các nhóm cây trồng, vật
nuôi và thủy sản của các huyện/thị xã/thành phố trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, Đơn vị
tư vấn đã xây dựng lộ trình và mức độ ưu tiên nhân rộng mô hình ủ phân vi sinh ưa
nhiệt và cao nhiệt các phụ phẩm, phế phẩm nông nghiệp trên các địa phương của tỉnh
Hậu Giang, cụ thể được trình bày như trong các bảng 7.2-7.4

Bảng 7.64: Lộ trình và ưu tiên triển khai nhân rộng môi trường hình ủ phân vi sinh ưa
nhiệt từ rơm rạ, bã mìa, lá mía, thân ngô,…trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

Thời gian
Stt Huyện/thị xã Quy mô
thực hiện
1 H. Long Mỹ 2015 - 2016 13 xã: Long Bình, Long Phú, Long Trị,
Long Trị A, Lương Tâm, Lương Nghĩa, Tân
Phú, Thuận Hòa, Thuận Hưng, Vĩnh Thuận
Đông, Vĩnh Viễn, Vĩnh Viễn A và Xà Phiên
2 H. Phụng Hiệp 2015 - 2016 12 xã: Phụng Hiệp, Tân Phước Hưng, Tân
Bình, Hoà An, Phương Bình, Phương Phú,
Hoà Mỹ, Hiệp Hưng, Thạnh Hoà, Bình
Thành, Tân Long và Long Thạnh.
3 H. Vị Thủy 2017 - 2018 09 xã: Vị Bình, Vị Đông, Vị Thanh, Vị
Thắng, Vị Thủy, Vị Trung, Vĩnh Thuận Tây,
Vĩnh Trung và Vĩnh Tường
4 H. Châu Thành A 2017 – 2018 06 xã: Thạnh Xuân, Tân Phú Thạnh, Tân
Hòa, Trường Long Tây, Trường Long A và
Nhơn Nghĩa A
5 TP. Vị Thanh 2019 04 xã: Vị Tân, Hoả Lựu, Tân Tiến và Hoả
Tiến
6 TX. Ngã Bãy 2019 03 xã: Hiệp Lợi, Đại Thành và Tân Thành
7 H. Châu Thành 2020 07 xã: Đông Phước, Đông Phước A, Phú
Hữu, Phú Tân, Phú An, Đông Phú và Đông
Thạnh

Bảng 7.65: Lộ trình và ưu tiên triển khai nhân rộng môi trường hình ủ phân vi sinh ưa
nhiệt từ phế phẩm sản xuất rau màu và các phụ phẩm khác (vỏ trái cây)…trên địa bàn
tỉnh Hậu Giang

Thời gian
Stt Huyện/thị xã Quy mô
thực hiện
1 H. Châu Thành A 2015 06 xã: Thạnh Xuân, Tân Phú Thạnh, Tân
Hòa, Trường Long Tây, Trường Long A và
Nhơn Nghĩa A
2 H. Phụng Hiệp 2015 - 2016 12 xã: Phụng Hiệp, Tân Phước Hưng, Tân
Bình, Hoà An, Phương Bình, Phương Phú,
Hoà Mỹ, Hiệp Hưng, Thạnh Hoà, Bình
Thành, Tân Long và Long Thạnh.
3 H. Long Mỹ 2017 - 2018 13 xã: Long Bình, Long Phú, Long Trị,
Long Trị A, Lương Tâm, Lương Nghĩa, Tân
Phú, Thuận Hòa, Thuận Hưng, Vĩnh Thuận
Đông, Vĩnh Viễn, Vĩnh Viễn A và Xà Phiên
4 H. Vị Thủy 2017 - 2018 09 xã: Vị Bình, Vị Đông, Vị Thanh, Vị
Thời gian
Stt Huyện/thị xã Quy mô
thực hiện
Thắng, Vị Thủy, Vị Trung, Vĩnh Thuận Tây,
Vĩnh Trung và Vĩnh Tường
5 TX. Ngã Bãy 2019 03 xã: Hiệp Lợi, Đại Thành và Tân Thành
6 TP. Vị Thanh 2019 04 xã: Vị Tân, Hoả Lựu, Tân Tiến và Hoả
Tiến
7 H. Châu Thành 2020 07 xã: Đông Phước, Đông Phước A, Phú
Hữu, Phú Tân, Phú An, Đông Phú và Đông
Thạnh

Bảng 7.66: Lộ trình và ưu tiên triển khai nhân rộng môi trường hình ủ phân vi sinh cao
nhiệt từ bùn ao cá…trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

Thời gian
Stt Huyện/thị xã Quy mô
thực hiện
1 H. Phụng Hiệp 2015 - 2016 12 xã: Phụng Hiệp, Tân Phước Hưng, Tân
Bình, Hoà An, Phương Bình, Phương Phú,
Hoà Mỹ, Hiệp Hưng, Thạnh Hoà, Bình
Thành, Tân Long và Long Thạnh.
2 H. Long Mỹ 2017 - 2018 13 xã: Long Bình, Long Phú, Long Trị, Long
Trị A, Lương Tâm, Lương Nghĩa, Tân Phú,
Thuận Hòa, Thuận Hưng, Vĩnh Thuận Đông,
Vĩnh Viễn, Vĩnh Viễn A và Xà Phiên
3 H. Châu Thành A 2018 06 xã: Thạnh Xuân, Tân Phú Thạnh, Tân Hòa,
Trường Long Tây, Trường Long A và Nhơn
Nghĩa A
4 H. Vị Thủy 2018 - 2019 09 xã: Vị Bình, Vị Đông, Vị Thanh, Vị
Thắng, Vị Thủy, Vị Trung, Vĩnh Thuận Tây,
Vĩnh Trung và Vĩnh Tường
5 H. Châu Thành 2020 07 xã: Đông Phước, Đông Phước A, Phú Hữu,
Phú Tân, Phú An, Đông Phú và Đông Thạnh
6 TX. Ngã Bãy 2020 03 xã: Hiệp Lợi, Đại Thành và Tân Thành
7 TP. Vị Thanh 2020 04 xã: Vị Tân, Hoả Lựu, Tân Tiến và Hoả
Tiến

3.2.2. Giải pháp về mặt kỹ thuật để nâng cao hiệu quả quá trình ủ phân vi sinh ưa
nhiệt từ rơm rạ và các phụ phẩm khác (bã mía, lá mía,…) quy mô hộ gia đình

Thành phần chủ yếu của rơm rạ là Cenculozo khó phân hủy và có tỉ lệ C/N quá cao
(khoảng 84,8) nên không thuận lợi cho quá trình hoạt động của vi sinh vật để phân giải
chất hữu cơ. Vì vậy, nên trộn thêm các chất có thành phần dinh dưỡng cao như: đạm
ure, phân gia súc, gia cầm hoặc cũng có thể được ủ chung với rác thải rau màu và rác
thải sinh hoạt để tăng tốc độ phân hủy.

Rơm rạ và các phụ phẩm như lá mía, bã mía...thường có độ ẩm rất thấp không phù hợp
cho quá trình ủ nên thường xuyên phải bổ sung thêm nước để tăng độ ẩm cho đống ủ;
Trong quá trình ủ có thể bổ sung các loại chế phẩm vi sinh nhằm tăng tốc độ phân hủy.
Cũng có thể bổ sung bằng cách thêm các loại phân gia súc gia cầm vì trong này cũng
có chứa những chủng vi sinh vật có ích.

Do tính chất của phân hủy rơm rạ đòi hỏi phải có nhiệt độ khá cao nên có thể cải tiến
mô hình bằng cách tăng thể tích thùng ủ, khi đó thể tích đống ủ cũng tăng theo dẫn đến
tăng khả năng giữ nhiệt của đống ủ. Đồng thời có thể loại bỏ ống nhựa thông khí ở
giữa mô hình để tránh thất thoát nhiệt.

Hơn nữa các loại phụ phẩm, rơm rạ, bã mía, lá mía, thân cây bắp,…có khối lượng rất
lớn, do đó thùng ủ phải được gia tăng về kích thước lớn hơn và khối lượng nhiều hơn
cho phù hợp với khối lượng phụ phẩm, phế phẩm. Các thùng ủ nên được đặt tại các
đồng ruộng lúa, mía, ngô,…để thuận lợi cho việc thu gom các phế phẩm, phế thải sau
những vụ thu hoạch. Các phế phẩm, phế thải sẽ được cho vào thùng ủ sau mỗi vụ thu
hoạch định kỳ và trong suốt quá trình trồng trọt.

Thùng ủ cần phải đặt tại những nơi cao để tránh ngập nước và phải được theo dõi
thường xuyên về độ ẩm, nhiệt độ và khối lượng phụ phẩm, phế phẩm trong thùng ủ
nhẳm có những điều chỉnh thích hợp để đạt được hiệu quả ủ phân vi sinh cao nhất.

3.2.3. Giải pháp về mặt kỹ thuật để nâng cao hiệu quả quá trình ủ phân vi sinh ưa
nhiệt từ phế phẩm sản xuất rau màu và các phụ phẩm khác (vỏ trái cây) quy mô
hộ gia đình

Do tính chất của các mô hình ủ phân vi sinh ưa nhiệt từ phế phẩm sản xuất rau màu và
các phụ phẩm khác (vỏ trái cây) hoạt động theo mùa vụ. Nghĩa là, sau mỗi vụ thu
hoạch thì mới phát sinh chất thải, nhưng ngược lại lượng chất thải phát sinh rất nhiều.
Nên để đáp ứng được nhu cầu khi áp dụng vào thực tế, tùy theo quy mô, tính chất của
từng hộ sản xuất mà có thể tăng dung tích của thùng ủ. Trong điều kiện thực tế, để
thuận tiện cho việc thu gom chất thải và vận hành mô hình có thể đem mô hình đặt
ngay tại đồng ruộng, nơi trực tiếp phát sinh chất thải. Và cũng có thể, chuyển qua sử
dụng mô hình bằng gạch xây, tương tự như mô hình thùng nhựa nhưng có dung tích
lớn hơn, giống như một nhà chứa chất thải hữu cơ;

Trong quá trình ủ có thể bổ sung các loại chế phẩm vi sinh nhằm tăng tốc độ phân hủy
và xử lý mùi hôi nếu có phát sinh.

3.2.4. Giải pháp về mặt kỹ thuật để nâng cao hiệu quả quá trình ủ phân vi sinh
cao nhiệt bùn ao nuôi cá quy mô hộ gia đình

Trong quá trình vận hành thử nghiệm nhận thấy, nếu mô hình bị ngập nước sẽ ảnh
hưởng rất lớn đến quá trình phân hủy và hoạt động của vi sinh vật để phân giải chất
hữu cơ. Nên khi bắt đầu làm mô hình cần tính đến các biệp pháp để chống ngập úng,
nhất là vào mùa mưa. Có thể, làm mô hình tại những vùng đất cao để tránh ngập nước.
Do tính chất bùn ao nuôi cá tại Hậu Giang pH khá thấp (mô hình bùn 02, pH=5,2) gây
ức chế khả năng hoạt động của vi sinh vật dẫn đến ảnh hưởng đến chất lượng phân.
Nên khi múc bùn lên có thể để trong không khí tự nhiên một vài ngày nhằm điều chỉnh
giá trị pH về khoảng thích hợp trước khi phối trộn với vật liệu phối trộn để bắt đầu quá
trình ủ.

Các vật liệu phối trộn như rơm rạ, vỏ trấu, xơ dừa có thể mang đi ngâm nước. Sau đó,
để khô trong không khí tự nhiên trước khi mang đi phối trộn với bùn ao cá, để tăng tốc
độ phân hủy của vật liệu phối trộn.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Nhiệm vụ đã được tổ chức thực hiện nghiêm túc, bám sát các mục tiêu và nội dung đã
trình bày trong thuyết minh đề cương và hoàn thành đầy đủ các sản phẩm đăng ký
trong đề cương đã được phê duyệt:

Việc thực hiện nhiệm vụ “Khảo sát, đánh giá và triển khai thí điểm một số mô hình
tăng trưởng xanh về xử lý, tái sử dụng phụ phẩm, phế thải trong sản xuất nông nghiệp
quy mô hộ gia đình tại tỉnh Hậu Giang và đề xuất các giải pháp nhân rộng” nhằm
đánh giá được hiện trạng phát sinh chất thải rắn nông nghiệp, thực trạng tái sử dụng
phế liệu, xử lý chất thải phát sinh từ hoạt động nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu
Giang từ đó đề xuất được các mô hình tăng trưởng xanh về xử lý và tái sử dụng phụ
phẩm, phế thải trong sản xuất nông nghiệp quy mô hộ gia đình góp phần nâng cao hiệu
quả tái sử dụng chất thải nông nghiệp, giảm phát thải khí nhà kính và thực hiện tiêu chí
môi trường về xây dựng nông thôn mới. Các kết quả chính của nhiệm vụ như sau:

1). Đã tiến hành đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới về các mô hình
xử lý và tái sử dụng phụ phẩm, phế thải trong sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ.

2). Đã tiến hành đánh tổng quan tình hình nghiên cứu tại Việt Nam về các mô hình xử
lý và tái sử dụng phụ phẩm, phế thải trong sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ.

3). Đã khảo sát, đánh giá về tình hình phát sinh phụ phẩm, phế thải trong sản xuất
nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang: Thu thập số liệu, thông tin có sẳn về phát
triển ngành nông nghiệp, thu thập và xử lý thông tin cho 140 phiều về trồng trọt, 140
phiếu về chăn nuôi và thủy sản. Dựa trên kết quả thu thập thông tin cơ bản thống kê
được khối lượng phụ phẩm, phế thải trong nông nghiệp và ước tính được hệ số phát
thải:
 Hệ số phát thải phụ phẩm, phế phẩm trong trồng trọt: cây lúa: 441,86 kg/tấn sản
phẩm; cây khóm: 444,10 kg/tấn sản phẩm; cây mía: 68,19 kg/tấn sản phẩm; rau màu:
90,26 kg/tấn sản phẩm; cây lâm nghiệp: 29,70 kg/tấn sản phẩm
 Hệ số phát thải phụ phẩm, phế phẩm trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy hải sản:
heo: 363 kg chất thải rắn/năm; gà: 12,13 kg/con/năm; vịt: 4,47 kg/con.năm; bò: 2.347
kg/con.năm; trâu: 3.316,5 kg/con.năm; thủy sàn: 134 tấn/ha

4). Đã ước tính tổng khối lượng phụ phẩm, phế phẩm nông nghiệp phát sinh năm
2013:
 Trồng trọt: Lúa: 526.388,7 tấn/năm; Khóm: 8.448,56 tấn/năm; Mía: 80.860,93
tấn/năm; Rau màu: 15.053,74 tấn/năm; Cây lâm nghiệp: 4.721,11 tấn/năm.
 Chăn nuôi và thủy sản: heo: 43.364.706 kg/năm; Gà: 13.565.222 kg/năm; Vịt:
11.202.535 kg/năm; Bò: 3.091.012 kg/năm; Trâu: 5.701.064 kg/năm; Thủy sản:
877.432 tấn/vụ.

5). Đã đánh giá được tiềm năng áp dụng các mô hình tăng trưởng xanh vào thực tế
nhằm xử lý và tái sử dụng phụ phẩm, phế thải trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn
tỉnh Hậu Giang.

6). Đã tiến hành lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường tại tập trung chất thải, phế
phẩm trồng trọt, khu vực chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, nhằm đánh giá ảnh hưởng
của chất thải trong nông nghiệp tới môi trường và sức khỏe nhân dân.

7). Đã xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá tính khả thi của các mô hình tăng
trưởng xanh vào thực tế nhằm xử và tái sử dụng phụ phẩm, phế thải trồng trọt, chăn
nuôi và thủy sản trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

8). Đã xây dựng hướng dẫn áp dụng thử nghiệm công nghệ ủ phân vi sinh ưa nhiệt từ
phế thải nông nghiệp quy mô hộ gia đình

9). Đã triển khai áp dụng thử nghiệm công nghệ ủ phân vi sinh ưa nhiệt từ phế thải
nông nghiệp từ tháng 7-11/2014, kết quả như sau:
 Mô hình ủ phân vi sinh rác thải sinh hoạt hữu cơ: pH: 7,3-7,4; Độ ẩm: 70,9 - 78,8%;
Tỷ lệ C/N dao động từ 14,7-24,4, Nhiệt độ: 32 – 45oC, độ sụt giảm thể tích: 41 – 43%
 Mô hình ủ phân vi sinh rau màu: Với mô hình rau màu 01: độ ẩm và tỉ lệ C/N đều
gần với khoảng tối ưu cho quá trình ủ. Còn với mô hình 02, độ ẩm của rác cho vào là
84,1%, quá cao, trong khi đó tỉ lệ C/N lại quá thấp. Độ sụt về thể tích của mô hình rau
màu 01 là 67% thì mô hình rau màu 02 chỉ là 40%. Quá trình ủ phân trong khoảng thời
gian 4 tháng của 02 mô hình rau màu cho thấy phân phía dưới đáy thùng ủ đều đã ngả
màu nâu đen, không có mùi hôi phát sinh. Càng vào trong, độ hoai mục của phân càng
tốt. Phía rìa bên ngoài mô hình, phần sát với thành của thùng ủ. Đối với mô hình rau
màu 01, tốc độ phân hủy tốt, phân lấy ra đã hoai mục, tơi xốp và nhận thấy đã hình
thành chất mùn. Riêng đối với mô hình rau màu 02, tốc độ phân hủy chậm hơn nên
chất lượng phân lấy ra kém hơn so với mô hình rau màu 01.
 Mô hình ủ phân vi sinh rơm rạ: Mô hình rơm rạ 01 có kết quả tốt hơn rơm rạ 2. Vật
liệu bỏ vào mô hình rơm rạ 01, sau quá trình ủ có sự chuyển hóa thành chất mùn có
các tính chất vật lý, cơ học tương đương với phân vi sinh. Tại mô hình rơm rạ 02, kết
quả chưa tốt, nguyên nhân là do trong quá trình ủ, do điều kiện vi khí hậu tại khu vực
lắp đặt chưa tốt, do đó làm cho quá trình ủ diễn ra phân hủy chậm
 Mô hình ủ phân vi sinh bùn ao cá: Tỷ lệ C/N của cả 02 mô hình sau khi phối trộn
với vật liệu ủ để bắt đầu quá trình ủ đều nằm trong khoảng tối ưu tỷ lệ C/N là 25-35
(Nguyễn Tấn Phong, Quản lý và xử lý chất thải rắn, 2009). Sau thời gian 4 tháng sau
khi ủ. Với mô hình bùn 01, hỗn hợp bùn ngày càng đạt được độ tơi xốp, vón cục mịn
hơn. Số lượng giun đất và dế được ghi nhận xuất hiện trong luống ủ ngày càng nhiều..
Riêng đối với mô hình 02, tuy chất lượng hỗn hợp bùn ngày càng có sự thay đổi theo
chiều hướng tích cực nhưng vẫn chưa đạt được hiệu quả như mô hình 01. Tuy nhiên,
hỗn hợp bùn đã tơi xốp, có hiện tượng vón cục nhưng không nhiều

10). Đã đánh giá hiệu quả kinh tế kỹ thuật và môi trường của các mô hình ủ vi sinh các
phế phẩm nông nghiệp quy mộ hộ gia đình

11). Đã xây dựng được các giải pháp và lộ trình nhân rộng các mô hình ủ phân vi sinh
ưa nhiệt từ, rác thải sinh hoạt, phế thải nông nghiệp và mô hình ủ vi sinh cao nhiệt bùn
ao nuôi cá quy mô hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

12). Đã tổ chức hội thảo chuyên đề để xin ý kiến đóng góp về hiệu quả của mô hình và
các giải pháp nhân rộng. Nhóm nghiên cứu tiếp thu, cập nhật và bổ sung các ý kiến
góp ý của các đại biểu để hoàn thiện kết quả của nhiệm vụ.

2. KIẾN NGHỊ

Để tiếp tục triển khai các kết quả nghiên cứu của đề tài cũng như nội dung Điều 1,
Phần III, mục 5 của Quyết định số 1393/QĐ-TTg là “Phổ biến rộng rãi công nghệ xử
lý và tái sử dụng phụ phẩm, phế thải trong sản xuất nông nghiệp tạo ra thức ăn chăn
nuôi, trồng nấm, làm nguyên liệu công nghiệp, Biogas và phân bón hữu cơ và giảm
phát thải khí nhà kính”. Sở Tài nguyên và Môi trường cùng Đơn vị tư vấn kiến nghị
tiếp tục triền khai nhân rộng các mô hình ủ phân vi sinh các phế phẩm, phế thải nông
nghiệp đến các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, tổ chức lớp tập huấn cho các
hộ gia đình về các mô hình tái sử dụng và xử lý chất thải nông nghiệp. Việc triển khai
nhân rộng các mô hình xử lý chất thải, phế thải trong nông nghiệp sẽ góp phần giảm
thiểu ô nhiễm môi trường, giảm thiều khí thải nhà kính và thực hiện tiêu chí môi
trường về xây dựng nông thôn mới.

UBND tỉnh và các Sở, Ban ngành liên quan cần có sự phối hợp chặt chẽ và thống nhất
trong quá trình thực hiện kế hoạch triển khai nhân rộng các mô hình ủ phân vi sinh từ
các phế phẩm, phế thải nông nghiệp được đề xuất để đạt được kết quả tốt nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TÀI LIỆU TRONG NƯỚC


 Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang - Báo cáo hiện trạng môi trường -
năm 2013
 Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang- Báo cáo quy hoạch phát
triển nông nghiệp tỉnh hậu giang - năm 2014.
 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn- Khoa học công nghệ nông nghiệp và phát
triển nông thôn – 20 năm đổi mới, tập 3. Đất- Phân bón, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 2005.
 Chương trình hợp tác nghiên cứu Norsk Hydro Đông Dương - Kết quả nghiên cứu
sử dụng phân bón ở miền Bắc Việt Nam - Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. Nhà Xuất
bản Nông nghiệp – Hà Nội, 2000.
 Dự án Hỗ trợ Năng lượng tái tạo GIZ-GDE/MOIT, Nghiên cứu về cơ chế hỗ trợ
năng lượng sinh học nối lưới tại Việt Nam GIZ-GDE/MOIT, 2014.
 Nguyễn Văn Bộ, Bùi Huy Hiền, Hồ Quang Đức, Nguyễn Công Vinh, Nguyễn Văn
Vấn, Roland J. Buresh - Hướng dẫn quản lý dinh dưỡng cho cây lúa theo vùng đặc thù
ở Việt Nam - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam- Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế.
 Trương Quốc Phú, Trần Kim Tính – Thành phần hóa học bùn đáy ao nuôi cá tra –
Đại học Cần Thơ, năm 2012
 Báo cáo Môi trường quốc gia năm 2010 – Tổng quan môi trường Việt Nam do Bộ
Tài nguyên & Môi trường thực hiện;
 Phùng Chí Sỹ. Báo cáo đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu một số công nghệ thích
hợp nhằm xử lý chất thải sinh ra từ các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ và vừa tại Việt
Nam” (KHCN07-16), TP.Hồ Chí Minh, 2001.
 Phùng Chí Sỹ. Báo cáo kết quả đề tài “Điều tra hiện trạng và thử nghiệm nâng cao
hiệu quả tái sử dụng phế thải nông nghiệp góp phần phát triển kinh tế và bảo vệ môi
trường Việt Nam”, 2001.
 Nguyễn Văn Phước (2010), Quản lý và xử lý chất thải rắn, Nhà xuất bản ĐH quốc
gia TP. Hồ Chí Minh.

2. TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI


 J I Rodale - Complete Book of Composting – Rodale Press, 1960
 George E. Fitzpatrick, Eva C.Worden, Wagner A. Vendrame – Historical
Development of Composting Technology during the 20th Century – 2005
 Gotass. H.B – Composting, sanitary disposal and reclamation of organic wastes –
WHO, Geneva, Switzerland – 1956
 Stoffell, P.J và B.A. Kahn – Compost utilization in horticultural cropping systems –
Lewis Publ., Baca Raton Fla – 2001
 Rynk.R – On farm composting handbook – 1992
 UNEFP, Converting waste Agricultural Biomass into a resoure, compendium of
technologies, 2009.
 Rita Cestti, Jistendra Srivastava and Samira Jung, Agriculture non - point source
pollution control good management practices Chesapeake Bay experience, 2003.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC I: CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ

PHỤ LỤC II: PHIẾU KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG

PHỤ LỤC III: CÁC BẢN VẼ THIẾT KẾ MÔ HÌNH Ủ PHÂN VI SINH

PHỤ LỤC IV: CÁC MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA

PHỤC LỤC V: MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
NHIỆM VỤ

PHỤ LỤC VI: TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT

PHỤ LỤC VII: KẾT QUẢ HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ ĐỂ XIN Ý KIẾN ĐÓNG
GÓP VỀ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHÂN RỘNG
PHỤ LỤC I:

CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ


PHỤ LỤC II:

PHIẾU KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG


PHỤ LỤC III:

CÁC BẢN VẼ THIẾT KẾ MÔ HÌNH Ủ PHÂN VI SINH


PHỤC LỤC V:

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ


PHỤ LỤC IV:

CÁC MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA


PHỤ LỤC VI:

TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT


PHỤ LỤC VII:

KẾT QUẢ HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ ĐỂ XIN Ý KIẾN ĐÓNG GÓP VỀ


HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHÂN RỘNG

Trong khuôn khổ nội dung của Điều 1, Phần III, mục 5 của Quyết định số 1393/QĐ-
TTg là “Phổ biến rộng rãi công nghệ xử lý và tái sử dụng phụ phẩm, phế thải trong
sản xuất nông nghiệp tạo ra thức ăn chăn nuôi, trồng nấm, làm nguyên liệu công
nghiệp, biogas và phân bón hữu cơ và giảm phát thải khí nhà kính”. Sở Tài nguyên và
Môi tường tỉnh Hậu Giang đã tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ “Khảo sát, đánh
giá và triển khai thí điểm một số mô hình tăng trưởng xanh về xử lý, tái sử dụng phụ
phẩm, phế thải trong sản xuất nông nghiệp quy mô hộ gia đình tại tỉnh Hậu Giang và
đề xuất các giải pháp nhân rộng”.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang đã phối hợp với Trung tâm Công nghệ
Môi trường (ENTEC) khảo sát, đánh giá về tình hình phát sinh phụ phẩm, phế thải
trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Đồng thời đánh giá tiềm năng
áp dụng các mô hình tăng trưởng xanh vào thực tế nhằm xử lý và tái sử dụng phụ
phẩm, phế thải trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Trên cơ sở đó,
từ tháng 7/2014 đến 11/2014, Sở Tài nguyên và Môi trường và Trung tâm ENTEC đã
tiến hành triển khai áp dụng thử nghiệm công nghệ ủ phân vi sinh ưa nhiệt từ phế thải
nông nghiệp, rác thải sinh hoạt và mô hình ủ vi sinh cao nhiệt bùn ao nuôi cá quy mô
hộ gia đình.

Bước đầu, Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC) đã đánh giá kết quả của 04 mô
hình tăng trưởng xanh áp dụng và đề xuất giải pháp nhân rộng các mô hình.

Để nhận được ý kiến góp ý của các cơ quan, các chuyên gia về các nội dung nêu trên,
Ngày 21/11/2014, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Hội thảo tham vấn góp ý
đánh giá kết quả triển khai mô hình tăng trưởng xanh về xử lý, tái sử dụng phế
phẩm, phế thải trong sản xuất nông nghiệp quy mô hộ gia đình tại xã Thạnh Xuân
và đế xuất các giải pháp nhân rộng.
 Thời gian: Từ 8h00 thứ sáu, ngày 21 tháng 11 năm 2014.
 Địa điểm: UBND xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang.

Mục tiêu và nội dung chính của Hội thảo: Thảo luận và góp ý đánh giá kết quả triển
khai mô hình tăng trưởng xanh về xử lý, tái sử dụng phế phẩm, phế thải trong sản xuất
nông nghiệp quy mô hộ gia đình tại xã Thạnh Xuân và đế xuất các giải pháp nhân
rộng.

Chủ trì Hội thảo: Ông Nguyễn Văn Huyền, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường.

Thư ký Hội thảo: Ông Lưu Thanh Hợp, Trường phòng Đánh giá tác động môi trường –
Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Hậu Giang.

Thành phần tham dự: Hơn 50 đại biểu, bao gồm đại diện các Sở: Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Hội bảo vê Thiên nhiên và Môi trường tỉnh
Hậu Giang, Chi cục Bảo vệ môi trường, Phòng Tài nguyên môi trường các huyện, thị,
thành phố, UBND xã Thạnh Xuân và các hộ gia đình triển khai mô hình thí điểm.

1. PHẦN GIỚI THIỆU - KHAI MẠC HỘI THẢO

Bà Lê Thị Kim Diệu, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường tuyên bố lý
do, giới thiệu thành phần đại biểu tham dự hội thảo và chương trình hội thảo

Ông Nguyễn Văn Huyền – Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường phát biểu khai
mạc.

2. NỘI DUNG PHẦN TRÌNH BÀY

Ông Phùng Chí Sỹ – Giám đốc Trung tâm Công nghệ môi trường ENTEC trình bày
báo cáo tổng hợp về kết quả triển khai mô hình tăng trưởng xanh về xử lý, tái sử dụng
phế phẩm, phế thải trong sản xuất nông nghiệp quy mô hộ gia đình tại xã Thạnh Xuân
và đế xuất các giải pháp nhân rộng. Nội dung chính bao gồm:
 Tổng quan về các mô hình tăng trưởng xanh nhằm xử lý và tái sử dụng phụ phẩm,
phế thải trong nông nghiệp quy mô hộ gia đình.
 Tình hình phát sinh phụ phẩm, phế thải cho ngành trồng trọt trên địa bàn tỉnh Hậu
Giang.
 Tình hình phát sinh phụ phẩm, phế thải cho ngành chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Hậu
Giang.
 Đánh giá tiềm năng áp dụng các mô hình tăng trưởng xanh vào thực tế nhằm xử lý
và tái sử dụng phụ phẩm, phế thải trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu
Giang.
 Thử nghiệm công nghệ ủ phân vi sinh ưa nhiệt từ rác thải sinh hoạt, phế thải nông
nghiệp tại xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A và đề xuất các giải pháp nhân rộng.
 Thử nghiệm công nghệ ủ phân vi sinh cao nhiệt bùn ao nuôi cá tại xã Thạnh Xuân,
huyện Châu Thành A và đề xuất các giải pháp nhân rộng.

Bà Lê Thị Kim Diệu chủ trì phần thảo luận, đề nghị các đại biểu tham dự góp ý
chính về kết quả triển khai mô hình tăng trưởng xanh về xử lý, tái sử dụng phế phẩm,
phế thải trong sản xuất nông nghiệp quy mô hộ gia đình tại xã Thạnh Xuân và đế xuất
các giải pháp nhân rộng.

3. NỘI DUNG PHẦN THẢO LUẬN

1). Ông Trần Văn Hoàng, Ấp Trầu Hôi, xã Thạnh Xuân hộ được triển khai lắp đặt mô
hình ủ phân vi sinh ưa nhiệt từ rác thải sinh hoạt nhận xét: Mô hình không phát sinh
mùi hôi, không tốn diện tích khi lắp đặt mô hình, phù hợp với hộ gia đình, xử lý được
lượng chất thải sinh hoạt phát sinh giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường, quy trình vận
hành dễ dàng, tạo ra được lượng phân vi sinh bón cho cây trồng và đề nghị được nhân
rộng cho các hộ dân. Mô hình này tốt hơn so với mô hình đào hố chôn rác mà địa
phương đang vận động người dân triển khai. Hố chôn rác có tác động đến môi trường
rất khó kiểm soát và đòi hỏi kỹ thuật cao cho kiểm soát lượng nước rỉ phát sinh, khó
vận hành.

2). Ông Lê Minh Chiến, Ấp Trầu Hôi, xã thạnh xuân hộ được triển khai lắp đặt mô
hình ủ phân vi sinh ưa nhiệt từ chất thải rau màu nhận xét: Mô hình không phát sinh
mùi hôi, thuận tiện trong quá trình sử dụng, tạo được lượng phân bón cho cây trồng,
không gây ô nhiễm môi trường, chất thải bỏ vào (rau màu, vỏ trái cây, lá cây,…) mô
hình phân hủy tốt, tuy nhiên với mô hình xử lý chỉ có 5 kg/ngày có nhiều hộ diện tích
đất nhiều thì lượng chất thải phát sinh lớn mô hình xẽ không đáp ứng xử lý được hết.
đề nghị nhân rộng mô hình.

3). Ông Nguyễn Viết Sô, Ấp Láng Hầm C, xã Thạnh Xuân hộ được triển khai lắp đặt
mô hình ủ phân vi sinh ưa nhiệt từ chất thải rau màu nhận xét: Mô Hình không có phát
sinh mùi hôi, thuận tiện trong quá trình sử dụng, tận dụng được các nguồn chất thải tạo
ra được lượng phân vi sinh bón cho cây trồng và trồng rau, giảm thiểu ô nhiễm môi
trường (Trước đây phụ phế phẩm từ trồng trọt đều đổ bỏ bừa bãi gây ô nhiễm môi
trường; có thể xây gạch để tăng dung tích phù hợp với điều kiện thực tế với quy mô
sản xuất lớn), đề nghị triển khai nhân rộng mô hình.

4). Ông Lê Văn Thích, Ấp Xẻo Cao A, xã Thạnh Xuân hộ được triển khai lắp đặt mô
hình ủ phân vi sinh ưa nhiệt từ rác thải sinh hoạt nhận xét: Mô hình không phát sinh
mùi hôi, xử lý được chất thải sinh hoạt không gây ô nhiễm môi trường, tạo ra được
lượng phân bón cho cây trồng. tuy nhiên hàng ngày lượng phát sinh chất thải sinh hoạt
không đủ 5 kg có được không? Đề xuất nhân rộng mô hình.

5). Bà Nguyễn Thị Kim Linh, Phòng TNMT thị xã Ngã Bảy, các mô hình có nhiều ưu
điểm, hiện tại trên địa bàn lượng chất thải phát sinh từ cây mía, cây khóm là rất lớn
nhưng trong nội dung hội thảo chưa thấy đề cập đến mô hình xử lý chất thải cho nhóm
cây trồng này và lượng chất thải này áp dụng xử lý ở các mô hình này là chưa phù hợp
vì rất khó thu gom, Cần có các chính sách hỗ trợ để nhân rộng mô hình. Cần cung cấp
thông tin về kinh phí áp dụng mô hình bùn ao nuôi cá

6). Ông Nguyễn Đức Tài, Đại diện Phòng Tài nguyên và Môi trường Tp. Vị Thanh:
Cần xây dựng hướng dẫn vận hành đơn giản, dễ hiểu, bằng hình ảnh cho người dân.

7). Ông Nguyễn Minh Nhựt, Đại diện Phòng Tài nguyên môi trường Châu Thành A:
Rất quan tâm đến kết quả mô hình và yêu cầu cung cấp thông tin giá thành thùng ủ và
giá vải Toptex

8). Ông Mai Văn Kiềm, Đại diện Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Long Mỹ: Mô
hình đặt tại hộ gia đình mà lượng rơm sau khi thu hoạch đưa về nhà ít, chủ yếu là gốc
rơm rạ ngoài đồng. Nên phải có biện pháp thu gom và thiết kế mô hình phù hợp hơn
với điều kiện thực tế; Có thể làm nhà để sản xuất phân bón hay không.

9). Ông Bùi Minh Luân, Đại diện Chi cục bảo vệ thực vật: Mô hình có thể cung cấp
một lượng phân hữu cơ để giảm sử dụng phân bón hóa học dẫn đến đất đai ngày càng
bạc màu, lấy đi mà không trả lại cho đất; Đề xuất quá trình phân hủy có thể bổ sung
nấm Trichoderma để tăng tốc độ phân hủy.
10). Bà Nhan Thị Hồng Xuyến, Đại diện Sở Khoa học và Công nghệ: Trước đây, đã
thử nghiệm mô hình sử dụng nấm Trichoderma và ruồi lính đen để xử lý nhưng khi
ứng dụng vào thực tế lại gặp khó khăn trong công tác phân loại rác và sự tham gia của
người dân; Quan trọng là ý thức của người dân khi thu gom và phân loại rác thải; Góp
ý nên hỗ trợ vốn đầu tư ban đầu cho người dân để triển khai mô hình.

11). Ông Hoàng Minh Châu, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và môi trường tỉnh Hậu Giang:
Mô hình đơn giản, giá thành kha thấp, đáp ứng được yêu cầu xử lý rác thải, phù hợp
với tiêu chí 17 để xây dựng nông thôn mới; Sản xuất nông nghiệp đang lãng phí nguồn
phế phẩm, phế thải dồi dào, nên có thể tận dụng được loại phế thải này; Đảm bảo vệ
sinh môi trường, có thể triển khai, nhân rộng đại trà; Chuẩn bị tài liệu tuyên truyền,
hướng dẫn dễ hiểu cho người dân; Bước đầu cần tập huấn cho các cán bộ phòng Tài
nguyên môi trường và các xã; Trước đây và bây giờ, khuyến khích đào hố chôn rác:
không phù hợp và dễ gây ra những tác động tiêu cực lên môi trường, khó kiểm soát;
Đề tài thiết thực với điều kiện tỉnh Hậu Giang.

12). Ông Lê Vũ Trường, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Hậu Giang:
Cần xác định và phân biệt giữa ủ phân vi sinh cao nhiệt và ưa nhiệt; Nhận xét mô hình
bùn có kết quả tốt, nên nhân rộng.

13). Bà Lê Thị Kim Diệu - Chi Cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường: Yêu cầu xây
dựng sổ tay hướng dẫn để tuyền truyền rõ ràng, dễ hiểu cho người dân.

14). Ông Nguyễn Văn Huyền, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hậu Giang:
Nên tổ chức tập huấn cho cơ quan có chuyên môn trước khi muốn nhân rộng mô hình;
Nên giới hạn về quy mô sản xuất, chỉ nên áp dụng cho sản xuất hộ gia đình; Mô hình
có ưu điểm hơn nhiều so với đào hố chôn lấp; Cần có các biện pháp để nhân rộng rộng
rãi hơn; Cần xây dựng kế hoạch hỗ trợ được chi phí cho người dân hay không; Nên
đưa nhiều phương án lựa chọn mô hình: xây gạch thì giá bao nhiêu, vật liệu khác giá
bao nhiêu?; Người dân có xu hướng tận dụng rơm làm nấm rơm, sau đó lượng rơm
này có thể cho vào mô hình; Cung cấp thông tin giá thành vải Toptex? Có thể cung cấp
đại trà được hay không; Cần có các biện pháp vận động, tuyên truyền cho người dân
áp dụng mô hình.

15). Chủ tịch UBND xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A: Trước tiên cần thay đổi
tập quán của người dân về vấn đề thu gom rác thải. Khối lượng rác cho vào mô hình
có thể thay đổi để phù hợp với thực tế.

4. GIẢI TRÌNH VÀ TIẾP THU Ý KIẾN CỦA ĐẠI BIỂU:

Ông Phùng Chí Sỹ – Trung tâm ENTEC: Tiếp thu, nhất trí và giải trình các ý kiến
góp ý của các đại biểu. Các ý kiến góp ý của các đại biểu là rất cần thiết, hữu ích để
nhóm nghiên cứu cập nhật, bổ sung và hoàn thiện kết quả của nhiệm vụ.

5. PHẦN KẾT LUẬN VÀ BẾ MẠC HỘI THẢO

Sau quá trình thảo luận, ông Nguyễn Văn Huyền, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi
trường Hậu Giang kết luận Hội thảo như sau:
1. Đây là hội thảo tham vấn góp ý cho nội dung kết quả triển khai mô hình tăng trưởng
xanh về xử lý, tái sử dụng phế phẩm, phế thải trong sản xuất nông nghiệp quy mô hộ
gia đình tại xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A và đế xuất các giải pháp nhân rộng.

2. Các ý kiến của các vị đại biểu đã được tổ thư ký thuộc Chi cục bảo vệ môi trường
Hậu Giang, nhóm tác giả thuộc đơn vị tư vấn ghi chép đầy đủ và nghiên cứu, chỉnh
sửa, hoàn thiện trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Văn Huyền cảm ơn và biểu dương tinh thần trách nhiệm của các đại biểu
đã tham dự đầy đủ và phát biểu ý kiến quý báu tại Hội thảo.

Hội thảo kết thúc vào 10 giờ 45 ngày 21 tháng 11 năm 2014 ./.

You might also like