You are on page 1of 50

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ HỌC PHẦN

ĐÁNH GIÁ HIỆU NĂNG MẠNG

ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ HIỆU NĂNG MẠNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP
MÔ PHỎNG SỬ DỤNG PHẦN MỀM NS2

Sinh viên thực hiện : NGUYỄN KHẮC ĐỒNG

Giảng viên hướng dẫn : NGUYỄN KHÁNH TÙNG

Khoa : CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Chuyên ngành : QUẢN TRỊ VÀ AN NINH MẠNG

Lớp : D12QTANM

Khóa : 2017-2022

Hà Nội,ngày 10 tháng 10 năm 2020


PHIẾU CHẤM ĐIỂM

Sinh viên thực hiện:

Họ và tên Chữ ký Ghi chú

NGUYỄN KHẮC ĐỒNG


MSV: 1781320004

Giảng viên chấm:

Họ và tên Chữ ký Ghi chú

Giảng viên chấm 1 :

Giảng viên chấm 2 :


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU NĂNG MẠNG......................2
1.1. Tầm quan trọng của việc đánh giá hiệu năng mạng.......................................2
1.2. Các độ đo hiệu năng.......................................................................................3
1.3. Các phương pháp đánh giá hiệu năng mạng...................................................4
1.3.1. Mô hình Giải tích.....................................................................................4
1.3.2. Mô hình Mô phỏng..................................................................................4
1.3.3. Đo hiệu năng............................................................................................5
1.3.4. Đánh giá các phương pháp đánh giá hiệu năng.......................................6
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU NĂNG MẠNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP MÔ
PHỎNG.....................................................................................................................8
2.1. Giới thiệu phần mềm NS2..............................................................................8
2.2. Tạo topo mạng LAN có dây...........................................................................8
2.2.1. Các bước tạo topo mạng LAN có dây.....................................................8
2.2.1. Mô hình tạo được..................................................................................11
2.3. Tạo topo mạng LAN không dây (WLAN)...................................................12
2.3.1. Các bước tạo topo mạng LAN không dây.............................................12
2.3.2. Mô hình tạo được..................................................................................15
2.4. Phân tích các độ đo hiệu năng trên NS2.......................................................16
2.4.1. Phân tích các độ đo hiệu năng trên topo mạng LAN có dây.................16
2.4.2. Phân tích các độ đo hiệu năng trên topo mạng LAN không dây...........19
CHƯƠNG 3: CÀI ĐẶT VÀ THỬ NGHIỆM.........................................................22
3.1. Giới thiệu phần mềm giám sát hiệu năng mạng Zabbix...............................22
3.1.1. Giới thiệu về Zabbix..............................................................................22
3.1.2. Ưu điểm của Zabbix..............................................................................22
3.1.3. Nhược điểm...........................................................................................22
3.2. Cài đặt và demo cách sử dụng Zabbix..........................................................23
3.2.1. Cài đặt Zabbix.......................................................................................23
3.2.2. Cách sử dụng Zabbix.............................................................................29
KẾT LUẬN.............................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................43
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2. 1. Mở NAM từ terminal...............................................................................8
Hình 2. 2. Tạo mới một topo mạng LAN có dây.......................................................9
Hình 2. 3. Tạo các node.............................................................................................9
Hình 2. 4. Tạo đường dẫn giữa các node.................................................................10
Hình 2. 5. Chọn giao thức truyền tin và lưu lượng cho các node............................10
Hình 2. 6. Lưu và chạy thử topo mạng....................................................................11
Hình 2. 7. Topo mạng LAN có dây.........................................................................11
Hình 2. 8. Mở GNS2 từ terminal.............................................................................12
Hình 2. 9. Tạo mới topo mạng LAN không dây......................................................12
Hình 2. 10. Tạo các node.........................................................................................13
Hình 2. 11. Chọn giao thức truyền tin và lưu lượng cho các node..........................13
Hình 2. 12. Pop-up hiển thị các thông số tùy chỉnh................................................14
Hình 2. 13. File .clt được tạo...................................................................................15
Hình 2. 14. Mô hình mạng LAN không dây............................................................15
Hình 2. 15. Mô hình truyền gói tin..........................................................................16
Hình 2. 16. Thông lượng của topo mạng.................................................................17
Hình 2. 17. Thông tin mô tả của topo mạng............................................................17
Hình 2. 18. Mô hình truyền gói tin..........................................................................19
Hình 2. 19. Thông lượng của topo mạng.................................................................19
Hình 2. 20. Thông tin mô tả của topo mạng............................................................20
YHình 3. 1. Cửa sổ
Welcome……………………………………………………….25
Hình 3. 2. Cửa sổ Check of pre-requisites...............................................................25
Hình 3. 3. Cửa sổ Configure DB connection...........................................................26
Hình 3. 4. Cửa sổ Zabbix server details..................................................................26
Hình 3. 5. Cửa sổ Pre-installation summary............................................................27
Hình 3. 6. Cửa sổ Install..........................................................................................27
Hình 3. 7. Giao diện Zabbix server.........................................................................28
Hình 3. 8. Giao diện tổng quát của Zabbix..............................................................29
Hình 3. 9. Tab Monitoring.......................................................................................30
Hình 3. 10. Mục Dashboard....................................................................................30
Hình 3. 11. Bảng hiển thị trạng thái của zabbix server...........................................31
Hình 3. 12. Hiển thị trạng thái của các group..........................................................31
Hình 3. 13. Bảng thống kê vấn để của các host theo thời gian................................32
Hình 3. 14. Bảng hiển thị graphs, screens, maps.....................................................32
Hình 3. 15. Hiển thị trạng thái của một host...........................................................33
Hình 3. 16. Mục Problems.......................................................................................33
Hình 3. 17. Lọc vấn đề theo các tiêu chí.................................................................34
Hình 3. 18. Mục Overview......................................................................................34
Hình 3. 19. Mục Latest data....................................................................................35
Hình 3. 20. Mục Triggers........................................................................................35
Hình 3. 21. Mục Graphs..........................................................................................36
Hình 3. 22. Mục Screens.........................................................................................37
Hình 3. 23. Mục Maps.............................................................................................37
Hình 3. 24. Mục Discovery.....................................................................................38
Hình 3. 25. Mục Host group....................................................................................38
Hình 3. 26. Mục template........................................................................................39
Hình 3. 27. Mục Host..............................................................................................40
Hình 3. 28. Mục Maintance.....................................................................................40
Hình 3. 29. Mục Action...........................................................................................41
Hình 3. 30. Mục Discovery.....................................................................................41
DANH MỤC BẢNG BIỂU
YBảng 1.1. Bảng đánh giá các phương pháp đo hiệu năng mạng.............................7
YBảng 2. 1. Thông số của các trường
hợp………………………………………….18
Bảng 2. 2. Thông số thu được từ các trường hợp....................................................18
Bảng 2. 3. Thông số của các trường hợp.................................................................20
Bảng 2. 4. Thông số thu được từ các trường hợp....................................................21
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU NĂNG MẠNG

1.1. Tầm quan trọng của việc đánh giá hiệu năng mạng

Trong suốt thời kỳ pháy triển của mạng máy tính, việc đánh giá và dự đoán
hiệu năng mạng luôn là mối quan tâm hàng đầu của những người nghiên cứu và
thiết kế; mục đích là để nắm được và cải thiện đặc trưng giá – hiệu năng (cost –
performance). Vấn đề đánh giá và dự đoán hiệu năng mạng được đặt ra ngay từ khi
thiết kế kiến trúc của hệ thống cho đến khi mạng đã đi vào hoạt động. Trong giai
đoạn đầu của quá trình thiết kế, người ta cần phải dự đoán hai điều. Thứ nhất là
bản chất của các ứng dụng sẽ chạy trên mạng và các yêu cầu dịch vụ mà các ứng
dụng này đòi hỏi hệ thống mạng phải đáp ứng. Thứ hai là việc lựa chọn một trong
các thiết kế kiến trúc, dựa trên các công nghệ phần cứng và phần mềm sẽ được
phát triển và đưa ra thị trường trong tương lại, khi hệ thống mạng bước vào giai
đoạn triển khai thực hiện.

Sau khi đã lựa chọn kiến trúc và bắt đầu thiết kế, triển khai hệ thống mạng,
việc dự đoán và đánh giá hiệu năng sẽ trở nên cụ thể hơn. Thí dụ sẽ chọn đường
truyền vật lý nhưnthế nào, các đặc tính của đường truyền được chọn sẽ ảnh hưởng
thế nào đến hiệu năng của mạng. Các kỹ thuật được dùng để dự đoán và đánh giá
hiệu năng mạng trong giai đoạn thiết kế và triển khai thực hiện có khi chỉ là các
tính toán bằng tay, nhưng cũng có khi là các mô phỏng rất tinh vi. Việc so sánh
hiệu năng dự đoán với hiệu năng thực tế đạt được thường giúp cho nhà nghiên cứu
thấy được các khiếm khuyết chính trong thiết kế hoặc các lỗi trong việc lập trình
hệ thống. Ngày nay, việc dự đoán và đánh giá hiệu năng thường được người ta coi
là một phần không thể thiếu được của công việc thiết kế và triển khai thực hiện hệ
thống.
Định cấu hình mạng: Sau khi mạng đã được triển khai thực hiện, việc dự đoán và
đánh giá hiệu năng mạng đối với các ứng dụng cụ thể cũng có ý nghĩa quan trọng.
Nhằm đạt được sự tối ưu hoá, nhà sản xuất phải chỉ ra được các cách kết hợp và tổ
chức phần cứng và phần mềm mạng để đem lại một giải pháp tốt nhất cho các yêu
cầu của khách hàng, việc này thường được gọi là định cấu hình mạng. Mặc dù có
thể vẫn sử dụng các công cụ và phương pháp đã được sử dụng trong giai đoạn phát
triển hệ thống, nhưng cần phải bổ sung thêm một số yếu tố nữa. Đặc điểm môi
trường của người sử dụng sản phẩm mạng cần được biểu diễn bằng các tham số
định lượng và đưa vào mô hình mô phỏng hiệu năng.

Tinh chỉnh hệ thống: Sau khi hệ thống sản phẩm đã được lắp đặt tại địa điểm của
khách hàng, nhà cung cấp sản phẩm cần phải làm sao cho hệ thống mà họ bán cho
khách hàng đạt được hiệu năng hoạt động như họ đã hứa hẹn khi chào hàng, việc
này được gọi là tinh chỉnh hệ thống. Đối với các hệ thống mạng, việc tìm ra được
điểm làm việc tối ưu và ổn định trên toàn mạng là rất khó.

1.2. Các độ đo hiệu năng

Nhìn chung, có thể phân các độ đo hiệu năng làm hai loại:

Độ đo hướng tới người sử dụng:

- Thời gian đáp ứng (response time): thời gian từ khi một yêu cầu
(request) tới hệ thống đến khi nó được thực hiện xong
- Thời gian phản ứng của hệ thống (system reaction time): thời gian từ
khi input tới hệ thống đến khi yêu cầu chứa trong input đó được phục
vụ đầu tiên

Độ đo hướng tới hệ thống:


- Thông lượng (throughput): Trung bình số đơn vị thông tin đi qua
mạng trong một khoảng thời gian (đơn vị: bit, byte, packet,…)
- Thời gian trễ (delay): Thời gian trung bình để vận chuyển một gói dữ
liệu qua mạng, từ nguồn tới đích

1.3. Các phương pháp đánh giá hiệu năng mạng

Các phương pháp đánh giá hiệu năng mạng máy tính có thể được chia làm
ba loại: mô hình Giải tích (Analytic Models), mô hình Mô phỏng (Simulation
Models), Đo hiệu năng (Measurement).

1.3.1. Mô hình Giải tích

Trong các mạng chuyển mạch gói, gói số liệu là các khối dữ liệu có chiều
dài thay đổi được, được truyền qua mạng từ nguồn tới đích theo một con đường
nào đó do hệ thống mạng quyết định. Các tài nguyên mạng sẽ được chia sẻ giữa
các gói số liệu khi chúng đi qua mạng. Số lượng và chiều dài các gói số liệu đi vào
hoặc đi qua mạng tại mọi thời điểm, thời gian kéo dài các cuộc kết nối v.v., tất cả
các tham số này nói chung, thay đổi một cách thống kê. Vì vậy, để nêu ra các tiêu
chuẩn đo lường định lượng về hiệu năng, cần phải sử dụng các khái niệm về xác
suất để nghiên cứu sự tương tác của chúng với mạng. Lý thuyết Hàng đợi đóng vai
trò mấu chốt trong việc phân tích mạng, bởi vì đó là công cụ Toán học thích hợp
nhất để phát biểu và giải các bài toán về hiệu năng. Theo phương pháp này, chúng
ta viết ra các mối quan hệ hàm giữa các tiêu chuẩn hiệu năng cần quan tâm và các
tham số của hệ thống mạng bằng các phương trình có thể giải được bằng giải tích.

1.3.2. Mô hình Mô phỏng

Mô phỏng là sự bắt chước một hay nhiều khía cạnh của sự vật có thực, bằng
một cách nào đó càng giống càng tốt. Trong các lĩnh vực nghiên cứu hiện đại, như
lĩnh vực đánh giá hiệu năng mạng, mô phỏng được hiểu là một kỹ thuật sử dụng
máy tính điện tử số để làm các thí nghiệm về mạng có liên quan đến thời gian. Mô
hình Mô phỏng mô tả hành vi động của mạng, ngay cả khi người nghiên cứu chỉ
quan tâm đến giá trị trung bình của một số độ đo trong trạng thái dừng. Cấu trúc và
độ phức tạp của bộ mô phỏng phụ thuộc vào phạm vi của thí nghiệm mô phỏng.
Nó thường được xây dựng có cấu trúc, cho phép mô-đun hoá chương trình mô
phỏng thành tập các chương trình con, sao cho việc sửa đổi, bổ sung các chương
trình con được dễ dàng. Ngoài ra, chương trình mô phỏng cũng phải được xây
dựng sao cho đạt được tốc độ cao nhằm làm giảm thời gian chạy mô phỏng càng
nhiều càng tốt.

1.3.3. Đo hiệu năng

Đo hiệu năng là phương pháp xác định hiệu năng dựa trên việc đo trên mạng
thực các tham số mạng cấu thành độ đo hiệu năng cần quan tâm. Việc đo hiệu năng
nhằm thực hiện một trong các nhiệm vụ sau. Một là, giám sát hiệu năng của mạng .
Hai là, thu thập số liệu để lập mô hình dữ liệu vào cho các phương pháp đánh giá
hiệu năng bằng giải tích hoặc mô phỏng. Nhiệm vụ thứ ba là kiểm chứng các mô
hình khác dựa trên các số liệu đo được. Đo hiệu năng không chỉ quan trọng trong
các giai đoạn triển khai thực hiện và tích hợp hệ thống mà còn cả trong các giai
đoạn lắp đặt và vận hành hệ thống. Bởi vì sau khi lắp đặt và đưa vào sử dụng, mỗi
một hệ thống cụ thể sẽ có một tải hệ thống và các độ đo hiệu năng được quan tâm
riêng của nó, cho nên sau khi lắp đặt, người ta thường phải điều chỉnh cấu hình cho
phù hợp. Các tham số cấu hình sẽ được chọn sau khi các phép đo hiệu năng cho
thấy các tham số cấu hình này làm cho hệ thống đạt được hiệu năng tốt nhất. Trong
thực tế, mọi người đều thừa nhận tầm quan trọng của việc đo và đánh giá hiệu
năng. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua việc, hầu như tất cả các hệ thống mạng
đều tích hợp bên trong nó các công cụ đo và đánh giá hiệu năng; nhờ đó có thể đo
hiệu năng bất cứ lúc nào trong suốt vòng đời của hệ thống.

1.3.4. Đánh giá các phương pháp đánh giá hiệu năng

Phương pháp Ưu điểm Nhược điểm


đánh giá
Mô hình Giải tích - Có thể thay đổi các tham số - Các mô hình Giải tích
hệ thống và cấu hình mạng thường không thể giải được
trong một miền rộng với chi nếu không được đơn giản
phí thấp mà vẫn đạt được kết hóa nhờ các giả thiết hoặc
quả mong muốn. được phân rã thành các mô
hình nhiều cấp.
- Các kết quả của phương
pháp này bắt buộc phải
được kiểm nghiệm bằng
kết quả của phương pháp
khác.
Mô hình Mô phỏng - Có thể sử dụng ngay trong - Đòi hỏi một chi phí rất
giai đoạn đầu của việc thiết cao cho việc xây dựng bộ
kế hệ thống mạng, cho đến mô phỏng cũng như kiểm
giải đoạn triển khai thực chứng tính đúng đắn.
hiện.
- Sau khi đã xây dựng xong
bộ mô phỏng, có thể tiến
hành chạy chương trình mô
phỏng bao nhiêu lần tuỳ ý,
với độ chính xác theo yêu
cầu và chi phí cho mỗi lần
chạy thường là rất thấp.
Đo hiệu năng - Thường cho kết quả chính - Đòi hỏi chi phí cho các
xác cao, sát với thực tế công cụ đo và cho việc tiến
hành đo.
- Việc đo cần được tiến
hành tại nhiều điểm trên
mạng thực, ở những thời
điểm khác nhau và cần lặp
đi lặp lại trong một khoảng
thời gian đủ dài.
- Phải xây dựng kịch bản
cần đo, tạo ra những điều
kiện giống với kịch bản.
Bảng 1.. Bảng đánh giá các phương pháp đo hiệu năng mạng
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU NĂNG MẠNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP MÔ
PHỎNG

2.1. Giới thiệu phần mềm NS2

NS (phiên bản) là phần mềm mô phỏng mạng điều khiển sự kiện riêng rẽ
hướng đối tượng, được phát triển tại UC Berkely, viết bằng ngôn ngữ C++ và
OTcl. NS rất hữu ích cho việc mô phỏng mạng diện rộng (WAN) và mạng local
(LAN). Bốn lợi ích lớn nhất của NS-2 phải kể đến đầu tiên là:
 Khả năng kiểm tra tính ổn định của các giao thức mạng đang tồn tại
 Khả năng đánh giá các giao thức mạng mới trước khi đưa vào sử dụng
 Khả năng thực thi những mô hình mạng lớn mà gần như ta không thể thực
thi
 được trong thực tế
 Khả năng mô phỏng nhiều loại mạng khác nhau
(Link tải và hướng dẫn cài đặt NS2 ở phần tài liệu tham khảo)

2.2. Tạo topo mạng LAN có dây

2.2.1. Các bước tạo topo mạng LAN có dây

Bước 1: Mở phần mềm NAM, từ terminal gõ lệnh nam

Hình 2. . Mở NAM từ terminal


Bước 2: Ở giao diện NAM console chọn File → chọn New Nam Editor…
(Ctrl+N)

Hình 2. . Tạo mới một topo mạng LAN có dây


Bước 3: Ở giao diện NAM Editor, chọn biểu tượng dấu ! để tạo các node

Hình 2. . Tạo các node


Bước 4: Tiếp theo chọn biểu tượng bên cạnh để tạo đường dẫn giữa các node

Hình 2. . Tạo đường dẫn giữa các node


Bước 5: Chọn Agent → chọn loại giao thức tại danh sách bên cạnh để gán giao
thức truyền tin cho node nguồn và node đích → quay lại biểu tượng tạo liên kết để
tạo đường dẫn từ nguồn tới đích; Tiếp theo, chọn Traffic Source → chọn loại lưu
lượng cho node nguồn

Hình 2. . Chọn giao thức truyền tin và lưu lượng cho các node
Bước 6: Tiếp theo, chọn biểu tượng con trỏ, click chuột phải vào các node, các
đường dẫn, các giao thức vừa tạo để tùy chỉnh thông số; cuối cùng, click File →
Save để lưu lại topo mạng vừa tạo; Run Ns để chạy topo đã tạo.
Hình 2. . Lưu và chạy thử topo mạng

2.2.1. Mô hình tạo được

Hình 2. . Topo mạng LAN có dây


Kịch bản mô phỏng:
Mô hình trên bao gồm:
- 6 node (1,2,3,4,5,6)
- Liên kết giữa các node 1-3, 2-3, 4-5, 4-6 có bandwidth = 1 Mbps,
delay = 20 ms
- Liên kết giữa các node 3-4 có bandwidth = 2 Mbps, delay = 10 ms
- Các liên kết dùng hàng đợi DropTail
- Các agent TCP và UDP gắn với node 1 và 2 có packet size = 1000
byte
2.3. Tạo topo mạng LAN không dây (WLAN)

2.3.1. Các bước tạo topo mạng LAN không dây

Ở bài báo cáo này, em dùng phần mềm NSG2 để xây dựng topo mạng LAN
không dây (Link hướng dẫn cài đặt NSG2 ở phần tài liệu tham khảo)
Bước 1: Bật terminal, gõ lệnh java –jar NSG2.jar để bật giao diện NSG2

Hình 2. . Mở GNS2 từ terminal


Bước 2: Tại giao diện NSG2, chọn Scenario → New wireless scenario (Ctrl+L) để
vào giao diện tạo mạng LAN không dây của NSG2.

Hình 2. . Tạo mới topo mạng LAN không dây


Bước 3: Chọn Node và đặt các node trong vùng phủ sóng của nhau để tạo liên kết

Hình 2. . Tạo các node


Bước 4: Click vào Agent, chọn Agent type và gán vào node nguồn; sau đó click
Application, chọn Application type và gán vào giao thức tại node nguồn.

Hình 2. . Chọn giao thức truyền tin và lưu lượng cho các node
Bước 5: Click Parameters, chọn các mục để điểu chỉnh các thông số cần thiết như
Bandwidth, Queue,...

Hình 2. . Pop-up hiển thị các thông số tùy chỉnh


Bước 6: Cuối cùng, click TCL để xem, chỉnh sửa, và xuất file .tcl của topo vừa tạo
được

Hình 2. . File .clt được tạo

2.3.2. Mô hình tạo được

Hình 2. . Mô hình mạng LAN không dây


Kịch bản mô phỏng:
Mô hình trên gồm:
- 6 node (0, 1, 2, 3, 4, 5)
- Bandwidth = 10Mb
- Queue = 5 sử dụng hàng trờ DropTail
- Các agent TCP và UDP gắn với node 1 và 2 có packet size = 1000
byte

2.4. Phân tích các độ đo hiệu năng trên NS2

2.4.1. Phân tích các độ đo hiệu năng trên topo mạng LAN có dây

Từ topo mạng LAN có dây (mục 2.2) ta có:

Hình 2. . Mô hình truyền gói tin


Hình 2. . Thông lượng của topo mạng

Hình 2. . Thông tin mô tả của topo mạng


Nhận xét chung:
- Tổng số gói tin gửi đi: 3814 gói
- Số gói tin rơi: 612 gói
- Số gói tin mất: 612 gói
- Độ trễ trung bình: 0.06 giây
- Tỉ lệ mất gói tin: 16.04%
Thay đổi thông số của topo như sau:
Thông số thay đổi TH1(Ban đầu) TH2 TH3

Node 1-3: 2 mbps 1 mbps 1 mbps


Node 2-3: 2 mbps 1 mbps 1 mbps
Bandwidth Node 4-5: 2 mbps 1 mbps 1 mbps
Node 4-6: 2 mbps 1 mbps 1 mbps
Node 3-4: 1 mbps 2 mbps 2 mbps
Node 1-3: 10 ms 10 ms 10 ms
Node 2-3: 10 ms 10 ms 10 ms
Delay Node 4-5: 10 ms 10 ms 10 ms
Node 4-6: 10 ms 10 ms 10 ms
Node 3-4: 20 ms 20 ms 20 ms

Packet size 1000 byte 1000 byte 5000 byte

Bảng 2. . Thông số của các trường hợp


Kết quả thu được:
Thông tin so Độ trễ trung Số gói tin gửi Số gói tin mất Tỉ lệ mất gói
sánh bình tin

TH1 0.06 3814 612 16.04%

TH2 0.06 3925 285 7.2%

TH3 0.08 3674 792 21.5%

Bảng 2. . Thông số thu được từ các trường hợp


Kết luận:
Ở trường hợp 2, thay đổi thông lượng đường truyền làm giảm tỉ lệ mất gói
tin nhưng độ trễ không thay đổi.
Ở trường hợp 3, tăng kích thước gói tin làm tăng tỉ suất lỗi, độ trễ.
Do đó, với mạng LAN có dây thì độ trễ trung bình bị ảnh hưởng lớn từ kích
thước gói tin và độ trễ trên mỗi đường truyền. Tỉ mất gói thì chịu ảnh hường lớn từ
thông lượng và kích thước gói tin.

2.4.2. Phân tích các độ đo hiệu năng trên topo mạng LAN không dây

Từ topo mạng LAN không dây (mục 2.3) ta có:

Hình 2. . Mô hình truyền gói tin

Hình 2. . Thông lượng của topo mạng


Hình 2. . Thông tin mô tả của topo mạng
Nhận xét chung:
- Số gói tin gửi đi: 2527 gói
- Số gói tin rơi: 968 gói
- Số gói tin mất: 310 gói
- Độ trễ trung bình: 0.34 giây
- Tỉ lệ mất gói tin: 12.2%
Thay đổi các thông số của topo như sau:

Thông số thay TH1 TH2 TH3 TH4


đổi (Ban đầu)

Bandwidth 10 Mb 1000 Mb 10 Mb 10 Mb

Queue 5 5 50 5

Packet size 5000 5000 5000 10000

Bảng 2. . Thông số của các trường hợp


Thu được kết quả
Thông tin so Độ trễ trung Số gói tin gửi Số gói tin mất Tỉ lệ mất gói
sánh bình tin

TH1 0.34 2527 310 12.2%

TH2 0.34 2527 310 12.2%

TH3 3.7 1924 95 4.9%

TH4 0.24 6782 0 0%

Bảng 2. . Thông số thu được từ các trường hợp


Kết luận
Ở trường hợp thứ 2, tăng giá trị băng thông không làm thay đổi các thông số
đầu ra.
Ở trường hợp thứ 3, tăng hàng đợi làm giảm tỉ lệ mất gói đồng thời tăng đỗ
trễ trung bình của topo mạng
Ở trường hợp thứ 4, giảm kích thước gói tin làm giảm mạnh tỉ lệ mất gói tin
và độ trễ trung bình của topo mạng.
Do đó, đối với topo mạng không dây, băng thông không ảnh hưởng tới độ
trễ trung bình và tỉ lệ mất gói tin của mạng. Giá trị hàng đợi tỉ lệ thuận với độ trễ
trung bình và tỉ lệ nghịch với tỉ lệ mất gói tin. Kích thước gói tin tỉ lệ thuận với tỉ lệ
mất gói tin và độ trễ trung bình của mạng.
CHƯƠNG 3: CÀI ĐẶT VÀ THỬ NGHIỆM

3.1. Giới thiệu phần mềm giám sát hiệu năng mạng Zabbix

3.1.1. Giới thiệu về Zabbix

Zabbix là một công cụ mã nguồn mở giải quyết cho ta các vấn đề về giám
sát. Zabbix là phần mềm sử dụng các tham số của một mạng, tình trạng và tính
toàn vẹn của Server cũng như các thiết bị mạng. Zabbix sử dụng một cơ chế thống
báo linh hoạt cho phép người dùng cấu hình email hoặc sms để cảnh báo dựa trên
sự kiện được ta thiết lập sẵn. Ngoài ra Zabbix cung cấp báo cáo và dữ liệu chính
xác dựa trên cơ sở dữ liệu. Điều này khiến cho Zabbix trở nên lý tưởng hơn.
Tất cả các cấu hình của Zabbix thông qua giao diện web. Việc lên kế hoạch
và cấu hình một cách đúng đắn sẽ giúp cho việc giám sát trở nên dễ dàng và thuận
tiện hơn. Zabbix đóng một vai trò quan trọng trong việc theo dõi hạ tầng mạng.

3.1.2. Ưu điểm của Zabbix

 Giám sát cả Server và thiết bị mạng


 Dễ dàng thao tác và cấu hình
 Hỗ trợ máy chủ Linux, Solaris, FreeBSD,...
 Đáng tin cậy trong việc chứng thực người dùng
 Linh hoạt trong việc phân quyền người dùng
 Giao diện web thân thiện
 Thông báo sự cố qua Email và SMS
 Biểu đồ theo dõi và báo cáo
 Mã nguồn mở, chi phí thấp
3.1.3. Nhược điểm

 Không có giao diện web mobile hỗ trợ.


 Không phù hợp với hệ thống mạng lớn hơn 1000+ node thiết bị client cần
giám sát. Lúc này phát sinh vấn đề hiệu suất về PHP và Database.
 Thiết kế template/alerting rule đôi khi khá phức tạp.

3.2. Cài đặt và demo cách sử dụng Zabbix

3.2.1. Cài đặt Zabbix

3.2.1.1. Zabbix server


Bước 1: Cài đặt cơ sở dữ liệu cho Zabbix
sudo wget https://repo.zabbix.com/zabbix/4.0/ubuntu/pool/main/z/zabbix-
release/zabbix-release_4.0-3+bionic_all.deb
sudo dpkg -i zabbix-release_4.0-3+bionic_all.deb
sudo apt update
Bước 2: Cài đặt Zabbix server, frontend, zabbix agent

sudo apt install zabbix-server-mysql zabbix-frontend-php zabbix-agent


Bước 3: Khởi tạo cơ sở dữ liệu

sudo mysql -uroot –p


mysql> create database zabbix character set utf8 collate utf8_bin;
mysql> grant all privileges on zabbix.* to zabbix@localhost identified by
'password';
mysql> quit;
Các lệnh trên để khởi tạo cơ sở dữ liệu có:

- DBName: zabbix
- DBUser: zabbix
- DBPassword: password
Sau đó chạy lệnh sau để import database zabbix

sudo zcat /usr/share/doc/zabbix-server-mysql*/create.sql.gz | mysql -uzabbix


-p zabbix
Bước 4: Cấu hình cơ sở dữ liệu cho Zabbix Server

Để chỉnh sửa tập tin /etc/zabbix/zabbix_server.conf, gõ lệnh:

sudo gedit /etc/zabbix/zabbix_server.conf


Sửa dòng DBPassword:
DBPassword=password
Bước 5: Cấu hình PHP cho Zabbix frontend

Chỉnh sửa tập tin /etc/zabbix/apache.conf bằng lệnh:

sudo gedit /etc/zabbix/apache.conf


php_value date.timezone Asia/Ho_Chi_Minh
Bước 6: Khởi động máy chủ Zabbix

sudo systemctl restart zabbix-server zabbix-agent apache2


sudo systemctl enable zabbix-server zabbix-agent apache2
Bước 7: Cấu hình Zabbix frontend

Kết nối với giao diện Zabbix mới cài đặt http://server_ip/zabbix

Ở màn hình Welcome click Next step


Hình 3. . Cửa sổ Welcome
Tới cửa sổ Check of pre-requisites, kiểm tra các điều kiện tiên quyết của phần
mềm, tất cả đều cần phải được đáp ứng

Hình 3. . Cửa sổ Check of pre-requisites


Tại cửa sổ Configure DB connection, nhập thông tin đã tạo ở bước 3 để kết nối
với database
Hình 3. . Cửa sổ Configure DB connection
Ở phần Zabbix server details, nhập tên cho máy chủ Zabbix

Hình 3. . Cửa sổ Zabbix server details


Cuối cùng xem lại các thiết lập đã cài đặt trước đó
Hình 3. . Cửa sổ Pre-installation summary

Click Finish để hoàn thành quá trình cài đặt

Hình 3. . Cửa sổ Install


Zabbix đã sẵn sàng để đăng nhập! username/password mặc định là Admin/zabbix.

Hình 3. . Giao diện Zabbix server


3.2.1.2. Cài đặt Zabbix Agent

Bước 1: Tải về gói cài đặt, giải nén và update các gói phần mềm

wget https://repo.zabbix.com/zabbix/4.4/ubuntu/pool/main/z/zabbix-
release/zabbix-release_4.4-1%2Bxenial_all.deb
sudo dpkg -i zabbix-release_4.4-1+xenial_all.deb
sudo apt-get update
Bước 2: Cài Zabbix-agent

sudo apt-get install zabbix-agent –y


Bước 3: Sửa file cấu hình Zabbix-agent
sudo gedit etc/zabbix/zabbix_agentd.conf
Server=<IP_ZABBIX_SERVER>
ServerActive=<IP_ZABBIX_SERVER>
Hostname=<ZABBIX_SERVER_HOSTNAME>
Bước 4: Khởi động lại dịch vụ Zabbix-agent
systemctl start zabbix-agent
systemctl enable zabbix-agent

3.2.2. Cách sử dụng Zabbix

Đây là giao diện tổng quan khi cài đặt zabbix thành công. Gồm nhiều mục
lớn như Monitoring, Inventory, Reports, Configuration, Administrator. Trong các
tab lớn sẽ bao gồm nhiều task thành phần nhỏ hơn.

Hình 3. . Giao diện tổng quát của Zabbix


3.2.2.1.Tab Monitoring

Hình 3. . Tab Monitoring


Dashboard
Dashboard: Là giao diện hiển thị các dashboard trực quan để người quản trị
nhìn trực tiếp, người quản trị có thể tạo ra rất nhiều các dashboard khác nhau,
nhưng tại một tab screen chỉ có thể xem được 1 dashboard bất kỳ nào đó.
Từ Dashboard có thể nhanh chống liên kết đến các thành phần như Graphs,
Screens, Map bằng cách thêm các thành phần mong muốn vào mục Favourite
graphs, Favourite Screen và Favourite map. 

Hình 3. . Mục Dashboard


Gồm nhiều phần hiển thị nhỏ hơn:
Status of Zabbix
Bảng này hiển thị trạng thái của zabbix server, số lượng các host, trigger,
item, số người đang đăng nhập và trạng thái của các thông số trên ở 2 cột value và
Details

Hình 3. . Bảng hiển thị trạng thái của zabbix server


System status: Hiển thị mức độ cảnh báo của từ host trong từng group

Hình 3. . Hiển thị trạng thái của các group


Problems: Tất cả các vấn đề xảy ra với các host trong các group thống kê theo thời
gian.

Hình 3. . Bảng thống kê vấn để của các host theo thời gian

Các bảng để hiển thị sẵn graphs, screens, maps

Hình 3. . Bảng hiển thị graphs, screens, maps


Có thể tùy chỉnh add thêm những gì muốn hiển thị theo ý muốn tương ứng
với từng mục.
Đối với mỗi bảng có thể tùy chỉnh thờ gian interval để update lại data
Click vào dấu ... nhỏ để cấu hình như ở dưới
Hình 3. . Hiển thị trạng thái của một host
Problems
Problems: Hiển thị các vấn đề đối với từng device mà zabbix server thu thập
dữ liệu về. Hỗ trợ cơ chế lọc theo ý người quản trị.

Hình 3. . Mục Problems


Có thể lọc theo các tiêu chí sau và có thể export ra file csv để lưu trữ lại.

Hình 3. . Lọc vấn đề theo các tiêu chí


Show: Recent problems (Hiển thị vấn đề hiện tại đang gặp phải), Problems
(Hiển thị các vấn đề đã gặp phải), History (Lịch sử các vấn đề đã gặp phải)
Host group, Host, Application, Trigger, Problem, Host inventory, Tags,
Show hosts in maintenance... là các lựa chọn để lọc thông tin, có thể lọc theo một
tiêu chí hoặc kết hợp nhiều tiêu chí.
Overview
Overview: Là sự tổng hợp thông tin về data zabbix zerver thu thập được, có
thể lọc them group -> host -> Kiểu data.

Hình 3. . Mục Overview


Latest data
Latest data: Dữ liệu mới nhất mà zabbix server thu thập được.

Hình 3. . Mục Latest data


Triggers
Triggers: Là một điều kiện khi thỏa mãn điều kiện của Triggers mà người
lập trình đặt ra thì sẽ thực hiện một hành động nào đó tiếp theo.

Hình 3. . Mục Triggers


Graphs
Graphs: Là các thông tin dữ liệu được biểu diễn dưới dạng biểu đồ theo thời
gian thực ví dụ như trafiic qua interface của thiết bị, thông tin về tình trạng CPU,
RAM, ổ cứng… Các thông tin này được định nghĩa trong các templates.
Hỗ trợ lọc theo group -> host -> Dạng graph
Tại một thời điểm chỉu xem được 1 thông số dạng graph của 1 server. Cung
cấp cái nhìn đơn lẻ về một đối tượng nhất định cần giám sát

Hình 3. . Mục Graphs


Screen
Screen: Là tập hợp các thông tin như Graphs, maps,data overview… vào
chung một màn hình giám sát. Giúp người quản trị có thể lựa chọn các thông tin
cần thiết hiển thị, giúp có cái nhìn tổng quát những thông tin mà người quản trọ
mong muốn.
Hình 3. . Mục Screens
Maps
Maps: Là thành phân cung cấp khả năng giám sát hệ thống dưới hình thức
mô hình mạng. Giúp người quản trị có cái nhìn tổng quan về hệ thống sống mạng
dưới dạng sơ đồ, trong trường hợp có sự cố sẽ giúp người quản trị đánh giá tầm
ảnh hưởng của thiết bị gặp sự cố và đưa ra giải pháp phù hợp.

Hình 3. . Mục Maps


Discovery
Discovery: Tính năng cho phép zabbix server tự động tìm kiếm các thiết bị
được cài đặt zabbix agent đã cấu hình kết nối về zabbix server trong cùng mạng
với zabbix server.

Hình 3. . Mục Discovery


3.2.2.2.Tab Configuration
Host group
Host group: Tập hợp lại các host có chung một mục đích sử dụng hoặc
người quản trị tâp hợp lại để phục vụ một mục đích quản lý chung.

Hình 3. . Mục Host group


Templates
Templates: Đây là tập hợp các thực thể có thể áp dụng cho các Host, một
Template sẽ chứa trong nó các tập lệnh để truy vấn lấy dữ liệu, hiển thị thông tin
dữ liệu lấy được, thông tin tình trạng thiết bị, hiển thị và thông báo lỗi…
Trong mỗi Template, các tệp lệnh được chia thành: items, triggers, graphs,
applications, screens (có từ Zabbix 2.0),low-level discovery rules (có từ Zabbix
2.0), web scenarios (có từ Zabbix 2.2). Tùy theo giám sát thiết bị, dịch vụ, ứng
dụng… nào thì các thành phần này được thiết lập khác nhau.
Có thể import template tự viết vào.

Hình 3. . Mục template


Host
Host: Là một máy tính, server, vps, chạy các hệ điều hành khác nhau hoặc
một thực thể trong hệ thống mạng như là máy in, máy chấm công, máy photo, máy
camera có hỗ trợ các giao thức mà monitor zabbix cung cấp.
Hình 3. . Mục Host
Maintance
Maintance: Có thể xác định thời gian bảo trì cho máy chủ và group trong
Zabbix. Có hai loại Maintance - với thu thập dữ liệu và không thu thập dữ liệu.
Ví dụ server của bạn off trong khoảng thời gian này để nâng cấp sửa chữa,
thì maintance sẽ được lựa chọn cấu hình để không thu thập data trong khoảng thời
gian đó.

Hình 3. . Mục Maintance


Action
Action: Nơi cấu hình, lựa chọn các kiểu thông báo khi có sự kiện xảy ra bởi
cấu hình trigger. Người dùng phải tự định nghĩa các action theo mục đích.

Hình 3. . Mục Action


Discovery
Thiết lập range IP, nếu trong range có có thiết bị nào mà cài đặt các giao
thức mà Zabbix server hỗ trợ thì sẽ tự động thu thập data về

Hình 3. . Mục Discovery


KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Link tải NS2: https://sourceforge.net/projects/nsnam/files/latest/download


Link hướng dẫn cài đặt NS2: https://www.youtube.com/watch?v=nIdWtN_PwkM
Link hướng dẫn tải và cài đặt NSG2: https://youtu.be/dFgCcmaHMfI
Tài liệu môn Đánh giá hiệu năng mạng và Giáo trình NS2 của thầy Nguyễn Khánh
Tùng
http://www.thuvientailieu.vn/tai-lieu/
https://news.cloud365.vn/

You might also like