You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.

HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Khoa: Tài Chính - Ngân hàng Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
--------------- ---------------

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC

1. THÔNG TIN CHUNG VỀ MÔN HỌC

1.1. Tên môn học: Tài chính – tiền tệ

1.2. Mã môn học:

1.3. Trình độ: Đại học.

1.4. Ngành: Kế toán - Tài chính ngân hàng.

1.5. Khoa phụ trách: Tài chính Ngân hàng.

1.6. Số tín chỉ: 04 (70 tiết).

1.7. Yêu cầu đối với môn học: đây là môn học chuyên ngành vì vậy để người học
nghiên cứu có hiệu quả đòi hỏi họ phải được trang bị trước một số môn học mang tính
chất cơ sở hay bổ trợ như: kinh tế học vi mô, kinh tế học vĩ mô, …

1.8. Yêu cầu đối với sinh viên:

- Dự lớp: đọc trước giáo trình, phát hiện vấn đề, nghe giảng, nêu các câu hỏi và tham
gia thảo luận về các vấn đề do giảng viên và sinh viên khác đặt ra.

- Bài tập: thực hiện bài tập về nhà.

- Nghiên cứu: đọc thêm các tài liệu tham khảo.

2. MỤC TIÊU VÀ MÔ TẢ TÓM TẮT NỘI DUNG MÔN HỌC

2.1. Mục tiêu và vai trò của môn học

· Học phần này giúp sinh viên nắm được các kiến thức cơ bản về lĩnh vực tài chính
tiền tệ. Ngoài những kiến thức cơ bản, học phần này còn giúp sinh viên đi sâu tìm
hiểu về hệ thống tài chính, tiền tệ trong nền kinh tế.

1
· Giúp sinh viên hiểu sâu về hoạt động của hệ thống tài chính nhà nước, doanh
nghiệp, chính sách tiền tệ, lãi suất và hệ thống ngân hàng hiện tại, các quỹ và bảo
hiểm.

· Kiến thức của học phần này nền tảng để giúp sinh viên học tốt các môn học
chuyên ngành khác như: nghiệp vụ ngân hàng, tài quản trị tài chính,…

2.2 Đối tượng nghiên cứu của môn học

· Môn tài chính tiền tệ nghiên cứu những vấn đề liên quan đến tài chính và tiền tệ,
cho nên những vấn đề xoay quanh môn học này đều được quan tâm. Đặc biệt làm
môn học này nghiên cứu về tình hình tài chính của các chủ thể trong nền kinh tế
như : tài chính nhà nước, tài chính doanh nghiệp,…

· Phần thứ 2 quan trọng trong môn học này là tiền tệ, trong nội dung này sẽ liên
quan đến những vấn đề mang tính thời sự như cung cầu tiền tệ, chính sách tiền tệ,
lãi suất và tình hình lạm phát trong nền kinh tế

3. NỘI DUNG CHI TIẾT MÔN HỌC

Chương 1 : Lý thuyết về tài chính

Mục tiêu của chương : Giúp sinh viên tìm hiểu lịch sử ra đời và quá trình phát triển của
tài chính. Sinh viên hiểu rõ bản chất, chức năng của tài chính cũng như mối quan hệ giữa
các chức năng, các chủ thể trong nền tài chính. Đồng thời, giúp cho sinh viên có cái nhìn
tổng quan về hệ thống tài chính Việt Nam và thấy được vai trò của tài chính trong nền
kinh tế thị trường

Nội dung chính:


1.1. Sự ra đời và phát triển của tài chính
1.2. Bản chất của tài chính
1.3. Chức năng của tài chính
1.4. Hệ thống tài chính Việt Nam
1.5. Vai trò của tài chính trong nền kinh tế thị trường

Chương 2 : Thị trường tài chính

Mục tiêu chương:

· Hiểu được các cách phân loại thị trường tài chính

2
· Phân biệt các công cụ tài chính hiện nay trên thị trường

· Trình bày những nét cơ bản về thị trường tài chính hiện nay : các công cụ tài chính
trên thị trường tiền tệ và thị trường vốn

· Hiểu sâu về thị trường tiền tệ và thị trường vốn nay

Nội dung chính:


2.1 Cơ sở hình thành thị trường tài chính
2.2 Khái niệm & phân loại thị trường tài chính
2.3 Tổ chức tài chính
2.4 Công cụ trên thị trường tài chính
2.5 Thị trường tiền tệ
2.6 Thị trường vốn

Chương 3 : Các định chế tài chính trung gian

Mục tiêu chương

· Nội dung chương này nhằm giúp sinh viên hiểu được thế nào được gọi là “các
trung gian tài chính”, chúng có đặc điểm gì và dựa vào đâu người ta phân loại các
trung gian tài chính. Từ đó, sinh viên sẽ nắm được vai trò của các định chế tài
chính trung gian trong thị trường tài chính.

· Đồng thời, trong chương này sinh viên sẽ liên hệ đến thực tế hiện nay trong nền
kinh tế thông qua tình huống thảo luận tại lớp về “khủng hoảng tài chính năm
2008” vừa qua.

Nội dung chính

3.1 Khái niệm, đặc điểm & phân loại các trung gian tài chính
3.2 Vai trò của các định chế tài chính trung gian
3.3 Đặc điểm cơ bản của một số định chế tài chính trung gian
3.4 Khủng hoảng tài chính và hoạt động kinh tế tổng thể
3.5 Tình huống thảo luận: khủng hoảng tài chính năm 2008

Chương 4 : Tài chính nhà nước

Mục tiêu chương

3
· Gíup sv hiểu khái quát về khu vực công và tài chính công

· Tìm hiểu sâu về thu – chi ngân sách nhà nước cũng như cách cân đối thu chi

· Nắm bắt được việc quản lý và phân cấp ngân sách nhà nước

· Tìm hiểu về quá trình ra đời cũng như bản chất và chức năng của NHTW

· Mô hình tổ chức của NHTW ở các nước

· Thông quá những kiến thức trên và kiến thức đã học trong môn kinh tế vĩ mô, sinh
viên sẽ nắm được công tác thực thi chính sách tiền tệ và các công cụ mà nhà nước
dùng để thực thi các chính sách đó.

Nội dung chính


4.1 Bản chất, vai trò của ngân sách nhà nước
4.2 Thu – Chi ngân sách nhà nước
4.3 Quản lý ngân sách nhà nước
4.4 Hệ thống ngân sách nhà nước
4.5 Phân cấp NSNN
4.6 Cân đối NSNN
4.7 Quá trình ra đời và bản chất của NHTW
4.8 Chức năng của NHTW
4.9 Mô hình tổ chức NHTW
4.10Chính sách tiền tệ & công cụ thực thi chính sách tiền tệ
Thảo luận: tình huống vốn ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam
Chương 5 : Tài chính doanh nghiệp

Mục tiêu chương

· Mục tiêu của chương này chủ yếu là giúp sinh viên nắm được những kiến thức cơ
bản về tài chính doanh nghiệp cụ thể như: Phân biệt được các chi phí, thu nhập và
lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nguyên tắc phân phối lợi nhuận
của doanh nghiệp. Đồng thời, kiến thức của chương này sẽ làm nền tảng cho sinh
viên học tốt môn quản trị tài chính sau này.

Nội dung chính

4
5.1 Khái niệm, đặc trưng, vai trò, các hình thức hoạt động & Cấu trúc
5.2 Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn
5.3 Phân tích thu nhập và chi phí
5.4 Phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp
5.5 Phân tích tài chính

Chương 6 : Qũy đầu tư và bảo hiểm

Mục tiêu chương

· Kiến thức của môn học này giúp sinh viên nắm được các loại quỹ mà chủ yếu là
quỹ đầu tư.

· Đồng thời, trong phần tiếp theo sẽ giúp sinh viên tìm hiểu sâu về các công ty bảo
hiểm, các nguyên tắc hoạt động của nó cũng như cơ chế phân phối tài chính.

Nội dung chính


6.1 Quỹ đầu tư
6.2 Phân loại quỹ đầu tư
6.3 Cơ cấu tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư
6.4 Công ty quản lý quỹ
6.5 Khái niệm, phân loại & vai trò của bảo hiểm
6.6 Nguyên tắc hoạt động của các công ty bảo hiểm
6.7 Cơ chế phân phối tài chính: Doanh thu – chi phí của các công ty bảo hiểm

Chương 7 : Ngân hàng thương mại

Mục tiêu chương

· Sinh viên hiểu được bức tranh chung về tổ chức, hoạt động của NHTM

· Hiểu được chức năng, vai trò của nó đối với sự phát triển của nền kinh tế xã hội

· Nắm được cơ bản về quá trình tạo lập và sử dụng vốn của NHTM

· Đặt nền móng cho việc học và hiểu được những môn học có liên quan tiếp theo là
nghiệp vụ ngân hàng thương mại, quản trị ngân hàng thương mại và marking ngân
hàng.

Nội dung chính

5
7.1 Quá trình ra đời và phát triển
7.2 Chức năng NHTM
7.3 Phân loại NHTM
7.4 Các nghiệp vụ cơ bản của NHTM
7.5 Thu nhập – Chi phí - Lợi nhuận NHTM

Chương 8 : Ngân hàng thương mại

Mục tiêu chương

· Giúp sinh viên nắm được các vấn đề cơ bản của tín dụng, từ đó hiểu sâu hơn về
các hình thức tín dụng, chức năng của tín dụng trong nền kinh tế thị trường.

· Đồng thời, giúp sinh viên xây dựng một nền tảng vững chắc cho việc tiếp thu tốt
môn học nghiệp vụ ngân hàng sau này.

Nội dung chính


8.1 Hiểu được những vấn đề cơ bản của tín dụng
8.2 Sự ra đời & phát triển của tín dụng
8.3 Bản chất, chức năng của tín dụng
8.4 Các hình thức tín dụng

Chương 9 : Lý thuyết tiền tệ

Mục tiêu chương

· Thông qua kiến thức của chương này, sinh viên sẽ hệ thống lại được quá trình hình
thành và phát triển của tiền tệ từ trước đến nay, các hình thức tiền tệ theo thời
gian, nắm được vai trò chức năng của tiền tệ trong nền kinh tế thị trường và các
khối tiền tệ trong lưu thông.

Nội dung chính


9.1 Lịch sử ra đời và phát triển của tiền tệ
9.2 Chức năng, vai trò của tiền tệ
9.3 Các hình thức tiền tệ
9.4 Khối tiền tệ

Chương 10 : Lý thuyết tiền tệ

Mục tiêu chương

6
· Giúp sinh viên nắm được các học thuyết về cầu tiền

· Các yếu tố & chiều hướng tác động của các yếu tố trong hàm cầu tiền tệ đến mức
cung tiền

· Tìm hiểu về mối quan hệ giữa cung – cầu tiền tệ cũng như quá trình cung ứng tiền
& các chủ thể cung ứng tiền cho nền kinh tế.

Nội dung chính


10.1 CẦU TIỀN TỆ: Khái niệm, các lý thuyết cầu tiền, các nhân tố ảnh hưởng đến
cầu tiền
10.2 CUNG TIỀN TỆ: Khái niệm, các phéo đo cung tiền, quá trình cung ứng tiền cho
nền kinh tế, các chủ thể cung ứng tiền, các nhân tố ảnh hưởng đến cung tiền
10.3 QUAN HỆ CUNG - CẦU TIỀN TỆ

Chương 11 : Lãi suất và lạm phát

Mục tiêu chương

· Giúp sinh viên nắm được các phương pháp xác định mức lãi suất, nắm được các
nguyên nhân làm thay đổi lãi suất và tác động của việc thay đổi lãi suất đến các
khía cạnh của nền kinh tế thị trường

· Đồng thời, nội dung chương này cũng giúp sinh viên nắm được các phương pháp
xác định lạm phát, cách tính CPI., các nguyên nhân gây ra lạm phát, tìm hiểu tác
động của lạm phát đến các chủ thể trong nền kinh tế; các biện pháp kiềm chế lạm
phát của chính phủ các nước.

Nội dung chính

11.1 Các phương pháp xác định mức lãi suất

11.2 Việc thay đổi lãi suất là do đâu

11.3 Sự thay đổi lãi suất tác động đến những khía cạnh nào của nền kinh tế

11.4 Rủi ro và kỳ hạn của lãi suất

11.5 Khái niệm và phân loại lạm phát

11.6 Các phương pháp đo lường lạm phát

11.7 Nguyên nhân dẫn đến lạm phát

7
11.8 Tác động của lạm phát

11.9 Các biện pháp kiềm chế lạm phát

4. HỌC LIỆU

4.1. Sách, giáo trình chính:

· Bài giảng tài chính tiền tệ của giảng viên

4.2. Tài liệu tham khảo:


§ Nhập môn tài chính – tiền tệ, TS Sử Đình Thành & TS Vũ Minh
Hằng, NXB ĐHQG Tp.HCM, năm 2006
§ Thị trường tài chính, PGS.TS Bùi Kim Yến & TS Nguyễn Minh Kiều,
NXB Thống Kê, năm 2009
§ Tiền tệ ngân hàng, TS Nguyễn Minh Kiều, NXB Thống Kê, năm 2008

5. TỔ CHỨC GIẢNG DẠY - HỌC TẬP


Thời lượng (tiết)
Chương Học ở trường Tự nghiên cứu
Tổng
Lý thuyết (bao gồm lý thuyết và bài tập)
1 5 8 13
2 10 16 26
3 5 16 21
4 15 32 47
5 5 8 13
6 5 8 13
7 5 8 13
8 5 8 13
9 5 8 13
10 5 12 17
11 5 16 21
Tổng 70 140 210

6. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP

STT Hình thức đánh giá Trọng số

1 Kiểm tra giữa kỳ 30%

2 Thi hết môn (đề đóng, đề 70%


thi chung cho tất cả các lớp)

8
7. DANH SÁCH GIẢNG VIÊN

Chức danh,
Địa chỉ liên Điện thoại,
Stt Học và tên học hàm, học hệ email
vị

1 Nguyễn Văn Nông Thạc sĩ

2 Lê Xuân Quang Tiến sĩ

3 Nguyễn Kim Phước Thạc sĩ

4 Nguyễn Xuân Xuyên Tiến sĩ

Ban giám hiệu Trưởng phòng QLĐT Trưởng khoa

TS. Lê Thị Thanh Thu Th.S Nguyễn Thành Nhân TS. Nguyễn Văn Thuận

You might also like