You are on page 1of 2

Khủng hoảng tài chính bắt đầu từ hè năm 2007 và đỉnh điểm là sự sụp đổ của hệ thống tài chính

Mỹ năm 2008, lây lan sang Châu Âu và một loạt các nước nước khác. Nguyên nhân sâu xa của
cơn địa chấn tài chính bắt nguồn từ khủng hoảng tín dụng và nhà đất tại Mỹ. Bong bóng bất động
sản càng lúc càng phình to đã đặt thị trường nhà đất và tiếp đó là tín dụng tại Mỹ cũng như nhiều
quốc gia Châu Âu vào thế nguy hiềm.

Cho vay dưới chuẩn tăng mạnh là khởi điểm cho quả bong bóng tại thị trường nhà đất. Các
ngân hàng cho vay cầm cố bất động sản mà không quan tâm tới khả năng chi trả của khách. Dư
nợ trong mảng này nhảy từ 160 tỷ USD của năm 2001 lên 540 tỷ USD vào năm 2004 và bùng nổ
thành 1300 tỷ vào năm 2007.Trước đó để đối phó với lạm phát, FED đã liên tiếp tăng lãi suất từ
1% vào giữa năm 2004 lên 5,25% vào giữa năm 2006 để khiến lãi vay phải trả trở thành áp lực
lớn với người mua nhà. Thị trường bất động sản thời điểm này bắt đầu có dấu hiệu đóng băng và
sụt giảm.

Trước tình hình trên, các ngân hàng, công ty bảo hiểm, tổ chức tài chính đã mua lại các hợp
đồng thế chấp và biến chúng thành tài sản đảm bảo để phát hành trái phiếu ra thị trường. Nhiều
công ty bảo hiểm, trong đó có AIG sẵn sàng bảo lãnh cho những hợp đồng hoán đổi này.

Chiến lược trên được đưa ra với mục đích giảm rủi ro cho những khoản vay bất động sản. Tuy
nhiên, nó tạo ra hiệu ứng sụp đổ dây chuyền và khiến rủi ro bị đẩy lên cao hơn. Những bất ổn từ
hoạt động cho vat dưới chuẩn khiến giá nhà sụt giảm mạnh, thị trường nhà đất đóng băng. Cuộc
khủng hoảng từ đó lan từ thị trường bất động sản sang thị trường tín dụng và cuối cùng dẫn đến
khủng hoảng tài chính tại Mỹ và tràn sang nhiều nước, khiến nhiều công ty lớn phá sản.

Khủng hoảng tài chính tại Mỹ

Tháng 8 năm 2007, một số tổ chức tín dụng của Mỹ như New Century Financial Corporation
phải làm thủ tục xin phá sản. Một số khác thì rơi vào tình trạng cổ phiếu mất giá mạnh như
Countrywide Financial Corporation. Nhiều người gửi tiền ở các tổ chức tín dụng này đã lo sợ và
đến rút tiền, gây ra hiện tượng đột biến rút tiền gửi khiến cho các tổ chức đó càng thêm khó
khăn. Nguy cơ khan hiếm tín dụng hình thành. Cuộc khủng hoảng tài chính thực thụ chính thức
nổ ra. Trước tình hình đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã tiến hành các biện pháp nhằm tăng mức
độ thanh khoản của thị trường tín dụng chẳng hạn như thực hiện nghiệp vụ thị trường mở mua
vào các loại công trái Mỹ, trái phiếu cơ quan chính phủ Mỹ đảm bảo theo tín dụng nhà ở.

Tháng 9/ 2007, Cục Dự trữ Liên bang còn tiến hành giảm lãi suất cho vay qua đêm liên ngân
hàng (Fed fund rates) từ 5,25% xuống 4,75%.

Tháng 12 năm 2007, cuộc khủng hoảng tiến sang nấc trầm trọng hơn khi những báo cáo kinh tế
cuối năm cho thấy sự điều chỉnh của thị trường bất động sản diễn ra lâu hơn dự tính và quy mô
của khủng hoảng cũng rộng hơn dự tính. Tình trạng đói tín dụng trở nên rõ ràng. Hệ thống dự trữ
liên bang cố gắng giảm mạnh lãi suất liên ngân hàng vào tháng 12/2007 và tháng 2 năm 2008
nhưng không có hiệu quả như mong đợi.Khủng hoảng càng lúc càng trầm trọng hơn,và hệ quả là
hàng loạt tổ chức tín dụng bị ảnh hưởng

-Ngày 11/1/2008: Bank of America - ngân hàng lớn nhất nước Mỹ về tiền gửi và vốn hoá thị
trường - đã bỏ ra 4 tỉ USD để mua lại Countrywide Financial

-Ngày 16/3/2008,ngân hàng JP Morgan Chase đã mua lại Bear Strearns.

-Ngày 7/9/2008 bộ tài chính Mỹ tuyên bố đặt hai công ty Fannie mae và Fredie Mac dưới sự
quản lý của chính phủ

-15/9/2008: Lehman Brothers sụp đổ đánh dấu vụ phá sản lớn nhất tại Mỹ; Merrill Lynch cũng bị
Bank of America Corp thâu tóm.

-Ngày 16/09 FED và bộ tài chính quốc hữu hóa AIG bằng cách bơm 85 tỷ USD và sở hữu
79,9% cổ phần của công ty này

- Ngày 25/9: Washington Mutual Inc. (WaMu), một trong những ngân hàng lớn nhất Mỹ đã sụp
đổ .Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ (FDIC) đã đoạt quyền kiểm soát WaMu. Với 307 tỷ
USD tổng tài sản, WaMu đã trở thành ngân hàng thương mại bị phá sản lớn nhất trong lịch sử
Mỹ.

Khủng hoảng tài chính trên thế giới

Khủng hoảng tài chính tại châu Âu :Các nền kinh tế châu Âu cũng không thoát khỏi vòng xoáy
khủng hoảng. Nhiều ngân hàng,tổ chức tín dụng châu Âu cũng chịu chung số phận:

Ngân hàng Northern Rock bị Anh quốc hữu hóa.

Deutsche Bank của Đức và UBS của Thụy Sĩ phải tăng mức trích lập dự phòng do những thất
thoát liên quan đến cuộc khủng hoảng cho vay cầm cố.

Khủng hoảng tài chính tại châu Á

Các nước có nền kinh tế phát triển là những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc khủng
hoảng trên.

Tại Nhật,tập đoàn bảo hiểm Yamato life insurance Co. chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản sau
khi các khoản nợ vượt tài sản 11,5 tỷ yen(tương đương 116 triệu USD) và trở thành mốc đánh
dấu cuộc khủng hoảng đã lan sang châu Á.

Tại Hàn Quốc,kinh tế nằm trong tình trạng báo động đỏ khi đồng won mất giá tới 40% chỉ trong
10 tháng năm 2008.

You might also like