You are on page 1of 3

Trao duyên - Nguyễn Du

I.Mở bài: Có người cho rằng: “Kì tài diệu bút Thanh Hiên viễn quá Thanh Tâm”.
Sự “viễn quá” ấy là quãng hành trình đi từ “Kim Vân Kiều truyện” đến “Đoạn
trường tân thanh” và Nguyễn Du, bằng tâm huyết cùng tài năng trác tuyệt, đã biến
một cuốn tiểu thuyết chương hồi vô danh thành một kiệt tác văn chương hồi bất hủ.
Thay vì xoay quanh chuyện tình 3 người Kim-Vân-Kiều, Nguyễn Du tập trung kể
về cuộc đời thống khổ của Kiều từ đó hiện lên trước người đọc những “ tiếng kêu
mới về nỗi đau đứt ruột”, Trong tầng tầng lớp lớp những nỗi đau thống khổ của đời
Kiều, thì đoạn trích “Trao duyên” có lẽ khiến người ta thương sót vì là nỗi đau đầu
đời, là bước ngoặt đau xót mở đầu cho 15 năm lưu lạc bởi “ma đưa lối, quỷ đưa
đường”…
Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim ,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kỳ,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây
II. Thân bài
1. Giới thiệu về tác giả tác phẩm Nguyễn Du (1765-1820) là người xã Nghi Xuân,
huyện Tiên Điển, tỉnh Hả Tĩnh. Ông xuất thân trong gia đình phong kiến quí tộc,
có cha là Nguyễn Nhiễm từng làm tể tướng và có anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn
Khải làm đến chức Thanh tụng. Có lẽ vì may mắn sinh ra trong gia đình quí tộc mả
Nguyễn Du được tiếp nhận văn hóa nhiều vùng miền khác nhau. Đây là điều quan
trọng vì với một nhà văn nhà thơ thì vốn sống là tư liệu, chất liệu để viết một tác
phẩm hay. Không chỉ có vậy, thời niên thiếu của ông được sống trong nhung lụa
giúp ông hiểu biết về lối sống xa hoa của giới qui tộc phong kiến. Đây cũng có thể
được coi là thế mạnh về vốn sống của ông với rất nhiều nhà thơ nhà văn khác. Tuy
được sống trong nhung lụa nhưng cũng chính vì thế mà cuộc đời Nguyễn Du cũng
đã phải trải qua biết bao nhiêu biến cố khi mà Tây Sơn ra Bắc. Năm 1783, ông ra
làm quan nhỏ cho triều đình nhà Lê nhưng sau đó nhà Lê bị quân Tây Sơn đánh
bại. Ông phải trốn về quê vợ ở Thái Bình hơn 10 năm. Có thể nói, đây là khoảng
thời gian khốn khó nhất của Nguyễn Du khi mà nhiều lúc ốm đau không có tiền
mua thuốc. Nhưng cũng chính sự việc này đã giúp ông có nhiều vốn sống về cuộc
sống nhân dân hơn. Từ đó góp phần hình thành phong cách ngôn ngữ của Nguyễn
Du sau này. Điều đó ta có thể thấy ở việc tác phẩm của ông bên cạnh ngôn ngữ bác
học còn có các câu ca dao thành ngữ tục ngữ gần gũi với nhân dân. Sau khi ở quê
vợ Thái Bình, ông có thời gian làm quan cho nhà Nguyễn (1802-1820) nhưng cũng
không thoải mái. Trong dịp này, ông được đi xử Trung Quốc. Vào thời điểm này,
ông được mở mang tầm mắt, nâng tầm khái quát tư tưởng về xã hội và con người.
Với những đóng góp về văn học, Nguyễn Du được UNESCO công nhận là Danh
nhân văn hóa thế giới. đoạn ruột). Nguyên gốc của Truyện Kiều là tác phẩm Kim
Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân bên Trung Quốc. Tác phẩm truyện
Kiều có than đề là Đoạn trường tân thanh (Tiếng kêu mới đàn Thanh Tâm Tài
Nhân bên Trung Quốc với chúng ta, truyện Kiều bây giờ có thể bị Kim Vân Kiều
truyện. Điểm đặc biệt của truyện Kiều khiến nó trở thành kiệt tác là ở việc Nguyễn
Du đã chuyển nguyên gốc từ văn sang thơ và đổi trọng tâm nội dung câu chuyện.
Tác phẩm truyện Kiều không chi mối tình ba người mà là về thân phận con người,
cụ thể là nàng Kiều. Tác phẩm được chia thành ba phần như sau: Gặp gỡ - Đinh
ước, Gia biến - Lưu lạc và Đoàn viên. Đoạn trích Trao duyên được trích từ câu
723-756. Trong đó 14 câu thơ đầu của đoạn trích là sự việc Kiểu nhở cậy Vân trà
nghĩa chàng Kim.
2. Đoạn 3
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình cảm thì thay lời nước non,
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
Bao hi vọng , niềm tin đặt cả trong đó, cho nên Kiều đã nói rõ lí do mình
nhớ em giữ lấy trách nhiệm to lớn này.
-> Với Kiều, Vân là đối tượng lí tưởng nhất để nhờ cậy bởi:
+ Thứ nhất, hai người có tình cảm máu mủ, Kiều với Vân là người một nhà, chị em
ruột thịt. Người ta vẫn nói, “có máu có xót”. Người một nhà nên biết yêu thương
nhau, đùm bọc nhau, che chở cho nhau, Kiều vì người nhà đã hi sinh bản thân, lẽ
nào Vân lại không thương xót chị mình cho được.
+ Quan trọng hơn là “ Ngày xuân em hãy còn dài”. Cái dài ở đây là đặt trong tương
quan so sánh với cái ngắn ngủi trong ngày xuân của Kiều. Rõ ràng hai chị em xấp
xỉ tuổi nhau, mấy ngày trước đó còn đang ở tuổi cập kê mặc kệ ong bướm đi về
ngoài tường đông, vậy mà Kiều lại bảo ngày xuân của Vân còn dài. Kiều lấy cái gì
làm thước đo độ dài ngắn khác nhau của xuân ở đây? Là vì Kiều đã đi lấy chồng
nên không còn ngày xuân; hay bởi là rồi đây, cuộc đời của Kiều sẽ chấm dứt nên
không còn xuân nữa?
-> Nói ngày xuân của vân còn dài cũng có nghĩa là ngày xuân của kiều đã hết,Phải
chăng Kiều đã ôm trong lòng 1 viễn cảnh đen tối, một tiền đồ bế tắc. Nói cách
khác, phải chăng, Kiều đã mường tượng đến cả một tương lại ảm đạm, thê lương
với sự bùa vây của bóng ma cái chết. Lời báo mộng của Đạm Tiên lúc này được
Kiều lí giải ko bằng một hiện thực đau lòng mà có vẻ như còn bằng cả một cái
chết oan ức, tức tưởi chờ đợi mình ở phía trước.
-> Dù lí giải thế nào cũng không thể không thấy hàm ý tương phản, đối lập giữa
vận mệnh của mình với số phận của em mà kiều vô thức gửi trong lời nhờ cậy.
Nhưng chính vì vô thức mà ta nhận ra, Kiều coi trọng tình yêu của mình xiết bao.
Đó là một mối tình lớn đến mức , vì nó Kiều có thể sống và cũng có thể chết. Chữ
“xót" dùng ở đây tức là Kiều rất đề cao Vân, mong Vân hay hi sinh để thương và
giúp cho chính là một sự bù đắp dành cho Kim Trọng. Ngoài ra chữ "xót" đặt ở
đây làm cho người đọc cũng cảm thấy xót xa. Không chỉ có vậy, Nguyễn Du còn
khéo léo và tài tình khi sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ qua cụm từ “máu mủ".
Máu mủ là tình cảm ruột thịt nên em hãy vì chị mà cố gắng chịu là "lời nước non".
Lời nước non là lời “Thế hải minh sơn”. Ngày xưa, trai gái thề hẹn trước non cao
biển rộng làm chứng nhân cho tình yêu đôi lứa. Cuối cùng nàng dùng thảnh ngữ
"thịt nát xương mòn” là thành ngữ biểu đạt trạng thái thân xác thân xác con người
ta bị hủy diệt để sau khi qua đời, được dùng để chỉ cái chết đau đớn, khố sở của
con người chốn dương gian, “chín suối"- chốn cửu tuyền – nơi âm tào địa ngục.
Với hai hình ảnh này, lại thêm một lần nữa Kiều vô thức nói về cái chết ở viễn
cảnh của mình. để minh chứng cho tình cảm của mình. Kiểu dù có chết mà được
Vân đồng ý thay mình trả nghĩa chàng Kim thì Kiều cũng cảm thấy mãn nguyện
qua từ “thơm lây” . Từ “thơm lây" ta có thể hiểu hai nghĩa. Đầu tiên đó là sự đánh
giá cao mà Kiều dành cho Văn khi đã giúp đỡ mình. Ngoài ra còn thể hiện việc đó
cũng khiến Kiều bớt mang tiếng “bội nghĩa”. Từ đó ta có thể thấy Kiều ca ngợi,
trân trọng, đánh giá cao hành động hi sinh của Vân cũng như sự biết ơn không để
kể xiết mà Kiều dành cho em mình. Qua đó, ta có thể thấy Kiểu đã dùng cả sự, li
và tỉnh để thuyết phục em minh. Sự là đưa ra lời lẽ, dẫn chứng để nhờ vả để làm
nền cho li và từ đó dẫn đến tinh – tình máu mủ ruột thịt, làm cho em cảm thông về
nỗi đau của bản thân mình.

You might also like