You are on page 1of 2

1.

Giới thiệu chung:


- Tác giả
- Tác phẩm
- Vị trí đoạn trích: Đoạn văn xuất hiện ở phần gần cuối của truyện ngắn Vợ nhặt. Đoạn
văn miêu tả trong bữa cơm đầu tiên khi người vợ nhặt phải về làm dâu.
- Nhân vật bà cụ Tứ:

2. Phân tích:
 Hoàn cảnh dẫn đến đoạn trích:
- Trở lại với truyện Vợ nhặt, câu chuyện là bức tranh ngày đói tàn tạ xơ xác của nông
thôn Việt Nam trước cách mạng. Anh cu Tràng là anh phu xe cục mịch, xấu xí và ế vợ.
Nhưng trong những ngày đói kém, tình cờ anh “nhặt” được vợ. Người Trang 5 đàn bà
theo không anh về là người đàn bà xa lạ, không tên, không quê quán. Chỉ với bốn bát
bánh đúc và câu hò vu vơ, Thị đã theo về làm vợ Tràng. Cái đói đã hủy hoại nhân hình
của thị, biến thị thành người đàn bà gầy khô, quần áo rách “như tổ đỉa”, cái đói cũng hủy
hoại luôn cả nhân cách của con người, khiến thị bỏ qua sĩ diện của một người con gái
theo không về làm vợ người đàn ông xa lạ. Qua ngòi bút miêu tả của Kim Lân, số phận
con người hiện lên thật rẻ rúng, nhỏ nhoi. Nhưng bù lại, thị được Tràng và bà cụ Tứ hết
lòng đón nhận, hết lòng yêu thương.
- Sau một ngày về làm vợ Tràng, thị đã trở lại là một người phụ nữ nết na, hiền thục,
không còn cái vẻ chao chát, chỏng lỏn như khi Tràng gặp thị ngoài chợ nữa. Sáng hôm
sau, trong bữa cơm đầu tiên khi thị về làm vợ Tràng được nhà văn Kim Lân miêu tả thật
thảm hại “chỉ có độc một lùm chuối thái rối, một đĩa muối ăn với cháo”... Bữa cơm trôi
qua trong vui vẻ, nhưng chỉ một loáng là hết sạch. “Nồi cháo cám” được bà cụ Tứ chuẩn
bị rồi mang lên cho con trai và con dâu ăn.

 Phân tích đoạn trích:


- Hiện thực của ngày đói, mối đe dọa của cái chết hiện diện trong bữa cơm: Bữa cơm
ngày đói trông thật thảm hại. Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rôi, và một
đĩa muối ăn với cháo: Một bữa sáng ít ỏi và đầy chắt chiu. “Thảm hại” nghĩa là sự thê
thảm đến tận cùng. Đây là bữa cơm chào đón nàng dâu mới nhưng nỗi lo lắng và ám ảnh
về cái đói vẫn không thể xua đi được. Cháo đã quấy loãng hết mức, đồ ăn cùng chỉ là rau
chuối bòn mót ở vườn nhà, là đĩa muối tráng. Cuộc Sống của ba con người đang trông
chờ vào những thứ đồ ăn ít ỏi cuối cùng. => Hai chữ “thảm hại” gợi tả bữa ăn đạm bạc,
khổ sở, đáng thương. Bữa tiệc cưới đơn sơ quá khiến cho ai cũng quặn lòng vì xót xa,
thương cảm. Bình thường, cuộc sống của người dân xóm ngụ cư vốn đã đầy ắp những nỗi
khó khăn. Giờ giữa nạn đói, mọi chuyện càng trở nên tồi tệ hơn.

- Hiện thực của đói nghèo hiện diện ngay trong “nồi cháo cám”: “Tràng nhăn mặt, chun
mũi” “miếng cám đắng chát nghẹn bứ trong cổ”, không khí gia đình vui vẻ đã biến mất,
bữa cơm không ai nói với ai câu gỉ... có một nỗi tủi hờn len lỏi vào trong tâm trí họ. Cháo
cám vốn không phải là thứ đồ ăn dành cho con người, nhưng khi cuộc sống đến bước
đường cùng thì mọi khả năng để sống sót đều được mang ra chống chọi.

- Qua chi tiết ‘bát chè khoán” nhà văn đã làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật bà cụ Tứ: >
Nhân vật bà cụ Tứ: người mẹ đảm đang, yêu thương con hết mực (mặc dù đã già nhưng
bà vẫn dậy sớm chuẩn bị bữa ăn cho cả nhà; hơn thế nữa khi cái đói đang rình rập bà vẫn
cố gắng để có được bữa tiệc cưới giản dị cho con trai của mình)
+ Bà cụ Tứ: Trong ngày đói kém, tình yêu thương của người mẹ già ấy hiện lên thật đáng
thương. “Bà lão lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng lên một cái nồi nghi ngút”, “vừa
khuấy vừa cười”... Hình ảnh của người mẹ nông dân dưới ngòi bút miêu tả của nhà văn
Kim Lân hiện lên thật xót xa nhưng cũng đầy trân trọng. Người mẹ đảm đang, yêu
thương con hết mực (bà đã dậy sớm chuẩn bị bữa ăn cho cả nhà; hơn thế nữa khi cái đói
đang rình rập bà vẫn cố gắng để có được bữa ăn giản dị cho con trai của mình; để các con
đỡ tủi hờn, bà gọi chệch “cháo cám” là “chè khoán” và tạo không khí vui vẻ trong bữa
ăn)

3. Khái quát:

. Nghệ thuật: Nhà văn đã đặt nhân vật vào tình huống truyện độc đáo; diễn biến tâm lí được miêu
tả chân thực, tinh tế; ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, phù hợp với tính cách nhân vật. Nghệ thuật trần
thuật hấp dẫn, kịch tính...

- Đoạn văn mang giá trị hiện thực sâu sắc, thể hiện chân thực cuộc sống của những người dân lao
động nghèo bị dồn vào bước đường tuyệt vọng, cận kề cái chết trong nạn đói năm 1945. Kim
Lân đã lên tiếng tố cáo hiện thực đen tối đương thời. Nạn đói và cái chết luôn rình rập cuộc sống
của người nông dân.

- Nhưng đằng sau đó, đoạn văn cũng lấp lánh niềm tin, tình yêu thương của nhà văn vào con
người, rằng Tràng, thị, bà cụ Tử, họ sẽ đổi đời, sẽ có một cuộc sống tương lai tươi sáng hơn. Và
bát cháo cám trong đoạn văn cũng là hiện thân cho tình thương yêu bao la của bà cụ Tứ dành cho
các con của mình trong những ngày đói kém. Tuy nó mặn chát nơi đầu lưỡi nhưng chan chứa
tình yêu của người mẹ.

- Đoạn văn cho thấy tài năng miêu tả tâm lí nhân vật và việc lựa chọn chi tiết trong truyện ngắn
của nhà văn Kim Lân

You might also like