You are on page 1of 34

MỤC LỤC

Lời mở đầu
Tính câp thiết của đề tài nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
I.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG...................................1
1. Một số khái niệm...............................................................................................1
2. Mục tiêu của quản lý chuỗi cung ứng.............................................................6
II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG CÀ PHÊ VIỆT NAM.....7
1.Giới thiệu về chuỗi cung ứng cà phê................................................................7
2. Sơ đồ chuỗi cung ứng cà phê............................................................................7
3. Các nhân tố trong chuỗi cung ứng cà phê......................................................8
4.Thực trạng quản lý chuỗi cung ứng cà phê.....................................................9
5. Đánh giá, nhận xét chung về chuỗi cung ứng cà phê...................................18
6. Cơ hội và thách thức trong quản lý chuỗi cung ứng nông sản ở Việt Nam
...............................................................................................................................21
III. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................28
1. Giải pháp..........................................................................................................28
2. Kiến nghị..........................................................................................................29
KẾT LUẬN.............................................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................31
LỜI MỞ ĐẦU
Tính câp thiết của đề tài nghiên cứu
Ngày nay, khi sự khi khác biệt về chất lượng , sự đọc nhất của hàng hóa ngày
càng giảm xuống theo sự phát triển của công nghệ thì chuỗi cung ứng được xem là
vũ khí cạnh tranh của mỗi sản phẩm, dịch vụ ,…Mỗi ngành ,doanh nghiệp , tổ chức
luôn cố gắng tạo ra chuỗi cung ứng hoàn thiện để có thể tạo thêm giá trị cũng như
nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường , hơn cả khi chuỗi cung ứng ngày càng
hoàn thiện và xảy ra ít lỗi hơn thì tổ chức sẽ đi trước một bước so với các đối thủ,
đối tác khác.

Vấn để hoàn thiện chuỗi cung ứng là vấn đề nan giải của rất nhiều quốc gia .
Điển hình như chuỗi cung ứng cà phê trên thế giới đang gặp rất nhiều vẫn đề khó
giải quyết. “ICO duy trì dự báo sơ bộ về thâm hụt toàn cầu ở mức khoảng 502.000
bao trong năm 2019 - 2020. Mặc dù tăng trưởng chậm lại, tiêu dùng dự đoán sẽ
vượt qua sản xuất trong suốt năm nay.”(theo thông báo của Tổ chức Cà Phê Thế
giới). Khi mà lượng cầu đang tăng mỗi ngày , số lượng cà phê bán thành phẩm vẫn
còn dấu hiệu tồn kho thì đây là câu hỏi lớn đối với các nhà lãnh đạo .Làm thế nào
để đáp ứng và cân bằng được thị trường cà phê hấp dẫn trị gái 203 tỉ USD này?

Việt Nam cũng là một trong những quốc gia đang giải quyết câu hỏi này. Với
lợi thế cung cấp 14% lượng cà phê trên toàn thế giới mỗi năm nhưng VIệt Nam chỉ
thu về 2 tỉ USD . Giá trị kinh tế cao , mặt hàng có nhiều lợi thế về số lượng và chất
lượng , Việt Nam sẽ phải trả lời câu hỏi chuỗi cung ứng còn những gì thiếu sót, cần
cải thiện những bộ phận , mắt xích nào và phải tìm ra hướng đi đúng đắn cho chuỗi
cung ứng Việt để cà phê Việt Nam đáp ứng được thị trường cà phê thế giới.

Mục tiêu nghiên cứu


 Nghiên cứu lý thuyết về chuỗi cung ứng
 Phân tích quản lý chuỗi cung ứng cà phê ở Việt Nam
 Đánh giá ưu , nhược điểm của chuỗi cung ứng cà phê của Việt Nam
 Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm quản lý chuỗi cung ứng cà phê ở
Việt Nam một cách tốt hơn.
I.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG
1. Một số khái niệm
a.Chuỗi cung ứng (Supply Chain)

Khái niệm

Chuỗi cung ứng là một hệ thống tổ chức, con người, các nguồn lực, thông tin, các
hoạt động ,…liên quan đến việc di chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ nhà sản xuất
hay nhà cung cấp đến người tiêu dùng.

Chuỗi cung ứng là tất cả các bộ phận tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm đáp
ứng nhu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng về mặt bản chất không chỉ bao gồm
nhà sản xuất , các nhà cung ứng nguyên vật liệụ mà còn bao gồm bộ phận vận tải,
nhà kho , nhà phân phối và cả chính khách hàng.

Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các phòng ban và sự lựa chọn phân phói nhằm
chức năng thu mua nguyện vật liệu; biến đổi nguyên vật liệu thành thành phẩm
hoặc bán thành phẩm; phân phối sản phẩm đến nơi tiêu thụ.

Mô hình chuỗi cung ứng

Thượng nguồn Hạ nguồn

1
Các tác nhân/ nhân tố của chuỗi cung ứng

- Cơ sở vật chất: gồm địa điểm lưu trữ và địa điểm sản xuất.

Là vị trí hữu hình trong mạng lưới chuỗi cung ứng nơi mà hàng hóa được lưu trữ,
lắp ráp, hoặc chế biến.

- Hàng dự trữ : bao gồm tất cả các nguyên vật liệu, thành phẩm và bán thành phẩm
bên trong chuỗi cung ứng.

- Vận tải : là việc di chuyển hàng dự trữ giữa các điểm trong chuỗi cung ứng.

- Thông tin: gồm những dữ liệu và những phân tích liên quan đến cơ sở vật chất ,
hàng dự trữ, chi phí , giá cả , khách hàng trong chuỗi cung ứng.

- Nguồn cung: là quyết định bên nào sẽ đảm nhận từng hoạt động cụ thể của chuỗ
cung ứng.

- Định giá: là xác định chi phí cần pahir thu cho một sản phẩm hoặc dịch vụ mà
công ty tạo ra trong chuỗi cung ứng.

b. Quản lý chuỗi cung ứng

Khái niệm

Quản lý chuỗi cung ứng là sự quản trị mối quan hệ giữa hai dòng lưu chuyển xuôi
và ngược kết nối khách hàng và các nhà cung ứng để tạo ra giá trị tốt nhất cho
người tiêu dùng với chi phí tối thiểu trên toàn chuỗi cung ứng.

Thực chất, quản lý chuỗi cung ứng là quản trị mối quan hệ để có thể đạt được lợi
nhuận đầu ra nhiều hơn cho tất cả các mắt xích trong chuỗi.

Những nội dung cơ bản trong quản lý chuỗi nông sản

2
- Dự báo nhu cầu: là việc dùng dữ liệu bán hàng trong quá khứ để dự báo nhu cầu
trong tương lai của nông sản. Với dự báo nhu cầu càng có tính chính xác cao hơn
thì mọi hoạt động về điều chỉnh sản xuất,lưu trữ trong kho bãi, đáp ứng các mong
đợi của khách hàng một cách tốt nhất. nhất là trong nông sản , khi dự báo nhu cầu
có tính chính xác càng cao thì càng có nhiều thời gian hơn để chuẩn bị các phương
án nuôi trồng sao cho đạt hiệu quả cao nhất

Với phương pháp thu thập thông tin , nhà quản lý lựa chọn những sản phẩm (cây ăn
quả, rau củ, vật nuôi,…)chủ lực để có sự tập trung cao nhất từ đó việc sắp xếp các
dữ liệu của quá khứ và dự báo trong tương lai sẽ trở nên dễ dàng hơn. Khi tập trung
vào một hay một vài loại nông sản chính thì có thể chỉ ra nguyên nhân gây ra sự
biến động của nhu cầu dễ dàng hơn từ đó có khả năng điều chỉnh luồng phân phối
nông sản và điều chỉnh lại cơ cấu nuôi trồng nông sản cho phù hợp nhất. Cuối cùng
nhà quản lý có thể nhìn nhận tổng quát về thị trường trong đó gồm khách hàng, đối
thủ cạnh tranh hay chính đối tác của mình,…

- Tổ chức hoạt động nuôi trồng: từ những dự báo về nhu cầu thì ta sẽ có tổ chức
nuôi trồng nông sản có mô hình phù hợp nhất và có khả năng đáp ứng nhu cầu của
thị trường cao nhất. Mọi hoạt động nuôi trồng đều phải có kế hoạch và tiêu chuẩn
nhất định vì với mỗi thị trường, mỗi thời điểm thì đều có những yêu cầu và mong
muốn khác nhau . Với một ngành đầy tính đặc thu như nông sản thì việc tổ chức
nuôi trồng là rất quan trộng vì nó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ những quy trình sau nó.
Khi nuôi trồng khoa học , có chất lượng , sản lượng cao thì tương đương với nó là
những cơ hội mở ra thị trường khó tính càng lớn song song với đó là hạn chế việc
được mùa mất giá hay được giá mất mùa của rất nhiều trường hợp nông sản Việt.

- Tổ chức hoạt động thu mua: là một chuỗi các công việc như lập kế hoạch mua và
xác định các tiêu chuẩn đồng thời nghiên cứu, lựa chọn các nhà cung cấp nông sản,
quản lý hợp đồng cung cấp, kiểm soát chất lượng đầu vào , hàng lưu kho và thanh

3
toán. Hoạt động này đòi hỏi sự liên hệ và làm việc với những nhà cung cấp ( phần
lớn các nhà cung cấp ở đây là chủ trang trại, hay hợp tác xã và những nhà vườn nhỏ
lẻ) sao cho số hàng cung cấp phù hợp, đạt tiêu chuẩn.

Hoạt động tổ chức thu mua còn tồn tại vấn đề rất nan giải là trong quá trình thu
mua còn có sự góp mặt của một bộ phận thương lái (trung gian) rất lớn ở giữa.
Những nhà thương lái thường không tạo giá trị hay tạo ra giá trị rất ít cho doanh
nghiệp nhưng họ lại hưởng lượng chênh giá giữa nhà cung cấp với doanh nghiệp
hay tổ chức. Đối với người nông dân thì thương lái chính là thị trường của họ , gần
như mọi nông sản đều bán cho thương lái và thương lái cũng là những người hiểu
biết về thị trường nông sản nhất.

- Tổ chức quá trình sản xuất , chế biến: hoạt động này làm gia tăng giá trị của nông
sản . Sản xuất, chế biến nông sản giúp cho người dân , doanh nghiệp , tổ chức có
thể chủ động hơn trong việc cơ giới hóa sản phẩm , nắm bắt là điều chỉnh hướng thị
trường ; tránh việc được mùa mất giá. “Chúng ta nhấn mạnh công nghiệp chế biến,
nếu không có chế biến thì nông sản khó gia tăng giá trị, không giải quyết được vấn
đề thời vụ.” Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng khẳng định.

Quy mô sản xuất manh mún, tỷ lệ nông sản sản xuất theo các tiêu chuẩn chất lượng
bền vững còn thấp. Mức độ áp dụng công nghệ trong khâu sau thu hoạch và bảo
quản của Việt Nam chưa cao dẫn đến tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch của nông sản
Việt Nam vẫn còn cao. Công nghệ chế biến đã có nhiều nhà máy hiện đại nhưng
nhìn chung thiếu chế biến sâu, chế biến tinh, chế biến phụ phẩm.

Nên vậy để gia tăng chuỗi giá trị , nông sản Việt Nam cần tập trung vào khâu chế
biến , sản xuất ra các thành phẩm hoặc bán thành phẩm. Nông sản Việt cần một chỗ
đứng có uy tín với những sản phẩm đặc trưng mang phong cách , văn hóa Việt với
chất lượng cao , sánh ngang với các sản phẩm trên trường quốc tế.

4
- Phân phối sản phẩm: Ở thị trường trong nước , nhà sản xuất luôn phải đối mặt với
tình trạng “được mùa, mất giá”; nhà phân phối bị động vì hàng hóa cung ứng lệ
thuộc vào mùa vụ, thời tiết. Về phía người tiêu dùng phải chi trả quá cao so với giá
gốc trong khi hàng nông sản thiếu sự kiểm soát chất lượng. Đối với hệ thống phân
phối hàng nông sản xuất khẩu, tình hình “mua đứt, bán đoạn” luôn diễn ra, các tác
nhân trong chuỗi sản xuất hầu như không hề biết sản phẩm của mình sẽ đi đâu, về
đâu. Vấn đề lớn nhất trong việc phân phối nông sản là trong kênh phân phối có quá
nhiều các tác nhân liên kết với nhau ( nông dân – thương lái – người bán sỉ - người
bán lẻ - siêu thị - người tiêu dùng ) . Số tác nhân giữa người nông dân và người tiêu
dùng càng lớn thì mức chi phí người tiêu dùng phải trả càng cao. Từ tính chất của
thị trường nông sản Việt là tồn tại bộ phận thương lái có ảnh hưởng lớn nên cacsch
kênh phân phối cũng bị chịu ảnh hưởng không nhỏ: Chất lượng và số lượng các
nông sản không được phân phối đều theo địa phương , vùng miền : sự chênh lệch
về giá cả khi khu vực nào óc nhiều (ít) tác nhân truung gian ở giữa hơn ,.. tất cả tạo
ra một mạng lưới phân phối nông sản Việt không đồng đều, không cân bằng.

- Quản trị tồn kho: trong vấn đề lưu trữ nông sản quản trị hàng tồn kho là một vấn
đề rất quan trọng . Phần lớn nông sản đều theo thời vụ nên quản trị tồn kho giúp
tránh tắc nghẽn trong quá trình sản xuát , chế biến và bán hàng. Hơn nữa nhiều
doanh nghiệp , tổ chức coi đây là một bước đệm trong những trường hợp kinh
daonh xấu nằm ngoài dự đoán. Sẽ có những bước ngoặt, thay đổi đột biến trong
nhu cầu hoặc sự sụt giảm quá mức trong quy trình cung ứng nguyên liệu vào một
thời điểm nào đó. Một số doanh nghiệp muốn giữ lại hàng tồn kho để chờ cơ hội sở
hữu lợi thế về giá.Và khi dự trữ hàng sớm và chủ động thì có thể giảm thiểu chi phí
đặt hàng. Với ngành đặc thù như nông sản thì việc duej trữ hàng tồn kho rất nan
giải vì thời gian lưu trữ nông sản thường hạn chế và phải có nhiều chi phí bảo quản,
kho bãi đi kèm nếu gặp phải tình trạng giá cả đột ngột hạ xuống hay không thể chế
biến thì đó là một nguy cơ lớn đối với mỗi doanh nghiệp hay tổ chức.

5
- Hoạt động vận tải: là việc di chuyển hàng dự trữ giữa các điểm trong chuỗi cung
ứng, bao gồm nhiều loại phương tiện và tuyến đường mà mỗi loại lại có những đặc
tính khác nhau. Hiện nay dịch vụ vận tải được tiến hành thông qua các hình thức :
đường bộ , đường sắt, đường thủy, đường hàng không,…Vận tải đóng vai trò trọng
yếu trong phân phối và lưu thông, doanh nghiệp hay tổ chức nào càng cắt giẩm
được nhiều chi phí vận tải hơn thì doanh nghiệp đó sẽ có lợi thế về giá hơn. Trong
ngành nông sản tuy sản phẩm và chất lượng của nước ta và Thái Lan ngang nhau
nhưng Thái Lan ngày càng giải quyết tốt bài toán vận tải để vừa giảm chi phí vừa
giảm thời gian cung cấp hàng nên thị trường nông sản đặc biệt là lúa gạo Thái Lan
luôn giữ ưu thế hơn nước ta.

2. Mục tiêu của quản lý chuỗi cung ứng

Mục tiêu chung của hầu hết tất cả các chuỗi cung ứng là tạo ra giá trị tối đa cho
toàn chuỗi . Giá trị ( thặng dư) tạo ra của một chuỗi cung ứng là sự chênh lệch giữa
giá trị của sản phẩm cuối cùng đến tay khách hàng và tổng chi phí sản xuất sản
phẩm phát sinh trong quá trình đáp ứng yêu cầu khách hàng (Trích bài giảng)

Mục tiêu của chuỗi cung ứng là thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng thông qua
việc sử dụng hợp lí các tài nguyên bao gồm khả năng phân phối, sự trữ và lao động.

Trên lý thuyết ,mục tiêu của một chuỗi cung ứng là làm cho cung gặp cầu và làm
cho hàng tồn kho là tối thiểu. Chuỗi cung ứng luôn hướng đến giải quyết tốt nhất
các vấn đề trong toàn chuỗi bao gồm liên lạc với nhà cung cấp để loại bỏ các cản
trở, chiến lược nguồn cung ứng để đối phó với việc cân bằng chi phí nguyên liệu
thấp nhất và sự vận chuyển, thực hiện kỹ thuật “ Just in time” để tối ưu hóa dòng
sản xuất, duy trì sự kết hợp chính xác và địa điểm của nhà máy và kho lưu trữ để
phục vụ thị trường khách hàng và sử dụng sự phân bổ vị trí, phân tích tuyến
phương tiện, thiết lập chương trình năng động và sự tối ưu hóa công việc hậu
cần truyền thống để tối đa hóa hiệu quả của sự phân bổ.
6
II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG CÀ PHÊ VIỆT
NAM
1.Giới thiệu về chuỗi cung ứng cà phê
Đối với cà phê chuỗi cung ứng thường phức tạp và có cấu trúc khác nhau ở các
nước khác nhau, nhưng chuỗi cung ứng cà phê thường có cầu trúc như sau:

Người trồng cà phê – thường trồng cà phê trên những mảnh đất nhỏ chỉ 1-2 hécta.
Nhiều hộ dân thực hiện cả khâu sơ chế (phơi khô và tách vỏ).

 Người trung gian – những người trung gian có thể tham gia vào nhiều mảng của
chuỗi cung ứng. Họ mua cà phê ở bất kỳ giai đoạn nào của trái cà phê ( chín và
non) , sau đó tiến hành sơ chế, thu gom đủ lượng cà phê từ nhiều hộ nông dân, rồi
vận chuyển bán cho người chế biến, cho trung gian khác hoặc cho thương lái.

Người chế biến – là những hộ nông dân có thiết bị chế biến cà phê,  hoặc nông dân
trồng cà phê và người chế biến hợp tác để mua thiết bị chế biến cà phê.

Đại lý nhà nước - ở Việt Nam , việc mua bán cà phê do chính phủ kiểm soát, có lẽ
bằng cách mua cà phê từ những nhà chế biến với mức giá cố định và bán đấu giá
cho nhà xuất khẩu.

Nhà xuất khẩu – mua cà phê từ các đối tác hoặc đấu thầu và sau đó bán cho các
thương lái.

Thương lái – cung cấp trái cà phê cho những người rang cà phê với đúng số lượng,
đúng lúc và mức giá có thể chấp nhận cho người mua và người bán.

Nhà sản xuất – thường là những doanh nghiệp có khả năng chế biến cà phê tươi
thành thức uống. Những doanh nghiệp sản xuất sẽ tạo tên tuổi, đặc trưng , và thông
qua nhiều hình thức để làm tăng giá trị cho hạt cà phê .

Nhà bán lẻ - là những người bán cà phê trong siêu thị lớn, cho đến khách sạn và các
cửa hàng ăn uống, tạp hóa.

2. Sơ đồ chuỗi cung ứng cà phê

7
Nhà cung
Nhà cung
chấp giống
cấp phân
bón

Người nông Người chế


Người trung
dân biến
Thu gian

Hợp tác xã

Nhà xuất Đại lý nhà


Thương lái
khẩu nước

Nhà sản Nhà bán Nhà bán lẻ


xuất buôn DĐ

DC

Các cửa
Người tiêu hàng cà
dùng phê

3. Các nhân tố trong chuỗi cung ứng cà phê


Thông thường chuỗi cung ứng cà phê có hai nhóm nhân tố chủ yếu: nhóm các nhân

tố đầu vào của chuỗi cung ứng và nhóm các nhân tố tiêu thụ cà phê.

a. Nhóm nhân tố đầu vào của chuỗi cung ứng


8
- Giống cà phê

- Phân bón

- Thuốc bảo vệ thực vật

- Người nông dân trồng cà phê

- Người chế biến ( rang , xay xát,…)

- Nhà sản xuất : tạo ra thành phẩm hoặc bán thành phẩm

b. Đầu ra của chuỗi cung ứng

- Người trung gian

- Thương lái

- Hợp tác xã

- Đại lý nhà nước

-Nhà xuất khẩu

- Nhà bán buôn

- Nhà bán lẻ

- Các cửa hàng cà phê, các siêu thị

- Người tiêu dùng

4.Thực trạng quản lý chuỗi cung ứng cà phê


Dự báo nhu cầu cà phê

Nhu cầu tiêu thụ cà phê trên thế giới là rất lớn. Hằng năm , lượng tiêu thụ cà phê
trên thế giới rơi vào khoảng 94,5 triệu bao cà phê nhân ( 5,6 triệu tấn) . Ước tính
thị trường thị trường cà phê thế giới có giá trị khoảng 214 tỉ USD. Có thể chia các
nước tiêu dùng cà phê thành bốn nhóm chính theo khu vực địa lý như sau :

 Nhóm các nước Tây Bắc Âu và Nam Âu .


 Nhóm các nước Bắc Mỹ: Trong đó thị trường Mỹ là lớn nhất với nhu cầu
hàng năm khoảng 4 kg/người/năm:
 Nhóm các nước Châu Á - Thái Bình Dương: Trong đó hai thị trường tiêu
biểu là Hàn Quốc và Nhật Bản .
9
 Nhóm các nước Đông Âu và Nga: Đây là những thị trường mới nổi rất tiềm
năng với sản phẩm cà phê.

Do đại dịch Covis-19 khiến thị trường cà phê toàn cầu chịu tác động nghiêm trọng.
Với cách lệnh cách ly xã hội, không ra khỏi nhà khih không có việc cần thiết ,
những người nông dân gần như không đến đồn điền cà phê trong 2-3 tháng . Ít nhất
5 triệu người dân trồng cà phê không thể đến đồn của họ ,ví dụ như : ở Columbia
với lệnh phong tỏa 19 ngày trên toàn quốc từ ngày 25/3/2020 đã ảnh hưởng nghiệm
trọng đến việc thu hoạch cà phê của nước này vào đầu tháng 4/2020.

Hay tại quốc gia có khả năng sản xuất cà phê nhiều nhất trên thế giới -Brazil- người
dân được yêu cầu ở nhà khiến nguồn lao động thiếu hụt. Ở các khu vực sản xuất
trọng điểm, việc thu hoạch cà phê vẫn chưa được cơ giới hóa. Trong khi đó, vụ thu
hoạch cà phê bắt đầu từ tháng 4, cao điểm vào tháng 5, nhưng người dân Brazil
đang được khuyến cáo ở nhà, nhiều hàng quán phải đóng cửa nhằm hạn chế sự lây
lan của dịch bệnh.

Vì vậy , nguồn nguyên liệu đầu vào của cà phê trong quý I/2020 đã chịu ảnh hưởng
không nhỏ từ dịch Covid-19

Trong đại dịch Covid-19 , các lệnh cấm xuất khẩu cũng được thực thi, nhiều nguồn
nguyện liệu , máy móc để sản xuất cà phê mà các “công xưởng cà phê” đặt tại nước
ngoài không thể cập cảng cũng gây ra không ít khó khăn trong quá trình sản xuất và
chế biến cà phê .

Nếu phần lớn mọi người sẽ lo sợ về việc giá cà phê sẽ tụt giảm mạnh vì không thể
xuất khẩu hay bán tại các cửa hàng , quán cà phê thì nỗi lo lớn nhất của những nhà
sản xuất cà phê đang là phải giải quyết như thế nào khi đầu vào của cà phê đang
thiếu hụt cho các nước đang đóng cửa biên giới và hạn chế đi lại để kiểm soát dịch
bệnh?

Giá Robusta giảm dần trong suốt quý I/2020 do dịch bệnh khiến người dân được
yêu cầu ở yên trong nhà và các nhà hàng phải đóng cửa. Kết thúc tháng 3, Robusta
kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn London có giá 1.186 USD/tấn, tương đương giảm
khoảng 12% trong quý đầu năm. Điều này được lý giải bởi trong 2 tháng đầu năm,
dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ ở Trung Quốc, nơi 95% cà phê tiêu thụ là loại hòa
tan. Trung Quốc là thị trường cà phê lớn thứ 11 thế giới với trị giá hiện ước khoảng
9.124 triệu USD, đồng thời là nước nhập khẩu lớn thứ 11 thế giới với trị giá ước
tính 2.650 nghìn bao (trong năm 2019/20), trong đó riêng nhập khẩu robusta đứng
thứ 3 thế giới với khoảng ước tính 1.500 bao trong vụ 2019/20. Do đó, dịch bệnh
bùng phát ở Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới Thị
10
trường Robusta thế giới. Dịch bệnh nghiêm trọng buộc hãng Starbucks phải đóng
cửa hơn 2000 cửa hàng tại Trung Quốc hồi cuối tháng 1/2020 – điều chắc chắn sẽ
khiến nhập khẩu cà phê của Trung Quốc sụt giảm vì tiêu thụ giảm sâu, giữa bối
cảnh sản lượng cà phê niên vụ 2020/2021 (kết thúc vào tháng 9/2021) của Brazil dự
báo sẽ bội thu theo chu kỳ, khiến nhà đầu tư lo ngại sẽ xảy ra tình trạng dư cung
đối với mặt hàng này. Người Trung Quốc không có thói quen dùng cà phê ngay tại
nhà nên với đại dịch Covid-19 ,lượng tiêu thụ cà phê vào nước này đã giảm rất
nhanh vào đầu năm nay

Tại Nhật Bản là nước tiêu thụ cà phê rang xay lớn trên thế giới. Thị trường cà phê
Nhật Bản đã từng tăng trưởng mạnh mẽ cho đến giữa những năm 2000, khi đạt hơn
7 triệu bao và trở thành quốc gia tiêu thụ cà phê lớn thứ 4 trên thế giới, với mức
tiêu thụ bình quân đầu người 3,5 kg. Sau quá trình phát triển kéo dài 30-40 năm,
Nhật Bản có một nền văn hóa ẩm thực cà phê tiên tiến, chủ yếu là cà phê Arabica,
và năng lực chế biến rất phát triển.Sử dụng cà phê tại Nhật Bản trong những tuần
qua đã giảm đáng kể. Mặc dù sử dụng cà phê của Nhật Bản những năm gần đây
giảm xuống, song đây sẽ vẫn là nước tiêu thụ cà phê hạt lớn thứ 4 thế giới, với bình
quân 8,1 triệu bao trong năm 2019/20 (kết thúc vào tháng 9/2020). Với lợi thế về
thị trường tiêu dùng Nhật Bản, giá cà phê Arabica quý I/2020 tăng khá mạnh.
Arabica kết thúc quý I/2020 ở mức giá 1,1955 USD/lb. 
Tại Việt Nam, quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới , với tổng sản lượng
đạt đến 21% lượng cà phê trên toàn thế giới, sở hữu một phần lớn trong đó là cà
phê Arabica , nước ta cần có những hoạt động nhanh chóng về việc xuất khẩu cà
phê, chọn thị trường , tự đánh giá chất lượng sản phẩm để có thể thâm nhập thị
trường khó tính bậc nhất- Nhật Bản nhiều hơn.
Việt Nam là quốc gia xuất khẩu đến hơn 20% lượng cà phê cho toàn thế giới nhưng
chỉ thu về 2% lợi nhuận của toàn ngành cà phê thế giới. Đó là vì Việt Nam vẫn
đang tập trung vào xuất khẩu cà phê thô . Trong khi đại dịch Covid đang diễn biến
phức tạp và các nước có lượng cà phê lớn như Brazil và Columbia đang phải đối
chọi với dịch bệnh , các doanh nghiệp , tổ chức cần có những hành động , những kế
hoạch táo bạo mới với lợi thế nước ta đã đẩy lùi dịch bệnh sớm hơn hẳn các nước
khác.
Tập trung vào các quốc gia đang có nhu cầu cao như Mỹ , các quốc gia Nam Mỹ,
Nhật Bản ,..tạo sự chủ động nhất trong sản xuất, chế biến cà phê , tạo sự chủ động
về giá cả và đưa hàng hóa đến đúng địa điểm một cách chính xác nhất dựa trên các
lợi thế mà nước ta đang sở hữu.
Tổ chức hoạt động trồng cà phê

11
Ngày nay trên thế giới ,nhu cầu về cà phê Arabica ngày càng cao (mỗi năm tăng
2%) và giá thành Arabica thương cao hơn Robusta khoảng 1.5-2 lần mà Việt Nam
chỉ sở hữu 7% Arabica trên tổng sản lượng quốc dân . Vì cây cà phê Arabica là một
loại cây trồng khó tính , chỉ sinh sống trên độ cao 15000-2000m so với mực nước
biển với khí hậu thoáng mát như Sơn La, Đà Lạt. Nên đây là một câu hỏi lớn mà
các nhà nghiên cứu sẽ phải thực hiện để tìm ra vừng có thổ nhưỡng , khí hậu ,
nguồn nước,… phù hợp với cây cà phê này nhất.
Bên cạnh đó các thị trường lớn như Mỹ , Nhật Bản , Châu Âu,.. ngày càng khó tính
trong việc lựa chọn sản phẩm. Họ có xu hướng tiêu dùng những sản phẩm hữu cơ,
đạt tiêu chuẩn quốc tế với quy trình đảm bảo , hiện đại, vệ sinh.Nhưng tại Việt
Nam mô hình trồng cây hữu cơ chưa được tập trung vì nhiều lí do như: lợi nhuận
không nhanh thấy được , tốn thời gian, cần kỹ thuật cao,..Để tạo được thương hiệu
cà phê Việt với chất lượng cao , hiện nay chính phủ đã thực hiện các biện pháp để
ổn định các khu vực sản xuất cà phê ở mức tối đa 600.000 ha và những nỗ lực hiện
đang hướng tới việc cải thiện chất lượng của hạt cà phê cao cấp. Một đặc điểm
quan trọng khác của việc trồng cà phê ở Việt Nam là năng suất trung bình vượt quá
2,3 tấn / ha, một trong những mức cao nhất trên thế giới.

Thêm vào đó , các doanh nghiệp lớn đang có những hướng đi rất ấn tượng trong
những năm vừa qua. Họ đã tìm đến tận người dân để tiệp cận trực tiếp với nguồn
cung chứ không phải qua tay những thương lái (trung gian ) nữa. Họ có những hợp
tác với người dân về số lượng , về cách tạo ra chất lượng hàng đầu thông qua các
cố vấn khoa học của chính công ty; họ có thể cấp tiền trước để người trồng cà phê
có thể tiếp thu với những nguồn giống chất lượng cao hơn cả so với việc để người
dân tự tìm nguồn giống . Tất cả những biện pháp đó đã tạo ra những giá trị cao hơn
cho cả người dân và doanh nghiệp , hơn cả, họ đã cùng nhau tạo ra những cây cà
phê, những hạt cà phê với chất lượng ngày càng tăng cao , và đủ tiêu chuẩn để xâm
nhập vào các thị trường khó tính hàng đầu.

Tổ chức hoạt động thu mua cà phê

12
Tại Việt Nam hoạt động thu mua thường được tổ chức dưới dạng mô hình sau:

Người thu
gom dự trữ

Đại lí nhà
Người trồng Thương lái nước
cà phê

Nhà máy chế


Hợp tác xã
biến

Thông thường, tại Việt Nam sẽ có hai hướng chính là người trồng cà phê sau khi
thu hoạch , sơ chế và phơi khô (những phần này có thể có hoặc không) sẽ bán cho
những thương lái. Những thương lái này sẽ đến tận từng nhà , xã để thu mua vào
mọi lúc người dân có đủ hàng. Những người thương lái là bộ phận trung gian tìm
kiếm được đầu ra cho hạt cà phê .Nhưng những người trung gian này không tạo
được ra giá trị gia tăng cho hạt cà phê nhưng lại thu một lợi nhuận rất lớn, đó là sự
chênh lệch về giá giữa chi phí họ trả cho người trồng cà phê và số tiền họ được trả
bởi doanh nghiệp sản xuất cà phê

Hướng thứ hai là những người trồng cà phê sẽ bán cà phê cho các hợp tác xã. Các
hợp tác xã đang thể hiện tốt vai trò “cầu nối” liên kết phát triển cà phê bền vững
khi vận động nông dân cam kết sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế như UTZ
Certified, 4C, thương mại công bằng. Các hợp tác xã luôn cố gắng tạo ra sự công
bằng về giá cả nhất cho người dân . Và đây được đánh giá là một hình thức thu mua
rất bền vững.

Bên cạnh đó vẫn còn một phương thức thu mua khác còn tồn tại ở nhiều địa
phương trồng cà phê đó là các hộ nông dân sẽ bán ngay cho những người trong
làng, xã của họ . Những người này thu mua cà phê với mục đích tích cóp khi giá cà
13
phê đang thấp và tích trữ tại các kho bãi của gia đình sau đó chờ khi giá cà phê tăng
sẽ bán cho các đại lí lớn để thu về lợi nhuận từ sự chênh giá. Đây là một hình thức
khá rủi ro ,vì: cà phê là một thị trường có tính biến động cao nên đã có rất nhiều
người thu mua gom nhưng không chờ được đến lúc cà phê đắt hoặc thường bị bỏ lỡ
dịp bán tốt nhất: hơn thế khi bảo quản tại kho của gia đình, điều kiện vật chất
kém ,kỹ thuật bảo quản yếu nên dễ làm hư hại hạt và phê.

Tổ chức quá trình sản xuất, chế biến cà phê

Với tư cách là quốc giá có lượng cà phê xuất khẩu đứng thứ hai trên thế giới,
nhưng cà phê của Việt Nam lại ít có tên tuổi trên trường quốc tế vì 90% lượng cà
phê Việt Nam xuất khẩu là cà phê thô và chỉ có 10% lượng cà phê cuất khẩu là
thành phẩm nguyên chỉnh.

Bằng khả năng xuất khẩu cà phê đi đến nhiều quốc gia , đặc biệt là những thị
trường khó tính bậc nhất như Mỹ , Đức , Pháp, Nhật Bản,.. thì quy trình sản xuất cà
phê đều phải tuần theo những quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng
hạt cà phê thô một cách nghiêm ngặt . Nhưng nhìn chung cà phê của Việt Nam sản
xuất theo các công đoạn cố định như sau:

B1: Trồng và thu hoạch cà phê

Khi quả cà phê đã chín đỏ, người nông dân sẽ thực hiện thu hoạch cà phê thủ công .
Cách này giúp cho những người nông dân có thể chọn lựa được những quả cà phê
đã chín và có thể sang lọc về chất lượng sơ qua, thêm vào đó dùng cách thu hoạch
thủ công này còn giúp cà phê tránh dập nát, đẩm bảo được chất lượng của hạt cà
phê.

B2: Sơ chế và phơi quả cà phê

Quả cà phê sau khi thu hoạch tại vườn về vẫn còn tươi và lẫn nhiều tạp chất như: lá
cây ,sâu bọ… Công đoạn tiếp theo là công đoạn sơ chế, phân loại và làm sạch trái
cà phê chín;đây là công đoạn rất quan trọng và nên được tiến hành ngay sau nông
dân thu hoạch cà phê . Nếu để lâu sau khi thu hoạch rồi mới sơ chế sẽ dễ làm trái
cà phê bị hỏng, dập nát và làm giảm chất lượng của quả cà phê . Thông thường quả
cà phê sẽ được rửa trong thùng đầy nước để loại bỏ các vật thừa, các quả hư
hỏng… Sau đó, trái cà phê được đưa qua máy rung sàng hạt để phân loại quả cà
phê đã chín và chưa chín, quả to, quả nhỏ . Phân loại xong, nông dân tiến hành phơi
quả cà phê cho khô. Thông thường một mẻ cà phê tươi được phơi khô trong khoảng
25 – 30 ngày cho tới khi độ ẩm của trái cà phê chỉ còn 12-13% là đạt yêu cầu.

14
B3: Tách vỏ cà phê lấy hạt

Quả cà phê được phơi khô đem đi xát bằng máy. Sau quá trình này ta thu được cà
phê nhân và vỏ thóc cà phê. Trong đó cà phê nhân chính là hạt bên trong quả cà
phê và vỏ thóc cà phê chính là lớp vỏ bên ngoài quả cà phê. Hạt cà phê được tách
ra kèm theo chất nhầy vốn có của nó. Lúc này, cả phân nhân thu được chỉ là cà phê
xô vì chưa qua bất kỳ công đoạn phân loại hay sàng lọc xử lý nào.

B4: Quá trình lên men

Để tránh chất nhầy của quả cà phê còn sót lại trong nhân cà phê gây ảnh hưởng xấu
tới chất lượng cà phê thành phẩm nên hiện nay người ta sử dụng phương pháp xử lý
bằng các chất hóa học. Hạt cà phê được ủ trong các thùng lớn cùng với các enzyme
thiên nhiên và chế phẩm enzyme bổ sung để lên men. Quá trình này có thể kéo dài
từ 24 đến 36 giờ, tùy thuộc vào độ dày, nhiệt độ của lớp chất nhầy và nồng độ của
các enzym có trên hạt cà phê. Sau quá trình lên men này, lớp chất nhầy bám quanh
hạt cà phê sẽ bị mất kết cấu nhớt và có thể dễ dàng rửa sạch bằng nước.

B5: Sấy khô

Sau khi lên men, hạt cà phê tiếp tục được rửa bằng nước sạch. Lúc này hạt cà phê
có độ ẩm khoảng 57% – 60 % và phải được sấy khô. Công đoạn sấy khô tiến hành
cho tới khi độ ẩm cà phê còn là 12,5%. HIện nay phần lớn cà phê của Việt Nam
đều sấy khô bằng máy và được kiểm soát chất lưỡng kỹ càng để đảm bảo phù hợp
với các quy chuẩn đầu ra của hạt cà phê. Quy chuẩn phân loại cà phê nhân dựa vào
kích thước của hạt như sau. Các loại cà phê nhân chất lượng cao là sàng 16, sàng
18 và sàng 19, sàng 20. Trong đó, cà phê rang hạt người ta sử dụng phổ biến loại cà
phê nhân sàng 16 và sàng 18.

B6: Lưu trữ

Sau khi cà phê sấy xong sẽ được lưu kho và xay xát thành cà phê nhân ngay trước
khi đóng bao xuất khẩu

Còn với 10% cà phê thành phẩm xuất khẩu được , sẽ có những quy trình rang xay ,
tạo thành phẩm riêng của mỗi doanh nghiệp ,tổ chứ sao cho phù hợp với tiêu chí
của khách hàng và hình ảnh, giá trị tương hiệu của họ.

Phân phối sản phẩm


15
Nước ta có văn hóa cà phê độc đáo và đặc sắc nhưng lượng cà phê sử dụng trên đầu
người chỉ có 0,7kg/ người/năm ( theo số liệu của Vicofa 2019) thấp hơn rất nhiều
so với những nước khác như: Phần Lan 11kg/người/năm , Nhật Bản 3.3
kg/người /năm Liên minh Châu Âu 4,9kg/người/năm,….(theo nghiên cứu của ICO
năm 2019)

Điều đó có thể lí giải cho việc tiêu thụ thị trường nội địa tại Việt Nam chỉ chiếm
khoảng 5% trong tổng cà phê xuất khấu, tương đương 61,000 tấn/năm. Trong đó cà
phê hòa tan chiếm 9,000 tấn, cà phê rang xay có nhãn hiệu chiếm 35,000 tấn còn lại
là cà phê không tên tuổi và nhãn hiệu. Thị trường cà phê nội địa tăng trưởng hàng
năm khoảng 18% trong đó cà phê hòa tan đang dẫn đầu mức tăng trưởng (+22%)
còn cà phê rang xay tăng trưởng chậm hơn thị trường (+13%).

Với 5% lượng cà phê của Việt Nam thì thị trương cà phê được phân bố đều cho ba
bên chính: cà phê hòa tan, cà phê rang xay và cà phê đặc biệt. Hiện tại thị phần của
cà phê hòa tan chiếm 62% về số lượng và 65% về giá trị so với 38% số lượng và
34% về giá trị của cà phê rang xay có nhãn hiệu. Riêng tại thị trường Hà Nội và
bốn thành phố chính (Hải phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần thơ) , tỷ trọng cà phê
hòa tan còn chiếm đa số so với cà phê rang xay tương ứng 91%, 73%. Việt Nam có
Vinacafe, Nescafe và G7 là ba đối thủ trong thị trường cà phê hoà tan. Trong khi
đó, Trung Nguyên đối thủ nặng ký nhất trong thị trường cà phê rang xay.

Hiện tại thị trường cà phê của Việt Nam chưa phân hóa rõ ràng hai thị trường cà
phê là cà phê đại trà và cà phê đặc biệt. Cà phê đại trà có thể kể đến như Trung
Nguyên ở Việt Nam hay cà phê Taster’s choice của Nestlé tại Mỹ. Cà phê đặc biệt
có thể kể đến như HighLand ở Việt Nam hay Starbucks ở Mỹ. Vì cà phê đặc biệt
tại Việt Nam còn rất nhỏ nên chưa tạo nên ảnh hưởng lớn

Nhìn chung cà phê nội địa được phân phối phần lớn cho cà phê hòa tan ,cà phê rang
xay và chỉ có một phần rất nhỏ cho cà phê đặc biệt .Các hãng cà phê hòa tan và
rang xay sau khi ra thành phẩm sẽ phân phối xuống đại lý chính hãng của mình ,
sau đó cà phê lại đi xuống các cửa hàng bán lẻ chính hãng hoặc họ sẽ phân phối
cho các đại lý để rồi đưa đến các siêu thị , các cửa hàng tiện lợi và các quán cà phê.
Khác với các hãng cà phê đại trà các hãng cà phê đặc biệt như :Starbucks ,
HighLand, Phúc Long lại gần như không qua bên phân phối nào cả. Họ tự chọn đầu
vào là các hạt cà phê khi vừa thu hoạch và quản lý các khâu sơ chế, chế biến theo
tiêu chuẩn và yêu cầu chất lượng của riêng họ .Vì những hãng cà phê đặc biệt này
hướng đến phân khúc thị trường cao cấp và họ sẽ phải tạo ra những khác biệt về
thương hiệu để có được chỗ đững vững chắc trong thị trường khó tính này.

16
Khác với việc phân phối nội địa nước ta là nước xuất khẩu lớn thứ hai trên thế giới.
Tính chung cả năm 2019, xuất khẩu cà phê đạt tổng cộng 1.653.265 tấn (khoảng
27,55 triệu bao) chủ yếu là hạt cà phê Robusta.

Tính chung, trong 9 tháng đầu năm 2019, cả nước xuất khẩu 1,27 triệu tấn cà phê,
thu về gần 2,17 tỷ USD, giá trung bình 1,718 USD/tấn, giảm 12,6% về lượng, giảm
21% về kim ngạch và giảm 9,6% về giá so với cùng kỳ năm 2018.
Cà phê của Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Đức đạt 185.262 tấn,
tương đương 289,28 triệu USD, giá 1.561,5 USD/tấn, chiếm trên 14,6% trong tổng
lượng và chiếm 13,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước, giảm
3,9% về lượng, giảm 16% về kim ngạch và giảm 12,6% về giá so với 9 tháng đầu
năm 2018.
Cà phê xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á đạt 149.507 tấn, tương đương
296,75 triệu USD, giá 1.984,9 USD/tấn, chiếm 11,8% trong tổng lượng và chiếm
13,7% trong tổng kim ngạch, giảm 25,9% về lượng và giảm 23,1% về kim ngạch
nhưng tăng nhẹ 3,8% về giá so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu sang thị trường Mỹ chiếm gần 9% trong tổng lượng và tổng kim ngạch
xuất khẩu cà phê của cả nước, đạt 111.273 tấn, trị giá 185,95 triệu USD, giá
1.671,1 USD/tấn, giảm 20,7% về lượng, giảm 29,7% về kim ngạch, giảm 11,3% về
giá.
Xuất khẩu sang Italia chiếm gần 8% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu
cà phê của cả nước, đạt 107.140 tấn, trị giá 171,64 triệu USD, giá 1.602 USD/tấn,
giảm 0,6% về lượng, giảm 12,5% về kim ngạch, giảm 12% về giá so với cùng kỳ
năm 2018.
Với lượng cà phê thô xuất khẩu sang những thị trường lớn thì Việt Nam vẫn còn
một bộ phận nhỏ cà phê hòa tan và cà phê rang xay đã lấn sân thành công sang
những thị trường khó tính . Tập đoàn Trung Nguyên Legend đã có những đơn hàng
đầu tiên sang Mỹ để mở đầu cho thương hiệu cà phê Việt chân trên thị trường Mỹ.
Cho đến tháng 8 năm 2019 hệ thống cửa hàng bán lẻ thế giới cà phê Trung Nguyên
E-coffee chính thức mở ra cửa hàng thứ 150 trên các thị trường kinh tế hàng
đầu :Mỹ ,Pháp, Nga, Anh, Hàn Quốc,.. mở ra phân khúc thị trường mới cho việc
phân phối cà phê Việt ra nước ngoài. Không còn là việc ủy quyền , phân phối cho
các công ty bán lẻ bên ngoài , Trung Nguyên đã có thể tự mình phân phối cho
chính mình trên một sân chơi lớn.

5. Đánh giá, nhận xét chung về chuỗi cung ứng cà phê

17
a. Điểm mạnh

- Những năm gần đây các doanh nghiệp , tổ chức cà phê của Việt Nam ngày càng
có những dự đoán chính xác hơn giúp định hướng thị trường, chủ động về giả
cả,phương tiện , thời gian ,.. và quan trọng nhất là nhờ có những dự đoán ấy , người
dân trồng cà phê ngày càng giảm bớt đi nỗi lo được mùa mất giá.

- Việt Nam đã xây dựng được đội ngũ dự báo nhu cầu ở nội địa và quốc tế một
cách chuyên nghiệp , hiểu quả.

- Từ những dự đoán nhu cầu ngày một chính xác hơn , thì chính phủ , các bộ ngành
, các doanh nghiệp càng có thể đưa ra các chỉ thị nuôi trồng sao cho hiệu quả hơn ,
giúp tăng năng suất , chất lượng của cây trồng.

- Nhà nước đã có những hộ trợ về tài chính , cung cấp các giống cây, phân bón
thích họp với thổ nhưỡng , khí hậu , đất đai,... cho từng vùng

- Tổ chức thu mua ngày nay ngày càng giảm được sự hao phí thời gian do vận
chuyển dài và nâng cao chất lượng nhờ các kiến thức, kỹ thuật khi thu mua cà phê.

- Thu mua cà phê ngày càng nhanh, gọn, chất lượng , đảm bảo quyền lợi của các
bên tham gia .

- Nhờ có lực lượng thương lái là trung gian của chuỗi cung ứng mà họ là những
người rõ nhất ở đâu có cà phê ngon nhất, thu hoạch thời điểm nào là tốt nhất, giá
nào là hợp lí nhất nên có thể chọn ra nững loạt cà phê ngon, đạt chuẩn và giá thành
hợp lí.

- Với công nghệ tiên tiến , kỹ thuật hiện đại , các nhà máy chế biến ,các xưởng rang
xay đang ngày một đồng bộ hóa các máy móc , trang thiết bị ,giảm thiểu trong chế
biến còn xuát hiện công đoạn thủ công , có thể vừa thiếu vệ sinh an toàn sản phẩm ,
vừa không đảm bảo được độ ngon của cà phê.

- Việc phân phối sản phẩm cà phê Việt ngày càng được cải thiện hơn nhờ các bước
đi lướn của các donah nghiệp , tổ chức nhà nước ,… trên thị trường quốc tế để đưa
hạt cà phê có nhãn hiệu bay ra những thị trường hàng đầu. Còn vưới thị trường
trong nước cũng đang rất phát triển. Nhờ sự đổi mới từ kênh phân phối truyền
thống sang kênh phân phối hiện đại , nhiều vấn đề trong doanh nghiệp đã được giải
quyết. Thông qua việc phân tầng các kênh phân phối , không những lượng tiêu thụ
18
tăng cao , lượng hàng tồn kho giảm và chất lượng hãng cà phê trong khách hàng lúc
nào cũng tươi mới nhất.

- Khi công nghệ ngày càng tiên tiến , các công cụ , phần mềm quản lý hàng tồn
kho, quản lý kho bãi ngày một phát triển nên việc quản lý lượng cà phê tồn kho
càng ngày càng chuyên nghiệp và ít sự cố nhầm lẫn, mất hàng tồn kho xảy ra

- Tư duy quản lí hàng hóa , chiến lược Marketing , chiến lược kinh doanh, những
đợt khuyến mãi đã làm cho doanh nghiệp có thể bán đi rất nhiều hàng tồn kho. Từ
đó cắt giảm được những thiệt hãi do hàng cũ, chi phí quản lí kho, chi phí vận hành
kho,...Thêm vao đó, kĩ thuật bảo quản cà phê tân tiến hơn, làm chất lượng cà phê
không bị suy giảm khi tồn kho thời gian lâu.

- Các phương tiện vận chuyển hiện đại, tân tiến , giúp cho các doanh nghiệp, tổ
chức thực hiện thành công nguyên lý vàng trong chuỗi cung ứng đó là “ Just in
time “.Luôn đáp ứng khách hàng tốt nhất về mặt thời gian vận chuyển.

b. Điểm yếu

- Tuy đã có những dự báo về nhu cầu để cải thiện , quy hoạch việc trồng cà phê là
rất khó khăn .Vì phần lớn người dân trồng cà phê ở Việt Nam đều theo loại hộ kinh
doanh nhỏ lẻ , không đồng nhất ( chiếm 85% diện tích trồng cà phê cả nước) . Nếu
muốn quy hoạch trên một vùng lớn là một điều vô cùng khó khăn.

-Chiến lược phát triển ngành cà phê trong tổng thể ngành nông nghiệp Việt Nam.
Hiện nay, các mục tiêu đề ra đối với ngành cà phê Việt Nam trong những năm tới
chưa được đặt chung trong bối cảnh phát triển chung của ngành nông nghiệp cũng
như ngành kinh tế Việt Nam. Vì vậy, ngành cà phê phát triển thiếu tính nhất quán
và thống nhất chung với tổng thể ngành nông nghiệp Việt Nam. Hậu quả là không
nhận được sự hỗ trợ tích cực từ chiến lược phát triển của ngành nông nghiệp cả
nước.

- Vì việc trồng cà phê nhỏ lẻ thoe hộ gia đình nên chất lượng hạt cà phê cũng
không đồng nhất.

- Quan niệm của người nông dân phần lớn là trồng và chăn sóc cà phê theo kinh
nghiệm nên vậy việc đưa kế hoạch trồng và chăm sóc cây theo tiêu chuẩn chất
lượng hay nuôi trồng hữu cơ là vấn đề rất nan giải.

19
- Phần lớn người nông dân trồng cà phê vẫn đang lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật
để tăng năng suất chứ không quan tâm nhiều đến việc sử dụng chất bảo vệ thực vật
gây hại như thế nào đến hạt cà phê, môi trường nước , đất ,và chính sức khỏe của
cây cà phê.

- Tâm lý thích bán cho những người mua đắt hơn làm cho những người nông dân
mất đi uy tín đối với những người mua lâu dài và không tạo được đầu cung bền
vững,

- Tại Việt Nam và trên nhiều quốc gia trồng cà phê , thương lái có một vai trò rất
quan trọng. Họ là những người am hiểu thị trường; họ hiểu về các nhà cung cấp cà
phê và làm chủ giá cả; họ là những người có tác động rất lớn đén thị trường trong
khi họ không mang lại giá trị cho hạt cà phê.Những thương lái là những người làm
tăng giá cà phê khi bán cho những nhà máy , những doanh nghiệp sản xuất nhưng
lại mua cà phê với giá rất rẻ từ người nông dân.

-Rất nhiều trường hợp chính doanh nghiệp hay người nông dân bị phụ thuộc quá
mức vào người thương lái vì họ chính là “ cầu nối “ giữa hai bên . Nếu họ không có
ở đó việc gặp mặt để trao đổi hàng hóa giữa bên cung và bên cầu là rất khó khăn.

- Giống như việc nuôi trồng , ngành sản xuất cà phê vẫn còn đang ở thời kỳ manh
nhún, nhiều doanh nghiệp trung bình và nhỏ, chất lượng và kỹ thuật không đồng
đều tạo nên một thị trường cà phê không đồng đều.

- Vì có nhiều doanh nghiệp trung bình và nhỏ nên tài chính của các doanh nghiệp
này thường không đủ để nhập các máy móc tiên tiến , hiện đại. Sự hiện đại , chất
lượng nhất thường chỉ tập trung vào một vài tập đoàn lớn : Trung Nguyên , Nestle,
Vinacafe.

- Tuy mỗi năm xuất khẩu gần 2000 triệu tấn cà phê thô nhưng Việt Nam lại có rất ít
cà phê thành phẩm để xuất khẩu . Điều đó làm cho lợi nhuận thu về rất thấp

- Phân phối sản phẩm là nội dung gặp nhiều lỗ hổng nhất trong chuỗi cung ứng của
nước ta. Tuy nước ta là nước xuât khẩu lớn thứ 2 thế giới nhưng , các liên kết dọc
và liên kết nganh trong chuỗi cung ứng cà Phê Việt rất lỏng lẻo , thiếu chặt chẽ và
bền vững .

-  Nhiều nước sử dụng hàng rào phi thuế quan như là biện pháp bảo hộ ngành công
nghiệp chế biến cà phê trong nước. Đây là những rào cản rất lớn đối với các doanh
20
nghiệp Việt Nam khi thâm nhập trực tiếp vào các thị trường này và buộc phải xuất
khẩu qua các công ty trung gian ở các nước được hưởng mức thuế quan ưu đãi hơn.
Điều này như một lá chắn khiến doanh nghiệp Việt không thể tiếp xúc trực tiếp với
các thị trường lớn cũng như tăng thêm cơ hội tiếp xúc với những hợp đồng , các
đơn đặt hàng lớn hơn.

- Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chỉ thực sự thực hiện các giao dịch kinh tế
quốc tế trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây. Do đó, nhiều chủ doanh nghiệp thiếu
những kỹ năng cơ bản khai thác, xử lý tin tức và đàm phán thương mại. Hơn nữa,
sự phát triển rầm rộ của các doanh nghiệp tham gia chế biến và xuất khẩu cà phê
chủ yếu trong giai đoạn giá cà phê thế giới cao nên những kỹ năng này chưa được
chú trọng đúng mức.

-Việt Nam là quốc gia cung cà phê nhưng lại bị động trong vấn đề lưu trữ , quản trị
tồn kho mặt hàng này . Hiện nay chỉ có khoảng 34% số cà phê có thể dự trữ trong
kho từ một năm trở đi , việc này là một vấn đề lớn khi thị trường cà phê thế giới có
nhiều biến động , dịch bệnh vẫn đang hoành hành tại các nước lớn , xuất khẩu cà
phê gặp nhiều khó khăn nhưng lại không thể lưu trữ trong nước vì không đủ kho .

- Việc không đủ kho hàng cũng gây nên trở ngại cho nhiều doanh nghiệp , khi mà
họ muốn cất trữ cà phê chờ khi giá tăng cao nhưng lại không thể thực hiện được.

6. Cơ hội và thách thức trong quản lý chuỗi cung ứng nông sản ở Việt
Nam

a. Chuỗi cung ứng nông sản ở Việt Nam

Mô hình PEST

- Chính phủ ( Political)

+ Hộ trợ chính sách tài chính giải quyết khó khăn cho việc kinh doanh và sản
xuất nông sản.

+Thu hút vồn đầu tư toàn xã hội. Sau dịch Covid-19 chính phủ cố gắng giải
quyết các dự án theo đề xuất của doanh nghiệp , không để chậm trễ hồ sơ .
Nghiên cứu và triển khai các cơ chế, chính sách khuyến khích, thúc đẩy khởi

21
nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp cà phê đầu tư khôi phục, mở rộng hoạt động sản xuất
kinh doanh

+ Đẩy mạnh và thực hiện giải ngân vốn đầu tư công.

+ Hệ thống những chính sách xuất khẩu, thương mại, tín dụng, khuyến nông…
nhằm thúc đẩy, ủng hộ xuất khẩu nông sản

+ Chính sách tự do lưu thông và phát triển thị trường 

+  Chính sách hỗ trợ, điều tiết xuất khẩu a/ Chính sách thuế xuất khẩu Đối với hàng
nông sản xuất khẩu nói chung và cà phê xuất khẩu nói riêng chính sách thuế xuất
khẩu được giảm đến mức tối thiểu góp phần khuyến khích xuất khẩu.

- Kinh tế ( Economic)

+ Cán cân thương mại

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu tháng 6 ước tính đạt 41,5 tỷ USD, tăng 1,5% so
với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 6/2020 ước
tính đạt 21 tỷ USD, tăng 9,5% so với tháng trước và kim ngạch hàng hóa nhập khẩu
tháng 6/2020 ước tính đạt 20,5 tỷ USD, tăng 12,8% so với tháng trước.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt
238,4 tỷ USD, giảm 2,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 121,2
tỷ USD, giảm 1,1%; nhập khẩu đạt 117,2 tỷ USD, giảm 3%.
Cán cân thương mại hàng hoá tháng 6 ước tính thặng dư 500 triệu USD nâng mức
thặng dư trong 6 tháng đầu năm 2020 lên 4 tỷ USD

+ Định hướng thị trường

Để giải quyết bài toán phân phối, tiêu thụ cho nông sản Việt  Nam, phải xây dựng
được hệ thống, mạng lưới các trung tâm cung ứng nông sản hiện đại, phù hợp với
nhu cầu thực tế phát triển của ngành nông nghiệp trong bối cảnh mới.

Về thị trường, nhu cầu tiêu thụ nội địa đang tăng trưởng nhanh, trong khi thị trường
xuất khẩu cũng được mở rộng nhờ việc tham gia các hiệp định thương mại tự do.
Cùng với sự phát triển của sản xuất, hệ thống phân phối nông sản cũng có nhiều
22
thay đổi tích cực phục vụ nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng trong nước và xuất
khẩu.  Hệ thống cung ứng nông sản hiện đại phải kết nối được sản xuất với phân
phối, tiêu dùng nông sản tại thị trường trong nước và xuất khẩu, thúc đẩy sản xuất
nông nghiệp, thương mại nông sản và dịch vụ phát triển. Hệ thống cung ứng nông
sản hiện đại sẽ bao gồm: các trung tâm cung ứng nông sản đặt tại các đô thị, thành
phố lớn, có nhu cầu tiêu dùng cao; các trung tâm thu gom nông sản đặt tại các vùng
sản xuất trọng điểm; các trung tâm cung ứng nông sản đường biên đặt tại các tỉnh
biên giới có cửa khẩu quan trọng.

+ Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố cơ bản cho sự phát triển của mọi ngành
nghề và đặc biệt giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất
nước. Đầu tư cơ sở hạ tầng cho ngành nông nghiệp bao gồm: đầu tư cho thuỷ lợi,
hệ thống điện, đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, kho tàng, bến bãi,
chợ…
Đầu tư vào cơ sở hạ tầng là đầu tư có tác động kép không chỉ là động lực để chuyển
dịch cơ cấu ngành, địa phương mà còn kéo theo sự thu hút đầu tư vào khu vực này.
Cơ sở hạ tầng càng hoàn thiện thì quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế địa phương
và sản xuất nông nghiệp càng có điều kiện mở rộng và nâng cao hiệu quả.

+ Trình độ phát triển

Sự phát triển của ngành chế biến nông sản chưa tương xứng với tiềm năng, còn bộc
lộ một số nút thắt tồn tại trong chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp. Đó là: doanh
nghiệp chế biến nông lâm, thủy sản chủ yếu là doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu
nhỏ.Năng lực chế biến một số ngành hàng còn thấp, cơ sở chế biến phần lớn quy
mô nhỏ chưa đáp ứng yêu cầu của sản xuất nguyên liệu và thị trường tiêu thụ; Chất
lượng của nguyên liệu và sản phẩm chế biến không ổn định, còn tiềm ẩn nguy cơ
không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nên giá bán nông sản Việt Nam thấp so
với các nước khác.Tổ chức liên kết sản xuất – chế biến và tiêu thụ còn lỏng lẻo,
chưa tạo được sự gắn kết chặt chẽ giữa công nghiệp chế biến với sản xuất nguyên
liệu và thị trường tiêu thụ.

+ Lạm phát

Năm 2019, lạm phát bình quân của Việt Nam ở mức khoảng 3%, đạt mục tiêu đề
ra. Lạm phát được kiểm soát trong năm 2019 nhờ giá hàng hóa thế giới giảm, chính
23
sách tín dụng thận trọng, tỷ giá ổn định và giá dịch vụ y tế không tăng nhiều. Tuy
nhiên, sang năm 2020, mục tiêu lạm phát bình quân dưới 4% sẽ là một thách thức
khi giá hàng hóa thế giới dự báo phục hồi và cầu trong nước tiếp tục xu hướng
tăng. Để kiểm soát được lạm phát trong năm 2020, các chính sách vĩ mô cần cùng
phối hợp, nhất quán hướng tới mục tiêu “tập trung ổn định kinh tế vĩ mô”.

Giá hàng hóa thế giới giảm cũng giúp ổn định giá tiêu dùng trong năm 2019, nhất
là giá thực phẩm và giá giao thông. Trong tháng 11, mặc dù giá thực phẩm, mặc dù
tăng đột biến trong tháng 11 do nguồn cung thịt lợn thiếu hụt tạm thời, nhưng mức
tăng bình quân chỉ đạt 4,4%, không cao hơn nhiều mức tăng 3,5% của năm 2018;
giá giao thông giảm bình quân 1,4%, trong khi năm 2018 tăng 6,4%.

- Xã hội ( Social)

+ Các tiêu chuẩn và giá trị văn hóa

+Dân số và tỷ lệ gia tăng dân số

Tỉ lệ tăng dân số bình quân năm giai đoạn 2009-2019 là 1,14%/năm, giảm nhẹ so
với giai đoạn 10 năm trước (1,18%/năm).
Tỉ số giới tính là 99,1 nam/100 nữ, trong đó khu vực thành thị là 96,5 nam/100 nữ,
khu vực nông thôn là 100,5 nam/100 nữ. Tỉ số giới tính tăng liên tục trong những
năm qua nhưng luôn thấp hơn 100 trên phạm vi toàn quốc.
Kết quả Tổng điều tra 2019 cũng cho thấy Việt Nam là quốc gia có mật độ dân số
cao so với các nước trên thế giới và trong khu vực. Năm 2019, mật độ dân số của
Việt Nam là 290 người/km2, tăng 31 người/km2 so với năm 2009. Thành phố Hà
Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai địa phương có mật độ dân số cao nhất cả
nước, tương ứng là 2.398 người/km2 và 4.363 người/km2.
Phân bố dân cư giữa các vùng kinh tế-xã hội có sự khác biệt đáng kể, vùng Đồng
bằng sông Hồng là nơi tập trung dân cư lớn nhất của cả nước với 22,5 triệu người,
chiếm gần 23,4%; tiếp đến là vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với
20,2 triệu người, chiếm 21,0%. Tây Nguyên là nơi có ít dân cư sinh sống nhất với
tổng dân số là 5,8 triệu người, chiếm 6,1% dân số cả nước.

+Tốc độ đô thị hóa

24
Tỷ lệ đô thị hóa Việt Nam năm 2019 là 38,4% và dự kiến sẽ vượt mốc 40% vào
năm 2020.Tăng trưởng kinh tế khu vực đô thị trung bình đạt từ 12 - 15%, cao hơn
từ 2 - 2,5 lần so với mặt bằng chung của cả nước.
Tăng trưởng của các đô thị chưa đa dạng; tăng trưởng thiếu bền vững, phụ thuộc
vào việc khai thác tài nguyên; năng lực dự trữ và tầm nhìn dài hạn còn hạn chế.Bên
cạnh đó, hệ thống đô thị phát triển chưa hài hòa, chưa đồng bộ giữa số lượng, quy
mô, diện tích và chất lượng; chưa bảo đảm khả năng liên kết trong từng đô thị, giữa
các đô thị và giữa khu vực đô thị với khu vực nông thôn.

+ Thái độ nghề nghiệp

+ Các tổ chức xã hội

+ Cơ cấu lứa tuổi

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ
đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương cho biết, tỷ trọng dân số từ 15-64
vẫn chiếm đa số, khoảng 68% tổng dân số, nhưng tỷ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên
đang tăng với tốc độ nhanh nhất, chiếm 7,7%. Điều này cho thấy, mặc dù Việt Nam
đang ở trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng nhưng tốc độ già hóa dân số đang tăng
nhanh, đòi hỏi chúng ta vừa phải đồng thời thực hiện các chính sách để thích ứng
với già hóa dân số, vừa phải tranh thủ tận dụng nguồn nhân lực vàng cho phát triển
kinh tế, tạo bứt phá để vượt qua bẫy thu nhập trung bình.

- Môi trường công nghệ ( Technological)

+ Đầu tư nghiên cứu và phát triển

Tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp có nội dung rộng lớn, liên quan đến
sự phát triển của tất cả các yếu tố, bộ phận cấu thành lực lượng sản xuất của ngành
này. Nhìn chung, chính phủ các nước đều quan tâm đến đầu tư cho nghiên cứu,
triển khai, mời chuyên gia đến trao đổi kinh nghiệm, nhập nội các giống tốt và quá
trình công nghệ tiên tiến, cử cán bộ đi đào tạo nước ngoài, chi phí tập huấn, chuyển
giao công nghệ đến hộ nông dân, đến đồng ruộng, khuyến nông.
Nội dung chủ yếu bao gồm:

25
 Thuỷ lợi hoá nông nghiệp: là tiến bộ khoa học công nghệ liên quan đến vấn
đề nước của sản xuất nông nghiệp và đời sống nông thôn nhằm cải tạo và chinh
phục thiên nhiên trên cơ sở nhận thức quy luật tự nhiên. Đầu tư xây dựng các công
trình thuỷ nông theo các hướng chủ yếu là đầu tư xây dựng phát triển các hệ thống
thuỷ nông mới, đầu tư khôi phục, sửa chữa lớn và nâng cấp các hệ thống thuỷ nông
đang vận hành đã hết hạn sử dụng, đầu tư ứng dụng các thành tựu công nghệ mới
vào sản xuất, trợ giá dịch vụ thuỷ nông trong các trường hợp thiên tai, trợ cấp đầu
tư phát triển thuỷ lợi nhỏ, thuỷ lợi nội đồng xã...
 Cơ giới hoá nông nghiệp: là quá trình thay thế công cụ thủ công thô sơ bằng
công cụ lao động cơ giới, thay thế động lực người, gia súc bằng động lực của máy
móc, thay thế phương pháp sản xuất thủ công, lạc hậu băng phương pháp sản xuất
với kỹ thuật cao.

Để tiến hành cơ giới hoá nông nghiệp cần phải đầu tư mua máy móc, thiết bị phục
vụ sản xuất. Tuy nhiên, do đặc điểm sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam là lao động
thủ công là chính nên cần đầu tư đào tạo lực lượng lao động nông nghiệp để họ có
khả năng sử dụng máy móc thiết bị, công nghệ trong quá trình sản xuất.

 Điện khí hoá nông nghiệp, nông thôn:


 Là một tiến bộ khoa học công nghệ trong việc sử dụng nguồn điện năng vào
các hoạt động sản xuất và phục vụ đời sống nông thôn. Tiến hành điện khí hóa
nông thôn là bên cạnh các sở điện lực do trung ưng quản lý, cần đầu tư xây dựng
các trạm thuỷ điện vừa và nhỏ kết hợp với nhiệt điện, xây dựng mạng lưới điện
nông thôn để phục vụ sản xuất, đời sống sinh hoạt của người dân. Cần giáo dục cho
mọi người ý thức tiết kiệm điện, nắm bắt được tối thiểu về kỹ thuật điện, sử dụng
an toàn điện cho các cơ sở dùng điện ở nông thôn, đặc biệt là hộ nông dân.
 Hoá học hoá nông nghiệp: Là quá trình áp dụng những thành tựu của ngành
công nghiệp hoá chất phục vụ cho nông nghiệp bao gồm việc sử dụng các phương
tiện hoá học vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, phục vụ đời sống ở nông thôn.
Nội dung của hoá học hoá là: Bổ xung, tăng cường cung cấp thức ăn cho cây trồng
vật nuôi bằng việc sử dụng các loại phân bón hoá học, thức ăn gia súc có bổ xung
các nguyên tố vi lượng, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ, trừ
dịch bệnh gia súc, gia cầm....
 Sinh học hoá nông nghiệp: Là quá trình nghiên cứu và áp dụng những thành
tựu về khoa học sinh vật và khoa học sinh thái vào nông nghiệp nhằm nâng cao
năng suất, chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái. Như vậy, cần nghiên
cứu, phát hiện và nắm chắc các quy luật phát sinh và phát triển của cá thể và quần
thể để nghiên cứu ra giống vật nuôi cây trồng phù hợp với quy luật và điều kiện tự
nhiên của nước ta

+ Vòng quay công nghệ


26
+ Bản quyền

+Quyết định phát triển, điều kiện áp dụng công nghệ mới

b. Chuỗi cung ứng cà phê của Việt Nam

- Đối thủ cạnh tranh: Với một thị trường rộng lớn như thị trường cà phê , đây là
một nơi lý tưởng để sáng tạo và phát triển . Nên vậy nơi đây luôn tồn tại những đối
thủ mạnh của nhau như cà phê hòa tan có Trung Nguyên , Vinacafe , Netsle; hay
thị trường cà phê đặc biệt có Starbuck , Highland. Những đối thủ luôn tạo ra những
cơ hội và thách thức cho mỗi doanh nghiệp.

Đối thủ luôn là những người cạnh tranh về giá cả , chất lượng sản phẩm, chất lượng
sản phẩm , tư duy mới trong sản phẩm để có thể lấy được thị phần cao hơn về
mình. Không chỉ vậy, những đối thủ cạnh tranh đôi khi còn có những chiêu trò kinh
doanh nhằm phá hoại các doanh nghiệp khác

Bên cạnh đó sự tồn tại của đối thủ cạnh tranh luôn nhắc bản thân mỗi doanh nghiệp
không được đứng im , trì trệ , doanh nghiệp phải luôn phấn đấu , sáng tạo hơn nữa
để bảo vệ chính mình. Đối thủ cạnh tranh đôi khi cũng là nguồn động lực lớn nhất
của mỗi doanh nghiệp để không bị bỏ quên bản thân trên con đường kinh doanh cà
phê này.

-Nhà cung cấp: Những nhà cung cấp là lợi thế đầu vào của những doanh nghiệp cà
phê. Họ cung cấp những sản phẩm tốt , có chất lượng , tiêu chuẩn cao hì sản phẩm
mới có thể tốt được . Hơn thế nữa , khi nhà cung cấp đưa ra những mức giá hợp lí
thì còn có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh về giá cả đầu vào cho doanh nghiệp

Nhưng việc lựa chọn những nhà cung cấp cũng là sự khó khăn của doanh nghiệp .
Doanh nghiệp cần những nhà cung cấp có mặt hàng tốt nhưng giá thành phải hợp lí,
doanh nghiệp luôn mong muốn nhà cung cấp của họ có thể đưa hàng đến mọi lúc
họ cần để bổ sung vào quá trình sản xuất. Để có thể chọn lựa những nhà cung cấp
có đầy đủ những yếu tố trên là một việc khó khăn.

-Nhà phân phối: Nhà phân phối thành công sẽ làm cho sản phẩm cà phê của doanh
nghiệp càng có cơ hội để tiếp cận đến nhiều khách hàng hơn, tạo ra hình ảnh
thương hiệu trong long người tiêu dùng . Nhà phân phối tốt cũng giúp cho donah
nghiệp bỏ qua được những rủi ro về hàng tồn kho .

27
Nhưng những nhà phân phối kém sẽ làm cho sản phẩm lu mờ trên thị trường thậm
chí còn làm ảnh hưởng xấu đến sản phẩm.

- Các sản phẩm thay thế: Các sản phẩm thay thế là những lựa chọn về cùng loại mặt
hàng với cà phê như:trà ,trà sữa,…Nó thúc đẩy cà phê phải có hương vị ,giá cả phù
hợp hơn,thích hợp hơn với khách hàng.

III. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

1. Giải pháp

a. Giải pháp 1

- Căn cứ đề xuất giải pháp: Tại Việt Nam chỉ có 7% lượng cà phê Arabica trên tổng
số toàn bộ cà phê sản xuất được , hơn nữa những nơi trồng cà phê này đều nằm tại
những nơi xa xôi, với sản lượng cà phê không cao gây khó cho việc quản lý nguồn
cung mặt cà phê này.

- Nội dung thực hiện giải pháp: Quy hoạch những vùng trồng cà phê trên diện tích
lớn , tại những vùng có khí hậu và đất đai phù hợp như: Đà Lạt , Sơn La,…Theo đó
cần có những biện pháp tư vấn hỗ trợ , giải thích về lợi ích trồng cà phê Arabica
hơn là lúa hay hoa màu. Với những diện tích cà phê lớn , cần xây dựng những hợp
tác xã cà phê để đảm bảo lợi ích cao nhất của người dân trồng cà phê

b. Giải pháp 2

- Căn cứ đề xuất: Phần lớn cà phê Việt nam xuất khẩu đều là cà phê thô , với công
đoạn chế biến sơ sài . Trong khi Việt Nam cung cấp 20% lượng cà phê trên toàn thế
giới nhưng chỉ thu về lợi nhuận là 2% lợi nhuận trên tổng số lợi nuận từ thị trường
cà phê thế giới.

- Nội dung đề xuất: Xây dựng những đặc khu cà phê ,bao gồm những nhà máy chế
biến cà phê thô đến cà phê thành phẩm . Trong đó chú trọng đến mảng sản xuất cà
phê thành phẩm để nâng cao chuỗi giá trị cho hạt cà phê .

c. Giải pháp 3
28
- Căn cứ đề xuất: Tuy đã có rất nhiều mặt hàng cà phê thành phẩm của Việt Nam
được cung cấp cho thị trường quốc tế nhưng thật ra , các doannh nghiệp cà phê Việt
Nam lại có rất ít nhà phân phối của chính bản thân trên quốc tế dẫn đến việc các
doanh nghiệp của ta ngày càng phụ thuộc vào các doanh nghiệp phân phối nước
ngoài.

- Nội dung đề xuất :Những doanh ngiệp đứng đầu thị trường cà phê mở rộng thị
trường quốc tế, cắt giảm sự phụ thuộc vào các nhà phân phối nước ngoài bằng
nhiều cách như việc chia sản phẩm của mình cho nhiều nhà phân phối hoặc mở dần
các nhà phân phối của cính doanh nghiệp mình tại nước ngoài để có thể trực tiếp
tiếp xúc với thị trường, từ đó nắm bắt thị trường và xu hướng tiêu dùng của thị
trường . Thông qua đó cải thiện sản phẩm , nâng cao chất lượng dịch vụ.

d. Giải pháp 4

- Căn cứ đề xuất: Các quả cà phê của nông dân với chất lượng không đồng đều ,vì
từ quá trình chọn giống, chăm sóc cây cà phê theo từng hộ gia đình sẽ giống nhau .

- Nội dung : Phổ biến kiến thức cho người dân về việc chọn giống cây cà phê ,
chăm sóc cây cà phê , chọn phân bón cho cây ,… Những viện nghiên cứu cho ra
những sản phẩm tốt nhất , cung cấp đông loạt cho người dân để tạo sự đồng đều về
giống cây trồng.

2. Kiến nghị
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần có những chỉ thị về quy hoạch vùng
trồng cây cà phê , vừa dễ dàng quản lí , vừa bảo vệ nguồn đất.

- Hiệp hội cà phê và cacao nên sát sao trong vấn đề nghiên cứu cây cà phê mới với
sức chịu đựng cao hơn , năng suất tốt hơn

- Nhà nước có thể đưa ra những gói đầu tư, hỗ trợ tài chính cho người dân trồng cà
phê những lúc gặp khó khăn về giá cả hoặc để họ đầu tư lại vườn cà

29
KẾT LUẬN
Chuỗi cung ứng cà phê luôn là đề tài nóng trong kinh doanh không chỉ bởi vì nó là
mặt hàng mới mà bởi vì thị trường cà phê rộng lớn, nhu cầ tiêu dùng cà phê gần
như không giảm và luôn có xu hướng tăng theo từng năm . Hơn thế nữa , Việt Nam
lại là nước sở hữu lượng cà phê lớn thứ hai trên thế giới. Với lợi thế lơn như vậy ,
câu hỏi về việc quản lí chuỗi cung ứng mặt hàng này luôn là những băn khoăn phải
giải quyết sao cho tốt giữa các doanh nghiệp và các tổ chức nhà nước.

Chuỗi cung ứng cần cải thiện nhiều hơn, cần bổ sung nhiều hơn để nâng cao chuỗi
giá trị cho hạt cà phê. Những cải thiện về nuôi trồng , chế biến , phân phối sẽ rất
nhanh được giải quyết , khi mà các doanh nghiệp và Nhà nước có hướng đi chung
đúng đắn và sáng suốt cho hạt cà phê.

Bên cạnh những đổi mới , những bổ sung cần hơn là sự giải quyết những vấn đề nội
tại trong toàn chuỗi. Sửa đổi hình thức kinh doanh nhỏ lẻ manh nhún, sửa đổi nuôi
trồng hộ nông dân ,.. Có lẽ tất cả sẽ là bước mở đầu tốt đẹp cho hoàn thiện chuỗi
cung ứng cà phê cho Việt Nam.

30
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Huỳnh Thị Thúy Giang- Chung Từ Bảo Nhi (2017) , Giáo trình Quản trị chuỗi
cung ứng, NXB Đại học Quốc gia T.P Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.

2. Đặng Đinh Đào - Trần Văn Bão- Phạm Cảnh Duy- Đặng Thị Thúy Hồng (2011),
Giáo trình Quản trị Logistics, NXB Tài chính, Hà Nội.

3. http://www.vicofa.org.vn/

4. https://congthuong.vn/phat-trien-ca-phe-dac-san-co-hoi-va-thach-thuc-
116971.html

5. https://bnews.vn/phat-trien-nganh-che-bien-nong-san-viet-nam-xung-tam-voi-
khu-vuc-va-quoc-te/146118.html

6. http://vinanet.vn/thuong-mai-cha/thi-truong-xuat-khau-ca-phe-9-thang-dau-nam-
2019-719715.html

31

You might also like