You are on page 1of 13

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP HỌC KỲ


MÔN: LUẬT TÀI CHÍNH
ĐỀ BÀI 09:

“Từ phân tích thực trạng pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, cho
biết các đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định về thuế thu nhập cá
nhân hiện nay.”

HỌ TÊN : LA THU HUYỀN

MSSV : 432113

LỚP : N06 – TL1

NHÓM : 02

Hà Nội, 2021
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

NỘI DUNG....................................................................................................... 1

1. Khái quát chung về thuế thu nhập cá nhân ........................................... 1

1.1. Khái niệm, đặc điểm thuế thu nhập cá nhân ........................................ 1

1.2. Phương pháp tính thuế........................................................................... 2

1.3. Chức năng, vai trò của thuế thu nhập cá nhân .................................... 3

2. Thực trạng pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam ................... 4

2.1. Ưu điểm của pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam ................ 4

2.2. Những tồn tại, hạn chế của pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt
Nam 5

3. Đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định về thuế thu nhập cá
nhân hiện nay................................................................................................... 7

3.1. Sửa đổi bổ sung quy định về một số loại thu nhập chịu thuế .............. 7

3.2. Sửa đổi bổ sung quy định về thu nhập được miễn thuế ....................... 8

3.3. Hoàn thiện quy định về giảm trừ gia cảnh............................................ 7

3.4. Hoàn thiện quy định về thuế suất thuế .................................................. 8

KẾT LUẬN .................................................................................................... 10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 11


MỞ ĐẦU

Việt Nam đang trên con đường đổi mới và hội nhâp sâu rộng nền kinh tế
thế giới. dưới tác động của tự do hóa thương mại cơ cấu và nguồn thu ngân
sách đã có nhưng thay đổi căn bản. Nhận thức được điều đó, trong những năm
qua Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách cải cách nhằm hoàn
thiện hệ thống thuế để theo kịp quá trình phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường
nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội đặt ra.Tuy nhiên trong quá trình áp
dụng không tránh khỏi những bất cập cần được điều chỉnh để phù hợp với thực
tiễn. Để làm rõ vấn đề trên em xin chọn đề tài số 09 làm bài tập học kỳ “Từ
phân tích thực trạng pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, cho biết các
đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định về thuế thu nhập cá nhân hiện
nay.”. Do kiến thức về vấn đề này còn hạn hẹp, nên bài làm không tránh khỏi
thiếu sót, em mong nhận được sự góp ý của thầy/cô để bài làm được hoàn thiện
hơn. Em xin chân thành cảm ơn!.

NỘI DUNG

1. Khái quát chung về thuế thu nhập cá nhân

1.1. Khái niệm, đặc điểm thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập thực nhận của
các cá nhân trong một năm, từng tháng hoặc từng lần1. Do là thuế trực thu nên
nó phản ánh sự đồng nhất giữa đối tượng nộp thuế theo luật và đối tượng chịu
thuế theo ý nghĩa kinh tế. Người chịu thuế thu nhập cá nhân không có khả năng
chuyển giao gánh nặng thuế khóa sang cho các đối tượng khác tại thời điểm
đánh thuế.

Đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân:

1
Giáo trình Luật Thuế Việt Nam / Trường Đại học Luật Hà Nội ; Phạm Thị Giang Thu chủ biên ; Nguyễn
Văn Tuyến, Nguyễn Thị Ánh Vân, Vũ Văn Cương tr214
1
+ Thuế TNCN có diện đánh thuế rất rộng, thế hiện trên hai khía cạnh: một
là đôi tượng đánh thuế TNCN là toàn bộ các khoản thu nhập của cá nhân thuộc
diện đánh thuế không phân biệt thu nhập đó có nguồn gốc phát sinh trong nước
hay nuớc ngoài. Hai là đối tượng phải kê khai nộp thuế TNCN là toàn bộ những
người có thu nhập, bao gồm tất cả công dân của nước sở tại và những người
nước ngoài cư trú thường xuyên hay không thường xuyên nhưng có số ngày có
mặt, làm việc, có thu nhập theo mức độ quy định củu pháp luật thuế TNCN.

+ Thuế TNCN là một loại thuế luôn gắn với chính sách xã hội của mỗi quốc
gia cho dù quốc gia đó có mục tiêu hoàn thiện chính sách thuế, xây dựng một
chính sách thuế có tính trung lập hay không. Thế hiện, nó luôn quy định loại
trừ một số khoản thu nhập trước khi tính thuế TNCN như thu nhập mang tính
trợ cấp xã hội, khoản chi cần thiết cho cuộc sông cá nhân,...

+ Thuế TNCN có góc độ kỹ thuật tính thuế khá phức tạp bởi diện đánh thuế
rộng, liên quan chặt chẽ với hoàn cành cá nhân, chính sách xã hội cụ thể, có áp
dụng phương pháp lũy tiến. Có như vậy mới đảm bảo công bằng xã hội, người
có thu nhập cao hơn thỉ trước và sau khi nộp thuế họ vấn còn một khoản thu
nhập cao hơn so với người có thu nhập thấp khi chưa nộp thuế.

1.2. Phương pháp tính thuế

Hiện nay trên thê giới có 02 phương pháp đánh thuế:

- Phương pháp tính thuế thu nhập đối với từng cá nhân: cách này được áp
dụng phổ biên Anh, Nhật, Thụy Điển... trong đó có Việt Nam. Ưu điểm
của cách này là đơn giản, dễ thực hiện, đảm bảo thu kịp thời vào Ngân
sách Nhà nước. Nhưng có nhược điểm là chưa đảm bảo yêu cầu phân
phối lại thu nhập quốc dân qua thuế sao cho có hiệu quả và đáp ứng được
sự công bằng xã hội và nhất là đối với những cá nhân có nhiều khẩu ăn
theo.

2
- Phương pháp tính thuế theo tổng thu nhập của cả hộ gia đình: cách này
được áp dụng ở Pháp, Hà Lan... Cách này công bằng hơn về mặt đạo đức
xã hội nhưng không kịp thời vì mỗi gia đình đều có ít nhất 2 thành viên
trở lên. Đà có nhiều người thì sẽ có nhiều khoản thu nhập khác nhau, do
đó phải mở số sách kẻ toán, theo dõi từng nguồn thu nhập và phải đối
chiều với nơi phát sinh thu nhập. Vì có nhiều phức tạp nên rất it quốc gia
áp dụng cách thứ hai.

1.3. Chức năng, vai trò của thuế thu nhập cá nhân

Góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước: Sự giảm dần các loại
thuế xuất nhập khẩu do yêu cầu tự do hóa thương mại nên thuế thu nhập cá
nhân ngày càng trở thành nguồn thu quan trọng cho ngân sách Nhà nước. Nên
kinh tế nước ta ngày càng phát triển, thu nhập bình quân đầu người của cá nhân
ngày càng tăng từ đó thuế thu nhập cá nhân sẽ góp phân quan trọng vào việc
tăng thu cho ngân sách Nhà nước. Thực tế tỷ trọng thu thuế TNCN trong tổng
thu ngân sách của nhiều quốc gia đã phản ánh tiên trình đó, tại các nước khôi
ASEAN: 5-10%, các nước phát triển có tỷ trọng 15-16% có nước đạt tới tỷ
trọng 30- 40% như Anh, Mỹ. Tại Việt Nam, mới tiếp cận chính sách thu và còn
phân tán ở nhiều sắc thuế nhưng cũng đã có kết quả tăng trưởng thu khá lớn
trong những năm gần đây năm 2005 số thu đã đạt 8.300 tỷ VNĐ. Tuy vậy mới
chi đạt khoảng 5% tổng thu ngân sách.

Góp phần thực hiện công bằng xã hội:

Thứ nhất, thuế TNCN đảm bảo động viên một cách hợp lý thu nhập dân cư
để khuyến khích mọi cá nhân ra sức lao động, sản xuất kinh doanh, gia tăng thu
nhập làm giàu chính đáng. Thuế thu nhập cá nhân động viên phù hợp với khả
năng thu nhập của mỗi người: Không thu thuế đổi với những người có thu nhập
thấp, chỉ điều tiết một phân thu nhập của cá nhân có thu nhập trên mức trung
bình của xã hội, phần thu nhập còn lại đảm bảo nâng cao đời sông, khuyên

3
khích làm giàu chính đáng, tăng tích lũy, đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh
đế giải phóng mọi nguồn lực của đất nước.

Thứ hai, thuế TNCN đàm bảo công bằng trong điều tiêt thu nhập của các
tâng lớp dân cư, tạo điều kiện cho người nộp thuế trong việc thực hiện nghĩa
vụ đồi với đất nước, góp phần hạn chế khoảng cách về thu nhập giữa các tâng
lớp dân cư trong xã hội. Hơn nửa,thue TNCN thể hiện sự công bắng ở chỗ: về
nghĩa vụ thuế giữa các cả nhân có thu nhập, người có thu nhập cao hơn thì nộp
thuế nhiều hơn, người có thu nhập như nhau nhưng có hoàn cành khác nhau thì
nộp thuế khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi cá nhân thực hiện tốt nghĩa
vụ thuế.

2. Thực trạng pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam

Trong thời gian qua các chính sách thuế đối với thu hập cá nhân ở nước ta
nhìn chung phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội đất nước, đã góp phần quan
trọng trong việc đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, kiểm soát thu
nhập của cá nhân, phân phối lại thu nhập, thực hiện công bằng xã hội cũng như
bước đầu tạo thói quen và góp phần nâng cao nhận thức của các đối tượng nộp
thuế về trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách nhà nước.

2.1. Ưu điểm của pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam

Kể từ khi Quốc hội ban hành Luật Thuế thu nhập cá nhân, có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/01/2019, qua một lần sửa đổi năm 2012. Qua nhiều năm thực
hiện, về cơ bản đã đạt được những mục tiêu đã đề ra khi ban hành Luật:

Thứ nhất, đã bao quát và mở rộng được đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu
thuế. Theo đó, số người nộp thuế đã tăng lên qua các năm, các loại thu nhập
mới phát sinh trong nền kinh tế đã dần bao quát được.

4
Thứ hai, đảm bảo động viên hợp lý thu nhập của dân cư, góp phần đảm bao
công bằng xã hội: Thống nhất các quy định về thuế áp dụng đối với cá nhân có
thu nhập, không phân biệt cá nhân người nước ngoài với người Việt Nam.

Thứ ba, góp phần đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước, Tính chung cả
giai đoạn 2016-2020, tổng thu ngân sách đạt 6,89 triệu tỷ đồng, hoàn thành
vượt kế hoạch đề ra (100,4%), mức rất tích cực trong điều kiện thu ngân sách
nhà nước năm 2020 khó khăn, tăng trưởng kinh tế thấp hơn rất nhiều so với dự
kiến. Cơ cấu thu NSNN bền vững hơn, tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu NSNN
tăng từ 68% bình quân giai đoạn 2011-2015 lên 85,5% năm 2020 (kế hoạch là
84-85%)2

Thứ tư, từng bước góp phần thực hiện kiểm soát thu nhập của dân cư. Tính
đến hết năm 2011, ngành thuế đã hoàn thành việc cấp mã số thuế cho
15.894.719 cá nhân. Thông qua cá nhân, cơ quan chi trả được cấp mã số thuế,
ngành thuế nắm được số người nộp thuế, số người chưa phải nộp thuế đối với
thu nhập từ tiền lương, tiền công và từ thu nhập khác, số thuế thu được từ các
loại thu nhập khác.3

2.2. Những tồn tại, hạn chế của pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt
Nam

Bên cạnh những kết quả đạt được, do sự biến động nhanh của nền kinh tế
nên một số quy định trong Luật thuế nhu nhập cá nhân năm 2007 sửa đổi, bổ
sung năm 2012 đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, không còn phù hợp với thực
tiễn, cụ thể:

Thứ nhất, Mức giảm trừ gia cảnh không còn phù hợp

2
Tổng kết công tác tài chính – ngân sách nhà nước 2020 :
https://www.kontum.gov.vn/pages/detail/37065/Tong-ket-cong-tac-tai-chinh---ngan-sach-nha-nuoc-nam-
2020.html
3
Đại học Luật Hà Nội, giáo trình Luật thuế Việt Nam, nxb Cồn an nhân dân 2019, tr257
5
Theo quy định tại khoản 4, Điều 1, Luật 26/2012/QH13 Sửa đổi, bổ sung
một số Điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân “Trường hợp chỉ số giá tiêu dùng
(CPI) biến động trên 20% so với thời điểm Luật có hiệu lực thi hành hoặc thời
điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất thì Chính phủ trình Ủy ban
thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản này
phù hợp với biến động của giá cả để áp dụng cho kỳ tính thuế tiếp theo”. Từ
luật thuế thu nhập cá nhân 2007 đến luật thuế thu nhập cá nhân 2012 đều quy
định mức giảm trừ gia cảnh là con số cố định, dẫn đến tình trạng phải thường
cuyên sửa luật do các căn cứ, định mức thuế quá cứng, không thể điều chỉnh tự
động theo nền kinh tế đời sống xã hội.

Các chuyên gia nhìn nhận rằng: với tỷ lệ lạm phát khoảng 3%/năm thời gian
gần đây, cần mất 6 năm để chỉ số lạm phát tăng đủ 20%. Luật lại đưa ra một sự
cứng nhắc, vì vậy, trong thời gian chờ đợi đó, thu nhập của người dân tiếp tục
bị bào mòn bởi lạm phát. Do vậy, mức giảm trừ gia cảnh nên được điều chỉnh
theo tỷ lệ lạm phát với lộ trình ngắn hơn4

Thứ hai, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thuế TNCN đến số lượng
không nhỏ, đặc biệt là thông tư và văn bản hướng dẫn trên cơ sở thông tư, nay
có đồng thời quy định trên 40 thủ tục hành chính thực hiện, hệ thống chính sách
thuế TNCN do đó chưa đảm bảo tính đơn giản, để thực hiện, để kiếm tra, minh
bạch và công khai, như: quy định 10 khoản thu nhập chịu thuế, mỗi khoản thu
nhập là một loại thuế có căn cứ tính thuế, thuế suất khác nhau; có loại thu nhập
có hai phương pháp tính thuế (thu nhập hộ gia đình, cá nhân kinh doanh,…)
gây khó khăn trong việc tìm kiếm và áp dụng pháp luật

Thứ ba, Hiện nay quy định về xác định thuế đối với thu nhập từ kinh doanh
của cá nhân còn bất bình đẳng với thu nhập của doanh nghiệp. Hoạt động kinh

4
Thuế thu nhập cá nhân- đổi mới vẫn lỗi thời
Tại: https://vneconomy.vn/thue-thu-nhap-ca-nhan-doi-van-loi-
thoi.htm?fbclid=IwAR3IXQxBMkJH23U_fOTMjdl1-X5s40tqPpDEiVmyQTCT4lexp2BUxQBshFU
6
doanh của cá nhân kinh doanh và cá nhân hành nghề độc lập còn gắn liền với
các yếu tố như sức khỏe, trình độ, bằng cấp,… Tuy nhiên những chi phí như
điều trị ốm đau, bệnh tật, chi phí học nghề mà cá nhân bỏ ra để thực hiện và
duy trì hoạt động kinh doanh lại không được khấu trừ khi xác định thu nhập
tính thuế. Còn nếu doanh nghiệp phát sinh lỗ trong kỳ tính thuế thì khi tính thuế
thu nhập doanh nghiệp sẽ được phép chuyển lỗ không quá 5 năm tiếp theo,
nhưng đối với cá nhân kinh doanh có lỗ thì lại không được chuyển lỗ.

Thứ tư, Điều 22 Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 sửa đổi, bổ sung năm
2012 quy định biểu lũy tiến từng phần đối với thu nhập tính thuế từ tiền lương,
tiền công, từ kinh doanh gồm 7 bậc, mức thuế suất thấp nhất là 5%, mức cao
nhất là 35%, thu nhập tính thuế làm căn cứ áp dụng biểu thuế là thu nhập chịu
thuế sau khi đã được trừ các khoản giảm trừ gia cảnh, các khoản đóng góp khác.
Ở đây có thể thấy biểu lũy tiến khá dày, khoảng cách giữa các bậc thuế khá
thấp và mức thu nhập khởi điểm chịu thuế rất thấp. Vì vậy, dẫn đến tình trạng
đối xử không công bằng giữa các cá nhân nộp thuế. Người có mức thu nhập
cao phải chịu mức thuế quá cao, không khuyến khích được những người có
trình độ kỹ thuật cao, năng lực điều hành tốt…

Thứ năm, Về phạm vi, đối tượng tính thuế chưa bao quát hết hoặc đã lạc
hậu do phát sinh những nội dung mới theo quy định của pháp luật liên quan.

Thứ sáu, Một số quy định về kì tính thuế, thủ tục kê khai, quyết toán thuế
chưa phù hợp với thực tiễn, còn phức tạp, chưa tạo thuận lợi cho người nộp
thuế, công tác quản lý thuế cũng như hiện đại hóa quản lý thuế.

3. Đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định về thuế thu nhập cá
nhân hiện nay.

3.1. Hoàn thiện quy định về giảm trừ gia cảnh


Thứ nhất, cần quy định cụ thể hơn về điều kiện là người phụ thuộc đối với
cha mẹ, ông bà đã hết tuổi lao động. Thông thường những chủ thể này không

7
có thu nhập hoặc thu nhập thấp những có thể đã có một khối tài sản tích lũy đủ
lớn để nuôi sống bản thân. Nhưng Luật thuế lại quy định chung đây là đối tượng
phụ thuộc, điều đó không đảm bảo được công bằng trên thực tế. Vì vậy, cần
quy định trách nhiệm kê khai của những đối tượng trên là không có tài cản gì
để đảm bảo nguồn sống ở dưới mức thu nhập GDP bình quân đầu người thì mới
được xem xét là đối tượng phụ thuộc.
Thứ hai, nên sử đổi quy định về mức giảm trừ gia cảnh dựa trên chỉ số giá
tiêu dùng hoặc mức lương tối thiểu chung. Vì khi Chính phủ đưa ra mức lương
tối thiểu thì Chính phủ đã phải xem xét mức sống trung bình của người dân,
trong đó có tính đến chỉ số lạm phát. Việc quy định theo cách như vậy sẽ thuận
lợi cho việc điều chỉnh thuế thu nhập dễ dàng, phù hợp với yêu cầu thực tế và
không phải sửa luật thường xuyên.

3.2. Sửa đổi bổ sung quy định về một số loại thu nhập chịu thuế

Pháp luật cần bổ sung thêm quy định về các khoản chi phí hợp lý được
phát sinh trng quá trình cá nhân kinh doanh, hành nghề độc lập như chi phí điều
trị ốm đau, bệnh tật hoặc chi phí mà những đối tượng có ngành nghề đặc thù đã
bỏ ra để học tập , rèn luyện, bổ trợ cho hoạt động hành nghề. Ngoài ra cần bổ
sung thêm quy định về chuyển lỗ trong xác định thu nhập chịu thuế của cá nhân
nhằm đảm bảo tính công bằng.

3.3. Hoàn thiện quy định về thuế suất thuế

Thứ nhất, điều chỉnh khoảng cách giữa các bậc thuế trong biểu thuế cho
hợp lý: Cần quy định mỏ rộng khoảng cách giữa các bậc thu nhập và hạ mức
thuế suất khỏi điểm nhằm động viên, khuyến khích cá nhân làm giàu hợp pháp
và tăng khả năng thu hút nguồn lực nước ngoài, đảm bảo nền kinh tế phát triển
và hội nhập quốc tế.

Thứ hai, cần bỏ bậc thuế cao nhất giữa các biểu lũy tiến từng phần. Để
đảm bảo tỉnh cạnh tranh, thu hút được chuyên gia, lao động giỏi có thu nhập

8
cao vào Việt Nam làm việc, đồng thời đàm bảo được môi tương quan với thuế
thu nhập cá nhân theo từng bước của lộ trình cải cách thuế, nên sửa đổi biểu
thuế luỹ tiến từng phần áp dụng đổi với thu nhập tính thuế từ tiến lương, tiến
công và từ kinh doanh quy định tại khoản 1, Điều 22, Luật Thuế TNCN 2007
theo hướng bỏ bậc thuế suất cao nhất 35%, giữ nguyển các bậc thu nhập tính
thuế và thuế suất như hiện hành.

3.4. Sửa đổi bổ sung quy định về thu nhập được miễn thuế

Việc xác định thu nhập miễn thuế chính là thể hiện ưu đãi của Nhà nước đối
với đối tượng nộp thuế và hướng tới mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định. Nếu
những mục tiêu này đặt ra và không khả thi thì cũng phải tính tới việc loại bỏ
những thu nhập miễn thuế này và đưa vào diện chịu thuế. Do đó, để đảm bảo
tính công bằng, cần quy định những thu nhập được miễn thuế như sau vào diện
chịu thuế:

- “Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng;
cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ
chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu
nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau”.
Hiện nay nhiều nước cũng đã quy định trường hợp này thuộc diện chịu
thuế, để đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập
- “Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm
nhân thọ”
- “Thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ” (điểm g, Khoản 1, Điều 4 Thông
tư 111/2013/TT-BTC). Việc quy định miễn thuế đối với thu nhập từ lãi
trái phiếu Chính phủ là không phù hợp vì sẽ tạo sự không công bằng với
những hình thức đầu tư khác nhau như mau trái phiếu,… bởi lẽ Nhà nước
trong mối quan hệ với người nắm giữ trái phiếu cũng giống như các tổ

9
chức phát hành khác nên không thể có đặc quyền dành riêng, nên vẫn
nên thuộc diện chiu thuế.

Ngoài ra, cần tinh gọn hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật vê thuế thu
nhập cá nhân, nhằm nâng cao hiệu quả tìm kiếm và áp dụng pháp luật một cách
nhanh gọn nhất.

KẾT LUẬN

Thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế cơ bản giữ vai trò quan trọng
trong hệ thống của các nước phát triển. Thuế thu nhập cá nhân không chỉ là
công cụ phân phối thu nhập đảm bào sự công bằng xã hội, mà còn là công cụ
hữu hiệu động viên nguồn thu to lớn cho ngân sách nhà nước, góp phần quản
lý và điều tiết vĩ mỏ nền kinh tế, Ở nước ta, Luật thuế thu nhập cá nhân mặc dù
đã được ban hành và đưa vào áp dụng nhưng nó đã bộc lộ nhiều nhược điểm
và hạn chế, trong đó nổi lên vấn đề thuê chưa thực sự đáp ứng yêu cầu phân
phối thu nhập công bằng và chura đảm bảo được tính hiệu quả về kinh tế - xã
hội. Trong điều kiện hội nhập tham gia vào các tổ chức quốc tể và khu vục,
nhieu quy định trong chế độ thuế đồi với người có thu nhập cao tỏ ra không
phù hợp với thông lệ quốc tế. Vì vậy, Nhà nước cùng các cơ quan chức năng
cần đối mới và xây dựng Luật tuê thu nhập cả nhân cho phù hợp với điều kiện
nay.

10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật thuế thu nhập cá nhân 2007, sửa đổi bổ sung 2012;
2. Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình Luật thuế Việt Nam, nxb Công
an Nhân dân, 2019;
3. TS. Lê Thi Thu Thủy, Luật thuế thu nhập cá nhân. Những bất cập và
hoàn thiện, Tạp chí Nghiên cứu lập phá, số 12/2012;
4. Tạ Minh Hảo, Pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam -
Thực trạng và giải pháp : luận văn thạc sĩ luật học;
5. Hồ Thị Hải, Một số vấn đề pháp lý về thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam
- Thực trạng và giải pháp hoàn thiện : luận văn thạc sĩ luật học;
6. https://vneconomy.vn/thue-thu-nhap-ca-nhan-doi-van-loi-
thoi.htm?fbclid=IwAR3IXQxBMkJH23U_fOTMjdl1-
X5s40tqPpDEiVmyQTCT4lexp2BUxQBshFU;
7. https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thuc-tien-thuc-hien-phap-luat-
thue-thu-nhap-ca-nhan-doi-voi-thu-nhap-tu-tien-cong-tien-luong-va-
mot-so-giai-phap-hoan-thien-53501.htm.

11

You might also like