You are on page 1of 54

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN


__________________ __________________
***

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP

“TÌNH HÌNH TIẾP CẬN BẢO HIỂM Y TẾ TỰ NGUYỆN TẠI XÃ


NHẬT TÂN, HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM”

Địa điểm thực tập : Xã Nhật Tân, huyện Kim Bảng,


tỉnh Hà Nam

Tên sinh viên : Nguyễn Thị Thoa

Mã sinh viên : 634967

Chuyên ngành đào tạo : Kinh tế

Giảng viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Thị Huyền Châm

Th.S Thái Thị Nhung

HÀ NỘI - 2021
LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập và thực hiện chuyên đề thực tập nghề nghiệp
em đã gặp nhiều khó khăn và nhận được sự giúp đỡ, chỉ dạy tận tình từ phía
các thầy cô, đơn vị thực tập, gia đình và bạn bè về những kiến thức, giá trị
tinh thần và vật chất để em hoàn thành bài thực tập nghề nghiệp này.
Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến cô
giáo Th.s Nguyễn Thị Huyền Châm cùng cô giáo Th.s Thái Thị Nhung đã tận
tình hướng dẫn, đóng góp ý kiến và sửa chữa những lỗi sai khi em mắc phải
trong quá trình nghiên cứu để giúp đỡ em hoàn thiện bài thực tập nghệ nghiệp
này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
- Các thầy cô trong đoàn thực tập Khoa Kinh tế và PTNT - Học Viện Nông
Nghiệp Việt Nam và toàn thể các thầy cô đã giảng dạy truyền đạt cho em
những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng quý bấu để em hoàn thành bài thực
tập nghề nghiệp này.
- Lãnh đạo, cán bộ, tại UBND xã Nhật Tân đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong
thời gian thực hiện nghiên cứu chuyên đề thực tập nghề nghiệp.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các ông bà, các bác và các cô chú trong xã
Nhật Tân đã nhiệt tình giúp đỡ em trong bước khảo sát để làm cơ sở dữ liệu
hoàn thiện nghiên cứu.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới những người thân trong gia đình, bạn bè
đã luôn động viên và tạo điều kiện cho em an tâm học tập và nghiên cứu.
Em xin trân thành cảm ơn!
Hà Nam, ngày 28 tháng 6 năm 2021
Người thực hiện

Nguyễn Thị Thoa

i
TÓM TẮT CHUYÊN ĐỀ

Nghiên cứu tiến hành điều tra 20 người dân trên địa bàn xã Nhật Tân,
huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam về tình hình tiếp cận BHYT TN. Nghiên cứu
thực hiện với mục tiêu đánh giá thực trạng tham gia BHYT TN của người
dân, phân tích các yếu tố ảnh hưởng. Từ đó đề xuất giải pháp giải để người
dân tham gia BHYT TN trên địa bàn xã.
Kết quả nghiên cứu cho thấy người dân tham gia BHYT TN ảnh hưởng
bởi 4 yếu tố: (1) Độ tuổi và giới tính, người dân tham gia BHYT TN ở độ
tuổi trên 50 tuổi chiếm 75%, và nam nhiều hơn nữ; (2) Thu nhập, 35% người
dân có thu nhập từ sản xuất nông nghiệp; (3) Hiểu biết của người dân về
chính sách BHYT TN, có 77,78% số người dân không tham gia BHYT TN
không biết về chính sách; (4) Chất lượng dịch vụ KCB, phần lớn người dân
đánh giá ở mức trung bình. Các giải pháp được đề xuất gồm: Giải pháp từ
phía người dân; Giải pháp về chất lượng dịch vụ KCB và Giải pháp về chính
sách của Nhà nước.
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN...................................................................................................i

TÓM TẮT CHUYÊN ĐỀ................................................................................ii

MỤC LỤC......................................................................................................iii

DANH SÁCH CÁC BẢNG.............................................................................v

DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ..........................................................................vi

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT..............................................................vii

PHẦN I. MỞ ĐẦU........................................................................................1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................2

1.2.1 Mục tiêu chung........................................................................................2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể........................................................................................2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................3

1.4 Câu hỏi nghiên cứu.....................................................................................3

PHẦN II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................4

2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.....................................................................4

2.1.1 Điều kiện tự nhiên...................................................................................4

2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội..........................................................................4

2.2 Phương pháp nghiên cứu..........................................................................13

2.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu.....................................................13

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu................................................................14

2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu.....................................................................14

2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu..............................................................15


3.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu..........................................................15

PHẦN III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...................................................17

3.1 Đặc diểm của người điều tra...................................................................17

3.2 Tình hình tham gia BHYT của người dân tại xã Nhật Tân......................19

3.2.1 Số lượng người dân tham gia BHYT tại xã Nhật Tân...........................19

3.2.2 Tình hình tham gia BHYT TN của người dân điều tra tại xã Nhật
Tân.............................................................................................................21

3.3 Nhu cầu tham gia BHYT TN của người dân tại xã Nhật Tân.................23

3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận BHYT TN của người dân tại xã
Nhật Tân....................................................................................................26

3.4.1 Độ tuổi và giới tính...............................................................................26

3.4.2 Thu nhập................................................................................................29

3.4.3 Hiểu biết của người dân về chính sách của nhà nước khi tham gia
BHYT TN..................................................................................................30

3.4.4 Chất lượng dịch vụ KCB bằng BHYT TN tại các cơ sở y tế................32

3.5 Đề xuất một số giải pháp tiếp cận BHYT TN cho người dân tại xã
Nhật Tân, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam................................................34

3.5.1 Thay đổi nhận thức tham gia BHYT TN của người dân.......................34

3.5.2 Giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh..................................35

3.5.3 Giải pháp về chính sách của Nhà nước.................................................36

PHẦN IV. KẾT LUẬN................................................................................37

TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................39

PHỤ LỤC.......................................................................................................41
DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Tình hình sử dụng đất của xã Nhật Tân trong 3 năm 2018-
2020.............................................................................................................6

Bảng 2.2 Tình hình dân số và lao động của xã Nhật Tân qua 3 năm
2018-2020.................................................................................................10

Bảng 2.3 Giá trị sản xuất kinh doanh xã Nhật Tân qua 3 năm 2018-
2020...........................................................................................................12

Bảng 2.4 Lượng người điều tra trong mỗi thôn........................................14

Bảng 3.1 Đặc điểm chung về người được điều tra.....................................17

Bảng 3.2 Số lượng người tham gia BHYT của người dân tại xã Nhật
Tân qua 3 năm 2018 - 2020.....................................................................20

Bảng 3.3 Tình hình tham gia BHYT TN của người điều tra....................22

Bảng 3.4 Lý do tham gia BHTY tự nguyện của người dân......................24

Bảng 3.5 Lý do không tham gia BHYT TN của người dân......................25

Bảng 3.6 Độ tuổi của người tham gia BHYT TN.......................................27

Bảng 3.7 Gi ới tính của người tham gia BHYT TN...................................28

Bảng 3.8 Đánh giá của người dân về mức độ chi trả của BHYT TN.......29

Bảng 3.9 Nhận thức của người dân về chính sách BHYT TN..................30

Bảng 3.10 Đánh giá của người dân về chất lượng, dịch vụ y tế khi
tham gia BHYT TN.................................................................................33

v
DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ

Đồ thị 3.1 Số lượng người tham gia BHYT tại xã Nhật Tân qua 3
năm 2018 - 2020.......................................................................................20

Đồ thị 3.2 Lý do tham gia BHYT TN cuả người dân...............................24

Đồ thị 3.3 Lý do không tham gia BHYT TN cuả người dân....................25

Đồ thị 3.4 Nhận thức của người dân về chính sách BHYT TN...............31

vi
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

BHYT Bảo hiểm y tê


BHYT TN Bảo hiểm y tế tự nguyện
BHYT BB Bảo hiểm y tế bắt buộc
KCB Khám chữa bệnh
NN Nông nghiệp
CN-TTCN Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp
TMDV Thương mại dịch vụ
XK Xuất khẩu
LĐ Lao động
SL Số lượng
GTSX Giá trị sản xuất
CC Cơ cấu
BQ Bình quân
QĐ Quyết định
TTg Thủ tướng
UBND Ủy ban nhân dân
CNH-HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
TH Tiểu học
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
ĐH Đại học

vii
PHẦN I. MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Trên thế giới, các chính sách về an ninh xã hội đang được quan tâm chú
trọng và phát triển ở nhiều quốc gia. Bảo hiểm y tế (BHYT) là một chính
sách quan trọng để đảm bảo an ninh xã hội, tham gia vào chống đói giảm
nghèo do bệnh tật gây ra. BHYT cũng là một nguồn tài chính rất quan trọng
dành cho chăm sóc sức khỏe nhất là khi tình hình ngân sách Nhà nước không
đủ để bao cấp hoàn toàn cho chăm sóc sức khỏe. BHYT là sự chia sẻ, cưu
mang hữu hiệu nhất giữa người có điều kiện và người khó khăn và là một giải
pháp ưu việt trong một hệ thống chăm sóc sức khỏe công đồng (Trần Thảo,
2017).
Ở Việt Nam, chính sách BHYT được chính thức ban hành và thực hiện
từ năm 1992 (Dũng, 2009). Qua khoảng thời gian dài thực hiện, chính sách
và pháp luật BHYT từng bước đưuọc hoàng thành, khẳng định tính đúng đắn
và phù hợp trong lựa chọn chính sách tài chính y tế thông qua hệ thống an
ninh xã hội ở nước ta. Ngày 28-6-2016, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định
1167/QĐ-TTg điều chỉnh chỉ tiêu bao phủ BHYT lên hơn 90% vào năm
2020, cao hơn rất nhiều so với chỉ tiêu Quốc hội đã giao năm 2013 là 80%
(Anh Thu, 2020). Đây là lần đầu tiên Quốc hội giao chỉ tiêu mà Chính phủ
mạnh dạn đi trước, với bước đi rất lớn thể hiện quyết tâm chính trị chăm lo
cho đời sống nhân dân.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế, hệ thống an ninh
xã hội ngày càng hoàn thiện, chính sách BHYT đã phát huy hiệu quả trong
công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏa nhân dân, góp phần tích cực vào việc
ổn định xã hội, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng

1
và văn minh. Đặc biệt, từ khi Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật
BHYT có hiệu lực thi hành, quyền lợi của người tha gia BHYT của người
tham gia được mở rộng giúp người dân có thẻ BHYT tiếp cận tối đa các dịch
vụ kỹ thuật y tế tiên tiến.
Xã Nhật Tân, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam là một xã chuyên sản
xuất nông nghiệp; trong những năm gần đây sự phát triển của ngành tiểu thủ
công nghiệp (dêt, mây giang đan, mộc) và sự xuất hiện của các khu công
nghiệp trong địa bàn huyện cùng với thành công của chương trình xây dựng
nông thôn mới đã giúp cải thiệnvà nâng cao về và mức sống và thu nhập
người dân. Do đó, nhu cầu về BHYT của người dân tại xã cũng có bước tiến
lớn. Tuy nhiên, vì là một vùng chuyên sản xuất nông nghiệp và đặc điểm địa
bàn nông thôn nên vẫn còn một số hạn chế như một phần người dân còn khó
khăn chưa tiếp cận được với các dịch vụ công cộng đặc biệt là y tế. Bởi yếu
tố môi trường sống, sự hiểu biết chưa thật sự đầy đủ về BHYT ảnh hưởng
trực tiếp tới nhận thức và nhu cầu tiếp cận BHYT TN (bảo hiểm y tế tự
nguyện) của người dân trên địa bàn xã. Vì vậy, việc đánh giá đúng thực trạng
tham gia BHYT, đặc biệt là BHYT TN để từ đó đề ra các giải pháp cụ thể
góp phần thực hiện BHYT toàn dân trên địa bàn xã Nhật Tân, huyện Kim
Bảng, tỉnh Hà Nam là cần thiết. Chính vì tính quan trong của vấn đề trên nên
em đã chọn đề tài “Tình hình tiếp cận bảo hiểm y tế tự nguyện của người dân
tại xã Nhật Tân, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam” để làm mục tiêu nghiên cứu
chính cho bài thực hành nghề nghiệp của mình.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

2
Đánh giá tình tình và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng
BHYT TN của người dân tại địa bàn xã Nhật Tân để từ đó đề xuất giải pháp
nhằm thúc đẩy người dân tham gia BHYT TN.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá về thực trạng tiếp cận BHYT TN của người dân trên địa bàn xã
Nhật Tân
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận BHYT TN của người dân
- Đề xuất giải pháp hợp lý và hiệu quả thúc đẩy người dân tham gia BHYT
TN

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: tại xã Nhật Tân, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
- Phạm vi thời gian: thực trạng tiếp cận BHYT của người dân tại xã Nhật Tân
từ năm 2018 đến năm 2021
- Phạm vi nội dung: thực trạng tiếp cận BHYT của người dân tại xã Nhật
Tân

1.4 Câu hỏi nghiên cứu

(1) Những yếu tố nào ảnh hưởng tới việc tiếp cận BHYT tự nguyện của
người dân trên địa bàn xã Nhật Tân?

(2) Cần những giải pháp gì để giúp tăng cao nhu cầu tham gia BHYT của
người dân?

3
PHẦN II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Nhật Tân là một xã nằm phía đông bắc của huyện Kim Bảng. Cách
trung tâm huyện 5km.
Phía đông giáp xã Hoàng Tây, Nhật Tựu
Phía nam giáp xã Văn Xá
Phía tây giáp xã Đồng Hóa
Phía bắc giáp xã Đại Cương
2.1.1.2 Đặc điểm địa hình
Huyện có cấu trúc địa hình bán sơn địa ; có hai con sông chạy qua là
sông Đáy và sông Nhuệ. Nằm trong vùng tiếp xúc giữa vùng trũng Đồng
bằng sông Hồng và dải đá trầm tích ở phía Tây nên có địa hình đa dạng. Phía
Bắc sông Đáy là đồng bằng thấp với các dạng địa hình ô trũng. Phía tây nam
sông Đáy là vùng đồi núi có địa hình cao, tập trung nhiều đá vôi, sét. Dải đồi
núi kéo dài suốt phía tây của huyện có nguồn gốc caxtơ nên đã tạo ra nhiều
hang động, hồ đầm độc đáo có giá trị để phát triển du lịch.
2.1.1.3 Khí hậu

4
Khí hậu mang những đặc điểm của khí hậu đồng bằng sông Hồng:
nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh và mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ
trung bình năm là 23,4 °C, nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 1 là
16,3 °C và cao nhất vào tháng 7 là 29,8 °C. Lượng mưa trung bình trong năm
là 1.641 mm. Độ ẩm không khí trung bình năm 81,5 %.
2.1.1.4 Đất đai - Thổ nhưỡng
Tổng diện tích đất của huyện là 17.540 ha, trong đó đất nông nghiệp
chiếm 64,5%; đất phi nông nghiệp 31,3%; đất chưa sử dụng 4,2%. Vùng
đồng bằng có đất phù sa được bồi, đất phù sa không được bồi và đất phù sa
gley. Vùng đồi có đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ vàng trên đá phiến sét,
đất nâu đỏ trên đá vôi. Đất vùng gò đồi còn nhiều tiềm năng để chuyển đổi cơ
cấu nông nghiệp và phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng.

2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

2.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai


Đất là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế được trong sản
xuất nông nghiệp. Trong công cuộc tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông thôn cùng với quá trình xây dựng nông thôn mới thì công tác quy hoạch
và sử dụng đất đai luôn được chú trọng đặc biệt đảm bảo phát triển bền vững
và bảo vệ môi trường.
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã là 468,52 ha và chủ yếu là đất
nông nghiệp. Trong những năm gần đây dưới sự tác động của chương trình
xây dựng nông thôn mới và Quyết định “Phê duyệt quy hoạch chung xây
dựng thị trấn Nhật Tân, huyện Kim Bảng” (Số 108/QĐ-UBND, tháng 1 năm
2012) nên việc quy hoạch và sử dụng đất có sự thay đổi lớn. Nhìn chung đất
nông nghiệp có xu hướng giảm thay vào đó là diện tích đất phi nông nghiệp
tăng lên đáng kể so với trước. Đất phi nông nghiệp tăng 11,75% chủ yếu do
tăng diện tích đất ở, diện tích đất kinh doanh sản xuất phi nông nghiệp và đất

5
sử dụng cho mục đích công cộng. Sự thay đổi này đã từng bước tạo ra nhiều
giá trị kinh tế mới cho xã, và làm tăng mức nhu nhập phục vụ đời sống người

Bảng 2.1 Tình hình sử dụng đất của xã Nhật Tân trong 3 năm 2018-2020

Chỉ tiêu 2018 2019 2020


DT ha CC % DT ha CC % DT ha CC %

Tổng diện tích đất tự nhiên 468,52 100,00 468,52 100,00 468,81 100,00

Đất nông nghiệp 284,78 60,78 251,64 53,71 240,09 51,21


Đất trồng lúa 255,74 54,59 198,38 42,34 221,14 47,17
Đất trồng cây hàng năm 0,03 0,01 1,56 0,33 0,98 0,21
Đất trồng cây lâu năm 1,62 0,35 2,16 0,46 1,97 0,42
Đất nuôi trồng thủy sản 8,26 1,76 10,09 2,15 8,12 1,73
Đất nông nghiệp khác 19,14 4,08 39,46 8,42 7,88 1,68
Đất phi nông nghiệp 183,71 39,21 216,85 46,28 228,69 48,78
Đất ở 53,77 11,48 53,99 11,52 57,37 12,24
Đất xây dựng trụ sở cơ quan 4,03 0,86 4,13 0,88 4,73 1,01
Đất sản xuất, kinh doanh phi 30,74 6,56 54,82 11,70 55,82 11,91
nông nghiệp
Đất có mục đích công cộng 88,93 18,98 97,53 20,82 103,44 22,06
Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng 0,47 0,10 0,47 0,10 0,47 0,10
Đất phi nông nghiệp khác 5,77 1,23 5,91 1,26 6.86 1,46
Đất chưa sử dụng 0,03 0,01 0,03 0,01 0,03 0,01
(Nguồn: Phòng Địa chính - Xây dựng UBND xã Nhật Tân, 2021)
Đất nông nghiệp

Trong nhóm diện tích đất nông nghiệp bao gồm diện tích đất trồng
lúa, đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản và
diện tích đất nông nghiệp khác như trang trại chăn nuôi lợn, vịt quy mô hộ
gia đình, hệ thống kênh rạch tưới tiêu đồng ruộng,.... Năm 2020 diện tích đất
nông nghiệp là 240,09 ha giảm 44,69 ha so với năm 2018, tỷ trọng đất nông
nghiệp là 60,78% so với tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã năm 2018 đã
giảm xuống còn 51,21% trong năm 2020. Có sự thay đổi rõ rệt trong phần
diện tích đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm và đất nuôi trồng

6
thủy sản. Nhìn chung phần diện tích này vẫn có giảm xuống. Điều này là do
sự phát triển và tăng lên của phần diện tích đất phi nông nghiệp. Khi diện tích
đất các công trình sự nghiệp, cơ quan tăng lên, các các loại hình kinh doanh
thương mại dịch vụ phát triển và các con đường được mở rộng đáp ứng nhu
cầu xã hội của người dân.

Đất phi nông nghiệp


Trong nhóm diện tích đất phi nông nghiệp bao gồm diện tích đất ở;
đất xây dựng trụ sở cơ quan (bao gồm UBND xã, nhà văn hóa các xóm,
trường học các cấp từ mầm non tới THCS, trạm y tế xã, bưu điện); đất sản
xuất kinh doanh phi nông nghiệp (bao gồm các nhà hàng quán ăn, cửa tiệm,
các xưởng sản xuất ngành tiểu thủ công nghiệp như ngành dệt, mây giang
đan, mộc và khu công nghiệp nhỏ, cây xăng); đất mục đích công cộng (bao
gồm đường xá, chợ, bãi đất trống khu vui chơi, di tích lịch sử); đất tôn giáo
tín ngưỡng (hiện xã có một ngôi chùa và một ngồi đình làng); đất phi nông
nghiệp khác (bao gồm phần diện tích đất mặt nước chuyên dùng, nghĩa trang
liệt sỹ, nghĩa địa và bãi tập kết và xử lý rác thải). Diện tích đất phi nông
nghiệp năm 2020 là 228,69 ha tăng 44,89 ha so với năm 2018, tỷ trọng đất
phi nông nghiệp là 48,78% năm 2020 trong khi ở năm 2018 chỉ chiếm
39,21%.
Đất phi nông nghiệp của xã qua 3 năm có xu hướng tăng lên do nhu
phục vụ đời sống xã hội cho người dân từ các vấn giáo dục, y tế đến các thủ
tục hành chính; nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh các cụm tiểu thủ công
nghiệp, TMDV; một số công trình xây dựng khác góp phần phát triển kinh tế
xã hội của xã Nhật Tân nói riêng và toàn nước nói chung.
Đất chưa sử dụng
Diện tích đất chưa xử dụng toàn xã trong năm 2018 là 0,03 ha chiếm
0,01% tỷ trọng và phần diện tích này chưa giảm xuống qua các năm kế tiếp.

7
Điều này cho thấy xã chưa phát huy và khai thác hết tiềm năng đất trên địa
bàn. Và trong thời gian tới cần có những giải pháp để làm giảm diện tích
phần đất chưa sử dụng này nhằm tăng trưởng kinh tế - xã hội cho toàn xã.

2.1.2.2 Tình hình dân số và lao động


Lao động là nguồn lực tất yếu và không thể thiếu trong sản xuất
mang lại hiệu quả kinh tế cao, phát triển kinh tế nông nghiệp, tiểu thủ công
nghiêp và thương mại dịch vụ. Bảo đảm tận dụng đúng nguồn lực và không
xảy ra tình trạng dư thừa lao động, thất nghiệp chính là một bước thành công
lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của xã Nhật Tân trong những năm gần
đây.

Dân số
Theo số liệu thống kê năm 2020, tổng nhân khẩu của xã là 12459
nhân khẩu, mật độ dân số đạt gần 2659,3 người/km². Nhân khẩu tăng qua các
năm với tốc độ trung bình 1,15%.

Lao động
Năm 2020, số lao động của xã là 7307 lao động với 2.557 lao động phi
nông nghiệp chiếm 31%, lao động nông nghiệp chiếm 69%. Lao động phi
nông nghiệp trung bình tăng 6,10%; trong khi lao động nông nghiệp trung
bình giảm 0,06%. Cơ cấu lao động trong xã có sự chuyển dịch qua 3 năm, cả
lao động nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp đều tăng lên từ năm 2018
đến năm 2019 nhưng lại giảm xuống ở năm 2020.

8
9
10
Bảng 2.2 Tình hình dân số và lao động của xã Nhật Tân qua 3 năm 2018-2020

2018 2019 2020 Tốc độ phát triển %


Chỉ tiểu ĐTV 2019/ 2020/
SL CC% SL CC% SL CC% BQ
2018 2019
Tổng số nhân khẩu Khẩu 12178,00 100,00 12303,00 100,00 12459,00 100,00 101,03 101,27 101,15
Tổng số hộ Hộ 3581,00 100,00 3587,00 100,00 3598,00 100,00 100,17 100,31 100,24
Lao động trong tuổi Lao động 7506,00 61,64 7603,00 61,80 7733,00 63,07 101,29 101,71 101,50
Lao động ngoài tuổi Lao động 4672,00 38,36 4700,00 38,20 4726,00 37,93 100,60 100,55 100,58
Tổng lao động Lao động 7060,00 100,00 7189,00 100,00 7307,00 100,00 101,83 101,64 101,73
Lao động nông
Lao động 5048,00 71,50 4637,00 64,50 5042,00 69,00 91,86 108,73 99,94
nghiệp
Lao động phi nông
Lao động 2012,00 28,50 2552,00 35,50 2265,00 31,00 126,84 88,75 106,10
nghiệp
Một số chỉ tiêu khác
Mật độ dân số Người/km2 2599,26 2625,94 2659,23
Nhân khẩu trên hộ Khẩu/hộ 3,40 3,43 3,46
Lao
Lao động trên hộ 1,97 2,00 2,03
động/hộ
(Nguồn: Văn phòng UBND xã Nhật Tân, 2021)
2.1.2.3 Tình hình phát triển kinh tế xã Nhật Tân

Trước đây, sản xuất nông nghiệp được đánh giá là một ngành quan
trọng trong nền kinh tế của xã Nhật Tân. Điều này thể hiện rõ dệt qua diện
tích đất trồng và giá trị mà ngành mang lại. Tuy nhiên, 3 năm gần đây do sự
đổi mới, phát triển và nhiệm vụ xây dựng xã trở thành đô loại V nên nền kinh
tế xã có sự chuyển dịch rõ rệt. Giá trị ngành nông nghiệp trung bình giảm hơn
12,5%. Thay vào đó là giá trị ngành CN - TTCN tăng gần 29,1% và ngành
hàng xuất khẩu tăng gần 36,4%. Nhìn chung tổng giá trị sản xuất toàn xã tăng
hơn 28,63%.
Sự chuyển dịch cơ cấu ngành tạo dựng nhiều cơ hội việc làm cho
người dân trên địa bàn xã. Cụ thể, số lượng lao động được giải quyết việc
làm năm 2019 là 311 lao động và năm 2020 là 320 lao động. Ngoài ra, giá trị
sản xuất tăng giúp tăng trưởng toàn nền kinh tế xã, đời sông người dân được
cải thiện và là bước tiến cho nhiệm vụ xây dựng đô thị loại V cùng với quá
trình CNH - HĐH đất nước.
Bảng 2.3 Giá trị sản xuất kinh doanh xã Nhật Tân qua 3 năm 2018-2020

2018 2019 2020 Tốc độ phát triển %


Chỉ tiểu ĐTV 2019/ 2020/
GT CC% GT CC% GT CC% BQ
2018 2019
Tổng GTSX Tr.đ 874640,00 100,00 1139300,00 100,00 1447170,00 100,00 130,26 127,02 128,6
Ngành nông nghiệp Tr.đ 92660,00 10,59 88920,00 7,80 70920,00 4,90 95,96 79,76 87,4
Ngành CN - TTCN Tr.đ 402870,00 46,06 465000,00 40,81 671200,00 46,38 115,42 144,34 129,0

Hàng xuất khẩu Tr.đ 379110,00 43,34 585380,00 51,38 705050,00 48,72 154,41 120,44 136,3
Một số chỉ tiêu BQ
GTSX/hộ Tr.đ/hộ 244,24 317,62 402,22
GTSX/nhân khẩu Tr.đ/khẩu 71,82 92,60 116,15
GTSX/lao động Tr.đ/lao động 123,89 158,48 198,05
2.1.2.4 Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật

Đường giao thông


Hiện trạng đường giao thông đã được dải nhựa và bê tông hóa từ
nhiều năm trước. Đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển cho người dân trong
xã. Hệ thống đường được xây dựng kiên cố chịu được nhiều phương tiện
trọng tải nặng. Nhiều hệ thống đường xá liên thông lên huyện, tỉnh, thành
phố được nâng cấp, tu bổ và mở rộng.
Hệ thống điện
Mạng lưới điện trong xã được phủ kín tới các hộ dân, ngoài đáp ứng
nhu cầu sinh hoạt trong gia đình thì còn được sử dụng cho các khu công
nghiệp sản xuất, trang trại chăn nuôi và không còn tình trạng cắt điện luân
phiên giữa các xóm khi đến mùa hè lượng điện bị quá tải. Trong quá trình
xây dựng nông thôn mới thì xã đã thực hiện đổi mới toàn bộ các cột điện
trong toàn xã và lắp đặt hệ thống đèn đường phục vụ người dân.
Trường học
Trong xã có 2 trường mầm non, 2 trường tiểu học và 1 trường THCS để
cung cấp dịch vụ giáo dục cho con em trong xã. Tỷ lệ trẻ em đi học đúng độ
tuổi trên địa bàn xã đạt 100%.
Trạm y tế
Năm 2018, trạm y tế xã đã được xây mới, tăng diện tích, vật tư trang
thiết bị đổi mới, số giường bệnh tăng, đội ngũ y bác sỹ đáp ứng tốt nhu cầu
người bệnh.

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu


- Xã Nhật Tân đang trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đời sống nhân
dân được cải thiện, nhu cầu chăm sóc sức khỏe được nâng cao
- Với nhiều yếu tố khác nhau tác động lên hành vi tham gia BHYT TN của
người dân.
- Công tác chăm sóc sức khỏe người dân được chính quyền địa phương quan
tâm. Nhu cầu tham gia BHYT của người dân có sự thay đổi

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

- Số liệu thứ cấp: tiến hành thu thập từ những thống kê, báo tại các phòng ban
của UBND xã Nhật Tân trong 3 năm (2018-2020). Sau đó liệu sau khi thu
thập số liệu sẽ được tổng hợp và phân tích theo nội dung nghiên cứu.
- Số liệu sơ cấp: tiến hành thu thập số liệu qua bảng hỏi của 20 hộ dân điều
tra trong 5 thôn:

Bảng 2.4 Lượng người điều tra trong mỗi thôn

Thôn Số lượng (người)


1 8
3 4
4 4
5 4
Tổng 20

2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu

Tổng hợp các dữ liệu thu thập đối chiếu để lựa chọn thông tin phù hợp đề tài
Xử lý các số liệu bằng phần mềm Excel
2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả


Phương pháp này dùng để phân tích hành vi tham gia BHYT TN của người
dân.
Thống kê mô tả được biểu diễn dưới các dạng sau:
+ Biểu diễn dữ liệu bằng đồ thị minh họa trong đó các đồ thị mô tả hoặc giúp
so sánh dữ liệu;
+ Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu;
- Phương pháp so sánh
So sánh mức độ biến động tham gia bảo hiểm hàng năm của người dân.
- So sánh lượng người tham gia BHYT TN qua các năm
- So sánh 2 nhóm đối tượng tham gia và không tham gia BHYT TN
- So sánh sự khác về: mức thu nhập, trình độ học vấn, nhận thức, giới
tính, dịch vụ BHYT TN

3.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ tham gia BHYT của xã Nhật Tân, huyện
Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
+ Tỷ lệ người tham gia BHYT TN là: tỷ lệ % số người tham gia BHYT TN
trên tổng số người được điều tra tại thời điểm nghiên cứu. Tỷ lệ này dùng để
đánh giá mức độ bao phủ của người tham gia BHYT TN tại địa bàn xã.
Số người tham gia BHYT TN
Tỷ lệ người tham gia BHYT TN = Tổng số người điều tra
*100

+ Tỷ lệ người không tham gia BHYT TN là: tỷ lệ % số người không tham


gia trên tổng số người được điều tra tại thời điểm nghiên cứu. Tỷ lệ này dùng
để đánh giá mức độ bao phủ của người không tham gia BHYT TN tại địa
bàn xã.
Tỷ lệ người không tham gia BHYT TN
S ố người không tham gia BHYT TN
= Tổng số người điều tra
*100
+ Tỷ lệ người biết đến chính sách BHYT TN: là tỷ lệ % người biết chính sách
trên tổng số người điều tra tại thời điểm nghiên cứu.
Số người biết CS BHYT TN
Tỷ lệ người biết CS BHYT TN = Tổng số người điều tra
*100

+ Tỷ lệ người không biết đến chính sách BHYT TN là: là tỷ lệ % người


không biết chính sách trên tổng số người điều tra tại thời điểm nghiên cứu.
Tỷ lệ người không biết CS BHYT TN
Số người không biết CS BHYT TN
= Tổng số người điều tra
*100

- Nhóm chỉ tiêu yếu tố ảnh hưởng tới mức độ tham gia BHYT tự nguyện của
người dân tại xã Nhật Tân, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
+ Các chỉ tiêu về yếu tố bên trong: Độ tuổi, thu nhập, hiểu biết của người dân
+ Các chỉ tiêu yếu tố bên ngoài: Chính sách Nhà nước; chính quyền địa
phương; dịch vụ y tế (đội ngũ y bác sỹ, chất lượng KCB, chất lượng thuốc)

PHẦN III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Đặc diểm của người điều tra


Bảng 3.1 Đặc điểm chung về người được điều tra

STT Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ lệ %


Độ tuổi
Từ < 30 1 5
1
30 - 50 15 75
>50 4 20
Giới tính
2 Nam 11 55
Nữ 9 45
Trình độ học vấn
Cấp TH 6 30
3 Cấp THCS 8 40
Cấp THPT 2 10
Đại Học 4 20
Thu nhập/tháng
1-2 tr.đ 2 10
4 3-4 tr.đ 6 30
5-10 tr.đ 8 40
Trên 10 tr.đ 4 20
Lĩnh vực nghề nghiệp
NN 7 35
5 TTCN 2 10
TM-DV 2 10
Khác 9 45
6 Tổng 20 100
(Nguồn:Tổng hợp số liệu điều tra năm 2021)

Tổng hợp số liệu điều tra của người dân cho thấy, về độ tuổi chiếm tỷ lệ
cao nhất ở nhóm người dân là có độ tuổi từ 30 đến 50 chiếm 75% trong tổng
số người điều tra; nhóm người có độ tuổi trên 50 chiếm 20% và thấp nhất là
từ dưới 30 tuổi, mức độ tuổi này chỉ chiếm 5 %. Tỷ lệ người trả lời phỏng
vấn là nam giới cao hơn so với nữ giới, cụ thể chiếm 55% và nữ giới chiếm
45% trong tổng số 20 người điều tra.
Về trình độ học vấn, trong số người được điều tra đa phần học hết cấp
Trung học cơ sở gồm 8 người chiếm 40%; tiếp đến là cấp Tiểu học gồm 6
người chiếm 30%; số người học đến bậc đại học là 4 người chiếm 20% và
thấp nhất là cấp Trung học phổ thông với 2 người chiếm 10% trong tổng số
người điều tra. Nhìn chung phần lớn người dân được tiếp cận hoàn toàn với
giáo dục, tuy nhiên tỷ lệ người đi học ở cấp Trung học phổ thông còn rất ít.
Về thu hập, Thu nhập là yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tham gia
BHYT TN của người dân. Những người có thu nhập ổn định sẽ có nhu cầu
tham gia BHYT TN nhiều hơn những người có thu nhập thấp, không ổn định.
Người dân có thu nhập trung bình từ 3 triệu đồng đến 10 triệu đồng một
tháng. Trong đó, lượng người dân có thu nhập ở mức từ 1-2 triệu đồng chiếm
10% và ở mức 3- 4 triệu đồng chiếm 30%, những người dân trong nhóm này
chủ yếu nằm trong khối ngành nghề nông nghiệp và sản xuất tiểu thủ công
nghiệp đơn lẻ (như sản xuất chổi, ghế gỗm, cán quốc) những lúc nông nhàn
để có thêm thu nhập; lượng người dân có thu nhập ở mức từ 5 - 10 triệu đồng
chiếm 40% và mức trên 10 triệu đồng chiếm 20% nằm trong nhóm ngành
nghề thương mại dịch vụ, ngành tiểu thủ công nghiệp với quy mô lớn và
ngành nghề khác (bao gồm công nhân viên chức, lao động tự do, xây
dựng,...). Qua đây ta thấy thu nhập người dân tăng qua từng năm vì các ngành
phi nông nghiệp trên địa bàn đang ngày càng tăng lên do chuyển dịch cơ cấu
lĩnh vực nghề nghiệp từ nông nghiệp giảm sang phi nông nghiệp tăng giúp
đáp ứng việc làm cho người lao động.
Về lĩnh vực nghề nghiệp, phần lớn người dân tham gia trong lĩnh vực
nông nghiệp. Đây là nguồn thu chính của họ, ngoài ra những lúc nông nhàn
họ tham gia sản xuất tiểu thủ công nghiệp như nghề may giang đan, làm
những đồ gỗ nhỏ như ghế con, chổi, cán cuốc để kiếm thêm thu nhập. Đối với
những hộ có nguồn thu nhập chính từ tiểu thủ công nghiệp và thương mai
dịch vụ bao gồm các ngành sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, sản xuất quần áo quy
mô sưởng sản xuất tại khu công nghiệp của xã hay nhỏ hơn là quy mô hộ gia
đình. Ngành nghề khác gồm có công nhân xây dựng, công nhân bốc vác,
công nhân công ty sản xuất công nghiệp điện, cán bộ công nhân viên chức
làm việc tại địa bàn xã. Trong 20 người được điều tra có 35% người dân làm
nông nghiệp, 10% làm trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, 10% người dân
làm trong lĩnh vực thương mại dịch vụ và 45% số người dân làm các nghề
khác.

3.2 Tình hình tham gia BHYT của người dân tại xã Nhật Tân

3.2.1 Số lượng người dân tham gia BHYT tại xã Nhật Tân

Thực hiện Nghị định về tỷ lệ bao phủ BHYT toàn dân của Chính phủ, qua
3 năm tỷ lệ người sử dụng BHYT tại xã Nhật Tân đã tăng từ 67,9% năm
2018 lên 71% trong năm 2020. Về luật BHYT, đối với chính sách BHYT tự
nguyện hộ gia đình. Với những hộ gia đình có thu nhập trung bình thì mức
đóng BHYT tự nguyện là 402.300 đồng/người; đối với hộ gia đình có thu
nhập bình thường thì mức đóng BHYT ở người thứ nhất là 643.680
đồng/người, người thứ hai đóng bằng 60% người thứ nhất, người thứ ba đóng
bằng 50 người thứ nhất và giảm đến người thứ tư đóng bằng 40% người thứ
nhất. Đối với người dân tham gia BHYT diện chính sách bao gồm: người có
công với cách mạng, người già, trẻ em dưới 6 tuổi khi tham gia BHYT được
miễn phí 100%.
Bảng 3.2 Số lượng người tham gia BHYT của người dân tại xã Nhật Tân qua 3 năm
2018 - 2020

2018 2019 2020


Chỉ số Số Số
Số lượng Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ
lượng lượng
(người) % % %
(nguời) (người)
Tổng số 8267 100 8537 100 8837 100

Tham gia BHYT BB 4874 58,96 5093 59,66 6154 69,64

Tham gia BHYT TN 3393 41,04 3444 40,34 2683 30,36


(Nguồn:Phòng Văn hóa - LĐ-TB và XH UBND xã Nhật Tân)

7000
6154
6000
5093
5000 4874

4000
3393 3444

3000 2683

2000

1000

Tham gia BHYT BB Tham gia BHYT TN

Đồ thị 3.1 Số lượng người tham gia BHYT tại xã Nhật Tân

qua 3 năm 2018 - 2020

Từ kết quả ở Bảng 3.2 cho thấy, số người dân tham gia BHYT tại xã
Nhật Tân có sự thay đổi qua các năm. Nhìn chung số người tham gia BHYT
tăng qua các năm thể hiện sự quan tâm của người dân về sức khỏe ngày càng
tăng. Tuy nhiên số người tham gia BHYT TN có xu hướng giảm dần do mức
phí đóng qua các năm tăng mà những người tham gia loại BHYT này chủ yếu
là những người nông dân có thu nhập thấp nên họ thường mua BHYT TN 1-2
năm đầu, khi thấy không dùng đến họ sẽ ngừng tham gia ở các năm tiếp theo.
Số lượng người dân tham BHYT TN giảm nhẹ từ năm 2018 đến năm 2019 là
0,7%, nhưng đến năm 2020 thì nhóm này giảm xuống hơn 10%. Trong năm
2020 tỷ lệ người tham gia BHYT TN chi chiếm 30,36% trong tổng số. Trong
khi đó lượng người dân tham gia BHYT BB lại tăng cao. Từ chiếm 58,96%
trong tổng số ở năm 2018 lên 69,64% ở năm 2020. Nguyên nhân là do người
dân lao động trong địa bàn xã chuyển từ sản xuất nông nghiệp, lao động tự do
sang làm công nhân ở các doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp và họ chuyển
sang tham gia sử dụng BHYT BB của công ty.

3.2.2 Tình hình tham gia BHYT TN của người dân điều tra tại xã Nhật
Tân

Qua điều tra người dân về việc sử dụng BHYT TN qua các năm đều
tăng lên do có sự can thiệp của chính quyền địa phương phổ biến đến các
thôn xóm, qua các trưởng xóm, hội phụ nữ của xã. Bên cạnh đó là trong quá
trình xây dựng nông thôn mới, vấn đề về y tế chăm sóc sức khỏe người dân là
một trong số các chỉ tiêu chính cần thực hiện. Người dân dần dần biết đến
BHYT nhiều nhơn, tuy nhiên vì họ chưa được phổ biết rõ về các chính sách
của BHYT TN cũng như tầm quan trọng của BHYT nên vẫn còn nhiều người
không tham gia.
Bảng 3.3 Tình hình tham gia BHYT TN của người điều tra

Số lượng
STT Chỉ tiêu Tỷ lệ %
(người)
Số năm tham gia
Trên 10 năm 4 36,36
1
Trên 5 năm 4 36,36
Dưới 5 năm 3 27,27
Mức đóng BHYT TN/người/năm
2 Từ >200 - 500 (ng.đ) 6 54,55
Trên 500 (ng.đ) 5 45,45
Tần suất KCB
Thường xuyên 3 27,27
3 Thi thoảng 2 18,18
Hiếm khi 3 27,27
Chưa dùng đến 3 27,27
4 Tổng 11 100,00
(Nguồn:Tổng hợp số liệu điều tra năm, 2021)

* Số năm tham gia


Qua số liệu điều tra từ ngươi dân cho thấy, tỷ lệ tham gia BHYT TN
trên 10 năm là 4 người chiếm 36,36% tổng số quan sát. Tỷ lệ người tham gia
ở mức trên 5 năm chiếm 36,36%. Tỷ lệ người tham gia dưới 5 năm chiếm
27,27%.
* Mức đóng BHYT TN
Trong quá trình đi điều tra, với 54,55% số người đóng ở mức trên
200.000 đồng đến 500.000 trong đó có một người đóng 257 nghìn đồng và
một người đóng 402.000 đồng đây là số người dân thuộc nhóm chính sách
(người có thu nhập thấp), còn lại người dân đóng 500.000 đồng. Số người
đóng BHYT TN ở mức trên 500.000 đồng chiếm 45,54% trên tổng số 20
người điều tra; số người trong nhóm này đầu có thu nhập cao hơn, tuy vẫn
nhiều người cho rằng đối với thu nhập hiện tại của họ thì mức đóng này còn
cao. Độ chênh lệch số người tham gia giữa hai mức đóng là 9%.
* Tần suất khám chữa bệnh
Mặc dù một số người tham gia BHYT TN nhưng họ không không đi
KCB lần nào trong năm, thể hiện trong số 11 người tham gia BHYT TN có 3
người không đi KCB chiếm 27,27%, 3 người hiếm khi đi KCB chiếm
27,27%, 2 người thỉnh thoảng đi KCB chiếm 18,18% và có 3 người thường
xuyên đi KCB chiếm 27,27%. Như vậy số người thường xuyên đi KCB bằng
thẻ BHYT rất ít so với tổng số người tham gia BHYT TN. Điều này cho thấy
người dân đi khám không dùng thẻ BHYT. Lý do người dân không muốn tới
các cơ sở y tế để khám chữa bệnh là vì nếu bệnh nhẹ thì họ sẽ đi mua thuốc
ngoài để uống khoảng 3-5 liều là khỏi rồi; chỉ khi nào bệnh nặng cần chi phí
chữa bệnh cao họ mới dùng đến thẻ BHYT TN. Số đông người dân khi được
phỏng vấn đều cho rằng KCB theo BHYT TN chất lượng chăm sóc bệnh
nhân, phục vụ, tinh thần trách nhiệm của các bác sỹ, lượng thuốc cấp đều
không tốt bằng việc mình bỏ tiền ra KCB dịch vụ bên ngoài.

3.3 Nhu cầu tham gia BHYT tự nguyện của người dân tại xã Nhật Tân

Chính sách BHYT của Đảng và Nhà nước đã được người dân biết đến
nhiều hơn, tỷ lệ người dân tham gia BHYT cũng có những thay đổi đáng kể.
Người dân tham gia BHYT TN với nhiều lý do khác nhau. Thông qua quá
trình điều tra phỏng vấn người dân xã Nhật Tân có 11/20 phiếu điều tra
những người dân đang tham gia BHYT TN, đã thu thập được những lý do mà
người dân chấp nhận tham gia BHYT TN như sau: Người dân tham gia
BHYT TN chủ yếu là đề phòng ốm đau bệnh tật (chiếm 72,73%), ngoài ra do
giảm chi phí KCB (36,36%), để đi KCB (27,27%%), do sức khỏe yếu (18%),
do tuổi cao và do giới thiệu của người thu BHYT TN chiếm tỷ lệ nhỏ
(9,09%).
Qua việc phân tích cho thấy mục đích tham gia của người dân chủ yếu
là để đề phòng khi ốm đau bệnh tật, sức khỏe yếu, giảm chi phí KCB, còn
chia sẻ rủi ro với mọi người chiếm tỷ lệ thấp. Từ đó thấy đươc, người dân
chưa ý thức được ý nghĩa chung của chính sách BHYT TN đối với mỗi người
dân trong toàn xã. Vì vậy cần tuyên truyền nâng cao ý thức cho người dân về
tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của chính sách BHYT TN.

Bảng 3.4 Lý do tham gia BHTY TN của người dân

STT Chỉ tiểu Số lượng (người) Tỷ lệ %

1 Giảm chi phí 4 36,36


2 Đề phòng bệnh tật 8 72,73
3 Sức khỏe yếu 2 18,18
4 Do giới thiệu 3 27,27
5 Tuổi cao 1 9,09
Tổng số 11 100,00
(Nguồn:Tổng hợp số liệu điều tra năm 2021)

Số lượng (người)

Giảm chi Đề phòng Sức khỏe Do giới Tuổi cao


phí bệnh tật yếu thiệu

Đồ thị 3.2 Lý do tham gia BHYT TN cuả người dân


Bên cạnh những lý do người tham gia BHYT TN còn tồn tại lý do của
những người không tham gia BHYT TN. Những đối tượng không tham gia
BHYT TN chủ yếu là do họ không có thói quen tham gia, do họ thấy thủ tục
rườm rà, những người họ thấy mức đóng BHYT TN là quá cao só với mức
thu nhập của họ và những lý do họ lựa chọn được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.5 Lý do không tham gia BHYT TN của người dân

Số lượng
STT Chỉ tiểu Tỷ lệ %
(người)
1 Không có thói quen 6 66,67
2 Thủ tục rườm rà 3 33,33
3 Mức đóng BHYT TN cao 3 33,33
4 Thu nhập thấp 1 11,11
5 Không biết đến BHYT TN 1 11,11
Tổng số 9 100,00
(Nguồn:Tổng hợp số liệu điều tra năm 2021)

Số lượng (người)

Không có Thủ tục Mức đóng Thu nhập Không biết


thói quen rườm rà BHYT TN thấp đến BHYT
cao TN

Đồ thị 3.3 Lý do không tham gia BHYT TN cuả người dân


Theo kết quả nghiên cứu cho thấy lý do mà 6 người dân không tham
gia BHYT TN vì họ không có thói quen tham gia chiếm 66,67%, do thủ tục
rườm rà là 3 người và mức đóng BHYT TN cao là 3 người đều chiếm trên
33,33% người dân cảm thấy rất mất thời gian vào làm thủ tục khám bệnh, thủ
tục nhập viện, ra viện và thời gian chờ đợi kết quả rất lâu, thu nhập của gia
đình thấp chiếm 11%, đây cũng là vấn đề rất phổ biến ở nông thôn hiện nay,
chính vì thu nhập thấp, khó khăn về ngân sách nên khoản tiền bỏ ra để tham
gia BHYT TN là khá cao đối với họ và lý do chưa biết đến BHYT TN cũng
chiếm hơn 11%. Đặc biết đối với những người nông dân ở xa, phương tiện
của họ rất hạn chế, việ đi lại rất khó khăn, thủ tục thì rườm rà mà trình độ của
người dân là thấp nên có đôi lần quên một số giấy tờ gì đó, chính vì vậy họ
chọn cơ sở KCB tư nhân gần hơn, đơn giản hơn, chỉ khi nào bênh nặng rất
tốn kém chi phí thì họ mới tham gia BHYT TN.

Qua việc phỏng vấn người dân trong năm tới có tham gia BHYT TN
nữa hay không thì phần lớn họ đều trả lời có tham gia nữa hoặc sẽ bắt đầu
tham gia nếu như kinh tế của họ khá hơn hoặc có thay đổi theo hướng tích
cực về mặt chất lượng dịch vụ y tế, bởi lý do người dân cho rằng vào bệnh
viện nếu có bảo hiểm thì những thuốc đắt tiền vẫn phải ra ngoài mua, chỉ
được cấp những thuốc rẻ tiền, kém chất lượng hay số thuốc được cấp chưa đủ
để chữa khỏi bệnh.

3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận BHYT TN của người dân tại xã
Nhật Tân

3.4.1 Độ tuổi và giới tính


* Độ tuổi
Độ tuổi phản ánh tình trạng sức khỏe của mỗi người dân. Nhóm đối
tượng ở độ tuổi thanh niên và trung niên thường có sức khỏe tốt hơn những
đối tượng ở độ tuổi già. Chính vì vậy việc quyết định tham gia BHYT TN của
mỗi đối tượng theo từng nhóm tuổi là khác nhau. Đa só những người tuổi cao
thì sức khỏe yếu hơn nên họ thường tham gia BHYT TN nhiều hơn lớp trẻ.

Bảng 3.6 Độ tuổi của người tham gia BHYT TN

Số người tham gia Số người không


Số lượng
Độ tuổi BHYT TN tham gia BHYT TN
(người)
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
Từ <30 1 1 100 0 0
30- 50 15 7 46,67 8 53,33
>50 4 3 75 1 25
Tổng 20 11 9
(Nguồn:Tổng hợp số liệu điều tra năm, 2021)

Trong quá trình nghiên cứu khảo sát điều tra 20 người dân và chia
thành 3 nhóm tuổi chính gồm:
Nhóm dưới 30 tuổi, đây được coi là độ tuổi trẻ vị thành niên, về cơ bản
nhóm tuổi này có sức khỏe tương đối tốt bời vì thời gian lao động làm việc
của họ chưa nhiều, sức đề kháng tướng đối tốt. Khi điều tra 1 người ở độ tuổi
này có tham gia BHYT TN và tỷ lệ tham gia ở nhóm này là 100%. Tuy nhiên
trên thực tế thì ở độ tuổi này thu nhập của họ chưa ổn định nên đó lý do trở
ngại trong việc tham gia BHYT TN của họ, thứ họ quan tâm nhiều hơn là thu
nhập chứ không phải là sức khỏe. Ngoài ra ở nhóm độ tuổi này chủ yếu là
những người đang đi học, làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp, công ty nên họ
tham gia BHYT BB.
Nhóm 30 - 50 tuổi, đây là nhóm những người trung niên. Ở nhóm tuổi
này sức khỏe của họ thường khá tốt, thu nhập của một số người cũng tương
đối ổn định. Trong 15 người ở nhóm này thì có 7 người tham gia BHYT TN
còn lại 8 người không tham gia BHYT TN, tỷ lệ tham gia BHYT TN chiếm
46,67% thấp hơn tỷ lệ không tham gia 6,66%. Trong nhóm này người dân do
lao động chủ yếu là nông nghiệp hoặc làm những công việc nặng vất vả kiếm
thêm thu nhập nên họ đã chú trọng và quan tâm tới sức khỏe; họ tham gia
BHYT TN để đề phòng ốm đau bệnh tật và những “rủi ro” không đáng có.
Nhóm trên 50 tuổi, Qua bảng cho thấy trong 4 người trong độ tuổi này
có 3 người tham gia BHYT TN và 1 người không tham gia BHYT TN; tỷ lệ
tham gia là 75% và không tham gia chỉ chiếm 25%. Đây là nhóm tuổi chiếm
tỷ lệ tham gia BHYT TN cao trong 3 nhóm tuổi, thể hiện nhóm này quan tâm
đến sức khỏe của mình rất cao. Trong độ tuổi này người dân thường gặp
nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe, sức đề kháng của họ không được tốt
như lớp trẻ nữa. Chính vì vậy nhu cầu khám chữa của họ, việc mua thẻ
BHYT TN để phục vụ cho việc khám chữa là rất quan trọng.

Bảng 3.7 Gi ới tính của người tham gia BHYT tự nguyện

Số Số người tham gia Số người không tham gia


Giới tính lượng BHYT TN BHYT TN
(người) Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
Nam 11 6 54,55 5 45,45
Nữ 9 5 55,56 4 44,44
Tổng 20 11 9
(Nguồn:Tổng hợp số liệu điều tra năm, 2021)

Từ bảng trên thấy được số người trả lời phỏng vấn và tham gia BHYT
TN là nam giới nhiều hơn nữ giới. Trong 20 người điều tra có 11 nam chiếm
54,5% và nữ giới là 9 người chiếm 45,5%. Qua phỏng vấn được biết tính chất
công việc của nam giới tại địa bàn xã có phần gặp nhiều “rủi ro” và dễ mắc
các bệnh về xương khớp hay bệnh về phổi nên tỷ lệ nam giới tham gia BHYT
TN nhiều hơn nữ giới tuy nhiên tỷ lệ chênh lệch không quá lớn chỉ hơn 10%.
3.4.2 Thu nhập

Mặc dù đang trong thời gian thực hiện Chương trình nông thôn mới và
Quy hoạch xây dựng xã lên thị trấn thuộc đô thị loại V nhưng Nhật Tân vẫn
là địa phương sản xuất nông nghiệp và đây cũng là nguồn thu nhập chính của
người dân. Mà nguồn thu nhập từ lĩnh vực này là còn rất thấp để có thể đáp
ứng hết nhu cầu của người dân đặc biệt là sức khỏe. Yếu tố thu nhập có ảnh
hưởng rất lớn tới hành vi tham gia BHYT TN, những người có thu nhập cao
thì khả năng tham gia BHYT TN sẽ cao hơn những người có thu nhập thấp.
Bảng 3.8 Đánh giá của người dân về mức độ chi trả của BHYT TN

Số người tham gia Số người không tham


BHYT TN gia BHYT TN
Chỉ tiêu
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

1. Số tiền mua BHYT tự


nguyện so với mức thu nhập
Cao 0 0,00 5 55,56
Trung bình 10 90,91 4 44,44
Thấp 1 9,09 0 0,00
2. Mức hỗ trợ 80% của
BHYT TN
Cao 7 63,64 2 22,22
Trung bình 4 36,36 6 66,67
Thấp 0 0,00 1 11,11
Tổng 11 9
(Nguồn:Tổng hợp số liệu điều tra năm 2021)

Đối với người không tham gia BHYT TN, khi được hỏi về đánh giá
của người dân đối với mức đóng BHYT TN so với thu nhập của họ thì có
55,56% số người đánh giá ở mức cao và 44,44% đánh giá ở mức trung bình,
không có người nào đánh giá thấp. Khi được hỏi về mức hỗ trợ 80% của
BHYT TN phần còn lại 20% do người dân chi trả thì có hơn 66% những
người không tham gia đánh giá đó là mức trung bình, mức thấp là 11,11% số
người đánh giá. Đối với người tham gia thì họ lại có đánh giá, họ cho rằng vì
thu nhập của gia đình thấp nên họ mua BHYT TN phòng khi bị bệnh thì sẽ
đỡ được một khoản chi phí lớn. Nhìn chung thì thu nhập vẫn ảnh hưởng rất
lớn tới quyết định có tham gia hay không tham gia BHYT TN của người dân.

3.4.3 Hiểu biết của người dân về chính sách của nhà nước khi tham gia
BHYT TN

Về thủ tục đăng ký mua BHYT TN đối với người tham gia đánh giá thủ
tục thuận tiện, dễ tiếp cận là 100%, không có tỷ lệ người dân đánh về mức độ
khó khăn hay kém thuận khi đăng ký. Còn đối với phía người dân không
tham gia BHYT TN thì họ đánh ở ba mức độ khi làm thủ tục mua BHYT TN
đều nhau. 33,33% đánh giá mức độ thuận tiện; 33,33% đánh giá mức độ bình
thường và 33,33% số người dân còn lại cho là thủ tục khi đăng ký khó khăn
và đây cũng là lý do mà họ không tham gia BHYT TN.

Bảng 3.9 Nhận thức của người dân về chính sách BHYT tự nguyện

Số người tham gia Số người không tham


Chỉ tiêu BHYT TN gia BHYT TN
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
1. Nghe nói (biết) đến
chính sách BHYT TN
Có 6 54,55 2 22,22
Không 5 45,45 7 77,78
2. Sự cần thiết của chính
sách BHYT TN
 Cần thiết 10 90,91 4 44,44
 Không cần thiết 1 9,09 5 55,56
Tổng 11 9
(Nguồn:Tổng hợp số liệu điều tra năm 2021)
12

10

Biết đến chính sách Không biết về chính sách


Chính sách có cần thiết Chính sách không cần thiết

Đồ thị 3.4 Nhận thức của người dân về chính sách BHYT TN

Đối với nhóm người tham gia BHYT TN


Theo kết quả điều tra có 54,55% người dân biết đến chính sách BHYT
của Đảng và Nhà nước thông qua đài phát thanh xã là 0%, qua các phương
tiện thông tin đại chúng (chiếm 18,18%), qua hội đoàn thể (chiems 18,18%),
qua giới thiệu của bạn bè, hàng xóm (chiếm 18,18%); có 90,91% người dân
được phỏng vấn cho rằng chính sách BHYT TN là cần thiết đối với gia đình
của họ và có 9,09% người được phỏng vấn cho là không cần thiết vì họ thấy
chưa cần dùng đến BHYT TN nhiều.
Đối với nhóm người không tham gia BHYT TN
Có 22,22% người dân biết đến chính sách BHYT TN và 77,78% người
dân không biết đến chính sách BHYT TN. Người dân biết đến chính sách
BHYT TN qua đài phát thanh xã (chiếm 11,11%), qua các phương tiện thông
tin đại chúng (chiếm 11,11%). Thông qua số liệu điều tra cho thấy người dân
đã vẫn chưa tiếp cận được nhiều với các chính sách BHYT TN. Tỷ lệ người
dân không biết đến chính sách rất cao, cao hơn 3,5 lần so với số người dân
được biết đến BHYT TN.

3.4.4 Chất lượng dịch vụ KCB bằng BHYT TN tại các cơ sở y tế


Đánh giá của người dân khi tham gia BHYT TN
Qua số liệu khi phỏng vấn người dân xã Nhật trong 11 người điều tra
cho biết chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế đã dần có sự
cải thiện hơn. Người dân cũng có đánh giá và nhìn nhận tốt hơn về trình độ
chuyên môn, thái độ phục vụ và trang thết bị khám chữa bệnh nhưng bên
cạnh đó vẫn còn một phần ý kiến người dân đánh giá với mức độ chưa hài
lòng về dịch vụ. Cụ thể trong 20 người được điều tra có 11 người tham gia
BHYT tự nguyện và 9 người không tham gia BHYT TN.
* Đối với nhóm người tham gia BHYT TN
Về trang thiết bị y tế, trong 11 điều tra, đánh giá trang thiết bị đầy đủ
chiếm 45,45%, đánh giá trang thiết ở mức độ khá chiếm 54,55%. Trình độ
chuyên môn khám chữa bệnh của y bác sỹ dược đánh ở mức giỏi là 9,09%,
mức khá là 63,63%, mức độ trung bình là 27,27% và không có đánh giá nào
ở mức yếu kém; bên cạnh đó chất lượng dịch vụ được đánh giá 72,73% là tốt
và 27,27% là chưa tốt. Đối với chất lượng thuốc có 63,63% cho là ở mức khá
và 36,36 % ở mức trung bình, không có ý kiến nào đánh giá ở mức tốt.
* Đối với nhóm người không tham gia BHYT TN
Trong 9 người được điều tra có 11,11 % đánh giá trang thiết bị y tế là
đủ, đáp ứng tốt nhu cầu cho người bênh, 22,22% đánh giá ở mức khá và đến
hơn 67% đánh giá ở mức trung bình. Về trình độ chuyên môn của các y bác
sỹ tại đây được đánh giá ở mức khá chiếm hơn 33% và còn lại trung bình,
không có đánh ở mức độ yếu kém. Về chất lượng dịch vụ hơn 22% đánh giá
ở mức tốt, hơn 77% đánh giá ở mức trung bình. Đối với đánh giá của người
dân về chất lượng thuốc có 2 người chiếm 22% đánh giá ở mức khá, còn lại 7
người đánh giá ở mức trung bình.
Qua đây cho thấy mặc dù thiết bị đã được trang bị tốt hơn những vẫn
còn tình trạng không đủ phụ vụ khi bị quá tải; đội ngũ y bác sỹ chỉ đạt mức
trình độ khá chứ chưa thật sự giỏi và đặc biệt là chất lượng thuốc chưa tốt,
những loại thuốc trong danh mục của BHYT chỉ là thuốc bình thường phải, ít
có tác dụng hoặc thậm trí có trường hợp bị tác dụng phụ và phải đến thuốc
ngoài. Từ đó cần có những giải pháp để giúp nâng cao chất lượng dịch vụ y tế
nhằm tạo lòng tin và sự an tâm cho người dân.

Bảng 3.10 Đánh giá của người dân về chất lượng, dịch vụ y tế khi tham
gia BHYT tự nguyện

Số người không
Số người tham gia
tham gia BHYT
BHYT TN
STT Chỉ tiêu TN
Số Số
Tỷ lệ % Tỷ lệ %
lượng lượng
Trang thiết bị cơ sở y tế
Đầy đủ 5 45,45 1 11,11
1
Khá 6 54,55 2 22,22
Trung bình 0 0,00 6 66,67
Trình độ chuyên môn của
bác sỹ
Giỏi 1 9,09 0 0,00
2 Khá 7 63,64 3 33,33
Trung bình 3 27,27 6 66,67
Yếu 0 0,00 0 0,00
Kém 0 0,00 0 0,00
Chất lượng dịch vụ
Rất tốt 0 0,00 0 0,00
3
Tốt 8 72,73 2 22,22
Chưa tốt 3 27,27 7 77,78
Chất lượng thuốc
Tốt 0 0,00 0 0,00
4
Khá 7 63,64 2 22,22
Trung bình 4 36,36 7 77,78
5 Tổng 11 9
(Nguồn:Tổng hợp số liệu điều tra năm, 2021)
3.5 Đề xuất một số giải pháp tiếp cận BHYT TN cho người dân tại xã
Nhật Tân, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

Khi được hỏi mong muốn của người dân về chính sách BHYT TN
trong tương lại thì thu được về các ý kiến: (1) Giảm mức phí đóng BHYT tự
nguyện xuống; (2) Trang thiết bị khám chữa bệnh được tốt hơn, đầy đủ hơn;
(3) Chất lượng thuốc tốt hơn. Bên cạnh đó người dân cũng đưa ý kiến để tăng
số lượng người dân tham gia BHYT TN như tuyên truyền, vận động và có ý
kiến cho rằng do bản thân người dân họ nhận thức được và có mong muốn thì
họ sẽ tham gia.

3.5.1 Thay đổi nhận thức tham gia BHYT TN của người dân

Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục sức khỏe, phổ biến pháp luật về
BHYT. Một trong những lý do mà người dân không tham gia BHYT TN là
do họ không hiểu và biết về chính sách BHYT TN. Do vậy để nâng cao nhận
thức của người dân về BHYT cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến
chính sách, pháp luật về BHYT, như xây dựng kế hoạch riêng về công tác
truyền thông, có sự phối hợp triển khai đảm bảo phù hợp với từng đối tượng.
Hoạt động tuyên truyền phải thường xuyên, liên tục, đến tất cả các nhóm đối
tượng với nhiều hình thức tiếp cận khác nhau, như trao đổi thông tin, tuyên
truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm cung cấp thông tin, giải
đáp thắc mắc hoặc tư vấn cho người dân về BHYT, đảm bảo cho mọi đối
tượng được tiếp cận đầy đủ thông tin về chính sách BHYT và cách thức tham
gia. Qua việc tuyên truyền giáo dục sức khỏe;phổ biến pháp luật về BHYT;
nói cho người dân hiểu được tầm quan trọng của chính sách BHYT TN, giúp
họ nhận thức được vai trò, ý nghĩa của chính sách. Tuy nhiên bên cạnh đó để
những tác động từ bên ngoài được hiệu quả thì chính mỗi bản thân người dân
phải hiểu biết được nhu cầu của họ, đặc biệt là nhu cầu chăm sóc sức khỏe.

3.5.2 Giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
Quyền lợi theo chế độ BHYT TN đôi khi chưa được hưởng đầy đủ,
nhiều người bệnh mặc dù đã thực hiện đúng các quy định của bệnh viện, của
BHYT tự nguyện nhưng vẫn không được hưởng BHYT TN đúng mức, khi
thanh toán thì lại gặp nhiều phiền hà về thủ tục hoặc phải chờ đợi rất lâu mới
được thanh toán. Tình trạng phân biệt đối xử giữa bệnh nhân dịch vụ và bệnh
nhân BHYT TN vẫn còn xảy ra. Nhu cầu được điều trị bằng kỹ thuật cao, sử
dụng thuốc đặc trị của bệnh nhân chưa được đáp ứng đầy đủ.
Từ đó các cơ sở khám chữa bệnh cần nâng cao chất lượng khám, chữa
bệnh nhằm đảm bảo quyền lợi cho người có thẻ BHYT bằng việc tiếp tục
củng cố và hoàn thiện hệ thống các cơ sở khám, chữa bệnh từ tuyến xã đến
tuyến tỉnh, đảm bảo các cơ sở y tế đủ cơ sở vật tư và trang thiết bị cơ bản
phục vụ khám, chữa bệnh BHYT ban đầu. Tiếp tục đào tạo và đào tạo lại đội
ngũ cán bộ y tế, nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng nhu cầu khám, chữa
bệnh cho người dân; duy trì có hiệu quả các đề án, dự án đã được phê duyệt,
tăng cường chuyển giao, áp dụng kỹ thuật mới trong khám, chữa bệnh, tạo
điều kiện cho người dân được tiếp cận với kỹ thuật mới, hiện đại tại địa
phương. Cùng với đó, tiếp tục đổi mới phong cách, thái độ phục vụ người
bệnh; cải cách các thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông
tin trong khám, chữa bệnh và quản lý, thẩm định việc khám chữa bệnh
BHYT…, đưa thuốc tốt vào danh mục BHYT.

3.5.3 Giải pháp về chính sách của Nhà nước

Hoàn thiện hệ thống pháp luật như quy định đối tượng tham gia, mức
đóng phí, điều kiện và mức hưởng chế độ.
* Xây dựng nhiều loại hình BHYT căn cứ vào từng đối tượng cụ thể,
giảm mức phí bảo hiểm cho người có thu nhập thấp, hỗ trợ mức đóng góp
cho người dân nông thôn.
* Hàng năm có những cuộc thăm dò ý kiến của những những người
nông dân về công tác quản lý, thái độ phục vụ hay chế độ khám chữa bệnh tại
các cơ sở mà người dân đến khám để có thể biết được những hạn chế tồn tại
trong việc thu chi quỹ BHYT và chế độ chi trả cho người dân.
* Một số chính sách Nhà nước đã và đang thực hiện trong đầu năm
2021
- Thông tuyến tỉnh BHYT từ 1/1/2021. Người tham gia BHYT đi khám bệnh,
chữa bệnh (KCB) trái tuyến tỉnh sẽ được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí
KCB:
Đối với trường hợp thẻ BHYT có mức hưởng 80% chi phí KCB thì:

+ Trước đây, đi KCB trái tuyến tỉnh được chi trả theo tỷ lệ là 60% của 80%
chi phí điều trị nội trú (tức 48% chi phí điều trị nội trú).

+ Từ 01/01/2021, đi KCB trái tuyến tỉnh được chi trả theo tỷ lệ là 100% của
80% chi phí điều trị nội trú (tức 80% chi phí điều trị nội trú).

Tương tự với các mức hưởng 95% và 100%

- BHYT TN hộ gia đình từ 1/7/2021. Mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình
được quy định như sau như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương
cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức
đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng
của người thứ nhất. So với trước đây mức đóng BHYT hộ gia đình chỉ giảm
đến người thứ tư.
* Ngoài ra, Quy định giá dịch vụ KCB BHYT tháng 8/2019.
Giá khám thông thường ở mức từ 50-200 nghìn đồng. Các loại thuốc
trong danh mục BHYT ở mức 100 nghìn đồng (không kể những loại bệnh
phức tạp hơn cần đến siêu âm, phẫu thuật). Nhà nước nên có chính sách quy
định nâng mức giá dịch vụ KCB BHYT lên với mức khám từ 300-400 nghìn
đồng và giá thuốc lên 200 nghìn đồng.
PHẦN IV. KẾT LUẬN

Qua quá trình điều tra nghiên cứu Tình hình tiếp cận BHYT TN của
người dân tại xã Nhật Tân, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam đưa ra một số kết
luận sau:
Thứ nhất, từ đánh giá qua các chỉ tiêu về đặc điểm đất đai, dân số - lao
động và điều kiện đất đai cho thấy đời sống người dân tại xã Nhật Tân đã dần
cải thiện, đời sống người dân được nâng cao. Số lượng người dân tham gia
BHYT tăng qua các năm nhưng số lượng về BHYT TN thì lại giảm. Qua 3
năm tỷ lệ người sử dụng BHYT tại xã Nhật Tân đã tăng từ 67,9% năm 2018
lên 71% trong năm 2020. Trong đó, tỷ lệ lệ người tham gia BHYT BB tăng
từ 58,96% năm 2018 lên 69,64% năm 2020; ngược lại tỷ lệ Tham gia BHYT
TN giảm từ 41,04% xuống còn 30,36%. Nguyên nhân là do người dân lao
động trong địa bàn xã chuyển từ sản xuất nông nghiệp, lao động tự do sang
làm công nhân ở các doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp và họ chuyển sang
tham gia sử dụng BHYT BB của công ty.
Thứ hai, tỷ lệ người dân tham gia BHYT TN tại xã chịu ảnh hưởng bởi
rất nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó có 4 yếu tố chính bao gồm: (1) Độ tuổi
và giới tính. Đây là nhóm yếu tố có ảnh hưởng nhiều tới hành vi tham gia
BHYT TN của người dân; nhóm người dân trong độ tuổi trên 50 tuổi tham
gia BHYT TN nhiều nhất chiếm 75% nguyên nhân là do vì tuổi cao nên họ
chú trọng đến sức khỏe nhiều hơn và ở độ tuổi này người dân dễ mắc nhiều
bệnh hơn. Nhóm người tham gia BHYT TN ít nhất là nhóm từ 30 đến dưới
50 tuổi chiếm 46,67%, vì đây là độ tuổi người lao động đang khỏe mạnh, ít
mắc bệnh hơn nên họ không có nhu cầu tham gia BHYT TN, ngoài ra là vì
nhóm người trong độ tuổi này đa phần là tham gia BHYT BB. Về giới tính
qua khảo sát cho thấy nam giới tham gia BHYT TN nhiều hơn nữ giới, tuy
nhiên tỷ lệ chênh lệch là không cao chỉ 9%. (2) Thu nhập là yếu quan trọng
nhất quyết định tới việc tham gia BHYT TN của người dân, vì lĩnh vực nghề
nghiệp chủ yếu của người dân tại xã là nông nghiệp nên thu nhập của người
dân phần lớn còn thấp vì vậy họ chưa thể tiếp cận được với BHYT TN; (3)
Hiểu biết của người dân về chính sách BHYT TN. Khi được hỏi về chính
sách BHYT TN thì có tới 45,45% người dân tham gia và 77,78% người dân
không tham gia BHYT TN là không biết tới chính sách. Đây là lý do khiến
nhiều người không nắm được chính sách và không tham gia; (4) Chất lượng
dịch vụ khám chữa bệnh. Tại các cơ sở y tế khám chữa bệnh được người dân
đánh giá là trang thiết bị khá, không đầy đủ; trình độ y bác sỹ chỉ đạt mức
trung bình khá, chưa có nhiều bác sỹ giỏi; đặc biệt là về chất lượng trung
bình không có thuốc tốt.
Thứ ba, từ thực trạng tham gia BHYT TN của người dân tại xã Nhật
Tân và các yếu tố ảnh hưởng đã đề ra 3 giải pháp chính từ phía người dân,
chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh và chính sách của Nhà nước. Từ phía
người dân cần có các giải pháp thông tin, tuyên truyền giúp họ biết và hiểu về
vai trò, lợi ích, sự cần thiết của BHYT TN. Về phía dịch vụ khám chữa bệnh,
các cơ sở y tế cần bổ sung thêm các trang thiết bị khám chữa bệnh tiên tiến
hiện đại, nâng cao trình độ chuyên môn của bác sỹ, y tá, đưa thuốc tốt vào
trong danh mục BHYT. Đối với chính sách Nhà nước cần mở rộng nhiều
mức phí BHYT TN để người dân dễ dàng tiếp cận hơn, nâng cao chất lượng
dịch vụ KCB.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

(1) Báo cáo “ Thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH 9 tháng đầu năm. Nhiệm
vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2020 và phương hướng nhiệm vụ phát triển
KT-XH năm 2021”, Nhật Tân, tháng 10 - 2020.

(2) Ban Thống kê UBND xã Nhật Tân, 2020

(3) Luật Bảo hiểm y tế. Luật số: 25/2008/QH12


Nguồn https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bao-hiem/Luat-bao-hiem-y-te-
2008-25-2008-QH12-82196.aspx

(4) Quyết định Số: 1167/QĐ-TTg. Quyết định về việc điều chỉnh giao chỉ
tiêu thực hiện bảo hiểm y tế giai đoạn 2016 - 2020 Thủ tướng Chính phủ.
Nguồn https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bao-hiem/Quyet-dinh-1167-QD-
TTg-dieu-chinh-giao-chi-tieu-thuc-hien-bao-hiem-y-te-giai-doan-2016-2020-
316311.aspx

(5) Quyết định Số 108/QĐ-UBND. Quyết định Phê duyệt quy hoạch chung
xây dựng thị trấn Nhật Tân, huyện Kim Bảng Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam.
Nguồn https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Quyet-dinh-108-
QD-UBND-2012-phe-duyet-Quy-hoach-chung-xay-dung-thi-tran-Nhat-Tan-
Ha-Nam-341387.aspx

(6) Chính sách Bảo hiểm y tế có hiệu lực từ 1-7-2021


Nguồn https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/chinh-sach-
moi/36086/06-chinh-sach-moi-ve-bhyt-co-hieu-luc-tu-01-7-2021

(7) Trần Thảo (2017).’ Bảo hiểm y tế là gì. ‘Bài viết về Tầm quan trọng của
bảo hiểm y tế. Bài đăng báo HoaTiêu.vn , ngày 11-1-2017.
Nguồn https://hoatieu.vn/bao-hiem-y-te-la-gi-134863 , truy cập ngày 27-5-
2021.

(8) Anh Thu (2020). ‘Rút ngắn lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân’. Bài đăng báo
Nhân Dân, ngày 17-8-2020. Nguồn https://nhandan.vn/bhxh-va-cuoc-
song/rut-ngan-lo-trinh-bao-hiem-y-te-toan-dan-613119/ , truy cập ngày 27 -5-
2021.
(9) Đào Văn Dũng (2009). Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế ở nước ta:
Thành tựu, thách thức và giải pháp. Tạp chí Tuyên giáo, Số 8 năm 2009

(10) Vũ Ngọc Huyên và Nguyễn Văn Song (2014). ‘Thực trang tham gia bảo
hiểm y tế tự nguyện của nông dân tỉnh thái bình’. Tạp chí khoa học và Phát
triển, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Tập 12, Số 6, trang 853 - 861.

(11) Chu Thị Kim Loan và Nguyễn Hồng Ban (2013). ‘Thực trang tham gia
bảo hiểm y tế tự nguyện ở thành phố Hà Tĩnh’, Tạp chí khoa học và Phát
triển, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Tập 11, Số 1, trang 115 - 124.

(12) Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2016). ‘Thực trạng tham gia bảo hiểm y tế tự
nguyện của người dân tại xã Như Thủy, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc’,
Khóa luận tốt nghiệp đại học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
PHỤ LỤC

Phiếu điều tra hộ dân

Phiếu số:………………………………………………………….
Ngày điều tra:…………………………………………………….
Thôn:……………………………………………………………..

Phần 1: Thông tin chung


1. Họ tên của người phỏng vấn
....................................................................................
2. Tuổi
....................................................................................
3. Giới tính
¨ Nam
¨ Nữ
4. Học vấn của ông bà
¨ Không đi học
¨ Cấp 1
¨ Cấp
¨ Cấp 3
¨ Đại học trở lên
5. Thu nhập bình quân/tháng của ông/ bà
..................................................................................
6. Lĩnh vực nghề nghiệp của ông/ bà
¨ Nông nghiệp
¨ Tiểu thủ công nghiệp
¨ Thương mại dịch vụ
¨ Khác

Phần 2: Thực trạng tham gia BHYT tự nguyện hộ điều tra


7. Ông/ bà có tham gia BHYT tự nguyện không
¨ Có
¨ Không
8. Số năm tham gia BHYT tự nguyện của ông/bà (“có” thì trả lời
“không” thì chuyển qua câu 11)
¨ Trên 10 năm
¨ Trên 5 năm
¨ Dưới 5 năm
9. Số tiền đóng BHYT tự nguyện của ông /bà
......................................................................................
10. Tần suất khám chữa bệnh bằng BHYT tự nguyện của ông bà
¨ Thường xuyên
¨ Thi thoảng
¨ Hiếm khi
¨ Chưa dùng đến
11. Thủ tục khi đăng ký mua BHYT tự nguyện theo ông/bà là
¨ Thuận tiện
¨ Khó khăn
¨ Bình thường
Phần 3: Nhu cầu tham gia BHYT tự nguyện của người dân
12. Lý do tham gia BHYT tự nguyện của ông/ bà (đối với người
tham gia)
¨ Tuổi cao
¨ Giảm chi phí
¨ Đề phòng bệnh tật
¨ Sức khỏe yếu
¨ Do giới thiệu
¨ Khác (ghi rõ)............................................................
13. Lý do không tham gia BHYT tự nguyện (đối với người không
tham gia)
¨ Không có thói quen
¨ Thủ tục rườm rà
¨ Mức đóng BHYT cao
¨ Thu nhập thấp
¨ Khác (ghi rõ)..............................................................

Phần 4: Yếu tố ảnh hưởng đến tham gia BHYT tự nguyện của
hộ điều tra
14. Đánh giá của ông/bà về cơ sở y tế
¨ Trang thiết bị đầy đủ
¨ Khá
¨ Trung bình
15. Nhận xét của ông/bà trình độ chuyên môn khám chữa của bác
sỹ
¨ Giỏi
¨ Khá
¨ Trung bình
¨ Yếu
¨ Kém
16. Nhận xét của ông/bà về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh
bằng BHYT tự nguyện
¨ Chưa tốt
¨ Tốt
¨ Rất tốt
17. Chất lượng thuốc
¨ Tốt
¨ Khá
¨ Trung bình
18. Ông / bà có biết đến chính sách BHYT tự nguyện không
¨ Có
¨ Không
19. Theo ông/ bà chính sách có cần thiết
¨ Có
¨ Không
20. Đánh giá của ông/ bà về mức phí mua BHYT tự nguyện
¨ Cao
¨ Trung bình
¨ Thấp
21. Ông/ bà thấy thế nào về mức BHYT tự nguyện chi trả 80%,
phần còn lại do ông/ bà thanh toán
¨ Cao
¨ Trung bình
¨ Thấp
22. Ông/ bà biết rõ về BHYT tự nguyện qua kênh nào?
¨ Đài phát thanh của xã
¨ Hội đoàn thế
¨ Thông tin đại chúng
¨ Khác (ghi rõ)............................................................
23. Mong muốn của ông / bà về chính sách BHYT tự nguyện
............................................................................................................
.............................................................................................…….
24. Ông bà có gì ko hài lòng với chính sách BHYT tự nguyện như
hiện nay không?
….
…………………………………………………………………………………
……………………………………………….
25. Theo ông/bà chính quyền địa phương cần làm gì để tăng số
lượng người dân tham BHYT tự nguyện
............................................................................................................
......................................................................................................

You might also like