You are on page 1of 4

Từ những phân tích trên, bạn có thể chọn những con sau đây để hold

#SRM or #SOL or #RAY
#CAKE or #SUSHI
#ALPHA
#DEGO or #SUPER or #ALICE
#NEAR
#AUCTION, #DAO, #INV, #SFI (hoặc ad sẽ update thêm vì chưa có thời gian
lục lại các em hàng cũ)
ADA; BNB; NEO; EOS; QTUM; TRX; DOT

CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH CỦA TÔI:


Kiếm lợi nhuận khi thị trường tăng giá.
- Tôi chỉ tham gia trong giai đoạn thị trường tăng giá tính theo khung thời gian
ngày (D). Trong các giai đoạn khác như: Giai đoạn tích lũy, phân phối và điều
chỉnh thì tôi đứng ngoài và chờ đợi đến giai đoạn tăng giá của chu kỳ sau. Do
vậy, thời gian chờ đợi khá dài, có thể vài tháng hoặc cả năm trời. Không sao cả,
chờ đợi cũng là một vị thế tốt.
- Quản lý rủi ro đặt lên hàng đầu. Tất cả những yếu tố phân tích để ra quyết định
mua, bán, cắt lỗ, quản lý vốn đều nhằm mục đích là quản lý rủi ro. Làm sao để
cho khi xuống tiền mua vào thì khả năng giá lên là cao nhất. Nên khả năng
chiến thắng cũng cao nhất.
- Vậy tôi phải làm sao? Tôi thực hiện điều đó bằng 5 kỹ năng sau.
1. Kỹ năng phân tích xu hướng: Làm đúng việc này giúp tôi xác định chính xác
khi nào xu hướng giảm kết thúc và bắt đầu 1 xu hướng tăng. Đây là việc cực
quan trọng vì thời điểm mua tại đầu xu hướng tăng là ít rủi ro nhất. Điểm mua
hoàn hảo sẽ xuất hiện tại đầu xu hướng tăng này.
2. Xác định điểm mua. Tất nhiên rồi, thời điểm mua thì giá phải nằm ở trong xu
hướng tăng. Nó phải gần vùng giá hỗ trợ (để có được mức dừng lỗ thấp nhất).
Và hơn nữa là bên bán đã suy yếu, bên mua mạnh lên. Tôi chỉ mua tại đúng
điểm mua, không mua thêm kể cả khi giá đang tăng vì nếu mua thêm mức dừng
lỗ sẽ không còn tối ưu nữa.
3. Xác định điểm dừng lỗ. Khi mua vào thì tôi mong muốn giá sẽ đi lên để có
lợn nhuận. Tuy nhiên ko phải lúc nào nó cũng đi như mình muốn. Giá có thể
quay xuống khiến tôi thua lỗ. Đây là xác suất về khả năng lên hoặc xuống. Tôi
chấp nhận điều đó. Vấn đề là khi giá đi ngược lại mong muốn của tôi, tôi cho
phép mình được lỗ bao nhiêu tiền. Tất nhiên là chỉ cho phép mất 1 phần nhỏ tài
khoản mà thôi. Do vậy, cần phải có điểm dừng lỗ trước khi xuống tiền mua.
Việc này giúp tôi bảo vệ tài khoản của mình.
4. Quản lý vốn. Việc này phụ thuộc vào 2 yếu tố. Mức dừng lỗ ở trên và số tiền
cho phép rủi ro tối đa trong một thương vụ là bao nhiêu. Thường thì thiệt hại tối
đa không quá 3% tài khoản cho một thương vụ đầu tư.
5. Xác định điểm bán. Tôi bán ra để chốt lời khi thị trường suy yếu. Cũng có lúc
tôi bán khi có các nhà đầu tư đang bị fomo mạnh mẽ. Việc chốt lời ban đầu gặp
đôi chút khó khăn khi ra quyết định vì tâm lý tiếc nuối khi giá lên tiếp và sợ hãi
nếu giá đi xuống. Nhưng tôi hiểu là không thể tham lam bán đỉnh được. Từ đó
tôi dễ dàng quyết định hơn.
* Có nhiều chiến lược khác nhau. Không thể nói chiến lược nào đúng hay sai.
Vì chiến lược nào cũng có lúc mất tiền, và lúc đó là sai. Chỉ có chiến lược nào
phù hợp với tính cách, công việc của bản thân mỗi người.
Cảm ơn Ad duyệt bài và chúc ACE vui vẻ, may mắn.

Giao dịch quá nhiều (Over Trading)


Trong bài viết lần này, chúng ta sẽ cùng thảo luận về một vấn đề thường là thắc mắc của đa số
các trader: giao dịch với tần suất bao nhiêu là đủ?
Đây là một trong những câu hỏi khó trả lời, vì một lẽ đơn giản là các cơ hội giao dịch được phân
bổ không đồng đều. Một số tuần có thể có nhiều cơ hội giao dịch rõ ràng hơn những tuần khác.
Điều này có nghĩa là về lý thuyết, bạn có thể tiếp tục thực hiện các giao dịch miễn là chúng xuất
hiện. Tuy nhiên, đây cũng là lý do chính khiến cho bạn khó phát hiện ra việc bạn đang giao dịch
quá mức (over trading). Một số nhà giao dịch cố gắng giới hạn bản thân ở một số lượng giao dịch
nhất định mỗi tuần, trong khi một số khác giới hạn mức thua lỗ vốn trong tuần. Khi tài khoản
thua lỗ một lượng vốn nhất định, họ dừng giao dịch và bắt đầu lại vào tuần sau. Câu trả lời dành
cho mỗi người đối với câu hỏi này là khác nhau, nhưng có một điều quan trọng, đó là hãy đảm
bảo rằng bạn nhận được phản hồi kịp thời để nhận ra rằng bạn đang giao dịch quá mức.
Cách để nhận biết nó
Có nhiều vấn đề đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và trải nghiệm nhiều hơn là tách bạch dưới dạng lý
thuyết, và trong trường hợp này over trading là một ví dụ. Có một ranh giới rất nhỏ giữa việc giao
dịch quá mức (over trading) và giao dịch tích cực (active) trên thị trường. Tuy nhiên, có một vài
điều chính mà bạn có thể sẽ nhận ra:

 Bạn có rất nhiều lệnh đang mở và thay đổi quan điểm giao dịch của mình liên tục.

 Bạn thường xuyên nhìn biểu đồ giá và kiểm tra tin tức thị trường từng giờ thậm chí từng
phút một, chỉ để tìm kiếm một cơ hội giao dịch mà vốn dĩ nó không có ở đó. Việc "nghiện" giao
dịch và sự thôi thúc bên trong bản thân phải thực hiện giao dịch là căn bệnh nan y mà nhiều
trader đang mắc phải.

 Bạn đang giao dịch một cách bừa bãi: bạn bán ở một mức hỗ trợ lớn vì nhìn thấy một mô
hình nến giảm giá đẹp.

 Bạn đang liên tục thua lỗ: đây là một dấu hiệu rõ ràng và trực quan nhất cho thấy bạn
đang giao dịch quá mức, vì sự do dự và thay đổi giao dịch liên tục đang làm tổn hại đến lợi nhuận
của bạn.
Cách khắc phụ tình trạng over trading
Cách đơn giản nhất là rút tiền ra khỏi thị trường. Hãy nghỉ ngơi, thư giãn và làm bất cứ điều gì
giúp bạn tạm quên đi công việc giao dịch.
Nếu bạn vẫn gặp khó khăn trong việc dừng giao dịch, hãy giảm thiểu rủi ro xuống bằng cách hạ
thấp volume. Cân bằng các lệnh giao dịch để tránh vào một lệnh với khối lượng quá lớn so với tài
khoản giao dịch của bạn.
Trở nên có trách nhiệm với đối tác giao dịch của mình - người mà bạn có thể chia sẻ kết quả giao
dịch vào mỗi tháng. Đừng làm điều này trên một diễn đàn công cộng vì nó không mang lại lợi ích
cho bạn nhiều như việc chia sẻ kết quả một cách riêng tư. Nếu kết quả của bạn tốt, bạn sẽ được
đám đông nâng lên như một “bậc thầy giao dịch”, nếu kết quả của bạn tồi tệ, bạn sẽ bị coi như là
“một kẻ thất bại trong giao dịch”. Cả hai đều không tốt cho sự phát triển của bạn, vì vậy hãy tìm
một hoặc một nhóm người mà bạn có thể tin tưởng.
Nếu bạn đang vướng vào vòng xoáy over trading thì hãy thay đổi từ bây giờ nhé. Tôi chắc rằng
nó sẽ cải thiện tình trạng giao dịch của bạn theo chiều hướng tích cực và mang về lợi nhuận.

Lợi thế của một trader crypto tự do


Giao dịch là một cuộc chiến. Khi bạn cầm vũ khí và đặt số tiền khó kiếm của mình vào thị
trường, bạn muốn là kẻ đần độn hay nhạy bén? Bạn phải tự chuẩn bị, chọn trận chiến, bước vào
khi sẵn sàng, và thoát ra theo kế hoạch. Một trader bình tĩnh lựa chọn một cách cẩn thận các trận
chiến. Trong một trăm giao dịch sẵn có, anh ấy chọn một số ít cuộc chơi có lợi thế của mình. Anh
ấy vào và rời thị trường theo cách riêng. Anh ấy không chạy theo mọi cơ hội như một con chó
đuổi theo một bầy thỏ - anh ấy bố trí một cuộc phục kích cho thị trường và đợi cơ hội giao dịch
đến với mình.
Các trader thành công hiểu lợi thế của họ trong thị trường. Hãy hỏi một trader nghiệp dư lợi thế
của anh ta là gì và anh ta sẽ nhìn chằm chằm vào bạn. Một trader không biết lợi thế của mình sẽ
thua lỗ.
khi bạn ngồi chơi poker, bạn phải biết trong vòng 15 phút ai là kẻ khờ trên bàn… và nếu bạn
không biết câu trả lời, thì người đó chính là bạn
Không vội vàng
Không giống như các trader tổ chức, chúng ta có thể giao dịch với một tốc độ "thư giãn" hơn rất
nhiều. Các trader trong các tập đoàn, dưới áp lực liên tục phải chấp nhận các rủi ro lớn, để vào
lệnh và đạt được mục tiêu. Điều này làm họ vào các lệnh kém chất lượng, đặc biệt trong ngắn
hạn, vì họ không thể đợi các thiết lập tốt hơn.
Không có áp lực từ đồng nghiệp
Là trader cá nhân, chúng ta có nhiều thời gian và không gian cho việc suy nghĩ cá nhân. Giao
dịch ở văn phòng, hoặc giao dịch với bạn bè thường có kết quả là suy nghĩ theo nhóm, hoặc thiên
hướng bị phản chiếu các ý kiến và hành động của người khác.
Không cần có tất cả các câu trả lời
Các trader cá nhân không chịu áp lực để có một ý kiến cụ thể. Phần hay nhất là, chúng ta thậm
chí không cần ý kiến để kiếm tiền trong thị trường. Tất nhiên, chúng ta sẽ cần một xu hướng cơ
bản, nhưng điều đó rất khác việc chuẩn bị trước mọi câu trả lời. Chúng ta chỉ tập trung vào một
số ít điều quan trọng để kiếm tiền và bỏ qua mọi thứ khác.
Không bị hạn chế bởi văn phòng/giờ làm việc
Nếu tất cả những gì tôi muốn là tiền, thì tôi đã đi làm một công việc ở một công ty lớn. Các trader
đến với thị trường crypto đề cao giá trị của những điều khác hơn là tiền – thời gian và sự tự do
của chúng ta. Các trader cá nhân có lợi thế đặc biệt về việc có thể giao dịch mọi nơi trên thế giới
với một chiếc laptop kết nối mạng, vào mọi thời điểm chúng ta thích. Chúng ta không phải theo
dõi thị trường cả ngày, cho phép chúng ta thời gian để đưa ra các quyết định khách quan. Giao
dịch cá nhân được cấu trúc đáng để tiếp cận một cách thư giãn. Giao dịch của bạn càng nhiều và
nặng nề thì càng khó để kiếm tiền ổn định trong dài hạn.

Giao dịch trả thù thứ khiến bạn không thể thành công
Trả thù là một trong những cảm xúc độc hại nhất mà chúng ta có thể cảm nhận được, việc hành
động dựa trên tâm lý đó sẽ mang đến rất nhiều rủi ro cho sự nghiệp giao dịch và cuộc sống của
bạn. Tuy nhiên, trong khi một người có thể không có ý định về việc trả thù trong cuộc sống chung
của họ hàng ngày, họ có thể làm điều đó thường xuyên trong khi giao dịch. Vì vậy, bài viết này
được thiết kế để giúp chúng ta nhận biết và hạn chế việc vào lệnh như một hình thức để giao dịch
trả thù. Bạn có nhận ra mình ở trong những tình huống dưới đây không?
Ngay sau một giao dịch thua lỗ, điểm stop loss của bạn đã bị chạm vào đêm qua, chỉ vài đơn vị
sau khi giá tăng vọt theo hướng bạn đã dự đoán ban đầu. Bạn trở nên tức giận và hoài nghi ở mức
độ tương đương. Khi bạn tức giận sau một giao dịch thua lỗ, tùy thuộc vào thể trạng của bạn mà
bạn thể hiện sự tức giận của mình, hoặc một bàn tay nắm chặt đập vào bàn, một đôi lông mày cau
có hoặc có thể chỉ đơn thuần là sự gia tăng của nhịp tim. Bất kể tính khí của bạn là gì, bạn đang
tức giận với thị trường. Bạn vội vã lướt qua các nguồn cấp dữ liệu tin tức để tìm kiếm một giao
dịch khác. Bạn tìm thấy (tưởng tượng ra) một set up đẹp, và vào lệnh với volume lớn gấp đôi lệnh
vừa dính stop loss.
Bạn lên kế hoạch giao dịch cẩn thận và đặt cho mình một hạn mức X% rủi ro thua lỗ cho mỗi
tháng. Về mặt tinh thần, bạn đã sẵn sàng để chấp nhận mất số tiền X% đó. Sau đó, con số thua lỗ
X% bị vượt quá. Bạn tức giận, thất vọng và bực bội. Bạn cảm thấy thất bại. Bây giờ bạn nghĩ, tôi
cũng có thể tối đa hóa đòn bẩy và thử làm cho số thua lỗ đó trở lại chỉ với một giao dịch lớn duy
nhất. Bạn đã suy sụp về tinh thần sau một đống các lệnh thua lỗ khiến bạn đánh mất kỷ luật, sự
tập trung và quan điểm đúng đắn ban đầu.
Vì thế tôi có lời khuyên như sau trong giao dịch đừng đặt cái tôi của bạn quá cao, hãy khiêm tốn
và biết kính sợ Mr. Market. Hãy chịu thua, rút ra bài học và tránh mắc những lỗi ngớ ngẩn như
vầy nữa. Nếu bạn thực hiện được điều đó tôi tin chắc bạn sẽ có một kết quả khác tốt hơn theo một
hướng tích cực.

You might also like