You are on page 1of 3

Link bài: https://www.researchgate.

net/publication/350213662_Impact_of_COVID-
19_on_consumer_buying_behavior_toward_online_shopping_in_Iraq

TÓM TẮT: Impact of COVID-19 on consumer buying behavior toward online


shopping in Iraq.

Mua sắm trực tuyến đã dẫn đến một cuộc cải cách trong chiến lược tiếp thị khi người tiêu
dùng đã quen với việc mua hàng trực tuyến và nhận hàng tại nhà. Cùng với sự tác động
của COVID 19, thúc đẩy sự thay đổ hành vi của người tiêu dùng và các doanh nghiệp
cũng phải tiếp cận với kỹ thuật số. Thách thức lớn này bắt buộc các doanh nghiệp phải có
những giải pháp để thích nghi. Vì COVID 19, nhiều nước trên thế giới phải ra các quy tắc
hạn chế và có những biện pháp dãn cách xã hội. Điều đó dẫn đến việc có nhiều loại hình
kinh doanh phải tìm cách mới để thâm nhập lại thị trường.

Theo Al-Najjar và Jawad (2016), ở Iraq đã phải đối mặt với nhiều trở ngại khi đầu tư vào
thị trường mua sắm trực tiếp bởi nhiều khó khăn như là thanh toán điện tử, thiếu sự tin
cậy vào các quy định của chính phủ, mức độ sử dụng của viễn thông, vấn đề an ninh
mạng và sự bất ổn chính trị, kinh tế. Như vậy dẫn đến việc sử dụng thẻ tín dụng ở Iraq là
rất thấp, người tiêu dùng có xu hướng sử dụng tiền mặt trong giao dịch hằng ngày.

“Theo Ahmed (2020), các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác đã không thể cung cấp
các dịch vụ cho người dân sử dụng”. Tuy nhiên, Salman và Sahi (2017) “đã kiểm tra
hành vi của người mua Iraq đối với mua sắm điện tử và quan sát thấy sự gia tăng nhu cầu,
đặc biệt là thanh niên trong độ tuổi từ 20 đến 25.” Dưới tác động của COVID 19, thì liệu
người dân Iraq có thay đổi thói quen tiêu dùng để ứng phó, hạn chế những hậu quả mà
đại dịch mang lại.

Hậu quả của đại dịch COVID 19 là chưa từng có, không thể dự đoán trước được, gây
thiệc hại cho toàn bộ nền kinh tế thế giới như là: Ở Anh, chuyển hướng chi tiêu sang
những nhu cầu thiết yếu (Chronopoulos, Marcel và John 2020. Đan mạch, mức tiêu thụ
giảm 27% (Chronopoulos, Marcel và John 2020).

Mặt khác, một số thương hiệu đa năng đã nhanh chóng thích nghi và đang có những dấu
hiệu tăng trưởng mới trong thời gian này (Knowles và cộng sự 2020). Sự gián đoạn của
chuỗi cung ứng thực phẩm ở nhiều nơi trên thế giới, gây ra tình trạng mua bán hoảng
loạn.

Ở Canada, đại dịch đã không cản trở nhiều đến việc cung cấp các sản phẩm thực phẩm;
nhưng nguồn cung đã chuyển từ dịch vụ ăn uống sang kênh bán lẻ (Richards và Rickard
2020). Trong khi đó, ở Indonesia, người tiêu dùng đã tăng cường các hoạt động giảm
thiểu rủi ro liên quan đến nguồn thực phẩm, đặc biệt thận trọng khi lựa chọn thực phẩm
nhập khẩu từ Trung Quốc (Widayat và Arifin 2020).

Đại dịch đã thúc đẩy những thay đổi cấu trúc đáng chú ý trên toàn thế giới, đặc biệt là
những thay đổi về chuyển đổi kỹ thuật số của các doanh nghiệp (Kim 2020).

Covid-19 đã lây lan và đe doạ các công ty buộc họ phải thực hiện các biện pháp phòng
ngừa nghiêm ngặt. Thói quen hằng của nhân viên cũng thay đổi theo. Như tại Việt Nam,
người tiêu dùng đã chuyển sang mua sắm trực tuyến trước sự tác động khắc nghiệt của
đại dịch. Kumar và Kaushal (2019) đã xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến thái độ
và hành vi của người tiêu dùng đối với việc mua hàng hóa điện tử lâu bền gồm 5 yếu tố:
chất lượng cảm nhận, ý thức về giá cả, nhận thức về thương hiệu, rủi ro được nhận thức
và quảng cáo. Hoạt động thương mại điện tử đặc biệt góp phần vào việc giảm bất bình
đẳng tiêu dùng. Hơn nữa, Luo, Wang và Zhang (2019) phát hiện ra rằng việc tiêu thụ
hàng hóa bền đẹp và đúng kiểu dáng thể hiện sự tăng trưởng lớn hơn so với các dịch vụ
địa phương. Bên cạnh đó, yếu tố quan trọng trong việc quyết định mua sắm trực tuyến là
giá trị cảm nhận của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm, giá cả hàng hoá và thương
hiệu của trang web. Tất cả các yếu tố dự đoán về ý định mua lại trực tuyến là sự tin tưởng
trực tuyến và giá trị cảm nhận của khách hàng. Mặt khác, người tiêu dùng giảm thiểu về
rủi ro mua sắm online bằng những kinh nghiệm và nhận thức mà họ có.

Có thể quan sát thấy rằng so sánh doanh số bán hàng trong nửa đầu năm 2019 và năm
2020 cho thấy doanh số bán máy điều hòa không khí giảm 65%; doanh số bán máy rửa
bát giảm 29%; doanh số bán lò vi sóng tăng 232%; doanh số tủ lạnh giảm 41%; doanh số
bán tivi tăng 50%; doanh số bán máy hút bụi tăng 313%; và cuối cùng, doanh số bán máy
giặt giảm 9%. Vào năm 2020 so với năm 2019, doanh số bán hàng tại cửa hàng giảm
-14%, trong khi doanh số bán hàng trực tuyến tăng mạnh 700%.

Thảo luận

Tại Iraq, theo một báo cáo nghiên cứu thị trường của cơ quan nghiên cứu SAA, tổng thị
phần của các mặt hàng điện tử lâu bền của Samsung là 46% thị trường vào năm 2019
chiếm gần một nửa thị trường Iraq. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã làm giảm doanh số
bán hàng lâu bền của Samsung so với các năm trước. Bên cạnh đó, tiêu dùng chuyển sang
các mặt hàng thiết yếu hơn vào năm 2020 so với năm 2019 như thực phẩm, ti vi, lò vi
sóng… vì việc cách ly và hạn chế di chuyển đã góp phần việc gia tăng này. Kết quả này
cho thấy, việc tránh tụ tập đã khiến người tiêu dùng bắt đầu mua sắm tại nhà đang càng
ngày phổ biến với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Tóm lại, Đại dịch Covid-19
được cho là đã ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng trên toàn thế giới, tác động
đến nền kinh tế địa phương và toàn cầu. Vì vậy, các công ty phải đổi mới sáng tạo để
thích ứng với hoàn cảnh hiện tại. Bên cạnh đó, công nghệ số đã ảnh hưởng không nhỏ
đến cuộc sống hàng ngày của người tiêu dùng và doanh nghiệp. Hậu quả là Covid-19 đã
tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu, làm gián đoạn chuỗi cung ứng hàng hoá và
các kênh bán hàng. Và tỷ lệ mua sắm hàng hoá online của người tiêu dùng tại Iraq đã
tăng nhanh chóng trong suốt 2 năm qua.

You might also like