You are on page 1of 17

Hoàn thiện cơ chế phòng, chống tham nhũng, gắn với phê phán

quan điểm cho rằng đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam không bao
giờ thành công vì không giải quyết được vấn đề thể chế - cái gốc của tham
nhũng.

Tham nhũng là quốc nạn không chỉ của riêng một quốc gia nào.
Cuộc chiến chống tham nhũng đang hàng ngày, hàng giờ xảy ra mọi lúc, mọi
nơi, ở tất cả các quốc gia trên thế giới.
Ở Việt Nam, tham nhũng được xác định là “cản trở những nỗ lực đổi
mới, tác động tiêu cực tới sự phát triển của đất nước, bóp méo các giá trị đạo
đức truyền thống của dân tộc, làm gia tăng khoảng cách giàu, nghèo.
Nghiêm trọng hơn, tham nhũng còn làm xói mòn lòng tin của nhân nhân dân
vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước và đe dọa sự tồn vong
của chế độ ta”. Thanh tra Chính phủ (2007), Sổ tay giới thiệu Luật Phòng,
chống tham nhũng, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội. Cuộc đấu tranh để loại
bỏ tham nhũng là cuộc đấu tranh lâu dài, bền bỉ và kiên định của mọi Nhà
nước, chống mạnh thì thịnh, chống yếu thì suy, ngoài ra không có con đường
nào khác. Tham nhũng mang tính toàn cầu. Nhận thức rõ nhu cầu thực tiễn
cần phải đấu tranh và đẩy lùi tham nhũng thì Đảng và nước ta đề ra rất nhiều
các chỉ thị, nghị quyết về đấu tranh phòng chống tham nhũng. Điểu hình là
sự kiện năm 2009 Việt nam đã chính thức ký kết vào công ước của Liên hợp
quốc về chống tham nhũng và tham gia vào khuôn khổ pháp lý toàn cầu cho
sự hợp tác phòng, chống tham nhũng.
Nhìn vào sự phát triển của nhân loại cho đến nay, kinh tế là một
trong những chìa khoá, là một trong những trụ cột quan trọng nhất cho các
nước có được sự thịnh vượng. Chính vì vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế
luôn được Đảng và Nhà nước ta đề cao và tập trung phát triển. Không thể
phủ nhận được những thành tựu phát triển về mọi mặt của đất nước do
những thành tựu to lớn trong lĩnh vực kinh tế đem lại nhưng cũng vấn tồn tại
thực tế là nhiều dự án, quy hoạch, chiến lược kinh tế chưa đem lại hiệu quả,
chậm hoặc không được hiện thực hoá, hoặc bị thất bại, gây lãng phí, thất
thoát kinh phí..., mà một trong những nguyên nhân là nguồn kinh phí bị “sử
dụng sai mục đích, sai chế độ quy định”.

Công ước Luật Dân sự về tham nhũng do Uỷ ban Bộ trưởng của Hội
đồng châu Âu thông qua ngày 01/11/1999 đưa ra định nghĩa tham nhũng như
sau: “Tham nhũng là việc đòi hỏi, gợi ý, đưa hoặc nhận trực tiếp hoặc gián
tiếp của hối lộ hoặc lợi thế bất chính khác hoặc triển vọng về của hối lộ hay
lợi thế bất chính đó, làm ảnh hưởng đến sự thực hiện đúng đắn nhiệm vụ
hoặc công việc của người nhận hối lộ hoặc lợi thế bất chính hoặc triển vọng
về của hối lộ bất chính đó”.

Luật Phòng, chống tham nhũng của Việt Nam được Quốc hội khoá
XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực thi hành từ ngày
01/06/2006, tại khoản 2 Điều 1 đã chỉ rõ: “Tham nhũng là hành vi của người
có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”.

Nếu căn cứ vào mức độ tham nhũng thì tham nhũng có thể phân chia
thành hai loại: tham nhũng lớn và tham nhũng nhỏ. Đây là cách phân loại
tham nhũng được sử dụng trong Bộ công cụ phòng, chống tham nhũng của
Liên Hơp quốc.

Nếu căn cứ vào mức độ chủ động của đối tượng có hành vi tham
nhũng thì tham nhũng có thể được chia thành hai loại: tham nhũng chủ động
và tham nhũng bị động. Đây là cách phân loại tham nhũng được sử dụng phổ
biến trong Bộ công cụ phòng, chống tham nhũng của Liên Hợp quốc cũng
như nhiều công ước quốc tế khác.

Nếu căn cứ theo tiêu chí, lĩnh vực tham nhũng có thể chia thành:
tham nhũng trong lĩnh vực kinh tế, tham nhũng trong lĩnh vực chính trị,
tham nhũng trong lĩnh vực hành chính.

Tuy nhiên, cũng cần khẳng định rằng, việc phân loại tham nhũng
theo các cách khác nhau cũng chỉ có ý nghĩa tương đối. Bởi vì, trên thực tế,
hành vi tham nhũng thường diễn ra một cách rất đa dạng, phong phú, tinh vi
và phức tạp.

Tham nhũng là một vấn đề phức tạp, vì vậy quan điểm về các
nguyên nhân cuả tham nhũng cũng rất khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung,
các nghiên cứu đều chỉ ra những nguyên nhân cơ bản, mang tính phổ biến
của tham nhũng: thứ nhất, quản lý nhà nước yếu kém. Thứ hai, khung pháp
luật về phòng chống tham nhũng còn chưa đầy đủ, chặt chẽ hoặc chưa được
thi hành hiệu quả. Thứ ba, hệ thống phòng chống cơ quan phòng chống tham
nhũng quốc gia tuy đã được xây dựng nhưng hoạt động còn thiếu hiệu quả, ít
nhiều mang tính hình thức. thứ tư, phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán
bộ, công chức bị xuống cấp. thứ năm, lương và chế độ đãi ngộ cho đội ngũ
cán bộ, công chức viên chức còn thấp, không đủ trang trải cuộc sống của bản
thân và gia đình họ. thứ sáu, thể chế chính trị và truyền thống văn hoá hàm
chứa những yếu tố ủng hộ hay khoan dung với hành vi tham nhũng. Thứ
bảy, nhận thức của một số cán bộ, công chức viên chức đặc biệt là người
đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị về tính nghiêm trọng, sự nguy hại của
tham nhũng còn chưa đầy đủ. Thứ tám, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo
dục về phòng chống tham nhũng chưa được coi trọng, còn hình thức mang
nặng tính phong trào.

Báo thanhtra.com.vn (Cơ quan ngôn luận của Thanh tra Chính phủ
và Ngành Thanh tra) đã có bài viết đăng tải ngày 10/07/2018 về thực trạng
tham nhũng tại Việt Nam. Tác gỉa cho rằng: “Thất thoát, thiệt hại vô kể về
tài chính và đất đai, nhà cửa tính bằng tiền, do ‘bộ tứ” gồm 4 tội đồ: Tham ô,
hối lộ, lãng phí, quan liêu gây nên.”

Số tiền tham ô công quỹ, bòn rút xà xẻo các dự án, đưa và nhận hối
lộ diễn ra thường xuyên, không ngăn chặn được, gây lo ngại, do dự, nản lòng
các nhà đầu tư. Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty sở hữu nguồn vốn khổng
lồ của Nhà nước tới hơn 1 triệu 240 nghìn tỷ đồng, số làm ăn có lãi rất ít,
phần lớn đều làm ăn cầm chừng, kém hiệu quả. Không ít doanh nghiệp nợ
tín dụng cao hơn 10 lần vốn sở hữu. Chưa kể một số khác đầu tư dàn trải
tràn lan ngoài ngành, làm mất hết vốn của Nhà nước, không còn khả năng trả
nợ, phải làm thủ tục phá sản. Khá nhiều công ty, xí nghiệp, nông trường
quốc doanh làm ăn thua lỗ triền miên, nhưng có một nghịch lý là, trong khi
đời sống người lao động điêu đứng thì những người lãnh đạo chủ chốt ở đây
lại giàu lên nhanh chóng, trở thành những nhà tỷ phú, “tư sản đỏ”.

Nợ xấu khó đòi của các ngân hàng thương mại quốc doanh tồn đọng
khá lớn, đến nay vẫn chưa giải quyết xong. Nợ công của Chính phủ không
ngừng tăng lên, năm 2017 tương đương 58% GDP, năm 2018 Chính phủ
trình Quốc hội nợ công có thể tương đương hơn 64% GDP. Tuy tình hình
chưa có gì nguy hiểm, nhưng tính bình quân đầu người, mỗi người dân gánh
nợ cho Chính phủ trên dưới 20 triệu đồng cho các khoản chi tiêu công của
Chính phủ, trong khi đại đa số nhân dân còn rất nghèo.
Tình hình trốn thuế, lậu thuế, khai man thuế, nhất là nợ thuế không
trả được đã lớn hơn cả chục ngàn tỷ đồng. Các công ty ma buôn bán hóa đơn
giá trị gia tăng, gây thiệt hại cho công quỹ hàng trăm tỷ đồng.

Tình hình bất tuân lệnh Chính phủ, đua nhau xây dựng trụ sở mới,
trang bị nội thất đắt tiền, mua và đổi ô tô sang trọng, chi tiêu hành chính
vượt xa mức quy định. Dùng công quỹ làm quà biếu với giá trị lớn.

Đi khảo sát, tham quan, du lịch, học tập ở nước ngoài cho bản thân
và gia đình. Lập quỹ đen chi dùng cho cá nhân và phe, nhóm liên hoan chè
chén, ăn chơi trác táng… gây thiệt hại nặng nề cả về vật chất và uy tín của
Đảng.

Đặc biệt, không nơi nào trên thế giới như ở Việt Nam, những vụ kiện
tụng về đất đai, công sở, nhà ở của dân chiếm tỷ lệ lớn nhất, phức tạp nhất,
kéo dài nhiều ngày nhất với 70% tổng số các vụ, việc tiêu cực tham nhũng.
Hàng trăm ngàn héc-ta đất, hàng chục triệu m2 nhà đã rơi vào tay “giặc nội
xâm”, gây nên nhiều thảm cảnh hết sức đau lòng. Những vụ kiện tụng vượt
cấp lên Trung ương diễn ra liên miên, đến này vẫn chưa chấm dứt được.
Nguyên do của nó là đua nhau “trải thảm đỏ” mời gọi đầu tư, khiến cho
nhiều khu “đất vàng” ở đô thị, nhiều khu “đắc địa” ở nông thôn, bờ biển bán
với giá rẻ như bèo, nhà đầu tư thu siêu lợi nhuận. Hàng trăm dự án treo, có
những dự án treo hơn chục năm, dân mất đất, mất nhà, mất công ăn việc làm,
sống bần cùng. Đất công, nhà công bị đem cho thuê, san nhượng, buôn bán
trái phép.

Bỏ ra hàng chục triệu USD mua phương tiện, máy móc cũ, lạc hậu
đem về không dùng được, phải đắp chiếu làm phế liệu. Cổ phần hóa trì trệ,
chậm chạp, định giá tài sản công thấp hơn giá thị trường cả chục lần. Số tiền
lớn thất thoát chắc chắn chảy vào túi phe nhóm tham nhũng.

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và các chuyên gia kinh tế giàu
kinh nghiệm của thế giới công tác ở Việt Nam từng nhận xét: Tình hình
tham ô, hối lộ, lãng phí, quan liêu như đã nêu, cùng với nhiều rủi ro khác, đã
dẫn đến hệ lụy công quỹ Việt Nam thất thoát nhiều năm không dưới 5 tỷ
USD/mỗi năm.

Theo Báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về tình hình nhân quyền
năm 2020 (công bố tháng 3/2021) chỉ ra nguyên nhân của tình trạng tham
nhũng tại Việt Nam như sau: “Việc thiếu tham vấn của người dân về kế
hoạch sử dụng đất và khung bồi thường đất đai của chính phỉ là nguyên nhân
chủ yếu dẫn đến tình trạng tham nhũng trong chuyển nhượng đất đai – một
dạng tham nhũng chiếm đa số. Tham nhũng trong các ngành tài chính, ngân
hàng, khai thác tài nguyên thiên nhiên và đầu tư công vẫn là vấn đề chính trị
- xã hội lớn.” Bộ Công an báo cáo đã xử lý 123 vụ án tham nhũng trong 6
tháng đầu năm. Đảng đã kỷ luật 186 đảng viên về hành vi tham nhũng.
Trong số những đảng viên bị kỷ luật có các cựu bộ trưởng, cựu thứ trưởng
và lãnh đạo cấp tỉnh.

Ở cấp độ vĩ mô, các tài liệu chỉ ra rằng tham nhũng có tác động tiêu
cực, trực tiếp đến tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tham nhũng khiến các
chính sách kinh tế của quốc gia không được thực hiện đầy đủ hoặc hoàn
toàn, hoặc ảnh hưởng gián tiếp đến nền kinh tế qua các khía cạnh: đầu tư,
thuế, thành phần nền kinh tế, ngân sách Nhà nước. Các nhà kinh tế học, từ
lâu đã xác định một số ảnh hưởng tiêu cục của tham nhũng đối với phát triển
kinh tế: tham nhũng làm sai lệch những chính sách/dự án kinh tế dẫn đến
thất thoát nguuồn lực và ngân sách; tham nhũng làm tăng chi phí sản xuất và
làm giảm khả năng sinh lời của các khoản đầu tư; hành vi trục lợi riêng gây
lãng phí ngân sách, chảy máu chất xám làm suy yếu hiệu quả ngân sách
công.
Tham nhũng làm cho nền kinh tế mọt ruỗng, làm biến chất quan hệ
sở hữu, làm rối loạn chính sách phân phối, đi chệch hướng phát triển và
không có khả năng thực hiện các mục tiêu dự kiến ban đầu. Theo đánh giá
của Tổ chức Minh bạch quốc tế thì tham nhũng tỷ lệ nghịch với mức độ phát
triển kinh tế. Những nước càng kém phát triển thì nạn tham nhũng càng
mạnh. Điển hình là hai quốc gia rất nghèo là Nam Sudan và Somalia có chỉ
số minh bạch lần lượt là 11 và 10 xếp thứ 175 và 176 trên tổng số 176 quốc
gia và vùng lãnh thổ; trong khi đó hai quốc gia phát triển là Đan Mạch và
Newzealand có chỉ số minh bạch là 90, xếp tứ nhất trong tổng số 176 quốc
gia và vùng lãnh thổ.
Bởi lẽ một phần khá lớn tiền của các nhà đầu tư trong nước cũng như
nước ngoài bị “rơi vào túi” của những kẻ quan liêu, tham nhũng, mà không
được sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Tham nhũng làm suy yếu
hệ thống thuế của quốc gia và khả năng thu ngân sách của quốc gia ấy.
Tham nhũng không chỉ gây thất thoát cho ngân sách Nhà nước mà còn là
nguyên nhân gây thiệt hại lâu dài cho nền kinh tế bằng cách thúc đẩy phát
triển quy mô của nền kinh tế “không trong sạch”. Cùng với đó, Ngân hàng
Thế giới nhận thấy rằng các quốc gia có mức độ tham nhũng cao có xu
hướng thu thuế ít hơn các nước có mức độ tham nhũng thấp, do vậy ở các
nước có mức độ tham nhũng thấp họ mới có thể duy trì mức thuế cao.
Do tính nghiêm trọng của hành vi, cho nên phạm vi điều chỉnh của
hành vi này trong hệ thống pháp luật Việt Nam được quy định rõ trong Điều
219 Bộ luật Hình sự năm 2015, quy định về tội vi phạm quy định về quản lý,
sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí như sau:
“1. Người nào được giao quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước mà vi
phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản, gây thất thoát, lãng phí từ
100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng
nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo
không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù
từ 03 năm đến 12 năm: vì vụ lợi; có tổ chức; dùng thủ đoạn tinh vi, xảo
quyệt; gây thiệt hại về tài sản từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000
đồng.
3. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên, thì
bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm
công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn
bộ tài sản”.
Chính vì gây lãng phí, thất thoát cho kinh tế như vậy mà tham nhũng
cũng gián tiếp tác động đến những nhóm người dễ bị tổn thương trong xã
hội, đặc biệt là người nghèo. Tham nhũng làm giảm các nguồn hỗ trợ, các
chương trình phúc lợi xã hội đối với những đối tượng khó khăn. Các hành vi
trục lợi và tham nhũng có thể ảnh hưởng đến việc ra quyết định phân bổ
ngân sách của các cán bộ công chức, chuyển hướng chi tiêu công của các
hoạt động phúc lợi xã hội sang các dự án và hoạt động sinh lời phạm pháp
nào đó. Một nghiên cứu kiểm tra mức độ tham nhũng về phân phối trợ cấp
gạo cho các hộ gia đình nghèo ở Indonesia cho thấy trung bình 18% số gạo
biến mất từ khi rời kho dự trữ của chính phủ.
Ngoài ra, thất thoát kinh tế do tham nhũng cũng có tác động tiêu cực
đến chất lượng và số lượng các dịch vụ công, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo
dục và y tế. Nghiên cứu tại Philippines chỉ ra tham nhũng ảnh hưởng đến
đầu ra trong giáo dục bằng cách giảm số lượng các bài kiểm tra của học sinh.
Hơn thế nữa, tham nhũng khiến tỷ lệ tiêm chủng của trẻ em bị giảm và trì
hoãn việc tiêm chủng cho trẻ sơ sinh. Các tác động liên quan của tham
nhũng trong linh vực y tế công là: chậm trễ khám chữa bệnh cho bệnh nhân,
cố tình kéo dài thời gian chờ đợi cho bệnh nhân.
Do nạn tham nhũng, đầu tư trực tiếp nước ngoài không được khích lệ
và các doanh nghiệp nhỏ trong nước dù vật lộn cũng không vượt qua được
các chi phí “bôi trơn”. Không những thế, tham nhũng làm vẩn đục cạnh
tranh lành mạnh.
Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế năm 2009 cho rằng: “Ở cấp độ
công ty, tham nhũng làm tăng chi phí, rủi ro cho uy tín của công ty và rất dễ
bị tống tiền. Nó làm giảm giá trị của công ty trên thị trường và làm suy yếu
sự cạnh tranh công bằng.” Các công ty cũng mất các cơ hội kinh doanh quan
trọng vì rủi ro tham nhũng. Một báo cáo năm 2008 của PwC (một trong bốn
công ty kiểm toán hàng đầu thế giới), dựa trên cuộc khảo sát của 390 giám
đốc điều hành cấp cao ở 14 quốc gia cho biết chi phí cao mà các doanh
nghiệp phải trả cho tham nhũng đã gây ra sự biến động trong thị trường kinh
doanh, thiệt hại về danh tiếng, rủi ro pháp lý và sự suy thoái cơ cấu nội bộ
công ty. Gần 40% các trường hợp đã thua thầu vì quan chức tham nhũng.
Hơn 70% tin rằng nếu họ hiểu biết hơn về tham nhũng sẽ giúp họ cạnh tranh
hiệu quả, ra nhưng quyết định đúng đắn và cải thiện sự hợp tác xã hội để
bước chân vào thị trường kinh doanh.
Phần lớn các nghiên cứu chỉ ra ích lợi của việc “bôi trơn” đó là đẩy
nhanh quy trình và tiến độ xử lý công việc. Theo đó, tham nhũng được xem
như một công cụ thúc đẩy sự phân bổ hiệu quả khi có sự tranh giành giữa
những người đưa hối lộ chứ không phải người hối lộ.
Tuy nhiên, các nghiên cứu về lợi ích của tham nhũng nhỏ lẻ chỉ đưa
ra những giả định về lợi ích của nó, chứ chưa chứng minh được rằng “bôi
trơn” hệ thống đem lại hiệu quả kinh tế. Thay vì bôi trơn hệ thống, tham
nhũng còn gây nên tắc nghẽn, làm chậm tiến độ giải quyết công việc. Nghiên
cứu của Kaufman và Wei (2000) chỉ ra có mối liên hệ giữa hành động hối lộ
và thời gian doanh nghiệp nước ngoài phải dành ra để hoàn thành các thủ tục
hành chính. Doanh nghiệp có thể cho rằng việc hối lộ giúp “bôi trơn”, nghĩa
là càng hối lộ nhiều thì hiệu quả giải quyết các thủ tục hành chính càng cao,
và như vậy là tiết kiệm nguồn lực của doanh nghiệp. Tuy nhiên, bằng chứng
chỉ ra rằng khi cán bộ hành chính nhận ra có khả năng tăng thu nhập qua
những hành động tham nhũng nhỏ lẻ, họ có xu hướng đề ra nhiều thủ tục
hành chính hơn, đòi hỏi nhiều hơn sự tương tác giữa cán bộ và đại diện
doanh nghiệp hoặc gây chậm trễ trong giải quyết những thủ tục mà đáng ra
là miễn phí.
Như vậy, mặc dù hối lộ có khả năng đẩy nhanh tiến độ giải quyết thủ
tục hành chính, nhưng số lượng quy trình thủ tục sẽ có xu hướng nhiều hơn
để tạo điều kiện cho hành vi nhũng nhiễu đòi hỏi hối lộ; vì vậy chi phí cho
việc “bôi trơn” chỉ giúp giải quyết vấn đề trước mắt nhưng sẽ đồng thời tạo
thêm cơ hội tham nhũng và tăng nguy cơ doanh nghiệp bị tiếp tục nhũng
nhiễu ngày càng nhiều. Thêm nữa, các khoản hối lộ nhỏ sẽ thường ngày
càng lớn dần thêm và tạo ra các méo mó khác trong nền kinh tế do người
nhận hối lộ cố gắng tạo ra nhằm giữ vị trí đặc quyền của mình.
Theo ước tính của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, số tiền chi cho tham
nhũng tương đương hơn 5% GDP trên toàn thế giới (khoảng US$ 2.6 nghìn
tỷ; trong đó, trên US$ 1.000 tỷ chi cho việc hối lộ hàng năm. Tại Việt Nam,
theo báo cáo tại Hội nghị toàn quốc Tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng
chống Tham nhũng (PCTN), 2006 – 2015, thiệt hại kinh tế do các vụ án, vụ
việc tham nhũng được phát hiện trong gần 10 năm là gần 60.000 tỷ đồng và
trên 400ha đất. Theo báo cáo Chi phí của tham nhũng tại Việt Nam, dưới
góc độ vĩ mô, cấp tỉnh và vi mô được thực hiện năm 2014 do Phòng thương
mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Depocen26, tham nhũng được
chứng minh có tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế. Một phần, tham
nhũng làm giảm đầu ra của các dự án công và gián tiếp ảnh hưởng tới các
thành phần của nền kinh tế. Nghiên cứu chỉ ra tác động gián tiếp của tham
nhũng tới tăng trưởng qua tác động từng phần lên các yếu tố như đầu tư, vốn
con người, ổn định chính trị...
Thêm nữa, tham nhũng cũng có những ảnh hưởng nhất định lên mức
tăng trưởng của doanh nghiệp. Các nghiên cứu xác định rằng doanh nghiệp
có hành vi tham nhũng phải gánh các chi phí quản lý vốn, tài nguyên 27.
Nghiên cứu này xác định rằng chi phí của hành vi hối lộ ở Singapore và
Mexico tương đương với việc phải chịu thuế hơn 20%
Trong báo cáo “Tham nhũng từ góc nhìn của người dân, doanh
nghiệp và cán bộ công chức” chỉ ra không đầy 5% số doanh nghiệp nhận
được đề nghị bán tài sản với giá rẻ, hoặc cho cá nhân công chức thuê tài sản
và máy móc thiết bị, và tỷ lẹ doanh nghiệp nhận được đề nghị chi trả cho cán
bộ công chức các chi phí nghiên cứu, tham quan hoặc chi tiêu cá nhân cũng
chỉ cao hơn một chút. Gần 8% số doanh nghiệp nhận được đề nghị tuyển
dụng họ hàng hoặc người thân của cán bộ công chức. Hơn 15% số doanh
nghiệp đã trải qua tình huống trong đó cán bộ công chức lợi dụng quyền lực,
tên tuổi hoặc uy tín đơn vị họ để gợi ý doanh nghiệp trả tiền hoặc tặng quà
cho họ. Tổng hợp lại, 23% số doanh nghiệp đã cho rằng họ phải gặp phải
một trong sáu dạng yêu cầu từ phía công chức trong 12 tháng qua. Doanh
nghiệp được hỏi về những loại khó khăn nào mà các cơ quan nhà nước hay
gây ra cho họ, và có khoảng một nửa số doanh nghiệp đã trả lời câu hỏi đó.
Nửa còn lại hoặc không gặp bất cứ khó khăn nào hoặc không nhớ. Trong số
những doanh nghiệp có trả lời, 63% cho rằng công chức cố tình kéo dài thời
gian giải quyết công việc, 58% nói công chức không hướng dẫn cụ thể thủ
tục nhưng cố tình soi xét, bắt lỗi để từ chối giải quyết, và 28% cho rằng công
chức bám vào các quy định không chặt chẽ, không rõ ràng để bắt bí doanh
nghiệp. Dường như khá nhiều doanh nghiệp coi đây là một chi phí cần thiết
khi kinh doanh. Tuy vậy, liệu chiến lược này có thực sự mang lại lợi ích cho
doanh nghiệp hay không lại là câu chuyện khác. Tính trung bình, các doanh
nghiệp có đưa hối lộ trong vòng 12 tháng qua trên thực tế tăng trưởng chậm
hơn các doanh nghiệp không làm việc này. Nhìn chung, những doanh nghiệp
tăng trưởng nhanh nhất là doanh nghiệp nói thường xuyên không đối phó với
những khó khăn do các cơ quan nhà nước gây ra bằng cách đưa biếu quà/tiền
cho cán bộ phụ trách. Trái lại, doanh nghiệp nào nói họ thường xuyên áp
dụng chiến thuật này thì xét trung bình kết quả kinh doanh lại không tốt lên,
thậm chí còn tồi đi.
Có thể nói, tham nhũng gây ra tác hại vô cùng nghiêm trọng đối với
sự phát triển kinh tế. Tham nhũng làm chậm nhịp độ phát triển, phá vỡ chiến
lược kinh doanh, hạn chế nguồn lực đầu tư, gây thiệt hại to lớn cả vật chất và
tinh thần cho Nhà nước và người dân. Trong quan hệ kinh tế giữa các quốc
gia, tham nhũng luôn là mối đe dọa đến hiệu quả của sự hợp tác song
phương và đa phương, là một trong các nguyên nhân quan trọng và chủ yếu
nhất kìm hãm sự phát triển của thế giới hiện đại. Tham nhũng được xem là
một tác nhân làm suy yếu thị trường ở ba khía cạnh: Như một loại “thuế”, là
hàng rào cản trở sự tham gia vào thị trường; gây ảnh hưởng xấu tới tính hợp
pháp của nhà nước; cản trở khả năng cung cấp những thể chế hỗ trợ thị
trường.
Tham nhũng làm sai lệch sự lựa chọn chính sách; làm suy giảm các
lực lượng cạnh tranh vốn có của thị trường, thị trường ít tính cạnh tranh hơn
vì các doanh nghiệp mới và nhỏ bị cản trở bởi tham nhũng, đến mức họ sẽ
không tham gia vào được thị trường. Mặt khác tham nhũng thường đi kèm
với chi tiêu công cộng dành cho y tế và giáo dục thấp hơn và như vậy nó làm
cho người nghèo ít có cơ hội tham gia vào thị trường. Tham nhũng diễn ra
nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng,
tính chất phức tạp, gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút niềm tin của
nhân dân, là một trong những nguy cơ lớn đe doạ sự tồn vong của Đảng và
chế độ ta.
Tham nhũng là căn bệnh của bộ máy nhà nước; đồng thời, đó cũng là
một tệ nạn xã hội cần bài trừ, lên án. Mọi công dân đều có trách nhiệm tham
gia tích cực để ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới xóa bỏ các điều kiện tồn tại của
tham nhũng ra khỏi đời sống xã hội. Nếu như đấu tranh chống tham nhũng
trước hết là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước thì việc tham gia tích cực
vào cuộc đấu tranh đó vừa là quyền, vừa là trách nhiệm của các tổ chức và
từng thành viên trong xã hội. Các em học sinh, sinh viên ngay từ khi còn
ngồi trên ghế nhà trường cũng có thể tham gia tích cực vào công tác này. Sự
tham gia của các em có thể được thể hiện trước hết ở thái độ nghiêm túc
trong học tập, tự phấn đấu bằng chính năng lực của bản thân. Bên cạnh đó,
các em cũng cần có thái độ thẳng thắn và đấu tranh kiên quyết với mọi biểu
hiện tiêu cực diễn ra trong nhà trường.
Về phương diện lý thuyết cũng như thực tiễn đấu tranh chống tham
nhũng, các nước trên thế giới đều khẳng định trong bối cảnh xây dựng nhà
nước pháp quyền, xã hội, công dân đóng vai trò vô cùng quan trọng trong
cuộc chiến chống tệ nạn tham nhũng. Vai trò của xã hội thể hiện ở việc thực
hiện chức năng giám sát, phản biện đối với hoạt động của bộ máy nhà nước
nói chung và trong công tác PCTN nói riêng. Xã hội có quyền đòi hỏi Nhà
nước thực hiện đúng chức năng của mình cũng như đòi hỏi phải xử lý
nghiêm minh hành vi vi phạm của đội ngũ cán bộ, công chức, những người
hưởng lương từ ngân sách nhà nước, hình thành nên từ sự đóng góp của các
thành viên trong xã hội (Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005, sửa đổi
năm 2018) đã có những quy định để tạo cơ sở pháp lý để xã hội tham gia đấu
tranh chống tệ tham nhũng qua việc quy định vai trò và trách nhiệm của Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên; vai trò và trách nhiệm của
báo chí; vai trò và trách nhiệm của doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề; trách
nhiệm của công dân và ban thanh tra nhân dân với các loại hình tham gia
thích hợp với tính chất hoạt động của các tổ chức này.
Tiếp tục tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN đối với
cán bộ, công chưc, viên chức và nhân dân. Đẩy mạnh và đa dạng hóa các
hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN. Tích cực đưa
thông tin về hoạt động PCTN trên Cổng thông tin điện tử; khuyến khích các
sở, ngành, huyê ̣n, thành phố, thị xã mở chuyên mục PCTN, thực hành tiết
kiê ̣m, chống lãng phí trên Trang thông tin điện tử và thường xuyên cập nhật
thông tin về PCTN. Báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng tăng
cường đăng tải, phát thanh, truyền hình các tin, bài, phóng sự... mang nội
dung thông tin về PCTN.
Nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp, người đứng
đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong PCTN, lãng phí. Phát huy trách nhiệm
của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, lấy hiệu quả của công tác
PCTN làm một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá năng lực, kết quả
công tác.
Tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng. Công
khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức. Tiếp tục thực hiện
công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức ở tất cả các
ngành, các cấp và trong các lĩnh vực cụ thể theo quy định của Luật PCTN.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Luật PCTN
về công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức. Xây dựng và
thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn về tài chính và quản lý, sử dụng tài
sản công gắn với kết quả thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Định kỳ rà soát, bổ sung, sửa đổi những quy định về định mức, tiêu chuẩn
theo quy định của pháp luật và không còn phù hợp với thực tiễn. Minh bạch
hóa các chế độ, định mức tiêu chuẩn sử dụng tài sản công của cán bộ, công
chức. Xây dựng quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp và chuyển đổi vị trí
công tác của cán bộ, công chức. Tiếp tục xây dựng, bổ sung, hoàn thiện và
thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức trong
tất cả các cơ quan, tổ chức; xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng
thực thi công vụ của công chức khoa học, khách quan, chính xác, phản ánh
đúng năng lực, trình độ, kết quả công tác, phẩm chất, đạo đức làm căn cứ để
bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đề bạt, đào tạo bồi dưỡng và thực hiện chính sách
đối với cán bộ, công chức; tiếp tục thực hiện các cuộc thanh tra việc thực
hiện nhiệm vụ công vụ của cán bộ, công chức trong thực thi các nhiệm vụ,
công vụ.
Minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức. Tiếp tục tổ chức
thực hiện tốt việc kê khai tài sản, thu nhập hàng năm tại cơ quan, đơn vị, địa
phương mình và chỉ đạo các đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện nghiêm
túc việc kê khai tài sản và thu nhập theo Nghị định số 78/2013/NĐ-CP của
Chính phủ và Thông tư số 08/2013/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ. Quá
trình tổ chức thực hiện phải gắn liền với việc mở rộng các biện pháp phòng
ngừa như xác minh, kiểm tra, kiểm soát công khai tài sản, thu nhập của cán
bộ, công chức.
Tăng cường vai trò giám sát trong công tác PCTN, lãng phí. Ủy ban
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc, các tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp đề cao vai trò của mình trong công
tác PCTN, lãng phí. Phát huy vai trò của báo chí trong công tác PCTN, lãng
phí; các cơ quan, tổ chức có kế hoạch bảo đảm việc cung cấp thông tin kịp
thời, chính xác về các vụ việc tham nhũng, lãng phí cho các cơ quan báo chí
theo đúng quy định của pháp luật. Xây dựng các văn bản quy phạm pháp
luật để phát huy vai trò của doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội
ngành nghề trong PCTN thông qua việc xây dựng và thực hiện văn hóa kinh
doanh lành mạnh; phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để
ngăn chặn và phát hiện kịp thời cán bộ, công chức có hành vi nhũng nhiễu,
đòi hối lộ.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Học viện Báo chí và Tuyên truyền; Khoa Nhà nước và Pháp luật;
2017; Giáo trình: Pháp luật đại cương

2. Đại sứ quán và Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Việt Nam năm 2020;
xuất bản 03/2021; Báo cáo Nhân quyền tại Việt Nam

You might also like