You are on page 1of 11

Bài tập + Lí thuyết: Công của lực điện+ Điện thế, Hiệu điện thế

Lý thuyết Công của lực điện, Hiệu điện thế


Công của lực điện trong điện trường đều:

Công của lực điện tác dụng lên điện tích không phụ thuộc vào hình dạng đường đi của điện tích
mà chỉ phụ thuộc vào điểm đầu và điểm cuối của đường đi trong điện trường, do đó người ta nói
điện trường tĩnh là một trường thế:

AMN = qEd

với d = MNcosα là hình chiếu của độ dời lên một đường sức bất kì.

Điện thế: Điện thế tại một điểm trong điện trường là đại lượng đặc trưng riêng cho điện trường
về phương diện tạo ra thế năng khi đặt tại đó một điện tích q. Nó được xác định bằng thương số
giữa công của lực điện tác dụng lên điện tích q khi q di chuyển từ M ra xa vô cùng và độ lớn của
q.

    • Điện thế tại một điểm trong điện trường:  .

    • Điện thế tại điểm M gây bởi điện tích q:  .

    • Điện thế tại một điểm do nhiều điện tích gây ra: V = V1 + V2 + V3 + ...+ VM

Hiệu điện thế: Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N trong điện trường đặc trưng cho khả năng sinh
công của điện trường trong sự di chuyển của điện tích từ M đến N. Nó được xác định bằng
thương số giữa công của lực điện tác dụng lên điện tích q trong sự dịch chuyển của q từ M đến N
và độ lớn của q:
Bài tập + Lí thuyết: Công của lực điện+ Điện thế, Hiệu điện thế

Thế năng tĩnh điện: Wt = qV

Câu 1: Cho biết mối liên hệ giữa hiệu điện thế hai điểm M, N: UMN và UNM ?

A. UMN > UNM        B. UMN < UNM        C. UMN =UNM        D. UMN = -UNM

Câu 2: Trong một điê ̣n trường đều, nếu trên một đường sức, giữa hai điểm cách nhau 4 cm có
hiệu điện thế 10 V, giữa hai điểm cách nhau 6 cm có hiệu điện thế là

A. 8 V       B. 10 V       C. 15 V       D. 22,5 V

Câu 3: Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích -2μC từ A đến B là 4mJ. UAB bằng

A. 2 V       B. 2000 V       C. -8 V       D. -2000 V.

Câu 4: Ba điểm A, B, C tạo thành một tam giác vuông tại C với AC = 3 cm, BC = 4 cm nằm
trong một điện trường đều. Vectơ cường độ điện trường E song song với AB, hướng từ A đến B
và có độ lớn E = 5000 V/m. Hiệu điện thế giữa hai điểm A, C là:

A. UAC = 150V.       B. UAC = 90V       C. UAC = 200V       D. UAC = 250V

Câu 5: Thế năng tĩnh điện của một electron tại điểm M trong điện trường của một điện tích điểm
là -32.10-19J. Mốc để tích thế năng tĩnh điện ở vô cực. Điện thế tại điểm M bằng:

A. -20V       B. 32V       C. 20V       D. -32V

Câu 6: Có hai điện tích điểm q1 = 10-8 C và q2 = 4.10-8 đặt cách nhau r = 12cm. Tính điện thế của
điện trường gây ra bởi hai điện tích trên tại điểm có cường độ điện trường bằng không.

A. 6750 V       B. 6500 V       C. 7560 V       D. 6570 V.

Câu 7: Dưới tác dụng của lực điện trường, một điện tích q > 0 di chuyển được một đoạn đường s
trong điện trường đều theo phương hợp với E→ góc α. Trong trường hợp nào sau đây, công của
điện trường lớn nhất?

A. α = 0°       B. α = 45°       C. α = 60°       D. 90°

Câu 8: Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 4μC dọc theo chiều một đường sức
trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 1m là
Bài tập + Lí thuyết: Công của lực điện+ Điện thế, Hiệu điện thế
A. 4000 J.       B. 4J.       C. 4mJ.       D. 4μJ.

Câu 9: Cho điện tích dịch chuyển giữa 2 điểm cố định trong một điện trường đều với cường độ
3000 V/m thì công của lực điện trường là 90 mJ. Nếu cường độ điện trường là 4000 V/m thì
công của lực điện trường dịch chuyển điện tích giữa hai điểm đó là

A. 80 J.       B. 67,5m J.       C. 40 mJ.       D. 120 mJ.

Câu 10: Cho điện tích q = +10-8 C dịch chuyển giữa 2 điểm cố định trong một điện trường đều
thì công của lực điện trường là 90 mJ. Nếu một điện điện tích q’ = + 4.10 -9 C dịch chuyển giữa
hai điểm đó thì công của lực điện trường khi đó là

A. 225 mJ.       B. 20 mJ.       C. 36 mJ.       D. 120 mJ.

Câu 11: Khi điện tích dịch chuyển trong điện trường đều theo chiều đường sức thì nó nhận được
một công 20J. Khi dịch chuyển theo hướng tạo với hướng đường sức 60° trên cùng độ dài quãng
đường thì nó nhận được một công là

A. 10 J.       B. 5√3J.       C. 10√2J.       D. 15J.

Câu 12: Một electron chuyển động dọc theo đường sức của một điện trường đều. Cường độ điện
trường E = 200 V/m. Vận tốc ban đầu của electron là 3.10 5 m/s, khối lượng của elctron là 9,1.10-
31
kg. Tại lúc vận tốc bằng không thì nó đã đi được đoạn đường bao nhiêu ?

A. 5,12 mm       B. 2,56 mm       C. 1,28 mm       D. 10,24 mm.

Câu 13: Cho điện tích q = + 10-8 C dịch chuyển giữa 2 điểm cố định trong một điện trường đều
thì công của lực điện trường là 60 mJ. Nếu một điện điện tích q’ = + 4.10 -9 C dịch chuyển giữa
hai điểm đó thì công của lực điện trường khi đó là

A. 24 mJ.       B. 20 mJ.       C. 240 mJ.       D. 120 mJ.

Câu 14: Khi một điện tích q di chuyển trong một điện trường từ một điểm A đến một điểm B thì
lực điện sinh công 2,5J. Nếu thế năng của q tại A là 2,5J, thì thế năng của nó tại B là bao nhiêu .

A. –2,5J.       B. –5J.       C. +5J.       D. 0J.

Câu 15: Thế năng của một êlectron tại điểm M trong điện trường của một điện tích điểm là –
32.10-19J . Điện tích của êlectron là –e = -1,6.10-19C. Điện thế tại điểm M bằng bao nhiêu.

A. +32V.       B. –32V.       C. +20V.       D. –20V.


Bài tập + Lí thuyết: Công của lực điện+ Điện thế, Hiệu điện thế
16: Một electron bay từ điểm M đến điểm N trong một điện trường, giữa hai điểm có hiệu điện
thế UMN = 100V. Công mà lực điện trường sinh ra sẽ là
A. 1,6.10-19J.       B. –1,6.10-19J.       C. +100eV.       D. –100eV.

B. Kỹ năng giải bài tập


- Áp dụng công thức tính công: A = q.E.d

- Chú ý trong việc xác định d.

   + Nếu vật chuyển động cùng chiều vecto cường độ điện trường thì d > 0.

ợc chiều E→ ⇒ electron di chuyển ngược chiều điện trường.

Câu 9: Trong một điện trường đều bằng 60000V/m. Tí   + Nếu vật chuyển động ngược chiều
vecto cường độ điện trường thì d < 0.

C. Bài tập trắc nghiệm


Câu 1: Công thức xác định công của lực điện trường làm dịch chuyển điện tích q trong điện
trường đều E là A = qEd, trong đó d là:

A. khoảng cách giữa điểm đầu và điểm cuối.

B. khoảng cách giữa hình chiếu điểm đầu và hình chiếu điểm cuối lên một đường sức.

C. độ dài đại số của đoạn từ hình chiếu điểm đầu đến hình chiếu điểm cuối lên một đường sức,
tính theo chiều đường sức điện.

D. độ dài đại số của đoạn từ hình chiếu điểm đầu đến hình chiếu điểm cuối lên một đường sức.

Câu 2: Chọn phương án đúng. Một điện tích q chuyển động trong điện trường theo một đường
cong kín. Gọi công của lực điện trong chuyển động đó là A thì

A. A > 0 nếu q > 0

B. A > 0 nếu q < 0

C. A ≠ 0 nếu điện trường không đổi

D. A = 0

Công của lực điện trường không phụ thuộc vào hình dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc vào hình
chiếu điểm đầu và điểm cuối lên một đường sức điện. Do đó với một đường cong kín thì điểm
đầu và điểm cuối trùng nhau ⇒ A = 0.
Bài tập + Lí thuyết: Công của lực điện+ Điện thế, Hiệu điện thế
Câu 3: Công của lực điện tác dụng lên một điện tích điểm q khi nó di chuyển từ M đến N trong
điện trường

A. tỉ lệ thuận với chiều dài đường đi MN.

B. tỉ lệ thuận với độ lớn của điện tích q.

C. tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động

D. tỉ lệ nghịch với chiều dài đường đi.

Chú ý: d là khoảng cách giữa hai điểm M,N; nó chỉ là chiều dài đường đi MN khi điện tích di
chuyển dọc theo đường sức.

Câu 4: Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích -2μC ngược chiều một đường sức
trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 1 m là

A. 2000 J.                 B. – 2000 J.

C. 2 mJ.                 D. – 2 mJ.

Câu 5: Công của lực điện tác dụng lên một điện tích điểm q khi di chuyển từ điểm M đến điểm
N trong một điện trường, thì không phụ thuộc vào

A. vị trí của các điểm M, N.

B. hình dạng của đường đi.

C. độ lớn của điện tích q .

D. độ lớn của cường độ điện trường tại các điểm trên đường đi

A = qEd ⇒ A không phụ thuộc hình dạng đường đi của điện tích điểm.

Câu 6: Một điện tích điểm q di chuyển trong điện trường đều E có quỹ đạo là một đường cong
kín, có chiều dài quỹ đạo là s thì công của lực điện trường là

A. A = 2qEs                 B. A = 0

C. A = qEs                 D. A = qE/s

Câu 7: Khi điện tích dịch chuyển dọc theo một đường sức trong một điện trường đều, nếu quãng
đường dịch chuyển tăng 2 lần thì công của lực điện trường
Bài tập + Lí thuyết: Công của lực điện+ Điện thế, Hiệu điện thế
A. tăng 4 lần.                B. tăng 2 lần.

C. không đổi.                D. giảm 2 lần

Câu 8: Một electron di chuyển được một đoạn đường 1 cm, dọc theo đường sức, dưới tác dụng
của lực điện trong một điện trường đều có cường độ điện trường 1000 V/m. Hỏi công của lực
điện có giá trị nào sau đây ?

A. -1,6.1010-18 J                 B. 1,6.10-16 J

C. 1,6.1010-18 J                 D. -1,6.10-16 J

Do electron có điện tích âm ⇒ F→ ngư nh công của điện trường khi làm dịch chuyển điện tích
q0 = 4.10-9C trên đoạn thẳng dài 5 cm. Biết rằng góc giữa phương dịch chuyển và đường sức điện
trường là α = 60o.

A. 10-6 J                 B. 6.106 J

C. 6.10-6 J                 D. -6.10-6 J

Câu 10: Hai tấm kim loại song song và cách đều nhau 2 cm và được nhiễm điện trái dấu nhau.
Muốn làm cho điện tích q = 5.10-10 C di chuyển từ tấm này đến tấm kia cần tốn công A = 2.10-9
J. Xác định cường độ điện trường bên trong hai tấm kim loại đó ? Cho biết điện trường bên trong
hai tấm kim loại đã cho là điện trường điều và có đường sức vuông góc với các tấm.

A. 100V/m                B. 250 V/m

C. 300 V/m                D. 200 V/m

A. Tóm tắt lý thuyết


1. Điện thế:

   • Định nghĩa: Điện thế tại một điểm M trong điện trường là đại lượng đặc trưng cho điện
trường về phương diện tạo ra thế năng khi đặt tại đó một điện tích q. Nó được xác định bằng
thương số của công của lực điện tác dụng lên điện tích q khi q di chuyển từ M ra xa vô cực và độ
lớn của q.

   • Đơn vị: Vôn (V)


Bài tập + Lí thuyết: Công của lực điện+ Điện thế, Hiệu điện thế
   • Điện thế là đại lượng đại số. Thường chọn điện thế của đất và của một điểm ở vô cực làm
mốc (bằng 0).

2. Hiệu điện thế.

   • Định nghĩa: Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N trong điện trường là đại lượng đặc trưng cho
khả năng sinh công của điện trường trong sự di chuyển của một điện tích từ M đến N. Nó được
xác định bằng thương số giữa công của lực điện tác dụng lên điện tích q trong sự di chuyển của q
từ M đến N và độ lớn của q.

   • Đơn vị: Vôn (V)

   • Đo hiệu điện thế tĩnh điện bằng tĩnh điện kế.

   • Hệ thức giữa hiệu điện thế và cường độ điện trường.

B. Kỹ năng giải bài tập


- Áp dụng công thức tính hiệu điện thế:

- Công thức tính công khi điện tích di chuyển dọc theo đường sức từ M đến N: AMN = q.UMN

Kiến thức liên quan:

   + Định lý biến thiên động năng:

   + Định luật II Newton: F→ = m.a→

   + Các công thức của chuyển động biến đổi đều:
Bài tập + Lí thuyết: Công của lực điện+ Điện thế, Hiệu điện thế

C. Bài tập trắc nghiệm


Câu 1: Hai điểm M và N nằm trên cùng một đường sức của một điện trường đều có cường độ E,
hiệu điện thế giữa M và N là UMN, khoảng cách MN = d. Công thức nào sau đây là không đúng?

A. UMN = VM – VN.                 B. UMN = E.d

C. AMN = q.UMN                 D. E = UMN.d

Câu 2: Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N là UMN = 40 V. Chọn câu chắc chắn đúng:

A. Điện thế ở M là 40 V

B. Điện thế ở N bằng 0

C. Điện thế ở M có giá trị dương, ở N có giá trị âm

D. Điện thế ở M cao hơn điện thế ở N 40 V

Câu 3: Ở sát mặt Trái Đất, vec tơ cường độ điện trường hướng thẳng đứng từ trên xuống dưới và
có độ lớn vào khoảng 150 V/m. Tính hiệu điện thế giữa một điểm ở độ cao 5 m và mặt đất.

A. 750 V                 B. 570 V

C. 710 V                 D. 850 V

Câu 4: Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N là U MN = 1 (V). Công của điện trường làm dịch
chuyển điện tích q = -1 (μC) từ M đến N là:

A. A = - 1 (μJ).                 B. A = + 1 (μJ).

C. A = - 1 (J).                 D. A = + 1 (J).

Câu 5: Công của lực điện trường làm di chuyển một điện tích giữa hai điểm có hiệu điện thế U =
2000 (V) là A = 1 (J). Độ lớn của điện tích đó là:

A. q = 2.10-4 (C).                 B. q = 2.10-4 (μC).

C. q = 5.10-4 (C).                 D. q = 5.10-4 (μC).


Bài tập + Lí thuyết: Công của lực điện+ Điện thế, Hiệu điện thế

Câu 6: Giữa hai bản kim loại phẳng song song cách nhau 4cm có một hiệu điện thế không đổi
200V. Cường độ điện trường ở khoảng giữa hai bản kim loại là:

A. 5000V/m                 B. 50V/m

C. 800V/m                 D. 80V/m.

Câu 7: Mặt trong của màng tế bào trong cơ thể sống mang điện tích âm, mặt ngoài mang điện
tích dương. Hiệu điện thế giữa hai mặt này bằng 0,07 V. Màng tế bào dày 8,0.10 -9 m. Hỏi cường
độ điện trường trong màng tế bào bằng bao nhiêu?

A. 8,75.106 V/m                 B. 8,57.107 V/m

C. 8,50.106 V/m                 D. 8,07.106 V/m

Câu 8: Bắn một electron với vận tốc đầu rất nhỏ vào một điện trường đều giữa hai bản kim loại
phẳng theo phương song song với các đường sức điện (hình vẽ). Electron được tăng tốc trong
điện trường. Ra khỏi điện trường, nó có vận tốc bằng 10 7 m/s. Tính hiệu điện thế giữa U AB giữa
hai bản. Biết điện tích của electron -1,6.10-19 C. Khối lượng của electron là 9,1.10-31 kg.

A. 284 V.                 B. 248 V.

C. -248 V.                 D. -284 V

Hướng dẫn:

Chọn D.

Áp dụng định lý biến thiên động năng biến thiên động năng:
Bài tập + Lí thuyết: Công của lực điện+ Điện thế, Hiệu điện thế

Câu 9: Hai bản kim loại phẳng song song mang điện tích trái dấu, cách nhau 2cm, cường độ
điện trường giữa hai bản là 3.10 3 V/m. Một hạt mang điện q = 1,5.10 -2 C di chuyển từ bản dương
sang bản âm với vận tốc ban đầu bằng 0, khối lượng của hạt mang điện là 4,5.10 -6 g. Vận tốc của
hạt mang điện khi đập vào bản âm là:

A. 4.104 m/s.                 B. 2.104 m/s.

C. 6.104 m/s.                 D. 105 m/s.

Câu 10: Một electron bay vào trong điện trường theo hướng ngược với hướng của đường sức
điện với vận tốc 2000 km/s. Vận tốc của electron ở cuối đoạn đường sẽ là bao nhiêu biết hiệu
điện thế ở hai đầu đoạn đường là 15 V.

A. 4.106 m/s.                 B. 2.106 m/s.

C. 3.106 m/s.                 D. 106 m/s.

Áp dụng định lý biến thiên động năng biến thiên động năng:

Câu 11: Một quả cầu nhỏ khối lượng 3,06.10-15 (kg), mang điện tích 4,8.10-18 (C), nằm lơ lửng
giữa hai tấm kim loại song song nằm ngang nhiễm điện trái dấu, cách nhau một khoảng 2 (cm).
Lấy g = 10 (m/s2). Hiệu điện thế đặt vào hai tấm kim loại đó là:

A. U = 255,0 (V).                 B. U = 127,5 (V).

C. U = 63,75 (V).                 D. U = 734,4 (V).

Hướng dẫn:
Bài tập + Lí thuyết: Công của lực điện+ Điện thế, Hiệu điện thế

Quả cầu chịu tác dụng của 2 lực:

   + Trọng lực P = mg hướng xuống dưới,

   + lực điện F = qE hướng lên trên.

Quả cầu cân bằng ⇒ P = F

Câu 12: Một electron chuyển động dọc theo đường sức của một điện trường đều. Cường độ điện
trường có độ lớn bằng 100V/m. Vận tốc ban đầu của electron là 3.105 m/s, khối lượng của
electron là 9,1.10-31kg. Từ lúc bắt đầu chuyển động đến khi có vận tốc bằng 0 thì electron đã đi
được quãng đường

A. 5,12 mm.                 B. 0,256 m.

C. 5,12 m.                 D. 2,56 mm.

Áp dụng định lý biến thiên động năng biến thiên động năng:

You might also like