You are on page 1of 11

LÀM CHỦ NGHỆ THUẬT CỦA SỰ ĐƠN ĐỘC

“Tốt nhất là sự yên tĩnh sâu thẳm, nơi tôi sống và lớn lên chống lại thế giới, và thu
hoạch những gì họ không thể lấy từ tôi bằng lửa và kiếm – (Johann Wolfgang von
Goethe)

Trong thế kỷ qua, xã hội phương Tây đã chú trọng rất lớn vào tầm quan trọng của các
mối quan hệ cá nhân. Một sự đồng thuận chung và ngầm thống trị văn hóa của
chúng ta – người ta tin rằng ý nghĩa và sự hoàn thành trong cuộc sống sẽ được tìm
thấy chủ yếu thông qua các mối quan hệ với người khác.

Ý tưởng này hình thành nên cốt lõi của trường phái phân tâm học thế kỷ 20 có tên là
“Lý thuyết các quan hệ đối tượng – Object Relations Theory” . Con người, theo trường
phái tư tưởng này, là những sinh vật xã hội đầu tiên và quan trọng nhất có nhu cầu
chính là phát triển mối quan hệ an toàn và bổ ích với những người khác. Theo lời của
David Bowlby, thành viên nổi tiếng nhất của phong trào phân tâm học thế kỷ 20 này:

“Những sự gắn bó thân mật với những người khác là trung tâm mà cuộc sống của một
người xoay quanh, không chỉ khi anh ta còn là đứa trẻ sơ sinh hay mới biết đi mà cả
tuổi thiếu niên cũng như những năm trưởng thành, lẫn khi về già. Từ những mối quan
hệ thân mật này, một người có được sức mạnh và tận hưởng cuộc sống của mình, và
thông qua những gì anh ta đóng góp, anh ta mang lại sức mạnh và sự thích thú cho
người khác. Đây là các luận điểm mà khoa học hiện tại và trí tuệ truyền thống cùng
thống nhất” – (Attachment and Loss, David Bowlby)

Sự nhấn mạnh quá mức về các mối quan hệ cá nhân khiến chúng ta rời mắt khỏi tầm
quan trọng của sự cô độc. Tình yêu và tình bạn tuy là các thành phần quan trọng,
không phải là nguồn duy nhất của ý nghĩa và sự hoàn thành trong cuộc đời. Trong
chúng ta tồn tại hai động lực đối lập: một cái cho tình yêu, tình bạn và cảm giác cộng
đồng với người khác; và cái còn lại dành cho sự thành toàn cá nhân, độc lập và tự
chủ. Xã hội của chúng ta nhấn mạnh quá mức tầm quan trọng của việc thỏa mãn cái
đầu tiên và phớt lờ cái sau.

Trong bài viết này, lấy cảm hứng từ những ý tưởng trong cuốn sách xuất sắc của
Anthony Storr “Solitude: A Return to the Self”, chúng ta sẽ tìm hiểu làm thế nào hạnh
phúc, ý nghĩa và sự thỏa mãn trong cuộc sống có thể được tìm thấy bằng cách đánh
giá cao tầm quan trọng của sự cô độc và cách trở nên lão luyện trong nghệ thuật độc
cô cầu bại.

Khả năng đơn độc và sức khỏe tâm lý:

Hầu hết các nhà trị liệu và tâm lý học của thế kỷ trước cho rằng sức khỏe tâm lý và
sự trưởng thành về cảm xúc có thể được đánh giá chỉ qua khả năng phát triển các
mối quan hệ an toàn. Vào những năm 1950, nhà phân tâm học Donald Winnicott trở
thành một trong số ít người thách thức quan điểm này. Trong bài viết của mình có
tựa đề là “The Capacity to Be Alone”, Winnicott lập luận rằng năng lực của một cá
nhân để nắm bắt và phát triển trong sự cô độc phải được coi là yếu tố quyết định sức
khỏe tâm lý.

“Có lẽ đúng khi nói rằng NỖI SỢ hoặc MONG MUỐN sự cô độc được viết trong tài liệu
phân tâm học nhiều hơn là KHẢ NĂNG ở một mình; một lượng đáng kể công việc đã
được thực hiện khi một người thu mình lại, với cơ cấu phòng thủ ngụ ý và kỳ vọng về
sự áp bức. Dường như với tôi, một cuộc thảo luận về các khía cạnh tích cực của khả
năng ở một mình đã quá hạn”

Các khía cạnh tích cực của năng lực để được một mình, giải pháp và sự chuyển
hóa:

Nhiều cá nhân biết về nghệ thuật ở một mình đã hiểu rằng sự cô độc có thể được sử
dụng như một khung cảnh màu mỡ để kích thích sự tự biến đổi. Rất nhiều cá nhân
ngày nay tuân thủ quá mức, có nghĩa là họ sống theo những gì người khác mong đợi
ở họ thay vì một lối sống cộng hưởng với cốt lõi bên trong. Họ phát triển một tính
cách được thiết kế chủ yếu để làm hài lòng người khác, và trong quá trình đó vẫn
không biết đến nhu cầu sâu sắc nhất của bản thân. Họ mù quáng trước cảm xúc và
bản năng thực sự của mình. Những cá nhân như vậy có thể tiến đến một điểm trong
cuộc đời mà họ cảm thấy vô nghĩa. Thay vì tiếp cận cuộc sống như một cái khuôn
thử nghiệm để khám phá con người thật, họ thích nghi với những kỳ vọng bên ngoài
và ý kiến đồng thuận.
Để thoát khỏi nanh vuốt của một tính cách tuân thủ quá mức là tìm kiếm sự cô độc
với mục đích kích thích sự biến đổi của bản thân. Khi ở một mình, bạn có thể kết nối
lại với nhu cầu và cảm xúc thực sự của mình, và điều chỉnh lại chiếc “la bàn” bên
trong, thứ đáng tin cậy duy nhất hướng dẫn bạn đến sự hoàn thành bản thân. Không
có gì ngạc nhiên khi các nhà lãnh đạo tôn giáo vĩ đại trong quá khứ đã rút lui khỏi xã
hội trong một khoảng thời gian dài, để tìm kiếm sự thông thái sâu sắc và trường tồn;
đến khi trở lại xã hội, họ chia sẻ những phát hiện đó với phần còn lại của thế giới.
Anthony Storr đã viết về tầm quan trọng của sự đơn độc trong cuộc tìm kiếm sự
chuyển mình:

“…luyện tập khả năng ở một mình là cần thiết để bộ não hoạt động tốt nhất và để cá
nhân đó đạt đến tiềm năng cao nhất của mình. Con người dễ dàng trở nên xa lánh với
những nhu cầu và cảm xúc sâu sắc nhất của chính họ. Sự cô độc tạo điều kiện thuận
lợi cho học tập, suy nghĩ, đổi mới và duy trì kết nối với thế giới nội tâm” (Solitude: A
Return to the Self, Anthony Storr)

Cùng với Anthony Storr, nhà triết học Michel Montaigne cũng như nhà tâm lý học Carl
Jung hiểu tầm quan trọng sống còn của sự cô độc. Đối với Montaigne, sự cô độc là
cần thiết để giữ sự tự do khỏi những ràng buộc do người khác áp đặt, trong khi đối
với Jung, khả năng ở một mình là rất quan trọng đối với những “công việc bên trong”
– nghĩa là khám phá chiều sâu của tâm thức, một “vũ trụ nhỏ” bên trong chúng ta.

“Chúng ta phải bảo tồn một chốn nho nhỏ, nơi tất cả đều riêng và hoàn toàn thoáng
đãng, để thiết lập sự tự do, sự rút lui chính yếu và sự cô độc của chúng ta”
(Montaigne)

“Những năm tháng theo đuổi những hình ảnh nội tâm của mình là quan trọng nhất
trong cuộc đời tôi – trong đó mọi thứ thiết yếu đã được quyết định” (Carl jung)

Công việc có tính sáng tạo và sự cô đơn:

Một cách để tận dụng sự cô độc để kích thích sự tự chuyển đổi là tham gia vào các
công việc có tính sáng tạo. Là động vật có tính xã hội cao, bản sắc của chúng ta
phần lớn được phát triển thông qua sự tương tác với những người khác. Nhưng công
việc sáng tạo cho chúng ta một cơ hội duy nhất để thay đổi bản sắc của mình bằng
cách tự tham khảo. Thông qua việc khám phá trí tưởng tượng và nỗ lực hiện thực
hóa các tác phẩm sáng tạo mới lạ trên thế giới, chúng ta có thể xác định lại thế giới
quan của mình và biến đổi ý thức về bản thân. Theo lời của Storr:
“Người sáng tạo không ngừng tìm cách khám phá bản thân, sửa sang lại bản sắc của
chính mình và tìm kiếm ý nghĩa trong vũ trụ thông qua những gì anh ta tạo ra. Anh ta
thấy đây là một quá trình tích hợp có giá trị, giống như thiền định hoặc cầu nguyện, ít
liên quan đến người khác, nhưng có giá trị riêng của nó. Khoảnh khắc quan trọng nhất
là những lúc anh ta đạt được một số hiểu biết mới, hoặc thực hiện một số khám phá
mới; và những khoảnh khắc này là chủ yếu, nếu không phải lúc nào cũng vậy, khi anh
ta chỉ có một mình” – (Solitude: A Return to the Self, Anthony Storr)

Sự cô độc trong thời hiện đại:

Sự cô độc rất quan trọng trong quá trình thỏa mãn động lực cho sự thành toàn cá
nhân, độc lập và tự giác. Tuy nhiên, trong thời hiện đại, sự cô độc thực sự ngày càng
trở nên khó tìm. Con người ngày nay, ngay cả khi ở một mình về thể chất cũng không
trải nghiệm sự cô độc. Thay vào đó, nhiều người dành thời gian một mình để xem TV
hoặc chìm đắm trong chiếc màn hình máy tính hoặc smartphone. Khi ngày càng có
nhiều cá nhân tự cắt đứt khỏi việc trải nghiệm sự cô độc thực sự, họ sẽ thấy khó
khăn hơn trong việc thành toàn tính cách – để trở thành một cá nhân toàn vẹn, riêng
biệt và độc đáo. Đắm chìm trong những ý kiến, ý tưởng và kỳ vọng của người khác –
ngay cả khi đơn độc – họ sẽ tự động tuân theo thế giới quan vốn được xã hội chấp
nhận và đi theo con đường mà người khác mong đợi, thay vì đáp ứng nhu cầu sâu
sắc nhất của họ và đạt được sự độc đáo.

Giải pháp cho những người tìm kiếm sự vẹn toàn cá nhân:

Nếu bạn thuộc về nhóm thiểu số đang tìm kiếm sự thành toàn để trở thành người
bạn có khả năng trở thành bằng cách hiện thực hóa tiềm năng cao hơn của mình, thì
sự cô độc là điều cần thiết. Bạn phải khắc chế thời gian và không gian để ở một mình
với những suy nghĩ của bản thân: hoặc trong lúc thiền định, khám phá những hình
ảnh bên trong của bạn, hay tham gia vào công việc có tính sáng tạo. Khoảng thời
gian cô độc sẽ kết nối bạn với những khía cạnh sâu sắc hơn của bản thân, cho phép
bạn khám phá ra bạn thực sự là ai và thực sự muốn gì trong cuộc sống, và cho bạn
khả năng chuyển mình thông qua sự tự-tham-khảo. Ở một mình cũng cho phép bạn
nghỉ ngơi khỏi thế giới. Những tiếng ồn, sự bận rộn và những rắc rối gây ra tai họa
trên thế đời đôi khi có thể trở nên quá tải và hủy hoại sức khỏe tâm lý chúng ta. Sự
đơn độc, đặc biệt là trong thời đại ngày nay, như liều thuốc giải độc rất cần thiết cho
sự điên rồ của đời sống.

“When from our better selves we have too long


Been parted by the hurrying world, and droop,
Sick of its business, of its pleasures tired,
How gracious, how benign, is Solitude.” (Wordsworth)

BÀI 2/3: TÂM LÝ VỀ SỰ CÔ ĐỘC


“Sự sợ hãi khi thấy mình cô đơn là những gì họ phải chịu đựng – do đó, họ không thể
tìm thấy chính mình” – (Andre Gide, The Immoralist)

Con người là sinh vật xã hội và không chịu được khi bị cô lập cực độ. Nếu ở một
mình quá lâu, tâm lý của chúng ta bị xuống cấp, dẫn đến tình trạng điên rồ và tuyệt
vọng sâu sắc. Việc giam cầm cách ly và lưu đày có nguồn gốc cổ xưa, cho thấy mọi
người từ lâu đã hiểu rõ nỗi sợ bị cô lập.

Nhưng trong thời hiện đại, nỗi sợ này không bị giới hạn trong các hình thức cô lập
cực đoan, thay vào đó nhiều người sợ phải ở một mình trong bất kỳ khoảng thời gian
dài nào. Bài này giải thích những tác động bất lợi của sự cô độc lên các mối quan hệ
và khám phá các lợi ích khi vượt qua nỗi sợ hãi này và học cách tìm sự an ủi.

Nhiều nhà tư tưởng cho rằng nỗi sợ cô đơn là căn nguyên của nỗi sợ chính mình.
Trong thói quen hàng ngày, chúng ta thường bận rộn với công việc và những người
khác, tính cách xã hội của chúng ta trở nên nổi bật đồng thời những suy nghĩ và cảm
xúc đáng sợ bị đẩy ra ngoài nhận thức. Nhưng khi tránh xa người khác, những khía
cạnh đen tối ẩn tàng bên trong có xu hướng nổi lên.

“Đây là những gì người ta có được khi sự cô độc tiến triển, bao gồm cả quái thú bên
trong” (Nietzsche, Thus Spoke Zarathustra)
Do đó, sẽ nguy hiểm nếu bị cách ly dài ngày với người khác, vì sẽ đến lúc con thú phá
vỡ từ bên trong khiến sự cô độc đè nặng và trở thành một lời nguyền lớn đối với
chúng ta.

Một số người có thể chịu đựng cuộc khủng hoảng đơn độc này, và bởi nỗ lực to lớn
họ đã chế ngự và hòa nhập bóng tối bên trong, nhưng hầu hết sẽ bị phá hủy bởi một
cuộc đối đầu như vậy, đó là lý do tại sao Nietzsche nghĩ rằng “nhiều người nên từ bỏ
sự cô độc” (Nietzsche, Thus Spoke Zarathustra). Phản ứng mặc định của những
người khi thấy sự cô độc quá nặng nề để chịu đựng, là bám lấy người khác.

“Một người chạy đến nhà hàng xóm vì anh ta đang tìm kiếm bản thân, còn người khác
vì anh ta muốn đánh mất chính mình. Tình yêu tồi tệ của bạn đối với bản thân làm cho
sự cô độc trở thành nhà tù đối với bạn” – (Nietzsche, Thus Spoke Zarathustra)

Những người đánh mất mình trong người khác có thể được cứu khỏi sự cô độc,
nhưng họ sẽ trở thành phiên bản què quặt của người mà họ có thể trở thành. Để hiện
thực hóa tiềm năng của mình, chúng ta cần phải thực hiện những gì mà nhà tâm lý
học Abraham Maslow gọi là “metaneeds” hay “highest needs”, bao gồm động lực
cho sự thật, vẻ đẹp và sự tốt lành. Những nhu cầu này, như Ernest Becker đã lưu ý
trong cuốn sách “Denial of Death” của mình, không thể được đáp ứng hoàn toàn bởi
những người khác: “Không thể lấy máu từ một hòn đá cũng như có được linh hồn từ
một thể xác”- (Ernest Becker, Denial of Death). Bất kỳ nỗ lực nào để hoàn thành
“metaneeds” của chúng ta thông qua một mối quan hệ mật thiết sẽ dẫn đến một lý
tưởng giống-như-Thần của đối tác, và một sự phụ thuộc hoàn toàn vào họ cho giá trị
bản thân và bản sắc của chúng ta.

“Nếu đối tác trở thành Thần, họ có thể dễ dàng trở thành Quỷ Dữ; không khó để tìm ra
lý do… Nếu bạn tìm thấy tình yêu lý tưởng và cố gắng biến nó thành người thẩm phán
duy nhất của cái tốt và cái xấu trong bản thân, thước đo cho những cố gắng của bạn,
bạn đơn giản trở thành ảnh phản chiếu của người khác. Bạn đánh mất bản thân trong
người khác, cũng giống như những đứa trẻ ngoan ngoãn đánh mất chính mình trong
gia đình. Không có gì ngạc nhiên khi sự phụ thuộc, cho dù là Thần hay Nô Lệ trong mối
quan hệ, mang theo nó rất nhiều sự oán giận tiềm ẩn” (Ernest Becker, Denial of Death)

Để đảm bảo chúng ta không trở thành nạn nhân của các mối quan hệ phụ thuộc
giống như nhiều người khác ngày nay, chúng ta phải phát triển thứ mà nhà phân tâm
học thế kỷ 20 Donald Winnicott gọi là “khả năng ở một mình – the capacity to be
alone”. Khi nỗi sợ cô đơn khiến một người phụ thuộc vào người khác, họ trở nên quá
tuân phục vì nỗi sợ bị bỏ rơi, và do đó xây dựng cái mà Winnicott gọi là “False Self”,
nghĩa là cá tính của người đó trở thành một phản xạ đơn thuần của mong đợi từ
người khác. (VD bạn ngoan vì bạn nghĩ con bạn thân duy nhất muốn bạn ngoan).
Phát triển khả năng ở một mình và False Self có thể bị phá vỡ, để phá lại True Self
của mình, hay nói cách khác là cảm xúc và nhu cầu đích thực của chúng ta.

Trong thời hiện đại, hầu hết mọi người đều không biết đến lợi ích của sự đơn độc.
Thay vào đó, nhiều người vô tình tuân thủ cái gọi là ”Lý thuyết những quan hệ đối
tượng – Object Relations Theory”, dựa trên hai giả định chính: rằng sự trưởng thành
của tính cách chỉ có thể hoàn thành thông qua các mối quan hệ cá nhân và các mối
quan hệ này là nguồn chính, nếu không muốn nói là duy nhất, của ý nghĩa trong cuộc
sống. Trong tác phẩm “Attachment and Loss”, John Bowlby, một người tuân thủ
quan điểm này, đã viết:

“Những sự gắn bó thân mật với người khác là trung tâm mà cuộc sống của một người
xoay quanh, không chỉ khi anh ta còn là đứa bé sơ sinh hay một đứa trẻ mới biết đi mà
cả tuổi thiếu niên cũng như những năm trưởng thành, và cả khi về già” (John Bowlby,
Attachment and Loss)

“…Sự trưởng thành và liên hợp có thể diễn ra trong phạm vi từ cá nhân bị cô lập đến
mức độ lớn hơn giới hạn tôi cho phép…những người sáng tạo hướng nội có thể xác
định danh tính và đạt được sự thành toàn cá nhân bằng cách tự-tham-khảo, tương tác
với công việc của họ chứ không phải với người khác” (Anthony Storr, Solitude: A Return
to the Self)

Chính khả năng đạt được sự thành toàn cá nhân bằng cách phát triển mối quan hệ
với công việc, đã khiến tác giả người Nga Fyodor Dostoevsky tuyên bố rằng sự cô
độc đối với tâm trí là điều cần thiết như thức ăn dành cho cơ thể. Trong sự cô độc,
chúng ta có thể rèn giũa tính cách của mình khỏi những đòi hỏi vốn bị hạn chế của
người khác, và duy trì sự độc lập trong các mối quan hệ mà chúng ta vun đắp, do đó
đảm bảo chúng ta không mất đi bản sắc của mình trong họ, giống như nhiều người
ngày nay.

Tuy nhiên, khi học cách phát triển trong sự cô độc, chúng ta không được loại bỏ
những nguy hiểm mà Nietzsche đã nói đến, những nguy cơ đã khiến Goethe viết:
“không có gì nguy hiểm hơn sự cô độc” – (Goethe, The Sorrows of Young Werther).
Chúng ta có thể tăng khả năng đối phó với những nguy hiểm này, tuy nhiên, nếu xem
xét tính khả thi mà lợi ích của sự cô độc được đưa vào trong những nguy hiểm của
nó, có nghĩa là chỉ bằng cách tự nguyện tìm kiếm sự cô độc và đối mặt với bóng tối,
chúng ta mới có thể rút ra những lợi ích của việc ở một mình, và cuối cùng đạt được
sự tự tin hiếm có của một người lấy lại chủ quyền đối với chính mình.

BÀI 3/3: CÔ ĐỘC VÀ SỰ THÀNH TOÀN TÍNH CÁCH


Đừng chết vì sự đau khổ của người khác” – Baltasar Gracián

Có vô số cách mà chúng ta phá hoại chính mình, nhưng đôi khi các vấn đề không
phải do chúng ta tạo ra, mà bởi những người xung quanh.

“Một người không vui vẻ là đủ gây ra sự chán nản và u ám cho cả một gia đình, và thật kỳ diệu nếu
không có một người như vậy. Hạnh phúc gần như không phải là một căn bệnh truyền nhiễm” –
Nietzsche, The Gay Science

Có một sự thẩm thấu cảm xúc tồn tại giữa những con người, và như Nietzsche chỉ ra,
sự thẩm thấu này đặc biệt mạnh ở các trạng thái tiêu cực của tâm trí. Nhưng môi
trường xã hội nghèo nàn không chỉ làm ta có chút lo lắng, bi quan hay tức giận, mà
còn có thể ảnh hưởng đến chúng ta theo những cách tồi tệ hơn và một trong số đó là
cản trở sự thành toàn cá nhân (self-realization – hoàn thành tiềm năng của con
người). Lý do rất đơn giản: nếu mọi người không phát huy hết tiềm năng của họ, nếu
các thành viên gia đình, bạn bè và đồng nghiệp của chúng ta thụ động, thờ ơ, lo âu
quá mức hoặc lo lắng kinh niên, thì khi ở gần họ sẽ rất khó khăn để chúng ta củng cố
niềm tin rằng mình có thể khác biệt. Do đó, việc cắt đứt chuỗi quan hệ xã hội không
lành mạnh có thể là bước cần thiết đầu tiên để phát huy tiềm năng bên trong của
chúng ta và trở nên thành toàn hơn, hoặc theo thuật ngữ của Carl Jung, một cá nhân
toàn vẹn trong tính cách hơn (individuation – xem thêm các bài về sự “thành
toàn Tự Ngã” ở các link bên dưới)

“Ở đây, người ta có thể hỏi. . .tại sao một người lại muốn trở nên thành toàn ? Quá trình ấy là bắt
buộc bởi vì, khi “lây nhiễm” từ người khác, anh ta rơi vào những tình huống và thực hiện các hành
động bất hòa với chính mình… và hành động theo đường lối trái với bản chất của cá nhân anh ta.
Theo đó, anh ta không thể là chính mình, cũng không chịu trách nhiệm về mình. Anh ta cảm thấy
mình ở trong tình trạng xuống cấp, không tự do, phi đạo đức. Nhưng sự bất hòa với chính anh ta
chính là tình trạng không thể chịu đựng được và tình trạng loạn thần kinh chức năng mà anh ta tìm
cách thoát ra, và sự giải thoát khỏi tình trạng chỉ thành công khi anh ta là chính bản thân mình và
cảm thấy thoải mái với bản chất thật nhất.” – Carl Jung, Two Essays in Analytical Psychology

Hành động phù hợp với con người thật của chúng ta là nhiệm vụ của cả cuộc đời.
Nhưng khi bị bao quanh bởi những ảnh hưởng tha hóa từ người khác thì nhiệm vụ
này trở nên khó khăn. Nếu chúng ta thấy xã hội đang cản trở mình thì phải làm sao
đây? Giải pháp lý tưởng là chuyển sang một xã hội mới, một thế giới có nhiều người
nâng đỡ chúng ta và sở hữu những đặc điểm mà chúng ta muốn tôi luyện. Dành
nhiều thời gian hơn với những người đang đi trên con đường thành toàn tính cách, để
khuyến khích bản thân chúng ta làm điều tương tự. Nhưng đôi khi giải pháp lý tưởng
này không khả thi. Đối với rất nhiều người đang trong tình trạng bất hòa hợp ngày
nay, tìm kiếm một xã hội lành mạnh để hòa mình vào có vẻ khó khăn.

Nếu không thể tìm ra môi trường tốt hơn, thì lựa chọn kế tiếp là nên giảm thời gian
chúng ta dành cho người khác và dành nhiều thời gian ở một mình hơn. Điều này có
vẻ giống đơn thuốc cho bệnh tâm thần vì cuộc sống thiếu sự tương tác qua lại
thường được xem như con đường dẫn đến suy thoái tinh thần. Nhưng việc rút lui vào
sự tồn tại đơn độc hơn, nếu được sử dụng đúng đắn, là một cách tuyệt vời để thúc
đẩy sự phát triển cá nhân và thể hiện một cuộc sống có ý nghĩa hơn.

“Khả năng ở một mình là một nguồn lực có giá trị khi cần thay đổi thái độ tinh thần. Sau những
thay đổi lớn trong các hoàn cảnh, có thể cần phải đánh giá cơ bản lại tầm quan trọng và ý nghĩa
của sự tồn tại. Ở một nền văn hóa trong đó mối quan hệ giữa các cá nhân thường được coi là giải
pháp cho mọi thể loại stress, đôi khi rất khó để thuyết phục những người có ý tốt muốn giúp đỡ
rằng: việc để nạn nhân một mình trong yên tĩnh có tác dụng trị liệu như sự hỗ trợ cảm xúc vậy” –
Anthony Storr, Solitude: A Return to the Self

Sự đơn độc thúc đẩy việc thay đổi bản thân vì nó giải phóng chúng ta khỏi nhu cầu
và mong đợi của người khác, do đó, cho phép sự phản ánh nội tâm cần thiết để tìm
hiểu rõ hơn chúng ta là ai. Nhưng cô độc cũng là trạng thái lý tưởng cho việc sử dụng
các biện pháp tưởng tượng và chính trí tưởng tượng mang đến cho chúng ta những
điều khả thi và những gì chúng ta có thể trở thành.
“Giả sử tôi không hài lòng với thói quen của mình, hoặc cảm thấy có những kinh nghiệm hoặc sự
hiểu biết về bản thân mà tôi không thể tiếp cận. Một cách để khám phá những điều này là tránh xa
môi trường hiện tại và xem những gì nổi lên. Điều này không phải không có những nguy hiểm của
nó. Sự hỗn loạn là cần thiết để khởi đầu bất kỳ hình thức tổ chức mới hoặc liên hợp với tâm trí.
Không ai có thể nói, cho đến khi anh ta trải nghiệm nó, nếu các khuôn mẫu trước đây bị gián đoạn
thì có mang lại kết quả gì tốt hơn không” – Anthony Storr, Solitude: A Return to the Self

Một cách để tổ chức lại các khuôn mẫu cuộc sống của chúng ta bắt đầu quá trình
lâu dài, thoát khỏi các mối quan hệ xã hội vốn định hình quá khứ của chúng ta, và tập
trung năng lượng nuôi dưỡng ơn gọi và mục đích cho cuộc sống. Nhiều người trong
thế giới hiện đại coi mối quan hệ giữa người và người là nguồn gốc của ý nghĩa cuộc
sống, thì văn hóa của chúng ta có thể đã đi quá xa và trong quá trình này, phớt lờ một
bước quan trọng khác vốn làm nền móng xây dựng một cuộc sống có ý nghĩa, như
Storr giải thích:

“Tôi ít tin rằng các mối quan hệ cá nhân thân mật là nguồn duy nhất của sức khỏe và hạnh phúc.
Ngày nay, một điều nguy hiểm là tình yêu đang được lý tưởng hóa thành con đường duy nhất đến
sự cứu rỗi. Khi Freud được hỏi điều gì tạo nên sức khỏe tâm lý, ông trả lời đó là khả năng yêu và
làm việc. Chúng ta đã quá nhấn mạnh cái trước, và quá chú ý đến cái sau. . tập trung quá độ vào
các mối quan hệ cá nhân dẫn đến việc không xem xét những cách khác để tìm kiếm sự thỏa mãn,
thành toàn” – Anthony Storr, Solitude: A Return to the Self

Trong cuốn sách “Solely: A Return to the Self” , Storr kể chi tiết về nhiều người nổi
tiếng đã định hướng cuộc sống mình xung quanh công việc và những người khác
trong quá trình tạo ra cuộc sống có ý nghĩa. Các nhà văn như Beatrice Potter và
Anton Chekhov lớn lên trong điều kiện xã hội khủng khiếp nhưng trước khi rơi vào hố
sâu tuyệt vọng, họ khám phá ra ý nghĩa thông qua công việc của họ và học được
rằng sự sáng tạo, và trật tự bên trong mà nó thúc đẩy, có thể là liều thuốc giải độc
hiệu quả cho rối loạn bên ngoài của một thế giới xã hội bệnh hoạn. Nhưng cũng có
vô số cá nhân không phải chịu đựng môi trường xã hội đặc biệt khắc nghiệt, mà họ
họ vẫn nhận ra ý nghĩa đời họ bao gồm các sở thích và công việc. Carl Jung và
Sigmund Freud, hai người đàn ông dành cả cuộc đời để nghiên cứu các yếu tố thúc
đẩy sự hưng thịnh của con người, đã chọn chính con đường này.

“Một điều đáng chú ý, khi viết cuốn tự truyện của mình, hai nhà phân tích nguyên bản nhất của thế
kỷ 20 hầu như không dành bất kỳ khoảng trống nào cho vợ và gia đình của họ, hoặc bất cứ điều gì
cứu vãn sự phát triển ý tưởng tương ứng của họ. Trong hai công trình nghiên cứu “An
Autobiographical Study” của Freud và “Memories, Dreams, Reflections” của Jung chẳng nhắc gì về
mối quan hệ giữa tác giả và những người khác. Chúng ta có thể hoan nghênh quyết định và thông
cảm với mong muốn riêng tư của họ; nhưng cũng có thể kết luận một cách công bằng rằng họ hết
mực tập trung vào bản thân mình” – Anthony Storr, Solitude: A Return to the Self

Nếu chọn con đường này và rút lui vào sự cô độc để định hướng lại cuộc sống của
chúng ta xung quanh ơn gọi, quá trình này có thể là phương tiện đến một cuộc sống
xã hội trọn vẹn hơn. Khi tìm kiếm hình thức công việc bổ ích nội tại và dành thời gian
cần thiết để trở nên xuất sắc trong lĩnh vực của mình, chúng ta sẽ trở nên chắc chắn
hơn về bản thân và ít cần sự công nhận từ người khác. Nói cách khác, chúng ta trở
thành người có năng lực cao hơn và trong xã hội, ít nhất là về mặt sức khỏe tâm lý,
những người cùng tầng giá trị có xu hướng hấp dẫn nhau. Càng di chuyển theo
hướng toàn vẹn hóa cá nhân, chúng ta càng bị hút về phía những người khác đang
làm điều tương tự. Hơn nữa, khi trở nên tự chủ hơn và ít đòi hỏi người khác hơn, các
mối quan hệ hiện tại của chúng ta có thể được cải thiện do kết quả trực tiếp, như
những người tìm thấy ý nghĩa thông qua công việc của họ hoặc như Storr giải thích:

“Mong đợi rằng việc thỏa mãn các mối quan hệ thân mật nên (lý tưởng nhất) mang lại hạnh phúc,
nếu không, chắc chắn phải có điều gì đó không ổn với những mối quan hệ kia, dường như bị phóng
đại… Có thể chính sự lý tưởng hóa của chúng ta về các mối quan hệ giữa các cá nhân ở phương
Tây khiến hôn nhân, được cho là sự ràng buộc mật thiết nhất, trở nên không ổn định. Nếu chúng ta
không coi hôn nhân là nguồn hạnh phúc chính thì sẽ có ít cuộc hôn nhân kết thúc trong nước mắt
hơn” – Anthony Storr, Solitude: A Return to the Self

Việc rút lui vào sự cô độc là một trong những kỹ thuật có thể được sử dụng để thúc
đẩy sức khỏe tinh thần và cải thiện cuộc sống. Nhiều người sau khi nghe những điều
như vậy, có thể trải nghiệm cảm giác lạc quan nhất thời và một chút khích lệ, nhưng
sau đó nhanh chóng quay lại làm những việc thường ngày. Chẳng có gì thay đổi và
cuộc sống vẫn tiếp tục như trước đây. Trong nỗ lực chống lại sự thụ động, ở các bài
sau chúng tôi sẽ cung cấp cách thức để để đóng khung cuộc sống của bạn để
khuyến khích bạn mạnh dạn hơn trong lựa chọn và hành động. Khi mắc sai lầm,
nhiều người nghĩ rằng sự đổi thay mang đến những nguy hiểm nghiêm trọng, trong
khi không thay đổi sự lựa chọn mới là nguyên nhân.

“Tại sao mọi người cứ lặp đi lặp lại hành vi tự hủy hoại như vậy? Alexander Lowen đã viết: “Để trả
lời câu hỏi này, tôi sẽ so sánh cá tính…như một cái vỏ ốc. Bước ra khỏi cá tính giống như được sinh
ra hay chính xác hơn là tái sinh. Đối với một cá nhân có ý thức, đây là một động thái rất đáng sợ và
có vẻ nguy hiểm nếu thực hiện. Sự nứt vỡ của vỏ ốc tương đương việc đối đầu với cái chết. Sống
trong vỏ ốc dường như đảm bảo sự sống còn, ngay cả khi nó hạn chế nghiêm trọng cuộc sống của
một người. Ở trong vỏ bọc và đau khổ dường như an toàn hơn là liều chết vì tự do và niềm vui” –
Alexander Lowen, The Voice of the Body

You might also like