You are on page 1of 4

Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm

Đọc hiểu văn bản


1. Hai câu đề: Nhàn trong cuộc song lao động thôn dã
Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
=> Câu thơ đầu tiên gợi ra một cõi riêng đầy sinh thú trong cuộc sống của nhà thơ. Chủ thể hiện
lên trong hình ảnh của một “lão nông tri điền” vốn quen thuộc với cuộc sống lao động bình dị,
điền viên, cuộc sống “tạc tỉnh canh điền” (đào giếng lấy nước uống, cày ruộng lấy cơm ăn), cuộc
sống tự cấp tự túc của những nhà nho ở ẩn, không mưu cầu vật chất, không phụ thuộc vào ai.
=> Qua đó phần nào đã bộc lộ được thái độ ung dung, tự tại, thanh thản của nhà thơ.
- Từ láy “Thơ thẩn”: ung dung, thong thả, không vướng bận bất cứ điều gì
- “Vui thú”: nhà thơ lấy chuyện lao động, chuyện đồng áng làm thú vui
=> Hài lòng, thỏa mãn với cuộc sống của mình
- “Dầu ai”: mặc cho ai, ngầm so sánh giữa ta và người (thủ pháp đối lập)
=> “Nhàn” trong quan niệm của tác giả không chỉ là niềm vui sống, hạnh phúc sống mà còn là sự
lựa chọn và quan điểm sống. Ông kiên định với lối sống mà mình đã chọn, đối lập dứt khoát với
những thú vui khác, với người đời bon chen. => Tinh thần dũng cảm với lựa chọn của chính mình.
- Nhịp thơ 2/2/3 + thanh bằng ở cuối câu: Nhịp thơ chậm, âm điệu ngân vang, trải dài về cuối câu
=> Nhấn mạnh phong thái ung dung, tự tại không phiền muộn lo âu của tác giả
=> Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tìm được niềm vui thực sự trong công việc lao động, làm bạn với cuộc
sống giản dị nơi thôn dã. Nhà thơ tận hưởng nó trong sự thư thái của tâm hồn.
2. Hai câu thực: Nhàn trong việc lựa chọn không gian sống
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
- Nghệ thuật đối lập: Ta > < người

Dại >< khôn


Nơi vắng vẻ >< chốn lao xao
- Nghệ thuật ẩn dụ:
+ Nơi vắng vẻ : nơi tĩnh lặng, nơi thôn quê, dân dã, không giành giật, bon chen, nơi thư thái của
tâm hồn.
+ Chốn lao xao : chốn quan trường, nơi đô hội, nơi tranh giành quyền lợi.
-Cách nói ngược nghĩa : Ta dại – người khôn.
 Ý thơ hóm hỉnh đùa vui trong cách nói ngược  “Dại” thực chất là “khôn” và ngược lại.
 Khẳng định bản lĩnh cá nhân và mỉa mai cái “khôn” của người khác
Hai câu thơ đã cho thấy sự đối lập gay gắt giữa ta và người, giữa cá nhân và xu hướng của đám
đông.
=> Đó là sự lựa chọn chủ động, đầy bản lĩnh và trí tuệ của NBK, quay lưng với chốn bon chen
cửa quyền, lánh xa vòng danh lợi để tìm về chốn thanh thản, bình yên cho tâm hồn. Phải là một
người thật sự trải đời, hiểu đời, thành thực với bản thân thì mới có thể có một sự lựa chọn dứt
khoát và minh triết đến vậy.
Liên hệ: Khôn mà hiểm độc là khôn dại
Dại ấy hiền lành, ấy dại khôn
(Thơ Nôm – bài 94, Nguyễn Bỉnh Khiêm)
3. Hai câu luận: Nhàn trong cuộc song sinh hoạt hàng ngày
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao,
- Thức ăn: Thu: ăn măng trúc
Đông: ăn giá
- Sinh hoạt: Xuân : tắm hồ sen
Hạ: tắm ao
=> Mùa nào thức ấy, tận hưởng, thưởng thức những sản vật mà thiên nhiên ban tặng.
Cuộc sống thôn dã đủ đầy, không phải nhọc công tìm kiếm, tranh đấu
=> Cuộc sống đạm bạc, dân dã, hòa mình với thiên nhiên.
- Phép liệt kệ:
+ Bức tranh tứ bình về cảnh sinh hoạt với 4 mùa xuân - hạ - thu – đông bình dị, mộc mạc mà thanh
cao.
+ Sự chủ động, thoải mái của con người trước thời gian
=> Gần với tư tưởng “vô vi” của Lão – Trang, lối sống của những bậc ẩn sĩ, hiền triết thường lựa
chọn.
Liên hệ: Sáng ra bờ suối, tối vào hang, Liên hệ: Côn Sơn suối chảy rì rầm,

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng. Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Côn Sơn có đá rêu phơi,

Ta ngồi trên đá như ngồi đệm êm.


(Tức cảnh Pác Bó – Hồ Chí Minh) Trong ghềnh thông mọc như nêm,

Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.

Trong rừng có bóng trúc râm,

Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ


nhàn.

(Côn Sơn ca –
=> Hai câu thơ nói chuyện ăn, chuyện tắm nhưng không hề dung tục, tầm thường mà vẫn
cứ thế nhẹ nhàng đi vào thơ ca với thủ pháp đối và nhịp thơ đều đặn, chậm rãi.
=> Nhàn trong quan niệm của nhà thơ là sống hòa hợp với thiên nhiên, trở về với ngôi
nhà của mẹ thiên nhiên để được di dưỡng và thanh lọc, làm cho tâm hồn con người trở
nên đẹp đẽ và trong sáng hơn.
4. Hai câu kết: Nhàn trong mối quan hệ với phú quý, danh lợi
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
- Hình ảnh của thi nhân hiện ra qua hành động “uống rượu cội cây” : Thú tiêu dao của
bậc trí thức.
=> Chúng ta hình dung hiện ra trước mắt mình là một NBK với túi thơ và bầu rượu trong
phong thái đủng đỉnh, an nhàn, ngồi tựa vào gốc cây thưởng rượu ngon mà thấy tâm hồn
lâng lâng, thấy phú quý trong cuộc đời như nhòe mờ trước mắt.
- Tác giả đã sử dụng thành công điển tích Thuần Vu Phần uống rượu say nằm ngủ dưới
gốc cây hòe, mơ thấy mình đến nước Hòe An được hưởng công danh phú quý. Khi bừng
tỉnh dậy hóa ra chỉ là một giấc chiêm bao, thấy dưới cành hòe chỉ có một tổ kiến.
=> Triết lí: Phú quý, danh lợi chỉ như một giấc chiêm bao mà thôi vậy thì sao con người
cứ phải nhọc nhằn, cầu canh, khốn đốn, giành giật vì nó.
- Ẩn dụ: rượu – cám dỗ trong cuộc đời, công danh phú quý tựa như men rượu có thể làm
say người, đánh mất chính mình.
Liên hệ: Xưa nay, phường danh lợi,
Tất tả trên đường đời
Đầu gió hơi men thơm quán rượu,
Người say vô số, tỉnh bao người?
(Bài ca ngắn đi trên bãi cát - Cao Bá Quát)
=> Hai câu thơ cuối tái hiện tư thế của một triết nhân với cái nhìn thông tuệ của một con
người hiểu đời, trải đời.
=> Phong thái của một tiên ông thoát tục, không chỉ đứng ngoài vòng danh lợi mà còn
đứng trên thói đời tầm thường, bon chen.
=> Sự lựa chọn sáng suốt, bản lĩnh của một trí tuệ minh mẫn, một nhân cách cao đẹp.
=> Hai câu thơ cuối kết tinh vẻ đẹp sâu sắc nhất, cốt lõi nhất trong quan niệm của NBK
về lối sống nhàn: nhàn là tránh xa danh lợi bon chen để sống một đời thanh thản, không
thẹn với người, với đời và với chính lòng mình.
* Quan niệm sống “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Nhàn

- Sống thư thái, thảnh thơi trong tâm Sống hòa mình với
hồn. thiên nhiên, thuận Xem thường công danh,
theo tự nhiên. tránh xa vòng danh lợi.
- Cuộc sống mộc mạc, bình dị gắn
liền với lao động thôn dã. (2 câu luận) (2 câu thực + 2 câu kết)
(2 câu đề)
=> Nhàn không chỉ là tâm thế sống, niềm vui sống mà còn là một quan niệm sống, một triết lí
sống
Bàn luận, mở rộng thêm:
“Nhàn” trong quan niệm sống của NBK không đồng nghĩa với lối sống “độc thiện kì thân”, bỏ
mặc đời. Sự lựa chọn lối sống “nhàn” một cách chủ động, bản lĩnh chính là cách hành xử tiêu
biểu của kiểu nhà nho mang chí hướng hành đạo nhưng không gặp thời, phù hợp với quan niệm
của Nho giáo: “Dụng chi tắc hành, xả chi tắc tàng” (Dùng thì tham gia hành đạo, bỏ thì lui về ở
ẩn). Bài thơ Nhàn của NBK in đậm dấu ấn tinh thần con người cá nhân trước một thời đại mất
phương hướng, chao đảo, loạn lạc, nhiều đổi thay và cách lựa chọn của ông cũng như nhiều nhà
nho khác là con đường duy nhất để bảo toàn cốt cách thanh cao, không vấy đục với đời.

Tổng kết:
Nội dung Nghệ thuật

- Khẳng định quan niệm sống - Từ ngữ, hình ảnh tự nhiên, mộc mạc.
"nhàn": hòa hợp với tự nhiên, giữ cốt - Sử dụng đạt hiệu quả nghệ thuật: đối,
cách thanh cao, không màng danh điệp, điển tích.
lợi. - Giọng thơ nhẹ nhàng, hóm hỉnh.
- Khẳng định vẻ đẹp nhân cách và trí Chất trữ tình hòa quyện với chất triết lí,
tuệ của nhà thơ NBK. giáo huấn.

You might also like