You are on page 1of 7

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

KHOA VIÊN THÔNG

……… oOo ………

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN


TÊN MÔN HỌC :
KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM
Họ tên sinh viên :
Lớp :
Mã sinh viên :
Ngày sinh :
Số điện thoại :
Giáo viên hướng dẫn :

HÀ NỘI -2020

1
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
VIỆN KINH TẾ BƯU ĐIỆN
Tầng 9 nhà A2, Km10, Đường Nguyễn Trãi, Hà Đông, Hà Nội.

ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN


Học phần: Kỹ năng làm việc nhóm
Lớp: SKD1102 nhóm 19 Thời gian viết: Từ ngày 27/10/2020- 03/11/2020

ĐỀ SỐ 07
Sinh viên có số thứ tự từ số 01 đến số 37
Câu 1: Theo bạn cuộc họp đầu tiên của một nhóm cần làm những nội dung công việc gì?
Những quy định nào nên được đề ra trong cuộc họp đó để công việc của nhóm tiến hành
trôi chảy ? Hãy liệt kê và lý giải những quy định đó ?
Câu 2: Bạn hãy chỉ ra một số hạn chế của người Việt trong làm việc nhóm, những hạn
chế này có ảnh hưởng thế nào đến hiệu quả làm việc của nhóm? Rút ra những điều gì tâm
đắc của bản thân khi làm việc trong nhóm ?.
Câu 3: Áp dụng với tất cả sinh viên:
Thảo vừa được giao nhiệm vụ phụ trách một nhóm gồm 13 thành viên . Cả nhóm
Thảo cùng phải thực hiện một công việc và nếu hoàn thành tốt sẽ nhận được phần thưởng
xứng đáng. Thảo rất hăm hở bắt tay vào việc , cô phân công công việc cụ thể cho từng
người. Theo cô nếu mỗi người đều làm tốt phần việc của mình thì nhóm sẽ được thưởng
xứng đáng. Tuy nhiên, mọi việc không như Thảo nghĩ, chỉ có 5 người tích cực với công
việc được giao, số khác gần như chỉ làm theo cách đối phó, họ khá thờ ơ với công việc
chung và phần thưởng. Thảo hết sức bối rối.
Câu hỏi?
1. Vì sao một số người thờ ơ với nhóm?
2. Thảo nên làm gì để đưa nhóm làm việc hiệu quả?

Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2020

TRƯỞNG BỘ MÔN GIẢNG VIÊN RA ĐỀ

2
BÀI LÀM :

Câu 1:

 Cuộc họp đầu tiên của một nhóm là rất quân trọng và theo em cần phải làm những
nội dung công việc như sau :
1. Giai đoạn chuẩn bị:

 Xác định mục tiêu cụ thể cho cuộc họp : Để có một cuộc họp hiệu quả, bạn
cần xác định rõ mục tiêu cụ thể, các nhiệm vụ cần đạt được. Từ đó, bạn sẽ
xác định được phương hướng và các công việc cần làm để chuẩn bị kĩ lưỡng
cho cuộc họp. Điều này giúp cho buổi họp diễn ra đúng hướng, tiết kiệm
thời gian cho các thành viên tham gia.
  Xác định địa điểm họp: Việc chọn địa điểm thích hợp cho cuộc họp góp
phần tạo cảm giác thoải mái cho các thành viện và tránh bớt tình trạng đến
muộn ảnh hưởng đến cuộc họp.
 Xác định thời gian bắt dầu cuộc họp và ước lượng thời gian kết thúc cuộc
họp.
 Gửi tiến trình cuộc họp cho những người tham gia : Để các thành viên nắm
được nội dung cuộc họp và có thời gian chuẩn bị, nhóm trưởng cần tóm tắt
công việc và mục đích của cuộc họp cho các thành viên tham dự. Trong đó
cần ghi rõ thời gian, nội dung cụ thể cho từng hạng mục thảo luận cùng với
một lịch trình hợp lý.  Như vậy, mọi người sẽ có thời gian chuẩn bị các tài
liệu, giấy tờ liên quan và có đóng góp hiệu quả hơn.
 Thu thập các tài liệu bạn cần để mang đến cuộc họp.
2. Giai đoạn tiến hành cuộc họp :
 Trưởng nhóm để các thành viên tự giới thiệu về mình,v.v…
 Trưởng nhóm phân công cho một người làm thư ký để ghi chép các quyết
định ,các vấn đề được nêu lên và được thảo luận.
 Truyền đạt về mục đích, làm rõ, diễn giải các vấn đề trong cuộc họp và kết
quả mong đợi với tất cả thành viên trong nhóm.
3
 Thảo luận với các thanh viên trong nhóm về hướng giải quyết các vấn đề
được nêu ra.
 Khuyến khích mọi người đưa ra ý tưởng, điều quan trọng là tập trung vào
chủ đề và chất lượng của ý tưởng chứ không phải người đưa ra ý tưởng ấy.
  Thừa nhận và tăng cường những sự đóng góp có tính xây dựng.
  Làm cho cả nhóm và các thành viên trong nhóm nhận thức về vị trí của họ
trong công việc.
 Tổng kết lại các điểm chính của cuộc họp, xác định rõ nội dung cụ thể của
từng nhiệm vụ, hỏi lại và chắc chắn rằng mọi người đều nhất trí với kết quả
đã đạt được.
 Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm, đặt thời gian bắt đầu
và kết thúc cho mỗi nhiệm vụ.

3. Giai đoạn kết thúc cuộc họp :


 Xác định lại những nhiệm vụ tiếp theo sau buổi họp.
 Xem xét lại cách phân công nhiệm vụ cho từng thành viên và đảm bảo rằng
họ nắm rõ công việc của mình, đồng thời lập ra được kế hoạch hành động.
 Tóm tắt lại những kết quả đạt được sau buổi họp và cảm ơn các thành viên
đã tham gia và đóng góp tích cực cho cuộc họp.
 Những quy định nên được đề ra trong cuộc họp đó để công việc của nhóm tiến
hành trôi chảy là :
 Giữ thái độ nghiêm túc trong buổi họp, nghiêm túc nhưng vui vẻ khi tham dự :
Một cuộc họp muốn đi đến kết quả tốt nhất thì cần phải có thái độ nghiêm túc với
công việc được nêu ra để tìm phương pháp giải quyết một cách nhanh và hiệu quả
nhất, nhưng cũng đừng cứng nhắc quá nếu không sẽ tạo nên một loại áp lực lên các
thành viên trong nhóm làm giảm hiệu quả của cuộc họp.
 Tập trung vào giải quyết các vấn đề trong cuộc họp. Tránh lạc đề hay sa đà vào các
vấn đề cá nhân : Nếu không tập trung thì sẽ rất hay mắc phải các lỗi lầm trong
công việc, sẽ ảnh hưởng đến các ý tưởng cũng như độ sang suốt trong các lần giải
quyết công việc, sẽ hay lạc đề cũng như dễ sa đà vào các vấn đề cá nhân dẫn đến
sự ảnh hưởng tốc độ làm việc của cả nhóm .
 Nêu lên các khoảng thời gian bắt đầu, nghỉ giải lao và kết thúc cuộc cuộc họp : Để
cho các thành viên ý thức được thời của cuộc họp.
 Nêu lên một số cách giải quyết mâu thuẫn nếu xảy ra : Trong khi thảo luận để tìm
hướng giải quyết cho công việc của nhóm , khó tránh khỏi sẽ phát sinh một số mâu
thuẫn giữa các thành viên trong nhóm , để tránh tình trạng các mâu thuẫn từ bé

4
phát triển lớn hơn sẽ rất khó giải quyết nên cần phải nêu một số phương pháp giải
quyết ngay từ khi bắt đầu.
 Các thành viên trong nhóm phải tôn trọng và giúp đỡ nhau: Mỗi thành viên trong
nhóm phải tôn trọng ý kiến của những người khác bằng động viên, hỗ trợ nhau,
biến chúng thành hiện thực.
 Không nên thảo luận những vấn đề riêng tư : Giúp đảm bảo quyền riêng tư của mỗi
thành viên trong nhóm sẽ khiến cho họ có cảm giác được tôn trong và sẽ tích cực
tham đóng góp cho nhóm .

Câu 2:
 Khi làm việc nhóm người Việt chúng ta thường có những hạn chế sau:
 Thường hay quan tâm và nể nang các mối quan hệ .
 Không tuân thủ các quy định cũng như các luật lệ của nhóm đã đề ra trước đó .
Ví dụ : Đi muộn , làm việc cợt nhả ,…
 Sự không tự giác , bị thụ động trong công việc.
 Tư duy theo số đông, và dễ bị đã động bởi các đánh giá khách quan bên ngoài.
 Các mâu thuẫn trong công việc.
 Có xu hướng tiếp cận vấn đề theo lợi ích cá nhân rồi mới đến quyền lợi của
nhóm, đang còn ít tương tác với nhau.
 Những hạn chế này ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả làm việc của nhóm . Ví dụ
như :
 Tâm lý “nể nang” là một đặc tính tối , nó tồn tại ở rất nhiều người .
Tuy nhiên, nếu quá nể nang thì tập thể nhóm sẽ không thể phát triển,
các thành viên luôn hài lòng với một ý tưởng bất kì được đưa ra,
không ai dám tranh luận vì sợ mất đi mối quan hệ vốn có. Chính vì
thế mà công việc không được giải quyết hiệu quả và đúng tiến độ.
 Việc không tuân thủ các quy định sẽ dẫn đến nhóm mất đoàn kết ,
không có tinh thần tập thể và ý thức chung trong công việc làm năng
suất làm việc của nhóm đi xuống.
 Không tự giác , thụ động trong công việc hay còn gọi là ngồi mát ăn
bát vàng , không đóng góp ý tưởng , luôn đồng ý với ý kiến người
khác đưa ra trong khi mình không hiểu hoặc không đồng ý , luôn chờ
người khác gánh cho mình . Đây là một trong những thái độ có hại
cho nhóm nhất .
 Khi tư duy theo số đông nhóm sẽ không nhìn nhận chính xác về công
việc của mình đang làm dẫn đến có thể cả nhóm sẽ đi sai phương
hướng.
 Các mâu thuẫn hay các cách tiếp cận vấn đề theo hướng lợi ích cá
nhân trong khi không quan tâm đến quyền lợi của tập thể nhóm và
các thành viên trong nhóm làm giảm sự đoàn kết và tinh thần làm
việc của các thành viên , sẽ đẫn đến sự ít tương tác giữa các thành

5
viên và bị cô lập làm giảm thành tích cũng như hiệu quả giải quyết
công việc của nhóm.

 Kinh nghiệm của em rút ra sau khi làm việc nhóm là :


 Phải hòa đồng , tôn trọng mọi người trong nhóm.
 Tích cực tham gia đóng góp ý tưởng để xây dựng nhóm.
 Tránh bàn luận về lợi ích và quyền lợi của từng cá nhân.
 Luôn tuân thủ các quy định nhóm đã đề ra.
 Luôn phải học hỏi và rút kinh nghiệm để hoàn thiện bản thân mình qua việc
tương tác với các thành viên trong nhóm .
 Giải quyết mâu thuẩn một cách có lợi cho cả đôi bên tránh tình trạng mất đoàn
kết.
 Cố gắng hoàn thành công việc được giao trước thời hạn hoặc đúng thời hạn.
Câu 3:
1. Vì sao một số người thờ ơ với nhóm ?
Vì :
 Thảo đã làm thiếu một điều quan trọng đó là tổ chức cuộc họp với các thành viên
của nhóm mà Thảo phụ trách để đưa ra giải pháp giải quyết các vấn đề, các hướng
đi trong công việc để đạt được kết quả tốt nhất nên làm cho các thành viên trong
nhóm không có hứng thú với công việc cũng như thiếu sự tương tác giữa các thành
viên trong nhóm với nhau.
 Thảo không bàn bạc với nhóm để tìm ra hướng và các bước giải quyết công việc
mà trực tiếp phân công công việc luôn.
 Thảo không giới thiệu với cả nhóm về công việc và phần thưởng .
 Thảo đã phân công công việc cho từng người nhưng chỉ là một phần nhỏ lượng
công việc của nhóm rất riêng lẻ không có sự liên kết của nhóm nên mọi người
không biết công việc chính mà nhóm mình được giao là gì làm mất hứng thú cũng
như tinh thần làm việc.
 Mọi người không ý thức được vị trí và tầm quan trọng công việc mà mình được
giao hoặc công việc được giao không phải sở trường của họ dẫn đến việc đa phần
thành viên trong nhóm làm qua loa cho xong .
 Trong nhóm có 13 người thì có 5 người tích cực , thì số người còn lại khá bị thụ
động , chưa có sự tự giác trong công việc , thiếu tinh thần trách nhiệm đối với công
việc được giao.
2. Thảo nên làm gì để đưa nhóm làm việc hiệu quả?
Những điều Thỏa nên làm để đưa nhóm làm việc một cách có hiệu quả :
 Cần tổ chức một cuộc họp với các thành viên trong nhóm sau khi nhận công
việc.
 Trình bày với nhóm về công việc , thời gian bắt đầu , thời gian kết thúc và
phần thưởng khi hoàn thành công việc.
 Tạo mục tiêu chung cho cả nhóm.

6
 Đặt ra một số quy định trong nhóm và Thảo phải là tấm gương gương mẫu
cho cả nhóm.
 Khích lệ các thành viên đưa ra ý kiến, hướng giải quyết, tạo không khi sôi
nỗi giữa các thành viên với nhau , làm các thành viên trong nhóm giao tiếp
một cách hiệu quả với nhau trong sự tin tưởng , tôn trong và lăng nghe ý
kiến của nhau.
 Tổng hợp ý kiến , giúp mọi người hình dung vị trí , tầm quan trong công
việc mà mình phải làm.
 Phân công công việc phù hợp với từng thành viên trong nhóm mà Thảo phụ
trách và xác nhận lại công việc với thành viên nhóm mình.
 Gắn kết nhóm trở thành một đơn vị thống nhất, nhóm cần làm việc dựa trên
nền tảng chung. Cả nhóm cần có những sáng kiến và tổ chức các buổi đóng
góp xây dựng ý kiến, và các buổi họp, buổi giao lưu thường xuyên để tăng
cường kết nối trong nhóm.
 Tự kiểm tra và liên tục cải tiến các quy trình, hoạt động thực tiễn và sự
tương tác của các thành viên trong nhóm

You might also like