You are on page 1of 10

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

MÔN HỌC: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH 2


MÃ MÔN: 01661

Chuyên đề
Dựa vào hình ảnh “ ĐƯỜNG LƯỠI BÒ” và kiến thức đã học.
Nhóm hãy trình bày ý kiến, quan điểm của cá nhân mình.

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Ngọc


Kiệm

1 Nguyễn Thị Mỹ Dung(NT) 2013190092


2 Nguyễn Thị Hồng Cẩm 2013191021
3 Nguyễn Thị Kim Chi 2013190045
4 Nguyễn Kiều Anh 2036190004

Tân Phú, ngày 10 tháng 6 năm 2021


BÁO CÁO TÌNH HÌNH LÀM VIỆC NHÓM

STT HỌ VÀ TÊN ĐÁNH GIÁ LÀM VIỆC


Chuẩn bị bài rất tốt, có tinh thần trách nhiệm
cao, chủ động hỗ trợ đưa ra ý kiến cho nhóm,
1 Nguyễn Thị Mỹ Dung
hối thúc nhóm lài bài và nộp bài đúng thới hạn
đưa ra.
Chuẩn bị bài rất tốt, có tinh thần trách nhiệm
2 Nguyễn Thị Hồng Cẩm cao, chủ động đưa ra ý kiến và nộp bài đúng
thời hạn đưa ra.
Chuẩn bị bài rất tốt, có tinh thần trách nhiệm
3 Nguyễn Thị Kim Chi cao, chủ động đưa ra ý kiến và nộp bài đúng
thời hạn đưa ra.
Chuẩn bị bài rất tốt, có tinh thần trách nhiệm
4 Nguyễn Kiều Anh cao, chủ động đưa ra ý kiến và nộp bài đúng
thời hạn đưa ra.

Tổng kết phần đánh giá chung: Tất cả thành viên trong nhóm đểu thực hiện
tốt công việc nhóm trưởng phân công và hoàn thành nội dung đúng thời gian
quy định đưa ra. Trong quá trình làm việc với nhau, tuy có những ý kiến trái
chiều nhưng tất cả mọi người đều rất nhiệt tình trào đổi cũng như là đưa ra ý
kiến cho nhóm để giúp nhóm có thể làm bài tốt hơn hoàn thiện hơn.

NỘI DUNG PHÂN CÔNG

STT HỌ VÀ TÊN NỘI DUNG PHÂN CÔNG % ĐIỂM


1 Nguyễn Thị Mỹ Dung Phần I + word 100%
2 Nguyễn Thị Hồng Cẩm Phần II 100%
3 Nguyễn Thị Kim Chi Phần III 100%
4 Nguyễn Kiều Anh Phần IV + bìa 100%

2
MỤC LỤC

BÁO CÁO TÌNH HÌNH LÀM VIỆC NHÓM.....................................................2


NỘI DUNG PHÂN CÔNG..................................................................................2
I. KHẲNG ĐỊNH CHỦ QUYỀN VÀ QUYỀN CHỦ QUYỀN ĐỐI VỚI VÙNG
BIỂN VÀ HẢI ĐẢO QUỐC GIA........................................................................4
1. Xác định chủ quyền biển...............................................................................4
2. Xác định hình ảnh “ ĐƯỜNG LƯỠI BÒ” là của Việt Nam........................5
II. PHÂN TÍCH CỤ THỂ VỀ “ĐƯỜNG LƯỠI BÒ”..........................................5
III. ĐỀ XUẤT ĐƯA RA GIẢI PHÁP..................................................................7
IV. VÀI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN......................................9

3
I. KHẲNG ĐỊNH CHỦ QUYỀN VÀ QUYỀN CHỦ QUYỀN ĐỐI VỚI
VÙNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO QUỐC GIA.
1. Xác định chủ quyền biển.
Là một nước nằm trên bán đảo Đông Dương của vùng Đông Nam của Châu Á,
lãnh thổ của Việt Nam được trải dài từ Bắc xuống Nam bao gồm hơn 331.000km
vuông và vùng biển hơn 1 triệu km vuông. Vùng biển nước ta tiếp giáp với nhiều
nước: phía Đông, phía Nam và Tây Nam giáp với vùng biển của nhiều nước
Philippin, Campuchia, Indonexia, Thái Lan, Malaixia. Phía Bắc giáp với Trung Quốc.
Với những tư liệu lịch sử ghi nhận tính sở hữu hai quần đảo của Việt Nam vừa mang
tính pháp lý phù hợp với Công ước Liên hiệp quốc về “Luật Biển năm 1982” và trên
cơ sở pháp luật của Việt Nam, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, khẳng định rằng:
“Việt Nam có chủ quyền và quyền chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa”.
Theo Công ước của Liên hiệp quốc về “Luật Biển năm 1982”, nước ta có diện
tích biển khoảng trên 1 triệu km vuông, gấp 3 lần diện tích đất liền, chiếm gần 30%
diện tích Biển Đông. Vùng biển nước ta có khoảng 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ và 2 quần
đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa. Một số đảo ven bờ còn có vị trí quan trọng
được sử dụng làm các điểm mốc quốc gia trên biển để thiết lập đường cơ sở ven bờ
lục địa Việt Nam. Từ đó, chúng ta xác định vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp
lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, làm cơ sở pháp lý để bảo vệ chủ
quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển.
“Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)” hay còn được gọi
là “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Nam Trung Hoa” đây là một văn kiện
được các nước ASEAN và Trung Quốc ký kết ngày 04/11/2002 tại Phnom Penh của
Campuchia, nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 8. Đây là văn kiện chính
trị đầu tiên mà ASEAN và Trung Quốc đạt được có liên quan đến vấn đề Biển Nam
Trung Hoa (Biển Đông) và đây được coi là bước đột phá trong quan hệ ASEAN –
Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Việc ký văn kiện này là kết quả nỗ lực của các
nước ASEAN, đặc biệt là 4 nước liên quan trực tiếp tranh chấp ở quần đảo Trường
Sa ( Việt Nam, Philipin, Brunei, Malayxia ).
Nhìn lại lịch sử địa lý của Việt Nam liên quan đến chủ quyền biển đảo, có thể
khẳng định: “hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam”, điều này đã
được xác định rõ trong công trình nghiên cứu về vấn đề biển đảo cũng như tìm hiểu
24 bộ sách dư địa chí Trung Quốc từ thời Hán đến thời Thanh của các nhà khoa học,
nhà lịch sử của Quốc tế và Việt Nam đã cho thấy, “trong các tư liệu này đều không
ghi hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc sở hữu của Trung Quốc”. Trong khi
đó, các thư tịnh, bản đồ cổ của các nhà tư bản, các cố đạo phương Tây đều ghi nhận
hai quần đảo này là của Việt Nam, đặc biệt ghi chép nhiều lần Chúa Nguyễn cứu trợ
những người mắc nạn trên 2 đảo.

4
2. Xác định hình ảnh “ ĐƯỜNG LƯỠI BÒ” là của Việt Nam.

Đây là hình ảnh “đường lười bò” được nằm trong phạm vi lãnh thổ của Việt Nam
chúng ta. Theo như cách gọi của Trung Quốc đây là “cửu đoạn tuyến” hay còn gọi là
đường ranh giới của khu vực biển Đông có hình dạng giống lưỡi bò, xuất hiện trong
bản đồ địa lý mà Trung Quốc đơn phương đăng tải vào năm 2009. Theo như trên bản
đồ, đường này xuất phát từ Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam kéo dài xuống phía Nam, đi
qua vùng biển của hai quốc gia Malaysia và Philipin, kết thúc ở phía Đông Nam của
Đài Loan. Như vậy, nếu ranh giới được mô tả như “đường lưỡi bò”, thì hai quần đảo
Trường Sa và Hoàng Sa hoàn toàn thuộc về lãnh thổ Trung Quốc, điều này trái với tất
cả tài liệu sử sách ghi lại từ trước đến nay.
Việc Trung Quốc đăng tải hình ảnh bản đồ có chứa “đường lưỡi bò” giống như
một lời tuyên bố về việc tranh chấp lãnh thổ Việt Nam. Quốc gia này muốn khẳng
định: Trường Sa, Hoàng Sa là của Trung Quốc. Một loạt hành động sau đó đã thể
hiện rõ ý đồ của Trung Quốc. Không những khai thác trái phép mà quốc gia này còn
đặt giàn khoan một cách phi pháp trên lãnh thổ Việt Nam vào năm 2014. Sự kiện này
đã đẩy việc tranh chấp lên đến đỉnh điểm, đánh động tới các nước khác trên thế giới.
Chắc chắn rằng, dã tâm của Trung Quốc chưa dừng lại ở đây và có thể trong tương
lai, Trung Quốc sẽ tiếp tục có những hành động trái phép.
Đây là một trong những hành động sai trái của Trung Quốc là người con của Việt
Nam chúng ta cần phải tỉnh táo để bảo vệ chủ quyền quốc gia. Chúng ta phải cùng
đứng lên để loại bỏ yêu sách mà Trung Quốc đưa ra. Dựa trên pháp luật mà cả Quốc
tế đưa ra “đường lười bò” là của Việt Nam chúng ta phải cố gắng bảo vệ nó để
không bị Trung Quốc thâu tóm.
II. PHÂN TÍCH CỤ THỂ VỀ “ĐƯỜNG LƯỠI BÒ”.
Từ lâu, Việt Nam đã chiếm hữu và thực hiện chủ quyền đối với hai quần đảo này
và có đầy đủ bằng chứng lịch sử và pháp lí để chứng minh hai quần đảo này là của
chúng ta. Nhưng hiện nay, Trung Quốc lại ngang nhiên tự đơn phương vẽ một đường
lưỡi bò lấn sang vùng biển nước ta đặc biệt là hai quần đảo Hoàng Sa Trường Sa với
ý định thôn tính biển Đông của chúng ta, trái ngược hoàn toàn với luật quốc tế hiện
5
hành. Việt Nam đã nhiều lần tuyên bố, không chấp nhận Trung Quốc dùng đường
lưỡi bò đễ xâm phạm vùng biển của Việt Nam. Ngay cả bộ ngoại giao Mỹ va các
nước quốc tế đã lên tiếng, “ đương lưỡi bò” của Trung Quốc “vô lý và phi pháp”.
Suốt trong 3 thế kỷ, từ thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XIX, dù trải qua 3 triều đại
khác nhau, đều đã thực hiện sứ mệnh thiêng liêng của mình, với tư cách là Nhà nước
Đại Việt, tiến hành chiếm hữu và thực thi chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo
Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, một tổ chức do nhà nước lập ra để quản
lý, bảo vệ, khai thác 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đội Hoàng Sa, về sau lập
thêm Đội Bắc Hải do Đội trưởng Đội Hoàng Sa kiêm quản, đã hoạt động theo lệnh
của 7 đời chúa, từ chúa Nguyễn Phúc Lan hay Nguyễn Phúc Tần cho đến khi phong
trào Tây Sơn nổi dậy, không gặp phải bất kỳ sự tranh chấp, phản kháng nào. “Trong
giai đoạn lịch sử này, có một chứng cứ hết sức quan trọng không thể không đề cập
đến khi chứng minh nhà nước phong kiến Việt Nam đã quản lý thật sự, hiệu quả đối
với 2 quần đảo này. Đó là việc tổ chức đơn vị hành chính của Hoàng Sa (quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa) trong hệ thống tổ chức hành chính của nhà nước lúc bấy
giờ” – TS Trần Công Trục nhấn mạnh.
Sau khi Trung Quốc gửi hai Công hàm lên Liên Hợp Quốc ngày 7/5/2009 (tức là
thời điểm “đường lưỡi bò” chính thức xuất hiện lần đầu tiên trước cộng đồng quốc
tế), ngày 8/5/2009 Việt Nam đã gửi ngay Công hàm để phản đối:
“Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận của lãnh thổ Việt Nam. Việt Nam
có chủ quyền không thể chối cãi đối với các quần đảo này. Yêu sách của Trung Quốc
đối với các đảo và vùng biển lân cận ở Biển Đông như được minh hoạ trên bản đồ
đính kèm với các Công hàm CML/17/2009 và CML/18/2009 không hề có cơ sở pháp
lý, lịch sử và thực tế, do đó vô hiệu.”
Ngày 08/07/2010, Indonesia - một quốc gia lớn của ASEAN, không có những
tranh chấp về chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa cũng đã gửi công
hàm  No. 480 /POL-703/VII/10 lên Liên Hợp Quốc để phản đối các yêu sách trên
vùng biển này của Trung Quốc. Công hàm của Indonesia có nêu rõ:
“…Do vậy, dựa vào những tuyên bố trên, cái gọi là “bản đồ đường đứt đoạn” được
kèm theo Công hàm Số: CML/17/2009 ngày 7 tháng 5 năm 2009 nói trên rõ ràng
thiếu cơ sở pháp lý quốc tế và đi ngược lại các quy định của của Công ước.

Trong Tuyên bố của Ngoại trưởng Hoa Kỳ ngày 23/7/2010 tại Hà Nội, Ngoại
trưởng Clinton cũng lên tiếng phản đối những yêu sách biển không tuân thủ Công
ước Luật biển 1982, mà “đường lưỡi bò” chính là đối tượng được nhắc tới.

Ngày 5/4/2011, Philippines cũng gửi một Công hàm lên Liên Hợp Quốc để phản
đối “đường lưỡi bò” của Trung Quốc, công hàm này nêu rõ: “…yêu sách của Cộng
hòa nhân dân Trung Hoa về “các vùng nước liên quan cũng như đáy biển và lòng đất
dưới đáy biển” (được đính kèm với Công hàm số CML/17/2009 và Công hàm số
CML/18/2009) đã được nói trên ở đây, bên ngoài các cấu trúc địa chất của KIG (tức
Trường Sa – người viết chú thích), “các vùng nước liên quan” này không có cơ sở
nào trong luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật biển năm 1982”.
6
Trong rất nhiều hội thảo quốc tế về biển Đông và liên quan đến biển Đông, các
học giả Trung Quốc luôn bối rối trước các chất vấn về tính chất pháp lý của “đường
lưỡi bò” từ các học giả quốc tế. Hầu hết các học giả quốc tế (trừ các học giả Trung
Quốc) đều phản đối “đường lưỡi bò”.
III. ĐỀ XUẤT ĐƯA RA GIẢI PHÁP.
Tuy nước ta đã hết sức ngăn cản như vậy nhưng Trung Quốc vẫn hành động thể
hiện xâm phạm chủ quyền vùng biển và lãnh thổ nước ta. Vì thế chúng ta phải đấu
tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của mình.
Biện pháp đấu tranh:
- Một là, nắm vững pháp luật quốc tế, đường lối, quan điểm của Đảng và pháp luật
của Nhà nước ta trong giải quyết các vấn đề về biên giới, lãnh thổ
- Hai là, phải quán triệt mục tiêu, nguyên tắc, phương châm trong giải quyết các vấn
đề về biên giới, vùng biển với các nước có liên quan
- Ba là, cần xác định nội dung hợp tác quốc tế giải quyết các vấn đề về biên giới,
vùng biển phù hợp với từng nước trong từng giai đoạn
- Bốn là, tiếp tục xây dựng, củng cố mối quan hệ phối hợp giải quyết các vấn đề về
biên giới, vùng biển với các nước
Phương pháp đấu tranh: Tích cực, chủ động chuẩn bị lực lượng đủ mạnh và các
kế hoạch, phương án tác chiến cụ thể, khoa học, sẵn sàng bảo vệ vững chắc độc lập,
chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của Tổ quốc trong mọi tình
huống. Nâng cao chất lượng công tác dự báo tình hình. Kiên quyết giữ vững ổn định
chính trị, ổn định kinh tế - xã hội trong mọi tình huống. Xây dựng, củng cố đường
biên giới trên bộ hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; nâng cao năng lực thực thi
pháp luật của các lực lượng làm nhiệm vụ ở biên giới, biển, đảo.
Quan điểm đấu tranh:
- Đầu tiên là tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức ngày càng đầy
đủ, sâu sắc hơn về mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Văn kiện Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh sự cần thiết phải bình tĩnh, sáng suốt, chủ
động, sáng Để có thể “kiên quyết, kiên trì” đấu tranh để giữ vững chủ quyền biển,
đảo thiêng liêng của Tổ quốc, cần làm tốt mấy tạo, kiên quyết, kiên trì trong giải
quyết những bất đồng, những tranh chấp về chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, dân tộc
bằng biện pháp hòa bình nhằm giữ vững và bảo toàn lợi ích quốc gia, dân tộc, coi giá
trị hòa bình là cao nhất. Đồng thời chỉ rõ: cần chủ động, tích cực chuẩn bị về mọi mặt
để có kế sách hay, ứng phó thắng lợi trước các tình huống khác có thể xảy ra, khi
biện pháp đàm phán, thương lượng hòa bình không còn phát huy tác dụng. Vì vậy,
cần đẩy mạnh nghiên cứu, dự báo, nắm chắc tình hình, kịp thời đề xuất với Đảng,
Nhà nước những đối sách phù hợp với từng đối tác, đối tượng, từng tình huống có thể
xảy ra.

7
- Thứ hai là chúng ta mới nhấn mạnh việc kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế và
kinh tế với quốc phòng, an ninh thì Đại hội XII yêu cầu phải kết hợp chặt chẽ cả kinh
tế, văn hóa, xã hội với quốc phòng, an ninh và quốc phòng, an ninh với kinh tế, văn
hóa, xã hội. Đây là giải pháp thiết thực để giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Việc kết hợp này cần được thực hiện trong từng
chiến lược, quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội, cần phải kiên quyết, kiên trì thực
hiện trên tất cả mọi vùng, miền của Tổ quốc, trong đó chú trọng các đô thị lớn, vùng
sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

- Thứ ba là cần thiết phải xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với xây dựng,
củng cố vững chắc thế trận an ninh nhân dân, xây dựng thế trận lòng dân, nhất là ở
các địa bàn chiến lược trọng yếu, đô thị lớn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển, đảo.
Việc điều chỉnh thế trận, bố trí các lực lượng tác chiến ngày càng hợp lý và đạt hiệu
quả cao hơn; việc xây dựng thế trận an ninh nhân dân, thế trận lòng dân có bước phát
triển vững chắc. Kết quả là an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững,
chủ động ngăn ngừa và chuẩn bị tốt mọi phương án, đối phó thắng lợi mọi tình huống
có thể xảy ra. Vì thế, ở một số điểm nóng, địa bàn trọng yếu, chiến lược, an ninh
quốc gia, trật tự, an toàn xã hội dần dần ổn định. Nhờ đó, tiềm lực quốc phòng, an
ninh ngày càng được củng cố vững chắc, được nhân dân tin tưởng, đồng tình ủng hộ
và giúp đỡ. Đây là cơ sở để chúng ta bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa trong tình hình mới.

-Thứ tư là  chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của Quân đội nhân dân và
Công an nhân dân được tăng cường, tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước, nhân
dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào, Quân đội
nhân dân và Công an nhân dân đều tỏ rõ bản lĩnh chính trị, kiên định, vững vàng,
luôn xứng đáng là lực lượng nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh,
bảo vệ Tổ quốc, chủ động tham gia cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai.

- Thứ năm là thực hành bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa. Lần đầu tiên quan điểm chủ
động giữ nước trong thời bình được chính thức xác lập, đó là: “Có kế sách ngăn ngừa
các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa”(2). Quan điểm này là sự kế thừa,
phát huy truyền thống “giữ nước từ khi nước chưa nguy”, quán triệt sâu sắc tư tưởng
Hồ Chí Minh: “Bất kỳ hòa bình hoặc chiến tranh, ta cũng phải nắm vững chủ động,
phải thấy trước, chuẩn bị trước”(3). Quan điểm này góp phần thống nhất nhận thức tư
tưởng và hành động chủ động giữ nước trong thời bình, thể hiện tầm nhìn chiến lược
mới về quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới. Chủ động bảo vệ độc
lập, chủ quyền, lãnh thổ, lợi ích quốc gia là việc làm thường xuyên, là nhiệm vụ
chiến lược của bất kỳ quốc gia nào.

Hiện nay vấn đề nan giải nhất là việc Trung Quốc vẫn ngày đêm rình rập chiếm
đóng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của ta.

IV. VÀI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN.

8
Với tư cách là sinh viên, chúng ta phải có trách nhiệm học tập thật tốt, phải không
ngừng rèn luyện, giữ vững lập trường, tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, nâng cao
tinh thần yêu nước, sẵn sàng đấu tranh khi đất nước bị xâm lược. Thể hiện rõ quan
điểm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam là thiêng liêng bất khả xâm phạm. Đồng thời
có những hành động đấu tranh cụ thể như tuyền truyền trên internet rằng “ Hoàng Sa,
Trường Sa là của Việt Nam” để lôi kéo sự quan tâm, ủng hộ của bạn bè quốc tế,
tuyên truyền nâng cao ý thức của sinh viên trong việc gìn giữ lãnh thổ Việt Nam.
Để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta
xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là: bảo vệ vững chắc độc lập,
chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân
dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng nêu rõ quan điểm
Trường Sa Hoàng Sa là của Việt Nam, đó là sự thật hiển nhiên từ bao đời nay không
thể chối bỏ được.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã nêu rõ: “Việt Nam có
đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với 2 quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa của hệ thống luật pháp quốc tế. Là quốc gia ven biển và
là thành viên Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, Việt Nam có chủi quyền,
quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
của mình được xác định phù hợp với Công ước.Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm
dứt vi phạm, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, thiện chí thực hiện công ước,
nghiêm chỉnh tuân thủ DOC đặc biệt là nghĩa vụ kiềm chế, không làm phức tạp tình
hình, tạo môi trường thuận lợi cho tiến tình đàm phán COC, đóng góp vào việc duy
trì hòa bình, an ninh, ổn định và trật tự pháp lý trên biển và khu vực”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO\


https://ben.com.vn/tin-tuc/duong-luoi-bo-la-gi/

9
10

You might also like