You are on page 1of 2

Quy trình kỹ thuật trồng và chăm

sóc cây Thanh Long


I. YÊU CẦU SINH THÁI 
1. Nhiệt độ
Cây Thanh Long (Hylocereus undatus Haw.) là cây nhiệt đới có nguồn gốc ở
vùng sa mạc thuộc Mêhicô và Colombia. Nhiệt độ thích hợp cho Thanh Long
sinh trưởng và phát triển từ 20 – 34 C. Trong điều kiện thời tiết có sương giá nhẹ
o

với thời gian ngắn cũng sẽ gây ảnh hưởng cho cây Thanh Long.
2. Ánh sáng
Cây thanh long chịu ảnh hưởng của quang kỳ, ra hoa trong điều kiện ngày dài,
cây sinh trưởng và phát triển tốt ở các nơi có ánh sáng đầy đủ, thiếu ánh sáng
cây ốm yếu. Tuy nhiên, nếu cường độ ánh sáng và nhiệt độ quá cao sẽ làm ảnh
hưởng tới khả năng sinh trưởng của cây thanh long.
3. Nước
Cây thanh long có tính chống chịu hạn nhưng không chịu úng. Để cây phát triển
tốt, cho nhiều trái và trái to cần cung cấp đủ nước, nhất là trong thời kỳ phân hoá
mầm hoa, ra hoa và kết trái. Nhu cầu về lượng mưa tốt cho cây từ 800 – 2.000
mm/năm, nếu thấp hơn hoặc vượt quá sẽ dẫn tới hiện tượng rụng hoa và thối
trái.
4. Đất đai
Cây thanh long trồng được trên nhiều loại đất khác nhau từ đất cát pha, đất xám
bạc màu, đất phèn đến đất phù sa, đất đỏ Bazan, đất thịt… Tuy nhiên, cây thanh
long đạt hiệu quả cao trong điều kiện đất tơi xốp, thông thoáng, thoát nước tốt,
không bị nhiễm mặn và có pH đất từ 5 – 7.
 II. THIẾT KẾ VƯỜN
1. Chuẩn bị đất và quản lý đất trồng 
  Đất được cày bừa kỹ, tạo mặt phẳng để dễ thoát nước chống ngập úng, không
nên sử dụng thuốc khai hoang để xử lý thực bì.          
  – Khi cần thiết phải xử lý các nguy cơ tiềm ẩn từ đất (như dư lượng kim loại
nặng, nitrate, xói mòn và ngập úng,… ảnh hưởng đến cây trồng và sức khỏe
người tiêu dùng), tổ chức và cá nhân sản xuất phải được sự tư vấn của nhà
chuyên môn và phải ghi chép, lưu trong hồ sơ các biện pháp xử lý.
  – Trong vùng sản xuất hạn chế chăn thả vật nuôi gây ô nhiễm nguồn đất, nước.
Nếu bắt buộc phải chăn nuôi thì phải có chuồng trại và có biện pháp xử lý chất
thải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường và sản phẩm sau thu hoạch.   
2. Trụ trồng

  – Có thể dùng trụ gỗ, trụ gạch hoặc xi măng cốt sắt để trồng thanh long. Hiện
nay trụ xi măng cốt sắt đang được khuyến cáo và sử dụng phổ biến trong sản
xuất. Trụ có kích thước dài 2 – 2,1 m; cạnh vuông tối thiểu 15 – 15 cm.
  – Khi trồng, phần trên mặt đất cao khoảng 1,4 – 1,5 m, phần chôn dưới mặt đất
khoảng 0,6 m; phía trên trụ có 2 – 4 cọng sắt ló ra dài 20 – 25 cm được bẻ cong
theo 4 hướng dùng làm giá đỡ cho cành thanh long.
3. Mật độ – khoảng cách trồng                                         
                          
  – Cây thanh long là cây ưa sáng và cần nhiều ánh nắng, nếu trồng mật độ dày
cành đan chéo nhau khó đi lại chăm sóc. Nên trồng với khoảng cách là 3 x 3 m
(hàng cách hàng 3 m, trụ cách trụ 3 m), mật độ 1.100 trụ/ha.

You might also like