You are on page 1of 3

BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ

MÔN: LUẬT ĐẤT ĐAI


Thời gian: 50 phút (Không kể thời gian chép đề)
Sinh viên nộp bài ngay sau khi kết thúc giờ kiểm tra và nộp bài trực tiếp
lên hệ thống LMS
Họ tên: Trần Hoàng Long
Ngày sinh: 08/07/2000
Mã SV: 19A52010081
Bài làm
Câu 1:
a. Sai vì UBND xã cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào
mục đích công ích của xã, phường, thị trấn, mà theo khoản 5 Điều 126
và khoản 3 Điều 132 Luật đất đai ta có thời hạn cho thuê đất thuộc quỹ
đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị
trấn là không quá 05 năm => UBND cấp xã cho hộ gia đình, cá nhân tại
địa phương thuê để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, mỗi lần
thuê không quá 5 năm => không có quyền cho thuê đất ổn định, lâu dài
b. Đúng vì theo Điều 64 Luật Đất đai 2013 quy định 09 hành vi vi phạm
pháp luật đất đai sẽ bị Nhà nước thu hồi đất. Cụ thể:
- Sử dụng đất không đúng mục đích và đã bị xử phạt vi phạm hành
chính về hành vi này mà tiếp tục vi phạm;
- Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;
- Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm
quyền;
- Đất không được chuyển nhượng, tặng cho mà nhận chuyển nhượng,
nhận tặng cho;
- Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm;
- Đất không được chuyển quyền sử dụng (chuyển nhượng, chuyển
đổi…) mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;
- Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước như
không nộp tiền sử dụng đất, không nộp thuế… và đã bị xử phạt vi phạm
hành chính mà không chấp hành;
- Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng
liên tục (ví dụ như lúa, ngô...); đất trồng cây lâu năm không được sử
dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử
dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục;
- Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà
không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử
dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án, trừ trường hợp
do bất khả kháng.
c. Sai vì có các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin
phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động
được bổ sung thêm, bao gồm:
1. Chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác gồm:
đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ
mục đích trồng trọt; đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc,
gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; nuôi
trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm;
2. Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản sang
trồng cây lâu năm;
3. Chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất nuôi trồng thủy sản, đất
trồng cây hàng năm;
4. Chuyển đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở;
5. Chuyển đất thương mại, dịch vụ sang đất sản xuất, kinh doanh phi
nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất
sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương
mại, dịch vụ hoặc đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp sang đất xây
dựng công trình sự nghiệp.

d. Sai. Bởi vì nếu không có giấy Chứng nhận Quyền sử dụng đất mà có
các giấy tờ khác theo quy định tại điều 100 Luật Đất Đai 2013 thì vẫn
thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, căn cứ theo quy định tại khoản
1 Điều 203 Luật Đất đai 2013 là Tranh chấp đất đai mà đương sự có
Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều
100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án
nhân dân giải quyết

e. Sai vì chỉ có 3 trường hợp được miễn thuế thu nhập cá nhân đó là

– Chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ;
cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ
vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu
ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.

– Chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở
của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất.

– Nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ
với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu;
cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại
với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.

 Hộ gia đình, cá nhân chuyển đổi QSD đất cho nhau thì vẫn phải nộp
thuế thu nhập từ chuyển QSD đất
Câu 2:
- Hạn mức giao đất là diện tích đất tối đa mà hộ gia đình và cá nhân được
phép sử dụng trên cơ sở đất được Nhà nước giao,nhận chuyển nhượng hợp
pháp từ người khác hoặc do khai hoang phục hóa, nhằm khống chế diện tích
đất mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền được phép giao cho hộ gia đình,cá
nhân sử dụng,tránh hiện tượng giao đất một cách tùy tiện với diện tích
lớn,đồng thời đây cũng là cơ sở pháp lý để giới hạn diện tích đất được phép
sử dụng của  hộ gia đình,cá nhân mà quyền sử dụng đất được hình thành từ
việc Nhà nước giao đất.
- Hạn mức công nhận quyền sử dụng đất là diện tích sử dụng đất theo quy
định tại từng địa phương, từng thời điểm của hộ gia đình hoặc cá nhân phù
hợp theo quy hoạch của địa phương
- Ý nghĩa của việc quy định hạn mức đất
Việc quy định hạn mức đất vừa mang ý nghĩa về mặt kinh tế, vừa mang ý
nghĩa về mặt xã hội, bởi vì:
a. Thứ nhất, để đảm bảo cho người sản xuất có đất để sản xuất khi có nhu cầu,
tránh tình trạng tích tụ, tập trung đất đai với mục đích đầu cơ đất dẫn tới sự
phân hóa giai cấp ở nông thôn, việc quy định hạn mức đất là hết sức cần thiết
trong cư chế thị trường tạo ra sự cân đối hài hòa giữa phát triển kinh tế với ổn
định xã hội;
b. Thứ hai, việc quy định hạn mức đất hợp lý cho phép tích tụ, tập trung đất đai
phù hợp, khuyến khích những người lao động làm giàu chính đang trong
phạm vi hạn mức đất mà Nhà nước cho phép sử dụng;
c. Thứ ba, việc cho phép tích tụ, tập trụng đất đai trong hạn mức hoặc có thể
thuê ngoài hạn mức sẽ khuyến khích mô hình kinh tế trang trại phát triển, góp
phần giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn.
- Mục đích của việc quy định hạn mức đất
a. Việc quy định hạn mức sử dụng đất nông nghiệp có tác động tích cực đến đời
sống kinh tế ở nông thôn, nó bảo đảm cho người nông dân có đất đai để sản
xuất, thực hiện được chính sách của Đảng và nhà nước ta là người cày có
ruộng.
b. Quy định hạn mức sử dụng đất nông nghiệp vừa mang tính kinh tế vừa mang
tính xã hội, thậm chí còn mang một số chính trị to lớn: Giải quyết hợp lý chính
sách hạn mức, chúng ta vừa thúc đẩy được kinh tế nông thôn phát triển vừa
bảo đảm được ổn định xã hội.
c. Việc quy định hạn mức sử dụng đất nông nghiệp nhằm đảm bảo sử dụng đất
đai có hiệu quả, phục vụ tốt các mục tiêu, kinh tế, xã hội do nhà nước đề ra.
d. Quy định hạn mức sử dụng đất nông nghiệp đảm bảo cho người làm nông
nghiệp có đất để sản xuất và nhằm khắc phục tình trạng chuyển đổi đất nông
nghiệp, sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp.
e. Việc quy định hạn mức sử dụng đất nông nghiệp còn xuất phát từ những
nguyên nhân như tình trạng dư thừa lao động trong nông nghiệp ở nông thôn,
môi trường quan giữa ruộng đất – dân số – lao động trở nên hết sức căng
thẳng. Đa số nông dân, thu nhập của họ chỉ đủ trang trải cho những nhu cầu
thiết yếu hàng ngày, không có khả năng đầu tư thêm cho sản xuất nông
nghiệp trên quy mô lớn và cũng không có khả năng đầu tư vào các lĩnh vực
khác, bởi vậy việc áp dụng chính sách này là cần thiết.

You might also like