You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

KHOA LUẬT

BÀI TẬP CÁ NHÂN

MÔN KỸ NĂNG NGHỀ LUẬT

Đề 1: Hãy phân tích, chứng minh các kỹ năng mà anh chị


cho là quan trọng nhất trong hoạt động tư vấn pháp luật

Họ và tên: TRẦN HOÀNG LONG

Ngày, tháng, năm sinh: 08/07/2000

Lớp: Luật Quốc Tế - K19

Ngành: Luật
BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC KỸ NĂNG NGHỀ LUẬT
Đề 1: Hãy phân tích, chứng minh các kỹ năng mà anh chị cho là quan trọng nhất
trong hoạt động tư vấn pháp luật
Bài làm:
I. Mở đầu
Trong thời đại phát triển của nền kinh tế thị trường, công nghệ hóa, hiện đại hóa
ngày nay, cuộc sống của chúng ta ngày càng phát triển nhưng kéo theo đó là những
vấn đề mới, khó khăn mới xuất hiện trong cuộc sống của chúng ta, và một trong số
đó chính là pháp luật. Do đó, vai trò của những người tư vấn pháp luật, hiểu luật là
ngày càng quan trọng. Trong đời sống xã hội, việc tư vấn pháp luật mang lại rất
nhiều lợi ích, có thể nói như đảm bảo an toàn pháp lý giao dịch, ngăn ngừa, giảm
thiểu rủi ro, bất lợi với các công ty, các hoạt động sản xuất nhất là kinh doanh, các
doanh nghiệp,.. Tuy vậy, để hoạt động có hiệu quả và duy trì được năng lực hoạt
động tư vấn pháp luật, nó không chỉ là khả năng mà còn là sự chăm chỉ học hỏi,
thường xuyên tìm hiểu pháp luật, trau dồi kiến thức, và trên hơn cả là những kỹ
năng tư vấn để có thể giải quyết các vấn đề một cách khéo léo, linh hoạt, chính xác.
Như vậy, để có thể tư vấn pháp luật hiệu quả, bên ngoài kiến thức pháp luật, am
hiểu luật một cách nhất quán, sâu rộng, còn phải trang bị cho mình những kỹ năng
nhất định để có thể đạt kết quả cao nhất trong công việc của mình. Sau đây là
những phân tích về các kỹ năng trong hoạt động tư vấn pháp luật
II. Nội dung
a. Tư vấn pháp luật là gì?
Khái niệm tư vấn pháp luật được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 28 Luật Luật sư
2006, cụ thể: “Tư vấn pháp luật là việc luật sư hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp
khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của
họ. Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật trong tất cả các lĩnh vực pháp luật”.

Ta có thể hiểu đơn giản tư vấn pháp luật là những việc giải đáp pháp luật, tư vấn
ứng xử theo quy định pháp luật trong những trường hợp cụ thể,…nhằm giúp khách
hàng, công dân, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước thực hiện quyền và nghĩa vụ hợp
pháp của họ.
b. Kỹ năng tư vấn pháp luật là gì?
Kỹ năng tư vấ n phá p luậ t là khả năng củ a ngườ i thự c hiện tư vấ n vậ n dụ ng kiến
thứ c phá p luậ t, đạ o đứ c xã hộ i và kinh nghiệm cuộ c số ng để hướ ng dẫ n, giả i
đá p, đưa ra ý kiến, cung cấ p thô ng tin phá p luậ t, giú p soạ n thả o vă n bả n liên
quan nhằ m giú p cho ngườ i đượ c tư vấ n biết cá ch xử sự hoặ c giả i quyết nhữ ng
vấn đề vướ ng mắ c phá p luậ t củ a mình để phù hợ p vớ i phá p luậ t và đạ o đứ c xã
hộ i, bả o vệ quyền và lợ i ích hợ p phá p củ a mình.
Để có kỹ năng tư vấn phá p luậ t, ngườ i tư vấn khô ng chỉ có kiến thứ c phá p luậ t,
có trình độ chuyên mô n, nghiệp vụ về tư vấn phá p luậ t, kinh nghiệm cuộ c số ng
xã hộ i mà cò n phả i có khả năng vậ n dụ ng thà nh thạ o nhữ ng kiến thứ c, hiểu biết
đó để bả o vệ đượ c quyền và lợ i ích củ a mình. Theo khá i niệm nà y, kĩ nă ng tư
vấn phá p luậ t đò i hỏ i ngườ i tư vấ n phả i có khả nă ng vậ n dụ ng tri thứ c phá p
luậ t, đạ o đứ c nghề nghiệp và kinh nghiệm hoạ t độ ng thự c tiễn trong lĩnh vự c
phá p luậ t.
c. Các kĩ năng quan trọng trong hoạt động tư vấn pháp luật
1. Kỹ năng tiếp xúc khách hàng, lắng nghe khách hàng
Kỹ năng tiếp xúc khách hàng là một trong những kỹ năng cần thiết trong hoạt động
tư vấn pháp luật. Tổ chức buổi tiếp xúc khách hàng, tiếp nhận yêu cầu tư vấn pháp
luật thành công, được khách hàng tín nhiệm lực chọn là bước khởi đầu không dễ
dàng trong tư vấn pháp luật. Có được kỹ năng tiếp xúc khách hàng tốt là một trong
những đòi hỏi quan trọng đặt ra cho tư vấn viên trong hoạt động tư vấn. Người tư
vấn cần chú trọng và thường xuyên rèn luyện các kỹ năng như: giao tiếp; lắng nghe;
ghi chép; diễn giải và tổng hợp vấn đề; đặt câu hỏi và tìm hiểu vấn đề. Những kỹ
năng này ảnh hưởng đến cảm nhận của khách hàng về sự tôn trọng của người tư vấn
với những thông tin khách hàng cung cấp.
Khi nghe đối tượng trình bày, người tư vấn cần chú ý một số kỹ năng sau đây:
Thứ nhất, dùng cử chỉ, điệu bộ, ngôn ngữ (tiếp đón đối tượng chu đáo, thăm hỏi sức
khoẻ đối tượng và gia đình, tập trung chú ý vào đối tượng khi đối tượng đang trình
bày…) thể hiện sự chú ý lắng nghe đối tượng nói;
Thứ hai, tạo cơ hội, điều kiện, môi trường đối thoại cởi mở, thoải mái để đối tượng
diễn đạt hết suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của họ. Không nên phản ứng trước những
lời tức giận của đối tượng. Phải biết tự kiềm chế, yên lặng lắng nghe, để cho họ trút
hết những lời bực bội. Phương pháp chuẩn mực để lắng nghe có hiệu quả là tập
trung chú ý vào những điều đối tượng đang nói, gợi ý họ nói rõ ràng, chính xác
những ý nghĩ của họ, diễn đạt lại đúng những sự kiện đã xảy ra và yêu cầu nhắc lại
những điểm gì còn mập mờ, chưa rõ;
Thứ ba, kiên trì lắng nghe hết những gì đối tượng nói, không nên cắt ngang lời hoặc
hỏi trong khi họ đang trình bày về vụ việc làm cắt đứt dòng suy nghĩ của họ. Nghệ
thuật tốt nhất là biết lắng nghe để hiểu, đừng phản ứng lại đối tượng và cần khuyến
khích họ nói và chú ý lắng nghe đến khi họ không còn gì để nói. Bằng phương pháp
đó chúng ta khuyến khích được đối tượng nói hết những gì cần nói và chúng ta sẽ
hiểu được bản chất của vụ việc;
Thứ tư, dùng lời nói hoặc thái độ, hành vi, cử chỉ để kiểm tra, khẳng định lại những
thông tin về suy nghĩ, cảm xúc, hành vi của đối tượng mà mình tiếp nhận được.
Người tư vấn cần thể hiện sao cho đối tượng tin rằng mình đã nắm được đúng quan
điểm và bản chất vụ việc thì đối tượng mới dễ tiếp thu những lời tư vấn và chấp
nhận lời khuyên mà người tư vấn đưa ra;
Thứ năm, tóm lược các nội dung mang tính bản chất của vụ việc một cách chính
xác, khẳng định lại với đối tượng yêu cầu tư vấn và thống nhất quan điểm về những
nội dung cần tư vấn.
2. Kỹ năng tra cứu văn bản, tài liệu pháp luật
Khi tìm các quy định của pháp luật để áp dụng thì người tư vấn cần phải xác định
được các văn bản pháp luật thuộc phạm vi tra cứu và khoanh vùng các văn bản có
chứa các văn bản quy phạm pháp luật cần tra cứu. Sau khi đã xác định được vấn đề
pháp lý của vụ việc, cần tiến hành tìm kiếm nguồn luật để giải quyết. Bên cạnh đó
người tư vấn còn phải kiểm tra, rà soát các văn bản trong nhóm văn bản đã tập hợp
để xác định quy phạm, nhóm quy phạm pháp luật để điều chỉnh quan hệ khách hàng
đang có vướng mắc. Cuối cùng là tập hợp, phân tích, nghiên cứu, xác định hướng
và viện dẫn, sử dụng các quy phạm pháp luật điều chỉnh vụ việc của khách hàng
theo hướng có lợi nhất mà vẫn đúng quy định của pháp luật.
Trường hợp vụ việc tư vấn có liên quan đến lĩnh vực pháp luật mà người tư vấn
chưa hiểu sâu thì nên gặp các nhà chuyên môn hay đồng nghiệp khác am hiểu sâu
về lĩnh vực pháp luật đó để tham khảo ý kiến trước khi đưa ra lời tư vấn, tránh tình
trạng mặc dù người tư vấn chưa nắm vững pháp luật nhưng vẫn thực hiện tư vấn,
đưa ra những lời khuyên không chính xác, không đúng pháp luật, gây hậu quả xấu
cho đối tượng.
3. Kỹ năng soạn thảo văn bản
Trong quá trình soạn thảo văn bản, nội dung được soạn cần phải được trình bày một
cách logic. Chẳng hạn như trật tự của một văn bản khi tư vấn cần tuân thủ như sau:
Khẳng định phạm vi tư vấn; Mô tả tóm tắt sự việc và tài liệu đã kiểm tra; Xác định
các vấn đề được yêu cầu tư vấn; Phân tích sự việc, đưa ra giải pháp và lời khuyên
và cuối cùng là phần kết thúc.
Khi tư vấn cũng cần tránh việc lan man, dài dòng mà nên xúc tích, đủ ý. Đảm bảo
sự chính xác về ngôn từ, dễ hiểu, tránh những từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác
nhau. Ngoài ra, ngôn từ khi soạn thảo văn bản cần sử dụng là ngôn từ trang trọng,
lịch sự. Văn bản tư vấn cần trình bày sáng sủa và không mắc lỗi chính tả bằng cách
soát lại nội dung một lượt sau khi soạn xong.
4. Kỹ năng lập hồ sơ, lưu trữ hồ sơ
Mỗi khi tiếp nhận một vụ việc mới, ngoài việc vào sổ trợ giúp pháp lý, người tư vấn
cần phải lập một hồ sơ riêng biệt. Nên chọn màu sắc cho từng bộ hồ sơ để có thể
phân biệt hồ sơ đang làm, hồ sơ đã giải quyết và hồ sơ mới thụ lý. Cần giữ lại các
giấy tờ ghi chép các cuộc trao đổi với đối tượng, với các cơ quan có liên quan, với
những người khác, các bức thư, bức điện, thư điện tử gửi đi và nhận về.
Bởi trong quá trình tư vấn pháp luật, hồ sơ là dữ liệu vô cùng quan trọng gắn chặt
với vụ việc cần được tư vấn. Do vậy, người tư vấn cần lưu trữ hồ sơ cẩn thận và sắp
xếp chúng theo trình tự hợp lý, có thể lập theo trình tự thời gian hoặc căn cứ pháp lý
để dễ tìm, tránh nhầm lẫn, ghi lại những dấu mốc hay đề mục quan trọng trước mỗi
tập hồ sơ. Tránh việc hồ sơ của khách hàng thất lạc hoặc xảy ra vấn đề lộ thông tin
cá nhân của khách hàng cần được tư vấn.
5. Kỹ năng đặt câu hỏi
Khi khách hàng đến mong muốn được tư vấn đề mang theo những nội dung vụ việc
riêng gắn liền với yêu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý của họ. Tình huống tư vấn của
khách hàng cũng có thể là việc kể lại những mốc ghi nhớ quan trọng trong cuộc hôn
nhân không có kết cục tốt đẹp và cũng có thể là những tranh chấp trong nhiều mặt
của đời sống xã hội. Khách hàng đến với người tư vấn thường mong muốn chia sẻ
về câu chuyện của họ và mong nhận lại được ý kiến tư vấn.
Tuy nhiên, nhiều khách hàng thường nhắc đi nhắc lại một vấn đề và cung cấp thông
tin gây nhầm lẫn, thậm chí còn mâu thuận với chính thông tin mà mình vừa cung
cấp. Cho nên, để có thể kiểm soát buổi tư vấn và khai thác thông tin hiệu quả thì
người tư vấn cần đặt ra những câu hỏi. Kỹ năng đặt câu hỏi được xem là một bước
quan trọng khi tư vấn. Găn liền với những thông tin khách hàng cung cấp và yêu
cầu đề nghị cung cấp dịch vụ pháp lý là những dạng câu hỏi để người tư vấn khai
thác những thông tin cần và đủ. Việc chuẩn bị bảng hỏi sẽ giúp người tư vấn thu
được những thông tin thực sự hữu ích và có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết
vụ việc để tránh những câu hỏi dài dòng, khó hiểu, không liên quan trực tiếp đến vụ
việc.
6. Kỹ năng giải quyết, phân tích vụ việc
Đây là việc làm của các nhà tư vấn luật trong việc đánh giá, xác định vấn đề cần
quan tâm, lực chọn những tình tiết có điểm nhấn để xoáy sâu vào bản chất vấn đề,
từ đó nhìn nhận ra hướng giải quyết có lợi nhất cho đương sự của mình. Giống như
các vụ việc khác, khi nghiên cứu hồ sơ, người tư vấn cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Đọc sơ bộ, đọc lướt
Bước 2: Sắp xếp hồ sơ, tài liệu
Bước 3: Đọc chi tiết
Bước 4: Tóm lược lại vụ việc.
Từ đó, rút ra được vấn đề cốt lõi của vụ việc, đánh giá tính khả thi của từng trường
hợp có thể xảy ra, nắm được những cách thức giải quyết vụ việc hợp lý, tốt nhất cho
khách hàng và đúng quy định của pháp luật.
Như vậy, các kỹ năng tư vấn pháp luật cơ bản trên đây có quan hệ mật thiết, biện
chứng, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau và được sử dụng trong suốt quá trình tư vấn
một vụ việc cụ thể với một đối tượng cụ thể.
Tuỳ theo từng loại vấn đề (vụ việc tư vấn) và từng loại đối tượng cụ thể mà sử dụng
các kỹ năng cùng một thời điểm hoặc sử dụng kỹ năng này trước, kỹ năng kia sau.
Thông thường, để tiến hành tư vấn một vụ việc, người tư vấn phải tiếp đối tượng;
nghe các bên tranh chấp trình bày, yêu cầu đưa ra tài liệu có liên quan đến yêu cầu
tư vấn. Trong trường hợp cần thiết phải tiến hành xem xét, xác minh vụ việc; tra
cứu tài liệu pháp luật, tham khảo các nhà chuyên môn và vận dụng kiến thức pháp
luật và kinh nghiệm cuộc sống để tư vấn, giải thích, hướng dẫn đối tượng ứng xử
phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội cũng như thuần phong mỹ tục của người
Việt Nam.
Ngoài ra, trong quá trình tư vấn pháp luật về lĩnh vực hôn nhân và gia đình, để đưa
ra được những giải pháp tối ưu nhất cho khách hàng của mình, cần phải vận dụng
thật tốt những kỹ năng tư vấn pháp luật. Trong mỗi vụ việc khác nhau, cần áp dụng
những kỹ năng tư vấn phù hợp với từng vấn đề cần phải giải quyết. Không chỉ thực
hiện đúng các kỹ năng tư vấn mà còn cần phải linh hoạt chúng. Người tư vấn cần
phải áp dụng triệt để mỗi kỹ năng, không nên chỉ nghiên cứu chung chung và thực
hiện nửa chừng mà phải đi sâu tìm hiểu, vận dụng và khai thác. Bên cạnh đó còn
cần liên hệ thực tiễn với những vụ việc đi trước, đã được giải quyết và có kết quả tốt
để áp dụng những điều phù hợp vào vấn đề của mình đang thực hiện xem có hợp lý
không. Nếu như vậy, một phần giúp người tư vấn đỡ mất thời gian mà tránh được
nhiều rủi ro cho cả mình và khách hàng.
III. Tổng kết
Nói tóm lại, tư vấn pháp luật là một công việc đòi hỏi rất nhiều tri thức cũng như kĩ
năng, và những kĩ năng trên em cho là quan trọng nhất đối với một người làm tư
vấn pháp luật. Mặc dù có tri thức, có sự am hiểu nhưng nếu không nắm được các kĩ
năng trên thì công việc sẽ trở nên rất phức tạp và khó có thể làm được. Liên hệ với
sinh viên, ai muốn sau này trở thành người tư vấn hoạt động pháp luật tốt hơn hết
ngay từ bây giờ hãy trang bị dần cho mình những kiến thức pháp luật, đồng thời
trau dồi các kĩ năng để có thể làm tốt được công việc này, đạt hiệu quả cao. Trên
đây là bài làm ngắn của em, không thể tránh khỏi thiếu xót, rất mong các thầy/cô có
thể góp ý để em rút kinh nghiệm cho các bài làm sau.

You might also like