You are on page 1of 10

Phần 3 : Vệ Tinh

1. Các loạI quỹ đạo


Các loại quỹ đạo Đa số các vệ tinh thường được phân nhóm dựa
theo quỹ đạo của chúng. Các vệ tinh thường được xếp loại dựa
theo độ cao của chúng.
• Quỹ đạo Trái Đất tầm thấp (LEO-Low Earth Orbit: 200 đến 1200
km bên trên bề mặt Trái Đất) sử dụng cho chụp ảnh khí tượng,
thông tin di động …
• Quỹ đạo Trái Đất tầm trung (ICO hay MEO-Medium Earth Orbit:
1200 đến 35 286 km) , sử dụng cho GPS …
• Quỹ đạo địa tĩnh (GSO / GEO-Geostationary Earth Orbit 35 786
km trên bề mặt Trái Đất)
• Quỹ đạo Trái Đất tầm cao ( HEO-Highly Elliptical Orbit: trên 35
786 km)

2.Các đặc điểm của thông tin vệ tinh


Các ưu điểm chính của thông tin vệ tinh so với các phương tiện thông
tin khác là :
• Có khả năng đa truy nhập.
• Vùng phủ sóng rộng.
• Ổn định, chất lượng và khả năng cao về thông tin băng rộng.
• Có thể ứng dụng cho thông tin di động.
• Hiệu quả kinh tế cao trong thông tin cự ly lớn, đặc biệt trong thông tin
liên lục địa. • Sóng vô tuyến điện phát đi từ một vệ tinh ở quỹ đạo vệ
tinh địa tĩnh có thể bao phủ 1/3 toàn bộ bề mặt trái đất.
Nhược điểm :
Tổng số chiều dài của đường lên và xuống ở thông tin vệ tinh là
trên70.000 Km, sóng phải đi mất khoảng 1/4 giây gây ra một thời gian
trễ đáng kể
3. Đa truy nhập của thông tin vệ tinh.
• Kỹ thuật sử dụng một vệ tinh chung cho nhiều trạm mặt đất và việc
tăng hiệu quảsử dụng của nó tới cực đại được gọi là đa truy nhập.
• Đa truy nhập là phương pháp dùng một bộ phát đáp trên vệ tinh
chung cho nhiềutrạm mặt đất.
• Đa truy nhập có thể phân chia ra nhiều dạng Phân chia đa truy cập
theo FDMA, TDMA, CDMA, SDMA
• Trong FDMA (Đa truy nhập phân chia theo tần số) , các trạm mặt đất
riêng phát đicác sóng mang với tần số khác nhau nhưng các băng tần
bảo vệ thích hợp sao cho các tầnsố sóng mang này không chồng lẫn lên
nhau.
• Ở TDMA ( Đa truy nhập phân chia theo thời gian ) sóng mang phát đi
từ mỗi trạmmặt đất cần phải được điều khiển chính xác sao cho sóng
mang của chúng nằm trong khethời gian được phân phối trước bằng
cách :
• Truyền tín hiệu một cách gián đoạn
• Dự phòng một thời gian bảo vệ giữa các sóng mang phát gián đoạn
sao cho chúng không chồng lấn lên nhau.
• Do đó phải có một trạm chuẩn, phát đi một tín hiệu chuẩn.
• CDMA (SSMA) là một phương pháp đa truy nhập trong đó mỗi trạm
mặt đất phátđi một tần số mang như nhau nhưng sóng mang này trước
đó đã được điều chế bằng mộtmã bít đặc biệt (code) quy định cho mỗi
trạm mặt đất trước khi phát tín hiệu đã điều chế.
CDMA ( Đa truy nhập phân chia theo mã )
Phân chia đa truy cập theo phân phối kênh
• Nếu xét đa truy nhập theo quan điểm phân phối kênh thì có thể được
chia ra đa truy nhập phân phối trước (cố định) và đa truy nhập phân
phối theo yêu cầu (linh hoạt )
• Đa truy nhập phân phối trước (FAMA – Fixed Assiggned Multiple
Access ) cáckênh vệ tinh được phân bố cố định cho các trạm mặt đất
khác nhau, bất chấp có haykhông có các cuộc gọi phát đi
• Đa truy nhập phân phối theo yêu cầu (DAMA – Demand Assiggned
MultipleAccess ): là phương pháp truy nhập trong đó các kênh vệ tinh
được sắp xếp lại mỗi khi cóyêu cầu thiết lập kênh đưa ra từ các trạm
mặt đất liên quan.
• Đa truy nhập phân phối theo yêu cầu cho phép sử dụng hiệu quả
dung lượng kênhcủa vệ tinh, đặc biệt khi nhiều trạm mặt đất có dung
lượng kênh nhỏ sử dụng chung mộtbộ phát đáp.
Phân chia đa truy nhập theo số kênh trên 1 sóng mang :
• Nếu xét theo quan điểm ghép kênh thì có thể được chia ra SCPC và
MCPC
• SCPC ( Single Channel Per Carrier )
• MCPC ( Multiple Channel Per Carrier ) Các tín hiệu được ghép kênh
trước khi điều chế sóng mang

Phân chia đa truy nhập theo tần số ( FDMA) :

4. Truyền sóng trong thông tin vệ tinh Tần số làm việc của thông tin vệ
tinh
• Sóng vô tuyến điện sử dụng trong thông tin vệ tinh cần phải xuyên
qua tầng điện lyvà khí quyển bao quanh trái đất, nhưng sóng vô tuyến
điện với các tần số cao bị hấp thụvà bị các suy hao khác trong khí
quyển, đặc biệt trong mưa.
• Khoảng tần số bị suy hao nhỏ là 1 đến 10 Ghz được gọi là” cửa sổ tần
số ”.
• Khoảng tần số sử dụng nhiều hơn hiện nay trong thông tin vệ tinh là
băng C có tầnsố 4 Ghz đến 6Ghz. ( B = 500 MHz)
• Băng Ku từ 11 Ghz đến 14 Ghz bị hấp thụ lớn trong mưa nhưng cũng
được sửdụng thường xuyên, do thiếu các băng tần.
4.1 Để sử dụng hiệu quả tần số, có thể tiến hành các biện pháp sau
đây :
• Giới hạn số vệ tinh phóng.
• Sử dụng lại cùng một tần số bằng cách dùng phân cực vuông góc.
• Chiếu xạ vùng phục vụ bằng nhiều búp sóng điểm từ vệ tinh và sử
dụng tối đa tần số giống nhau với sự phân cách thích hợp các búp sóng
này.
• Tăng số bit truyền trong một Hz bằng cách sử dụng điều chế số nhiều
mức, nhiều pha. Phân cực sóng.
• Hướng phân cực là hướng dao động của điện trường.

4.2 Có hai loại phân cực sóng vô tuyến điện được sử dụng trong thông
tin vệ tinh:
sóng phân cực thẳng và sóng phân cực tròn.
• Sóng phân cực thẳng có thể được tạo ra bằng cách dẫn các tín hiệu từ
một ống dẫnsóng chữ nhật đến một anten loa.
• Người ta chia ra 2 loại phân cực thẳng là phân cực đứng và phân cực
ngang
• Sóng phân cực tròn là sóng trong khi truyền lan, phân cực của nó
quay tròn. Có thểtạo ra loại sóng này bằng cách kết hợp hai sóng phân
cực thẳng có phân cực vuông gócvới nhau và góc lệch pha là 90°
• Sóng phân cực tròn là phân cực phải hay trái phụ thuộc vào sự khác
pha giữa sóngphân cực thẳng là sớm pha hay chậm pha.
5. Yêu cầu hoạt động đối với anten thông tin vệ tinh.
• a. Hệ số tăng ích cao và hiệu suất cao.
• b. Hướng tính cao và búp sóng phụ nhỏ: để chúng không can nhiễu
vào hệ thốngthông tin khác (vệ tinh và mặt đất).• c. Đặc tính phân cực
tốt: để sử dụng tần số một cách hiệu quả bằng cách ghép cácsóng phân
cực ngang và đứng .
• d. Tạp âm thấp. Cần giảm tạp âm để bảo đảm được các tỷ số G/T yêu
cầu.

6. Phân cực sóng:


- Phân cực sóng là gì
Trường điện từ của một sóng vô tuyến điện khi đi trong một môi
trường (như là khí quyển) dao động theo một hướng nhất định. Phân
cực là hướng dao động của điện trường.
Có hai loại phân cực sóng vô tuyến điện được sử dụng trong thông tin
vệ tinh:
sóng phân cực thẳng và sóng phân cực tròn.
- Sóng phân cực thẳng
Một sóng phân cực thẳng có thể tạo ra bằng cách dẫn các tín hiệu từ
một ống dẫn
sóng chữ nhật đến anten loa. Nhờ đó, sóng được bức xạ theo kiểu phân
cực thẳng đứng song song với cạnh đứng của anten loa. Để thu được
sóng này anten thu cũng cần được bố trí giống tư thế của anten phía
phát.
Khi đặt nó vuông góc, thì không thể thu được sóng này ngay cả khi sóng
đi vào ống dẫn sóng vì nó không được nối với đường cáp đồng trục.
Mặc dù sóng phân cực thẳng thì dễ dàng tạo ra, nhưng cần phải điều
chỉnh hướng của ống dẫn sóng anten thu sao cho song song với mặt
phẳng phân cực của sóng đến.
- Sóng phân cực tròn
Sóng phân cực tròn là sóng khi truyền lan phân cực của nó quay tròn.
Có thể tạo ra
loại sóng này bằng cách kết hợp hai sóng phân cực thẳng có phân cực
vuông góc với
nhau và góc lệch pha là 900
. Sóng phân cực tròn là sóng phân cực phải hay trái phụ thuộc
vào sự khác pha giữa các sóng phân cực thẳng và sớm pha hay chậm
pha.
Phân cực quay theo chiều kim đồng hồ hay ngược chiều kim đồng hồ
với tần số
bằng tần số sóng mang. Đối với sóng phân cực tròn mặc dầu không cần
điều chỉnh hướng
của loa thu, nhưng mạch fiđơ của anten trở nên phức tạp hơn đôi chút.
6. Tạp âm:
- Khỏi niệm về tạp âm trong thông tin vệ tinh
Tạp âm được hiểu là tín hiệu không mong muốn có trong luồng tín hiệu
thu về, tạp
âm làm giảm chất lượng thông tin, ví dụ như tạp âm làm giảm tỷ số tín
hiệu trên nhiễu
S/N, hoặc làm giảm tỷ số sóng mang trên tạp âm, tăng tín hiệu lỗi bit
đường truyền. Trên
thực tế đối với các hệ thống tin khác thì tạp âm thường rất nhỏ so với
tín hiệu hữu ích,
nhưng trên tuyến thông tin vệ tinh, tín hiệu hữu ích thu được thường
rất nhỏ, trong khi đó
tạp âm thì lại rất lớn do khoảng cách truyền của thông tin rất dài
(khoảng cách 37000
km). Tạp âm cũng được góp nhặt bởi anten từ môi trường truyền sóng,
suy hao do mưa.
Tín hiệu thu về xem như bị chỡm trong tạp âm. Vì thế nghiên cứu tạp
âm là một vấn đề
rất quan trọng không thể thiếu trong thông tin vệ tinh.
- Các nguồn tạp âm trong thông tin vệ tinh
Tạp âm vũ trụ:
Tạp âm vũ trụ hình thành do nhiễu bức xạ cao tần từ các dải ngân hà,
phát xạ của
mặt trăng, tác động mạnh ở dải tần dưới 10 GHz.
Tạp âm khí quyển:
Ô xy, ni tơ, hơi nước, sương mù, có trong khí quyển hấp thụ năng lượng
sóng
điện từ có tần số xấp xỉ bằng tần số dao động của các phần tử khí nói
trên khi sóng điện từ truyền qua nó, chính sự hấp thụ này làm cho sóng
điện từ bị suy yếu đi và tạp âm cũng sinh ra từ đó.
Trong thông tin vệ tinh dải tần từ 1 đến 10 GHz khi góc ngẩng của anten
dưới 5o thì mức suy hao do ảnh hưởng tầng đối lưu sẽ nhỏ hơn 1,5 dB.
Suy hao do mây mù vào khoảng 1 dB trong dải tần 4-6 GHz (băng C) và
suy hao khoảng 3 dB trong dải tần 7 GHz và nhỏ hơn 6 dB ở dải tần 10
GHz.
Tạp âm do mưa:
Sóng điện từ không những bị suy hao do mưa mà còn cộng thêm tạp
âm sinh ra do các bức xạ siêu cao của mưa, thêm vào đó nhiệt độ nước
mưa cũng là nguồn tạp âm nhiệt.
Có thể nói trong các nguồn tạp âm trong thông tin vệ tinh thì tạp âm
do mưa sinh ra cần phải lưu ý nhất. Do đó trong tính toán tuyến truyền
thông tin vệ tinh, để đảm bảo chất lượng thông tin người ta phải có
tính toán đến sự dự trữ cho mưa và đây cũng là một bài toán rất phức
tạp.
Tạp âm trái đất: Mặt đất phản xạ sóng điện từ đối với các búp sóng phụ
của anten trạm mặt đất, các búp sóng phụ này gây ra tạp âm ảnh
hưởng trực tiếp từ mặt đất và tạp âm khí quyển từ phản xạ từ mặt đất.
Nhiệt tạp âm do ảnh hưởng của trái đất trong khoảng từ 3-25˚K.
Tạp âm nhiệt:
Tạp âm sinh ra do hoạt động ngẫu nhiên của các điện tử tự do của các
vật dẫn điện, khi chuyển động các điện tử này va chạm với các nguyên
tử và sinh ra tạp âm nhiệt, mặc dù khi các vật dẫn hở mạch, các điện tử
chuyển động hỗn loạn vẫn sinh ra tạp âm nhiệt

You might also like