You are on page 1of 14

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 09 năm 2020


ĐĂNG KÝ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM 2020

1. TÊN ĐỀ TÀI: Ứng dụng IoT vào 2. MÃ SỐ: 13


xây dựng hệ thống cảnh báo vượt
định mức và chăm sóc khách hàng
trong SmartHome.
Thuộc lĩnh vực nghiên cứu:

TT TÊN LĨNH VỰC CHUYÊN NGÀNH Chọn


1 Giáo dục - Giáo dục học 
- Quản lý giáo dục 
- Tâm lý giáo dục 
- Giáo dục thể chất 

2 Lĩnh vực Kinh tế - Tài chính- ngân hàng- chứng khoán- kế toán- 
kiểm toán, bảo hiểm - tín dụng
- Thương mại- quản trị kinh doanh và du lịch- 
marketing 
- Kinh tế học- kinh tế phát triển – kinh tế chính trị
3 Lĩnh vực Pháp lý - Luật Dân sự 
- Luật Hình sự 
- Luật Kinh tế 
- Luật Hành chính 

- Luật Quốc tế
4 Lĩnh vực Tài - Tài nguyên 
nguyên và Môi - Môi trường 
trường - Công nghệ môi trường 
- Kỹ thuật môi trường 

5 Lĩnh vực Công - Toán tin 


nghệ thông tin - Công nghệ thông tin 

3. THỜI GIAN THỰC HIỆN 6 tháng


4. SINH VIÊN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Họ và Năm Nhiệm
Stt MSSV Điện thoại Email Khoa
tên sinh vụ
Nguyễn
K19406 ngannt19406c Hệ thống Nhóm
1 Thảo 2001 0942245034
0858 @st.uel.edu.vn thông tin trưởng
Ngân
Phạm ngocptm19406
K19406 Hệ thống Thành
2 Thị Mỹ 2001 0948597676 c@st.uel.edu.v
0860 thông tin viên
Ngọc n
Lương
K19406 quanln19406c Hệ thống Thành
3 Ngọc 2001 0348422233
0866 @st.uel.edu.vn thông tin viên
Quân
Trần
K19406 quantt19406c Hệ thống Thành
4 Trung 2001 0935223978
0867 @st.uel.edu.vn thông tin viên
Quân
Châu
K19406 tramctb19406c Hệ thống Thành
5 Thị Bích 2001 0798114432
0877 @st.uel.edu.vn thông tin viên
Trâm

5. NGƯỜI HƯỚNG DẪN


Họ và tên: Trần Duy Thanh
Đơn vị: Đại học Kinh tế - Luật
Điện thoại: 0987773061 Email: thanhtd@uel.edu.vn
6. GIỚI THIỆU Ý TƯỞNG NGHIÊN CỨU
Ngày nay, việc đầu tư vào SmartHome càng ngày càng hấp dẫn và trở nên phổ
biến hơn theo thời gian nhờ những tiện ích mà nó mang lại trong cuộc sống hằng ngày.
Việc sử dụng không đúng cách các thiết bị công nghệ có thể ảnh hưởng không tốt đến
khả năng hoạt động, tuổi thọ của các thiết bị trong SmartHome và phát sinh thêm
nhiều chi phí không mong muốn. Từ những lý do đó, nhóm chúng em đã quyết định
thực hiện nghiên cứu và phát triển một mobile app và một website quan sát tình trạng
cũng như lưu giữ lịch sử sử dụng của các thiết bị điện tử trong SmartHome giúp khách
hàng theo dõi và quản lý các thiết bị này một cách dễ dàng. Đồng thời ứng dụng còn
có những cảnh báo và đề xuất khắc phục phù hợp hỗ trợ người dùng sử dụng chủ
động, hiệu quả hơn cũng như tiết kiệm thời gian, chi phí phát sinh không cần thiết.
Ngoài ra còn giúp cho nhà sản xuất hệ thống SmartHome quan sát được hành vi tiêu
dùng của khách hàng, cải tiến thiết bị của họ và nhận được nhiều sự tin yêu hơn từ
khách hàng.
7. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI
7.1. Mục tiêu đề tài
Xây dựng mô hình Mobile app và website để vận hành thử nghiệm hệ thống cảnh
bảo và chăm sóc khách hàng. Trong đó Mobile app nhằm mục đích đưa ra những cảnh
báo đến người dùng khi họ sử dụng thiết bị vượt quá giới hạn an toàn và Website
nhằm trình bày chi tiết lịch sử sử dụng thiết bị và tình trạng của thiết bị trong
SmartHome.
7.2. Đối tượng, phạm vi
Đối tượng nghiên cứu: Ứng dụng cảnh báo trên điện thoại và Website quan sát
các thiết bị công nghệ trong SmartHome
Phạm vi nghiên cứu:
Về thời gian nghiên cứu: từ tháng 9/2020 đến 3/2021
Về không gian nghiên cứu: các thiết bị điện tử trong SmartHome. Trong đó,
đèn điện, máy lạnh, máy giặt, quạt và tivi là các thiết bị chúng em tập trung thực
hiện nghiên cứu trong đề tài này.
Về nội dung nghiên cứu: Ứng dụng IoT và mảng support for customer của
CRM vào SmartHome để xây dựng ứng dụng điện thoại và Website hỗ trợ người
dùng quản lý các thiết bị điện tử trong nhà của mình.
8. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
8.1. Cơ sở lý thuyết
8.1.1. Internet of Things
“Internet of Things” (viết tắt là IoT) hay “Internet vạn vật” cụ thể hơn là Mạng
lưới vạn vật kết nối Internet hoặc là Mạng lưới thiết bị kết nối Internet.
Công nghệ IoT giúp dễ dàng kết nối vạn vật với mạng lưới và phát triển các ứng
dụng để kiểm soát và quản lý chúng. Nhiệm vụ của nền tảng IoT là thực hiện kết nối,
cung cấp dịch vụ và đám mây cho các thiết bị này.

Hình 1: Mô phỏng về IoT


Nhờ bộ xử lý giá rẻ và mạng không dây, có thể biến mọi thứ, từ viên thuốc sang
máy bay, thành một phần của IoT. Điều này bổ sung sự “thông minh kỹ thuật số” cho
các thiết bị, cho phép chúng giao tiếp mà không cần có con người tham gia và hợp
nhất thế giới kỹ thuật số và vật lý.
8.1.2. SmartHome và các công nghệ ứng dụng
8.1.2.1 Khái niệm SmartHome
Nhà thông minh (tiếng Anh: SmartHome) là kiểu nhà được lắp đặt các thiết bị
điện, điện tử có thể được điều khiển hoặc tự động hoá hoặc bán tự động. Thay thế con
người trong thực hiện một hoặc một số thao tác quản lý, điều khiển. Hệ thống điện tử
này giao tiếp với người dùng thông qua bảng điện tử đặt trong nhà, ứng dụng trên điện
thoại di động, máy tính bảng hoặc một giao diện web.

Hình 2: Khái niệm SmartHome


Nhờ ứng dụng các công nghệ như hồng ngoại, điện thoại thông minh, IoT, công
nghệ đám mây…Nhà thông minh có thể tự động giúp bạn làm những công việc trong
nhà. Với những nhà đầu tư thông minh, họ luôn đánh giá cao một căn nhà có thể tự
động hóa. Khi làm một nhà thông minh, có nghĩa là bạn đang dùng công nghệ để làm
cuộc sống thoải mái hơn.
8.1.2.2 IoT và SmartHome
SmartHome ở thời điểm hiện tại là hệ thống mô hình căn hộ với các đồ vật được
tự động hóa, giảm thiểu sự tương tác trực tiếp với con người. Các vật dụng trong ngôi
nhà sẽ được điều khiển thông qua một mạng lưới không dây kiểm soát các thiết bị, mỗi
thiết bị sẽ được cấp danh tính trong mạng hệ thống và có thể được truy suất, điều
khiển, thao tác, …
Đó chính là mô hình SmartHome với ứng dụng của công nghệ IoT. Cùng những
đặc điểm và lợi thế của nền tảng mô hình IoT, các vấn đề cơ bản SmartHome sẽ được
giải quyết. Các vật được điều khiển thông qua mạng không dây tạo cơ sở để thiết kế hệ
thống SmartHome, đồng thời đạt được hiệu quả cao nhất.
8.1.3. Ngôn ngữ lập trình JavaScript

Hình 3: Ngôn ngữ lập trình JavaScript


JavaScript là ngôn ngữ lập trình được sử dụng để làm cho các trang web tương
tác, được tích hợp và nhúng trong HTML giúp website sống động hơn. JavaScript
được hỗ trợ hầu như trên tất cả các trình duyệt như Firefox, Chrome, … thậm chí các
trình duyệt trên thiết bị di động. Ngoài ra, JavaScript có thể viết mã ở phía client-side
(lối vào) bằng cách sử dụng Angular và ở phía máy chủ (phụ trợ) bằng Node.js. Bạn
cũng có thể phát triển ứng dụng web, thiết bị di động và máy tính để bàn bằng React,
React Native và Electron và thậm chí bạn có thể tham gia vào học máy. Đây là lý do
JavaScript là ngôn ngữ lập trình được sử dụng phổ biến nhất trong năm thứ bảy liên
tiếp (theo StackOverflow 2019)
8.1.4. Lập trình ứng dụng Android cơ bản và nâng cao

Hình 4: Lập trình ứng dụng Android


Lập trình Android là sử dụng các ngôn ngữ lập trình như Java, Kotlin dựa trên
nền tảng Linux được thiết kế dành cho các thiết bị di động có màn hình cảm ứng như
điện thoại thông minh và máy tính bảng.
8.1.5. Restful API

Hình 5: RESTful API


RESTful API là một tiêu chuẩn dùng trong việc thiết kế API cho các ứng dụng
web (thiết kế Web services) để tiện cho việc quản lý các resource. Nó chú trọng vào tài
nguyên hệ thống (tệp văn bản, ảnh, âm thanh, video, hoặc dữ liệu động…), bao gồm
các trạng thái tài nguyên được định dạng và được truyền tải qua HTTP.
Chức năng quan trọng nhất của REST là quy định cách sử dụng các HTTP
method (như GET, POST, PUT, DELETE…) và cách định dạng các URL cho ứng
dụng web để quản các resource. RESTful không quy định logic code ứng dụng và
không giới hạn bởi ngôn ngữ lập trình ứng dụng, bất kỳ ngôn ngữ hoặc framework nào
cũng có thể sử dụng để thiết kế một RESTful API.
8.1.6. SQL server

Hình 6: SQL Server


SQL (viết tắt của Structured Query Language), dịch là Ngôn ngữ truy vấn mang
tính cấu trúc, là một loại ngôn ngữ máy tính phổ biến để tạo, sửa, và lấy dữ liệu từ một
hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ. Ngôn ngữ này phát triển vượt xa so với mục đích
ban đầu là để phục vụ các hệ quản trị cơ sở dữ liệu đối tượng-quan hệ. Nó là một tiêu
chuẩn ANSI/ISO.
Chức năng:
Cho phép người dùng truy cập dữ liệu trong các hệ thống quản lý cơ sở dữ
liệu quan hệ.
Cho phép người dùng mô tả dữ liệu.
Cho phép người dùng xác định dữ liệu trong cơ sở dữ liệu và thao tác dữ
liệu đó.
Cho phép nhúng trong các ngôn ngữ khác sử dụng mô-đun SQL, thư viện
và trình biên dịch trước.
Cho phép người dùng tạo và thả các cơ sở dữ liệu và bảng.
Cho phép người dùng tạo chế độ view, thủ tục lưu trữ, chức năng trong cơ
sở dữ liệu.
Cho phép người dùng thiết lập quyền trên các bảng, thủ tục và view.
8.1.7. Mô hình nghiên cứu

Hình 7: Mô hình nghiên cứu


Đây là mô hình nhóm chúng em sẽ triển khai trong đề tài, thông qua hệ thống hỗ
trợ IoT đã được Khoa cung cấp: chúng em sẽ giả lập dữ liệu nhiệt độ thực của thiết bị
là kết quả của hệ thống IoT Sensor, theo dõi và đưa vào Cơ sở dữ liệu (CSDL) cùng
với đó là so sánh với nhiệt độ định mức của thiết bị để đưa ra cảnh báo trên Mobile
app và Web từ đó theo 2 hướng:
1. Đưa dữ liệu vào Mobile app để phân tích, hiển thị cảnh báo cho người dùng.
Thông qua đó, người dùng có thể cập nhật được tình hình của thiết bị từ đó
không bỏ lỡ thời gian bảo hành
2. Đưa dữ liệu vào Web Admin để từ đó phân tích hành vi sử dụng của khách hàng
để đưa ra tần suất cũng như sự yêu thích trong sử dụng sản phẩm của
SmartHome từ đó có quyết định chăm sóc khách hàng sau khi mua hàng đồng
thời cải tiến và phát triển sản phẩm công ty.
Hệ thống hỗ trợ về IoT do Khoa cung cấp thiết kế dựa trên hai hệ thống:
1. Hệ thống IoT Gateway: là hệ thống đóng vai trò cổng kết nối giữa giữa các
thiết bị IoT, (cảm biến, thiết bị, hệ thống) và mạng internet. Tất cả dữ liệu di chuyển
lên mạng internet hoặc ngược lại sẽ đi qua gateway này. IoT Gateway chuyên dụng, có
thiết kế linh hoạt, chịu được môi trường khắc nghiệt, hỗ trợ các chuẩn kết nối cục bộ
như: LAN, WiFi, 3G, Zigbee, Z-wave, RF. Hoặc nó cũng có thể là một máy chủ thông
thường nếu không gian lắp đặt cho phép, được cài đặt phần mềm gateway và tích hợp
các cổng kết nối, wireless phù hợp.
Cách thức hoạt động của IoT Gateway: Các cảm biến phải gửi tất cả dữ liệu thô
đến IoT Gateway. Sau khi đến IoT Gateway sẽ tiến hành lọc dữ liệu thô, chuyển ngôn
ngữ của các giao thức để mã hóa. Sau đó gửi dữ liệu đến hệ thống xử lý trung tâm qua
Internet hoặc Intranet.

Hình 8: Hệ thống IoT Gateway


Sử dụng IoT Gateway mang đến các lợi ích như sau:
Lọc dữ liệu trong giai đoạn tiền xử lý để cải thiện thời gian phản hồi.
Hỗ trợ bảo mật cho dữ liệu IoT.
Cải thiện hiệu quả năng lượng trên các thiết bị IoT.
Xử lý tất cả các thông tin hỗn hợp từ các thiết bị IoT về một giao thức
chuẩn duy nhất.
2. Hệ thống IoT Sensor: là thiết bị dùng để đo đạc, thu thập và lưu trữ dữ liệu.
Các loại sensor sẽ dần thay thế con người để thực hiện các công việc trong môi trường
độc hại. Trong các dây chuyền sản xuất hay hệ thống tự động đều có mặt của các loại
cảm biến. Ví dụ như cửa tự động sẽ có cảm biến tiệm cận. Hay trong quan trắc môi
trường sẽ có sensor siêu âm, radar…
Hình 9: Thiết kế mặt máy hệ thống IoT - S
Máy cảm biến thu nhập dữ liệu từ môi trường xung quanh như nhiệt độ, độ ẩm,
… từ đó kết nối trực tiếp hoặc gián tiếp với Internet để chuyển đổi và xử lý dữ liệu.
Ưu điểm:
Cấu hình và điều khiển: có thể thay đổi linh hoạt, ghi lại thông số nếu có cài
đặt và liên tục cập nhật
Theo dõi và dự đoán: đảm bảo hệ thống ổn định và giảm nguy cơ gây sự cố
Hỗ trợ bảo mật: phát hiện như hành vi sử dụng có dấu hiệu đáng ngờ, lưu
trữ các mẫu mới và so sánh với lịch sử để ngăn chặn tác động xấu đến thiết bị và
người dùng
Vài năm trước đây, khi kiểm soát các thiết bị điện chúng ta thường dùng đến hệ
thống AC nhưng với sự phát triển của IoT, các máy móc đòi hỏi dữ liệu cụ thể và
chính xác hơn từ đó quy trình sử dụng và sản xuất luôn được tối ưu. Cùng với đó, kết
nối các thiết bị vs nhau thông qua Internet giúp thu dữ liệu và đưa ra cảnh báo một
cách chính xác nhất. Từ những điểm mạnh và lợi ích trên, nhóm chúng em quyết định
sử dụng hệ thống IoT do Khoa hỗ trợ để lấy dữ liệu tại thời điểm thực.
8.2. LỊCH SỬ LÝ THUYẾT
Việt Nam:
Dựa theo nghiên cứu của Bùi Hồng Dũng (2017) về đề tài “Xây dựng hệ thống
giám sát thời tiết dựa trên nền tảng IoT”. Tác giả đã nghiên cứu và đưa ra một giải
pháp nhằm kết nối các cảm biến môi trường, số hóa dữ liệu và tận dụng hạ tầng mạng
sẵn có để tiến hành trao đổi dữ liệu lên nền tảng điện toán đám mây một cách nhanh
nhất. Từ đó có thể sử dụng các dữ liệu đã thu thập được ở các trạm giám sát để phục
vụ cho các nhu cầu khác nhau trong cuộc sống.
Theo nghiên cứu của Hoàng Công Thành (2019) về “Giám sát nhiệt độ, độ ẩm
và điều khiển thiết bị điện qua internet bằng module”. Kết quả cho thấy, thông qua
module arduino esp8266, có thể điều khiển và giám sát thiết bị qua Internet (Wifi).
Đồng thời thiết kế được mô hình, ứng dụng Android cho hệ thống điều khiển.
Theo nghiên cứu của Trịnh Minh Phương (2016) về “Ứng dụng công nghệ IoT
cho giám sát môi trường”. trên cơ sở nghiên cứu cơ bản về IoT, mạng cảm biến không
dây, một số thiết bị cảm biến thông dụng, đồng thời xuất phát từ thực tiễn bảo quản
thực phẩm tươi sống, tôi xây dựng một chương trình thực nghiệm (trên các thiết bị
thật) để giám sát các thông số về môi trường (nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng). Sau đó,
chạy thử nghiệm chương trình, đánh giá các kết quả đạt được và so sánh với mục tiêu,
yêu cầu đặt ra đối với luận văn.
Nước ngoài:
Dựa theo nghiên cứu của Majid Al-Kuwari, Abdulrhman Ramada, Yousef
Ismael, Laith Al-Sughair, Adel Gastli, Mohieddine Benammar (2018) về “Tự động
hóa ngôi nhà thông minh sử dụng nền tảng giám sát và cảm biến dựa trên IoT”. Nhóm
tác giả đã tìm ra một hệ thống có thể được thiết lập để giám sát các thông số này để
giúp duy trì chúng trong phạm vi chấp nhận được đồng thời thực hiện tự động thông
minh một số lệnh sau khi phân tích dữ liệu thu thập được.
Dựa trên nghiên cứu của Hana Jo & Yong Ik Yoon (2018) về “Mô hình tiết kiệm
năng lượng nhà thông minh thông minh sử dụng động cơ TensorFlow nhân tạo”.
Nghiên cứu hướng đến mục tiêu nhận thức thông minh như một dịch vụ (IAT), hiệu
quả năng lượng thông minh như một dịch vụ (IE2S) và dịch vụ thông minh TAS (IST)
Dựa trên nghiên cứu của David Moon, Yee Philip, John, Zucarelli Theodore,
Woolley, Keller David, Richard Wallis (2001) về “Đồng hồ đo điện bao gồm cảm biến
nhiệt độ và bộ điều khiển”. Nghiên cứu đã thông báo cho khách hàng về tình trạng báo
động, cung cấp thông tin liên quan đến việc sử dụng điện hoặc cung cấp thông tin liên
quan đến việc ngắt nguồn điện.
9. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bước 1: Xác định đề tài nghiên cứu
Phần đầu tiên là xác định và làm rõ vấn đề nghiên cứu. Trong phần này sẽ bao
gồm các vấn đề liên quan tới mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi
nghiên cứu.
Bước 2: Nghiên cứu các lý thuyết liên quan và các mô hình đánh giá
Sau khi xác định và làm rõ vấn đề nghiên cứu, kế tiếp là tìm kiếm các bài viết
nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Tập hợp đọc và phân tích bài viết, viết
lược khảo nghiên cứu. Căn cứ trên kết quả tổng quan này để tiếp tục hoàn thiện vấn đề
nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết ban đầu.
Bước 3: Thiết lập mô hình nghiên cứu
Tiến hành thiết lập mô hình nghiên cứu riêng được rút ra từ những mô hình được
áp dụng trong các bài viết nghiên cứu đã phân tích trước đó, sao cho phù hợp với mục
tiêu và điều kiện nghiên cứu của nhóm. Xây dựng giả thuyết về mối quan hệ giữa các
nhân tố và chọn các biến quan sát chính thức.
Bước 4: Thu thập dữ liệu nghiên cứu
Lấy những dữ liệu từ nhiều nguồn tham khảo để phục vụ cho quá trình nghiên
cứu. Tập trung vào lấy nhiệt độ thực của thiết bị.
Bước 5: Giả lập dữ liệu
Đưa ra nhiệt độ định mức của thiết bị so với nhiệt độ thực.
Bước 6: Phân tích dữ liệu
Sử dụng phần mềm SPSS để tổng hợp dữ liệu và trình bày dưới các dạng biểu
bảng, đồ thị, ... tính toán các thông số và diễn giải kết quả, đưa dữ liệu vào ứng dụng
đã được xây dựng để từ đó đưa ra cảnh báo
Bước 7: Trình bày các kết quả nghiên cứu
Dữ liệu nghiên cứu sau khi được phân tích sẽ trình bày những kết quả chủ yếu và
có kết luận về kết quả nghiên cứu.
Bước 8: Kết luận và kiến nghị, hoàn thành luận văn
Đây là bước cuối cùng của nghiên cứu này. Từ kết quả nghiên cứu tác giả sẽ
trình bày những kết luận chính của nghiên cứu.
10. TÓM TẮT NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
Chương 1: Tổng quan:
Trình bày tổng quan về đề tài nghiên cứu: lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu,
đối tượng, và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của
đề tài nghiên cứu. Giới thiệu ý tưởng nghiên cứu, tính cấp thiết của đề tài, các câu hỏi
được đặt ra, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu, tổng
quan tình hình nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Trình bày tổng quan về công cụ bao gồm: khái niệm, lợi ích, chức năng, lĩnh vực
ứng dụng của IoT, ngôn ngữ Java, SQL server, ...
Chương 3: Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp
Trình bày về hiện trạng và đề xuất giải pháp đối với SmartHome bao gồm: tiềm
năng phát triển ứng dụng cảnh khi sử dụng thiết bị quá mức trong SmartHome trên thế
giới và ở Việt Nam, đề xuất giải pháp và thiết kế phần mềm cảnh báo dành cho người
dùng SmartHome.
Chương 4: Tiến hành thực nghiệm và kết quả
Trình bày về thực nghiệm và kết quả bao gồm: các chức năng của ứng dụng và
kết quả nhận được.
Chương 5: Kết luận
Trình bày tổng quan về kết luận của đề tài bao gồm: kết luận, mặt hạn chế của đề
tài và đề xuất.
11. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Việt Nam:
1. Hong Dung, Bui. (2017). Xây dựng hệ thống giám sát thời tiết dựa trên nền tảng
IoT. Trích xuất từ http://tainguyenso.dut.udn.vn/handle/DUT/244
2. Hoang, Cong Thanh. (2019). Giám sát nhiệt độ độ ẩm và điều khiển thiết bị điện
qua internet dùng module. Trích xuất từ
https://lib.hpu.edu.vn/bitstream/handle/123456789/33605/Hoang-Cong-Thanh-
DT1901.pdf?sequence=1&isAllowed=y
3. Minh Phuong, Trinh. (2016). Nghiên cứu ứng dụng công nghệ IoT cho giám sát
môi trường. Trích xuất từ
https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17252/5/TDL%26MMT_K20_
Trinh%20Minh%20Phuong_Luan%20van_full.pdf
Tài liệu nước ngoài:
1. David Moon, Yeephilip John, Zucarelli Theodore, Woolley, Keller David,
Richard Wallis. (2001). Electric power meter including a temperature sensor and
controller. Trích xuất từ https://patents.google.com/patent/US6847300B2/en
2. Majid Al-Kuwari; Abdulrhman Ramadan; Yousef Ismael; Laith Al-Sughair;
Adel Gastli; Mohieddine Benammar. (2018). Smart-home automation using IoT-
based sensing and monitoring platform. Trích xuất từ
https://ieeexplore.ieee.org/abstract/document/8372548
3. Hana Jo & Yong Ik Yoon. (2018). Intelligent smart home energy efficiency
model using artificial tensorflow engine. Trích xuất từ https://hcis-
journal.springeropen.com/articles/10.1186/s13673-018-0132-y
12. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU

Việc cần làm Thời gian Ghi chú

Lược khảo tài liệu 14/09/2020 - 21/09/2020

Hoàn thành thuyết minh đề tài 21/09/2020 - 30/09/2020

Chỉnh sửa thuyết minh và nộp về Khoa 05/10/2020 - 12/10/2020

Nghiên cứu cơ sở lý thuyết và chức năng của


12/10/2020 - 26/10/2020
ứng dụng

Xây dựng ứng dụng 26/10/2020 - 28/12/2020

Tiến hành thực nghiệm và hoàn thiện ứng dụng 28/12/2020 - 11/01/2021

Viết bản thảo 11/01/2021 - 01/02/2021

Hoàn chỉnh bài nghiên cứu 01/02/2021 - 22/02/2021

Viết tóm tắt và chuẩn bị bảo vệ 22/02/2021 - 08/03/2021

Nộp bài nghiên cứu về Khoa 08/03/2021 - 15/03/2021

13. ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU


Khi đề tài nghiên cứu về việc ứng dụng IoT và mảng support for customer của
CRM vào SmartHome được triển khai, kết quả dự kiến đạt được đó góp phần đem lại
lợi ích cho người dùng, cho các nhà phát triển các thiết bị điện tử và cho cả người
nghiên cứu thành công đề tài:
Về phía người dùng:
Người dùng sẽ quản lý dễ dàng hơn các thiết bị điện tử trong nhà từ
xa thông qua kết nối Internet.
Người dùng có thể giữ gìn các thiết bị điện tử trong nhà không vượt
định mức, đảm bảo thời gian sử dụng thiết bị lâu dài.
Nếu có sự cố gì xảy ra với thiết bị người dùng sẽ nhanh chóng được
thông báo.
Người dùng có thể tùy chỉnh việc kết nối giữa mobile app và thiết bị
được gắn cảm biến. Nếu người dùng không có nhu cầu lấy thông tin từ một
thiết bị nào đó thì người dùng có thể ngắt kết nối ứng dụng với thiết bị được
gắn cảm biến đó.
Về phía các nhà phát triển thiết bị điện tử: các nhà phát triển khi có được dữ liệu
về tình trạng sử dụng cũng như thời gian sử dụng. Họ sẽ hiểu rõ về thói quen của
người dùng đối với các thiết bị điện tử: “Tần suất sử dụng thiết bị điện tử của người
dùng ít hay nhiều? Thiết bị đó hay mắc phải lỗi gì?”. Từ đó, nhà phát triển thiết bị điện
tử sẽ đưa ra các quyết định dựa trên tần suất sử dụng và các lỗi mà thiết bị đó hay gặp.
Về phía người nghiên cứu và nền tảng công nghệ
Phát triển phần mềm ứng dụng IoT và support for customer của CRM
trong quản lý SmartHome.
Đánh dấu bước phát triển mới trong nền công nghệ hiện đại

Ngày __ tháng __ năm_ Ngày __ tháng __ năm_


Người đăng ký Người hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thảo Ngân Trần Duy Thanh

Ngày __ tháng __ năm_


Lãnh đạo đơn vị
(Ký và ghi rõ họ tên)

You might also like