You are on page 1of 17

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG


-----š›&š›-----

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN


HỆ THỐNG THÔNG TIN VÀ TỔ CHỨC
Đề tài: Các vấn đề gây gián đoạn trong quản lý chuỗi cung ứng và
tầm quan trọng của “chặng cuối”

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thanh Tú


Sinh viên thực hiện:
Phạm Thị Quyên - 20187195 Nông Trần Bình Minh
Vũ Xuân Nhật Nguyễn Thành Nam
Nguyễn Cảnh Nhật Lê Tuấn Nhật

----------Hà Nội 06/2021-----------


Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Toàn cầu hoá và thương mại quốc tế đang đặt ra cho các doanh nghiệp những
thách thức về kiểm soát và tích hợp dòng chảy hàng hoá, thông tin và tài chính một cách
hiệu quả. Điều này đồng nghĩa với việc bất kỳ doanh ngiệp nào xây dựng một chuỗi cung
ứng nhanh nhạy, thích nghi cao và sáng tạo sẽ giúp họ dễ dàng vượt qua đối thủ trong
cuộc chiến cạnh tranh. Việt Nam đang là một quốc gia có tốc độ hội nhập vào nền kinh
tế thế giới rất nhanh và mạnh mẽ, và giờ đây đã là một thành phần không thể thiếu
trong nhiều công thức sản phẩm đa quốc gia.

Hoạt động cung ứng nguyên vật liệu và sản phẩm đóng vai trò hết sức quan trọng
trong quá trình thực hiện các yêu cầu và mục tiêu của doanh nghiệp, đặc biệt là đảm
bảo cân bằng quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Quản lý cung ứng nguyên vật liệu
là một trong các điều kiện tiền đề cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí
tồn kho, tiết kiệm vật tư, đảm bảo cho hoạt động sản xuất có hiệu quả. Quản lý cung
ứng sản phẩm nâng cao tính chủ động trong việc đáp ứng các yêu cầu của khách hàng,
giảm thiểu các chi phí quản lý, bảo quản, đảm bảo chất lượng sản phẩm, giảm thiểu tồn
kho và hao hụt. Quản lý tốt chuỗi cung ứng sẽ giúp doanh nghiệp sống khỏe hơn trong
môi trường cạnh tranh khốc liệt, gia tăng lợi nhuận và phục vụ tốt hơn cho người tiêu
dùng, đó là điều quan trọng nhất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc bảo vệ chuỗi cung
ứng mỏng manh khỏi các tác động tiêu cực phát sinh từ các sự kiện bên ngoài là một
thách thức lớn đối với nhiều tổ chức, đặc biệt là trong thực tế ta hiếm khi có thể dự báo
trước được sự gián đoạn hay những sự kiện bất ngờ có thể gây hại cho chuỗi cung ứng.
Ngoài ra, để đảm bảo tối đa lợi nhuận của chuỗi cung ứng, thì việc tối ưu hóa trong “
chặng cuối” cũng là một vấn đề quan trọng không kém.

Nhận thức được tầm quan trọng của hai vấn đề trên, nhóm 05 xin chọn đề tài:
“Các vấn đề gây gián đoạn trong quản lý chuỗi cung ứng và tầm quan trọng của “chặng
cuối” ”.

2. Mục tiêu nghiên cứu


- Nghiên cứu hệ thống lý luận về quản lý chuỗi cung ứng
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi cung ứng
- Từ hệ thống lý luận, rút ra các giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng và cách
tối ưu hóa trong “ chặng cuối”
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các vấn đề gây gián đoạn đến hoạt động của chuỗi cung ứng và cung cấp
sản phẩm hiệu quả trong “chặng cuối”
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu về hệ thống quản lý chuỗi cung ứng.
- Các giải pháp của quản lý chuỗi cung ứng và giao hàng chặng cuối.
4. Bố cục báo cáo:

CHƯƠNG I:

QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ GÂY GIÁN ĐOẠN TRONG QUẢN LÝ CHUỖI
CUNG ỨNG

1. Tổng quan về quản lý chuỗi cung ứng.


1.1. Chuỗi cung ứng là gì?
Trong quá trình tồn tại và phát triển của mọi tổ chức thì hoạt động mua hàng,
cung ứng hàng hóa là hoạt động không thể thiếu. Xã hội ngày càng phát triển thì
vai trò của cung ứng càng thêm quan trọng. Giờ đây cung ứng được coi là vũ khí
chiến lược giúp tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường.
Mặc dù chuỗi cung ứng khá mới mẻ ở Việt Nam, nhưng trên thế giới, các nhà
nghiên cứu đã đưa ra khá nhiều khái niệm về chúng:
Theo Lambert, Stock và Ellram: “Chuỗi cung ứng là sự liên kết giữa các công ty
chịu trách nhiệm mang sản phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường."
Theo Ganeshan, Ram và Terry ta có: “ Chuỗi cung ứng là mạng lưới các nhà
xưởng và những lựa chọn phân phối, nhằm thực hiện chức năng thu mua nguyên
vật liệu, chuyển những vật liệu này thành bán thành phẩm, thành phẩm và phân
phối những thành phẩm này tới tay khách hàng…”
Như vậy, “chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những vấn đề liên quan trực tiếp hay
gián tiếp nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao
gồm nhà sản xuất, nhà cung cấp mà còn liên quan đến nhà vận chuyển, nhà kho,
nhà bán lẻ và khách hàng...”
1.2. Quản lý chuỗi cung ứng là gì?
Trước hết, chúng ta cùng xem xét câu hỏi sau “Làm thế nào để sản xuất ra những
thiết bị điện tử cao cấp và đưa chúng đến với người tiêu dùng?” Đó là cả một quá trình,
là sự phối hợp nhịp nhàng của rất nhiều khâu, từ nhà cung cấp nguyên vật liệu điện tử,…
các nhà máy cung ứng, lắp ráp các linh kiện điện tử nổi tiếng trên khắp thế giới, các đơn
vị vận chuyển, các cầu cảng nơi những thiết bị điện tử như điện thoại, laptop, đồng hồ,
xe hơi,… nổi tiếng được “nhập cảnh”, vận chuyển bằng máy bay, tàu biển,… tiếp đến là
các trung tâm phân phối, các cửa hiệu bán sỉ, bán lẻ và cuối cùng mới đến tay bạn,
người tiêu dùng. Đó là một chu trình khép kín, hoàn toàn được “can thiệp” bởi chuỗi
cung ứng.
Từ ví dụ trên, ta đưa ra được khái niệm quản lý chuỗi cung ứng: Quản lý chuỗi
cung ứng bao gồm tất cả các hoạt động từ lập kế hoạch và quản lý tất cả các hoạt động
liên quan tới việc tìm nguồn hàng cung ứng, thu mua, vận chuyển, đầu ra của sản phẩm.
Quan trọng hơn, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng mối quan hệ với đối tác trong chuỗi
cung ứng, tăng cường sự ràng buộc giữa các bên liên quan bao gồm: nhà cung cấp, các
nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba, và khách hàng. Quản trị chuỗi cung ứng là bao gồm tất
cả các hoạt động thông suốt của các bên liên quan, mà người chủ chốt duy trì chuỗi
cung ứng là doanh nghiệp.

Hình 1.1. mô hình của một chuỗi cung ứng


1.3. Tầm quan trọng của quản lý chuỗi cung ứng
Việc quản lý chuỗi cung ứng đóng vai trò rất quan trọng trong các doanh nghiệp như
sản xuất, kinh doanh, xây dựng. Và tầm quan trọng đó càng được thể hiện trong tình
hình thị trường cạnh tranh ngày càng cao, giá bán cũng như giá thu mua ngày càng bị
quản lý chặt chẽ hơn
Bên cạnh đó, quản trị chuỗi cung ứng tốt còn đem tới hiệu quả về hoạt động
logistics, hậu cần, đưa hàng hóa tới tay doanh nghiệp và khách hàng nhanh chóng, đúng
tiến độ, đảm bảo chất lượng hàng hóa, tối ưu hóa chi phí và lợi nhuận cho doanh
nghiệp.. Một khi thực thi tốt chuỗi cung ứng, doanh nghiệp sẽ nhận được hàng loạt các
lợi ích như:
 Giảm số lượng hàng tồn kho từ 25-60%;
 Giảm chi phí đầu tư chuỗi cung ứng từ 25-50%;
 Gia tăng lợi nhuận sau thuế tới 20%.
 Dự báo sản xuất chính xác có thể sẽ tăng từ 25-80% đơn hàng, cộng với vòng
cung ứng đơn hàng có thể được cải thiện được tới 30-50%.
Như vậy, một chuỗi cung ứng hoàn hảo sẽ giúp doanh nghiệp có thêm nhiều lợi thế
trong kinh doanh, tối đa hóa chi phí, tăng lợi nhuận cao hơn. Nhất là trong bối cảnh nền
kinh tế toàn cầu hóa, doanh nghiệp quyết định tự cung tự cấp và tự làm mọi thứ để kinh
doanh thì sẽ không đạt hiệu quả cao nhất. Thậm chí việc tự túc toàn bộ có thể khiến
doanh nghiệp sa vào vực thẳm bởi chi phí chia cho nhiều bộ phận. Chưa tính tới năng
lực sản xuất, công nghệ và các yếu tố khác.
2. Các yếu tố rủi ro gây gián đoạn chuỗi cung ứng
2.1. Thảm họa thiên nhiên
Từ những năm 2011, Báo cáo thường niên Global Risks Report của the World
Economic Forum’s đã xếp hạng rủi ro về khí hậu là ưu tiên hàng đầu cho hoạt động kinh
doanh. Những rủi ro về khí hậu không chỉ ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng, mà còn trực
tiếp tác động đến lao động và tài sản của công ty, cũng như đến cả cộng đồng khách
hàng của tổ chức.
Ta có thể thấy nó thông qua một ví dụ, đó là trận động đất và sóng thần năm
2011 tại Tohoku, Nhật Bản. Nó đã để lại 210 tỉ USD thiệt hại và chuỗi cung ứng toàn cầu
đã bị gián đoạn, do không thể xuất, cũng như nhập hàng về, những doanh nghiệp lớn
với phương thức sản xuất Just In Time như Toyota, G.M. và Nissan buộc phải đóng cửa
tạm thời hai cơ sở tại Mỹ và Nhật. Hậu quả của động đất và sóng thần ở Nhật Bản làm
suy giảm nguồn cung toàn cầu và giá dầu cao đã làm giảm tiêu dùng ở các nước phát
triển. Sự gián đoạn này trong chuỗi cung ứng và thiệt hại của hệ thống giao thông dẫn
đến sự
sụt giảm nghiêm trọng trong xuất khẩu hàng hóa sản xuất của Nhật Bản sang Mỹ và thế
giới vì Nhật Bản vốn là nhà cung cấp nguyên liệu/linh kiện quan trọng cho ngành sản
xuất toàn cầu. Các tập đoàn Nhật Bản ở thế độc quyền hoặc ở vị trí quan trọng trong
việc cung cấp vật liệu tiên tiến, linh kiện và máy móc sản xuất cho ngành công nghiệp
điện tử, ô tô và hàng không. Nhật Bản chiếm tới 20% sản lượng sản xuất chất bán dẫn
của thế giới, với 2 nhà sản xuất hàng đầu về chất bán dẫn là Shin-Etsu và Sumco không
có đối thủ tại Hoa Kỳ và châu Âu. Vì vậy, nếu bất kỳ nhà máy nào của 2 nhà cung cấp bị
ảnh hưởng bởi trận động đất, ngành công nghiệp điện tử toàn cầu sẽ nhanh chóng chịu
tác động.
Hình 2. Biểu đồ về sản xuất sản phẩm tại Nhật Bản và Mỹ những tháng xung quanh trận động đất
Tohoku năm 2011

Tuy nhiên, theo Accenture, trong 73% doanh nghiệp đối mặt với thiên tai trong 5
năm qua, chỉ có 17% dành thời gian đánh giá và định lượng thiệt hại đã hứng chịu. 67%
các quản lý cho rằng các rủi ro kia khá là phổ biến và không cần thiết định lượng chi tiết.
Và chính số đông này không ý thức về những rủi ro tiềm năng khác mà doanh nghiệp
mình sẽ gặp phải trong tương lai
Các sự kiện như lũ lụt, động đất, bão, cháy rừng và lốc xoáy đều không thể đoán
trước và gây ra sự gián đoạn thảm khốc trong chuỗi cung ứng trên toàn thế giới. Đôi khi,
một thảm họa thiên nhiên tàn khốc đến mức khiến các doanh nghiệp không thể phục
hồi hoàn toàn. Số liệu lấy từ Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang (FEMA) nói rằng,
“khoảng 40 đến 60% các doanh nghiệp nhỏ không bao giờ mở cửa trở lại sau một thảm
họa”. Mỗi nhà cung cấp ngừng hoạt động vì thiên tai đều gây ra sự gián đoạn lớn cho
từng chuỗi cung ứng của khách hàng.
2.2. Vấn đề vận chuyển
Toàn cầu hóa và thương mại hóa đã và đang làm cho chuỗi cung ứng bao gồm
các nhà cung ứng quốc tế ngày càng trở nên phổ biến hơn. Kết quả của điều này là gia
tăng cơ hội kinh doanh, nhưng cũng gia tăng căng thẳng đối với mạng lưới giao thông
quốc tế và nội địa, dẫn đến sự tắc nghẽn và chậm trễ trong vận chuyển.

Hình 3. Biểu đồ về giá vận chuyển và thời gian vận chuyển từ 04/2004 đến 11/2020

Biểu đồ trên cho thấy tình hình đang xấu đi kể từ tháng 4/2011, khi mà chỉ số thời gian
giao hàng của các nhà cung ứng đang tăng lên rất nhiều.
Hình 4. Biểu đồ phần trăm về mức độ vận chuyển đúng hạn từ tháng 01/2020 -03/2021.

Các tàu chở hàng đã giao hàng muộn hơn bao giờ hết trong năm nay, theo phân
tích của Sea-Intelligence ApS có trụ sở tại Đan Mạch, chỉ có khoảng 40% tàu container
trên toàn cầu cập cảng đúng giờ vào tháng 3, với sự chậm trễ trung bình kéo dài hơn sáu
ngày. Tình trạng chậm lại được cải thiện từ tháng Hai, nhưng vẫn kém xa mức độ của hai
năm trước, khi hơn 70% tàu đến đúng giờ. Tình trạng này cùng sự thiếu hụt container
đã khiến giá cước vận chuyển tăng với tốc độ lịch sử. Chi phí vận chuyển container có độ
dài 40 hải lý trong tháng 5 là 5.650 USD, tăng 34,5% kể từ đầu năm và cao hơn 228% so
với cùng kỳ năm ngoái.
Sự chậm trễ giao hàng đã kéo dài từ bến cảng đến bãi đường sắt, bến xe tải và
trung tâm phân phối, khiến từ các nhà bán lẻ, nhà sản xuất ô tô khổng lồ, đến các cửa
hàng thiếu nguồn cung cấp và phải chi trả gấp nhiều lần so với năm ngoái để chuyển
hàng của họ. Điều này làm tăng thêm những rắc rối trong chuỗi cung ứng trong khi các
nhà bán lẻ và nhà sản xuất đang nỗ lực tận dụng nhu cầu kinh tế đang hồi sinh. Chi phí
nguyên liệu tăng,thiếu hụt hàng hóa và linh kiện thành, thiếu hụt nguồn cung công nhân
và sự thiếu hụt năng lực trong mạng lưới giao thông đã khiến các công ty mất cân bằng
khi nhu cầu trên nhiều lĩnh vực đang tăng lên nhanh chóng
2.3. Bất ổn chính trị
Bất ổn chính trị là khuynh hướng thay đổi chế độ hay chính phủ cầm quyền, là sự
biến động chính trị, bạo lực trong xã hội, hoặc sự bất ổn và không chắc chắn trong chính
sách quản lý của chính phủ,chẳng hạn như thuế, tài sản hoặc nân quyền ,… Bất kỳ sự
thay đổi nào về chính trị liên quan đến một hoặc nhiều yếu tố nói trên đều có khả năng
gây lo ngại cũng như tạo ra sự hỗn loạn lớn trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Bất ổn chính
trị là một mối đe dọa to lớn đối với sự thành công của các công ty hoạt động trong lĩnh
vực chuỗi cung ứng toàn cầu.
Ví dụ: đầu tháng 3 năm 2018, tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh hành
chính về việc tăng thuế nhập khẩu thêm 25% đối với thép và 10% đối với nhôm đối với
liên minh Châu Âu, Canada và Mexico, với lý do an ninh quốc gia và bảo vệ các nhà sản
xuất nhôm, thép trong nước trước sự cạnh tranh của các nhà sản xuất nước ngoài. Ngay
lập tức, quyết định của Mỹ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ và tuyên bố trả đũa từ các
đồng minh. Canada, nhà cung cấp thép lớn nhất cho Mỹ, tuyên bố sẽ đáp trả bằng việc
áp thuế lên đến 16,6 tỷ USD trị giá hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, gồm các mặt hàng như
rượu whiskey, nước cam ép, thép, nhôm và các sản phẩm khác. Mexico cũng tuyên bố
đáp trả tương xứng, với thuế quan được áp lên một loạt sản phẩm nông sản và công
nghiệp của Mỹ. Về phần mình, EU cảnh báo sẽ đánh thuế mạnh tay đối với xe motor
Harley Davidson, máy giặt, sản phẩm may mặc, rượu whiskey… của Mỹ. Mặc dù việc áp
dụng thuế quan không phải là vấn đề mới trong lịch sử của Hoa Kỳ, tuy nhiên, ảnh
hưởng của nó đến chuỗi cung ứng lại vô cùng mạnh mẽ, dẫn đến việc bắt buộc phải
thiết kế lại các chuỗi cung ứng để tối ưu hóa lợi nhuận so với nhu cầu của thế giới. ví dụ,
để đối phó với mức thuế mới của EU, nhà sản xuất xe máy mang tính biểu tượng của Mỹ
- Harley Davidson, đã công bố kế hoạch chuyển một số công ty sản xuất sang EU để
tránh tác động của thuế quan càng nhiều càng tốt.
Các tổ chức có nhu cầu tìm nguồn cung ứng toàn cầu phải hiểu rõ tác động tiêu
cực tiềm tàng mà bất ổn chính trị có thể gây ra đối với năng suất, chất lượng và các mối
quan hệ của mình. Bất ổn chính trị đại diện cho các mối đe dọa cuối cùng đối với chuỗi
cung ứng toàn cầu với mức độ thiệt hại khác nhau cho các tổ chức và nền kinh tế bởi
quy mô và thời gian của những sự kiện này là không thể đoán trước được. Sự phức tạp
và hiệu ứng nhỏ giọt của vấn đề này có thể gây khó khăn cho việc giải quyết, nhưng tác
động của nó là không thể phủ nhận. Vậy nên, những mối đe dọa này cần được kiểm tra
và giảm thiểu cẩn thận thông qua đánh giá rủi ro và lập kế hoạch dự phòng. Đồng thời,
các tổ chức phải chủ động chuẩn bị cho các điều kiện bất lợi có thể xảy ra bất cứ lúc nào
trên toàn thế giới.
2.4. Sự tăng giá

Thị trường luôn luôn biến động và không thể đoán trước được, và giá của hàng
hóa thô cũng vậy, bởi nó ảnh hưởng đến chi phí của mọi thành phần trong một chuỗi
cung ứng nhất định. Sự kết hợp của các yếu tố này dẫn đến rủi ro chuỗi cung ứng
nghiêm trọng. Thay đổi giá cho các nhà cung cấp trong chuỗi của bạn cũng có thể tạo ra
sự gián đoạn vì bạn có thể phải đưa ra quyết định về việc có nên chuyển đổi nhà cung
cấp hay không, tăng giá của riêng bạn hoặc thấy lợi nhuận của bạn giảm khi tăng chi phí.
Biến động giá có thể được gây ra bởi bất kỳ số sự thay đổi về giá của loại hàng hóa nào.
Ví dụ, giá các mặt hàng như dầu thô nổi tiếng là biến động và có thể có tác động
lớn đến chi phí tài chính của một số yếu tố sản xuất và vận chuyển. Theo số liệu thống
kê của Ngân hàng thế giới, giá năng lượng tăng 3% trong quí 3/2018 so với quí 2/2018
nhưng tăng tới 40% so với cùng kỳ năm 2017 do giá dầu, than đá và khí ga tự nhiên đều
tăng. Sau khi đạt mức đỉnh 4 năm vào đầu tháng 10/2018, đến tháng 11/2018, giá dầu
đã giảm do nguồn cung tăng. Nhưng tính cả năm 2018, giá trung bình ước đã tăng 30%
so với năm 2017 (cao hơn so với mức dự báo 13% được Ngân hàng Thế giới đưa ra vào
tháng 4 năm 2018).
Hình 5. Biến động giá dầu thô năm 2018

2.5. Tấn công mạng


Khi bàn về những rủi ro gây gián đoạn chuỗi cung ứng nghiêm trọng nhất, không
thể không nhắc tới tấn công mạng. Tấn công mạng xảy ra khi tổ chức hay cá nhân nào
đó xâm nhập vào hệ thống thông qua đối tác hay một nhà cung cấp, có quyền truy cập
và thay đổi dữ liệu trong hệ thống. Nó có thể đến từ bất cứ đâu, vào bất kỳ lúc nào, sự
tàn phá của nó đôi khi còn lớn hơn một số dạng thiên tai, dẫn đến những thiệt hại về
hoạt động, tài chính, danh tiếng mà không thể khôi phục hoặc sửa chữa.
Trong quy trình kinh doanh của một công ty, mọi yếu tố như yêu cầu thiết kế,
đơn đặt hàng, lịch sản xuất, lập hóa đơn, thanh toán, sở hữu trí tuệ, v.v. đều đi qua các
mạng điện tử và lưu trữ trong nhiều cơ sở dữ liệu cả nội bộ và cả các nhà cung cấp bên
thứ ba, điều này khiến cho mức độ rủi ro tăng lên đáng kể. tuy nhiên, việc di chuyển các
quy trình này sang Internet là bắt buộc để cạnh tranh trong nền kinh tế thế giới ngày
nay. Thương mại trong thế giới 4.0 (cho dù là giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp hay
doanh nghiệp với người tiêu dùng cá nhân) đòi hỏi khả năng tìm kiếm sản phẩm/dịch vụ,
đặt hàng, theo dõi, lập hóa đơn và thanh toán qua internet. Nâng cao thương mại lên
một tầm cao mới và mở cửa thị trường toàn cầu cho tất cả mọi người là một điều cần
thiết, nhưng khả năng tiếp cận thông tin dễ dàng trên toàn cầu cũng làm tăng thêm một
loại rủi ro mới không tồn tại chỉ một thập kỷ trước.
Đầu năm 2018, Supply Chain Insights đã công bố một báo cáo, trong đó các cuộc
khảo sát đã phát hiện ra rằng các cuộc tấn công mạng và computer hacking là những
nguyên nhân gây ảnh hưởng nhiều nhất đến chuỗi cung ứng trong 5 năm từ 2013 đến
2018. Vấn đề này đang ngày càng được quan tâm hơn trong tất cả các ngành vì luôn có
một lượng dữ liệu khổng lồ của các chuỗi cung ứng được truyền qua Internet vào bất kỳ
ngày nào. Nếu dữ liệu này bị xâm phạm, hậu quả có thể rất nghiêm trọng. Ngoài ra, dữ
liệu rất khó bảo vệ trước các mối đe dọa mạng và các công nghệ mới ngày càng phát
triển khiến việc đảm bảo thông tin ngày càng trở nên khó khăn hơn.

Hình 6. Thống kê các sự kiện gây gián đoạn chuỗi cung ứng (2013 - 2018)

2.6. Đại dịch


Chuỗi cung ứng có thể rất phức tạp và bao gồm một loạt các giai đoạn khác nhau,
từ cung cấp hàng hóa đến tiêu thụ hàng hóa trên thị trường tiêu dùng. Một đại dịch có
thể ảnh hưởng đến các thành phần của chuỗi cung ứng thông qua ba khía cạnh cơ bản:
- Mất cân bằng nguồn cung: Chúng thể hiện ở sự thay đổi đột ngột không
mong muốn về sự sẵn có của nguyên liệu, khả năng sản xuất. Vấn đề nó gây
ra không chỉ là tăng giá sản phẩm, các thành phần thiết yếu không được
cung ứng đầy đủ vì thiếu nguyên liệu thô, các bộ phận sản xuất hoặc thiếu
lao động cần thiết cho việc thu mua vật liệu. Tùy thuộc vào khả năng hiện
có, chẳng hạn như dự trữ năng lượng, ngũ cốc hoặc nguyên liệu thô, sự
mất cân bằng nguồn cung có thể mất một thời gian để cảm nhận được
trong chuỗi cung ứng.
- Hạn chế khả năng phân phối: Trong thời kỳ đại dịch, khả năng phân phối có
thể bị suy giảm do hạn chế thương mại, thiếu lực lượng lao động hoặc đóng
cửa các cơ sở phân phối chính như sân bay, bến cảng hoặc trung tâm phân
phối. Vì vậy, ngay cả khi khả năng sản xuất không bị xuy giảm, thì việc thiếu
khả năng phân phối vẫn có thể tạo ra sự thiếu hụt nguồn cung. Hơn hết,
việc phân bổ cho chặng cuối phụ thuộc vào lao động nhiều hơn so với các
giai đoạn trước, nên nguy cơ gián đoạn có thể tăng lên vì lao động nghỉ việc
do bệnh tật. Ngoài ra, những thay đổi đáng kể về nhu cầu cũng khiến các
nhà phân phối lớn hoặc các nhà bán lẻ thương mại điện tử sửa đổi chiến
lược mua sắm của họ để tập trung vào các mặt hàng có nhu cầu cao và
ngừng mua các mặt hàng có nhu cầu thấp.
- Biến động nhu cầu: tương tự như mất cân bằng nguồn cung, biến động về
mặt nhu cầu có nghĩa là sự thay đổi đột về nhu cầu do những tình huống
không lường trước được. Đối với một số mặt hàng như thực phẩm, việc
tích trữ có thể kích hoạt nhu cầu tăng tạm thời, đáng chú ý nhất là các sản
phẩm liên quan đến thiết bị y tế và dược phẩm có mức tăng đột biến. Tuy
nhiên, tác động chủ yếu của đại dịch đối với nhu cầu của thị trường là làm
chúng giảm xuống. Việc tiêu thụ các mặt hàng như ô tô, quần áo, nội thất,
thiết bị gia dụng,… bị trì trệ và nhu cầu về năng lượng giảm xuống do sự
hạn chế đi lại trong đại dịch. Tất cả những điều này đang gây ra những hậu
quả nghiêm trọng cho nền kinh tế toàn cầu.

Hình 7. Tác động của đại dịch tới chuỗi cung ứng

3. Giải pháp
Các chuỗi cung ứng toàn cầu ngày nay mỏng manh hơn và phân tán hơn bao giờ hết,
khiến chúng cực kỳ dễ bị ảnh hưởng bởi các rủi ro và các thảm họa khó lường, cả nhân
tạo và tự nhiên. Phát triển một chiến lược giảm thiểu rủi ro hiệu quả chống lại những
mối đe dọa không thể tránh khỏi này là điều tối quan trọng để thành công trên thị
trường toàn cầu. Theo quan điểm của tôi, có năm chiến lược chính mà các nhà quản lý
chuỗi cung ứng có thể quan tâm để tranh khỏi sự gián đoạn chuỗi cung ứng:
 Dự trữ hàng hóa thiết yếu
 Đa dạng hóa chuỗi cung ứng
 Phát triển các nhà cung cấp dự phòng
 Quản lý nhu cầu sản phẩm
 Tăng cường củng cố chuỗi cung ứng cốt lõi
3.1. Dự trữ
Ý tưởng sử dụng phương pháp dự trữ hàng hóa để phòng tránh nguy cơ gián
đoạn chuỗi cung ứng là một ý tưởng đơn giản: duy trì mức tồn kho của các thành phần
quan trọng cao hơn mức cần thiết để nâng cao khả năng chống lại nguy cơ gián đoạn
tiềm ẩn. Tuy nhiên, dự trữ không phải là một giải pháp phù hợp với tát cả những nguy
cơ có thể gặp phải.
Quy mô của kho dự trữ phải được tính toán và cân đối cẩn thận với tần xuất và
thời gian dự kiến của sự kiện. Một sự kiện gián đoạn thường xuyên xảy ra trong một
thời gian ngắn, chẳng hạn như sự cố máy móc, có thể dễ dàng được quản lý bằng cách
tăng lượng hàng dự trữ cao hơn một chút. Tuy nhiên, việc chống lại tác động của một sự
kiện hiếm gặp và có thời gian diễn ra khó lường trước lại là một thách thức lớn đối với
các nhà quản lý do chi phí để duy trì mức dự trữ là khá cao.
Khi sử dụng phương pháp này, điều quan trọng là phải xem xét vị trí của kho dự
trữ và chiến lược bổ sung. Kho dự trữ phải được đặt và lưu trữ theo cách chống lại các
rủi ro mà nó đang gặp phải. Tương tự như vậy, trong và sau khi gián đoạn, cần phải có
một quy trình cân nhắc để bổ sung kho dự trữ để doanh nghiệp không bị ảnh hưởng bới
các rủi ro khác trong quá trình phục hồi.
3.2. Đa dạng hóa chuỗi cung ứng.
Có rất nhiều rủi ro đối với tính liên tục của chuỗi cung ứng. Thiên tai, tấn công
điện tử, chính trị hoặc suy thoái kinh tế có thể khiến nhà cung cấp thường đáng tin cậy
của bạn không còn có thể đáp ứng nhu cầu của công ty bạn nữa. Nếu không có một
chuỗi cung ứng mạnh mẽ sẵn sàng giải quyết tình trạng thiếu hụt, những gián đoạn này
có thể ảnh hưởng đến việc phân phối, vận hành hoặc sử dụng của khách hàng — cuối
cùng khiến công ty của bạn mất thời gian và tiền bạc. Đa dạng hóa chuỗi cung ứng giúp
giảm thiểu rủi ro của bạn bằng cách đảm bảo bạn có cơ sở nhà cung cấp đa dạng, khi bất
kể vấn đề gì có thể phát sinh.
Đa dạng hóa chuỗi cung ứng là một thuật ngữ kinh doanh sản xuất được sử dụng
để mô tả hành động tăng sự lựa chọn khi nào nên đặt hàng, cung cấp sản phẩm từ ai để
đưa sản phẩm ra thị trường. Nói tóm lại, nó mô tả sự phong phú và linh hoạt về các nhà
cung cấp cho một sản phẩm nhất định. Và như trong bất kỳ quyết định kinh doanh nào,
có nhiều ưu điểm và nhược điểm để có được sự đa dạng ít nhiều trong chuỗi cung ứng.
Tuy nhiên, đa dạng hóa chuỗi cung ứng không chỉ là một kế hoạch dự phòng. Bạn
cần có đầy đủ các nhà cung cấp đáng tin cậy để linh hoạt hơn trong việc chọn lựa. Nên
đưa ra đánh giá các nhà cung cấp với nhau để đảm bảo rằng bạn đang nhận được giá trị
tốt nhất, tất nhiên, bao gồm cả việc tiết kiệm chi phí. Có nhiều nhà cung cấp không có
nghĩa là có sự đa dạng trong chuỗi cung ứng. Yêu cầu đối với mỗi nhà cung cấp là phải
cung ứng các sản phẩm tương tự và/hoặc bằng nhau, có khả năng cạnh tranh rõ rệt theo
cách mỗi nhà cung cấp loại trừ lẫn nhau trong các điều kiện nhất định. Bạn cũng có thể
so sánh các số liệu hiệu suất khác của nhà cung cấp như thời gian vận chuyển hoặc khả
năng đáp ứng quy định để chọn nhà cung cấp phù hợp với nhu cầu của bạn. Nếu nhu
cầu của bạn thay đổi hoặc khả năng đáp ứng của nhà cung cấp thay đổi, bạn có thể
nhanh chóng và dễ dàng thích ứng. Ví dụ, hai nhà cung cấp Alpha và Beta đều bán các
con quay giống nhau. Alpha bán mỗi bánh xích với giá 1$/chiếc và có thể hoàn thành
đơn hàng trong 24 giờ. Beta bán mỗi bánh xích với giá 0,25$/chiếc nhưng họ sẽ mất thời
gian hai tuần để hoàn thành. Như vậy, sự đánh đổi giữa thời gian và chi phí là quyết
định mà các doanh nghiệp phải đưa ra.

3.3. Phát triển nhà cung ứng dự phòng


Một chiến lược tuyệt vời khác để bảo vệ chuỗi cung ứng khỏi sự gián đoạn đó là
phát triển các nguồn cung dự phòng. Ý tưởng ở đây là một công ty sẽ ký kết một thỏa
thuận với một nhà cung ứng để dự trữ các nhu cầu tiềm năng khi sự gián đoạn xảy ra.
Chiến lược này khá giống chiến lược đa dạng hóa chuỗi cung ứng, nhưng khác nhau ở
một khía cạnh chính: rẻ hơn. Nguyên nhân là do chi phí chỉ phát sinh khi nguồn cung cấp
dự phòng được sử dụng trong thời điểm gián đoạn chuỗi cung ứng xảy ra.
3.4. Quản lý nhu cầu sản phẩm
Nếu việc thực hiện các chiến lược về phía cung của chuỗi cung ứng là quá khó
hoặc tốn kém, một cách tiếp cận thay thế có sẵn khác là quản lý nhu cầu. Có hai phương
thức chính trong chiến lược này: chuyển đổi và phân phối.
Khi sử dụng chiến lược “chuyển đổi”, một công ty sẽ thực hiện các bước để
khuyến khích khách hàng mua một loại sản phẩm mà hiện đang không bị hạn chế nguồn
cung, thay vì một sản phẩm đang gặp khó khăn trong việc nhập hàng. Điều này có thể
thực hiện thông qua cách giảm giá tạm thời hoặc các chiến lược khuyến khích khác.
Còn khi sử dụng chiến lược “phân phối”, công ty sẽ thực hiện các bước để phân
phối các loại sản phẩm có nguồn cung hạn chế cho các khách hàng quan trọng nhất
trước tiên. Ý tưởng là làm cho các khách hàng có ảnh hưởng lớn đến tương lai của công
ty hài lòng. Tùy theo mục tiêu của từng công ty mà cách xác định khách hàng quan trọng
cũng khác nhau, nhưng điều quan trọng nhất là phải đảm bảo nguồn cung của họ không
bị xáo trộn.
3.5. Củng cố chuỗi cung ứng cốt lõi
Khi các chiến lược đã nêu trước đó đều cung cấp các phương pháp an toàn và cách để
chống lại tác động của sự gián đoạn, thì chiến lược này được thực hiện để cải thiện cốt
lõi của chuỗi cung ứng. Chiến lược này thực hiện bằng cách tăng cường kiểm tra các
hoạt động có tính quan trọng và tiến hành lập các kịch bản đối phó với nhiều loại gián
đoạn chuỗi cung ứng tiềm ẩn khác nhau. Khi một công ty thực hiện điều này một cách
hiệu quả, nó cho phép họ xác định và loại bỏ được các yếu điểm trong các hoạt động
hiện tại một cách có kiểm soát. Mặt khác, nếu điều này được xử lý kém, nó có thể dẫn
đến sự thất bại thảm khốc mà công ty có thể không bao giờ phục hồi được.

CHƯƠNG II:
“CHẶNG CUỐI”. TẦM QUAN TRỌNG CỦA “CHẶNG CUỐI” TRONG CHUỖI CUNG ỨNG
1. “Chặng cuối” là gì?
Giao hàng chặng cuối (last mile delivery) được định nghĩa là vận tải hàng hóa từ trung
tâm phân phối/ kho lưu trữ hàng hóa đến điểm giao hàng cuối cùng, hay nói cách khác
là đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Giao hàng chặng cuối đã trở thành một yếu tố
quan trọng với các nhà bán lẻ trong thời đại của Thương Mại Điện Tử (E-commerce) và
Tiếp thị Đa Kênh (Omni-channel), khi ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ và sự
hài lòng của khách hàng ngay từ lần đầu tiên họ tiếp nhận sản phẩm.

You might also like