You are on page 1of 31

CHUYÊN ĐỀ : NHỮNG VẤN ĐỀ VĂN HỌC SỬ

A. KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CÁCH MẠNG
THÁNG TÁM 1945

* VHVN thời kì từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 có một vị trí
hết sức quan trọng xét trong toàn bộ tiến trình lịch sử của văn học Việt Nam.

I. Đặc điểm cơ bản


Nền văn học thời kì này mang 3 đặc điểm cơ bản

1. Một là, nền văn học được hiện đại hóa

Trước hết, cần phải làm rõ khái niệm hiện đại hóa. Ở đây, khái niệm hiện đại hóa
được hiểu theo nghĩa: văn học thời kì này thoát ra khỏi hệ thống thi pháp trung đại và đổi
mới theo hình thức văn học phương Tây.

Biểu hiện của sự hiện đại hóa: Đó là sự đổi mới cả về nội dung lẫn hình thức. Là
một bộ phận của công cuộc hiện đại hóa văn hóa VN, hiện đại hóa không đơn thuần là
chuyện hình thức mà là vừa hình thức vừa nội dung, thậm chí trước hết là nội dung bao
gồm tư tưởng thẩm mĩ, quan niệm văn học, cảm xúc tâm hồn, cách nghĩ, cách cảm trước
đất nước, cuộc đời, con người và nghệ thuật, đề tài, những hình tượng nghệ thuật cơ
bản…Con người được khám phá ở tư cách con người cá nhân. Về nội dung: cách cảm,
cách nghĩ, tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của các nhà văn, nhà thơ trước cuộc đời đã có sự
đổi mới. Nhưng việc hiện đại hóa dễ thấy nhất là về hình thức văn học: Chữ quốc ngữ
thay cho chữ Hán và chữ Nôm, việc sử dụng chữ quốc ngữ dẫn tới sự ra đời của báo chí,
từ công báo đến dân báo thậm chí còn dẫn tới sự bùng nổ một loạt thể loại mới chưa từng
có trong văn học trung đại, một nền văn chương tiếng Việt hiện đại chính thức ra đời và
phát triển nhanh với đủ các thể loại hiện đại: thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch nói, tùy
bút, bút kí, nghị luận văn học. Sự xuất hiện của văn xuôi nghệ thuật tiếng Việt thời này là
một sự kiện quan trọng của lịch sử văn học dân tộc. Thơ về cơ bản đã làm một cuộc cách
mạng về hệ thống thi pháp và thể loại. Ngôn ngữ văn học hiện đại bỏ tính quy phạm,
công thức, bỏ điển cố điển tích thời trung đại, thay bằng ngôn ngữ mang tính cá thể đời
thường và bản sắc dân tộc. Nhìn chung hệ thống thi pháp đã thoát khỏi sự ảnh hưởng, chi
phối của hệ thống thi pháp văn học trung đại.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới quá trình hiện đại hóa nền văn học (tiền đề)
Nguyên nhân khách quan: Do hình thái kinh tế xã hội có sự thay đổi: cuối thế kỉ
XIX, thực dân Pháp thông qua hai cuộc khai thác thuộc địa lớn (1897-1913, 1918-1929)
đã từng bước biến nước ta từ xã hội phong kiến thành xã hội thực dân nửa phong kiến.
Đó là “một phen thay đổi sơn hà” về cơ bản không thuận chiều nhưng rất mực lớn lao,
trong sự thay đổi chế độ xã hội này các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra
theo những phương hướng, nội dung, hình thức mới và cũng đã trải qua từ thất bại này
đến thất bại khác. Văn học chuyển mình một cách lớn lao, tạo nên một cú sốc tinh thần
cho các nhà Nho lúc bấy giờ. Sự tác động của thực dân Pháp đã làm thay đổi về cơ cấu
xã hội VN. Giai cấp phong kiến vẫn tồn tại ở nông thôn nhưng mất địa vị độc quyền
thống trị, giai cấp nông dân trước đây bị bần cùng hóa nay càng bị bần cùng hóa. Cùng
với việc tăng cường bộ máy quan liêu của chính quyền thực dân phong kiến và sự phát
triển mau lẹ của các đô thị hiện đại, nhiều giai cấp mới xuất hiện (tư sản, tiểu tư sản,
công nhân, dân nghèo thành thị …) nên cũng xuất hiện nhiều tâm lí thị hiếu mới về mặt
tinh thần, làm tiền đề cho sự phát triển văn học. Đội quân chủ lực làm nên bộ mặt văn
hóa VN chính là tầng lớp trí thức Tây học, họ là tầng lớp công chúng mới, lực lượng sáng
tác mới. Vì thế, tầng lớp nho sĩ từng là trụ cột của nền văn hóa dân tộc suốt thời trung đại
đến đây nhìn chung đã hết thời. Hơn nữa, trong xã hội thương mại, nhu cầu văn hóa dẫn
đến những hoạt động kinh doanh văn hóa. Vì thế, nghề in, nghề xuất bản, nghề làm báo
theo kĩ thuật hiện đại phát triển khá mạnh. Viết văn cũng trở thành một nghề để kiếm
sống tuy rất chật vật. Quan hệ nhà văn và công chúng trở nên gắn bó. Sự ra đời và phát
triển của phê bình văn học làm cho đời sống văn học trở nên sôi nổi. Thêm vào đó, sự
thôi thúc của thời đại cũng có tác động to lớn: VHVN đã ngủ quên quá lâu trong khuôn
khổ xã hội phong kiến. Cùng với việc TDPháp xâm lược, nhiều tư tưởng mới đã được
thổi bùng lên trong đời sống xã hội VN. Nền văn học đã mở một cuộc chạy đua gấp rút
để mong theo kịp với thế giới.

Nguyên nhân chủ quan: Suốt 9 thế kỉ, VH trung đại VN đã đạt nhiều thành tựu
(như “Truyện Kiều”, “Bình Ngô đại cáo”, …). Nền VH VN có một sức sống mãnh liệt,
hạt nhân làm nên sức sống mãnh liệt ấy chính là lòng yêu nước, tinh thần tự cường tự tôn
dân tộc. Tình yêu tiếng Việt cũng là một trong những biểu hiện của sức sống đó. Đặc
biệt, nhân vật trung tâm trong đời sống văn hóa thời kì này là tầng lớp trí thức Tây học,
phần lớn là tiểu tư sản. Loại hình tác giả đã thay đổi. Do chịu ảnh hưởng của VH phương
Tây, sự thức tỉnh, trỗi dậy của ý thức cá nhân, khao khát được bộc lộ cái “tôi” tài năng,
họ tìm đến văn chương để bày tỏ tâm huyết của mình. Một thế hệ nhà văn mới, có điệu
sống mới, cảm xúc mới, vốn nghệ thuật mới khác nhiều so với các văn sĩ nhà nho trước
đó.
Đánh giá: Hiện đại hóa nền văn học là một nhu cầu tất yếu, khách quan của lịch sử
văn học dân tộc ta trong thời đại mới.

Quá trình hiện đại hóa diễn ra qua ba giai đoạn (ba bước hiện đại hóa):

Từ đầu thế kỉ XX đến khoảng năm 1920: đây là giai đoạn chuẩn bị các điều kiện
vật chất cần thiết cho công cuộc hiện đại hóa. Nền văn học chữ quốc ngữ bắt đầu hình
thành với các tác phẩm văn xuôi song mới chỉ là những thử nghiệm ban đầu nên hiệu quả
nghệ thuật chưa cao. Các tác phẩm có nội dung tuyên tuyền và cổ động cách mạng, mang
hơi thở thời đại, có nhiều yếu tố mới mẻ về nội dung tư tưởng với các tác giả tiêu biểu
như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng…

Ví dụ như qua hai câu thơ “Non sông đã chết sống thêm nhục

Hiền thánh còn đâu học cũng hoài”

(Xuất dương lưu biệt)

Phan Bội Châu đã phủ nhận lối học Nho gia không phù hợp với thời đại mới.

Tuy nhiên các tác giả này đều xuất thân từ lớp nhà Nho, vẫn chịu ảnh hưởng sâu sắc của
quan điểm mĩ học thời phong kiến.

Những năm 1920 đến 1930: Quá trình hiện đại hóa đã đạt được một số thành tựu
vang dội. Về văn xuôi, nổi bật là những tác phẩm viết về đạo đức của Hồ Biểu Chánh
(Cha con nghĩa nặng), tiểu thuyết của Hoàng Ngọc Phách (Tố tâm); truyện ngắn Phạm
Duy Tốn, Nguyễn Bá Học…; bút kí, tùy bút của Tương Phố, Đông Hồ, Phạm Quỳnh …
Về kịch có sáng tác của Vũ Đình Long, Vi Huyền Đắc …Về thơ ca, có sự hiện đại hóa
với sự thể hiện mạnh mẽ của cái “tôi” cá nhân như sáng tác của Trần Quang Khải (Gánh
nước đêm), Tản Đà - người của hai thế kỉ, tiên sinh của thơ lãng mạn cùng một loạt tác
phẩm nổi tiếng thời kì này. Song, những yếu tố văn học cổ vẫn còn tồn tại trên mọi thể
loại từ nội dung đến hình thức. Vì thế người ta còn gọi giai đoạn này là giai đoạn quá độ
(hay giai đoạn giao thời). Thêm vào đó, bộ phận văn học hải ngoại cũng có một số thành
tựu với sáng tác của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh (một loạt truyện kí, phóng sự hiện
đại cả về nội dung lẫn hình thức); Phan Bội Châu (Ngục trung thư, Trùng Quang tâm sử),
Phan Châu Trinh (Xăngtê thi tập).

Những năm 1930 đến năm 1945: Đây là bước cuối cùng hoàn tất quá trình hiện đại
hóa nền văn học. Ở bước này quá trình hiện đại hóa được đẩy mạnh với nhiều cuộc cách
tân văn học sâu sắc trên các thể loại., đặc biệt là về tiểu thuyết (nhóm nhà văn trong “Tự
lực văn đoàn”, các tác giả hiện thực phê phán); truyện ngắn (Nguyễn Công Hoan, Thạch
Lam, Nguyễn Tuân…); phóng sự và phê bình văn học chính thức ra đời với nhiều cây bút
tài năng (phóng sự của Tam Lang, Vũ Trọng Phụng; phê bình văn học của Hoài Thanh,
Hải Triều …); Thơ đóng vai trò quyết định trong công cuộc hiện đại hóa (Thơ lãng mạn
trong trào lưu Thơ mới 1932-1945 với nhiều tên tuổi nổi tiếng như Xuân Diệu, Huy Cận,
Lưu Trọng Lư…; thơ ca cách mạng của Tố Hữu, Hồ Chí Minh). Có thể nói ở giai đoạn
này văn học đã thực sự trở thành hiện đại, không còn lạc điệu với quỹ đạo chung toàn thế
giới.

2. Hai là, nền văn học phát triển với một nhịp độ đặc biệt mau lẹ

Nhịp độ phát triển mau lẹ ở số lượng tác phẩm, những cách tân nghệ thuật, độ
trưởng thành, kết tinh nghệ thuật ở những cây bút tài năng.

Nguyên nhân của sự phát triển mau lẹ là do yêu cầu cấp bách của thời đại (Văn
học việt nam đã ngủ quên quá lâu trong khuôn khổ xã hội phong kiến nay mới bừng dậy
mở một cuộc chạy đua nước rút ở độ cao nhất mong theo kịp thế giới), bản thân tiềm lực
chủ quan của văn học (chín thế kỷ văn học cổ đã đạt được nhiều thành tựu, sức sống
mãnh liệt mà hạt nhân là lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, tình yêu tiếng Việt là một
biểu hiện của sức sống đó), những cuộc vận động cách mạng liên tục trên tinh thần dân
chủ, cuộc cách tân văn học sâu sắc, văn học trở thành một thứ hàng hóa và có sự xuất
hiện của đội ngũ nhà văn chuyên nghiệp, đặc biệt là vai trò của tầng lớp trí thức Tây học
(do ảnh hưởng văn học phương Tây, do sự thức tỉnh ý thức cá nhân họ khao khát bộc lộ
chính mình khẳng định tài năng, do đó họ tìm đến văn chương để bày tỏ tâm huyết nhưng
họ không có khả năng đấu tranh “dồn tình yêu nước vào tình yêu tiếng việt” (Hoài
Thanh)).

3. Ba là sự phân hóa phức tạp thành nhiều xu hướng văn học

Nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa phức tạp thành nhiều xu hướng văn học: Do cơ
cấu xh thay đổi, nhiều tầng lớp mới ra đời, mỗi bộ phận VH lại là tiếng nói của một tầng
lớp nhất định; giới VH có ý thức tự giác hơn về trách nhiệm của mình, quan điểm cầm
bút của mình. Những nguyên nhân này dẫn tới việc VH phân hóa thành nhiều khuynh
hướng khác nhau.

Tiêu chí để phân loại: Sự khác nhau về quan điểm nghệ thuật và khuynh hướng
thẩm mỹ; thái độ chính trị đối với cách mạng, thực dân (trực tiếp hay ko trực tiếp đánh
thực dân Pháp); mối quan hệ giữa văn học và chính trị.
Văn học thời kỳ này phân hóa thành 2 bộ phận: một là bộ phận văn học hợp pháp
công khai: gồm sáng tác được đăng tải công khai. Bộ phận văn học này mang tính dân tộc
và chứa đựng nhiều tư tưởng lành mạnh tiến bộ song chưa có ý thức cách mạng và tinh
thần chống đối trực tiếp chế độ thực dân (gián tiếp đấu tranh: “người ta tìm thấy trong thơ
lãng mạn một tiếng thở dài chống chế độ thực dân, thuộc địa” - Trường Chinh). Các tác
giả có điều kiện đầu tư công sức vào nghệ thuật nên họ có đóng góp quan trọng vào quá
trình hiện đại hóa nền VHVN thời kỳ này. Bộ phận văn học công khai hợp pháp phân
hóa thành 2 xu hướng chính. Xu hướng lãng mạn chủ nghĩa (thể hiện trực tiếp, sâu sắc
cái Tôi trữ tình; phát huy cao độ trí tưởng tượng; đề cập đến số phận cá nhân; thể hiện
thái độ bất hòa, bất lực trước môi trường XH tầm thường giả dối tù túng dưới ách thực
dân; cảm hứng hướng về cái phi thường, cảnh xứ lạ phương xa hay quá khứ; đề tài hay
viết về thiên nhiên, tình yêu, tôn giáo; thể loại thích hợp: thơ trữ tình, văn xuôi trữ tình);
xu hướng hiện thực chủ nghĩa (chủ đề chính là chủ đề thế sự với thái độ phê phán trên
tinh thần dân chủ và nhân đạo; chú trọng phân tích lí giải một cách chân thực quá trình
khách quan của hiện thực xã hội thông qua những điển hình; thể loại thích hợp: tiểu
thuyết, truyện ngắn, phóng sự). Các xu hướng văn học ko cố định, biệt lập mà tác động
qua lại, có sự chuyển hóa lẫn nhau. Hai là bộ phận văn học bất hợp pháp, nửa hợp pháp.
Bộ phận này bao gồm thơ văn tuyên truyền cách mạng của Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc
Kháng, Sóng Hồng, Hồ Chí Minh, Tố Hữu…; Thơ trong tù (Phan Bội Châu, Tố Hữu…).
Tuy không có điều kiện gọt giũa về nghệ thuật nhưng lại có giá trị rất lớn về nội dung tư
tưởng: thể hiện sôi nổi, nhiệt tình cách mạng và lý tưởng chiến đấu của người chiến sĩ.
Hình tượng nghệ thuật trung tâm nổi bật là hình tượng người chiến sĩ về hình thức nghệ
thuật: ngắn gọn sáng tác bằng văn vần nên dễ thuộc, dễ tuyên truyền. Mục đích sáng tác:
coi văn chương là vũ khí chiến đấu, là phương tiện để tuyên truyền cổ động cách mạng.

Sự ảnh hưởng qua lại của 2 bộ phận VH: Các nhà thơ cách mạng tiếp thu các
thành tựu của văn học hợp pháp (Sáng tác của Tố Hữu ảnh hưởng sâu sắc của thơ mới);
các tác giả trong bộ phận hợp pháp tiếp nhận ảnh hưởng tích cực của các nhà thơ cách
mạng về mặt tư tưởng.

II. Thành tựu văn học


1. Về nội dung, tư tưởng

Văn học thời kì này tiếp tục phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của văn học
dân tộc, đồng thời đem đến một đóng góp mới mang tính thời đại, đó là tinh thần dân
chủ.
Về truyền thống yêu nước, có thêm những biểu hiện phong phú.

Sáng tác của Phan Bội Châu, “dân” và “nước” có mối quan hệ chặt chẽ.

Sáng tác của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh: tinh thần quốc tế vô sản hướng tới
dân tộc và đồng bào thuộc địa nói chung.

Sáng tác của các tác giả khi nói về tình yêu tiếng Việt: tình yêu nước được thể
hiện trong tình yêu tiếng mẹ đẻ. Tiêu biểu là Huy Cận:

“Nằm trong tiếng nói yêu thương

Nằm trong tiếng Việt vấn vương một đời

Sơ sinh lòng mẹ đưa nôi

Hồn thiêng đất nước cũng ngồi bên con”

Hay Nguyễn Duy:

“Ta đi trọn kiếp con người

Vẫn không đi hết mấy lời mẹ ru”

Tình yêu tiếng Việt thấm vào trang thơ, trang văn; “linh hồn Việt” được thể hiện qua
những cảnh sắc con người cụ thể, những phong tục ngàn xưa của dân tộc, những hình ảnh
có thể trở thành nét đẹp truyền thống của cả dân tộc.

Về truyền thống nhân đạo, cũng có thêm những khía cạnh nội dung mới: Đối
tượng chủ yếu mà văn học đề cập đến là những con người bình thường trong xã hội. Văn
học hiện thực phê phán: trong sáng tác Nam Cao, nhân vật là Chí Phèo, một tên lưu manh
vốn xuất thân là người nông dân nghèo; trong sáng tác của Thanh Tịnh, câu chuyện “Am
cu li xe”, nhân vật là cu li xe… Văn học lãng mạn: trong sáng tác Thạch Lam, nhân vật là
hai đứa trẻ nơi phố huyện nghèo, là cô hàng xén … Văn học cách mạng: sáng tác của Hồ
Chí Minh hướng về những con người cần lao …Điều đó đã tạo nên giá trị văn học lớn
lao: “Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trắng lừa dối. Nghệ
thuật có thể chỉ là những tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than” - Trăng sáng
- Nam Cao.
Một phương diện nữa của nội dung tư tưởng này đó là việc khẳng định ý thức con
người cá nhân. Lần đầu tiên trong văn học có sự xuất hiện của cái tôi cá nhân, cái tôi ấy
khao khát được khẳng định sự có mặt của mình như một cá thể độc lập.

“Ta là Một, là Riêng, là Thứ nhất

Không có chi bè bạn nổi cùng ta” (Xuân Diệu)

Ngay cả trong tình yêu:

“Dù tin tưởng chung một đời một mộng

Em là Em, Anh vẫn cứ là Anh

Có thể nào qua Vạn Lý Trường Thành

Của hai vũ trụ chứa đầy bí mật” (Xuân Diệu)

Cái tôi luôn thể hiện một khát vọng mãnh liệt - khát vọng sống, khát vọng được cống
hiến, được hưởng thụ mọi vẻ đẹp của cuộc sống trần gian, cái tôi được phát huy tài năng
phẩm giá của mình:

“Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối

Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm” (Xuân Diệu)

Văn học hiện đại thấm thía nỗi khổ của dân nghèo, những sinh mệnh phải sống vất
vưởng trong cuộc sống tăm tối, buồn tẻ. (VD: Hai đứa trẻ, Tỏa nhị Kiều…)

Về chủ nghĩa anh hùng: thể hiện phương diện nội dung mới mẻ. Người anh hùng
trong VH hiện đại không cao siêu vì người anh hùng là sản phẩm của nhân dân, từ cuộc
sống nhân dân mà ra. Chủ nghĩa anh hùng trong văn học hiện đại thấm nhuần tinh thần
cách mạng.

2. Những cách tân nghệ thuật

Nhìn chung các thể loại văn học thời kì này đều đạt được những cách tân đáng kể.

Về văn xuôi, cách tân ở thể loại tiểu thuyết - sự ra đời của thể loại này đã là biểu
hiện của sự hiện đại hóa, tiên phong là sáng tác của Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách.
Thành công của thể loại là ở chỗ tác giả đã xây dựng cảnh vật, con người, lối sống của
nhân dân; sử dụng ngôn ngữ bình dân; lối dẫn chuyện hấp dẫn, diễn tả tâm lý nhân vật
linh hoạt. Song vẫn còn hạn chế đó là mô phỏng theo cốt truyện phương Tây; kết cấu
theo kiểu chương hồi, lối kết thúc có hậu; nhiều câu văn biền ngẫu, mang cấu trúc cổ,
ngôn ngữ chưa thật chuẩn mực. Tiếp sau đó có rất nhiều tiểu thuyết khác của các tác giả
bậc thầy như Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, nhóm nhà văn
trong “Tự lực văn đoàn”. Tính cách nhân vật là trung tâm của tác phẩm với đời sống nội
tâm, cung bậc cảm xúc và tình cảm phong phú. Hạn chế là tư tưởng còn chưa sâu sắc, cốt
truyện còn xa thực tế. Tiểu thuyết của các nhà văn hiện thực: tư tưởng của họ gắn liền với
hiện thực xã hội, xây dựng những hình tượng nghệ thuật giàu sức sống, sức khái quát cao.
Ngôn ngữ đời sống được nâng lên thành ngôn ngữ nghệ thuật.

Ở truyện ngắn: ban đầu là những sáng tác của Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học.
Đến những năm 1930-1945, truyện ngắn phát triển mạnh mẽ: truyện ngắn trào phúng của
Nguyễn Công Hoan, truyện ngắn lãng mạn tâm tình giàu chất thơ của Thạch Lam.
Truyện ngắn vừa cổ điển vừa hiện đại của Nguyễn Tuân, truyện ngắn của người quê đất
quê của Kim Lân, truyện ngắn giàu triết lý của Nam Cao…

Phóng sự, kịch nói ra đời và phát triển. Bút ký, tùy bút, phê bình văn học, …cũng
có đóng góp đáng kể.

Thơ đạt thành tựu lớn nhất. Các nhà thơ hiện đại như lần đầu khám phá thế giới.
Một thế giới khách quan với cảnh vật, với đời sống, với thiên nhiên… đó cũng là thế giới
chủ quan, đặc biệt là đời sống nội tâm của mỗi con người gắn với những biến thái tinh vi,
những rung động tinh tế.

Đánh giá chung: Văn học hiện đại VN đã khép lại 9 thế kỷ văn học cổ và mở ra
một thời kỳ mới. Văn học hiện đại trong mối quan hệ rộng rãi với nhiều nền văn học trên
thế giới vừa kế thừa truyền thống văn học dân tộc, vừa tiếp thu những ảnh hưởng của
nhiều nền văn hóa trên thế giới.
B. KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG
THÁNG 8/ 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX
I. Văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975

1. Hoàn cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội

- Sự lãnh đạo của Đảng đề ra một đường lối văn nghệ đúng đắn, tạo nên một nền văn học
thống nhất khuynh hướng tư tưởng, tổ chức, quan niệm về nhà văn kiểu mới - nhà văn
chiến sĩ.

- Giaia đoạn lịch sử 1945-1975 gắn liền với một sự kiện lớn lao - 30 năm đấu tranh, xây
dựng XHCN ở miền Bắc, ảnh hưởng sâu sắc tới toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần trong
đó có văn học.

- Giao lưu văn hóa - văn học nước ngoài còn rất hạn chế, chủ yếu thông qua ảnh hưởng
của văn hóa các nước XHCN như Liên Xô và Trung Quốc.

2. Đặc điểm cơ bản

* Nền văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu

- Đây là đặc điểm nói lên bản chất của nền văn học 1945-1975

- Biểu hiện:

+ Mục đích: đáp ứng nhu cầu của lịch sử, văn nghệ thực hiện nhiệm vụ phục vụ cách
mạng, cổ vũ chiến đấu.

+ Mô hình kiến tạo nền văn học: Văn học thực sự là một mặt trận, trước hết là một thứ vũ
khí.

+ Khuynh hướng tư tưởng chủ đạo: tinh thần công dân, tinh thần chiến sĩ.

+ Cảm hứng: bắt nguồn từ hiện thực đời sống cách mạng và kháng chiến.

+ Quá trình vận động của nền VH: ăn nhịp với từng chặng đường, từng bước đi của lịch
sử, theo sát nhiệm vụ của đất nước.

+ Đối tượng phản ánh:

Mọi tầng lớp nhân dân thuộc mọi thế hệ trên mọi miền của đất nước; quần
chúng nhân dân trở thành nhân vật trong VH.
Được quan sát và thể hiện ở tư cách công dân, ở phẩm chất chính trị, ở tinh
thần CM; tiêu chuẩn để đánh giá con người là ở lý tưởng độc lập tự do, tinh thần chiến
đấu, thái độ đối với chế độ.

Tình cảm đc thể hiện xúc động nhất: tình cảm trong quan hệ cộng đồng -
tình đồng bào, đồng chí, tinh thần quân dân, tình cảm với Đảng, với lãnh tụ => con người
trong văn học là con người của lịch sử, của đời sống cộng đồng.

Nhân vật trung tâm là người chiến sĩ trên mặt trận, những lực lượng trực
tiếp phục vụ chiến trường (bộ đội, dân quân, du kích, thanh niên xung phong, dân
công…)

*Nền VH mang tính đại chúng

- Xác định vai trò của đại chúng:

+Là đối tượng phản ánh của VH

+Là công chúng của VH

+là nguồn cung cấp lực lượng sáng tác cho VH

- Mối quan hệ giữa quần chúng ND với sự phát triển của VH

“Nhân dân là bể

Văn nghệ là thuyền

Thuyền xô sóng dậy

Sóng đỡ thuyền lên” (Tố Hữu)

=>Quần chúng là đối tượng tìm hiểu và ca ngợi

- Nền văn học hướng đến 2 loại chủ đề cơ bản

+ Cách hiểu mới về quần chúng lao động: nhìn thấy phẩm chất, tinh thần tốt đẹp của quần
chúng để mà đề cao, ca ngợi.

+ Xây dựng hình tượng đẹp về quần chúng nhân dân (Vợ nhặt, Rừng xà nu…)

+ Khẳng định sự đổi đời của quần chúng nhân dân nhờ cách mạng (VD: Vợ chồng A
Phủ, Mùa lạc…)
- Hình thức nghệ thuật: quy mô tác phẩm vừa phải, sử dụng hình thức quen thuộc của VH
truyền thống, của văn hóa dân gian. Ngôn ngữ bình dị, trong sáng, dễ hiểu.

*Nền VH mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn

- Đây là đặc điểm thể hiện khuynh hướng thẩm mĩ của VHVN

- Khái niệm (khuynh hướng sử thi: những tác phẩm không phải là sử thi nhưng về
nội dung và hình thức mang một số nét đặc trưng của thể loại này; cảm hứng lãng mạn là
cảm hứng cuả cái TÔI tràn đầy cảm xúc, hướng đến lí tưởng).

- Nguyên nhân: từ hoàn cảnh LS, không khí cao trào của cuộc CM và cuộc chiến
tranh ái quốc vĩ đại. Đó là thử thách quyết liệt liên quan đến số phận, vận mệnh của toàn
dtộc.

Với khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, VH thời kỳ này đã đáp ứng đc
những yêu cầu của cuộc sống trong quá trình vận động và phát triển.

- Biểu hiện cụ thể

+ Khuynh hướng sử thi

- Đề tài: đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa LS, có tính chất toàn dt, liên quan
đến CM, đến vận mệnh của đnước

VD: Rừng xà nu (Ng Trung Thành)

Những đứa con trong gia đình (Ng Thi)

-Nhân vật trung tâm là con người đại diện cho tinh hoa, khí phách, phẩm chất, ý
chí của dtộc, tiêu biểu cho lý tưởng của cộng đồng, thể hiện đc những tcảm lớn, những lẽ
sống lớn, đc khám phá ở bổn phận, trách nhiệm và nghĩa vụ công dân.

VD: Trường ca “Mặt đường khát vọng” Nguyễn Khoa Điềm

- Hình thức nghệ thuật: lời văn sử thi mang giọng điệu ngợi ca trang trọng, đẹp
một cách tráng lệ, hào hùng.

VD: Việt Bắc (Tố Hữu); Rừng xà nu (Ng Trung Thành)

+ Cảm hứng lãng mạn


- Thiên về kđịnh phương diện lí tưởng của cuộc sống mới, kđịnh vẻ đẹp của con
người mới, ca ngợi chủ nghĩa AHCM, tin vào tương lai tươi sáng của dtộc.

- Chi phối mọi thể loại của văn học, thể hiện trong hướng vận động của cốt truyện,
trong cxúc của tác giả và trong số phận nhân vật (sau sự đau thương nv có sự đổi đời, có
thể vượt qua đc số phận đau thương)

- Ý nghĩa: Nâng đỡ con người VN có thể vượt lên mọi thử thách trong máu lửa
chiến tranh, hướng tới ngày chiến thắng, tự do.

=> Khuynh hướng sử thi kết hợp cảm hứng lãng mạn làm cho nền VHVN giai đoạn này
thấm nhuần tinh thần lạc quan, đáp ứng đc yêu cầu phản ánh hiện thực, tạo nên một đặc
điểm cơ bản quan trọng nhất của nền VH 1945-1975.

3. Thành tựu và hạn chế

3.1. Thành tựu

* Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lịch sử

- Nhiệm vụ LS đặt ra là trong nền VH (nhiệm vụ hàng đầu) là tuyên truyền, cổ vũ tinh
thần chiến đấu, hi sinh của nhân dân

- Nền văn học thực sự là tiếng kèn xung trận, là tiếng trống thúc quân. Xứng đáng là một
trong những nền văn học, nghệ thuật chống đế quốc trong thời đại ngày nay.

* Đóng góp về tư tưởng

VH đã kế thừa, tiếp nối, phát huy những truyền thống, tư tưởng lớn của VH dân
tộc.

a. Truyền thống yêu nước và chủ nghĩa anh hùng

- Quan điểm “đất nước - nhân dân”: đất nước là của ND, do ND xây dựng để phục vụ cho
cuộc sống ND.

- Thể hiện rõ niềm yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của quê hương đất nước.

VD: Tây Tiến - Quang Dũng ; Rừng xà nu - NTThành; Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài

- Yêu nước trong hoàn cảnh đất nước nô lệ nâng lên thành chủ nghĩa anh hùng. Chủ
nghĩa AH được phát huy cao độ, tạo nên chủ nghĩa AH toàn dân.
- Nhà văn - chiến sĩ: vừa chiến đấu bằng ngòi bút vừa chiến đấu bằng cây súng.

b. Truyền thống nhân đạo

- Nhân đạo là một truyền thống tư tưởng lớn của VH dtộc

- Sau CM, biểu hiện của CN nhân đạo là hướng hẳn về phía NDLĐ về quần chúng LĐ

+Tố khổ, diễn tả nỗi khổ của NDLĐ dưới ách áp bức gcấp trong XH cũ

+Phát hiện, kđịnh phẩm chất tốt đẹp của ND LĐ, đbiệt là khả năng CM của họ

+Ca ngợi vẻ đẹp cuả con người trong LĐ

VD: Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân

+Đề cao tinh thần cống hiến cho sự nghiệp chung

+VH khai thác những khía cạnh khác trong tâm hồn con người, hướng về đời tư,
đời thường mà tiêu biểu nhất là tình yêu.

VD: Thân phận tình yêu - Bảo Ninh; Muối của rừng - Nguyễn Huy Thiệp

* Đóng góp về nghệ thuật

- Sự phát triển toàn diện, cân đối về thể loại văn học. Hầu như không thiếu một thể loại
nào.

- Phẩm chất thẩm mĩ của các thể loại VH

+Đại thể: giai đoạn VH 45-75, thơ trữ tình và truyện ngắn đạt được nhiều thành
tựu nghệ thuật hơn cả. Thể loại kí cũng có chất lượng.

GĐ 45-54: -Thơ kháng chiến chống Pháp (HCMinh, Chính Hữu, Hoàng Cầm…)

-truyện ngắn (K Lân, Tô Hoài, NCao…)

-Ký: Trần Đăng

GĐ 58-64: Phát triển phong phú về thể loại văn học. Thơ (Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan
Viên…) Văn xuôi (Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Bùi Hiển, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Khải)
GĐ 65-75: hình thành thế hệ nhà thơ trẻ, có giọng điệu riêng: Nguyễn Khoa Điềm, Xuân
Quỳnh, Thu Bồn, Bùi Minh Quốc, Phạm Tiến Duật, Thanh Thảo, Bằng Việt, Lâm Thị Mĩ
Dạ… Văn xuôi có Nguyễn Khải, Chu Văn, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Trung Thành…

+ Tiểu thuyết 1960 trở đi là những tác phẩm dựng lại những btranh hoành tráng
của LS CMVN. Tiêu biểu: Nguyễn Đình Thi, Nguyên Hồng, Chu Văn…

+Kịch có Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Vũ, Đào Hồng Cẩm… Tuy nhiên chất
lượng nghệ thuật còn hạn chế.

+Lý luận phê bình phát triển mạnh từ 1960 trở đi, giữ nhiệm vụ biểu dương bảo vệ
VHCM, phê phán những tinh thần lệch lạc. Tác phẩm tiêu biểu của Xuân Diệu, Hoài
Thanh, Lê Đình Kỵ.

3.2: Hạn chế

- Thể hiện con người và cuộc sống còn đơn giản, một chiều, phiến diện, công thức

- Yêu cầu về phẩm chất nt của tác phẩm nhiều khi còn bị hạ thấp. Cá tính và phong cách
nhà văn chưa được phát triển mạnh mẽ

* Nguyên nhân:

+Hoàn cảnh ctranh

+Do quan niệm về chức năng và nhiệm vụ của VH còn đơn giản

+Sự ảnh hưởng tiêu cực của khuynh hướng XH học dung tục từ bên ngoài

+Sự đề cao tính chất ctrị VH

4. Sơ lược về VH cùng địch tạm chiếm

- Là nền VH dưới chế độ thực dân

- Có cơ sở ra đời: xphát từ cuộc đấu tranh của ND (công khai hoặc bí mật)

- Đặc điểm: Phân hóa thành nhiều xu hướng khác nhau: tiêu cực phản động, chống cộng
dưới nhiều hthức; đồi trụy, reo rắc tư tưởng bạo lực; văn học yêu nước và cách mạng ->
thường xuyên bị đàn áp -> phải thể hiện bóng gió, xa xôi hướng tới nhân dân, lên án bọn
bán nước và cướp nước, đề cao tinh thần dân tộc; lực lượng stác là những cây bút trẻ,
tiêu biểu: Trần Quang Long, Viễn Phương; viết về hiện thực xã hội về văn hóa, phong
tục, về vẻ đẹp TN, con người, tiêu biểu: Sơn Nam, Vũ Bằng.

II VHVN từ 1975 đến hết thế kỷ XX (VH đổi mới)

1. Hoàn cảnh LS, XH và văn hóa

- Cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại đã kết thúc thắng lợi

- Đất nước bước vào kỷ nguyên đlập, tự do, thống nhất đnc

- Từ 1975-1985, đất nc rơi vào tình trạng muôn vàn khó khăn

- 1986, Nghị quyết của Đại hội đảng VI chỉ rõ: đổi mới là nhu cầu bứt thiết, có ý nghĩa
sống còn của toàn dân tộc. Kinh tế từng bước chuyển sang KT thị trường, VN có đkiện
giao lưu, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa trên TG.

- Quan điểm nghệ thuật của Đảng: Văn học là nhu cầu văn hóa thiết yếu của con người

-Đất nước bước vào công cuộc đổi mới, thúc đẩy nền văn học phát triển. Nền văn học
cũng phải đổi mới, phù hợp với nguyện vọng của nhà văn, độc giả. Đây cũng là quy luật
phát triển khách quan của nền VH.

2. Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu

* Những chuyển biến bước đầu

- Đề tài: được nới rộng, đã đề cập đến một số hiện tượng ít được nói đến trong văn học
trước 1975. Đó là sự phơi bày những tiêu cực xã hội (kịch của Lưu Quang Vũ); nhìn
thẳng vào những tổn thất nặng nề của cuộc chiến tranh ( Đất trắng - Ngyễn Trọng Oánh);
đề cập bi kịch cá nhân (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành - Nguyễn Minh Châu;
Mùa lá rụng trong vườn - Ma Văn Kháng; Thời xa vắng - Lê Lựu…).

- Về sau, những tác phẩm thuộc thể loại phóng sự phát triển, quan tâm điều tra người thật
việc thật (Cái đêm hôm ấy đên gì, Người không cô đơn…)

* Thành tựu

- Sự đổi mới về ý thức nghệ thuật:

+ Nhà văn đều có chung nhận thức: hiện thực cuộc sống không hề đơn giản và
xuôi chiều; con người là một sinh thể pphú, phức tạp, nhiều bí ẩn; nhà văn phải là người
có tư tưởng, phải nhập cuộc bằng tthần chứ không phải bằng nhiệt tình, phải có ý thức
tìm tòi, sáng tạo, phát huy sự trải nghiệm của mình; độc giả là người đồng sáng tạo, là
người đối thoại bình đẳng với nhà văn.

+ Nhà văn có sự thức tỉnh về cá tính sáng tạo, ý thức cá nhân -> phát huy được
phong cách nghệ thuật

- Thể loại:

+ Văn xuôi (phóng sự, tiểu thuyết, kịch bản sân khấu, trngắn…) Tiêu biểu:
Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Tạ Duy Anh, Nguyễn Thị Thu
Huệ…) Kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tô Hoài

+ Thơ: Phong trào viết trường ca, tiêu biểu của Hữu Thỉnh, Thanh Thảo, Nguyễn
Khoa Điềm =>Bản tổng kết về ctranh thông qua sự trải nghiệm của mỗi nhà thơ. Tiêu
biểu là thơ của thế hệ chống Mĩ như Thanh Thảo, Ý Nhi, Xuân Quỳnh… ;về sau có Dư
Thị Hoàn, Nguyễn Thị Hồng Ngát, Đoàn Thị Lam Luyến, Lê Đạt, Trần Dần…

+ Nghệ thuật sân khấu, đi sâu vào đề tài ctr, XH và LS. Có thể kể tới kịch, chèo

+ Lý luận, phê bình đổi mới chậm hơn, chú ý nhiều hơn tới giá trị nhân văn,úy
nghĩa nhân bản và chức năng thẩm mĩ của VH. Đề cao vai trò của chủ thể sáng tạo và chủ
thể tiếp nhận

- Đổi mới về nội dung và hình thức

+ Về nội dung:

` Những chuyển biến trong quan niệm về con người. Trước kia, con người là con
người LS, nhân vật sử thi là đối tượng của VH, con người đc nhấn mạnh ở tính g/cấp,
thiên về khắc họa phẩm chất tinh thần, mô tả trong đời sống ý thức. Sau 1975, con người
được phản ánh là con người của cá nhân trong mối quan hệ đời thường, nhấn mạnh ở tính
nhân loại, khai thác ở phương diện tự nhiên với những nhu cầu bản năng, đặt con người
trong đời sống tâm linh.

` Chuyển biến về tư tưởng đem đến cảm hứng mới cho người cầm bút. Cảm hứng
thế sự, quan tâm tới số phận cá nhân, tới nội tâm nhân vật.

+Về nghệ thuật:

` Khai thác nội tâm của nhân vật. Sử dụng bút pháp hướng nội.
` Kgian đời thường, đời tư được chú ý nhiều hơn.

` Tâm lý nvật được mở rộng

` Phương thức trần thuật đa dạng

` Giọng điệu trần thuật phong phú

` Ngôn ngữ: gần gũi, đời thường

3. Một số hạn chế

Do tác động của nền KT thị trường, một số nhà văn chạy theo thị hiếu thấp kém
=> xu hướng tiêu cực trong văn học.

4. Một vài nét về VHVN ở nước ngoài

Stác ở mọi thể loại, mọi đề tài, pphú song chất lượng nghệ thuật còn hạn chế.

III. Kết luận

-VH 1945- hết TKXX chia làm 2 giai đoạn (1945-1975 và 1975 đến hết TKỉ XX)

-VH 1945-1975 +Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ LS

+Đạt đc nhiều thành tựu nghệ thuật ở nhiều thể loại khác nhau

+Còn tồn tại nhiều hạn chế do hoàn cảnh chiến tranh

-VH 1975 hết TK XX: Là nền VH đổi mới, đạt đc những thành tựu ban đầu.

ĐỀ LUYỆN
Câu 1: Anh (chị) hiểu như thế nào về khái niệm hiện đại hóa? Vì sao từ đầu thế kỉ
XX, nền VHVN mới thực sự bước vào quá trình hiện đại hóa?

Bài làm

VHVN thời kì từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 có một vị trí hết
sức quan trọng xét trong toàn bộ tiến trình lịch sử của văn học Việt Nam.

Trước hết, cần phải làm rõ khái niệm hiện đại hóa. Ở đây, khái niệm hiện đại hóa
được hiểu theo nghĩa: văn học thời kì này thoát ra khỏi hệ thống thi pháp trung đại và đổi
mới theo hình thức văn học phương Tây.

Biểu hiện của sự hiện đại hóa: Đó là sự đổi mới cả về nội dung lẫn hình thức. Là
một bộ phận của công cuộc hiện đại hóa văn hóa VN, hiện đại hóa không đơn thuần là
chuyện hình thức mà là vừa hình thức vừa nội dung, thậm chí trước hết là nội dung bao
gồm tư tưởng thẩm mĩ, quan niệm văn học, cảm xúc tâm hồn, cách nghĩ, cách cảm trước
đất nước, cuộc đời, con người và nghệ thuật, đề tài, những hình tượng nghệ thuật cơ
bản…Con người được khám phá ở tư cách con người cá nhân. Về nội dung: cách cảm,
cách nghĩ, tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của các nhà văn, nhà thơ trước cuộc đời đã có sự
đổi mới. Nhưng việc hiện đại hóa dễ thấy nhất là về hình thức văn học: Chữ quốc ngữ
thay cho chữ Hán và chữ Nôm, việc sử dụng chữ quốc ngữ dẫn tới sự ra đời của báo chí,
từ công báo đến dân báo thậm chí còn dẫn tới sự bùng nổ một loạt thể loại mới chưa từng
có trong văn học trung đại, một nền văn chương tiếng Việt hiện đại chính thức ra đời và
phát triển nhanh với đủ các thể loại hiện đại: thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch nói, tùy
bút, bút kí, nghị luận văn học. Sự xuất hiện của văn xuôi nghệ thuật tiếng Việt thời này là
một sự kiện quan trọng của lịch sử văn học dân tộc. Thơ về cơ bản đã làm một cuộc cách
mạng về hệ thống thi pháp và thể loại. Ngôn ngữ văn học hiện đại bỏ tính quy phạm,
công thức, bỏ điển cố điển tích thời trung đại, thay bằng ngôn ngữ mang tính cá thể đời
thường và bản sắc dân tộc. Nhìn chung hệ thống thi pháp đã thoát khỏi sự ảnh hưởng, chi
phối của hệ thống thi pháp văn học trung đại.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới quá trình hiện đại hóa nền văn học (tiền đề)

Nguyên nhân khách quan: Do hình thái kinh tế xã hội có sự thay đổi: cuối thế kỉ
XIX, thực dân Pháp thông qua hai cuộc khai thác thuộc địa lớn (1897-1913, 1918-1929)
đã từng bước biến nước ta từ xã hội phong kiến thành xã hội thực dân nửa phong kiến.
Đó là “một phen thay đổi sơn hà” về cơ bản không thuận chiều nhưng rất mực lớn lao,
trong sự thay đổi chế độ xã hội này các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra
theo những phương hướng, nội dung, hình thức mới và cũng đã trải qua từ thất bại này
đến thất bại khác. Văn học chuyển mình một cách lớn lao, tạo nên một cú sốc tinh thần
cho các nhà Nho lúc bấy giờ. Sự tác động của thực dân Pháp đã làm thay đổi về cơ cấu
xã hội VN. Giai cấp phong kiến vẫn tồn tại ở nông thôn nhưng mất địa vị độc quyền
thống trị, giai cấp nông dân trước đây bị bần cùng hóa nay càng bị bần cùng hóa. Cùng
với việc tăng cường bộ máy quan liêu của chính quyền thực dân phong kiến và sự phát
triển mau lẹ của các đô thị hiện đại, nhiều giai cấp mới xuất hiện (tư sản, tiểu tư sản,
công nhân, dân nghèo thành thị …) nên cũng xuất hiện nhiều tâm lí thị hiếu mới về mặt
tinh thần, làm tiền đề cho sự phát triển văn học. Đội quân chủ lực làm nên bộ mặt văn
hóa VN chính là tầng lớp trí thức Tây học, họ là tầng lớp công chúng mới, lực lượng sáng
tác mới. Vì thế, tầng lớp nho sĩ từng là trụ cột của nền văn hóa dân tộc suốt thời trung đại
đến đây nhìn chung đã hết thời. Hơn nữa, trong xã hội thương mại, nhu cầu văn hóa dẫn
đến những hoạt động kinh doanh văn hóa. Vì thế, nghề in, nghề xuất bản, nghề làm báo
theo kĩ thuật hiện đại phát triển khá mạnh. Viết văn cũng trở thành một nghề để kiếm
sống tuy rất chật vật. Quan hệ nhà văn và công chúng trở nên gắn bó. Sự ra đời và phát
triển của phê bình văn học làm cho đời sống văn học trở nên sôi nổi. Thêm vào đó, sự
thôi thúc của thời đại cũng có tác động to lớn: VHVN đã ngủ quên quá lâu trong khuôn
khổ xã hội phong kiến. Cùng với việc TDPháp xâm lược, nhiều tư tưởng mới đã được
thổi bùng lên trong đời sống xã hội VN. Nền văn học đã mở một cuộc chạy đua gấp rút
để mong theo kịp với thế giới.

Nguyên nhân chủ quan: Suốt 9 thế kỉ, VH trung đại VN đã đạt nhiều thành tựu
(như “Truyện Kiều”, “Bình Ngô đại cáo”, …). Nền VH VN có một sức sống mãnh liệt,
hạt nhân làm nên sức sống mãnh liệt ấy chính là lòng yêu nước, tinh thần tự cường tự tôn
dân tộc. Tình yêu tiếng Việt cũng là một trong những biểu hiện của sức sống đó. Đặc
biệt, nhân vật trung tâm trong đời sống văn hóa thời kì này là tầng lớp trí thức Tây học,
phần lớn là tiểu tư sản. Loại hình tác giả đã thay đổi. Do chịu ảnh hưởng của VH phương
Tây, sự thức tỉnh, trỗi dậy của ý thức cá nhân, khao khát được bộc lộ cái “tôi” tài năng,
họ tìm đến văn chương để bày tỏ tâm huyết của mình. Một thế hệ nhà văn mới, có điệu
sống mới, cảm xúc mới, vốn nghệ thuật mới khác nhiều so với các văn sĩ nhà nho trước
đó.

Như vậy, hiện đại hóa nền văn học là một nhu cầu tất yếu, khách quan của lịch sử
văn học dân tộc ta trong thời đại mới.
Câu 2: Anh (chị) hiểu như thế nào là văn học lãng mạn và văn học hiện thực? Chọn
phân tích một tác phẩm văn học lãng mạn và một tác phẩm văn học hiện thực để
minh họa.

Bài làm

VHVN thời kì từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 có một vị trí hết
sức quan trọng xét trong toàn bộ tiến trình lịch sử của văn học Việt Nam.

Văn học VN từ đầu thế kỉ XX đến CMT8/1945 có sự phân hóa phức tạp thành
nhiều xu hướng khác nhau. Nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa phức tạp thành nhiều xu
hướng văn học là do cơ cấu xh thay đổi, nhiều tầng lớp mới ra đời, mỗi bộ phận VH lại là
tiếng nói của một tầng lớp nhất định; giới VH có ý thức tự giác hơn về trách nhiệm của
mình, quan điểm cầm bút của mình. Những nguyên nhân này dẫn tới việc VH phân hóa
thành nhiều khuynh hướng khác nhau. Sự khác nhau về quan điểm nghệ thuật và khuynh
hướng thẩm mỹ; thái độ chính trị đối với cách mạng, thực dân (trực tiếp hay ko trực tiếp
đánh thực dân Pháp); mối quan hệ giữa văn học và chính trị trở thành tiêu chí để phân
loại các bộ phận, xu hướng văn học.

Văn học thời kỳ này phân hóa thành 2 bộ phận: bộ phận văn học hợp pháp công
khai và bộ phận bất hợp pháp, nửa hợp pháp. Bộ phận văn học hợp pháp công khai gồm
sáng tác được đăng tải công khai. Bộ phận văn học này mang tính dân tộc và chứa đựng
nhiều tư tưởng lành mạnh tiến bộ song chưa có ý thức cách mạng và tinh thần chống đối
trực tiếp chế độ thực dân (gián tiếp đấu tranh: “người ta tìm thấy trong thơ lãng mạn một
tiếng thở dài chống chế độ thực dân, thuộc địa” - Trường Chinh). Các tác giả có điều kiện
đầu tư công sức vào nghệ thuật nên họ có đóng góp quan trọng vào quá trình hiện đại hóa
nền VHVN thời kỳ này. Bộ phận văn học công khai hợp pháp phân hóa thành 2 xu hướng
chính. Xu hướng lãng mạn chủ nghĩa và xu hướng hiện thực chủ nghĩa.

Xu hướng lãng mạn chủ nghĩa thể hiện trực tiếp, sâu sắc cái Tôi trữ tình; phát huy
cao độ trí tưởng tượng; đề cập đến số phận cá nhân; thể hiện thái độ bất hòa, bất lực trước
môi trường XH tầm thường giả dối tù túng dưới ách thực dân; cảm hứng hướng về cái phi
thường, cảnh xứ lạ phương xa hay quá khứ; đề tài hay viết về thiên nhiên, tình yêu, tôn
giáo; thể loại thích hợp: thơ trữ tình, văn xuôi trữ tình. Có thể minh họa bằng tác phẩm
“Hai đứa trẻ” của Thạch Lam (thể loại: đây là tác phẩm văn xuôi, một truyện ngắn trữ
tình song lại thấm đẫm chất thơ “một bài thơ trữ tình đượm buồn”; đề tài: viết về cuộc
sống con người nơi phố huyện nghèo, khai thác thế giới nội tâm phong phú, giàu khao
khát của con người qua tâm hồn thơ trẻ của An và Liên, bên cạnh đó là việc khắc họa
những bức tranh thiên nhiên nơi làng quê thanh bình, êm đẹp; qua đó kín đáo bộc lộ một
cái “tôi” Thạch Lam giàu trắc ẩn với những hi vọng về một sự đổi thay tốt đẹp hơn cho
cuộc sống vốn tù tùng, chật hẹp, buồn tẻ của con người trước Cách mạng…; sử dụng triệt
để thủ pháp đối lập, tương phản giữa ánh sáng và bóng tối, quá khứ và hiện tại …; giọng
văn nhẹ nhàng, sâu lắng; câu văn đầy nhạc điệu …)

Xu hướng hiện thực chủ nghĩa hướng tới chủ đề chính là chủ đề thế sự với thái độ
phê phán trên tinh thần dân chủ và nhân đạo; chú trọng phân tích lí giải một cách chân
thực quá trình khách quan của hiện thực xã hội thông qua những điển hình; thể loại thích
hợp: tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự. Có thể minh họa bằng tác phẩm “Số đỏ” của Vũ
Trọng Phụng (thể loại: tiểu thuyết, có dung lượng phản ánh hiện thực rộng lớn, là bức
tranh hiện thực xã hội mang tính khái quát cao độ; xây dựng thành công những điển hình
nghệ thuật trong đó nổi bật nhất là hình tượng Xuân Tóc Đỏ - bức chân dung trào phúng
tiêu biểu; với nghệ thuật trào phúng bậc thầy, Vũ Trọng Phụng đã lên án mạnh mẽ xã hội
“ối a ba phèng” lúc bấy giờ, dùng ngòi bút trò phúng sắc sảo để tố cáo, đấu tranh quyết
liệt, đòi hỏi một xã hội tốt đẹp, công bằng hơn cho con người …)
Các xu hướng văn học ko cố định, biệt lập mà tác động qua lại, có sự chuyển hóa
lẫn nhau.

Câu 3: Vì sao người ta gọi ba mươi năm đầu thế kỉ (1900 - 1930) là giai đoạn giao
thời của VHVN trong quá trình hiện đại hóa?

Bài làm

Giao thời là khoảng thời gian chuyển tiếp từ thời kì này sang thời kì khác, cái mới
cái cũ đan xen lẫn nhau, thường có mâu thuẫn xung đột, chưa ổn định. Nói đến tính giao
thời trong văn học là đề cập đến những biến chuyển hết sức phức tạp của văn học trong
một khoảng thời gian nhất định để đưa nền văn học bước sang một thời kì mới. Giai đoạn
này đã diễn ra một quá trình đấu tranh quyết liệt giữa hai nền văn hóa cũ và mới, cuộc
đấu tranh đó chưa phân thắng bại. Đây cũng là một giai đoạn hết sức phức tạp, nội dung
và hình thức sáng tác cũ, mới đan xen nhau. Nền văn học cũ khắc phục dần những hạn
chế, từng bước canh tân. Nền văn học mới vừa phát huy những nhân tố hiện đại vừa kế
thừa những thành tựu của nền văn học cũ. Vì vậy, văn học giai đoạn này có một diện mạo
đặc biệt, tạo nên những đặc điểm riêng không thể tìm thấy ở các giai đoạn trước và sau
đó.

Trong lịch sử phát triển của văn học Việt Nam, giai đoạn 1900- 1930 là giai đoạn
văn học có tính chất giao thời. Văn học ở thời kì chuyển hóa, tập hợp để chuẩn bị cho nền
văn học hiện đại ra đời. Văn học của cả giai đoạn 1900 - 1930 có tính chất giao thời. Tính
chất giao thời đó được biểu hiện ở sự tồn tại song song hai nền văn học cũ và mới với hai
lực lượng sáng tác, hai công chúng với hai quan niệm văn học, hai ngôn ngữ văn học ở
hai địa bàn khác nhau, ở xu thế thắng lợi của nền văn học mới đang tiến tới thay thế nền
văn học cũ đang suy yếu dần. Ở giai đoạn giao thời này, nền văn học cũ tuy đã ở trên đà
suy tàn nhưng vẫn còn giữ một vị trí đáng kể, vẫn còn một tác dụng tích cực nhất định
trong sự phát triển của văn học dân tộc.

Trong lịch sử văn học Việt Nam, đây là giai đoạn duy nhất có hiện tượng đan xen
hai yếu tố cũ và mới trong sáng tác của một tác giả, có khi trong cùng một tác phẩm. Hai
yếu tố cũ và mới ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật được kết hợp nhuần
nhuyễn và phổ biến trên khắp các thể loại, tạo ra những giá trị đặc biệt, không thể xếp
vào kho tàng văn học trung đại mà cũng chưa thể công nhận là một tác phẩm văn học
hiện đại.
Từ đầu thế kỉ XX đến khoảng năm 1920: đây là giai đoạn chuẩn bị các điều kiện
vật chất cần thiết cho công cuộc hiện đại hóa. Nền văn học chữ quốc ngữ bắt đầu hình
thành với các tác phẩm văn xuôi song mới chỉ là những thử nghiệm ban đầu nên hiệu quả
nghệ thuật chưa cao. Các tác phẩm có nội dung tuyên tuyền và cổ động cách mạng, mang
hơi thở thời đại, có nhiều yếu tố mới mẻ về nội dung tư tưởng với các tác giả tiêu biểu
như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng…

Ví dụ như qua hai câu thơ “Non sông đã chết sống thêm nhục

Hiền thánh còn đâu học cũng hoài”

(Xuất dương lưu biệt)

Phan Bội Châu đã phủ nhận lối học Nho gia không phù hợp với thời đại mới.

Tuy nhiên các tác giả này đều xuất thân từ lớp nhà Nho, vẫn chịu ảnh hưởng sâu sắc của
quan điểm mĩ học thời phong kiến.

Những năm 1920 đến 1930: Quá trình hiện đại hóa đã đạt được một số thành tựu
vang dội. Về văn xuôi, nổi bật là những tác phẩm viết về đạo đức của Hồ Biểu Chánh
(Cha con nghĩa nặng), tiểu thuyết của Hoàng Ngọc Phách (Tố tâm); truyện ngắn Phạm
Duy Tốn, Nguyễn Bá Học…; bút kí, tùy bút của Tương Phố, Đông Hồ, Phạm Quỳnh …
Về kịch có sáng tác của Vũ Đình Long, Vi Huyền Đắc …Về thơ ca, có sự hiện đại hóa
với sự thể hiện mạnh mẽ của cái “tôi” cá nhân như sáng tác của Trần Quang Khải (Gánh
nước đêm), Tản Đà - người của hai thế kỉ, tiên sinh của thơ lãng mạn cùng một loạt tác
phẩm nổi tiếng thời kì này. Song, những yếu tố văn học cổ vẫn còn tồn tại trên mọi thể
loại từ nội dung đến hình thức. Vì thế người ta còn gọi giai đoạn này là giai đoạn quá độ
(hay giai đoạn giao thời). Thêm vào đó, bộ phận văn học hải ngoại cũng có một số thành
tựu với sáng tác của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh (một loạt truyện kí, phóng sự hiện
đại cả về nội dung lẫn hình thức); Phan Bội Châu (Ngục trung thư, Trùng Quang tâm sử),
Phan Châu Trinh (Xăngtê thi tập).
Có thể khẳng định rằng trong lịch sử văn học Việt Nam, đây là giai đoạn duy nhất
có sự tồn tại đan xen hai nội dung văn học của nhà nho và người sáng tác mới. Các giá trị
truyền thống được đặt cạnh một số thành tựu hiện đại và luôn trong thế cạnh tranh nhau.
Tính giao thời của văn học thể hiện ở sự lắp ghép, pha tạp các yếu tố cũ và mới ở văn học
trung đại và hiện đại, phải có yếu tố xúc tác là ảnh hưởng của văn học phương Tây mới
có thể tạo ra kết quả như trên. Đối với văn học của các nước khác, tính giao thời thuộc về
thế kỉ trước. Riêng ở Việt Nam, đó là vấn đề của thế kỉ XX. Tuy nhiên, hiện tượng trung
gian trong văn học chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn.
Câu 4: Một trong những đặc điểm cơ bản của nền VHVN từ năm 1945 - 1975 là chủ
yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
Anh (chị) hãy nêu những nét chính của đặc điểm trên.
Bài làm
Cách mạng tháng Tám 1945 mở ra trên đất nước ta một thời kì lịch sử mới: thời kì
độc lập, tự do, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Cùng với sự kiện lịch sử ấy, một nền văn học
mới đã ra đời, phát triển qua hai giai đoạn 1945-1975, 1975 đến hết thế kỉ XX.Văn học
VN giai đoạn 1945-1975 tồn tại và phát triển trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, trong
hoàn cảnh ấy nền văn học mới có những đặc điểm riêng, một trong những đặc điểm của
nền VH thời kì này là chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
Đây là đặc điểm thể hiện khuynh hướng thẩm mĩ của VHVN.

-Khái niệm (khuynh hướng sử thi: những tác phẩm không phải là sử thi nhưng về
nội dung và hình thức mang một số nét đặc trưng của thể loại này; cảm hứng lãng mạn là
cảm hứng cuả cái TÔI tràn đầy cảm xúc, hướng đến lí tưởng).

-Nguyên nhân: từ hoàn cảnh LS, không khí cao trào của cuộc CM và cuộc chiến
tranh ái quốc vĩ đại. Đó là thử thách quyết liệt liên quan đến số phận, vận mệnh của toàn
dtộc.

Với khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, VH thời kỳ này đã đáp ứng đc
những yêu cầu của cuộc sống trong quá trình vận động và phát triển.

-Biểu hiện cụ thể


+ Khuynh hướng sử thi

- Đề tài: đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa LS, có tính chất toàn dt, liên quan
đến CM, đến vận mệnh của đnước

VD: Rừng xà nu (Ng Trung Thành)

Những đứa con trong gia đình (Ng Thi)

-Nhân vật trung tâm là con người đại diện cho tinh hoa, khí phách, phẩm chất, ý
chí của dtộc, tiêu biểu cho lý tưởng của cộng đồng, thể hiện đc những tcảm lớn, những lẽ
sống lớn, đc khám phá ở bổn phận, trách nhiệm và nghĩa vụ công dân.

VD: Trường ca “Mặt đường khát vọng” Nguyễn Khoa Điềm

- Hình thức nghệ thuật: lời văn sử thi mang giọng điệu ngợi ca trang trọng, đẹp
một cách tráng lệ, hào hùng.

VD: Việt Bắc (Tố Hữu); Rừng xà nu (Ng Trung Thành)

+ Cảm hứng lãng mạn

- Thiên về kđịnh phương diện lí tưởng của cuộc sống mới, kđịnh vẻ đẹp của con
người mới, ca ngợi chủ nghĩa AHCM, tin vào tương lai tươi sáng của dtộc.

- Chi phối mọi thể loại của văn học, thể hiện trong hướng vận động của cốt truyện,
trong cxúc của tác giả và trong số phận nhân vật (sau sự đau thương nv có sự đồi đời, có
thể vượt qua đc số phận đau thương)

- Ý nghĩa: Nâng đỡ con người VN có thể vượt lên mọi thử thách trong máu lửa
chiến tranh, hướng tới ngày chiến thắng, tự do.

Sự kết hợp của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn làm cho nền VHVN
giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan, đáp ứng đc yêu cầu phản ánh hiện thực, tạo
nên một đặc điểm cơ bản quan trọng nhất của nền VH 1945-1975.
Câu 5: Trình bày đặc điểm cơ bản của VHVN 1945-1975.

Bài làm

Cách mạng tháng Tám 1945 mở ra trên đất nước ta một thời kì lịch sử mới: thời kì
độc lập, tự do, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Cùng với sự kiện lịch sử ấy, một nền văn học
mới đã ra đời, phát triển qua hai giai đoạn 1945-1975, 1975 đến hết thế kỉ XX.Văn học
VN giai đoạn 1945-1975 tồn tại và phát triển trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, trong
hoàn cảnh ấy nền văn học mới có những đặc điểm riêng.

* Nền văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu

- Đây là đặc điểm nói lên bản chất của nền văn học 1945-1975

- Biểu hiện:

+ Mục đích: đáp ứng nhu cầu của lịch sử, văn nghệ thực hiện nhiệm vụ phục vụ cách
mạng, cổ vũ chiến đấu.

+ Mô hình kiến tạo nền văn học: Văn học thực sự là một mặt trận, trước hết là một thứ vũ
khí.

+ Khuynh hướng tư tưởng chủ đạo: tinh thần công dân, tinh thần chiến sĩ.

+ Cảm hứng: bắt nguồn từ hiện thực đời sống cách mạng và kháng chiến.

+ Quá trình vận động của nền VH: ăn nhịp với từng chặng đường, từng bước đi của lịch
sử, theo sát nhiệm vụ của đất nước.

+ Đối tượng phản ánh:

Mọi tầng lớp nhân dân thuộc mọi thế hệ trên mọi miền của đát nước; quần
chúng nhân dân trở thành nhân vật trong VH.

Được quan sát và thể hiện ở tư cách công dân, ở phẩm chất chính trị, ở tinh
thần CM; tiêu chuẩn để đánh giá con người là ở lý tưởng độc lập tự do, tinh thần chiến
đấu, thái độ đối với chế độ.

Tình cảm đc thể hiện xúc động nhất: tình cảm trong quan hệ cộng đồng -
tình đồng bào, đồng chí, tinh thần quân dân, tình cảm với Đảng, với lãnh tụ => con người
trong văn học là con người của lịch sử, của đời sống cộng đồng.

Nhân vật trung tâm là người chiến sĩ trên mặt trận, những lực lượng trực
tiếp phục vụ chiến trường (bộ đội, dân quân, du kích, thanh niên xung phong, dân
công…)

*Nền VH mang tính đại chúng


- Xác định vai trò của đại chúng:

+Là đối tượng phản ánh của VH

+Là công chúng của VH

+là nguồn cung cấp lực lượng sáng tác cho VH

- Mối quan hệ giữa quần chúng ND với sự phát triển của VH

“Nhân dân là bể

Văn nghệ là thuyền

Thuyền xô sóng dậy

Sóng đỡ thuyền lên” (Tố Hữu)

=>Quần chúng là đối tượng tìm hiểu và ca ngợi

- Nền văn học hướng đến 2 loại chủ đề cơ bản

+ Cách hiểu mới về quần chúng lao động: nhìn thấy phẩm chất, tinh thần tốt đẹp của quần
chúng để mà đề cao, ca ngợi.

+ Xây dựng hình tượng đẹp về quần chúng nhân dân (Vợ nhặt, Rừng xà nu…)

+ Khẳng định sự đổi đời của quần chúng nhân dân nhờ cách mạng (VD: Vợ chồng A
Phủ, Mùa lạc…)

- Hình thức nghệ thuật: quy mô tác phẩm vừa phải, sử dụng hình thức quen thuộc của VH
truyền thống, của văn hóa dân gian. Ngôn ngữ bình dị, trong sáng, dễ hiểu.

*Nền VH mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn

- Đây là đặc điểm thể hiện khuynh hướng thẩm mĩ của VHVN

- Khái niệm (khuynh hướng sử thi: những tác phẩm không phải là sử thi nhưng về
nội dung và hình thức mang một số nét đặc trưng của thể loại này; cảm hứng lãng mạn là
cảm hứng cuả cái TÔI tràn đầy cảm xúc, hướng đến lí tưởng).

- Nguyên nhân: từ hoàn cảnh LS, không khí cao trào của cuộc CM và cuộc chiến
tranh ái quốc vĩ đại. Đó là thử thách quyết liệt liên quan đến số phận, vận mệnh của toàn
dtộc.
Với khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, VH thời kỳ này đã đáp ứng đc
những yêu cầu của cuộc sống trong quá trình vận động và phát triển.

- Biểu hiện cụ thể

+ Khuynh hướng sử thi

- Đề tài: đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa LS, có tính chất toàn dt, liên quan
đến CM, đến vận mệnh của đnước

VD: Rừng xà nu (Ng Trung Thành)

Những đứa con trong gia đình (Ng Thi)

-Nhân vật trung tâm là con người đại diện cho tinh hoa, khí phách, phẩm chất, ý
chí của dtộc, tiêu biểu cho lý tưởng của cộng đồng, thể hiện đc những tcảm lớn, những lẽ
sống lớn, đc khám phá ở bổn phận, trách nhiệm và nghĩa vụ công dân.

VD: Trường ca “Mặt đường khát vọng” Nguyễn Khoa Điềm

- Hình thức nghệ thuật: lời văn sử thi mang giọng điệu ngợi ca trang trọng, đẹp
một cách tráng lệ, hào hùng.

VD: Việt Bắc (Tố Hữu); Rừng xà nu (Ng Trung Thành)

+ Cảm hứng lãng mạn

- Thiên về kđịnh phương diện lí tưởng của cuộc sống mới, kđịnh vẻ đẹp của con
người mới, ca ngợi chủ nghĩa AHCM, tin vào tương lai tươi sáng của dtộc.

- Chi phối mọi thể loại của văn học, thể hiện trong hướng vận động của cốt truyện,
trong cxúc của tác giả và trong số phận nhân vật (sau sự đau thương nvật có sự đổi đời,
có thể vượt qua đc số phận đau thương)

- Ý nghĩa: Nâng đỡ con người VN có thể vượt lên mọi thử thách trong máu lửa
chiến tranh, hướng tới ngày chiến thắng, tự do.

=> Khuynh hướng sử thi kết hợp cảm hứng lãng mạn làm cho nền VHVN giai đoạn này
thấm nhuần tinh thần lạc quan, đáp ứng đc yêu cầu phản ánh hiện thực, tạo nên một đặc
điểm cơ bản quan trọng nhất của nền VH 1945-1975.
Như vậy, nền VH 1945-1975 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lsử, đạt đc nhiều
thành tựu nghệ thuật to lớn và mang những đặc điểm riêng, làm nên diện mạo riêng của
nền VH giai đoạn này.

Câu 6: Anh (chị) hãy gải thích vì sao từ năm 1965-1975 khuynh hướng sử thi và cảm
hứng lãng mạn càng được phát huy mạnh mẽ hơn bao giờ hết?
Bài làm
Cách mạng tháng Tám 1945 mở ra trên đất nước ta một thời kì lịch sử mới: thời
kì độc lập, tự do, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Cùng với sự kiện lịch sử ấy, một nền văn học
mới đã ra đời, phát triển qua hai giai đoạn 1945-1975, 1975 đến hết thế kỉ XX.Văn học
VN giai đoạn 1945-1975 tồn tại và phát triển trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, trong
hoàn cảnh ấy nền văn học mới có những đặc điểm riêng, một trong những đặc điểm của
nền VH thời kì này là chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Ở giai
đoạn văn học 1965-1975, đặc điểm này càng được thể hiện rõ rệt.
Đây là đặc điểm thể hiện khuynh hướng thẩm mĩ của VHVN.

-Khái niệm (khuynh hướng sử thi: những tác phẩm không phải là sử thi nhưng về
nội dung và hình thức mang một số nét đặc trưng của thể loại này; cảm hứng lãng mạn là
cảm hứng cuả cái TÔI tràn đầy cảm xúc, hướng đến lí tưởng).

-Nguyên nhân: từ hoàn cảnh LS, không khí cao trào của cuộc CM và cuộc chiến
tranh ái quốc vĩ đại. Đó là thử thách quyết liệt liên quan đến số phận, vận mệnh của toàn
dtộc.

Với khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, VH thời kỳ này đã đáp ứng đc
những yêu cầu của cuộc sống trong quá trình vận động và phát triển.

-Biểu hiện cụ thể

+ Khuynh hướng sử thi

- Đề tài: đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa LS, có tính chất toàn dt, liên quan
đến CM, đến vận mệnh của đnước

-Nhân vật trung tâm là con người đại diện cho tinh hoa, khí phách, phẩm chất, ý
chí của dtộc, tiêu biểu cho lý tưởng của cộng đồng, thể hiện đc những tcảm lớn, những lẽ
sống lớn, đc khám phá ở bổn phận, trách nhiệm và nghĩa vụ công dân.
- Hình thức nghệ thuật: lời văn sử thi mang giọng điệu ngợi ca trang trọng, đẹp
một cách tráng lệ, hào hùng.

+ Cảm hứng lãng mạn

- Thiên về kđịnh phương diện lí tưởng của cuộc sống mới, kđịnh vẻ đẹp của con
người mới, ca ngợi chủ nghĩa AHCM, tin vào tương lai tươi sáng của dtộc.

- Chi phối mọi thể loại của văn học, thể hiện trong hướng vận động của cốt truyện,
trong cxúc của tác giả và trong số phận nhân vật (sau sự đau thương nv có sự đồi đời, có
thể vượt qua đc số phận đau thương)

- Ý nghĩa: Nâng đỡ con người VN có thể vượt lên mọi thử thách trong máu lửa
chiến tranh, hướng tới ngày chiến thắng, tự do.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự phát huy mạnh mẽ hơn bao giờ hết của khuynh
hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong những năm 1965-1975. Một là, không khí cao
trào của cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại. Hai là, đặc điểm văn học này đáp ứng được yêu
cầu của hoàn cảnh lịch sử, phản ánh được hiện thực cuộc sống và chiến đấu của nhân dân
ta. Ba là, các tác giả có ý rhức rõ rệt về nhiệm vụ, vai trò, chức năng của văn học, họ
chiến đấu bằng cây súng và cả bằng ngòi bút của mình.

Có thể minh họa bằng tác phẩm “Rừng xà nu” hoặc “Những đứa con trong gia
đình”.

Sự kết hợp của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn làm cho nền VHVN
giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan, đáp ứng đc yêu cầu phản ánh hiện thực, tạo
nên một đặc điểm cơ bản quan trọng nhất của nền VH 1945-1975.

Câu 7: So sánh sự khác nhau của 2 nền văn học trước 1975 và sau 1975 ở các
phương diện : ý thức của người viết về hiện thực, quan niệm về con người, ý thức
của nhà văn về bản thân, độc giả.

Tiêu chí so sánh Văn học trước 1975 Văn học sau 1975
Ý thức của nhà văn Cuộc đấu tranh giải phóng dân Hiện thực csống sau chiến
về hiện thực tộc, đời sống CM và Kchiến tranh ko đơn giản, xuôi chiều,
đòi hỏi nvăn tìm tòi, khám phá
Quan niệm về con Con người lsử, nvật sử thi; Con người là một thực thể
người được mtả chủ yếu ở phẩm chất phong phú, bí ẩn, phức tạp, cần
chính trị, xã hội được nhìn ở nhiều phương diện
khác nhau
Ý thức của nhà văn Nhà văn - chiến sĩ, vừa cầm bút Nhà văn với ý thức nhập cuộc
về bản thân vừa cầm súng bằng tinh thần tư tưởng; ý thức
về sự đổi mới, về cá nhân có cá
tính và phong cách riêng
Độc giả Quảng đại quần chúng nhân Bạn đọc bình đẳng, là đối
dân tượng để đối thoại với nhà văn

Sự khác nhau trong quan niệm nghệ thuật về con người

trong văn học trước và sau 1975

Cách mạng tháng 8/1945 là một biến cố lịch sử to lớn đã làm thay đổi sâu sắc đất
nước và con người VN, đồng thời cũng đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử VHọc.
Công chúng đổi mới, quan niệm văn học đổi mới, tác giả đổi mới, lý tưởng thẩm mĩ đổi
mới, nhưng ở trung tâm và chiều sâu của những biến đổi ấy là sự thay đổi trong quan
niệm về con người trong văn học từ năm 1945-1975 và từ 1975 đến hết thế kỉ XX.

Mỗi thời đại VH có những đặc trưng riêng, trước hết ở quan niệm nghệ thuật về
con người. VH trung đại mang quan niệm con người chức năng, con người bổn phận và
trách nhiệm trong xã hội luân thường. VH 1945 - 1975 cũng mang một quan niệm mới về
con người. Ở giai đoạn 1945-19545: Cách mạng đã đem lại những biến đổi kì diệu cho
con người VN. Đó không chỉ là biến đổi của người nô lệ thành người tự do của một đất
nước độc lập mà còn tập hợp liên kết mọi người trong một cộng đồng dân tộc, trong các
đoàn thể tạo nên sức mạnh to lớn của cả dân tộc. Do đó, mỗi con người đặt trong dòng
chảy lịch sử có sự thức tỉnh của ý thức công dân, tinh thần dân tộc tiềm tàng; nhà văn
phát hiện ra sức mạnh của con người VN trong vẻ đẹp mới lạ của csống cộng đồng. Con
người quần chúng là phát hiện lớn nhất của VH KCCPháp và cái mới mẻ trong sự thể
hiện con người quần chúng là đưa vào trung tâm chú ý của văn học con người chính trị,
con người công dân. VH 1955-1964 xây dựng hình tượng con người mới trong sự thống
nhất riêng chung đặt trong sự đổi đời ở xã hội mới XHCN, ít nhiều còn mang màu sắc lý
tưởng hóa.Gđoạn 1965-1975, quan niệm về con người trong văn học chống Mỹ là sự nối
tiếp của quan niệm con người trong VH thời kì trước nhưng được phát triển tập trung vào
một hướng lớn và đi tới đỉnh cao là quan niệm con người sử thi. Con người được nhấn
mạnh về tầm vóc tư tưởng ý thức chính trị, có lý tưởng cao cả, nổi bật ở hai phương diện
chủ nghĩa anh hùng CM và vẻ đẹp tâm hồn, từ đó đề cao sức mạnh và vẻ đẹp con người
VN trong chiến tranh.

Từ sau 1975, cuộc sống dần trở lại với những quy luật bình thường của nó. Con
người trở về với muôn mặt đời thường, họ phải bộc lộ chính mình trong những quan hệ
đời thường. Bối cảnh đó đã thúc đẩy sự thức tỉnh ý thức về cá nhân, đòi hỏi sự quan tâm
đến mỗi con người, đến từng số phận. VH mở ra một giai đoạn mới với cách tiếp cận mới
về con người. Các tác giả đã phát hiện ra trong csống có sự lệch pha thậm chí trái ngược
giữa số phận cá nhân và cộng đồng từ đó nảy sinh những bi kịch của con người. Mỗi cá
nhân trong những trường hợp nhất định là nạn nhân của hoàn cảnh và số phận. VH vì thế
ngày càng đi tới một quan niệm toàn vẹn, sâu sắc hơn về con người, mà nền tảng triết học
và hạt nhân cơ bản của quan niệm ấy là tư tưởng nhân bản lấy con người cá nhân chân
chính làm trung tâm. Có thể nói con người trong VH thời kì đổi mới 1975-hết thế kỉ XX
được nhìn nhận ở nhiều vị thế và trong tính chất đa chiều của mọi mối quan hệ con người
trong xã hội; con người được khám phá, soi chiếu ở nhiều bình diện; không còn là con
người nhất phiến đơn trị mà luôn luôn là con người đa diện đa trị lưỡng phân có sự giao
tranh đan cài trong con người cả bóng tối và ánh sáng, cao cả và tầm thường …VH phải
cảm thông, thâu hiểu và nâng đỡ con người, đòi hỏi con người ý thức về cái đẹp, cái
thiện, luôn vươn tới để hoàn thiện nhân cách của chính mình.

Như vậy, quan niệm về con người trong VH đổi mới vừa kế thừa, phát huy những
yếu tố tích cực trong quan niệm về con người của VH trước đó, vừa mở rộng, phát triển
trong thời kì đất nước đổi mới.

You might also like