You are on page 1of 4

NAM CAO

I. Cuộc đời
1. Tiểu sử
- (1917-1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, sinh ra trong một gia đình nông dân
tại tỉnh Hà Nam. Làng Đại Hoàng quê NC quanh năm nghèo đói, bị bọn cường
hào ức hiếp đã đi vào trang văn của ông.
- Sống một cuộc đời trí thức nghèo khó, vất vả - anh giáo khổ trường tư - trải
nghiệm thấm thía trong cuộc đời.
- Tham gia cách mạng, mất vì bị giặc bắt và sát hại trên đường vào công tác vùng
địch hậu liên khu III => NC là một nhà văn - chiến sĩ.
=> Được Nhà nước tặng giải thưởng HCM về vh và nt năm 1996.
2. Con người
- Bề ngoài vụng về ít nói, nhưng đời sống nội tâm thì luôn căng thẳng, sôi sục
những giằng xé lắm khi chảy máu của một tâm hồn trung thực đến vô ngần.
- Giàu ân tình đối với người nghèo khổ bị áp bức, sống tận cùng với những con
người dưới đáy.
- Luôn suy tư về bản thân, cuộc sống, đồng loại; chiêm nghiệm về con người và
cuộc sống quanh mình, từ đó rút ra những triết lí sống sâu sắc.
II. Sự nghiệp văn học
1. Quan điểm nghệ thuật
- Quan điểm về nghề văn:
+ Nghề văn là một nghề cao quý, nhà văn phải có lương tâm và trách nhiệm với
cuộc sống. Viết văn mà nội dung tầm thường, hình thức cẩu thả thì thật đáng lên
án: Sự cẩu thả ... đê tiện.
+ Viết văn là một lao động sáng tạo: Văn chương chỉ dung nạp những… sáng tạo
những gì chưa có.
- Quan điểm văn học hiện thực chủ nghĩa:
Đến NC trào lưu này mới thực sự tự giác về những nguyên tắc sáng tác của nó.
+ NT phải phản ánh chân thật cuộc sống trên lập trường nhân đạo chủ nghĩa: NT
không cần là ánh trăng lừa dối, ... thoát ra từ những kiếp lầm than.
+ NT không chỉ mô tả cuộc sống mà phải phân tích, lí giải cuộc sống theo quy
luật: hoàn cảnh quyết định tâm lí, tính cách con người.
+ NC đặt ra vấn đề cách nhìn cuộc sống, nhìn con người: phải nhìn đời bằng con
mắt của tình thương mới thấy được bản chất tốt đẹp của con người: Người ta chỉ
xấu xa, hư hỏng ... biến hình vũ trụ.
- Quan niệm về văn chương chân chính phải thấm nhuần tư tưởng nhân đạo: Một
tác phẩm thật giá trị .... sự công bình.
2. Các đề tài chính
2 đề tài mà NC quan tâm: người trí thức nghèo và người nông dân nghèo.
2 đề tài đều hướng về tư tưởng chung: nỗi băn khoăn đến đau đớn trước tình trạng
con người bị huỷ hoại về nhân phẩm.
a, đề tài người trí thức nghèo: nhà văn, nhà giáo
- Người trí thức được học hỏi, có văn hoá, có tâm hồn, họ luôn hướng tới tầm
cao, đến sự hoàn thiện về nhân cách, có lẽ sống nhân đạo (“mỗi người sống phải
làm thế nào cho phát triển tận độ những khả năng của loài người chứa đựng ở
trong mình. Phải gom sức lực của mình vào công việc tiến bộ chung. Mỗi người
chết đi phải để lại chút gì cho nhân loại” - Sống mòn) nhưng đối diện với cuộc
sống cơm áo ghì sát đất tất cả mơ ước đều trở thành viển vông. Họ có cuộc sống
mòn mỏi về tình thần và những phẩm chất tốt đẹp dần bị hủy hoại (tha hoá). Đứng
trước điều đó, họ lâm vào tình cảnh xót xa, ân hận, luôn đấu tranh với phần “con”
để giữ lại phần “người”.
Tuy vậy điều đáng quý là họ không dửng dưng trước sự tha hoá đó. Nhân vật của
NC rất dễ rơi vào cuộc đấu tranh nội tâm, sự giằng xé ở trong long, có khi chỉ từ
những vấn đề hết sức nhỏ nhặt cũng có thể gây lên bão lớn ở trong lòng (tiếng
khóc, tiếng vợ gắt gỏng đủ lôi tuột tâm hồn đang phiêu du 9 tầng mây của anh
chàng Điền xuống đất; những chuyện miếng cơm manh áo, những xích mích vặt
vãnh, những ghen tuông vớ vẩn, những đố kị nhỏ nhen giam cầm tâm hồn của
những anh giáo khổ trường tư; nhân vật tôi trong Mua nhà, chỉ vì mua được cái
nhà rẻ của một người lâm vào cảnh túng quẫn mà luôn bị sự dày vò của toà án
lương tâm…).
Sự đấu tranh triền miên làm nhân vật mất đi sự thanh thản của tâm hồn và cả
trong khuôn mặt (khuôn mặt Hộ). Một cái tâm hồn quá nặng nề trong một thể xác
ốm yếu bệnh tật là đặc trưng nổi bật ở nhân vật trí thức tiểu tư sản.
b. Người nông dân nghèo
Ở đề tài này cũng như đề tài người trí thức, NC không đi vào những vấn đề đao to
búa lớn, những xung đột giai cấp gay gắt mà chủ yếu tập trung vào những cuộc
đời cụ thể, vào một chặng đường ngắn của nhân vật.
Người nông dân nghèo khó ngày càng túng bấn vì sự áp bức bóc lột tinh vi của
giai cấp thống trị (quá trình bị bần cùng hoá). Bị tước đoạt mất ruộng đất họ phải
bỏ đi tha hương cầu thực, đi làm thuê ở đồn điền cao su (con trai lão hạc), bỏ đi
rừng (bố cái Dần-Một đám cưới). Những người ở lại cố bám trụ thì bị cái đói dày
vò đến chết thảm (bà cái Tí, anh đĩ chuột, lão Hạc…)
Trong cuộc sống khốn khó, một ít người vẫn giữ được những phẩm chất tốt đẹp,
một số bị tha hoá biến chất (đau đớn nhất là sự huỷ hoại cả về nhân hình và nhân
tính) trở thành công cụ trong tay giai cấp thống trị.
3. Nghệ thuật viết truyện của NC
- NC có tài đặc biệt trong việc phân tích và diễn tả tâm lí nhân vật. Ông có khả
năng thâm nhập vào những quá trình tâm lí phức tạp với những sự đấu tranh giằng
co trong sâu thẳm tâm hồn một cách đầy tinh tế (Lão Hạc bán chó mà trải qua bao
đau đớn, ân hận; Chí Phèo vốn sống trong vô thức, triền miên trong cơn say vậy
mà khi gặp TN cũng “vẩn vơ nghĩ mãi”; TNở vô tâm dở hơi, có tật hay ngủ quên
cũng không sao ngủ nổi sau đêm gặp CP “cứ lăn ra lăn vào”…). NC luôn đề cao
con người tư tưởng, chú ý tới hoạt động bên trong của con người, coi đó là
nguyên nhân của những hành động bên ngoài. Cũng vì am hiểu tâm lí nhân vật mà
NC đã tạo được nhiều đoạn đối thoại và độc thoại nội tâm rất chân thật, sống
động.
- Kết cấu vừa linh hoạt, tự nhiên vừa hết sức chặt chẽ: Men theo dòng cảm nghĩ
của nhân vật, mạch tự sự của tác phẩm NC thường đảo lộn trật tự tự nhiên của
không gian, thời gian.
- NC thành công trong việc xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển
hình với những tính cách điển hình, những nhân vật vừa có nét riêng độc đáo vừa
có tính chung tính khái quát.
- Truyện vừa chân thực vừa có tầm khái quát cao, mang tính triết lí sâu sắc: đọc
tác phẩm của NC, người ta thấy dường như không hề hư cấu, tất cả đều rất thật.
Từ những chuyện tưởng như không có gì đáng nói nhưng nhà văn đã làm nổi bật
những vấn đề xã hội mang ý nghĩa nhân sinh. Thông qua hình tượng nhân vật
hoặc qua những lời phát biểu trực tiếp NC thể hiện những tư tưởng của mình về
cuộc sống, về nghề. Những triết lí NC thể hiện không hề khô khan mang tính giáo
huấn mà rất tự nhiên sâu sắc, bởi xuất phát từ cuộc sống thực và từ tâm tư đầy đau
đớn, dằn vặt của nhà văn.
- Luôn thay đổi giọng điệu: giọng tự sự lạnh lùng với cách gọi nhân vật có sắc
thái dửng dưng và giọng trữ tình sôi nổi tha thiết thường chuyển hoá qua lại tạo
nên những trang viết thú vị. NC không chỉ trần thuật qua lời kể trực tiếp mà hay
sử dụng lời trần thuật nửa trực tiếp.
- Truyện ngắn của NC thể hiện đầy đủ tính hiện đại, đồng thời đạt đến sự hoàn
thiện: truyện ngắn mà sức khái quát lớn, khắc hoạ được nhứng tính cách sâu sắc
và đầy góc cạnh.
III. Kết luận: NC là nhà hiện thực nhà nhân đạo xuất sắc nhất của văn học thế kỉ XX.

You might also like