You are on page 1of 8

MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ NAM CAO

 Trong nền VHHT đang tìm đường và đang chiến đấu với các xu hướng
phản động bấy giờ, thiên truyện "Chí Phèo" nổi bật lên thật xuất sắc.
 "Sống mòn" tả cuộc sống thiểu não, quẩn quanh, nhỏ nhen của mấy
người trí thức tiểu tư sản nghèo... Rộng hơn là vận mệnh mấy con người
ấy, ta đặt ra một cách ám ảnh vấn đề vận mệnh chung của cả một xã hội
chua xót, đau đớn, buồn thản, tủi nhục trong đó đời sống không còn ý
nghĩa, quay về phía nào cũng thấy dựng lên những bức tường bế tắc.
 Nam Cao "nắm cổ nghệ thuật của anh bắt nó phục vụ cho cuộc chiến đấu
sống chết của dân tộc". (Nguyễn Đình Thi)
 Nam Cao không nói đến tình cảnh bị áp bức bóc lột, khổ sở về vật chất
mà còn đặc biệt đi sâu vào nỗi khổ của tâm hồn con người bị đày đoạ,
nhân phẩm bị xúc phạm, giá trị làm người bị tước đoạt... Đúng là trong sự
biểu hiện một số truyện của Nam Cao có vẻ tự nhiên chủ nghĩa. Nhưng
không như những nhà văn tự nhiên chủ nghĩa nhìn quần chúng như một
lũ vật - người ngu dốt, đầy thú tính, Nam Cao, trái lại từ cái bề ngoài xấu
xí, có khi rất thú vật của người nông dân đã phát hiện ra tâm hồn con
người. (Nguyễn Hoành Khung)
 Nam Cao hay băn khoăn về nhân vật, về thái độ khinh trọng đối với con
người, thường bất bình với tình trạng con người bị lăng nhục chỉ vì bị đày
đoạ vào cảnh nghèo đói, cùng đường. Nhiều tác phẩm xuất sắc của anh đã
trực diện đặt ra vấn đề này và anh đứng ra minh oan, chiêu tuyết cho
những con người bị miệt thị một cách bất công. Đi vào chủ đề phức
tạp..., ngòi bút Nam Cao quả có lúc ngả nghiêng, chao đảo, nhưng cuối
cùng anh đã trụ vững được một cách vẻ vang trên lập trường của chủ
nghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân đạo. (Nguyễn Đăng Mạnh)
 Chưa có trong văn học trước 1945 một cây bút nào lại lưu tâm khắc hoạ
người viết văn và đào sâu được vào nhiều khía cạnh nghề nghiệp và số
phận nhà văn như Nam Cao. (Phong Lê)
 Truyện ngắn Nam Cao khiến cho ta cảm nhận được mọi tiếng động làm
nên cuộc sống bình thường nhưng đang có sự rạn vỡ để đi vào sự bất
thường của một quá trình băng hoại. (Phong Lê)
 Trong hầu khắp truyện ngắn Nam Cao có những chi tiết cứ trở đi trở lại
như một ám ảnh: miếng ăn, cái đói, cái chết và nước mắt. Chúng là những
nốt nhấn thê thảm trong cả một chuỗi văn buồn Nam Cao, nhiều khi
không phải là những chi tiết, chúng trở thành hình tượng, thành mô tuýp
truyện. (Vũ Tuấn Anh)
 Nam Cao đã sáng tạo ra trong những tác phẩm của ông một kiểu thời
gian hằng ngày luẩn quẩn với những lo âu và sinh kế, mòn mỏi về tinh
thần, góp phần tạo nên hình ảnh một cuộc "sống mòn" bế tắc ngột ngạt
khá điển hình. (Trần Đăng Xuyền)
 Sức năng động của "sống mòn" là sức xung đột giữa không gian xã hội
("xó nhà quê" và ngoại ô Hà Nội nhem nhuốc) và không gian tinh thần
mơ ước, không gian hồi tưởng, không gian khát vọng. (Đỗ Đức Hiểu)
 Trong dòng VHHTVN trước Cách mạng, Nam Cao là tác giả có cảm
hứng nhân văn, gần gũi hơn cả với lý tưởng nhân văn của chủ nghĩa cộng
sản. (Hoàng Ngọc Hiến)
 Tiếng kêu của một số nhà văn hiện thực trước Nam Cao là tiếng kêu hãy
cứu lấy người đói còn tiếng kêu của Nam Cao là tiếng kêu hãy cứu lấy
nhân cách con người, vì miếng ăn con người mất hết nhân cách. Từ đó
Nam Cao đặt ra vấn đề phải cải tạo môi trường sống, cải tạo xã hội.
(Nguyễn Đăng Mạnh)
 Có thể nói trong toàn bộ tác phẩm của mình, Nam Cao thường xuyên đặt
ra vấn đề "đôi mắt", "Chí Phèo", "Lão Hạc" cũng thường xuyên đặt ra
vấn đề "đôi mắt"... Có thể nói "đôi mắt" là đặc điểm cơ bản của CNHT
Nam Cao. (Nguyễn Đăng Mạnh)
NHỮNG BƯỚC ĐƯỜNG THA HOÁ CỦA CHÍ PHÈO
1, Giới thiệu vấn đề
- Nam Cao là nhà văn của người nông dân nghèo khổ bất hạnh. Qua trang
viết của mình, nhà văn đã bày ra cho người đọc thấy những mảnh đời khốn nạn
tủi nhục nhất trong xã hội thực dân phong kiến.
- Bằng cái nhìn hiện thực sắc sảo của 1 nhà văn nhân đạo, Nam Cao đã
thấy được quá trình tha hóa của 1 bộ phận người nông dân trong hoàn cảnh sống
tối tăm ngột ngạt trước cách mạng.
- Qua quá trình tha hóa của nhân vật Chí Phèo, nhà văn đã bộc lộ lòng xót
thương vô hạn cũng như tố cáo gay gắt xã hội đã đẩy con người đến bi kịch bị
tước đoạt cả về nhân hình và nhân tính.
2, Khái niệm tha hóa
- Tha hóa là 1 khái niệm chỉ tình trạng sống biến chất, biến thành kẻ khác,
loài khác, không còn là mình với những gì vốn có tốt đẹp của mình.
- Nguyên nhân sự tha hoá: khách quan (hoàn cảnh sống); chủ quan (bản
thân con người)
3, Quá trình tha hóa của nhân vật Chí Phèo
a, CP vốn là 1 ng dân lương thiện
- Chí Phèo là 1 đứa con hoang bị bỏ rơi bên cái lò gạch cũ nát,
được 1 anh đi thả ống lươn đem về cho người đàn bà góa mù lòa. Người đàn bà
này lại bán cho 1 bác phó cối không con, sau khi bác chết, Chí bơ vơ đi ở hết
nhà nọ đến nhà kia. Đến năm 20 tuổi, được nhận làm canh điền cho Lí Kiến.
- Là 1 canh điền, Chí có ý thức rõ rệt về nhân phẩm của mình. Bản
tính của nhân vật được hiện qua chi tiết Chí bị gọi lên bóp chân cho bà ba nhà
Bá Kiến. Anh ta hiểu rõ đó là 1 việc làm không chính đáng thế nên "vừa làm
vừa run", thậm chí khi bị bà Ba lẳng lơ gợi ý, hắn cố tình giả vờ không hiểu,
lòng tự trọng khiến hắn "chỉ thấy nhục".
- Phẩm chất lương thiện được bộc lộ rõ nhất trong ước mơ bình dị
thời trẻ mà sau này hắn mang máng nhớ về. Cái ước mơ nhỏ bé và giản đơn biết
chừng nào "ao ước có 1 gia đình nho nhỏ chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt
vải. Chúng lại bỏ 1 con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm 3 sào
ruộng".
b, Từ một người lương thiện thành 1 kẻ lưu manh
- Cuộc đời cùa 1 anh canh điền hiền lành với ước mơ về gia đình
hạnh phúc đã vĩnh viễn khép lại khi Chí bị Bá Kiến đẩy vào tù từ 1 cơn ghen vô
lí. Nam Cao đã vạch trần tội ác của bọn cường hào ác bá từ những chứng cứ vô
cùng chân thực. Chúng nhẫn tâm đẩy người vô tội vào nanh vuốt của nhà tù
thực dân. Tiếp nối sự tàn bạo vô trách nhiệm của giai cấp phong kiến là sự vô
nhân đạo của chế độ thực dân - Bước vào nhà tù là 1 anh Chí lương thiện bị oan
ức và bước ra từ nhà tù trở về làng là 1 thằng Chí Phèo lưu manh côn đồ. Quá
trình lưu manh hóa của hắn bắt đầu trong thời gian 7 - 8 năm đi ở tù vì khi bước
chân về làng người ta đã trông thấy hắn "khác hẳn", "chẳng ai biết hắn là ai".
Như vậy, nhà tù thực dân thay vì chức năng cải tạo kẻ xấu, kẻ có tội đã làm biến
chất 1 con người. Qua sự thay đổi của nhân vật, Nam Cao đã gián tiếp cất tiếng
nói tố cáo đối với cái xã hội gây ra sự hủy hoại ghê gớm cho người lao động.
- Nhà văn tập trung miêu tả sự thay đổi về ngoại hình - những nét
phác họa tiêu biểu đủ để người đọc nhận ra chân dung của 1 tay anh chị, 1 kẻ
côn đồ "Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng
cơng, 2 mắt gườm gườm... Hắn mặc quần nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực
phanh đầy những nét chạm trổ rồng phượng". Nhà văn cũng không quên trực
tiếp bình luận quan 2 câu cảm thán trước và sau khi miêu tả: "Trông đặc như
thằng săng đá", "trông ghớm chết".
Cái bộ dạng dữ tợn gớm chết ấy là biểu hiện bên ngoài của cái nội
tâm đã bị hư hỏng vì bị tha hóa.
- Không chỉ thay đổi về diện mạo, nhân vật còn có sự thay đổi ghê
gớm hơn về tính cách. Anh Chí hiền lành xa xưa đã chế thay vào đó là 1 thằng
Chí Phèo đầu bò đầu bướu hung dữ từ điệu bộ đến hành động. Về hôm trước,
hôm sau hắn đã ngồi uống rượu say khướt, xách vỏ chai đến nhà Bá Kiến chửi
với điệu bộ hung hăng, ngông cuồng, bất chấp. Bị Lí Cường tát, Chí Phèo đập
chai vào cột cổng, lấy mảnh chai cào vào mặt, vừa chửi vừa nằm vạ.
c, Từ 1 kẻ lưu manh thành 1 con quỷ dữ
* Sự tha hóa của nhân vật không chỉ dừng lại ở đó. Đáng sợ và đau đớn
hơn, Chí Phèo ngày càng trượt dài trong những cơn say, hắn trở thành con quỷ
dữ của làng Vũ Đại.
- Trong nhà tù thực dân Chí trở thành 1 tay côn đồ, trong tay của Bá
Kiến - 1 kẻ ranh ma lọc lõi, Chí Phèo hoàn toàn đánh mất nhân hình và nhân
tính. Nhà tù thực dân giết chết cái lương thiện của Chí, Bá Kiến độc ác hơn,
khơi dậy cái ác ở Chí Phèo. Nhẫn nhịn trước Bá Kiến, Chí Phèo bị đẩy vào nhà
tù, ngây thơ khờ dại trong quan hệ với Bá Kiến, Chí Phèo bị lợi dụng trở thành
tay sai đắc lực. Chí Phèo đáng thương ở chỗ hắn vừa là nạn nhân, vừa là đồng
bọn, là công cụ của giai cấp thống trị và men rượu khiến hắn chưa bao giờ tỉnh
để nhận thức được đúng - sai, tốt - xấu, kẻ thù - đồng loại. Chí Phèo ngày càng
chệch đường, lệch hướng.
- Trạng thái sống từ khi ra tù và trở về làng VĐ: Triền miên trong những
cơn say, “những cơn say kéo dài mênh mông, tràn từ cơn này sang cơn khác,
hắn ăn trong lúc say, ngủ trong lúc say, rạch mặt ăn vạ chửi bới trong lúc
say…”. Những cơn say rất dài để quên đi sự tồn tại bi kịch của chính mình, để
quên đi thực tại, đưa CP qua quãng đời 20 năm dài. Để tồn tại, CP phải bán dần,
bán rẻ nhân cách của mình. Chí Phèo làm bất cứ thứ gì người ta sai hắn làm:
đâm thuê, chém mướn, đòi nợ, trừng trị những phe cánh đối đầu. Không những
vậy, hắn còn trở thành nỗi sợ hãi ám ảnh của người dân làng Vũ Đại bởi hắn
từng "phá nát bao nhiêu cơ nghiệp, đạp nát bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ bao
nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người dân lương
thiện". Chí Phèo gây tội ác trong trạng thái vô thức, trong cơn say. Hắn gây tội
ác với cả những người lương thiện ở làng VĐ - nơi có những con người từng
cưu mang, yêu thương hắn trong bao năm tháng đầu đời. Bản chất con người
của Chí mất đi. Hắn hành động gần như theo bản năng của 1 con thú dữ, chỉ vì
những đồng tiền lẻ để uống rượu. Chí đã bán dần và bán hết sạch cả sức lực lẫn
linh hồn, trở thành 1 con vật khát máu, con quỷ dữ. Chi tiết "chỉ có 3 con chó
dữ với 1 thằng say rượu" rất đắt, cho thấy Chí Phèo ở đâu trong cái xã hội ấy, ở
đâu trong cái nhìn của những người dân xung quanh.
- Cùng với những cơn say là những tiếng chửi: Bằng NT trần thuật độc
đáo bậc thầy trong đoạn văn ở đầu tp, NC đã cực tả sự tha hóa ở CP. Không chỉ
đan xen nhiều giọng điệu, có khi gián tiếp, có khi nửa trực tiếp, tác giả còn đặt
ra nhiều câu cảm thán dồn nén xúc cảm và cả những câu nghi vấn đầy băn
khoăn, suy tư chất chứa… Người ta ấn tượng bởi cái hành động “vừa đi vừa
chửi; cứ rượu xong là hắn chửi…” của CP; người ta còn tò mò hơn bởi những
đối tượng mà hắn chửi “bắt đầu hắn chửi trời…, rồi hắn chửi đời…, hắn chửi
ngay tất cả cả làng VĐ…; hắn chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn…;
hắn cứ thế mà chửi cái đứa chết mẹ nào đã đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng
CP…”. Tiếng chửi được cất lên trong một trạng thái đầy bi phẫn đến cùng cực
“tức mình…, tức chết đi được mất…”. Hóa ra trở về làng VĐ, CP chỉ còn có thể
giao tiếp với những con người nơi đây bằng tiếng chửi mà thôi, nhưng cũng ko
ai thèm giao tiếp với hắn dù bằng hình thức thấp kém nhất là tiếng chửi. Và
cũng đâu phải tiếng chửi đổng, chửi vu vơ của một kẻ say, tiếng chửi ấy cứ dần
dần hướng tới đối tượng cụ thể, đau đớn hơn là hắn chửi cả những người đã sinh
ra hắn, nói cách khác, CP đang tự chửi chính bản thân mình. Có thể nói tiếng
chửi kia đã hé mở một tâm trạng cô độc của con quỷ dữ CP, bởi người ta xa
lánh, khinh ghét hắn, chỉ có CP tự độc thoại với chính mình, cả xã hội loài
người đã tuyệt giao với hắn, nói cách khác, tuyệt giao với một thứ quái nhân,
quái vật, quỷ dữ.
- Dân làng VĐ xa lánh hắn ko chỉ vì hắn đã thành kẻ lưu manh ngông
cuồng, bất chấp, mà còn vì họ sợ hãi trước một hình hài quỷ dữ của hắn. 1 tâm
hồn quỷ dữ tất yếu sẽ mang 1 hình hài quỹ dữ. Cái mặt của hắn không còn là
mặt người, nó là kết quả của biết bao nhiêu lần gây tội, đập đầu rạch mặt ăn vạ
"Nó là mặt của con vật lạ... Cái mặt vàng vàng mà xạm màu gio", "nó vằn dọc
vằn ngang không biết bao nhiêu là sẹo". Đó là diện mạo tâm hồn của Chí, 1 tâm
hồn đã bị nhàu nát. Đặc tả khuôn mặt Chí Phèo, Nam Cao tô đậm cái bi kịch tha
hóa của con người khốn khổ, khốn nạn này. Khuôn mặt vừa khiến người ta ghê
sợ, vừa khiến người ta xót xa. Chính xã hội đã đánh dấu lên khuôn mặt Chí,
vằm nát bộ mặt người của Chí và tạo cho hắn một lý lịch đầy án tích. Mỗi lần
Chí ăn vạ là 1 lần Chí lại vẽ thêm trên khuôn mặt mình một vết sẹo cuộc đời.
Hóa ra đâu chỉ xã hội, chính Chí khi đã bị dồn đuổi vào bước đường cùng, phải
tự hủy hoại nhân hình và cả nhân tính quý giá của mình để duy trì sự sống.
4, Bình luận, khái quát
- Sinh ra làm con người lương thiện, mang trong mình bản chất lương
thiện nhưng không được sống như một con người lương thiện, thậm chí phải
sống kiếp con vật, bị người đời ghẻ lạnh, bị khai trừ ra khỏi xã hội loài người.
Đó là 1 quá trình tha hóa đầy đau đớn của nhân vật. Viết về quá trình này, nhà
văn đồng thời chỉ rõ nguyên nhân của nó. Bên cạnh sự tinh vi xảo quyệt của giai
cấp thống trị, sự hiền lành, nhẫn nhịn của người nông dân thì còn có nguyên
nhân từ sự thờ ơ đứng ngoài của dân làng. Họ đã nâng đỡ 1 đứa bé bị bỏ rơi
bước vào cuộc sống lương thiện nhưng cũng chính họ gạt hắn ra khỏi cuộc sống
của đồng loại khiến hắn trở nên cô độc, bơ vơ trên cõi đời và ngày càng trượt
dài trượt nhanh trên con đường tha hóa.
- Đọc tác phẩm và những tác phẩm khác của Nam Cao, người đọc nhận
ra nhiều nhân vật của ông dù là trí thức hay nông dân, do sự tác động của ngoại
cảnh mà dần đánh mất phẩm chất tốt đẹp ban đầu của mình. Nhưng người trí
thức dù ít nhiều tha hóa vẫn đứng lại được bên bờ vực của cái thiện còn người
nông dân đau đớn và xót xa hơn bị tước đoạt, bị chà đạp, bị lăng nhục cả về
nhân hình và nhân tính.
- Chí Phèo không phải là 1 hình tượng cá biệt duy nhất. Chí Phèo là nhân
vật điển hình cho một bộ phận người nông dân bị tha hóa. Ta gặp trong sáng tác
của Nam Cao những trường hợp cùng loại với Chí Phèo như Binh Chức, Năm
Thọ, Trạch Văn Đoành, Trương Rự. Trước Nam Cao Nguyên Hồng đã phản ánh
1 loạt nhân vật "vô sản, lưu manh" ở thành thị qua tác phẩm nổi tiếng Bỉ vỏ.
Đến mình, Nam Cao cho rằng hiện tượng lưu manh hóa cũng tồn tại phổ biến ở
nông thôn và là hình tượng gây nhức nhối đau xót cho những người chứng kiến.
Như vậy, tiếp theo những nhân vật nông dân được miêu tả rất thành công trong
văn học như Chị Dậu (Tắt đèn), Anh Pha (Bước đường cùng), Nam Cao góp
thêm vào 1 kiểu điển hình mới làm phong phú thêm cho nền văn học giai đoạn
1930 - 1945.
- Viết về quá trình tha hóa của Chí Phèo, ngòi bút Nam Cao đặc biệt tỏ ra
sắc sảo qua những đặc tả về hình dáng, ngôn ngữ, điệu bộ, hành động của nhân
vật. Có lẽ vì vậy mà dường như Nam Cao đã đạt được 1 cái tên riêng cho những
hình tượng kiểu này. Trong cuộc sống hiện tại người ta thường gọi 1 thằng bất
lương, hung hãn, côn đồ là thằng Chí Phèo. Điều đó đủ thấy được thành công
của Nam Cao trong nghệ thuật điển hình hóa nhân vật cũng như sức sống bất
diệt của nhân vật từ trong sách bước vào cuộc đời.
- Qua quá trình tha hóa của Chí Phèo, người đọc nhận thấy rõ giá trị hiện
thực cũng như giá trị nhân đạo của ngòi bút Nam Cao. Đây là những giá trị cốt
lõi của bất cứ 1 tác phẩm nghệ thuật chân chính nào.

You might also like