You are on page 1of 17

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG HỒ CHÍ MINH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

TÊN CHỦ ĐỀ: HIỆN TƯỢNG PHÂN CỰC VIỆC LÀM


TẠI VIỆT NAM

Họ và tên sinh viên : Tô Nguyễn Phương Anh


Mã số sinh viên : 030236200005
Lớp, hệ đào tạo : MLM308_2021_D12

CHẤM ĐIỂM
Bằng số Bằng chữ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021


MỤC LỤC
1. Cơ sở lý luận ……………………………………………………………4
1.1. Phân cực việc làm là gì? …………………………………………...4
1.2. Phân loại việc làm ở Việt Nam ………………………………….....4
2. Hiện tượng phân cực việc làm ở Việt Nam……………………………5
3. Nguyên nhân ở Việt Nam ……………………………………………...8
4. Giải pháp ………………………………………………………………12
5. Kết luận ………………………………………………………………..13

PHỤ LỤC ………………………………………………………………...14


TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………17

2
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Hình 1. Tỷ trọng các nhóm việc làm tại Việt Nam giai đoạn 2009-
2015 ………………………………………………………………………………15
Hình 2. Tỷ trọng lao động có việc làm chia theo khu vực kinh tế, 2015-
2019 …………………………………………………………………………………
….15
Hình 3. Tỷ trọng lao động theo nghề, 2018-2019 ……………………………...16
Hình 4. Thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương theo trình độ
chuyên môn kỹ thuật, giai đoạn 2017-2019 ……………………………………16
Hình 5. Thu nhập bình quân tháng người lao động theo khu vực kinh tế, quý I
năm 2020 và 2021 ………………………………………………………………..17

3
1. Cơ sở lý luận
Trong những ngành công nghiệp sản xuất thuộc nền kinh tế phát triển, hiệu ứng
“phân cực việc làm” đã tạo ra nỗi lo sợ về giảm việc làm đối với một số ngành
nghề và bất bình đẳng gia tăng. PCVL gây ra những ảnh hưởng tiêu cực nhất định
đến nền kinh tế. Hiện tượng này đẩy mức lương của lao động kỹ năng cao tăng
mạnh, trong khi đó mức lương của lao động kỹ năng thấp và trung bình tăng không
đáng kể, từ đó làm tăng tình trãng bất bình đẳng lương. PCVL còn gây nên tình
trạng bất cân xứng kỹ năng lao động, dẫn đến khả năng tăng tỷ lệ thất nghiệp và
giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
1.1. Phân cực việc làm là gì?
“Phân cực việc làm” (PCVL) mô tả xu hướn tăng cầu lao động có tay nghề cao với
mức lương cao hơn (như các nhà quản lý, chuyên gia và nhân viên kỹ thuật) và các
ngành nghề đòi hỏi tay nghề thấp với mức lương thấp (như nhân viên bán hàng, lao
động đơn giản, dịch vụ). Đồng thời, cầu việc làm yêu cầu tay nghề bậc trung với
mức thu nhập trung bình giảm đi (như thư ký, cán bộ kế hoạch, công nhân vận
hành máy). Sự phân bố việc làm theo hình chữ U này thường phổ biến trong thị
trường lao động ở các nền kinh tế phát triển (trong đó có Hoa Kỳ và Tây Âu) đang
bị phân cực.
1.2. Phân loại việc làm ở Việt Nam

STT Nhóm Nghề nghiệp * Cấp độ kỹ Yêu cầu trình


việc làm năng độ
1 - Sau đại học
Nhà lãnh đạo 3,4 - Đại học
Việc làm - Cao đẳng
kỹ năng Các nhà chuyên môn bậc cao 4 - Sau đại học

4
cao - Đại học
Các nhà chuyên môn bậc trung 3 - Cao đẳng
- Trung cấp
2 Việc làm Nhân viên trong các lĩnh vực 2
kỹ năng Nhân viên dịch vụ và bán hàng 2 - Trung học cơ
trung Lao động có kỹ năng trong nông 2 sở
bình nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản - Trung học phổ
Thợ thủ công và các nghề nghiệp 2 thông
khác có liên quan - Sở cấp; Chứng
Thợ lắp ráp và vận hành máy móc chỉ nghề
thiết bị 2
3 Việc làm Lao động giản đơn - Không qua đào
kỹ năng tạo chuyên môn
thấp

* Định nghĩa về từng loại nghề nghiệp theo quy định của Bộ Lao động -
Thương binh và xã hội Nguồn ILO (2012,2015)
2. Hiện tượng phân cực việc làm ở Việt Nam
Bức tranh chung về phân cực việc làm tại Việt Nam
Trong giai đoạn 2009-2015, tại Việt Nam, nhóm việc làm kỹ năng trung bình
chiếm vai trò chủ đạo. Khoảng 50%/ năm; sau đó đến việc làm kỹ năng thấp với
khoảng 40%/năm và cuối cùng là việc làm kỹ năng cao chiếm tỷ lệ nhỏ (khoảng
10%/năm) (Hình 1).
Tuy nhiên, trong giai đoạn này, tỷ trọng nhóm việc làm kỹ năng cao vững chắc, tỷ
trọng nhóm việc làm kỹ năng trung bình có xu hướng giảm đều đặn, tỷ trọng nhóm
việc làm kỹ năng thấp tuy không ổn định nhưng có xu hướng tăng nhẹ. Đáng lưu ý
là tốc độ thay đổi tỷ trọng của ba nhóm việc làm tại Việt Nam khá tương đương với

5
sự thay đổi trong cơ cấu việc làm tại Mỹ đầu những năm 1980. Như vậy, hiện
tượng phân cực việc làm đã có dấu hiệu xuất hiện tại Việt Nam

Lao động trình độ cao ở Việt Nam bắt đầu tăng rõ rệt qua các mạnh cũng thể hiện
sự chuyển mình sang nền kinh tế tiến tiến hiện đại, nhu cầu lực lượng lao động với
chuyên môn, trình độ cao ngày càng thiết yếu.

Thực trạng lao động của Việt Nam qua các năm
Tốc độ chuyển dịch lao động từ khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản sang các
khu vực kinh tế khác đạt mức cao nhất trong vòng 5 năm qua. Ước tính năm 2019,
lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm trong khu vực Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
là gần 19,0 triệu người, chiếm 34,7% (giảm 3,0 điểm phần trăm so với năm trước);
khu vực Công nghiệp và Xây dựng là 16,1 triệu người, chiếm 29,4% (tăng 2,7 điểm
phần trăm so với năm trước); khu vực Dịch vụ đạt gần 19,6 triệu người, chiếm tỷ
trọng cao nhất 35,9% (tăng 0,3 điểm phần trăm so với năm trước), cao hơn lao
động trong khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản. Đây cũng là giai đoạn Việt Nam
đang ngày càng thúc đẩy thực hiện mạnh mẽ cách mạng công nghiệp 4.0 để đưa
nền kinh tế Việt Nam ngày càng lớn mạnh và bắt kịp với nền kinh tế không bao giờ
nghỉ của thế giới. (Hình 2)
Cơ cấu nghề có sự chuyển dịch song song với chuyển dịch cơ cấu ngành. Tỷ lệ lao
động giản đơn và lao động có kỹ năng trong Nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm so
6
với năm 2018 (tương ứng là 34,6%, giảm 1 điểm phần trăm và 7,5%, giảm 2 điểm
phần trăm); nhóm Lãnh đạo/nhà chuyên môn kỹ thuật bậc cao và bậc trung, nhóm
thợ thủ công và thợ kỹ thuật tăng mạnh so với năm 2018 (tương ứng là 12,5%, tăng
0,8 điểm phần trăm và 25,7%, tăng 12,4 điểm phần trăm).
Bất bình đẳng thu nhập
Phân cực việc làm theo kỹ năng cũng gây ra tình trạng bất bình đẳng thu nhập dựa
theo trình độ chuyên môn kỹ thuật và các nhóm ngành nghề đòi hỏi kỹ năng làm
việc cao, trung bình, thấp rõ rệt qua các năm
Thu nhập bình quân tháng từ công việc của người lao động năm 2019 đạt 5,6 triệu
đồng, tăng 799 nghìn đồng so với năm trước. Thu nhập bình quân của lao động
nam cao hơn lao động nữ 1,4 lần (tương ứng 6,5 triệu đồng và 4,6 triệu đồng); thu
nhập bình quân của lao động thành thị cao hơn thu nhập của lao động nông thôn 1,6
lần (tương ứng là 7,5 triệu đồng và 4,7 triệu đồng).
Thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương trong năm 2019 ước
đạt 6,7 triệu đồng, tăng hơn 866 nghìn đồng so với năm trước. Thu nhập bình quân
của lao động nam cao hơn lao động nữ 1,1 lần (tương ứng 7,1 triệu đồng và 6,3
triệu đồng); thu nhập bình quân của lao động thành thị cao hơn lao động nông thôn
1,3 lần (tương ứng là 7,8 triệu đồng và 5,9 triệu đồng).
Thu nhập của lao động làm công hưởng lương đều tăng ở tất cả trình độ và tăng cao
hơn ở nhóm có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Lao động có trình độ cao thì mức thu
nhập cao hơn. Năm 2019, thu nhập của lao động có trình độ đại học là 9,3 triệu
đồng, cao gấp 1,6 lần thu nhập của lao động không có chuyên môn kỹ thuật (5,8
triệu đồng).
Thu nhập bình quân tháng của người lao động quý I năm 2021 đạt 6,3 triệu đồng,
tăng 339 nghìn đồng so với quý trước và tăng 106 nghìn đồng so với cùng kỳ năm
trước. Thu nhập bình quân tháng của lao động nam cao hơn 1,4 lần của lao động nữ
(tương ứng 7,3 triệu đồng so với 5,2 triệu đồng); thu nhập bình quân lao động khu
vực thành thị cao hơn 1,5 lần lao động khu vực nông thôn (tương ứng 7,9 triệu
7
đồng so với 5,4 triệu đồng).Tính chung quý I năm 2021 so với cùng kỳ năm trước,
khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ghi nhận tốc độ tăng thu nhập bình quân cao
nhất, tăng 5,2%; khu vực dịch vụ có tốc độ tăng là 1,5% và khu vực công nghiệp và
xây dựng có tốc độ tăng thu nhập bình quân thấp nhất, tăng 0,8%.

3. Nguyên nhân
Các nghiên cứu thực nghiệm, điển hình của Goos và Manning (2007), Autor và
cộng sự (2006), Abel và Deitz (2012), Sparreboom và Tarvid (2016) đều chỉ ra hai
nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng phân cực việc làm ở các nước trên thế giới,
đó là sự tiến bộ của khoa học công nghệ (KHCN) và toàn cầu hóa nền kinh tế.
Sự tiến bộ của khoa học công nghệ (cách mạng công nghiệp 4.0 - CMCN 4.0)
Nhà nước luôn tạo môi trường thuận lợi cho phát triển KHCN qua việc đẩy mạnh
hoạt động của các Quỹ, hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp trong nghiên cứu khoa học và
ứng dụng công nghệ, tập trung triển khai các chương trình KHCN trọng điểm cấp
Nhà nước, các dự án quy mô lớn và 13 dự án hỗ trợ phát triển ngành cơ khí trong
nước, mang lại hiệu quả thiết thực đối với ngành cơ khí chế tạo và công nghiệp hỗ
trỡ, góp phần nâng cao năng lực thiết kế, chế tạo dây chuyền đồng bộ ngành cơ khí.
Tiềm lực KHCN quốc gia được củng cố, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế -
xã hội vùng và địa phương, gắn với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KHCN trong
nhiều giai đoạn. Nhiều doanh nghiệp lớn, tập đoàn lớn của Việt Nam như Viettel,
VNPT, VinGroup, TH, Thaco… đang chuyển hướng chiến lược, đầu tư cho nghiên
cứu và phát triển công nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo.
Sự phát triển và ra đời nhanh chóng của các thiết bị điện tử, các dây chuyền công
nghệ tiên tiến, robot, Al, dữ liệu thu nhập lớn từ Big Data cùng với sự lớn mạnh và
phổ biến ngày càng rộng rãi của các dịch vụ qua Internet đã thay thế và làm giảm đi
phần lớn các việc làm kỹ năng trung bình ở Việt Nam. Các ngân hàng ở Việt Nam
ngày càng phát triển các dịch vụ tiện ích online, từ đó dần thay thế các dịch vụ
ngân hàng truyền thống cần nhiều nhân viên. Điển hình như hệ thống VTM

8
(LiveBank) của TPBank đang đầu tư còn đứng đầu thế giới. Với việc áp dụng Al
vào hệ thống LiveBank không cần bất cứ giấy tờ nào vẫn có thể nhận diện chính
xác từng người trong số hàng triệu khách hàng chỉ trong 3 giây, nhả thẻ sau 5 phút
khách hàng làm thủ tục mở thẻ - đây cũng là ví dụ điện hình cho thấy, Al đã làm
thay đổi chóng mặt sản phẩm, dịch vụ ngân, phá vỡ mọi quy tắc của ngân hàng
truyền thống nói riêng và các dịch vụ hiện đại mới của của các lĩnh vực ngành nghề
khác nói chung.
Với sự phát triển mạnh mẽ của KHCN và sự thúc đẩy tiến hành CMCN 4.0 để cải
thiện nền kinh tế nước nhà cũng như hòa nhập thị trường quốc tế bằng những ứng
dụng công nghệ hiện đại như công nghệ in 3D, robot công nghiệp, Internet vạn vật,
thiết kế đồ họa trên máy tính, điện toán đám mây, Al, VR, Big Data,… đã làm
nhanh quá trình tạo ra sản phẩm chất lượng. phù hợp với yêu cầu và bắt kịp xu
hướng của thị trường trong thời gian ngắn nhất.Việc áp dụng những thành tựu mới
của KHCN trở nên cấp thiết để nắm bắt xu hướng và hội nhập thế giới do đó dẫn
đến sự cắt giảm nhân lực không cần thiết là điều không thể tránh khỏi.

Trong khi đó, CMCN 4.0 lại làm gia tăng việc làm mới với yêu cầu kỹ năng cao.
Sự phát triển của các dịch vụ qua Internet, các dây chuyền công nghệ đã làm gia
tăng nhu cầu về kỹ sư máy tính, chuyên gia bảo trì, an ninh và phát triển hệ thống
công nghệ có kỹ năng cao. Các ngành nghề liên quan đến Al, VR hay chuyên gia
Big Data, điện toán đám mây, Digital marketing, phát triển mạng internet, công
nghệ sinh học,… ngày càng cần một lượng lớn người lao động có năng lực cao.
Toàn cầu hóa kinh tế
9
Việt Nam là một trong những quốc gia hội nhập mạnh mẽ vào quá trình toàn cầu
hóa kinh tế, tích cực tham giả các hiệp định thương mại tự do song phương và đa
phương trên thế giới. Đi kèm với những nỗ lực tự do hóa thương mại và đầu tư,
dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam không ngừng gia tăng
vào những năm gần đây, bất chấp nhưng khó khăn và bất ổn của nền kinh tế toàn
cầu.
Sự gia tăng của dòng vốn FDI đã góp phần thay đổi cơ cấu việc làm ở Việt Nam.
Khi các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam, ngoài các nguồn tài chính, họ còn
mang theo kỹ thuật, công nghệ và các nhà lãnh đạo cấp cao từ công ty mẹ. Trong
lĩnh vực dịch vụ, nguồn vốn FDI tập trung vào các ngành như tài chính, ngân hàng,
bảo hiểm và đặc biệt là dịch vụ chuyên môn, dịch vụ KHCN - các ngành chiếm
lượng lớn việc làm kỹ năng cao. Điều đó góp phần làm cho việc làm kỹ năng cao
tại VN tăng lên. Trong lĩnh vực sản xuất, dòng vốn FDI tập trung vào ngành công
nghiệp chế biến - chế tạo, trong đó chủ yếu là ngành thiết bị điện, điện tử, da giày,
dệt may. Đây là nguyên nhân làm tăng việc làm kỹ năng trung bình tại VN. Tuy
nhiên với sự thúc đẩy của CMCN 4.0 áp dụng các dây chuyền, máy móc, tự động
hóa tiên tiến vào sản xuất thay thế cho con người ở các ngành này ở VN. Chính hai
tác động trên dẫn đến hiện tượng việc làm kỹ năng trung bình của VN có xu hướng
giảm.
Một trong những khía cạnh khác của toàn cầu hóa kinh tế là thúc đẩy thương mại
hàng hóa giữa Việt Nam và thế giới. Trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh và tính
kinh tế của quy mô, VN đã chuyên môn hóa xuất khẩu 5 nhóm hàng công nghiệp
thâm dụng lao động gồm: điện thoại, hàng dệt may, máy vi tính và sản phẩm điện
tử, giày dép, máy móc thiết bị phụ tùng. Các nhóm hàng trên chiếm đến gần 80%
kim ngạch xuất khẩu của VN trong hai năm 2015 và 2016. Năm 2017, tỷ lệ thương
mại so với GDP VN đạt tới hơn 200%. Đây là con số cao nhất trong nhóm những
nước có trên 50 triệu dân trong khảo sát của World Bank tính từ năm 1960. Trong
nhóm 20 quốc gia đông dân nhất thế giới, Việt Nam đã vượt hẳn so với quốc gia
10
đứng vị trí thứ hai là Thái Lan với 122%. Điều đó cũng làm dịch chuyển lao động
của VN từ nông nghiệp sang công nghiệp chế tạo, làm giảm một bộ phận việc làm
kỹ năng trung bình trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong thương mại dịch vụ, với
những nỗ lực hội nhập của VN, các hoạt động tạo điều kiện cho sự di chuyển thể
nhân, đặc biệt là tự do di chuyển lao động có tay nghề giữa Việt Nam và các nước
ASEAN theo các hiệp định công nhận lẫn nhau đã được đẩy mạnh. Đây cũng là
một yếu tố quan trọng gia tăng lao động có trình độ chuyên môn cao vào VN.
Ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19
Đại dịch Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam từ tháng 1 năm 2020 đã ảnh hưởng trực
tiếp đến tình hình lao động và việc làm trong các ngành và tại tất cả các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, ảnh hưởng rõ rệt nhất vào quý II năm 2020
khi tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều ca lây nhiễm trong cộng
đồng xuất hiện và đặc biệt là việc áp dụng các quy định về giãn cách xã hội được
thực hiện triệt để trong tháng 4 năm 2020. Tính đến tháng 9 năm 2020, cả nước có
31,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19, trong
đó gồm người bị mất việc làm, người phải nghỉ giãn việc/nghỉ việc luân phiên, bị
giảm giờ làm hay giảm thu nhập… Có tới 68,9% người lao động bị giảm thu nhập
(ở mức nhẹ), số người bị giảm giờ làm/nghỉ giãn cách/nghỉ luân phiên chiếm tới
40% người tham gia lao động, và số người buộc phải tạm nghỉ hoặc tạm ngừng sản
xuất kinh doanh chiếm tới 14% (Tổng cục Thống kê, 2020a). Trong các khu vực
kinh tế thì khu vực dịch vụ là chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 với
68,9% số lao động trong khu vực này bị ảnh hưởng. Ngoài ra trong các khu vực
công nghiệp, xây dựng và khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản cũng bị ảnh
hưởng với 66,4% và 27% (TCTK, 2020a).
Do ảnh hưởng từ đại dịch Covid nhiều kinh doanh nhỏ lẻ phá sản làm tỉ lệ thất
nghiệp tăng cao nhất là đối với những lao động có kỹ năng trung bình. Và cũng do
đại dịch Covid đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các sàn thương mại điện tử ở
Việt Nam cùng với dịch vụ giao hàng tận nhà ngày càng được phổ biến rộng rãi để
11
tránh tình trạng lây lan dịch bệnh, hỗ trợ kiểm soát dịch ở nước ta một cách nhanh
chóng và triệt để hơn. Bên cạnh đó việc mọc lên như nấm các siêu thị, cửa hàng
tiện lợi đã có ảnh hưởng đến và dần thay thế chợ cũng như các cửa hàng tạp hóa
bán lẻ thông thường của VN. Nhiều công việc online ra đời ngày càng nhiều và trở
nên phổ biến đối với người dân hơn như gia sư online thay thế cho việc đến các lớp
học thêm hay gia sư tại nhà, bác sĩ online có thể giúp đưa ra những lời khuyên, biện
pháp nhanh chóng cho những trường hợp không quá cấp bách cần phải đến bệnh
viện trong mùa dịch khó đảm bảo an toàn,…
4. Giải pháp
Chỉ có hai giải pháp để giải quyết vấn đề này. Một là cố gắng làm chậm cuộc
CMCN 4.0, đó sẽ là một công thức cho sự suy giảm kinh tế, hoặc giúp mọi người
thích nghi, điều này sẽ truyền bá lợi ích của cuộc cách mạng một cách công bằng
hơn.

Thứ hai là con đường đi đúng đắn. Tấm bằng đại học cùng với những trải nghiệm
thực tế từ các hoạt động xung quanh nhà trường là chiếc bảo hiểm đảm bảo cho
việc ít có khả năng thất nghiệp trong tương lai.

Trong những năm gần đây, nhu cầu đối với sinh viên tốt nghiệp đại học đã tăng
nhanh so với nguồn cung. Việc có thêm nhiều người học đại học sẽ thu hẹp khoảng
cách và trang bị cho nhiều nhân công hơn cho các nhiệm vụ đòi hỏi tài năng của
con người. Đảm bảo những người bắt đầu hoàn thành đại học với một tấm bằng ít
nhất cũng quan trọng như việc kiếm được nhiều hơn để bắt đầu học đại học ngay từ
đầu.

Để cải thiện tỷ lệ hoàn thành, các trường trung học phải làm tốt hơn nữa việc chuẩn
bị cho học sinh vào giáo dục đại học. Thói quen làm việc tốt và khả năng đọc thành
thạo và toán cơ bản là những yếu tố cần thiết để có được kinh nghiệm thành công ở
trường đại học. Tổ chức nhiều chương trình hướng nghiệp cũng như nhiều cơ hội
thử sức ở các lĩnh vực và trải nghiệm tính chất của những công việc khác nhau
12
trong thời gian hợp lí để các thế hệ sau có thể định hướng đúng đắn cho tương lai
mai sau của mình và hạn chế chán nản khi tiếp xúc với thực tế sau này dẫn đến bỏ
việc hay chất lượng đầu ra thấp đi làm cho tình trạng phân cực việc làm ngày càng
tăng.
Điều đó không cần phải nói, nhưng các trường cao đẳng phàn nàn rằng các trường
trung học đang thất bại trong việc cung cấp. Và đây là một vấn đề đặc biệt bị bỏ
qua: lời khuyên tốt hơn để sinh viên có thể phù hợp với các khóa học và công việc
đại học một cách khéo léo hơn.

Thúc đẩy nhiều người hơn vào đại học sẽ hữu ích, nhưng nó có giới hạn. Nó có
những dấu hiệu cho thấy mức phí bảo hiểm đại học đang giảm dần ở giữa, trong
khi tăng dần ở phía trên. Sinh viên tốt nghiệp đại học làm việc tốt hơn trên thị
trường lao động so với những người có bằng cấp dưới bốn năm, nhưng gần như
không tốt bằng những người có loại bằng cấp phù hợp. Điều này nhấn mạnh tầm
quan trọng của sự phù hợp, cả năng khiếu đối với các ngành và các lĩnh vực đối với
nghề nghiệp.

5. Kết luận
Từ năm 2009, hiện tượng phân cực việc làm bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam và dần
trở nên rõ rệt hơn khi CMCN 4.0 được đẩy mạnh ở nước ta. Hiện tượng này là một
hiện tượng tất yếu đối với mỗi đất nước trong giai đoạn phát triển nền kinh tế tiên
tiến hiện đại và đang cố gắng đuổi kịp sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của công
nghệ kỹ thuật số, máy móc hiện đại và Internet khi chúng giúp tạo ra những sản
phẩm có thể tối đa hóa lợi nhuận và đáp ứng cũng như bắt kịp nhu cầu của người
tiêu dùng một cách nhanh chóng nhất.
Hiện tượng này cũng giúp chúng ta nhận thấy điều cần thiết về việc nâng cao chất
lượng đào tạo ra những thế hệ trẻ - tương lai mới của đất nước – ngày càng tài năng
ưu tú và có trình độ cao hơn để tạo ra những thành tựu mới cũng như giúp ích cho
nền kinh tế nước nhà.

13
PHỤ LỤC

Hình 1. Tỷ trọng các nhóm việc làm tại Việt Nam giai đoạn 2009-2015.

Nguồn: Tính toán của các tác giả từ các Báo cáo điều tra lao động việc làm của
Tổng cục Thống kê (2010-2016).

Hình 2. Tỷ trọng lao động có việc làm chia theo khu vực kinh tế, 2015-2019

14
Hình 3. Tỷ trọng lao động theo nghề, 2018-2019

Hình 4. Thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương theo trình độ
chuyên môn kỹ thuật, giai đoạn 2017-2019

15
Hình 5. Thu nhập bình quân tháng người lao động theo khu vực kinh tế, quý I
năm 2020 và 2021

16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phân tích ban đầu về hiện tượng phân cực việc làm tại Việt Nam – Vũ Thanh
Hương, Tăng Đức Đại
http://ueb.edu.vn/Uploads/Article/tapchi_tbbt/2018_2/File/B%C3%80I%205
%20_4122_.%20V%C5%A8%20THANH%20H%C6%AF%C6%A0NG.pdf
2. Lao động việc làm tác động của Covid19- quý I 2021
https://www.gso.gov.vn/wp-content/uploads/2021/04/Factsheet-final-in.pdf
3. Tình hình lao động việc làm năm 2019 – Con số sự kiện – Truy cập
11/3/2020
http://consosukien.vn/tinh-hinh-lao-dong-viec-lam-nam-2019.htm
4. Kinh tế Việt Nam đi lên nhờ toàn cầu hóa – Tạp chí tài chính
https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/kinh-te-viet-nam-di-len-nho-
toan-cau-hoa-144772.html
5. Sự thay đổi về VLXD ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
– Bộ Xây Dựng – Truy cập 22/1/2021
https://moc.gov.vn/vn/tin-tuc/1184/65951/su-thay-doi-ve-vlxd-o-viet-nam-
trong-boi-canh-cach-mang-cong-nghiep-4-0.aspx
6. Ứng dụng Al, ngân hàng phá vỡ mọi quy tắc của ngân hàng truyền thống
https://tpb.vn/tin-tuc/tin-tpbank/ung-dung-ai-ngan-hang-pha-vo-moi-quy-tac-
cua-ngan-hang-truyen-thong
7. Hành lang pháp lý về khoa học, công nghệ và đổi mới sang tạo ngày càng
được hoàn thiện – Bộ Khoa Học và Công Nghệ - Truy cập 15/8/2019
https://www.most.gov.vn/vn/tin-tuc/16533/hanh-lang-phap-ly-ve-khoa-hoc--
cong-nghe-va-doi-moi-sang-tao-ngay-cang-duoc-hoan-thien.aspx
8. Job polarization solutions – Talk Business & Politics
https://talkbusiness.net/2012/05/job-polarization-solutions/

17

You might also like