You are on page 1of 8

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN :


PHÂN TÍCH NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN CÔNG THÀNH

NGÀY SINH : 28/08/2001

MÃ SỐ SINH VIÊN : 19021368

LỚP : K64-T-CLC

HỌC PHẦN : TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Hà Nội 2021
Mục lục
I. Khái niệm và sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam…………..3
1. Khái niệm Đảng Cộng Sản Việt Nam
1.1. Khái niệm Đảng Cộng sản ?
1.2. Đảng Cộ ng sản Việt Nam là gì ?
2. Sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam…………………………………………….3

II. Nộ i dung tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộ ng sản Việ t Nam
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự ra của Đảng Cộ ng sản Việt Nam
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất của Đảng Cộ ng sản Việt Nam
3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò lãnh đạo của Đảng

III. Giá trị, ý nghĩa nộ i dung tư tưởng Hồ Chí Minh đối với công cuộ c
xây dựng, chỉnh đốn Đảng ở Việ t Nam hiệ n nay
1. Tính tấ t yếu khá ch quan củ a cô ng tá c xâ y dự ng, chỉnh đố n Đả ng
2. Nộ i dung xây dự ng, chỉnh đố n Đả ng theo tư tưở ng Hồ Chí Minh
2.1. Xâ y dự ng, chỉnh đố n Đả ng về chính trị, tư tưở ng
2.2. Xâ y dự ng, chỉnh đố n Đả ng về tổ chứ c
2.3. Xâ y dự ng, chỉnh đố n Đả ng về đạ o đứ c

IV. Kết luậ n

V. Tài liệ u tham khảo

2
I. Khái niêm
̣ và sự ra đời của Đảng Cô ̣ng Sản Viêṭ Nam
1. Khái niêm
̣ Đảng Cô ̣ng Sản Viêṭ Nam
1.1. Khái niê ̣m Đảng Cộng Sản

Đảng cộng sản là lãnh tụ chính trị, là hình thức tổ chức cao nhất, bộ phận
tiên tiến nhất của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động. Đảng cô ̣ng sản lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm
nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động, lấy nguyên tắc tập trung dân chủ
nghĩa làm nguyên tắc tổ chức cơ bản.

1.2. Đảng Cộng sản Viê ̣t Nam là gì ?

Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng
thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu
trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Đảng
Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền tại Việt Nam hiện nay theo Hiến pháp,
đồng thời là chính đảng duy nhất được phép hoạt động trên đất nước Việt Nam.

2. Sự ra đời của Đảng Cô ̣ng Sản Viêṭ Nam

Giữa thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, trong lúc cách mạng Việt
Nam đang lâm vào cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, ngày 5-6-1911,
Nguyễn Ái Quốc đã ra nước ngoài, bắt đầu đi tìm con đường cứu nước. Người đã
qua nhiều nơi trên thế giới, vừa lao động, vừa học tập, nghiên cứu lý luận và kinh
nghiệm các cuộc cách mạng tư sản điển hình. Cách mạng Tháng Mười Nga năm
1917 thắng lợi đã ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc.

Sự truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào quần chúng và phong
trào công nhân, làm cho phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và các tầng
lớp nhân dân phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi phải có tổ chức đảng chính trị lãnh đạo.
Vì vậy, các tổ chức cộng sản lần lượt được thành lập:

- Ở miền bắc Đông Dương Cô ̣ng sản Đảng được thành lâ ̣p vào 17/6/1929

- Ở miền trung Đông Dương Cộng sản Liên đoàn được thành lập vào 1/1/1930

- Ở miền nam An Nam Cô ̣ng sản Đảng được thành lâ ̣p vào mùa thu năm 1929

3
Từ ngày 6-l đến ngày 7-2-1930, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản họp
Hương Cảng, Trung Quốc dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Hội nghị
nhất trí thành lập một đảng thống nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.

II. Nô ̣i dung tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cô ̣ng sản Viêṭ
Nam
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự ra đời của Đảng Cô ̣ng sản Viêṭ Nam

Chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu
nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930. Đây
không chỉ là đặc thù của Việt Nam mà còn là sự sáng tạo của Hồ Chí Minh trong
quá trình chuẩn bị và thành lập Đảng Cộng sản ở một nước thuộc địa nửa phong
kiến. Chính vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn gắn bó với dân tộc, là “con
nòi” của dân tộc, được toàn dân gọi là Đảng ta.

Sự ra đời của Đảng Cô ̣ng sản Viê ̣t Nam tất yếu phải dựa vào cơ sở xã hô ̣i là
phong trào yêu nước vì đó là phong trào rô ̣ng lớn chiếm tới 90% dân số, trong đó
có cả giai cấp công nhân. Giai cấp công nhân là nòng cốt có vai trò vạch ra đường
lối chủ chương đúng đắn để lãnh đạo phong trào yêu nước tại Viê ̣t Nam giành
thắng lợi cuối cùng.

Từ sự nhâ ̣n thức cần giác ngô ̣ sức mạnh dân tô ̣c với sức mạnh giai cấp, Hồ Chí
Minh kiên định cần phải gắn bó chă ̣t chẽ với phong trào chủ nghĩa và phong trào
yêu nước. Phải nắm lấy vũ khí sắc bén là chủ nghĩa Mác – Lênin và ngọn cờ dân
tộc để dành lấy đô ̣c lâ ̣p dân tô ̣c và giải phóng đất nước khỏi ách đô hô ̣

2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất của Đảng Cô ̣ng sản Viêṭ Nam

Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp giữa ba yếu tố: chủ nghĩa
Mác Lênin, phong trào công nhân, phong trào yêu nước Việt Nam. Hồ Chí Minh
khẳng định rõ mục đích của Đảng là làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa
cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. Người đã chỉ rõ: Đảng Cộng sản Việt Nam là
Đảng của giai cấp công nhân, đội tiên phong của giai cấp công nhân, mang bản
chất giai cấp công nhân. Bản chất giai cấp công nhân của Đảng dựa trên cơ sở
Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, thực hiện vai trò, sứ mệnh
lịch sử của giai cấp công nhân. Tuy số lượng ít so với dân số nhưng giai cấp công
4
nhân có đầy đủ phẩm chất và năng lực lãnh đạo đất nước thực hiện những mục tiêu
của cách mạng. Chỉ có sự lãnh đạo của một Đảng biết vận dụng một cách sáng tạo
chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước mình mới có thể đưa cách
mạng giải phóng dân tộc đến thắng lợi và cách mạng xã hội chủ nghĩa đến thành
công.

Mặt khác, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo toàn thể dân tộc Việt Nam đấu
tranh giành lại nền độc lập dân tộc, xây dựng đất nước hòa bình, thống nhất, độc
lập, dân chủ và giàu mạnh, nên được toàn thể nhân dân lao động và cả dân tộc thừa
nhận và đi theo. Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của nhân dân lao động và của
dân tộc Việt Nam.

3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò lãnh đạo của Đảng Cô ̣ng sản Viêṭ
Nam

Hồ Chí Minh đã khẳng định : Cách mạng muốn thành công thì trước hết phải có
Đảng lãnh đạo, Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm nòng cốt. Trong Đảng
ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng không có chủ nghĩa như người không có trí
khôn, không có bảy chỉ Nam. Trong thế giới bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa
nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Mác – Lênin

Về vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng định: Cách mệnh
trước hết “ Phải có đảng cách mạng, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng,
ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững
cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”. Sự
ra đời, tồn tại và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam phù hợp với quy luật phát
triển của xã hội. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố
quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Thêm vào đó, Đảng phải thường xuyên chăm lo củng cố mối quan hệ máu thịt
giữa Đảng với dân. Đây là một luận điểm lớn và nhất quán khi Hồ Chí Minh xác
định vai trò, trách nhiệm của mỗi cán bộ Đảng viên. Người chỉ rõ: Khi Đảng lãnh
đạo nhân dân giành chính quyền xây dựng chính quyền và lãnh đạo chính quyền
xây dựng mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hô ̣i thì Đảng là Đảng
cầm quyền. Nhưng Đảng phải ý thức được mình là người đầy tớ của dân. Đảng
lãnh đạo Nhà nước trong đó dân là chủ. Do đó mối quan hệ ở đây là Đảng là cầm
quyền nhưng dân là chủ. Vì vâ ̣y, Đảng phải thường xuyên chăm lo củng cố mối

5
quan hê ̣ máu thịt giữa Đảng với dân. Đảng không ở trên dân, ngoài dân mà trong
dân, Đảng phải lấy dân làm gốc.

III. Giá trị, ý nghĩa nô ̣i dung tư tưởng Hồ Chí Minh đối với công
cuô ̣c xây dựng, chỉnh đốn Đảng ở Viêṭ Nam hiêṇ nay
1. Tính tất yếu, khách quan của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Xây dựng, chỉnh đốn Đảng luôn gắn với quá trình phát triển liên tục của sự
nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo. Trước diễn biến của điều kiện khách quan,
bản thân Đảng phải tự chỉnh đốn, tự đổi mới để vươn lên làm tròn trọng trách trước
giai cấp và dân tộc. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương trước hết phải xây
dựng, chỉnh đốn Đảng.

Người chỉ rõ: Đảng sống trong xã hội, là một bộ phận hợp thành cơ cấu của xã
hội. Tổ chức đảng và mỗi cán bộ, đảng viên ở các cấp, giữ các chức vụ đều chịu
ảnh hưởng, tác động của môi trường, các quan hệ xã hội, cả cái tốt và cái xấu, cái
tích cực, tiến bộ và cái tiêu cực, lạc hậu. Do đó, tổ chức đảng và mỗi cán bộ, đảng
viên phải thường xuyên rèn luyện. Đảng phải thường xuyên chú ý đến việc chỉnh
đốn Đảng.

Trong tình hình hiện nay, khi đất nước đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc
đổi mới, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Đảng
muốn giữ vững được vai trò cầm quyền thì càng phải đặc biệt coi trọng công tác
xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Tuy nhiên, nơi này, nơi khác, lúc này, lúc khác đã xuất
hiện sự chủ quan, lơ là, duy ý chí hoặc mơ hồ, hoài nghi, xem nhẹ vai trò lãnh đạo
của Đảng; xem nhẹ công tác xây dựng Đảng mà chỉ tập trung vào công tác chuyên
môn hoặc công tác khác; không đặt đúng mức tầm quan trọng của công tác xây
dựng Đảng. Thực tế đó đặt ra đối với Đảng ta yêu cầu cấp thiết, khách quan phải
tiếp tục hơn nữa; kiên trì, quyết tâm, quyết liệt hơn nữa, hiệu quả hơn nữa trong
công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với thực tiễn trong tình hình mới. Chính vì
thế, nhận thức rõ xây dựng, chỉnh đốn Đảng là đòi hỏi khách quan và nhiệm vụ
thường xuyên để củng cố, phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng.

2. Nô ̣i dung xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh
2.1. Xây dựng, chỉnh đốn Đảng về chính trị, tư tưởng

6
Phải dựa vào lý luận khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin để xây
dựng Đảng vững mạnh về tư tưởng, lý luận. Hồ Chí Minh lưu ý: Việc học tập,
nghiên cứu, tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin phải luôn phù hợp với từng đối
tượng, phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể của nước ta trong từng thời kỳ. Đảng ta
phải tăng cường đấu tranh để bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin,
đồng thời, phải thường xuyên tổng kết thực tiễn, bổ sung, phát triển lý luận giải
quyết đúng đắn những vấn đề đặt ra trong quá trình Đảng lãnh đạo. Các nghị quyết
của Đảng được xây dựng và tổ chức thực hiện thắng lợi, sẽ ngày càng làm sáng tỏ
những vấn đề mới trong thực tiễn, bổ sung và làm cho đường lối của Đảng ngày
càng hoàn thiện.

2.2. Xây dựng, chỉnh đốn Đảng về tổ chức

Về hệ thống tổ chức của Đảng, Hồ Chí Minh khẳng định sức mạnh của Đảng
bắt nguồn từ tổ chức. Trong hệ thống tổ chức Đảng, Hồ Chí Minh rất coi trọng vai
trò của chi bộ. Chi bộ là tổ chức hạt nhân, quyết định chất lượng lãnh đạo của
Đảng; là môi trường tu dưỡng, rèn luyện và cũng là nơi giám sát đảng viên. Chi bộ
có vai trò quan trọng trong việc gắn kết giữa Đảng với quần chúng nhân dân.

Về công tác cán bộ, Người luôn quan tâm xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ,
đảng viên có đức, có tài. Hồ Chí Minh nhận thức rất rõ vị trí, vai trò của người cán
bộ trong sự nghiệp cách mạng. Theo Người: “Cán bộ là những người đem chính
sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng
thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt
ra chính sách đúng. Vì vậy, cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Vì vậy, huấn
luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”.

2.3. Xây dựng, chỉnh đốn Đảng về đạo đức

Đảng là đạo đức, là văn minh, nhờ đó Đảng mới trong sạch, vững mạnh.
Trong 12 điều xây dựng Đảng chân chính cách mạng, Người nhấn mạnh, Đảng là
một tổ chức cách mạng chứ không phải tổ chức để “làm quan phát tài”. Không như
vậy, Đảng sẽ rơi vào thoái hóa, biến chất, tha hóa, xa dân, tự đánh mất sức mạnh tự
bảo vệ. Sức mạnh ấy từ dân mà ra, do dân gây dựng, phát triển. Người cho rằng:
Xây dựng Đảng về đạo đức là cơ hội để mỗi cán bộ, đảng viên tự rèn luyện, giáo
dục và tu dưỡng tốt hơn, hoàn thành các nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó,
đặc biệt là giữ gìn đạo đức cách mạng. Cán bộ, đảng viên không phải là thần thánh.

7
Họ là con người, ai cũng có hai mặt tốt - xấu, thiện - ác thường xuyên đấu tranh
với nhau. Trong điều kiện môi trường tốt, nếu cán bộ, đảng viên nỗ lực tu dưỡng,
phấn đấu, rèn luyện thì mặt tốt, mặt thiện sẽ nổi lên, đẩy lùi mặt ác, mặt xấu và
ngược lại.

IV. Kết luâ ̣n

You might also like