You are on page 1of 12

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN :


XÁC SUẤT THỐNG KÊ TRONG THIÊN TAI BÃO
LŨ VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN CÔNG THÀNH

NGÀY SINH : 28/08/2001

MÃ SỐ SINH VIÊN : 19021368

LỚP : K64-T-CLC

HỌC PHẦN : XÁC SUẤT THỐNG KÊ

Hà Nội 2021
Mục lục

I. Giới thiệ u đề tài

1. Vấ n đề về thiên tai bã o lũ trên toà n thế giớ i

2. Mụ c đích là m bà i tiểu luậ n

II. Phân tích dữ liệ u

3. Dữ liệ u

4. Đá nh giá sơ bộ về dữ liệ u

5. Nhiệ t độ , độ ẩ m trong khô ng khí và mố i tương quan giữ a 2 yếu tố

6. Cá c á p thấ p nhiệ t đớ i

7. Xá c suấ t hình thà nh mộ t cơn bã o

III. Các biệ n pháp phòng tránh bão lũ

8. Cá c quố c gia vù ng nhiệ t đớ i nằ m trên hoặ c cậ n đườ ng xích đạ o

9. Cá c quố c gia khá c trên thế giớ i

IV. Kết luậ n

V. Tài liệ u tham khảo và sử dụng

I. Giới thiệ u

2
1. Vấn đề về thiên tai bão lũ trên toàn thế giới

Thiên tai (còn được gọi là thảm hoạ thiên nhiên) là hiệu ứng của một tai
biến tự nhiên có thể ảnh hưởng tới môi trường, và dẫn tới những thiệt hại về tài
chính, môi trường và con người. Thiệt hại do thảm hoạ tự nhiên phụ thuộc vào
khả năng chống đỡ và phục hồi của con người với thảm hoạ. Có rất nhiều các loại
thảm họa tự nhiên như cháy rừng, bão tuyết, sạt lở, độ ng đất,… Nhưng có lẽ thảm
họa tự nhiên ảnh hưởng và có sức tàn phá lớn nhất đối với con người là bão lũ.

Bão là trạng thái bất ổn định của khí quyển trong mộ t phạm vi lớn và là mộ t
trong những loại hình thời tiết cực đoan. Theo định nghĩa chung, thuật ngữ "bão"
bao gồm các cơn dông và các hiện tượng khác như bão tuyết, bão cát, bão
bụi...Tuy nhiên, trong bài tiểu luận này, ta sẽ tập trung đi tìm hiểu về các cơn bão
dông, bão nhiệt đới. Đây là mộ t hiện tượng thời tiết vô cùng nguy hiểm, thường
được hình thành ở các vùng biển, có gió mạnh và mưa lớn.

Thông qua quan sát, ta có thể thấy bão có dạng 1 cột xoáy khổng lồ, ở tầng
thấp (khoảng 0–3 km) không khí nóng ẩm chuyển động xoắn ngược chiều kim
đồng hồ, hội tụ vào tâm, chuyển động thẳng đứng lên trên trong thành mắt bão
và toả ra ngoài ở trên đỉnh theo chiều ngược lại. Ở chính giữa trung tâm của cơn
bão không khí chuyển động giáng xuống, tạo nên vùng quang mây ở mắt bão.

2. Mục đích làm bài tiểu luận

Bão lũ là mộ t trong những dạng thảm họa tự nhiên có tác động to lớn đối
với kinh tế và đời sống con người trên diện rộng. Tác hại chủ yếu của bão là gây
mưa lớn, lũ lụt, úng ngập, nước biển dâng cao, gió mạnh, đôi khi còn kèm theo
gió lốc, vòi rồng làm đổ cây cối, nhà cửa, hư hại tàu thuyền gây thiệt hại lớn cho
mùa màng và đời sống con người.

Với sức tàn phá lớn lao của bão lũ, bài tiểu luận này được thực hiện nhằm
phần nào hiểu rõ hơn sự nguy hiểm của bão lũ bằng cách thống kê, liên hệ các số
liệu để từ đó đưa ra các nhận định cụ thể về sự hình thành, mức độ tàn phá và
cách mà người dân toàn thế giới đã và đang chống chọi với bão lũ. Với thời gian
và dữ liệu thu thập được có hạn, bài tiểu luận sẽ tập chung nghiên cứu và thống
kê các thông tin liên quan đến bão lũ ở 5 quốc gia : Mĩ, Nhật Bản, Việt Nam, Anh
3
và Philipin. Những quốc gia này đều có những nét đặc trưng riêng về các khí hậu,
địa hình và vị trí địa lý, từ đó phần nào làm rõ hơn các số liệu được thống kê.

II. Phân tích dữ liệ u


Tất cả các thông tin và nguồn dữ liệu được sử dụng cho những biểu đồ sau
đều sẽ được tìm thấy ở mục “ Tài liệu tham khảo “

3. Dữ liệu

+ Thống kê số liệu các cơn bão ở các quốc gia trong 10 năm từ 2011-2020
( Bảng 1 )

35

30

25

20 Mĩ
Nhật Bản
Việt Nam
15 Anh
Philipin
10

0
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

+ Số ngày mưa trung bình hằng năm ở từng quốc gia ( Biểu đồ 2 )

4
Số lượng ngày mưa trung bình hằng năm
180
160
140
120
Số lượng ngày mưa trung bình
100 hằng năm
80
60
40
20
0
Mĩ Nhật Bản Việt Nam Anh Philipin

+ Số lượng trung bình các áp thấp nhiệt đới hằng năm ở từng vùng biển
( Biểu đồ 3 )
35

30

25

20

15

10 Số lượng các cơn áp thấp trung


bình hằng năm
5

ơn
g
ơn
g
ơn
g
ơn
g
ơn
g Úc ơn
g
ơn
g
D ư D ư D ư D ư Dư Dư Dư
ây nh nh Đ ộ Độ nh ây
i T ì ì ì T
Đạ iB iB n Ấn iB Đạ
i
Thá Thá ắc Ấ m Thá
B a m
ng Tâ
y
y-
N m Na
Đô Tâ Na

+ Bản đồ các khu vực và quốc gia nằm trên đường xích đạo

5
4. Đánh giá sơ bộ giữ liệu

Đánh giá sơ qua về bảng số lượng các cơn bão trong các năm gần đây ở 5
quốc gia Mĩ, Nhật Bản, Việt Nam, Anh và Philipin, ta có thể thấy mộ t số điểm đặc
biệt. Mộ t quốc gia rộ ng lớn như Mĩ, với diện tích lớn gấp 30 lần Philipin và 32 lần
Nhật Bản, lại có số lượng các cơn bão hằng năm nhỏ hơn rất nhiều so với 2 quốc
gia trên. Ngược lại, Anh, mộ t quốc gia được bao bọc bởi biển, lại có lượng bão
thấp khi so sánh với các quốc gia khác trên thế giới.

Để hiểu rõ sự khác biệt trong số lượng các cơn bão từng năm ở từng quốc
gia, khu vực khác nhau, trước tiên ta cần phải hiểu được sự hình thành của bão.
Để tạo nên mộ t cơn bão cần 3 yếu tố chính : Nhiệt độ , độ ẩm và sự bất ổn của
bầu khí quyển.

+ Nhiệt độ : là hiện tượng khi các tia bức xạ của mặt trời đi qua khí quyển,
lúc này mặt đất sẽ hấp thụ năng lượng nhiệt của mặt trời. Sau đó bức xạ lại vào
không khí, khiến cho không khí nóng lên.

+ Độ ẩm không khí : Độ ẩm thường được bắt nguồn từ các sông, hồ nhưng
chủ yếu là biển

6
+ Sự bất ổn của bầu khí quyển : Sự bất ổn này được hình thành khi luồng
khí ẩm, nóng ở thấp và các luồng khí lạnh ở trên cao. Hiện tượng này còn được
gọi là các áp thấp .

5. Nhiệt độ , độ ẩm trong không khí và mối tương quan giữa 2 yếu tố

Nhiệt độ và độ ẩm có mối liên hệ trực tiếp đối với nhau. Độ ẩm chính là sản
phẩm của việc bốc hơi của nước trong không khí. Lượng nước bốc hơi dao độ ng
theo thời gian và vị trí địa lý bởi lẽ độ ẩm phụ thuộ c lớn vào nhiệt độ Ví dụ, vào
khoảng 27 °C thì độ ẩm sẽ là khoảng 45%, nhưng vào 16 °C thì độ ẩm không thể
vượt quá 25%. Khi có nhiệt độ phù hợp và độ ẩm trong không khí đạt tối thiểu
90% thì sẽ xảy ra mưa giông. Đây là 1 yếu tố quan trọng trong việc tạo ra bão.

Gọi P(A) là tỉ lệ ngày mưa trên 1 năm, thông qua biểu đồ 2 về số lượng ngày
mưa trung bình từng năm ở các quốc gia, ta có thể đưa ra bảng thống kê về tỉ lệ
A
ngày mưa bằng công thức : P(A) = 365 .

Quốc gia Mĩ Nhật Bản Việt Nam Anh Philipin


Số ngày
mưa trung 148 117 145 170,5 136,6
bình 1 năm
Tỉ lệ ngày
mưa trên 1 34,54% 38,05% 39,7% 46,7% 37,4%
năm P(A)

Sử dụng công thức biến ngẫu nhiên nhị thức, ta có thể tính được xác suất
để một quốc gia có số lượng ngày mưa lớn hơn 182 ( tương đương với ít nhất 2
ngày mưa 1 lần ) là
365
P( x )= ∑ 365 P( A) k (1−P( A))365−k
k=182 k ( )

7
Áp dụng công thức trên với nước Anh có tỉ lệ mưa là 46,7% ta được :
365
P( Anh)= ∑ 365 0.467 k 0.533365−k =
k=182 k ( )
6. Các áp thấp nhiệt đới

Áp thấp nhiệt đới là thành phần quan trọng trong việc tạo nên bão. Xét
biểu đồ 3, để dễ dàng xử lý số liệu, ta thống kê biểu đồ dưới dạng tần số như sau :

Đại Đông Tây Bắc Ấn Tây- Nam Nam


Khu Tây Thái Thái Độ Nam Úc Thái Đại Thế
vực Dương Bình Bình Dương Ấn Độ Bình Tây giới
Dương Dương Dương Dương Dương
Số các
cơn áp 31 21 29 6 7 15 7 3 121
thấp

x 1+ x 2+ …+ x 8
Giá trị trung bình : x́ = 8
= 121/8 = 15,1

8
2 ( xi− x́)2
Phương sai : S x =∑ 8 = 105,16
i=1

Độ lệch chuẩn : Sx = √ 105,16 = 10,25

Trung bình hằng năm có 121 các cơn áp thấp trong đó Đại Tây Dương có 31
cơn, chiếm 25,6%, Đông Thái Bình Dương chiếm 17,3%, Tây Thái Bình Dương
chiếm 23,9%, Bắc Ấn Độ Dương chiếm 4,9%, Tây-Nam Ấn Độ Dương chiếm 5,2%,
Úc chiếm 12,4%, Nam Thái Bình Dương chiếm 5,2% và Nam Đại Tây Dương chiếm
2,4%. Ta gọi xác xuất này là P(B) : xác suất để mộ t khu vực xảy ra áp thấp nhiệt
đới.

Ta có thể thấy khu vực biển Đại Tây Dương và Thái Bình Dương là 2 khu vực
có số lượng các áp thấp nhiệt đới là lớn nhất. Chính vì thế, các quốc gia nằm trong
gần 2 đại dương này như Việt Nam, Philipin, Nhật Bản, Mexico,… đều sẽ chịu ảnh
hưởng lớn từ các cơn bão lũ, trong khi Mĩ và Anh sẽ chịu ảnh hưởng ít hơn nhiều.
Do các quốc gia và khu vực này nằm trên hoặc cận đường xích đạo, thuộ c khu vực

8
nhiệt đới với khí hậu nóng ẩm, lượng nước bốc hơi từ các đại dương lớn dẫn đến
sự hình thành số lượng lớn các cơn áp thấp nhiệt đới.

7. Xác suất hình thành mộ t cơn bão

Qua các dữ liệu phân tích được ở mục 4,5,6 ta có thể đưa ra kết luận rằng tỉ lệ
hình thành 1 cơn bão phụ thuộ c vào 2 xác suất chính : P(A) là xác suất ngày mưa
trên mộ t năm trên 1 quốc gia và P(B) là tỉ lệ xảy ra áp thấp tại khu vực đó. Đây là 2
biến cố ngẫu nhiên và độ c lập với nhau

 Xác suất để xảy ra bão trong 1 khu vực sẽ là : P(AB) = P(A) * P(B)

Ví dụ, với Việt Nam, mộ t quốc gia có tỉ lệ mưa là 0,397, thuộ c khu vực phía tây
Thái Bình Dương với tỉ lệ áp thấp là 0,239. Vậy xác suất để xảy ra áp thấp nhiệt
đới tại Việt Nam sẽ là P(A) * P(B) = 0,397 * 0,239 = 0,0948

Với số lượng áp thấp nhiệt đới trung bình hằng năm là 121 cơn, ta sẽ tính
được có bao nhiêu cơn sẽ hình thành bão tại Việt Nam = 121 * 0.0948 = 11,4 cơn,
mộ t giá trị khá hợp lý khi đem so sánh với số liệu từ biểu đồ 1.

III. Công tác phòng chống bão lũ của các quốc gia trên thế
giới
Sau khi đã hiểu rõ về sự hình thành và khả năng bão tồn tại ở các quốc gia
trên thế giới, ta sẽ tìm hiểu xem người dân và chính phủ ở các quốc gia này đã và
đang làm gì để phòng chống lại những hậu quả nghiêm trọng mà bão lũ đem lại.

+ Bảng số liệu thiệt hại về người và tài sản ở các khu vực khác nhau trên thế
giới năm 2020

Đại Đông Tây Bắc Ấn Tây Nam Nam


Khu Tây Thái Thái Độ Nam Úc Thái Đại Toàn
vực Dương Bình Bình Dương Ấn Độ Bình Tây cầu
Dươn Dương Dươn Dương Dươn
g g g
Số

9
người 431 47 457 269 46 28 34 70 1386
tử
vong
Thiệt
hại về
tài 51146 250 4060 15800 25 4,3 132 259 71500
sản
( triệu
đô )

Với số ca tử vong là 1386 người và thiệt hại về tài sản lên đến 71,5 tỉ đô vào
năm vừa qua, ta có thể thấy được mức độ nguy hiểm mà bão lũ đem lại cho cuộ c
sống con người. Vì số lượng bão lũ phân bố không đồng đều, mộ t số quốc gia và
khu vực sẽ chịu ảnh hưởng từ bão lũ nặng nề hơn so với những khu vực khác.
Chính vì thế, mỗi quốc gia thường sẽ có những biện pháp phòng tránh riêng biệt
và phù hợp nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất trong việc phòng chống bão lũ.

8. Các đất nước vùng nhiệt đới nằm trên hoặc cận đường xích đạo

Đây là những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ các thảm họa bão
lũ. Với số lượng các cơn bão hằng năm lớn và dồn dập, người dân nơi đây đã và
đang đưa ra những phương pháp phòng tránh hiệu quả và phù hợp với địa hình
và kinh tế khu vực. Các quốc gia điển hình là Việt Nam, Nhật Bản, Philipin và
Mexico

+ Việt Nam : Với đường bờ biển dài lên đến 3260 km,người dân miền trung
Việt Nam luôn phải chịu sự ảnh hưởng từ bão lũ. Nhà nước đã và đang thực hiện
nhiều biện pháp phòng tránh, trong đó nổi bật nhất là mô hình nhà chống lũ giá rẻ
do 2 kiến trúc sư Việt Nam sáng tạo và phát triển đã cứu sống hàng vạn người.
Thêm vào đó, với tinh thần dân tộ c, người dân cả nước luôn hướng về và giúp đỡ
các vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ, từ đó cứu giúp và cải thiện cuộ c sống người
dân trong và sau các cơn lũ bão.

+ Nhật Bản : Với địa hình bao gồm nhiều các ngọn núi lửa, bị bao quanh
đều là biển. Nhật không chỉ đối đầu với các cơn bão lũ mà còn rất nhiều các thảm

10
họa khác như động đất, núi lửa. Chính vì thế, chính phủ Nhật Bản đã triển khai rất
nhiều các kênh khí tượng, dự báo thời tiết để người dân có thể thông báo và ứng
phó mộ t cách hiệu quả nhất trước mọi tình huống. Thêm vào đó, các căn hộ , tòa
nhà của Nhật Bản cũng được thiết kế và xây dựng để có thể chống trọi lại rất
nhiều các loại thảm họa.

+ Philipin : Là quốc gia không chỉ có số lượng bão hằng năm cao nhất thế
giới mà còn là nơi bão có mức độ cao nhất, người dân nơi đây luôn phải sống
trong lo sợ về các cơn bão đến bất chợt. Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp,
trong đó có việc di tản cư dân vào sâu trong vùng không có bão lũ, nhưng như vậy
sẽ làm ảnh hưởng cuộ c sống và công việc của các hộ gia đình phụ thuộ c vào đánh
bắt cá. Giải pháp hiện tại là xây dựng các khu vực trú ẩn để bảo vệ mạng sống
người dân, nhưng với nền kinh tế còn yếu và số lượng cư dân đông đúc, giải pháp
này đang khá bất khả thi.

9. Các quốc gia khác trên thế giới

+ Với các quốc gia khác trên thế giới không phải chịu ảnh hưởng quá nặng
nề từ bão lũ, người dân vẫn luôn cần nâng cao cảnh giác và chuẩn bị các phương
án phòng chống. Khi có thông báo về các cơn bão sắp đến, người dân nên gia cố
nhà cửa, lắp đặt các tấm chắn cho cửa sổ, cửa ra vào phòng trường hợp có lốc
xoáy. Di chuyển các phương tiện đi lại như ô tô, xe máy vào nơi khô ráo, tránh
trường hợp lụt nước dẫn đến chết máy và hư hại xe cộ . Luôn chuẩn bị các nguồn
điện dự phòng như máy phát, ắc quy. Những dụng cụ khẩn cấp như đèn pin, đồ
ăn đóng hộ p, nước đóng chai và quần áo cũng nên được chuẩn bị kĩ càng. Trong
trường hợp bão mạnh, chủ độ ng di tản gia đình và người thân đến các trung tâm
cứu hộ hay các tòa nhà kiên cố như trường học, bệnh viện, siêu thị.

IV. Kết luậ n


Thông qua bài tiểu luận thống kê và đánh giá vừa qua, chúng ta có thể đưa
ra các nhận định sau :

11
+ Số lượng bão lũ ở mỗi quốc gia được phân phối không đồng đều, nhưng
ta có thể phân tích các yếu tố cấu thành mộ t cơn bão để từ đó đưa ra tỉ lệ xảy ra
bão ở các quốc gia khác nhau

+ Mộ t cơn bão được tạo thành từ các yếu tố chính là nhiệt độ , độ ẩm và sự
bất ổn trong không khí, các yếu tố này thay đổi phụ thuộ c vào thời gian, lãnh thổ
và vị trí địa lý, trong đó yếu tố lớn nhất là vị trí đường xích đạo và các vùng nhiệt
đới.

+ Số lượng thiệt hại cả về người và tài sản do bão lũ phụ thuộ c phần lớn vào
khả năng ứng phó, phòng chống và khắc phục của người dân và chính phủ của
mỗi quốc gia. Mỗi nước sẽ có những phương pháp phòng chống bão lũ riêng để
bảo đảm tính mạng cho người dân và giảm thiểu những rủi ro liên quan đến kinh
tế.

V. Tài liệ u tham khảo và sử dụng


+ Số liệu thống kê các thông tin liên quan đến thảm họa tự nhiên ở Nhật Bản và
Mĩ ( https://www.statista.com/topics/7363/natural-disasters-in-japan/ ,
https://www.statista.com/topics/1714/natural-disasters/ )

+ Thống kê chi tiết về các cơn bão lũ tại Nhật Bản từ 1995 đến nay bởi cục khí
tượng Nhật Bản ( https://www.jma.go.jp/jma/jma-eng/jma-center/rsmc-hp-pub-
eg/climatology.html )

+ Công tác chủ độ ng phòng chống bão lũ, mưa lớn và sạt lở đất bởi báo chính phủ
( http://baochinhphu.vn/Doi-song/Chu-dong-ung-pho-bao-mua-lon-lu-quet-sat-
lo-dat/433490.vgp )

+ Thống kê về số lượng bão, thiệt hại về người và tài sản trong các năm gần đây
bởi wikipedia ( https://en.wikipedia.org/wiki/Tropical_cyclones_by_year )

12

You might also like