You are on page 1of 62

QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ

LỜI MỞ ĐẦU
Công nghệ thông tin (IT – Information Technology) là một thuật ngữ bao gồm
tất cả các nhóm ngành công nghệ (sử dụng hệ thống máy tính, phần mềm, và mạng
lưới internet) được sử dụng cho việc xử lý và phân phối dữ liệu, lưu trữ, trao đổi và sử
dụng thông tin dưới tất cả các hình thức dữ liệu ( dữ liệu kinh doanh, tin đàm thoại,
hình ảnh, phim, các bài thuyết trình đa phương tiện, và các hình thức khác) .

Hiện nay, ở nước ta, ngành này có sự phát triển không ngừng và tăng trưởng
chóng mặt. Ngành CNTT ảnh hưởng tới hầu hết mọi ngành còn lại, không chỉ giúp
giải quyết lượng thông tin khổng lồ một cách nhanh chóng, tạo ra nhiều loại hình công
việc mới, mà còn tạo một bước ngoặt mới cho sự phát triển của xã hội, kéo theo sự
phát triển của nền văn minh nhân loại.

Nắm bắt được vị trí quan trọng của ngành và xu thế của thời đại, hàng loạt công
ty đã được thành lập, và ngày càng phát triển, mở rộng hoạt động, cung cấp ngày càng
nhiều những sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin, với chất lượng ngày càng hiện
đại, và phong phú, thiết thực hơn, đáp ứng ngày càng đầy đủ các nhu cầu trong cuộc
sống, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống, kinh doanh, và an ninh quốc
phòng, bảo vệ tổ quốc. Trong hàng loạt những công ty như vậy, FPT luôn là một trong
những công ty đi đầu trong lĩnh vực này ở Việt Nam. Với thành tích hoạt động đáng
nể, luôn khẳng định và duy trì vị thế của mình trong trường quốc gia cũng như trên
trường quốc tế, triển vọng phát triển của công ty này ngày càng thêm khả quan, quy
mô hoạt động ngày càng được mở rộng, và ngày càng chiếm được sự tin nhiệm của
người tiêu dùng.

Với vị thế quan trọng của công ty, việc tìm hiểu và phân tích tình hoạt động của
công ty này là một điều hết sức cần thiết. Chính vì lý do này mà nhóm em chọn đề tài:
“Phân Tích Công ty Cổ Phần FPT” làm đề tài cho bài tiểu luận của nhóm.

Vì những hạn chế về mặt lý luận, cũng như thực tiễn, thông tin trong quá trình
nghiên cứu, chúng em không thể tránh khỏi những sai sót. Bởi vậy, chúng em rất
mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.

Xin cám ơn thầy!

GVHD: TS.VÕ ĐỨC TOÀN – TRẨM BÍCH LỘC TRANG 1


QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ

GVHD: TS.VÕ ĐỨC TOÀN – TRẨM BÍCH LỘC TRANG 2


QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ

MỤC LỤC

MỘT SỐ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT..........................................................................6

ĐỒ THỊ......................................................................................................................... 7

BẢNG SỐ LIỆU...........................................................................................................8

1. VĨ MÔ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM.......................................................................9

1.1 Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP)........................................................9

1.2 Chỉ số giá tiêu dùng CPI........................................................................................10

1.3 Sản xuất công nghiệp.............................................................................................12

1.4 Xuất – Nhập Khẩu hàng hóa..................................................................................13

1.4.1 Xuất khẩu hàng hóa............................................................................................13

1.4.2 Nhập khẩu hàng hóa............................................................................................14

1.5 Tình hình hoạt động của doanh nghiệp..................................................................16

1.5.1 Tình hình đăng ký doanh nghiệp.........................................................................16

1.5.2 Xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp.............................................................16

1.6 Lạm Phát................................................................................................................17

1.7 FDI......................................................................................................................... 18

1.7.1 Theo lĩnh vực đầu tư...........................................................................................18

1.7.2 Theo đối tác đầu tư.............................................................................................19

1.7.3 Theo địa bàn đầu tư.............................................................................................19

1.8 Lãi suất..................................................................................................................19

1.9 Tỷ Giá.................................................................................................................... 21

2. VĨ MÔ NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN....................................................22

2.1. Khái Niệm Ngành Công Nghệ Thông Tin............................................................22

2.2 Tổng quan công nghiệp CNTT..............................................................................23

GVHD: TS.VÕ ĐỨC TOÀN – TRẨM BÍCH LỘC TRANG 3


QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ

2.3 Các ngành công nghiệp CNTT...............................................................................25

2.3.1 Công nghiệp phần cứng – điện tử.......................................................................25

2.3.2 Công nghiệp phần mềm......................................................................................25

2.3.3 Công nghiệp nội dung số....................................................................................26

2.4 Chính sách hỗ trợ của Chính phủ...........................................................................26

2.5 Phân tích SWOT ngành CNTT..............................................................................27

2.5.1 Điểm mạnh.......................................................................................................... 27

2.5.2 Điểm yếu............................................................................................................. 27

2.5.3 Cơ hội.................................................................................................................28

2.5.4 Thách thức..........................................................................................................28

2.6 Phân tích các lực lượng cạnh tranh ngành..............................................................28

2.6.1 Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn...................................................................28

2.6.2 Áp lực cạnh tranh từ các sản phẩm thay thế........................................................28

2.6.3 Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành..........................................................................29

2.6.4 Áp lực cạnh tranh từ nhà cung cấp......................................................................29

2.6.5Áp lực cạnh tranh từ khách hàng.........................................................................29

2.6.6 Áp lực từ các bên liên quan.................................................................................29

2.7 Vai trò của ngành công nghệ thông tin đến kinh tế - xã hội – chính trị..................30

2.8 Sự bùng nổ ngành công nghệ thông tin trong thời đại hiện nay.............................30

2.9 Phân Tích Các Chỉ Tiêu Ngành CNTT..................................................................31

2.10 Kết luận................................................................................................................33

3. PHÂN TÍCH TẬP ĐOÀN FPT.............................................................................34

3.1 Sơ lược về tập đoàn FPT........................................................................................34

3.1.1 Lịch sử hình thành..............................................................................................34

3.1.2 Lĩnh vực kinh doanh...........................................................................................35

3.1.2.1 Công nghệ thông tin và viễn thông:.................................................................35

GVHD: TS.VÕ ĐỨC TOÀN – TRẨM BÍCH LỘC TRANG 4


QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ

3.1.2.2 Tài chính và ngân hàng:...................................................................................36

3.1.2.3 Bất động sản:...................................................................................................36

3.1.2.4 Giáo dục và đào tạo:........................................................................................36

3.1.3 Vị thế công ty......................................................................................................36

3.1.4 Định hướng chiến lược 2015 – 2017...................................................................37

3.2 Tình hình tài chính tập đoàn FPT từ năm 2012 đến năm 2014...............................37

3.2.1 Số liệu thực tế.....................................................................................................37

3.2.2 Phân tích chỉ tiêu tăng trưởng.............................................................................41

3.2.2.1 Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận................................................................41

3.2.2.2 Tăng trưởng tài sản..........................................................................................42

3.2.2.3 Tăng trưởng vốn chủ sở hữu............................................................................43

3.2.3 Phân tích chỉ tiêu doanh lợi.................................................................................43

3.2.3.1 Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu.......................................................................43

3.2.3.2 Tỉ suất doanh lợi tổng tài sản...........................................................................44

3.2.3.2 Tỉ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu.....................................................................45

3.2.4 Phân tích chỉ tiêu quản lý và thanh khoản...........................................................45

3.2.4.1 Chỉ số khả năng thanh toán..............................................................................46

3.2.4.2 Chỉ số hoạt động..............................................................................................47

3.2.5 Phân tích chỉ tiêu quản lý và thanh khoản...........................................................49

3.2.5.1 Tỷ số nợ trên tổng tài sản.................................................................................49

3.2.5.2 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu...........................................................................50

3.2.5.3 Tỷ suất lợi nhuận hoạt động.............................................................................51

3.2.5.4 Phương trình DUPONT...................................................................................51

3.3 Định giá cổ phiếu công ty FPT..............................................................................52

3.4 Phân tích kỹ thuật cổ phiếu công ty.......................................................................54

3.4.1 Phân tích kỹ thuật cổ phiếu FPT năm 2012.........................................................54

GVHD: TS.VÕ ĐỨC TOÀN – TRẨM BÍCH LỘC TRANG 5


QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ

3.4.2 Phân tích kỹ thuật cổ phiếu FPT năm 2013.........................................................56

3.4.3 Phân tích kỹ thuật cổ phiếu FPT năm 2014.........................................................57

3.4.4 Phân tích kỹ thuật cổ phiếu FPT năm 2015.........................................................57

3.4.5 Nhận định và dự báo xu hướng giá cổ phiếu trong thời gian
vừa qua và trong trung hạn.........................................................................................58

3.5 Kết luận.................................................................................................................59

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................60

GVHD: TS.VÕ ĐỨC TOÀN – TRẨM BÍCH LỘC TRANG 6


QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ

MỘT SỐ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

CNTT: Công nghệ thông tin;


GDCK: Giao dịch chứng khoán;
CTCP: Công ty cổ phần;
ROS: Tỉ suất lợi nhuận ròng/doanh thu thuần;
ROA: Tỉ suất doanh lợi tổng tài sản;
ROE: Tỉ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu;
CPI: Chỉ số giá tiêu dùng;
LN: Lợi nhuận;
DT: Doanh thu;
NXB: Nhà xuất bản;
UBGSTCQG: Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia;
KCN: Khu công nghiệp;
ĐTNN: Đầu tư nhà nước.

GVHD: TS.VÕ ĐỨC TOÀN – TRẨM BÍCH LỘC TRANG 7


QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ

ĐỒ THỊ

Đồ Thị 1: Tốc độ tăng trưởng GDP..................................................................10


Đồ Thị 2: Chỉ số giá tiêu dùng 8 tháng 2015....................................................11
Đồ Thị 3: Tăng trưởng toàn ngành công nghiệp
trong 8 tháng đầu năm 2015..............................................................................12
Đồ Thị 4: Tổng giá trị xuất khẩu trong 8 tháng đầu năm 2015.........................13
Đồ Thị 5: Tổng giá trị nhập khẩu trong 8 tháng đầu năm 2015........................14
Đồ Thị 6: Lạm phát và lạm pháp cơ bản 9/2014-9/2015...................................18
Đồ Thị 7: Biến động một số tỷ giá USD/VND của VCB (6/2013-6/2015).......22
Đồ Thị 8: Doanh thu và lợi nhuận sau thuế của ngành CNTT 2008-2014........24
Đồ Thị 9: EPS và Giá của ngành CNTT 2008-2014.........................................24
Đồ Thị 10: Khối lượng giao dịch và giá sổ sách của ngành CNTT...................24
Đồ Thị 11: Tổng nợ, VCSH, tổng nguồn vốn của ngành CNTT.......................25
Đồ Thị 12: Diển biến của VNIndex và các ngành.............................................32
Đồ Thị 13: Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận giai đoạn 2012-2014.............42
Đồ Thị 14: Tổng tài sản của tập đoàn FPT........................................................42
Đồ Thị 15: Tăng trưởng vốn chủ sở hữu của FPT.............................................43
Đồ Thị 16: Các chỉ tiêu doanh lợi của tập đoạn FPT 2012-2014......................43
Đồ Thị 17: Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu ROS của FPT..............................44
Đồ Thị 18: Tỉ suất doanh lợi tổng tài sản ROA của FPT..................................44
Đồ Thị 19: Tỉ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu ROE của FPT.............................45
Đồ Thị 20: Chỉ số khả năng thanh toán của FPT..............................................46
Đồ Thị 21: Chỉ số hoạt động của FPT 2012-2014.............................................47
Đồ Thị 22: Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản của FPT..................................................50
Đồ Thị 23: Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu năm 2014.........................................50
Đồ Thị 24: Tỷ suất lợi nhuận hoạt động năm 2014...........................................51

GVHD: TS.VÕ ĐỨC TOÀN – TRẨM BÍCH LỘC TRANG 8


QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ

BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm 2013 - 2015......................10
Bảng 2: So sánh mức lãi suất huy động các kỳ hạn (2014 -2015M8)...............20
Bảng 3: So sánh mức lãi suất huy động các kỳ hạn (2014 -2015M8)...............20
Bảng 4: Doanh thu ngành công nghiệp CNTT..................................................23
Bảng 5: Kim ngạch xuất nhập khẩu ngành CNTT............................................23
Bảng 6: Kim ngạch nhập khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất của Việt Nam.............25
Bảng 7: Chỉ số tài chính của một số ngành hiện nay........................................31
Bảng 8: Bảng cân đối kế toán của tập đoàn FPT 2012 - 2014..........................38
Bảng 9: Kết quả hoạt động kinh doanh của tập đoàn FPT 2012 - 2014............39
Bảng 10: Lưu chuyển tiền tệ 2013 - 2014.........................................................40
Bảng 11: Chỉ tiêu tăng trưởng của tập đoàn FPT..............................................41
Bảng 12: Các chỉ tiêu doanh lợi của tập toàn FPT 2012-2014..........................43
Bảng 13: Các chỉ tiêu quản lý và thanh khoản..................................................45
Bảng 14: Cơ cấu vốn và phương trình Dupont.................................................49

GVHD: TS.VÕ ĐỨC TOÀN – TRẨM BÍCH LỘC TRANG 9


QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ

1. VĨ MÔ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM


Kinh tế Việt Nam trong 9 tháng năm 2015 diễn ra trong bối cảnh thị trường
toàn cầu có nhiều biến động mạnh:
Thị trường hàng hóa quốc tế, đặc biệt là dầu thô giảm giá liên tục và giảm ở
mức sâu trong những tháng qua, chủ yếu do nguồn cung tăng, tác động tích cực tới
tăng trưởng của các nước nhập khẩu dầu nhưng đối với các nước xuất khẩu dầu, tăng
trưởng bị ảnh hưởng do doanh thu xuất khẩu giảm. Bên cạnh đó, mối quan ngại lớn
nhất trong thời gian qua là sự bất ổn của thị trường tài chính toàn cầu với việc giảm giá
đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, khiến phần lớn
các quốc gia châu Á phải đối mặt với áp lực phá giá tiền tệ để bảo đảm năng lực cạnh
tranh tại các thị trường xuất khẩu. Ngoài ra, thị trường tiền tệ và cổ phiếu tại các nền
kinh tế mới nổi đang chịu nhiều áp lực do các dòng vốn đầu tư giảm đáng kể.
Ở trong nước, giá dầu thế giới giảm mạnh đã khiến giá dầu trong nước giảm,
tác động trực tiếp đến nền kinh tế và ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, xem xét ở khía
cạnh tích cực thì giá dầu giảm là cơ hội để hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ
trong nước giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm, thúc đẩy tiêu dùng xã hội.
Xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự giảm giá đồng
Nhân dân tệ và các đồng tiền của nhiều nước khác trên thế giới.
Trước diễn biến phức tạp của kinh tế toàn cầu, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt
các Bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp, chính sách, nhất là chính
sách tài khóa, tiền tệ nhằm bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy sản xuất kinh
doanh, duy trì mức tăng trưởng hợp lý. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội 9
tháng năm 2015 như sau:

1.1 Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP)


Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 9 tháng năm 2015 ước tính tăng 6,50% so
với cùng kỳ năm 2014. Trong mức tăng 6,50% của toàn nền kinh tế, khu vực nông,
lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,08%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,57%,
khu vực dịch vụ tăng 6,17%.
Về cơ cấu nền kinh tế 9 tháng năm nay, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản
chiếm tỷ trọng 16,30%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,09%; khu vực

GVHD: TS.VÕ ĐỨC TOÀN – TRẨM BÍCH LỘC TRANG 10


QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ

dịch vụ chiếm 40,52%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,09%.
Đóng góp của các khu
9 tháng 9 tháng 9 tháng
vực vào tăng trưởng 9
năm 2013 năm 2014 năm 2015
tháng năm 2015
Tổng số 5,14 5,53 6,50 6,50
Nông, lâm nghiệp
2,38 2,94 2,08 0,36
và thủy sản
Công nghiệp và xây
4,88 5,75 9,57 3,12
dựng
Dịch vụ 6,43 5,94 6,17 2,38
Thuế sản phẩm trừ
5,93 7,55 5,50 0,64
trợ cấp sản phẩm
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm 2013 - 2015
Xét về góc độ sử dụng GDP 9 tháng, tiêu dùng cuối cùng tăng 9,07% so với
cùng kỳ năm 2014, đóng góp 7,31 điểm phần trăm vào mức tăng chung; tích lũy tài
sản tăng 8,08%, đóng góp 2,62 điểm phần trăm; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa
và dịch vụ làm giảm 3,43 điểm phần trăm của mức tăng trưởng chung.
6.6

6.2
Đơn vị tính: %

5.8

5.4

5.0
Q3/2013 9T/2013 Q4/2013 Q1/2014 6T/2014 9T/2014 Q1/2015 6T/2015

Đồ Thị 1: Tốc độ tăng trưởng GDP

1.2 Chỉ số giá tiêu dùng CPI


Tổng cục Thống kê đã công bố chỉ số CPI tháng 9 với mức giảm -0,21% so với
tháng 8 là tháng Chín duy nhất trong 10 năm gần đây có CPI giảm, chủ yếu do tác
động của giá xăng được điều chỉnh giảm vào thời điểm 19/8 và 03/9/2015; giá gas

GVHD: TS.VÕ ĐỨC TOÀN – TRẨM BÍCH LỘC TRANG 11


QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ

được điều chỉnh giảm vào thời điểm 01/9/2015.


Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2015 tăng 0,4% so với tháng 12/2014, là mức tăng
thấp nhất trong 10 năm gần đây. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 9 tháng năm nay tăng
0,74% so với bình quân cùng kỳ năm 2014.

0.5

0.3
Đơn vị tính %

0.1

1 2 3 4 5 6 7 8

Đồ Thị 2: Chỉ số giá tiêu dùng 8 tháng 2015


Nhìn chung chỉ số giá tiêu dùng 9 tháng năm nay tăng tương đối thấp. Các yếu
tố giữ cho giá tiêu dùng 9 tháng năm nay tăng thấp:
- Nguồn cung về lương thực, thực phẩm dồi dào nhưng tình hình xuất khẩu gạo
của nước ta gặp khó khăn đã tác động đến giá bán buôn, bán lẻ gạo trong nước giảm;
- Giá các mặt hàng thiết yếu trên thế giới tương đối ổn định, trong đó giá nhiên
liệu, chất đốt, sắt thép trên thị trường thế thới gần đây giảm mạnh;
- Mức độ điều chỉnh giá một số nhóm hàng do Nhà nước quản lý như dịch vụ
giáo dục, dịch vụ y tế thấp hơn các năm trước;
- Các Bộ, ngành và địa phương đã triển khai tích cực và có hiệu quả Nghị quyết
số 01/NQ-CP ngày 03/01/2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu
chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách
Nhà nước năm 2015.

GVHD: TS.VÕ ĐỨC TOÀN – TRẨM BÍCH LỘC TRANG 12


QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ

1.3 Sản xuất công nghiệp


20

10
Đ ơ n v ị tín h %

0
Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8

-10

-20

Đồ Thị 3: Tăng trưởng toàn ngành công nghiệp trong 8 tháng đầu năm 2015
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng Chín ước tính tăng 10,1% so với
cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,8% so với
cùng kỳ năm trước, cao hơn nhiều mức tăng 6,7% của cùng kỳ năm 2014.
Trong 9 tháng năm nay, một số sản phẩm công nghiệp có chỉ số sản xuất tăng
cao so với cùng kỳ năm trước: Điện thoại di động tăng 50,5%; ti vi tăng 45,5%; giày,
dép da tăng 24,1%; thép cán tăng 20,1%; thức ăn cho thủy sản tăng 15,2%; sữa bột
tăng 15,1%; sữa tươi tăng 14,9%. Một số sản phẩm tăng khá: Điện sản xuất tăng
12,3%; sơn hóa học tăng 11%; xi măng tăng 10,7%; dầu thô tăng 10,7%.
Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 8/2015 tăng 1%
so với tháng trước và tăng 13,3% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm
01/9/2015 tăng 9,9% so với cùng thời điểm năm trước.
Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm
01/9/2015 tăng 7,1% so với cùng thời điểm năm trước, trong đó lao động khu vực
doanh nghiệp Nhà nước tăng 0,2%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 4,9%; doanh
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 10,6%. Tại thời điểm trên, số lao động
đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng giảm 1,8% so với cùng thời
điểm năm trước; ngành chế biến, chế tạo tăng 8%; ngành sản xuất, phân phối điện tăng
0,8%; ngành cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 4,4%.

GVHD: TS.VÕ ĐỨC TOÀN – TRẨM BÍCH LỘC TRANG 13


QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ

1.4 Xuất – Nhập Khẩu hàng hóa


1.4.1 Xuất khẩu hàng hóa
Tính chung 9 tháng, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 120,7 tỷ USD,
tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước
Một số mặt hàng chủ yếu có kim ngạch tăng cao so với cùng kỳ năm trước:
Điện thoại các loại và linh kiện đạt 23,2 tỷ USD, tăng 34,3%; hàng dệt may đạt 17,1 tỷ
USD, tăng 10,6%; điện tử máy tính và linh kiện đạt 11,4 tỷ USD, tăng 52,8%; giày dép
đạt 8,8 tỷ USD, tăng 18,4%; máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng khác đạt 5,8 tỷ USD,
tăng 9,8%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 4,9 tỷ USD, tăng 9,1%; túi xách, va li, mũ, ô dù đạt
2,2 tỷ USD, tăng 15,6%; hạt điều đạt 1,8 tỷ USD, tăng 20,6%.
Về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu, nhóm hàng khoáng sản và công nghiệp chế tạo
ước tính đạt 55,4 tỷ USD, chiếm 45,9% tổng kim ngạch xuất khẩu (cùng kỳ năm 2014
chiếm 42,1%) và tăng 19,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó nhóm hàng điện
thoại các loại và linh kiện chiếm tỷ trọng 19,2% (cùng kỳ là 15,7%), tăng mạnh tới
34,3%; điện tử, máy tính chiếm 9,5% (cùng kỳ 2014 là 6,8%), tăng 52,8%. Như vậy,
mức tăng của các mặt hàng điện tử, máy tính, điện thoại và linh kiện (chiếm tỷ trọng
28,7% kim ngạch xuất khẩu) đã góp phần chủ yếu tạo ra tăng trưởng của nhóm hàng
này.

15,000

14,000
Đơn vị tình: triệu USD

13,000

12,000

11,000

10,000

9,000
Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8

GVHD: TS.VÕ ĐỨC TOÀN – TRẨM BÍCH LỘC TRANG 14


QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ

Đồ Thị 4: Tổng giá trị xuất khẩu trong 8 tháng đầu năm 2015
Về thị trường hàng hóa xuất khẩu 9 tháng, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu
lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 24,9 tỷ USD, tăng 19,6% so với cùng kỳ
năm 2014. Tiếp đến là EU với 22,8 tỷ USD, tăng 12,4%, trong đó mặt hàng điện thoại
các loại tăng 20%,máy tính và linh kiện tăng 53%. ASEAN đạt 13,8 tỷ USD, giảm
1,7%, trong đó mặt hàng điện thoại giảm 3%. Thị trường Trung Quốc đạt 12,5 tỷ USD,
tăng 12,5%, trong đó mặt hàng máy tính và linh kiện tăng 31,3%; xơ sợi dệt tăng 17%;
sắn và các sản phẩm của sắn tăng 35,8%; gạo tăng 9%. Nhật Bản đạt 10,5 tỷ USD,
giảm 4,9%. Hàn Quốc ước đạt 6,3 tỷ USD, tăng 20,5%, trong đó mặt hàng điện thoại
tăng 244,5%; máy vi tính tăng 91,2%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 3,2%.
Xuất khẩu 9 tháng năm 2015 tiếp tục thể hiện sự phụ thuộc ngày càng lớn vào
hoạt động gia công, lắp ráp. Nếu không tính 5 nhóm hàng chủ yếu (hàng dệt may, da
giày, túi xách, balo, điện tử, điện thoại và linh kiện) thì xuất khẩu 9 tháng năm nay
giảm 4,2% so với cùng kỳ năm trước.
1.4.2 Nhập khẩu hàng hóa

15,000

13,750
Đơn vị tính: triệu USD

12,500

11,250

10,000
Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8

Đồ Thị 5: Tổng giá trị nhập khẩu trong 8 tháng đầu năm 2015
Tính chung 9 tháng, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 124,5 tỷ USD,
tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2014.Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa
nhập khẩu 9 tháng ước tính đạt 130,4 tỷ USD, tăng 21,4% so với cùng kỳ năm trước,

GVHD: TS.VÕ ĐỨC TOÀN – TRẨM BÍCH LỘC TRANG 15


QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ

cao hơn nhiều so với mức tăng 14,1% của 9 tháng năm 2014.
Trong 9 tháng năm nay, kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng phục vụ gia
công, lắp ráp và sản xuất tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Máy móc thiết bị, dụng
cụ phụ tùng khác ước tính đạt 20,9 tỷ USD, tăng 30,2%; điện tử máy tính và linh kiện
đạt 17,3 tỷ USD, tăng 31%; điện thoại các loại và linh kiện đạt 8,1 tỷ USD, tăng
33,6%; vải đạt 7,5 tỷ USD, tăng 8,7%; sắt thép đạt 5,8 tỷ USD, tăng 7,2%; ô tô đạt 4,3
tỷ USD, tăng 71,6%, trong đó ô tô nguyên chiếc đạt 2,1 tỷ USD, tăng 113,2%; nguyên
phụ liệu dệt may, giày dép đạt 3,8 tỷ USD, tăng 9%; kim loại thường khác đạt 3 tỷ
USD, tăng 21,5%; sản phẩm chất dẻo đạt 2,8 tỷ USD, tăng 22,8%; bông tăng 44,2% về
lượng và tăng 17,1% về kim ngạch, tương đương 248 nghìn tấn và 191 triệu USD;
phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 243,6% về kim ngạch, tương đương 1,4 tỷ USD
do nhập khẩu và thuê mua máy bay.
Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu giảm so với cùng kỳ: Chất dẻo đạt
4,3 tỷ USD, giảm 6,7%; xăng dầu đạt 3,9 tỷ USD, giảm 36,2%; hóa chất đạt 2,4 tỷ
USD, giảm 1,8%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,7 tỷ USD, giảm 5%; sợi dệt đạt 1,1 tỷ USD,
giảm 1,6%.
Về thị trường hàng hóa nhập khẩu 9 tháng, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập
khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt 36,8 tỷ USD, tăng 18,1% so
với cùng kỳ năm trước, trong đó nhập khẩu máy móc thiết bị tăng 21,5%; điện thoại
các loại tăng 18,8%; vải tăng 12,6%. Hàn Quốc đứng ở vị trí thứ 2 với 20,9 tỷ USD,
tăng 32,4%, trong đó máy tính và linh kiện tăng 42,4%; máy móc thiết bị tăng 77,8%;
điện thoại tăng 87%. ASEAN đạt 17,6 tỷ USD, tăng 3,3%, trong đó máy móc thiết bị
tăng 14,8%; hóa chất tăng 16,7%; hàng điện gia dụng tăng 44%. Nhật Bản đạt 10,9 tỷ
USD, tăng 19%, trong đó máy móc thiết bị tăng 39,5%; máy tính và linh kiện tăng
45,2%; sắt thép tăng 9,6%. EU đạt 8,1 tỷ USD, tăng 23,3%, trong đó máy móc thiết bị
18,9%; phương tiện vận tải tăng 303,9%; dược phẩm tăng 16,3%. Hoa Kỳ đạt 6,1 tỷ
USD, tăng 32,4%, trong đó máy tính tăng 86,2%; máy móc thiết bị phụ tùng tăng
25,4%; bông tăng 51%.
Nhập siêu tháng Chín ước tính 100 triệu USD. Tính chung 9 tháng, nhập siêu ở
mức 3,9 tỷ USD bằng 3,2% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, trong đó khu vực
kinh tế trong nước nhập siêu cao ở mức 15,8 tỷ USD (cùng kỳ năm 2014 là 4,1 tỷ

GVHD: TS.VÕ ĐỨC TOÀN – TRẨM BÍCH LỘC TRANG 16


QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ

USD). Tác động của việc điều chỉnh tỷ giá của Trung Quốc và Việt Nam chưa thể hiện
rõ trong kết quả hoạt động xuất, nhập khẩu 9 tháng qua, nhưng trong quý IV có thể sẽ
bị ảnh hưởng và nhập siêu từ Trung Quốc có khả năng tiếp tục tăng cao.

1.5 Tình hình hoạt động của doanh nghiệp


1.5.1 Tình hình đăng ký doanh nghiệp
Trong tháng Chín (từ 20/8 đến 20/9/2015), cả nước có 7042 doanh nghiệp thành
lập mới với số vốn đăng ký là 44,5 nghìn tỷ đồng, bình quân vốn đăng ký một doanh
nghiệp đạt 6,3 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, số doanh nghiệp thành lập mới tăng
22,6%; số vốn đăng ký tăng 45,9%. Tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp
thành lập mới tháng Chín là 125,9 nghìn người, giảm 3,0% so với tháng trước.
Tính chung 9 tháng năm nay, cả nước có 68347 doanh nghiệp đăng ký thành lập
mới với tổng vốn đăng ký là 420,9 nghìn tỷ đồng, tăng 28,5% về số doanh nghiệp và
tăng 31,4% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Số vốn đăng ký bình quân
một doanh nghiệp thành lập mới đạt 6,2 tỷ đồng, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2014.
Số doanh nghiệp ngừng hoạt động quay trở lại hoạt động trong 9 tháng là 12848
doanh nghiệp, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2014. Nhìn chung, tình hình doanh
nghiệp gia nhập thị trường trong 9 tháng năm nay có sự cải thiện rõ rệt so với cùng kỳ
năm trước, thể hiện sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và hiệu quả của các giải
pháp chỉ đạo điều hành của Chính phủ trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh
doanh và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
1.5.2 Xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp
Theo kết quả điều tra về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp quý III
so với quý trước, có 36,6% số doanh nghiệp đánh giá tình hình khả quan hơn; 19,9%
số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn và 43,5% số doanh nghiệp cho rằng tình hình
sản xuất kinh doanh ổn định. Dự kiến quý IV so với quý III, có 46,8% số doanh nghiệp
đánh giá xu hướng sẽ tốt lên; 14,4% số doanh nghiệp dự báo kém đi và 38,8% số
doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định.
Về khối lượng sản xuất, có 40% số doanh nghiệp đánh giá khối lượng sản xuất
của doanh nghiệp quý III năm nay tăng so với quý trước; 20,7% số doanh nghiệp đánh
giá khối lượng sản xuất giảm và 39,3% số doanh nghiệp cho rằng ổn định. Xu hướng
quý IV so với quý III, có 49,2% doanh nghiệp dự báo khối lượng sản xuất tăng lên;

GVHD: TS.VÕ ĐỨC TOÀN – TRẨM BÍCH LỘC TRANG 17


QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ

13,8% số doanh nghiệp dự báo giảm và 37,0% số doanh nghiệp dự báo ổn định.
Về đơn đặt hàng xuất khẩu quý III so với quý trước, có 28,5% số doanh nghiệp
khẳng định số đơn hàng xuất khẩu cao hơn; 19,8% số doanh nghiệp có đơn hàng xuất
khẩu giảm và 51,7% số doanh nghiệp có đơn hàng xuất khẩu ổn định. Xu hướng quí
IV so với quý III, có 37,6% số doanh nghiệp dự kiến tăng đơn hàng xuất khẩu; 13,1%
số doanh nghiệp dự kiến giảm và 49,3% số doanh nghiệp dự kiến ổn định.
Về chi phí sản xuất, có 26,7% số doanh nghiệp khẳng định chi phí sản xuất trên
một đơn vị sản phẩm trong quí III tăng so với quí trước; 9,7% số doanh nghiệp khẳng
định chi phí giảm và 63,6% số doanh nghiệp đánh giá chi phí ổn định. Xu hướng quý
IV so với quí III, có 20,6% số doanh nghiệp dự kiến chi phí sản xuất sẽ tăng; 11,7%
cho rằng chi phí giảm và 67,7% số doanh nghiệp dự kiến chi phí sản xuất ổn định.
Về giá bán sản phẩm quý III so với quý trước, có 15% số doanh nghiệp cho biết
có giá bán sản phẩm tăng; 12,7% số doanh nghiệp có giá bán thấp hơn và 72,3% số
doanh nghiệp có giá bán sản phẩm ổn định. Dự kiến giá bán sản phẩm quý IV so với
quý III, có 16,1% số doanh nghiệp dự báo giá bán sản phẩm sẽ cao hơn; 8,8% số
doanh nghiệp dự báo giá bán sẽ thấp hơn và 75,1% số doanh nghiệp dự báo giá bán
sản phẩm sẽ ổn định.
Về tình hình tồn kho sản phẩm, có 21,7% số doanh nghiệp có lượng tồn kho
quý III tăng so với quý trước; 30,9% số doanh nghiệp có lượng tồn kho giảm và 47,4%
số doanh nghiệp giữ ổn định. Xu hướng quý IV so với quý III, có 16,2% số doanh
nghiệp dự báo lượng hàng tồn kho sẽ tăng; 33,5% số doanh nghiệp cho rằng lượng
hàng tồn kho sẽ giảm và 50,3% số doanh nghiệp dự báo sẽ giữ ổn định.
Về tồn kho nguyên vật liệu quý III so với quý II, có 19,7% số doanh nghiệp cho
biết lượng tồn kho nguyên vật liệu tăng; 28,4% số doanh nghiệp cho là giảm và 51,9%
số doanh nghiệp trả lời giữ nguyên. Dự kiến quý IV so với quý III, có 14,9% số doanh
nghiệp dự báo lượng tồn kho nguyên vật liệu tăng; 30,7% dự báo lượng tồn kho giảm
và 54,4% số doanh nghiệp cho rằng sẽ không có biến động về tồn kho nguyên, vật
liệu.

1.6 Lạm Phát


Lạm phát thấp và ổn định. Mặc dù trong tháng 9 lạm phát (so cùng kì năm
trước) giảm xuống 0% nhưng lạm phát cơ bản vẫn ở mức 2,4%, là mức ổn định của

GVHD: TS.VÕ ĐỨC TOÀN – TRẨM BÍCH LỘC TRANG 18


QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ

lạm phát cơ bản trong suốt 7 tháng gần đây. Căn cứ diễn biến của giá dầu,
UBGSTCQG giảm dự báo lạm phát năm 2015 xuống dưới 2%.
Lạm phát thấp tạo điều kiện cho lãi suất giảm là tín hiệu vô cùng đáng mừng
của nền kinh tế, tuy nhiên, thực tế cung và cầu về vốn vẫn chưa thể gặp nhau. Doanh
nghiệp không thể tiếp cận được khoản vay do không đáp ứng được các tiêu chuẩn của
ngân hàng, trong khi đó, phía ngân hàng có thể hạ lãi suất, nhưng không thể hạ tiêu
chuẩn cho vay. Khó khăn thiếu vốn vẫn còn và nhiều doanh nghiệp tiếp tục đối mặt
với những khó khăn phía trước.
4

3
Đơn vị tính: %

0
T9/14 T10/14 T11/14 T12/14 T1/15 T2/15 T3/15 T4/15 T5/15 T6/15 T7/15 T8/15 T9/15

lạm phát
lạm phát cơ bản

Đồ Thị 6: Lạm phát và lạm pháp cơ bản 9/2014-9/2015 (Nguồn: UBGSTCQG)

1.7 FDI
Tính chung trong 9 tháng năm 2015, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là
17,15 tỷ USD, tăng 53,4% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong 9 tháng năm 2015 có sự tăng đột biến về đầu tư nước ngoài so với cùng
kỳ năm 2014 là do trong tháng 8 và tháng 9 đã cấp phép một số dự án có tổng vốn đầu
tư lớn như: Dự án Nhà máy điện Duyên Hải 2 với tổng vốn đầu tư là 2,4 tỷ USD của
nhà đầu tư Malayssia đầu tư tại Trà Vinh: Dự án Công ty SamSung Display Việt Nam
của Hàn Quốc với số vốn đầu tư tăng thêm là 3 tỷ USD dự án được đầu tư tại KCN
Bắc Ninh.
1.7.1 Theo lĩnh vực đầu tư
Nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 17 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực

GVHD: TS.VÕ ĐỨC TOÀN – TRẨM BÍCH LỘC TRANG 19


QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ

Công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu
tư nước ngoài với 737 dự án đầu tư đăng ký mới và 346 lượt dự án tăng vốn, với tổng
số vốn cấp mới và tăng thêm là 11,36 tỷ USD, chiếm 66,3% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với 2 với 5 dự án đăng ký mới và 3
lượt dự án tăng vốn với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,6 tỷ USD,
chiếm 15,3% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ 3 là lĩnh vực Kinh doanh bất động sản với 19
dự án đầu tư mới và 7 lượt dự án tăng vốn, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng
thêm là 1,81 tỷ USD.
1.7.2 Theo đối tác đầu tư
Đã có 58 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hàn Quốc
dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 5,74 tỷ USD, chiếm
33,5% tổng vốn đầu tư tại Việt Nam. Malaysia đứng vị trí thứ hai với số vốn là 2,4 tỷ
USD chiếm 14,6% tổng vốn đầu tư, Vương quốc Anh đứng vị trí thứ ba với 19 dự án
cấp mới và 2 dự án tăng vốn với tổng số vốn đầu tư là 1,27 tỷ USD chiếm 7,4% tổng
vốn đầu tư, BritishVirginIslands đứng vị trí thứ tư với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp
mới và tăng thêm là 1,13 tỷ USD, chiếm 6,6% tổng vốn đầu tư.
1.7.3 Theo địa bàn đầu tư
Trong 9 tháng năm 2015 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 49 tỉnh thành
phố, trong đó Bắc Ninh dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là
3,34 tỷ USD, chiếm 20,1% tổng vốn đầu tư đăng ký. TP Hồ Chí Minh đứng thứ hai
với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,61 tỷ USD, chiếm 15,2%. Trà Vinh
đứng thứ 3 với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm 2,52 tỷ USD, chiếm 14,7%
tổng vốn đầu tư.
Xét theo vùng thì Đông Nam Bộ là vùng thu hút được nhiều vốn ĐTNN nhất
với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt 6,4 tỷ USD, chiếm 37,3% tổng vốn đầu
tư đăng ký của cả nước. Đứng thứ 2 là vùng Đồng bằng Sông hồng với tổng vốn đầu
tư cấp mới và tăng thêm đạt 6,05 tỷ USD, chiếm 35,3% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đứng thứ 3 với tổng số vốn đầu tư là 3,1 tỷ
USD chiếm 18,2% tổng vốn đầu tư, Tây Nguyên là vùng thu hút đầu tư nước ngoài ít
nhất cả nước trong 9 tháng cả vùng chỉ thu hút được 38,1 triệu USD chiếm 0,2% tổng
vốn đầu tư đăng ký của cả nước.

GVHD: TS.VÕ ĐỨC TOÀN – TRẨM BÍCH LỘC TRANG 20


QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ

1.8 Lãi suất


Tháng 2-2015, lãi suất huy động kỳ hạn ngắn gần như không thay đổi so với
tháng liền trước. Lãi suất cho vay doanh nghiệp ở mức 8-11%/năm, bình quân
9,59%/năm tại thời điểm cuối tháng 2-2015, thấp hơn bình quân 9,88%/năm trong
tháng 1-2015 và thấp hơn bình quân 10,04%/năm trong tháng 12-2014.
Bảng 2: So sánh mức lãi suất huy động các kỳ hạn (2014 -2015M8) (Nguồn: BSC)
Kỳ hạn 2014 2015M8 Chênh
VND
Không kỳ hạn – 1 tháng 0,8 – 1,0 0,8 – 1,0 0
1 tháng – 6 tháng 5,0 – 5,5 4,5 – 5,4 - 0,5
6 tháng – 12 tháng 5,7 – 6,8 5,4 – 6,5 - 0,3
Trên 12 tháng 6,8 – 7,5 6,4 – 7,2 - 0,4
USD
Dân cư 0,75 0,75 0
Tổ chức 0,25 0,25 0
Tuy nhiên, từ tháng 5-2015, mặt bằng lãi suất tăng nhẹ cả trên thị trường liên
ngân hàng và thị trường dân cư, tổ chức kinh tế. Cuối tháng 5, đầu tháng 6-2015, lãi
suất huy động các kỳ hạn ngắn dưới 12 tháng tăng khoảng 0,2-0,5%/năm, mức tăng
cao hơn chủ yếu là các kỳ hạn dài.
Bảng 3: So sánh mức lãi suất huy động các kỳ hạn (2014 -2015M8) (Nguồn: BSC)
Kỳ hạn 2014 2015M7 Chênh
VND ngắn hạn 7–9 7–9 0
VND trung, dài 9 – 11 9,3 – 11 0
hạn
USD ngắn hạn 3–6 3 – 5,5 - 0,5
USD trung, dài hạn 5,5 – 7 5,5 – 6,7 -0,3
Hiện mặt bằng lãi suất huy động bằng VND phổ biến ở mức 0,8-1%/năm đối
với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; từ 4,5-5,4%/năm đối với tiền gửi
có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; từ 5,4-6,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6
tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn trên 12 tháng ở mức từ 6,4-7,2%/năm.
Trong khi đó, lãi suất cho vay duy trì ở mức cũ (từ năm 2014), cụ thể: lãi suất
cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên phổ biến ở mức 7-8%/năm; cho vay lĩnh vực sản
xuất, kinh doanh khác khoảng 9-10,5%/n ăm đối với ngắn hạn; 11-12,5%/năm đối với
trung và dài hạn; trong đó một số doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, minh
bạch, sản xuất kinh doanh hiệu quả, lãi suất cho vay chỉ 6-7%/năm.

GVHD: TS.VÕ ĐỨC TOÀN – TRẨM BÍCH LỘC TRANG 21


QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ

Theo tính toán của HSC, vào thời điểm cuối tháng 6-2015, lãi suất huy động
bình quân ở mức 5,76% và lãi suất cho vay bình quân cũng tăng 0,02%.
Nửa cuối năm 2015, xu hướng ổn định lãi suất hiện hành sẽ là chủ đạo; đồng
thời, lãi suất tiền gửi cũng như cho vay, cả bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ cần được
điều chỉnh theo diễn biến lạm phát; thu hẹp bớt khoảng cách chênh lệch giữa lãi suất
huy động và lãi suất cho vay, giữa lãi suất nội tệ và ngoại tệ, phấn đấu giảm lãi suất
cho vay xuống đến mức thấp nhất có thể và phụ thuộc nhiều vào diễn biến của lạm
phát và kết quả cơ cấu lại hệ thống ngân hàng nói riêng, cơ cấu lại thị trường tài chính
và bất động sản nói chung. Tuy nhiên, thị trường bất động sản đang ấm lên cũng tác
động tới lãi suất huy động và cho vay của ngân hàng theo hướng buộc các ngân hàng
phải tăng lãi suất huy động để vừa giữ chân người gửi tiền, vừa tăng khả năng huy
động và đáp ứng nhu cầu vốn cho thị trường này. Lãi suất cho vay cũng vì thế sẽ phải
tăng lên để bảo đảm tỷ suất lợi nhuận cho ngân hàng.

1.9 Tỷ Giá
Trong tháng 8/2015, Ngân hàng Nhà Nước Viêt Nam (SBV) đã thực hiện một
loạt các điều chỉnh về tỷ giá nhằm ổn định lại thị trường trước sóng gió do sự giảm giá
mạnh của đồng nhân dân tệ (RMB) gây ra.
Lần điều chỉnh thứ nhất diễn ra vào ngày 11/8, biên độ tỷ giá được nới rộng
thêm 1% lên mức 2%. Đây là động thái bình ổn thị trường ngoại hối trong nước vào 1
ngày sau khi Ngân hàng Nhân Dân Trung Quốc phá giá đồng nội tệ. Tỷ giá trần/sàn
lần lượt là 21240 và 22106 VND/USD từ biên độ 21456-21890 VND/USD trước đó.
Tính tới thời điểm điều chỉnh lần thứ nhất, tỷ giá liên ngân hàng duy trì ở vùng 21825-
21830, cách trần khoảng 60 VND; Tỷ giá tự do giao dịch ở vùng 21910-21940
VND/USD.
Lần điều chỉnh thứ hai diễn ra vào ngày 19/8, tỷ giá bình quân liên ngân hàng
do SBV công bố được phá giá 1%, lên 21890 VND/USD và biên độ được nới lên 3%.
Như vậy sau 2 lần điều chỉnh tỷ giá, việc mở rộng lên phía trên của trần tỷ giá
cho phép giá USD trên thị trường có nhiều không gian hơn trong bối cảnh diễn biến
quôc tế phức tạp hơn quá nhiều. Dù vậy, diễn biến trên thị trường ngoại hối vẫn khá
căng thẳng khi tỷ giá liên ngân hàng áp gần mức giá trần cho phép.SBV cũng đã đưa
ra các thông điệp hỗ trợ thị trường, sẵn sàng bán ngoại tệ can thiệp ổn định thị trường

GVHD: TS.VÕ ĐỨC TOÀN – TRẨM BÍCH LỘC TRANG 22


QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ

khi cần thiết.

Đồ Thị 7: Biến động một số loại tỷ giá USD/VND của VCB (6/2013-6/2015)

2. VĨ MÔ NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

2.1. Khái Niệm Ngành Công Nghệ Thông Tin


Công nghệ Thông tin (Information Technology, viết tắt là IT) là ngành ứng
dụng công nghệ quản lý và xử lý thông tin, là tập hợp các phương pháp khoa học, các
phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông.
Cổ phiếu công nghệ thông tin có tính chu kỳ, vì nó phụ thuộc rất lớn vào nhu
cầu chi tiêu vốn và vào nhu cầu của người tiêu dùng và doanh nghiệp. Tuy nhiên, các
công ty công nghệ thông tin có tiềm năng lớn trong dài hạn, vì các sản phẩm công
nghệ thông thường có tính ứng dụng cao và công nghệ mới luôn thu hút người sử
dụng. Cổ phiếu công nghệ thông tin thường được ưa chuộng ở giai đoạn bắt đầu hoặc
giữa của chu kỳ tăng trưởng kinh tế.
Với các dấu hiệu vĩ mô tương đồng về GDP, IP, tín dụng… Việt Nam được

GVHD: TS.VÕ ĐỨC TOÀN – TRẨM BÍCH LỘC TRANG 23


QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ

xem là đang ở trong giai đoạn đầu của chu kỳ tăng trưởng. Trong giai đoạn này, khu
vực nào được hưởng lợi nhiều nhất từ các chính sách của Chính phủ sẽ có xu hướng
hồi phục mạnh, dẫn dắt nền kinh tế trong giai đoạn này như ngành ngân hàng, công
nghệ thông tin, bảo hiểm. Đó là các ngành tài chính, tiêu dùng không thiết yếu, công
nghệ thông tin và công nghiệp.
Công nghệ thông tin là ngành quản lý công nghệ ,mở ra nhiều lĩnh vực khác
nhau như phần mềm máy tính, hệ thống thông tin, phần cứng máy tính, ngôn ngữ lập
trình.

2.2 Tổng quan công nghiệp CNTT


Công nghệ thông tin là một trong những ngành đạt được tốc độ tăng trưởng cao
nhất trong nền kinh tế Việt Nam. Trong suốt thập kỷ qua, tốc độ tăng trưởng trung
bình của ngành là 20 – 25%, trong đó lĩnh vực phần mềm tăng trưởng 30 – 35%, lĩnh
vực dịch vụ nội dung số tăng 60 – 70%.
Bảng 4: Doanh thu ngành công nghiệp CNTT
(ĐVT: triệu USD)
Tăng
2009 2010 2011 2012 2013
trưởng
Tổng DT công nghiệp CNTT 6.167 7.629 13.663 25.458 39.530 55,3%
Công nghiệp phần cứng 4.627 5.631 11.326 23.015 36.762 59,7%
Công nghiệp phần mềm 850 1.064 1.172 1.208 1.361 12,7%
Công nghiệp nội dung số 690 934 1.165 1.235 1.407 13,9%
Bảng 5: Kim ngạch xuất nhập khẩu ngành CNTT
(ĐVT: triệu USD)
2009 2010 2011 2012 2013
Kim ngạch xuất khẩu 3.370 5.666 10.893 22.916 34.760
Kim ngạch nhập khẩu 6.527 7.638 10.465 19.443 26.392
CNTT là một trong những công cụ hỗ trợ hữu hiệu nhất, là động lực cho sự
phát triển của mọi ngành nghề kinh tế cũng như sự phát triển chung của toàn xã hội.
Chính vì vậy, mặc dù nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng
đang bị tác động mạnh bởi sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu nhưng nhu cầu về ứng
dụng CNTT trong sản xuất và kinh doanh bị ảnh hưởng nhiều, thậm chí còn có thuận
lợi hơn bởi CNTT chính là một trong những giải pháp hữu hiệu để cắt giảm chi phí,
nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất và kinh doanh. Trong 2 năm 2008 – 2009,

GVHD: TS.VÕ ĐỨC TOÀN – TRẨM BÍCH LỘC TRANG 24


QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ

trong điều kiện khủng hoảng kinh tế toàn cầu, ngành CNTT Việt Nam vẫn duy trì
được tốc độ tăng trưởng xấp xỉ 20%.
Đ ơ n v ị tín h : tỷ V N Đ 30,000

20,000

10,000

0
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Doanh thu Lợi nhuận sau thuế

Đồ Thị 8: Doanh thu và lợi nhuận sau thuế của ngành CNTT 2008-2014

35,000 3,500

30,000 3,000

Đ ơn v ị tín h : V N D
25,000 2,500

20,000 2,000

15,000 1,500

10,000 1,000

5,000 500
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

EPS Giá

Đồ Thị 9: EPS và Giá của ngành CNTT 2008-2014

GVHD: TS.VÕ ĐỨC TOÀN – TRẨM BÍCH LỘC TRANG 25


QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ

21,000 900

20,000 800

19,000 700

18,000 600

17,000 500

16,000 400

15,000 300

14,000 200
2008 2009 2010 2011 2012 2013 Q3/2014

Khối lượng Giá sổ sách

Đồ Thị 10: Khối lượng giao dịch và giá sổ sách của ngành CNTT 2008 – Q3/2014
30,000

25,000

20,000

15,000

10,000

5,000
2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tổng nợ Vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn

Đồ Thị 11: Tổng nợ, VCSH, Tổng nguồn vốn của ngành CNTT 2008 – 2013

2.3 Các ngành công nghiệp CNTT


2.3.1 Công nghiệp phần cứng – điện tử
Bảng 6: Kim ngạch nhập khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất của Việt Nam từ 01/01/2014-
15/10/2014 và so sánh với cùng kỳ năm 2013
Kim ngạch So với cùng kỳ năm 2013
Hàng hóa
Kim ngạch Tốc độ
NK
Tổng giá trị 114,20 11,90 11,60
Trong đó, DN FDI 64,41 6,21 10,70
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác 17,24 3,06 21,60
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 13,99 - 0,05 - 0,30
Vải các loại 7,30 0,92 14,40
Điện thoại các loại và linh kiện 6,38 - 0,08 - 1,30

GVHD: TS.VÕ ĐỨC TOÀN – TRẨM BÍCH LỘC TRANG 26


QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ

Sắt thép các loại 5,83 0,52 9,70


Chất dẻo nguyên liệu 4,96 0,55 12,50
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giầy 3,67 0,74 25,20
Thức ăn gia súc và nguyên liệu 2,66 0,11 4,50
Kim loại thường khác 2,64 0,39 17,50
2.3.2 Công nghiệp phần mềm
Suy thoái kinh tế đã tác động đến ngành vực công nghiệp phần mềm, khiến
ngành này không còn giữ được tốc độ tăng trưởng cao như những năm trước, ở mức
20-30% mỗi năm. Năm 2012, thị trường phần mềm nội địa vô cùng khó khăn. Năm
2012, doanh thu công nghiệp phần mềm chỉ đạt gần 1,21 tỉ đô la Mỹ, tăng trưởng
khiêm tốn 3%, và một trong những nguyên nhân chính là thị trường tiêu thụ trong
nước bị giảm mạnh. Nhiều doanh nghiệp giảm tới 30% doanh thu và một số doanh
nghiệp đã phải dừng hoạt động.
Đánh giá của Vụ CNTT đưa ra: dù doanh thu từ công nghiệp phần cứng vượt
trội hơn hẳn so với công nghiệp phần mềm và dịch vụ, tuy nhiên, giá trị gia tăng Việt
Nam của phần cứng chỉ đạt khoảng 10%, trong khi nhiều phần mềm, dịch vụ đạt tới
80-90%.
2.3.3 Công nghiệp nội dung số
Lĩnh vực vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng khá. Ba doanh nghiệp chủ lực: VNG,
VTC Online và FPT Online.
- Games online:
+ Việt Nam trở thành thị trường game lớn nhất khu vực Đông Nam Á và
trở thành 1 trong 10 thị trường game online có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới.
+ Trong năm 2012, doanh thu Game online Việt Nam đạt vào khoảng
5.000 tỷ VND tăng khoảng 20% so với năm 2011.
+ VNG là doanh nghiệp nội địa lớn nhất đạt doanh thu 2.000 tỷ đồng với trên
40% thị phần, theo sau là VTC với tỷ lệ khoảng 30%, vị trí thứ ba thuộc về FPT ước
chừng 20%...
+ Thị trường xuất khẩu chủ đạo: Nhật Bản, Trung Quốc, các nước Mỹ la tinh và
một số nước châu Âu.
- Mạng xã hội: Zing me vẫn là mạng xã hội lớn nhất Việt Nam với số
người sử dụng đạt khoảng 15 triệu chiếm gần 20% dân số gấp 1,2 lần số người sử
dụng mạng xã hội facebook với hơn 12 triệu người sử dụng (chiếm gần 13% dân số).

GVHD: TS.VÕ ĐỨC TOÀN – TRẨM BÍCH LỘC TRANG 27


QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ

2.4 Chính sách hỗ trợ của Chính phủ


CNTT là ngành luôn nhận được những lợi điểm quan trọng và giá trị so với các
ngành kinh tế khác và được nhà nước coi là một ngành kinh tế chủ lực và mũi nhọn.
Tháng 8 năm 2009, Bộ TT&TT đã xây dựng “Đề án tăng tốc sớm đưa Việt Nam trở
thành quốc gia mạnh về CNTT” và đệ trình Thủ tưởng Chính phủ phê duyệt, bao gồm
các nội dung:
- Đến năm 2015, Việt Nam phải là 1 trong 70 (năm 2020 là 1 trong 60) nước
phát triển CNTT- VT hàng đầu thế giới. Tổng doanh thu lĩnh vực CNTT chiếm tỷ
trọng 17% - 20% (năm 2020 là 20% - 30%) trong GDP, tốc độ tăng trưởng trung bình
hàng năm gấp từ 2 - 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP.
- Hạ tầng viễn thông, đến năm 2015, phủ sóng thông tin di động băng rộng đến
70% (năm 2020 là 90%) dân cư trên cả nước; triển khai xây dựng cáp quang đến hộ
gia đình tại tất cả các đô thị mới; và triển khai xây dựng cáp quang đến 25% - 30% số
hộ gia đình trên cả nước vào năm 2020.
- Mật độ máy tính, internet; đến năm 2015: 20% - 30% (năm 2020 là 70% -
80%) số hộ gia đình trên cả nước có máy tính và truy cập Internet băng rộng.
- Về ứng dụng CNTT, đến năm 2015: Hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật đáp ứng nhu
cầu ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước tới cấp xã, phường (năm 2020 là đến
cấp thôn, bản); cung cấp hầu hết các dịch vụ công cơ bản trực tuyến mức độ 3 - có thể
trao đổi thông tin, gửi, nhận hồ sơ qua mạng (năm 2020 là mức độ 4 - có thể thanh
toán phí dịch vụ, nhận kết quả dịch vụ qua mạng) tới người dân và doanh nghiệp.
- Về các ngành công nghiệp CNTT, phát triển công nghiệp phần mềm và nội
dung số để năm 2015, Việt Nam sẽ là 1 trong 20 (năm 2020 là 1 trong 10) nước cung
cấp dịch vụ gia công phần mềm và nội dung số hấp dẫn nhất thế giới. Chuyển hướng
từ lắp ráp các sản phẩm phần cứng cho nước ngoài sang sản xuất phụ tùng, phát triển
công nghiệp phụ trợ để tiến tới tổ chức nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới vào
năm 2020.

2.5 Phân tích SWOT ngành CNTT


2.5.1 Điểm mạnh
Ngành CNTT Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực. Theo đánh
giá của ông Houlin Zhao, Phó Tổng thư ký Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU),

GVHD: TS.VÕ ĐỨC TOÀN – TRẨM BÍCH LỘC TRANG 28


QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ

hiện Việt Nam ở phía trước Indonesia và đang rút ngắn khoảng cách với Philippines về
phát triển CNTT.
Lợi thế quan trọng của Việt Nam trong việc phát triển ngành CNTT Việt Nam
là nguồn nhân lực trẻ, dồi dào và thông minh.
2.5.2 Điểm yếu
Công nghệ phần cứng của Việt Nam còn yếu kém, doanh thu của các doanh
nghiệp chủ yếu đến từ việc phân phối các sản phẩm nhập khẩu từ các nước Đông Nam
Á.
Về lĩnh vực phần mềm, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu gia công phần
mềm cho các doanh nghiệp nước ngoài và lắp đặt hệ thông cho các công ty lớn như
Cisco, Oracle.
Các doanh nghiệp CNTT Việt Nam chưa đưa ra được các sản phẩm có sức cạnh
tranh riêng trên thị trường quốc tế
2.5.3 Cơ hội
Trong những năm gần đây, chính phủ Việt Nam đã có những động thái
khuyến khích cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông – yếu tố quyết định giúp giảm giá
cả dịch vụ. Động thái mạnh mẽ gần đây nhất của Chính phủ là buộc tất cả các cơ quan
quản lý nhà nước, chính quyền địa phương công bố bộ thủ tục hành chính trên website
để người dân dễ dàng truy cập.
Việc Vietnam gia nhập WTO, TPP (2014), AEC (2015) và mở cửa thị trường là
cơ hội để Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm CNTT ra thế giới.
2.5.4 Thách thức
Các chi phí liên quan tới cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin ở Việt Nam còn cao
hơn so với hầu hết các nước láng giềng. Chi phí cao cũng gây tổn hại cho những doanh
nghiệp mà Việt Nam cần phát triển như các ngành xuất khẩu và các doanh nghiệp
công nghệ cao.
Việt Nam nằm trong số các quốc gia có tỷ lệ vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ
cao nhất. Việc này làm giảm động lực sáng tạo của các doanh nghiệp và làm cho thị
trường CNTT tại Việt Nam trở nên kém hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư nước ngoài.
Chất lượng công tác giáo dục của Việt Nam còn nhiều hạn chế. Dù có nhiều
trường đào tạo về CNTT, tỷ lệ sinh viên ra trường đáp ứng được nhu cầu của các

GVHD: TS.VÕ ĐỨC TOÀN – TRẨM BÍCH LỘC TRANG 29


QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ

doanh nghiệp lại không cao.

2.6 Phân tích các lực lượng cạnh tranh ngành


2.6.1 Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn
Rào cản gia nhập ngành khá cao đối với phân khúc Phần cứng và tương đối
thấp đối với Phân khúc Phần mềm và Nội dung số. Hiện tại, CNTT vẫn đang là một
ngành khá hấp dẫn về tốc độ tăng trưởng và tỷ suất sinh lợi, do đó áp lực cạnh tranh từ
các đối thủ tiềm ẩn tương đối cao.
2.6.2 Áp lực cạnh tranh từ các sản phẩm thay thế
Cho đến thời điểm hiện tại, các sản phẩm thuộc lĩnh vực CNTT như phần cứng,
phần mềm, nội dung số là các sản phẩm thiết yếu đối với nhiều ngành kinh tế xã hội,
và chưa có các sản phẩm thay thế. Do đó áp lực cạnh tranh từ các sản phẩm thay thế là
thấp. Tuy nhiên, ngành công nghiệp phần mềm đang phải chịu sự cạnh tranh không
lành mạnh từ các phần mềm không có bản quyền.
2.6.3 Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành
Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành đối với lĩnh vực CNTT là cao, thể hiện ở việc
giá cả các sản phẩm CNTT đã liên tục giảm trong suốt thời gian qua. Mặc dù hiện tại
FPT đang là công ty dẫn đầu về thị phần CNTT tại Việt Nam, khả năng chi phối các
công ty còn lại của FPT tương đối thấp. Nhìn chung CNTT là ngành phân tán, với tốc
độ tăng trưởng cao và số lượng các công ty trong ngành tương đối nhiều.
2.6.4 Áp lực cạnh tranh từ nhà cung cấp
Đối với lĩnh vực phần cứng, hiện nay trên thị trường chỉ có 2 nhà cung cấp chip
(Bộ vi xử lý -CPU) cho máy tính là AMD và Intel. Tất cả các máy tính bán ra trên thế
giới đều sử dụng bộ vi xử lý của hai hãng này chính vì quyền lực đàm phán của Intel
và AMD với các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp máy tính ở Việt Nam là rất lớn.
Hiện tại hệ điều hành được sử dụng phổ biến nhất là Window. Cho đến hiện tại vẫn
chưa có sản phẩm có thể thay thế hoàn hảo cho hệ điều hành cũng như các trình soạn
thảo của Window. Có thể nói áp lực cạnh tranh từ các nhà cung cấp đối với lĩnh vực
CNTT là khá cao.
2.6.5Áp lực cạnh tranh từ khách hàng
Áp lực cạnh tranh từ các khách hàng cá nhân đối với các sản phẩm CNTT là

GVHD: TS.VÕ ĐỨC TOÀN – TRẨM BÍCH LỘC TRANG 30


QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ

tương đối thấp. Về phía các khách hàng tổ chức, các khách hàng này có thể đàm phán
với các công ty CNTT về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, giá cả và các tiện ích đi kèm.
Tuy nhiên, chi phí cho cả một tổ chức khi chuyển đổi hệ thống thông tin sau khi đã áp
dụng lại khá cao. Nhìn chung áp lực cạnh tranh từ phía khách hàng đối với các công ty
CNTT ở mức độ trung bình.
2.6.6 Áp lực từ các bên liên quan
Trong số các bên liên quan mật thiết đến ngành như chính phủ, cộng đồng, các
hiệp hội, các chủ nợ, nhà tài trợ, cổ đông… chính phủ đóng vai trò quan trọng đối với
hoạt động của lĩnh vực CNTT. Trong thời gian qua, chính phủ đã ban hành nhiều
chính sách tác động trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận của các doanh nghiệp CNTT
như việc bắt buộc tất cả các cơ quan quản lý nhà nước phải mở website để người dân
có thể truy cập. Việc ứng dụng CNTT trong các cơ quan quản lý cũng được áp dụng
trên diện rộng.

2.7 Vai trò của ngành công nghệ thông tin đến kinh tế - xã hội – chính trị
Các báo cáo thống kê cho thấy ngành CNTT nói chung và ngành công nghiệp
phần mềm nói riêng ở Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng hàng năm gấp 3-4 lần mức
tăng trưởng GDP hàng năm.
Tại cuộc họp “Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính trị
và triển khai Đề án đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và
truyền thông” vào tháng 12/2010, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định:
“CNTT không chỉ là ngành công nghiệp dịch vụ phát triển với tốc độ cao, đóng góp
lớn vào nguồn thu cho đất nước mà còn là động lực phát triển hạ tầng quan trọng cho
sự phát triển kinh tế xã hội. Ngày nay không một ngành nào, lĩnh vực nào phát triển
mà không dựa vào sự hỗ trợ của CNTT-TT”.
Trong thời đại ngày nay không những ở phương tây mà ngay cả ở phương đông
chúng ta phải công nhận một thực tế rằng số lượng nhân viên thu thập và xử lý thông
tin ngày càng tăng so với bất kỳ một ngành nào khác mỗi năm ước tính có khoảng
hàng triệu máy tính ra đời. Các hệ thống máy tính này đã nối chúng ta lại với nhau, và
có thể nói rằng xã hội của thời đại chúng ta ngày nay đó là thời đại công nghệ thông
tin, như ta đã biết trong những năm đầu của thế kỷ các doanh nghiệp thường tập chung
tiềm lực của họ vào công việc đó là tự động hoá các công việc thủ công như nắp ráp để

GVHD: TS.VÕ ĐỨC TOÀN – TRẨM BÍCH LỘC TRANG 31


QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ

đem lại hiệu quả kinh tế, thì trong những năm gần đây nhận thấy rằng chỉ có những
công việc trí óc mới đem lại lợi nhuận cao và nền kinh tế thế giới sẽ phát triển và ngày
ngày càng cần nhiều những sản phẩm kỹ thuật cao và nền kinh tế của nước ta sẽ đi lên
nền kinh tế tri thức. Và một trong những nhân tố để thúc đẩy nền kinh tế của chúng ta
phát triển được như vậy đó chính là do sự phát triển của công nghệ thông tin, công
nghệ thông tin đã đóng một vai trò của một lực lượng trợ giúp và là một chất xúc tác
cho nền kinh tế phát triển những khái niệm về cơ sở dữ liệu, phần mềm thế hệ thứ tư,
hệ chuyên gia, vệ tinh viễn thông và vi tin học là những công cụ quản lý vô cùng tốt
cho các doanh nghịêp, sự phát tán của những công cụ này đôi khi được thực hiện
nhanh như chớp, như chúng ta đã biết.

2.8 Sự bùng nổ ngành công nghệ thông tin trong thời đại hiện nay
Trong thời đại công nghệ phát triển, Internet thật sự đã trở thành một phần
không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của đại đa số người dân trên toàn thế giới.
Theo báo cáo của Ủy ban băng rộng Liên Hợp Quốc, hơn 40% dân số thế giới đã kết
nối trực tuyến và đến năm 2017 sẽ có hơn 50% dân số toàn cầu truy cập Internet. Theo
nghiên cứu của Cimigo (tập đoàn độc lập chuyên về lĩnh vực Nghiên cứu thị trường và
thương hiệu) sẽ có khoảng 90% số người truy cập Internet có tham gia mua hàng trực
tuyến trong tương lai. Con số kết quả của nghiên cứu này chính là một tín hiệu đáng
mừng dự báo tương lai tươi sáng của xu hướng kinh doanh thương mại điện tử trên
toàn thế giới.
Mới đây, thị trường Việt ghi nhận sự ra mắt của kênh thương mại điện tử
MyMall. Ra mắt vào thời điểm cuối năm 2014, đây được đánh giá là trang mua sắm
trực tuyến đi tiên phong trong hàng loạt các chính sách giao dịch có lợi tối đa cho
người tiêu dùng. Từ ngày 14/1 đến ngày 18/1, trang mua sắm trực tuyến này tổ chức
sự kiện bốc thăm trúng thưởng Vui MyMall, hốt iPhone với nhiều giải thưởng hấp dẫn
để thu hút khách hàng. Với tốc độ phát triển chóng mặt, giờ đây, người ta không còn ví
thị trường thương mại điện tử là “con sư tử đang ngủ yên chưa được đánh thức” như
thời điểm mới xuất hiện nữa. Người tiêu dùng ngày càng có thêm nhiều lợi ích khi
nắm trong tay hàng ngàn sự chọn lựa kênh mua sắm trực tuyến cho riêng mình

GVHD: TS.VÕ ĐỨC TOÀN – TRẨM BÍCH LỘC TRANG 32


QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ

2.9 Phân Tích Các Chỉ Tiêu Ngành CNTT


Bảng 7: Chỉ số tài chính của một số ngành hiện nay (nguồn: www.cophieu68.vn)
STT Nhóm Ngành EPS PE ROA ROE BETA
1 Bất Động Sản 1.640 12,4 1% 2% 0,8
2 Cao Su 4.003 8,0 2% 5% 0,4
3 Chứng Khoán 1.289 14,1 2% 3% 1,2
4 Công nghệ Viễn Thông 2.221 12,3 2% 3% 0,6
5 Dịch Vụ- Du Lịch 2.691 12,0 3% 3% 0,2
6 Dược Phẩm/Y Tế/ Hóa Chất 4.622 8,4 4% 5% 0,5
7 Giáo Dục 1.622 9,2 3% 5% 0,2
8 Năng lượng/Điện/Khí/Gas 4.052 6,9 4% 6% 0,7
9 Ngân hàng/ Bảo Hiểm 1.608 17,7 0% 3% 1,1
Qua tình hình có được, ta thấy, EPS của ngành công nghệ thông tin ở mức khá
cao trong nền kinh tế và có triển vọng tăng trưởng rất khả quan trong tương lai, khi mà
thời đại ngày nay, tất cả đều được phát triển dựa trên nền tảng công nghệ thông tin.
Máy móc, điện tử, viễn thông….đều hiện diện trong hầu hết các hoạt động sản xuất
kinh doanh, cũng như trợ giúp vô cùng đắc lực, nâng cao chất lượng sống của con
người. Theo thống kê, mức lương của nguồn nhân lực hoạt động trong ngành Công
Nghệ Thông Tin đứng xấp xỉ ở vị trí thứ ba của nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
P/E ngành nằm trong khoảng an toàn, từ 10-15, đạt mức 12,3, một con số rất
bền vững, cho thấy được ngành công nghệ thông tin hiện nay thật sự là một ngành
nghề rất hấp dẫn, rất đáng để đầu tư, phát triển. ROA, ROE luôn ở mức ỏn định 2%-
3% gần bằng mức ROA, ROE của thị trường và có xu hướng tăng trưởng liên tục qua
các quý của năm. Và cùng với đó, tình hình ngành 6 tháng đầu năm 2015, liên tục có
sự tăng trưởng trong khi các ngành khác có khuynh hướng tăng trưởng không ổn định,
cho thấy được tiêm năng phát triển của ngành là rất lớn.

GVHD: TS.VÕ ĐỨC TOÀN – TRẨM BÍCH LỘC TRANG 33


QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ

Đồ Thị 12: Diển biến của VNIndex và các ngành


Ngành Công nghệ thông tin – Viễn thông rất có triển vọng trong 6 tháng cuối
năm 2015 và lưu ý các cổ phiếu đáng lưu ý gồm: FPT, CMG, ITD, HIG.
- FPT: Kết quả kinh doanh tăng trưởng tốt với Doanh Thu Thuần 5T2015 đạt
15.962 tỷ đồng (+30%yoy), LNST đạt 948 tỷ đồng (+16%yoy).
- CMG: có đối tác chiến lược Time dotCom Berhad cùng với mạng cáp quang
biển APG đi vào khai thác cuối năm 2014 giúp đẩy mạnh khối Viễn thông.
- ITD: hiện đứng vị trí số 1 với 70 – 80% thị phần mảng công nghệ thu phí giao
thông, trích lập phần lớn với hai công ty con thua lỗ.
- HIG: Khả năng cao hoàn thành kế hoạch năm do nhu cầu tăng mạnh so với
2014 và đã trích lập mạnh tay trong 2014 và thoái vốn khỏi BĐS, tập trung vào hoạt
động kinh doanh chính.
Mã chứng khoán FPT CMC ITD HIG
DT 2014 (tỷ đồng) 32.645 3.265 448 503
LN 2014 (tỷ đồng) 2.079 118 20 5
DT 2015F (tỷ đồng) 39.600 3.093 540 575
LN 2015 (tỷ đồng) 2.359 155 33 11
EPS 2015 4.682 1.800 1.795 506
P/E 2015 9,91 8,67 9,67 14,22
P/B 2015 2,14 1,31 1,14 0,42
Giá đóng cửa 31/12/2014 48.000 8.900 9.300 4.600
Giá đóng cửa 31/3/2015 48.400 11.300 12.800 5.100
Giá đóng cửa 30/6/2015 46.400 15.600 19.000 7.200
Tăng/Giảm 13,45% 75,28% 104,0% 56,52%
Giá Mục tiêu 56.186 15.66S 17.357 7.592
Với mức Beta ngành vào khoảng 0,6, Lãi suất phi rủi ro là 7%, lãi suất thị trường là

GVHD: TS.VÕ ĐỨC TOÀN – TRẨM BÍCH LỘC TRANG 34


QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ

15,5%, theo mô hình CAMP, ta tính được lợi suất danh mục đầu tư như sau:
Re = Rf + β x (Rm – Rf)
= 0,07+ 0.6 x (0,155 – 0,07)
= 12,1 %
Đây là mức sinh lời khá hấp dẫn trên thị trường hiện nay.

2.10 Kết luận


CNTT là ngành có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, ít chịu ảnh hưởng trong
đợi khủng hoảng kinh tế tài chính vừa qua. Đây cũng là ngành được chính phủ Việt
Nam đặc biệt quan tâm nhằm mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một nước mạnh về
CNTT vào năm 2020.
Vận động trong xu hướng phát triển của ngành, hầu hết các công ty thuộc lĩnh
vực CNTT đều đạt được tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận tương đối ấn tượng
trong thời gian qua. Một đặc điểm của cổ phiếu ngành CNTT là hệ số Beta tương đối
thấp, thể hiện cổ phiếu của nhóm ngành này vận động chậm hơn biến động của thị
trường.
Chúng tôi xếp các cổ phiếu ngành CNTT vào nhóm cổ phiếu an toàn, phù hợp
cho mục đích đầu tư trung và dài hạn.

3. PHÂN TÍCH TẬP ĐOÀN FPT

3.1 Sơ lược về tập đoàn FPT


Nhiều năm gần đây, Công ty FPT được bình chọn là Công ty tin học hàng đầu
Việt nam (PC World) và nhận được nhiều bằng khen, giải thưởng như: giải Sao Vàng
Đất Việt, Huân Chương lao động hạng nhất, hạng nhì... Lĩnh vực kinh doanh của FPT
bao gồm: tích hợp hệ thống, Sản xuất phần mềm, Phân phối các sản phẩm CNTT,
Cung cấp các giải pháp, các dịch vụ viễn thông và Internet, Phân phối điện thoại di
động... FPT đang làm chủ công nghệ trên tất cả các hướng phát triển của mình với các
chứng chỉ ISO cho tất cả các lĩnh vực hoạt động, CMMI cho phát triển phần mềm và
đang là đối tác Vàng của Cisco, Microsoft, Oracle, Checkpoint.
- Số lượng nhân sự: 22.016
- Số lượng chi nhánh: 17
- Website: www.fpt.com.vn

GVHD: TS.VÕ ĐỨC TOÀN – TRẨM BÍCH LỘC TRANG 35


QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ

3.1.1 Lịch sử hình thành


Ngày 13/9/1988, thành lập Công ty Công nghệ Thực phẩm (The Food
Processing Technology Company), tiền thân của Công ty FPT.
Ngày 27/10/1990, công ty đổi tên thành Công ty Phát triển Đầu tư Công nghệ
FPT (tên giao dịch quốc tế: The Corporation for Financing and Promoting
Technology). Ngày 13/3/1990, công ty mở chi nhánh đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh.
Năm 1999, công ty thành lập 2 trung tâm xuất khẩu phần mềm tại Hà Nội và TP
Hồ Chí Minh, 2 trung tâm đào tạo lập trình viên quốc tế FPT Aptech tại Hà Nội và TP
Hồ Chí Minh, khai trương Khu Công nghệ Phần mềm FPT tại tòa nhà HITC.
Tháng 3/2002, công ty cổ phần hóa với tên Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư
Công nghệ FPT (tên tiếng Anh giữ nguyên).
Năm 2005, FPT thành lập Trung tâm FPT Media, chuyển đổi Chi nhánh Truyền
thông FPT thành CTCP Viễn thông FPT (FPT Telecom), FPT Telecom nhận Giấy
phép thiết lập hạ tầng mạng viễn thông ở Việt Nam, thành lập Công ty TNHH FPT
Software Nhật Bản, Vườn ươm FPT tại TP Hồ Chí Minh.
Năm 2006, FPT Telecom được cấp phép cung cấp thử nghiệm dịch vụ Wimax
di động và cố định, triển khai dịch vụ truyền hình Internet (Internet Protocol
Television-IPTV), FPT được cấp phép thành lập Đại học FPT.
Tháng 12/2006, niêm yết cổ phiếu của công ty tại Trung tâm GDCK TP.HCM
với giá trị vốn hoá lớn nhất thị trường tại thời điểm đó.
Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh điều chỉnh ngày 19/12/2008, Công
ty đã đổi tên từ Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT thành Công ty Cổ
phần FPT.
Tổng vốn điều lệ của Công ty Cổ phần FPT tăng từ 1.438.319.670.000 VNĐ
lên 1.934.805.170.000 VNĐ theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh điều chỉnh
ngày 8/7/2010.
Ngày 28/5/2015, vốn điều lệ nâng lên 3.975.316.400.000 đồng.
3.1.2 Lĩnh vực kinh doanh
3.1.2.1 Công nghệ thông tin và viễn thông:
- Xuất khẩu phần mềm
- Tích hợp hệ thống

GVHD: TS.VÕ ĐỨC TOÀN – TRẨM BÍCH LỘC TRANG 36


QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ

- Giải pháp phần mềm


- Dịch vụ nội dung số
- Dịch vụ dữ liệu trực tuyến
- Dịch vụ kênh thuê riêng
- Điện thoại cố định
- Phân phối sản phẩm công nghệ thông tin và viễn thông
- Sản xuất và lắp ráp máy tính
- Dịch vụ tin học
- Giải trí truyền hình
Tất cả các lĩnh vực hoạt động trên của FPT đã được tổ chức BVQI (Vương
quốc Anh) cấp chứng nhận quản lý chất lượng theo chuẩn quốc tế ISO 9001:2000.
FPT đang làm chủ công nghệ trên tất cả các hướng phát triển của mình với các chứng
chỉ ISO cho tất cả các lĩnh vực hoạt động, CMMI cho phát triển phần mềm và đang là
đối tác Vàng của Cisco, Microsoft, Oracle, Checkpoint. Bên cạnh đó, FPT cũng đang
sở hữu trên 1000 chứng chỉ công nghệ cấp quốc tế của các đối tác công nghệ hàng đầu
thế giới. FPT đã vinh dự được nhận Huân chương Lao động Hạng nhất do Nhà nước
trao tặng năm 2003.
3.1.2.2 Tài chính và ngân hàng:
- Chứng khoán, ngân hàng, quản lý quỹ đầu tư
- Môi giới và lưu ký chứng khoán
- Đấu giá và nhận ủy thác đấu giá
- Tư vấn cổ phần hóa và niêm yết
- Tư vấn tái cấu trúc vốn, M & A, bảo lãnh phát hành
- Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán
3.1.2.3 Bất động sản:
Đây là hướng kinh doanh mới và đang đi những bước đầu tiên của FPT
3.1.2.4 Giáo dục và đào tạo:
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao chuyên ngành công nghệ thông tin,
quản trị kinh doanh và các nhóm ngành khác có liên quan trước hết cho tập đoàn FPT,
đồng thời cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin nói chung và doanh nghiệp phần
mềm Việt Nam nói riêng. Sự khác biệt của Đại học FPT là tập trung đào tạo các kỹ sư

GVHD: TS.VÕ ĐỨC TOÀN – TRẨM BÍCH LỘC TRANG 37


QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ

công nghiệp, nghĩa là đào tạo theo hình thức liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp
công nghệ thông tin, gắn đào tạo với thực tiễn, và nghiên cứu, triển khai các công nghệ
hiện đại nhất.
3.1.3 Vị thế công ty
FPT là Công ty Công nghệ thông tin hàng đầu tại Việt nam và dẫn vị trí hàng
đầu trong các lĩnh vực:
- Xuất khẩu phần mềm: FPT Software.
- Tích hợp hệ thống và Giải pháp phần mềm: FPT Information System.
- Viễn thông: FPT Telecom.
- Phân phối sản phẩm CNTT và VT: FPT Trading Group
- Đào tạo nhân lực công nghệ thông tin: Đại học FPT, FPT Aptech, FPT Arena.
- Máy tính thương hiệu Việt Nam: FPT Elead.
- Trang tin điện tử: VnExpress.net.
- Riêng Dịch vụ Internet băng rộng của FPT Telecom đã được Tạp chí Thế giới
Vi tính – PC World tháng 07/2006 bình chọn là “Sản phẩm CNTT được ưa chuộng
nhất năm 2005”.
3.1.4 Định hướng chiến lược 2015 – 2017
a) Hướng đến tập đoàn toàn cầu
FPT kỳ vọng doanh thu toàn cầu hóa lớn hơn doanh thutrong nước, có tỷ lệ
nhân viên và lãnh đạo người nước ngoài đáng kể, có mặt trên khắp các châu lục với
một số mục tiêu cụ thể như sau:
- Tăng trưởng doanh thu toàn cầu hóa đạt tốc độ 40%/năm;
- Tỷ lệ nhân viên người nước ngoài chiếm 10% tổng số nhân viên vào năm
2017;
- Hoạt động M&A dự kiến sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong định hướng
chiến lược Toàn cầu.
- Đào tạo 2.000 kỹ sư cầu nối tại Nhật Bản từ năm 2015 – 2017.
b) Trở thành công ty số 1 về S.M.A.C:
FPT mong muốn đi tiên phong trong cuộc cách mạng SMART thông qua việc
ứng dụng mạnh mẽ công nghệ S.M.A.C vào các hoạt động quản trị và kinh doanh của
mình và cung cấp dịch vụ mới cho khách hàng.

GVHD: TS.VÕ ĐỨC TOÀN – TRẨM BÍCH LỘC TRANG 38


QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ

Một số mục tiêu cụ thể:


- Tốc độ tăng trưởng doanh thu nhờ áp dụng S.M.A.C vào hoạt động kinh
doanh đạt 70%/năm;
- Tốc độ tăng trưởng doanh thu từ cung cấp các dịch vụ/giải pháp trên nền công
nghệ S.M.A.C (SMART) cho khách hàng trên phạm vi toàn cầu đạt 100%/năm;
- Chuyển đổi tối đa hệ thống thông tin của FPT lên nền tảng S.M.A.C.
c) Mở rộng quy mô các hợp đồng:
FPT mong muốn thay đổi vượt bậc về quy mô kinh doanh thông qua những hợp
đồng cung cấp giải pháp, dịch vụ trọn gói với quy mô lớn và dài hạn.
- 02 hợp đồng/năm có quy mô doanh số trên 20 triệu USD;
- Nâng cấp hoặc xây dựng mới mỗi năm 01 giải pháp và dịch vụ kèm theo đạt
quy mô hợp đồng 10 triệu USD;
- Mỗi năm thêm 02 khách hàng ủy thác dịch vụ CNTT có doanh thu trên 5 triệu
USD/năm.

3.2 Tình hình tài chính tập đoàn FPT từ năm 2012 đến năm 2014
3.2.1 Số liệu thực tế

Bảng 8: Bảng cân đối kế toán của tập đoàn FPT 2012 - 2014
ĐVT: Đồng
TÀI SẢN 31/12/2014 31/12/2013 31//12/2012
TÀI SẢN NGẮN HẠN 16.964.332.738.803 12.908.243.472.406 10.229.470.211.202
Tiền và các khoản tương đương
4.336.282.447.769 2.750.971.144.015 2.318.915.022.090
tiền
Các khoản đầu tư tài chính
1.441.486.664.176 1.443.449.364.921 662.020.767.658
ngắn hạn
Các khoản phải thu ngắn hạn 5.034.337.827.055 4.411.534.370.955 3.775.642.141.085
Hàng tồn kho 4.572.636.184.140 3.328.880.961.810 2.699.508.806.652
Tài sản ngắn hạn khác 1.579.589.615.663 973.407.630.705 773.383.473.717
TÀI SẢN DÀI HẠN 5.694.011.211.930 4.662.313.781.106 3.979.712.411.237
Các khoản phải thu dài hạn - 1.212.664.525 1.434.084.775
Tài sản cố định 3.837.788.188.637 3.075.863.270.475 2.617.661.929.811
Các khoản đầu tư tài chính dài
796.508.947.186 706.727.341.936 696.285.615.938
hạn
Tài sản dài hạn khác 726.543.631.463 647.002.229.017 447.964.419.930
Lợi thế thương mại 333.170.444.644 231.508.275.153 216.366.360.783

GVHD: TS.VÕ ĐỨC TOÀN – TRẨM BÍCH LỘC TRANG 39


QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ

TỔNG TÀI SẢN 22.658.343.950.733 17.570.557.253.512 14.209.182.622.439


NGUỒN VỐN
NỢ PHẢI TRẢ 13.400.525.192.639 9.316.700.305.301 7.114.920.592.482
Nợ ngắn hạn 13.056.523.189.378 9.068.740.122.198 6.819.506.261.500
Nợ dài hạn 344.002.003.261 247.960.183.103 295.414.330.982
VỐN CHỦ SỞ HỮU 7.910.595.041.820 7.205.914.664.472 6.179.012.066.438
Vốn cổ phần 3.439.766.000.000 2.752.017.550.000 2.738.488.330.000
Thặng dư vốn cổ phần 49.465.703.201 49.465.703.201 49.465.703.201
Cổ phiếu quỹ (823.760.000) (823.760.000) (794.340.000)
Chênh lệch tỷ giá hối đoái (12.569.673.745) 4.302.490.092 27.959.758.134
Quỹ đáu tư phát triển 79.400.040.851 78.666.938.875 67.103.009.261
Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ 87.203.093.024 114.943.857.509 115.477.144.855
Lợi nhuận sau thuế chưa phân
4.268.153.638.489 4.207.341.884.795 3.181.312.460.987
phối
Nguồn kinh phí và quỹ khác 2.750.000.000 2.750.000.000 2.750.000.000
Lợi ích của cổ đông thiểu số 1.344.473.716.274 1.045.192.283.739 912.499.963.519
TỔNG NGUỒN VỐN 22.658.343.950.733 17.570.557.253.512 14.209.182.622.439
Bảng 9: Kết quả hoạt động kinh doanh của tập đoàn FPT 2012 - 2014

  2014 2013 2012


Tổng doanh thu 32.873.026.689.955 27.114.701.620.108 24.624.085.073.577
Các khoản giảm trừ doanh thu 228.370.331.060 86.812.893.801 29.781.279.167
Doanh thu thuần 32.644.656.358.895 27.027.888.726.307 24.594.303.794.410
Giá vốn hàng bán và dịch vụ
26.371.195.996.918 21.488.735.997.741 19.902.158.833.281
cung cấp
Lợi nhuận gộp 6.273.460.361.977 5.539.152.728.566 4.692.144.961.129
Doanh thu hoạt động tài chính 367.644.565.708 385.721.360.302 636.518.017.402
Chi phí tài chính 354.076.323.129 270.555.567.201 549.888.372.973
Trong đó: Chi phí lãi vay 166.165.287.204 132.491.172.822 228.658.640.864
Chi phí bán hàng 1.702.757.995.648 1.356.607.364.353 857.892.994.946
Chi phí quân lý doanh nghiệp 2.183.260.264.435 1.846.473.690.787 1.602.676.357.135
Lợi nhuận thuần 2.401.010.344.473 2.451.237.466.527 2.318.205.253.477
Lợi nhuận khác 70.128.590.026 85.318.611.854 55.693.497.411
Lợi nhuận từ công ty liên kết 40.858.599.445 21.520.886.281 31.661.858.396
Tổng lợi nhuận trước thuế
- Trước khi trích lập Quỹ đầu
1.813.745.185.119 1.463.446.862.488 945.248.350.753
tư và phát triển
- Trích lập Quỹ đầu tư và phát
52.773.331.907 42.446.972.450 -
triển
Sau khi trích lập Quỹ đẩu tư
1.760.971.853.212 1.420.999.890.038 945.248.350.753
và phát triển
Chi phí thuế thu nhập doanh
399.000.144.668 477.971.353.268 424.440.322.537
nghiệp hiện hành
(Thu nhập) thuế TNDN hoãn (18.900.741.566) (27.654.356.365) (3.366.546.576)

GVHD: TS.VÕ ĐỨC TOÀN – TRẨM BÍCH LỘC TRANG 40


QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ

lại
Lợi nhuận sau thuếTNDN 1.380.872.450.110 970.682.893.135 524.174.574.792
Lợi ích của cổ đông thiểu số 447.039.711.742 457.604.776.329 445.159.932.992
Lợi nhuận ròng 933.832.738.368 513.078.116.806 79.014.641.800

GVHD: TS.VÕ ĐỨC TOÀN – TRẨM BÍCH LỘC TRANG 41


QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ

Bảng 10: Lưu chuyển tiền tệ 2013 - 2014


CHỈ TIÊU 2014 2013
I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
1. Lợi nhuận trước thuế 2.459.224.202.037 2.515.629.992.212
2. Điều chỉnh cho các khoản:
- Khấu hao tài sản cố định 547.273.646.085 442.985.954.392
- Các khoản dự phòng 85.434.608.560 71.929.294.278
- (Lợi nhuận) từ đẩu tư vào công ty liên kết (32.886.470.107) (15.084.111.193)
- Chênh lệch tỷ giá do chuyển đổi báo cáo tài chính (16.872.163.837) (23.657.268.042)
- (Lãi) từ hoạt động đẩu tư (372.811.060.784) (402.795.583.777)
- Chi phí lãi vay 166.165.287.204 132.491.172.822
3. Lợi nhuận từ hoạt động kình doanh trước 2.835.528.049.158 2.721.499.450.692
thay đổi vốn lưu động
- Thay đổi các khoản phải thu (680.600.489.029) (686.587.885.329)
- Thay đổi hàng tón kho (1.311.691.368.768) (643.504.372.095)
- Thay đổi các khoản phải trả (không bao gỗm lãi 1.085.838.052.344 617.658.722.473
vay phải trả, thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp)
- Thay đổi chi phí trả trước (107.329.691.370) (64.328.286.889)
- Tiền lãi vay đã trả (202.542.537.509) (139.995.347.058)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp (401.600.073.578) (440.791.857.488)
-Tiền thu/(chi) khác cho hoạt động kinh doanh (66.562.113.848) 36.180.670.497
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 1.151.039.827.400 1.400.131.094.803
II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
1. Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài (1.440.556.923.125) (919.555.304.469)
sản dài hạn khác
2. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các 23.157.827.856 8.533.736.154
tài sản dài hạn khác
3. Tiền thu/(chi) cho vay, mua bán các công cụ nợ (38.195.216.179) (775.227.472.629)
của đơn vị khác
4. Tiền thu lãl cho vay, cổ tức và lợi nhuận được 189.684.494.595 156.458.913.777
chia
5. Tiền chi mua lại phần vốn góp của các cổ đông (203.239.205.312) (45.920.974.281)
thiểu số
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đáu tư (1.469.149.022.165) (1.575.711.101.448)
Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
Tiển thu từ phát hành cổ phiếu - 13.529.220.000
Vốn góp các cổ đông thiểu số vào các công ty con 16.388.910.000 3.898.290.000
Tiễn chi trả vốn góp cho các cổ đông, mua lại cổ - (29.420.000)
phiếu đã phát hành và thu từ cổ phiếu tái phát hành
Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 23.817.428.762.280 14.216.536.260.965
Tiền chi trả nợ gốc vay (21.174.638.669.986) (12.875.984.294.847)
Cổ tức đã trả cho cổ đông (755.758.503.775) (750.313.927.548)
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 1.903.420.498.519 607.636.128.570
Lưu chuyển tiền thuẩn trong năm 1.585.311.303.754 432.056.121.925
Tiền và tương đương tiền đầu năm 2.750.971.144.015 2.318.915.022.090
Tiền và tương đương tiền cuối năm 4.336.282.447.769 2.750.971.144,015

GVHD: TS.VÕ ĐỨC TOÀN – TRẨM BÍCH LỘC TRANG 42


QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ

3.2.2 Phân tích chỉ tiêu tăng trưởng


Bảng 11: Chỉ tiêu tăng trưởng của tập đoàn FPT

  2014/2013 2013/2012
Tăng trưởng doanh thu 21,24% 10,11%
Tăng trưởng lợi nhuận gộp 13,26% 18,05%
Tăng trưởng lợi nhuận ròng 1,52% 4,44%
Tăng trưởng tổng tài sản 28,96% 23,66%
Tăng trưởng tổng vốn chủ sở hữu 9,78% 16,62%
3.2.2.1 Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận
Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy, doanh thu của cty trong những năm gần đây
tăng trưởng mạnh, cụ thể tăng trưởng từ 10,11% lên 21,24% vào cuối năm 2014. Việc
tăng trưởng mạnh này là do cty đã và đang thực hiện Chiến lược toàn cầu hóa, làm cho
các khối ngành của công ty mà nổi bật nhất là khối ngành Phân phối và bán lẻ tăng
31% so với năm 2013, kéo theo doanh thu tổng cty tăng cao như thế. Kèm theo đó là
định hướng tăng trưởng M&A bắt đầu có bước tăng trưởng chung. Tháng 6/2014, FPT
mua lại công ty RWE IT Slovakia – công ty thành viên chuyên cung cấp dịch vụ
CNTT cho công ty mẹ RWE– tập đoàn năng lượng hàng đầu châu Âu – và đổi tên
thành FPT Slovakia. Nếu không tính doanh thu hợp nhất từ FPT Slovakia, doanh thu
toàn cầu hóa năm 2014 tăng trưởng 30% so với năm trước.
Tuy nhiên, lợi nhuận của công ty lại sụt giảm khá mạnh, từ 18,05% xuống còn
13,26%, nguyên nhân này là do lợi nhuận trong nước giảm mạnh, với các khối ngành
như Công nghệ giảm 20% so với năm 2013, và khối Viễn thông cũng giảm 7%. Có thể
thấy tuy tốc độ doanh thu tăng mạnh, nhưng tốc độ tăng lợi nhuận lại giảm, có thể
thấy, công ty đang chi quá nhiều so với những năm trước đây. Kéo theo lợi nhuân ròng
tăng nhẹ (1,52%), nhưng giảm so với tốc độ năm 2013 là 4,44%.

GVHD: TS.VÕ ĐỨC TOÀN – TRẨM BÍCH LỘC TRANG 43


QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ

20.00%

18.00%

16.00%

14.00%
Doanh thu
12.00% Lợi nhuận gộp
Lợi nhuận ròng
10.00%

8.00%

6.00%

4.00%
2013/2012 2014/2013

Đồ Thị 13: Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận giai đoạn 2012-2014
3.2.2.2 Tăng trưởng tài sản
Dựa vào bảng Cân đối kế toán, trong vài năm gần đây, tổng tài sản của công ty
tăng mạnh, cụ thể cho thấy, cuối năm 2014, thống kê công ty có khoản 22.658 tỷ đồng
về tài sản, tăng 28,96% so với năm 2013, đây là con số tăng đáng kể, và dự kiến có thể
sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh. Trong đó, tài sản ngắn hạn là khoản hơn 16.964 tỷ đồng,
chiếm 75% tổng tài sản, và tăng 31% so với năm 2013. Tuy nhiên theo nhận định, thì
việc tăng này không có biến động mạnh so với tốc độ tăng trong khoản 5 năm trở lại
đây. Bên cạnh đó, tiền và tương đương tiền, phải thu khách hàng và hàng tồn kho tại
thời điểm cuối năm 2014 chiếm tỷ trọng lần lượt là 25%, 18% và 20% tổng tài sản.

30% 28.96%

28%

26%

23.66%
24%

22%
2013/2012 2014/2013

Đồ Thị 14: Tổng tài sản của tập đoàn FPT


3.2.2.3 Tăng trưởng vốn chủ sở hữu
Xét về vốn chủ sở hữu, tăng 10% so với năm 2014, tuy nhiên tốc độ này đã

GVHD: TS.VÕ ĐỨC TOÀN – TRẨM BÍCH LỘC TRANG 44


QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ

giảm nhiều so với mức 16,62% ở năm 2013. Nói về lý do giảm tốc độ có thể thấy là do
Chênh lệch tỷ giá giảm quá mạnh, hay đúng hơn là lỗ hơn 12,5 tỷ đồng.

18% 16.62%

16%

14%

12%
9.78%
10%

8%
2013/2012 2014/2013

Đồ Thị 15: Tăng trưởng vốn chủ sở hữu của FPT


3.2.3 Phân tích chỉ tiêu doanh lợi
Bảng 12: Các chỉ tiêu doanh lợi của tập toàn FPT 2012-2014
2014 2013 2012
Tỉ suất Lợi nhuận ròng/doanh thu thuần (ROS) 6,37% 7,64% 8,07%
Tỉ suất doanh lợi tổng tài sản (ROA) 9,18% 11,75% 13,97%
Tỉ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) 26,28% 28,66% 32,12%

35%

30%

25%
ROS
20% ROA
ROE
15%

10%

5%
2012 2013 2014

Đồ Thị 16: Các chỉ tiêu doanh lợi của tập đoạn FPT 2012-2014
3.2.3.1 Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu
Với tỉ suất ROS là 6,37%, có nghĩa là với 100 đồng doanh thu công ty sẽ có
được 6,37 đồng lợi nhuận. Nếu so sánh với 2 năm 2012 (8,07%)và 2013(7,64%) thì tỷ
suất này giảm, cũng đồng nghĩa với doanh thu công ty đạt được lợi nhuận sẽ thấp hơn
so với 2 năm trước. Có thể thấy, tuy đạt được doanh thu cao và tăng mạnh thì công ty
vẫn phải thu về lợi nhuận thấp, sự việc xảy ra là do công ty chi quá nhiều, đầu tư nhiều

GVHD: TS.VÕ ĐỨC TOÀN – TRẨM BÍCH LỘC TRANG 45


QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ

nhưng thu lợi ít kéo theo lợi nhuận công ty giảm. Nếu với tình trạng này kéo dài, công
ty sẽ gặp rất nhiều khó khắn như: lỗ hoặc mất khả năng thanh toán khi vay.
9%
8.07%
8%
7.64%
8%

7%

7% 6.37%

6%

6%

5%
2012 2013 2014

Đồ Thị 17: Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu ROS của FPT
3.2.3.2 Tỉ suất doanh lợi tổng tài sản
Cuối năm 2014, với những số liệu thống kê, ta có được ROA là 9,18%, con số
này có nghĩa là với 100 đồng tài sản sẽ sản sinh ra được 9,18 đồng lợi nhuận cho chủ
nợ và chủ sở hữu. Cũng như ROS, với tỉ suất ROA này, công ty cũng đang đối mặt với
hiệu suất kinh doanh thấp và có nguy cơ không thể trả nợ, hay đúng hơn, các tài sản
của công ty đang dần dần giảm sút năng suất, thay vì năm 2013 với 100 đồng tài sản sẽ
có được 11,75 đồng doanh thu hay sẽ có được 13,97 đồng doanh thu năm 2012. Thì
với tình hình suy giảm hiện nay, công ty buộc phải có những kế hoạch cụ thể, để gia
tăng năng suất hoạt động, hoặc cải tạo lại các tài sản hiện có, hoặc có thể nhập thêm tài
sản cố định cần thiết để phục vụ cho việc kinh doanh tốt hơn.
15%
13.97%
14%

13%

12% 11.75%

11%

10%
9.18%
9%

8%

7%
2012 2013 2014

Đồ Thị 18: Tỉ suất doanh lợi tổng tài sản ROA của FPT

GVHD: TS.VÕ ĐỨC TOÀN – TRẨM BÍCH LỘC TRANG 46


QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ

3.2.3.2 Tỉ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu


33%
32.12%
32%

31%

30%

29% 28.66%

28%

27%
26.28%
26%

25%
2012 2013 2014

Đồ Thị 19: Tỉ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu ROE của FPT
Vào năm 2012, tỉ lệ ROE là 32,12%, nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu sẽ
tạo ra 32,12 đồng lợi nhuận cho cổ đông. Đến năm 2013, tỉ lệ này giảm 3,46% còn
28,66%, nghĩa là với 100 đồng vốn chủ sở hữu chỉ còn tạo ra được 28,66 đồng lợi
nhuận. Tiếp tục đà suy giảm, cuối năm 2014, tỉ suất này chỉ còn 26,28% giảm 2,38%.
Với những số liệu này, ta có thể dễ dàng nhận thấy, tốc độ tăng lợi nhuận của công ty
ngày một suy giảm, tình hình công ty không mấy khả quan. Cứ tiếp tục sụt giảm, rất
có thể các cổ đông của công ty sẽ lần lượt rút vốn vì nếu tiếp tục đầu tư họ chỉ nhận về
1 khoản lợi nhuận thấp bé, hoặc thậm chí là bị lỗ. Vì thế, vấn đề cấp bách hiện nay là
công ty nên có chính sách kinh doanh hợp lý, rà sót lại những yếu điểm của công ty,
tăng cường các hoạt động kinh doanh có lời để tránh rơi vào tình trạng khó khăn nhất.
3.2.4 Phân tích chỉ tiêu quản lý và thanh khoản
Bảng 13: Các chỉ tiêu quản lý và thanh khoản
  2014 2013 2012
Nhóm chỉ số khả năng thanh toán
Thanh toán hiện thời 1,30 1,42 1,50
Thanh toán nhanh 0,95 1,06 1,10
Nhóm chỉ số hoạt động
Vòng quay tồn kho 5,77 6,46 7,37
Vòng quay tổng tài sản 1,44 1,54 1,73
Vòng quay tài sản cố định 8,51 8,79 9,40

GVHD: TS.VÕ ĐỨC TOÀN – TRẨM BÍCH LỘC TRANG 47


QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ

3.2.4.1 Chỉ số khả năng thanh toán


1.6
1.5
1.5
1.42
1.4
1.3
1.3

1.2
1.1
1.1 1.06

1 0.95
0.9
2012 2013 2014

khả năng thanh toán hiện thời khả năng thanh toán nhanh

Đồ Thị 20: Chỉ số khả năng thanh toán của FPT


a) Thanh toán hiện thời
Dựa vào số liệu, ta thấy tài sản lưu động và nợ ngắn hạn của công ty vào năm
2014 đều tăng so với năm 2013, 2012. Đặc biệt, nợ ngắn hạn có tốc độ tăng mạnh hơn
tốc độ tăng của tài sản lưu động. Điều này khiến cho khả năng thanh toán hiện thời của
công ty bị hạn chế.
Tại năm 2012, cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn mà công ty đang giữ thì công ty có 1,5
đồng tài sản lưu động có thể sử dụng để thanh toán. Tại năm 2013, cứ mỗi đồng nợ
ngắn hạn thì công ty có 1,42 đồng tài sản lưu động và cuối năm 2014, với mỗi đồng nợ
ngắn hạn thì công ty có 1,3 đồng tài sản lưu động. Điều này khiến khả năng thanh toán
hiện thời năm 2014 giảm khoảng 8,45% so với năm 2013. Cho thấy rằng, công ty giữ
càng nhiều nợ ngắn hạn là điều không tốt, công ty sẽ gặp khó khăn đối với việc thực
hiện các nghĩa vụ của mình. Nhưng mặc khác, tài sản lưu động của công ty ít bị chiếm
dụng và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản của công ty là cao.
b) Khả năng thanh toán nhanh
Khả năng huy động tài sản lưu động của công ty để thanh toán ngay các khoản
nợ ngắn hạn tăng trong giai đoạn 2012-2014. Nhưng so với tốc độ tăng của nợ ngắn
hạn thì không cao. Điều này kéo theo khả năng thanh toán nhanh của công ty giảm nhẹ
liên tiếp trong 3 năm qua.

GVHD: TS.VÕ ĐỨC TOÀN – TRẨM BÍCH LỘC TRANG 48


QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ

Tỷ số thanh toán nhanh của công ty ở năm 2012 là 1.1 và 2013 là 1.06, nghĩa là
công ty vẫn còn khả năng trả nợ trong ngắn hạn với số tài sản hiện có, tuy nhiên đến
cuối năm 2014 thì chỉ số này giảm 10,38%, đặc biệt là giảm xuống dưới 1, cho thấy
công ty có thể không đủ khả năng thanh toán ngay lập tức toàn bộ các khoản nợ ngắn
hạn. Và tài sản ngắn hạn của công ty phụ thuộc nhiều vào hàng tồn kho. Mặc khác, tỷ
số thanh toán nhanh của công ty liên tục giảm, cho thấy tình hình hoạt động của công
ty đang chuyển biến xấu.
3.2.4.2 Chỉ số hoạt động
Các chỉ tiêu tài chính với hoạt động kinh doanh được xây dựng để đo lường
hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Mức độ đầu tư vào tài sản của
doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bởi vậy, mức độ đầu tư thế nào là hợp lý,
trở thành câu hỏi quan trọng. Để bắt đầu ta so sánh giá trị tài sản với doanh số thu về
trong cùng thời gian đầu tư và sử dụng tài sản. Mục tiêu của việc này là xác định hiệu
quả sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu.

10 9.4
8.79 8.51
8 7.37
6.46
6 5.77

2 1.73 1.54 1.44

0
2012 2013 2014

Vòng quay tồn kho Vòng quay tổng tài sản


Vòng quay tài sản cố định

Đồ Thị 21: Chỉ số hoạt động của FPT 2012-2014


a) Vòng quay hàng tồn kho:
Vòng quay hàng tồn kho ngày càng thấp, năm 2012 vòng quay tồn kho là 7.37,
đến năm 2013 còn 6,46, rồi đến cuối năm 2014 lại tiếp tục giảm 10,68% còn 5,77.
Trong đó doanh thu thuần tăng liên tục với 2012 là hơn 24.594 tỷ đồng, năm

GVHD: TS.VÕ ĐỨC TOÀN – TRẨM BÍCH LỘC TRANG 49


QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ

2014 tăng lên gần 27.028 tỷ đồng, tiếp tục tăng mạnh ở năm 2014 là hơn 32.644 tỷ
đồng với mức tăng 20,78%. Đồng thời hàng tồn kho trong năm 2014 cũng có sự biến
động so với năm 2013 (năm 2013: 3.329 tỷ đồng; năm 2014: 4.572), tăng 37,34%. So
với tốc độ tăng của doanh thu thuần thì hàng tồn kho có tốc độ tăng mạnh hơn. Điều
này ảnh hưởng đến vòng quay hàng tồn kho và làm vòng quay hàng tồn kho giảm. Cho
thấy được hàng tồn kho trong năm 2014 bị ứ đọng nhiều hơn năm 2013, 2012, dòng
tiền vào bị giảm đi và công ty có thể gặp nhiều rủi ro hơn. Mặc khác, lượng hàng dự
trữ trong kho nhiều, nếu nhu cầu thi trường tăng đột ngột thì công ty có khả năng đáp
ứng và không bị đối thủ cạnh tranh giành mất thị phần. Hay nói tóm lại, với tình hình
như thế, về ngắn hạn công ty có thể gặp rủi ro, nhưng xét về dài hạn, nhu cầu thị
trường thì công ty sẽ được hưởng lợi khá nhiều.
b) Vòng quay tài sản:
Theo biểu đồ ta thấy, vòng quay tổng tài sản giảm, điều này là do doanh thu
tăng, nhưng lại không tăng mạnh như hàng tồn kho, điều này dẫn đến việc vòng quay
tài sản giảm. Cụ thể, năm 2013, giảm 10,98% so với năm 2012, đến năm 2014, giảm
tiếp 6,5%. Với hiệu suất kém như vậy, công ty nên tăng thêm doanh thu, hoặc thanh lý
hay sắp xếp một số tài sản không cần thiết, hoặc có thể kết hợp cả 2 biện pháp để gia
tăng doanh thu cho công ty.
c) Vòng quay tài sản cố định:
Công ty có số vòng quay tài sản cố định ngày càng chậm đi. Số vòng quay tài
sản cố định cho biết trong năm 2012, một đồng giá trị bình quân tài sản cố định tạo ra
được 9,4 đồng doanh thu; còn trong năm 2013, một đồng giá trị bình quân tài sản cố
định chỉ tạo ra được 8,79 đồng doanh thu, cuối năm 2014 tiếp tục giảm với một đồng
giá trị bình quân tài sản cố định chỉ còn tạo ra được 8,51 đồng doanh thu. Điều này
chứng tỏ rằng mức độ tăng trưởng của doanh thu không tương xứng với tài sản cố định
mà công ty đang hiện có. Mặc khác, vòng quay tài sản biến động giảm cho thấy tài sản
cố định của công ty ít bị chiếm dụng. Việc này vừa là thuận lợi và khó khăn đối với
công ty. Một công ty ít bị chiếm dụng tài sản được coil à một điều tốt, nhưng tài sản đó
không tạo ra được doanh thu cho công ty cũng là một bất lợi. Công ty cần có những
biện pháp để sử dụng tài sản cố định một cách hợp lý và tạo ra dòng thu cho công ty.

GVHD: TS.VÕ ĐỨC TOÀN – TRẨM BÍCH LỘC TRANG 50


QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ

3.2.5 Phân tích chỉ tiêu quản lý và thanh khoản


Bảng 14: Cơ cấu vốn và phương trình Dupont
  2014 2013 2012
Nợ dài hạn / Tổng tài sản 1,52% 1,41% 2,08%
Tổng nợ / Tổng tài sản 59,14% 53,02% 50,07%
Vốn chủ sở hữu / Tổng tài sản 34,91% 41,01% 43,49%
Tổng nợ / Vốn chủ sở hữu 169,40% 129,29% 115,15%
Tỷ suất lợi nhuận hoạt động (LN trước thuế/ DT) 7,64% 9,43% 9,77%
Phương trình Dupont
Tỷ suất lợi nhuận ròng (LN sau thuế/ DT) 0,06 0,08 0,08
Vòng quay tổng tài sản 1,44 1,54 1,73
Hệ số nhân (Tổng tài sản/ vốn chủ sở hữu) 2,86 2,44 2,30
Phân tích DUPONT 20,63% 22,31% 24,91%
3.2.5.1 Tỷ số nợ trên tổng tài sản
Nhìn chung, tỷ số nợ đang tăng dần qua các nắm. cụ thể: năm 2012 tỷ số nợ
trên tài sản là 50,07% (0,50 lần), cho ta biết cứ 100 đồng tài sản của công ty đã có 50
đồng được tài trợ bằng vốn vay. Qua năm 2013 tỷ số nợ là 53,02% tăng 5,9% (tăng
gần 6 đồng nợ trong nguồn vốn). Đến cuối năm 2014, tỷ số nợ tăng lên khá cao
59,14% tăng 11,5%, nghĩa là hiện nay công ty đang gánh khoản nợ là gần 60/100 đồng
tài sản. Có một sự tăng không nhẹ về tỷ số nợ trên tổng tài sản cho thấy công ty chưa
thật sự khai thác hiệu quả đòn bẩy tài chính, huy động thêm vốn bằng hình thức đi vay
chưa hữu ích. Mặc khác, Nhà quản trị công ty muốn tỷ số này cao vì họ muốn lợi
nhuận gia tăng nhanh và muốn toàn quyền kiểm soát công ty. Mặc dù vậy, công ty
không để hệ số này quá cao mà ở mức vừa phải tức là khoản vay của công ty chiếm tỷ
trọng không lớn trong tổng nguồn vốn (<60%). Như vậy công ty ít gặp rủi ro tài chính.
Nếu tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản quá cao, chúng ta có thể kết luận trong tương lai
công ty sẽ khó huy động tiền vay để tiến hành kinh doanh, sản xuất.
So sánh với tỷ số tổng ngành:
Nhìn biểu đồ ta dễ dàng nhận thấy, tỷ số nợ của công ty đã vượt quá cao so với
các công ty khác. Có thể công ty đang nắm giữ một khoản nợ quá nhiều, và điều này
làm cho công ty gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp tục mở rộng quy mô cũng như
giải quyết tình hình kinh doanh hiện nay.

GVHD: TS.VÕ ĐỨC TOÀN – TRẨM BÍCH LỘC TRANG 51


QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ

60%
59.14%

58%

56%

54%
52.88%

52%

50%
FPT Trung bình ngành

Đồ Thị 22: Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản của FPT


3.2.5.2 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Cũng như tỷ số nợ trên tổng tài sản, năm 2012, tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của
công ty là 115, 15% (1,15 lần), vì tỷ số này lớn hơn 100% nên vốn huy động bằng đi
vay lớn hơn vốn chủ sở hữu, do đó công ty có rủi ro tài chính. Tuy nhiên, nó cũng
chứng tỏ công ty biết cách vay nợ để kinh doanh và khai thác lợi ích của hiệu quả tiết
kiệm thuế (khấu trừ khoản lợi nhuận dùng trả lãi). Sang năm 2013, tỷ số nợ trên vốn
chủ sở hữu tăng lên đến 129,29% (1,29 lần). Công ty chấp nhận tăng rủi ro để tiếp tục
tăng lợi nhuận thu được. Tuy nhiên, đến năm 2014, với việc chấp nhận rủi ro cao hơn
nữa khi tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu lên đến 169,4% tăng khá cao 31%, công ty gặp
trở ngại lớn trong việc trả nợ vay khi vốn chủ sở hữu chỉ tăng nhẹ và không bù đấp đủ
phần thiếu hụt đó.
So sánh với trung bình ngành:
180%
169.40%
170%

160%

150%

140%

130%

120%
112.24%
110%

100%
FPT Trung bình ngành

Đồ Thị 23: Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu năm 2014


Xét với toàn ngành, thì công ty FPT hiện đang có tỷ số nợ quá cao 169,4%, cao

GVHD: TS.VÕ ĐỨC TOÀN – TRẨM BÍCH LỘC TRANG 52


QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ

gấp 1,51 lần so với các công ty cùng ngành khác. Nếu trong tương lai công ty không
có chính sách phù hợp điều chỉnh lại, rất có khả năng sẽ rơi vào tình trạng vở nợ do rủi
ro tín dụng mà công ty chịu rất cao.
3.2.5.3 Tỷ suất lợi nhuận hoạt động
Năm 2012 tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu là 9,77%, nghĩa là cứ 100
đồng doanh thu tạo ra được gần 10 đồng lợi nhuận trước thuế. Sang năm 2013 tỷ suất
này giảmcòn 9,43%, và tiếp tục sụt giảm 1,79% còn 7,64% vào năm 2014, cho thấy
khả năng sinh lợi của công ty FPT từ các hoạt động sản xuất kinh doanh rất thấp, thậm
chí là ngày càng yếu dần. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu ngày càng giảm
kéo theo hoạt động đầu tư vào công ty sẽ giảm xuống, hoặc có thể cổ đông công ty sẽ
rút vốn vì họ không còn tìm thấy được lợi nhuận mong đợi của họ nữa. Và điều đó làm
cho công ty sẽ dần dần suy thoái.
Nếu so sánh với trung bình ngành:
8% 7.64%

7%

6%

5%
4.28%
4%

3%

2%
FPT Trung bình ngành

Đồ Thị 24: Tỷ suất lợi nhuận hoạt động năm 2014


Tuy nhiên, nếu xét với toàn ngành, thì công ty FPT có khả năng sinh lời cao
hơn các công ty khác cùng ngành. Nếu FPT biết cách điều chỉnh kinh doanh hợp lý, về
tương lai vẫn sẽ là công ty có tầm quan trọng và sức cạnh tranh rất cao.
3.2.5.4 Phương trình DUPONT
ROE=Lợi nhuận biênròng ×Vòng quay tài sản × Tỷ lệ đòn bẫy tài chính
Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần Tổng tài sản
ROE= × ×
Doanh thu thuần Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu
Năm 2012,

GVHD: TS.VÕ ĐỨC TOÀN – TRẨM BÍCH LỘC TRANG 53


QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ

1.984 .486.833 .323 24.594 .303.794 .410 14.209.182 .622.439


ROE= × × =32,117 %
24.594 .303.794 .410 14.209 .182.622 .439 6.179.012 .066 .438
Năm 2013,

2.065 .312.995 .309 27.027 .888 .726 .307 17.570 .557 .253 .512
ROE= × × =28,661%
27.027 .888 .726 .307 17.570.557 .253 .512 7.205 .914 .664 .472
Năm 2014,

2.079.124 .798 .935 32.644 .656 .358 .895 22.658 .343 .950.733
ROE= × × =26 ,283 %
32.644 .656 .358 .895 22.658.343 .950 .733 7.910 .595 .041.820
Từ kết quả trên cho thấy, chỉ tiêu giảm lần lượt qua các năm, năm 2012 đạt
32,117%, năm 2013 giảm 3,456% còn 28,661%, tiếp tục giảm 2,378% vào năm 2014
xuống còn 26,283%. Cho thấy tình hình hoạt đoạt của công ty ngày càng đi xuống,
đang có xu hướng kiệt quệ. Nguyên nhân của việc suy giảm này là do:
- Thứ nhất, tỷ suất tăng lợi nhuận sau thuế quá thấp, chỉ tăng 0,6688% vào năm
2014 trong khi doanh thu lại tăng cao. Có thể thấy, công ty chưa thật sự hoạt động hiệu
quả, chi tiêu quá nhiều.
- Thứ 2, đó là vòng quay tổng tài sản giảm 0,1 vòng (từ 1,54 năm 2013 xuống
còn 1,44 năm 2014). Cho thấy sự vận động tài sản của công ty FPT đã chậm lại, kém
hiệu quả hơn trước rất nhiều.
- Thứ 3, về tỷ lệ đòn bẩy tài chính có xu hướng tăng, nhưng tăng nhẹ từ 2,3 năm
2012 lên 2,44 năm 2013 và đạt mức 2,86 vào năm 2014, với mức tăng nhẹ như thế
cũng không thể bù đấp cho sự giảm sụt của 2 nhân tố trên (lợi nhuận sau thuế và vòng
quay tổng tài sản)
Từ đó làm cho chỉ tiêu ROE có xu hướng giảm trong nhiều năm qua.

3.3 Định giá cổ phiếu công ty FPT


Số liệu P/E của các công ty lớn ngành CNTT được niêm yết trên sàn giao dịch
chứng khoán được cập nhật như sau:
Mã Công ty P/E Mã Công ty P/E
CKV CokyVina 17,2 POT TB Bưu điện Postef 12,0
CM
Tập đoàn CMC 8,2 SAM Cáp viễn thông SAM 26,0
G

GVHD: TS.VÕ ĐỨC TOÀN – TRẨM BÍCH LỘC TRANG 54


QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ

CMT CN mạng và truyền thông 11,2 SFT Phần mềm Softech 12,9
ELC Phát triển công nghệ ĐT-VT 15,9 SGT Sài Gòn Telecom 6,1
FPT Tập đoàn FPT 12,1 SMT VL VT Sam Cường 7,8
HIG Tập đoàn HIPT 37,4 ST8 Thiết bị Siêu Thanh 6,5
HPT DV công nghệ tin học HPT 5,5 TST DV KT Viễn Thông 4,8
ITD Công nghệ Tiên Phong 17,8 UNI Viễn Liên 12,5
KST Viễn thông tin học điện tử 3,5 VAT Viễn thông Vạn Xuân 10,9
LTC Điện nhẹ Viễn thông 13,5 VLA PT CN Văn Lang 7,5
ONE Truyền thông số 1 5,7 VTC Viễn Thông VTC 16,9
P/E trung bình ngành được tính như sau:

P/ E=
∑ P /E i =12,3
n
Nên, P=P /E × EPS=12,3 × 4.682=57.589(đồng /cổ phiếu ).
Chúng tôi sử dụng phương pháp P/E để xác định giá hợp lý của cổ phiếu này.
Do FPT là Tập đoàn có vị thế đầu ngành ở hầu hết các mảng kinh doanh và được khối
nhà đầu tư nước ngoài ưa thích, mức PE tham chiếu sử dụng cho FPT là PE trung bình
của 22 công ty thuộc ngành công nghệ thông tin trên sàn giao dịch.
Theo đó, P/E trung bình vào khoảng 12,3. Cân nhắc thận trọng các yếu tố nội
tại của FPT, mức giá hợp lý của FPT ở thời điểm hiện tại là 57.589 đồng/cổ phiếu, cao
hơn giá đóng cửa ngày 04/11/2015 khoảng 10,75%.
Do đó, chúng tôi khuyến nghị tích lũy cho mục tiêu đầu tư dài hạn đối với cổ
phiếu FPT. Ngoài ra, tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài ở cổ phiếu FPT đã chạm trần
trong khi FPT vẫn là một trong những cổ phiếu được nhà đầu tư tổ chức và nước ngoài
ưa thích. Do đó, các thông tin xoay quanh khả năng tăng giới hạn sở hữu của nhà đầu
tư nước ngoài sẽ luôn là động lực giúp giá cổ phiếu tăng nhanh và mạnh hơn kỳ vọng.

GVHD: TS.VÕ ĐỨC TOÀN – TRẨM BÍCH LỘC TRANG 55


QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ

3.4 Phân tích kỹ thuật cổ phiếu công ty


3.4.1 Phân tích kỹ thuật cổ phiếu FPT năm 2012

- 05/01/2012 đường giá chạm dải Bollinger dưới, đi xuống dưới dải Bollinger
và ngay sau đó ngày 09/01 đường giá bật lên lại.
- 09/01/2012 đường giá cắt và vượt lên trên SMA14 và SMA50.
- 11/01/2012 đường MACD cắt và nằm phía trên đường zero, MACD cắt và
vượt lên trên đường tín hiệu EMA9.
- 12/01/2012 đường giá cắt và vượt lên trên SMA14, SMA50 và đường SMA14
cắt, vượt lên trên SMA50.
 Tín hiệu mua.
- 09/01/2012 đường giá, SMA14 và SMA50 chạm nhau, xác định xu hướng
tăng dài hạn và độ hẹp của dải Bollinger cho thấy chuẩn bị có sự biến động đột biến về
giá cổ phiếu.
- 16/01/2012 đường MACD và đường tín hiệu EMA9 thu hẹp cho thấy sự thay
đổi hướng đi của đường giá đang chậm lại.
- 17/02/2012 Đường giá nằm trên SMA14, SMA50 và bật lên vượt qua dải
Bollinger.
MACD cắt và vượt lên trên đường tín hiệu EMA9.
 Tín hiệu mua.
- 20/02/2012 Đường MACD và đường tín hiệu EMA9 mở rộng cho thấy xu
hướng giá tăng lên nhanh và chắc chắn.

GVHD: TS.VÕ ĐỨC TOÀN – TRẨM BÍCH LỘC TRANG 56


QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ

- 26/03/2012 Đường MACD và đường tín hiệu EMA9 thu hẹp cho thấy sự thay
đổi hướng đi của đường giá đang chậm lại.
- 11/04/2012 Đường giá nằm trên SMA14, SMA50 và bật lên vượt qua dải
Bollinger.
MACD cắt và vượt lên trên đường tín hiệu EMA9.
 Tín hiệu mua.
- 19/04/2012 Đường giá cắt và đi xuống dưới SMA14.
MACD cắt và đi xuống bên dưới đường tín hiệu EMA9.
 Tín hiệu bán.
- 03/05/2012 Đường SMA14 nằm trên SMA50, đường giá nằm trên SMA14,
SMA50 và bật lên vượt qua dải Bollinger.
MACD cắt và vượt lên trên đường tín hiệu EMA9.
 Tín hiệu mua.
- 04/05/2012 Đường MACD và đường tín hiệu EMA9 mở rộng cho thấy xu
hướng giá sẽ tăng mạnh trong những phiên tiếp theo. Ngay sau đó, ngày 11/05 MACD
và đường tín hiệu EMA9 hội tụ chỉ ra xu hướng giảm giá và từ 24/05, biểu đồ MACD
không tăng độ cao nữa, bắt đầu co rút lại cho thấy khuynh hướng suy giảm giá nhẹ.
- 21/06/2012 Đường giá cắt và đi xuống bên dưới đường SMA14, SMA50 và
SMA14 cũng đi xuống dưới SMA50
MACD cắt và đi xuống dưới đường zero.
 Tín hiệu bán
Dải Bollinger thu hẹp  Chuẩn bị có những biến động mạnh đối với giá cổ
phiếu.
- 09/08/2012 Đường giá đi xuống bên dưới đường SMA14, SMA50 và SMA14
cũng đi xuống dưới SMA50.
MACD cắt và đi xuống bên dưới đường tín hiệu EMA9, biểu đồ MACD mở
rộng và nằm bên dưới đường zero.
 Tín hiệu bán.
- 27/12/2012 Đường giá nằm trên SMA14, SMA50 và bật lên vượt qua dải
Bollinger.
MACD cắt và vượt lên trên đường tín hiệu EMA9.

GVHD: TS.VÕ ĐỨC TOÀN – TRẨM BÍCH LỘC TRANG 57


QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ

Dải Bollinger mở rộng trở lại và biểu đồ MACD đang giãn ra cho thấy xu
hướng giá tăng mạnh trong những phiên tiếp theo.
 Tín hiệu mua.
3.4.2 Phân tích kỹ thuật cổ phiếu FPT năm 2013

- 22/01/2013 Đường giá đi xuống bên dưới đường SMA14.


MACD cắt và đi xuống bên dưới đường tín hiệu EMA9, biểu đồ MACD mở
rộng và nằm bên dưới đường zero.
 Tín hiệu bán.
- 30/01/2013 Đường giá nằm trên SMA14, SMA50 và vượt qua dải Bollinger.
MACD cắt và vượt lên trên đường tín hiệu EMA9.
 Tín hiệu mua.
- 20/05/2013 Đường SMA14 nằm trên SMA50, đường giá nằm trên SMA14,
SMA50. Dải Bollinger mở rộng, đường MACD và đường tín hiệu EMA9 phân kỳ,
biểu đồ MACD đang giãn ra cho thấy một chu kỳ tăng giá mạnh và bền vững.
 Tín hiệu mua.
- 08/08/2013 Đường SMA14 vừa vượt lên trên đường SMA50, đường giá nằm
trên SMA14, SMA50.
Dải Bollinger tiếp tục mở rộng, đường MACD và đường tín hiệu EMA9 chuẩn
bị phân kỳ, biểu đồ MACD đang giãn ra cho thấy chu kỳ tăng giá vẫn còn.
 Tín hiệu mua.

GVHD: TS.VÕ ĐỨC TOÀN – TRẨM BÍCH LỘC TRANG 58


QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ

3.4.3 Phân tích kỹ thuật cổ phiếu FPT năm 2014

- 14/01/2014 Đường SMA14 vừa vượt lên trên đường SMA50, đường giá nằm
trên SMA14, SMA50 và vượt ra khỏi dải Bollinger.
Dải Bollinger mở rộng, đường MACD và đường tín hiệu EMA9 phân kỳ, biểu
đồ MACD đang giãn ra cho thấy xu thế tăng giá mạnh rõ rệt.
 Tín hiệu mua.
- 08/05/2014 Đường giá đi xuống bên dưới đường SMA14, SMA50, đường
SMA14 vừa cắt đường SMA50 và đi xuống bên dưới SMA50.
MACD cắt và đi xuống bên dưới đường tín hiệu EMA9, biểu đồ MACD mở
rộng và nằm bên dưới đường zero.
 Tín hiệu bán.
- 03/07/2014 Đường SMA14 vừa vượt lên trên đường SMA50, đường giá nằm
trên SMA14, SMA50 và vượt ra khỏi dải Bollinger.
Đường MACD chạy phía trên đường tín hiệu EMA9.
 Tín hiệu mua.
- 17/09/2014 đường MACD và đường tín hiệu EMA9 hội tụ với độ dốc lớn về
đường zero chỉ ra xu hướng giảm giá, biểu đồ MACD không tăng độ cao nữa, bắt đầu
co rút lại cho thấy khuynh hướng suy giảm giá một cách rõ rệt.
3.4.4 Phân tích kỹ thuật cổ phiếu FPT năm 2015

GVHD: TS.VÕ ĐỨC TOÀN – TRẨM BÍCH LỘC TRANG 59


QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ

- 12/02/2015 đường giá cắt SMA14, SMA50 đảo chiều đi lên trên 2 đường
SMA14, SMA50 đến ngày 04/03/2015 đường giá vượt ra khỏi dải Bollinger cộng
thêm đường MACD và đường tín hiệu EMA9 phân kỳ góc rộng và lên cao so với
đường zero chỉ báo sự tăng giá trong ngắn hạn.

3.4.5 Nhận định và dự báo xu hướng giá cổ phiếu trong thời gian vừa qua và
trong trung hạn

- 03/12/2012 Cổ phiếu tạo đáy tại mức giá 19.500 đồng, ngay sau đó cổ phiếu
bắt đầu 1 đợt sóng tăng, đó chính là sóng tăng thứ cấp 1, sau khi khởi động xong xu

GVHD: TS.VÕ ĐỨC TOÀN – TRẨM BÍCH LỘC TRANG 60


QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ

hướng tăng thứ cấp 1 và tạo đỉnh ngày 19/03/2014 tại mức giá 46.100 đồng. Tiếp theo,
cổ phiếu tạo đáy sóng giảm thứ cấp 2 vào ngày 13/05/2014 tại giá 33.400 đồng, kết
thúc một đợt giảm thứ cấp chuyển sang một đợt tăng thứ cấp mới. Hiện tại đợt sóng
tăng thứ cấp 3 vẫn đang tiếp tục và vẫn chưa xác lập được đỉnh cho đợt sóng tăng thứ
cấp này. Dự báo cổ phiếu sẽ tiếp tục chiều hướng tăng trong ngắn và trung hạn và
hoàn tất sóng Elliot trong năm 2016, 2017.

3.5 Kết luận


Cũng như các công ty khác trong nền kinh tế Việt Nam, tình hình sản xuất
chung của công ty FPT cũng chịu sự tác động không nhỏ từ môi trường vĩ mô, đặc biết
là giá chứng khoán của công ty chịu sự tác động lớn bởi tâm lý chung của các nhà đầu
tư và xu hướng đầu tư của thị trường. Tuy nhiên, FPT luôn xứng đáng là một trong
những tập đoàn công nghệ lớn nhất của Việt Nam, với chiến lược đúng đắn FPT đã,
đang và sẽ phát triển bền vững trong ngắn hạn và dài hạn.

GVHD: TS.VÕ ĐỨC TOÀN – TRẨM BÍCH LỘC TRANG 61


QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Nguyễn Minh Kiều, Tài chính doanh nghiệp, NXB Thống Kê, 2012.

- Phạm Thị Thủy, Báo cáo tài chính, NXB Kinh tế Quốc dân, 2013.

- PSG.TS Bùi Kim Yến, Phân tích và đầu tư chứng khoán, NXB Thống Kê,
2009.

- Báo cáo Tài Chính hợp nhất và Báo cáo thường niên của công ty FPT trong
các năm 2012, 2013, 2014

- http://www.cophieu68.vn/category_finance.php

- Tổng cục thống kê, www.gso.gov.vn.

GVHD: TS.VÕ ĐỨC TOÀN – TRẨM BÍCH LỘC TRANG 62

You might also like