You are on page 1of 21

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

THÍCH TRÚC THÁI TƯỜNG


(VÕ VƯƠNG QUỐC)

SO SÁNH NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA


TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC
CỔ ĐIỂN ĐỨC
Tiểu luận giữa kì môn Dẫn Nhập Triết Học Phương Tây

TPHCM, tháng 11 năm 2020


GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

THÍCH TRÚC THÁI TƯỜNG


(VÕ VƯƠNG QUỐC)

SO SÁNH NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA


TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC
CỔ ĐIỂN ĐỨC
Tiểu luận giữa kì môn Dẫn Nhập Triết Học Phương Tây
MSSV:TX6353

Người hướng dẫn khoa học:


NS. TS. THÍCH NỮ HƯƠNG NHŨ

TPHCM, tháng 11 năm 2020


LỜI CAM ĐOAN

Chúng con xin cam đoan tiểu luận đề tài: “So sánh những đặc điểm
chính của triết học Hy Lạp cổ đại và triết học Cổ điển Đức” là một công
trình nghiên của bản thân dưới sự hướng dẫn khoa học của Ni sư Tiến sĩ Thích
Nữ Hương Nhũ. Tư liệu, trích dẫn trong tiểu luận là từ trong các văn bản gốc
và hoàn toàn trung thực.

Ngày 15 tháng 11 năm 2020

Sinh viên thực hiện

Thích Trúc Thái Tường


Lời Tri Ân

Trong hành trình và ước nguyện tiếp cận kiến thức Phật học trên một tầm
cao mới, là tiếp cận với trình độ cử nhân Phật học, chúng con được sự chấp
thuận của chư Tôn đức trong Hội đồng Điều hành Học viện Phật giáo Việt Nam
tại thành phố Hồ Chí Minh cho phép theo học Cử nhân Phật học hệ Đào tạo từ
xa.
Nội dung và kiến thức được truyền trao bởi chư Tôn đức Giáo thọ sư
trong hơn một học kì vừa qua, chúng con chưa thể đủ để nghiên cứu một vấn
một cách tường tận. Nhưng nhờ sự hướng dẫn và chỉ dạy của chư Tôn đức qua
các môn học đặc biệt là sự hướng dẫn trực tiếp của Ni sư Tiến sĩ Thích Nữ
Hương Nhũ, giáo thọ sư bộ môn Dẫn Nhập Triết Học Phương Tây mà chúng
con bước đầu tập viết một tiểu luận để triển khai một đề tài được hướng dẫn
thuộc bộ môn Dẫn Nhập Triết Học Phương Tây theo yêu cầu của chương trình
đào tạo.
Để hoàn thành tiểu luận này, chúng con được sự chỉ dạy của chư Tôn
đức trong các kiến thức Phật học cũng như các môn, kĩ năng liên quan để viết
tiểu luận. Chúng con xin được gửi đến chư Tôn đức giáo thọ thành kính tri ân.
Đặc biệt, chúng con xin thành kính gửi lời tri ân lên Ni sư Tiến sĩ Thích
Nữ Hương Nhũ, giáo thọ sư bộ môn Dẫn Nhập Triết Học Phương Tây, người
đã đem hết tâm lực, nhiệt huyết để truyền trao kiến thức Phật học để chúng con
thực hiện được tiểu luận này và luôn sách tấn chúng con trên bước đường tu
học theo gương hạn của Phật, Tổ, Thầy.
Chúng con xin gửi lời tri ân đến chư Tôn đức cũng như chư vị dịch giả,
học giả đã nghiên cứu và công bố các công trình để chúng con có tài liệu tham
khảo trong khi viết tiểu luận này.

Tăng sinh Thích Trúc Thái Tường


NHẬN XÉT CỦA GIÁO SƯ HƯỚNG DẪN

·························································································
··························································································
··························································································
··························································································
··························································································
··························································································
··························································································
··························································································
··························································································
··························································································
··························································································
··························································································
··························································································
··························································································
··························································································
··························································································
··························································································
··························································································
··························································································
··························································································
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
NỘI DUNG .................................................................................................................2
Chương 1. Tổng quan về triết học Hy Lạp cổ đại và triết học cổ điển Đức ...........2
1.1. Khái quát về triết học Hy Lạp cổ đại .........................................................2
1.2. Khái quát về triết học cổ điển Đức.............................................................4
Chương 2. So sánh những đặc điểm chính của triết học Hy Lạp cổ đại và triết học
cổ điển Đức ..............................................................................................................7
2.1. Về nguồn gốc thế giới ...................................................................................7
2.2. Về vấn đề biện chứng ...................................................................................9
2.3. Về vấn đề con người ...................................................................................10
2.4. Tư tưởng về đạo đức ...................................................................................12
KẾT LUẬN ...............................................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................15
1

MỞ ĐẦU

Triết học là là sản phẩm tinh thần của hiện thực và thời đại, là nền tảng hình
thành và phát triển của xã hội loài người. Triết học được xem như là gốc rễ của ngành
khoa học. Triết học phát triển từ thấp đến cao, giống như một cây cổ thụ từ lúc nảy
mầm, phát triển đến khi trưởng thành.
Triết học Hy Lạp cổ đại là gốc rễ, một giai đoạn lịch sử khởi nguyên tiềm tàng
của triết học nhân loại làm tiền đề cho toàn bộ hệ thống triết học phương tây sau này.
Bước đầu đặt nền tảng về triết học qua các tư tưởng của triết gia thời kỳ Hy Lạp cổ
đại như Thales, Pythagoras, Aristotles, Sokrates…đã bước đầu chuyển đổi cách nhìn
nhận của con người về thế giới quan, nhân sinh quan, đạo đức… Thoát khỏi sự ràng
buộc bởi ý niệm thần thoại trong các thời kỳ trước. Chính những điều đó là chất liệu
nền tảng để các giai đoạn triết học sau này kế thừa và hoàn thiện.
Triết học cổ điển Đức kế thừa các tư tưởng triết học trước đó để đi đến gần
hoàn thiện về nhận thức, về bản thể luận, đạo đức….qua các tư tưởng của các nhà
triết học lừng danh trong thời kỳ này như Kant, Hegel, Feuerbach…
Cả hai nền triết học này đã có những thành tựu chói lọi trong lịch sử triết học
phương Tây, để lại những dấu ấn nổi bật trong triết học và nhiều kiến thức cho người
bước đầu tìm hiểu triết học phương Tây. Do vậy, trong quá trình học tập môn dẫn
nhập triết học phương Tây, để tìm hiểu một cách tổng quát về triết học và đáp ứng
yêu cầu đào tạo của nhà trường, tiểu luận “so sánh những đặc điểm chính của triết
học Hy Lạp cổ đại và triết học cổ điển Đức” được hoàn thành.
Về phương pháp nghiên cứu bài viết này dùng phương pháp mô tả, phân tích
dựa trên các tài liệu sẵn có. Đây chỉ là một bài tiểu luận học kỳ nên bài viết chỉ giới
hạn trong những điểm cơ bản chung nhất tư tưởng về bản thể, tư tưởng về con người,
tư tưởng về nhận thức và tư tưởng về đạo đức của hai nền triết học trên. Tuy nhiên,
với những giới hạn nhất định và khả năng nghiên cứu có hạn nên bài tiểu luận không
tránh khỏi một số thiếu sót, rất mong được những lời góp ý chân thành của Ni sư giáo
thọ để chúng con hoàn thiện hơn trên con đường học tập và nghiên cứu.
2

NỘI DUNG

Chương 1. Tổng quan về triết học Hy Lạp cổ đại và triết học cổ điển Đức
1.1. Khái quát về triết học Hy Lạp cổ đại
1.1.1. Điều kiện lịch sử ra đời
Hy lạp cổ đại là quốc gia có khí hậu ôn hòa rộng lớn bao gồm miền nam bán
đảo Balkan, miền ven biển tây Tiểu Á và nhiều hòn đảo ở biển Aegean (Égée). Có
điều kiện tự nhiên rất thuận lợi với nhiều dãy núi ngang dọc, đồng bằng rộng lớn, trù
phú phì nhiêu với vùng bờ biển phía đông khúc khuỷu với nhiều vịnh và đảo thuận
lợi cho ngành hàng hải phát triển giao thương với các nước Tiểu Á và Bắc Phi.
Hy Lạp cổ cũng bước qua những bước thăng trầm lịch sử cũng đấu tranh và
phát triển; đi qua giai đoạn Cộng sản nguyên thuỷ đến Công xã Thị tộc ( hay Công
xã Nguyên thuỷ. Vào thế kỷ VIII - VI BC, đây là thời kỳ quan trọng nhất trong lịch
sử Hy Lạp cổ đại là thời kỳ nhân loại chuyển từ thời đại đồ đồng sang thời đại đồ sắt.
Lúc bấy giờ đồ sắt được dùng phổ biến, năng xuất lao động tăng nhanh, sản phẩm dồi
dào, chế độ sở hữu tư nhân được cũng cố. Sự phát triển này đã kéo theo phân công
lao động trong nông nghiệp, giữa nghành trồng trọt và ngành chăn nuôi. Xu hướng
chuyển sang chế độ chiếm hữu nô lệ đã thể hiện ngày càng rõ nét. Sự phát triển mạnh
mẽ của công nghiệp, thủ công nghiệp từ cuối thế kỷ VIII BC là lực đẩy quan trọng
cho trao đổi, buôn bán, giao lưu với các vùng lân cận. Những điều kiện thuận lợi đó
giúp Hy Lạp cổ đại chuyển đổi hình thái kinh tế từ Công xã thị tộc thành chế độ
Chiếm hữu nô lệ và sớm trở thành quốc gia chiến hữu nô lệ có nền công thương
nghiệp phát triển, có chế độ dân chủ có nền văn hóa phát triển rực rở lúc bấy giờ.
Suốt trong 4 thời kỳ phát triển từ Thời kỳ Crète-Micens, thời kỳ Homère, thời kỳ
thành bang và đặc biệt trong thời kỳ Macédoine kéo dài đến thế kỷ IV, Người Hy Lạp
đã xây dựng nền văn minh vô cùng sán lạn với những thành tựu rực rở trong các lĩnh
vực khác nhau. Chúng là cơ sở hình thành nên văn minh phương tây hiện đại, vì vậy
F. Engels đã nhận xét: “không có cơ sở văn minh Hy Lạp và Đế quốc La Mã thì không
có nền văn minh Châu Âu hiện đại được”.
1.1.2. Những đặc điểm cơ bản của triết học Hy Lạp cổ đại
Triết học Hy Lạp cổ đại có thể chia làm ba chủ đề chính đó là:
3

- Tìm hiểu tự nhiên: nỗ lực tìm hiểu thế giới tự nhiên qua các câu hỏi “ thế giới bắt
đầu từ đâu và quay về đâu?”, “bản tính của thế giới là gì”, cho thấy nỗ lực của các
triết gia mong muốn tìm câu trả lời hợp lý về thế giới xung quanh, vượt qua ảnh
hưởng của thế giới thần thoại.
-Nhận thức: Các nhà triết học ngay từ cổ đại đã tập trung tranh luận về khả năng và giới
hạn của nhận thức, về các phương pháp và phương tiện nhận thức, về nguồn gốc, cơ sở
và tiêu chuẩn của chân lý. Bên cạnh việc đề cao lý trí, óc khám phá sáng tạo của con
người, vẫn còn một số triết gia đứng trước những diễn biến phức tạp, phi tất định của
của đời sống xã hội, đã chủ trương “treo lửng phán quyết”, rơi vào chủ nghĩa hoài nghi.
-Con người: xã hội loài người với tất cả những biểu hiện phong phú và phức tạp của nó.
Từ Sokrates trở đi con người trở thành một trong những điểm nóng của các cuộc tranh
luận triết học. Con người vừa là chủ thể, vừa là đối tượng nghiên cứu.
Và năm đặc điểm chính
- Thứ nhất, triết học Hy Lạp ở những thế kỷ đầu tiên, là tính chất phác, sơ khai của nó,
mối liên hệ của nó với thần thoại và tôn giáo nguyên thủy, đan xen với những mầm mống
của tri thức khoa học, phản ánh trình độ nhận thức chung của xã hội. Sự ra đời của triết
học không có nghĩa kỷ nguyên thần thoại đã hoàn toàn kết thúc. Ở mức độ nhất định,
xét theo cội nguồn, triết học ra đời như nỗ lực “tái thiết lại thần thoại bằng phương tiện
của lý trí” Với thời gian, cùng với sự phát triển xã hội, sự phổ biến tri thức khoa học,
những câu chuyện thần thoại dần dần được sử dụng vào mục đích thể hiện một nhân sinh
quan, một triết lý sống. Những khái niệm triết học có nguồn gốc thần thọai đều được cải
biến, duy lý hóa để àm sáng tỏ thêm tư tưởng của các triết gia, Trong thời kỳ đầu tiên
các nhà triết học vẫn cần đến một giá đỡ thần linh để chuyển tải ý tưởng mới lạ của mình
mà không quá xa cách với trình độ nhận thức chung của thời đại.
- thứ hai, thể hiện ở tính chất bao trùm về mặt lý luận của triết học đối với tất cả lĩnh vực
của nhận thức. Vì ra đời trong bối cảnh trình độ nhận thức của con người còn tương đối
thấp, tri thức về mọi mặt chưa phát triển bao nhiêu, nên triết học đóng vai trò là dạng
nhận thức lý luận hầu như duy nhất, hy vọng lý giải những vấn đề lý luận của các khoa
học cụ thể mà vào thời kỳ này còn đang nằm trong tình trạng tản mạn, sơ khai, mang
nặng tính chất trực quan, thực nghiệm. Triết học được xem như “khoa học của các khoa
học”, còn các triết gia thì được tôn vinh thành nhữn nhà thông thái, đại diện cho trí tuệ
xã hội. Song điều đó lại đưa đến chỗ đối với các nhà triết học nhận thức lý luận là cái
4

vượt lên trên hoạt động thực tiễn, biến thành “nhận thức tự thân”, “nhậnt hức để nhận
thức”. Triết lý trở thành đặc quyền của một số ít nhà thông thái, “nhận thức tự thân” đối
lập với thực tiễn, với ý thức đời thường.
- thứ ba, là tính đa dạng, muôn vẻ, sự phân cực quyết liệt giữa các trường phái làm nên
đặc trưng phát triển của triết học phương Tây cổ đại trong suốt 10 thế kỷ, xác lập “đường
lối Democritos” và “đường lối Platon” trong lịch sử triết học phương Tây. Tính chất này
chịu sự chi phối bởi điều kiện địa lý đặc biệt của các thị quốc, sự thay thế nhau các trung
tâm kinh tế, văn hóa, quá trình giao lưu với văn hóa phương Đông, phong cách phóng
khoáng, yêu chuộng tự do kết hợp với sự khôn ngoan và tinh tế của người Hy Lạp, La
Mã…Trong bức tranh muôn vẻ của triết học phương Tây cổ đại đã chứa đựng hầu như
tất cả những hình thái và phương thức tư duy căn bản nhất, được tiếp tục hoàn thiện, cải
biến và phát triển sau này.
- thứ tư, ở phần lớn các học thuyết triết học đã thể hiện tính biện chứng tự phát, sơ khai
trong việc giải thích tự nhiên, khám phá các quy luật nhận thức, gợi mở tinh thần khám
phá cho các thời đại sau. Heraclitus – ông tổ của phép biện chừng theo cách hiểu hiện
đại; tư tưởng của ông gợi nguồn cảm hứng về sự gặp gỡ Tây – Đông.
- thứ năm là vấn đề nhân bản “Con người - thước đo của vạn vật”; lời tuyên bố này của
Protagoras và “hãy tự biết lấy mình” của Sokrates đã chứng tỏ rằng dù chủ trương hướng
ra vũ trụ, giải thích và khao khát chinh phục nó, người Hy Lạp vẫn dành nhiều tâm huyết
tìm hiểu những vấn đề nhân sinh, xã hội. Quá trình nhân bản hóa chủ đề nghiên cứu đã
để lại những tư tưởng nhân văn, khai sáng sâu sắc.
1.2. Khái quát về triết học cổ điển Đức
1.2.1. Điều kiện lịch sử ra đời của triết học cổ điển Đức
Triết học cổ điển Đức ra đời trong điều kiện lịch sử hết sức đặc biệt. Nước Đức
vào cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX vẫn là một nước rất lạc hậu về kinh tế và
chính trị so với nhiều nước ở châu Âu như Anh và Pháp. Đó còn là một quốc gia
phong kiến điển hình, với 360 tiểu vương quốc tự lập trong một liên bang Đức chỉ
còn là hình thức, lạc hậu về kinh tế và chính trị. Thủ công nghiệp, công nghiệp, nông
nghiệp bị đình đốn.
Triều đình vua Phổ Friedrich Wilhelm (1770 – 1840) vẫn tăng cường quyền
lực duy trì chế độ quân chủ phong kiến, cản trở đất nước Đức phát triển theo con
5

đường tư bản chủ nghĩa. Cả đất nước bao trùm bầu không khí bất bình của đông đảo
quần chúng. Đây là một trong những thời kì hèn kém nhất trong lịch sử nước Đức.
Trong khi đó, chủ nghĩa tư bản đã được thiết lập ở một số nước Tây Âu như
Italia, Anh, Pháp…, đem lại một nền sản xuất phát triển chưa từng có. Ở nước Pháp
đã tiến hành cuộc cách mạng tư sản, ở nước Anh thực hiện cuộc cách mạng công
nghiệp làm rung chuyển cả châu Âu, đưa châu Âu bước vào nền văn minh công
nghiệp. Tấm gương của các nước Tây Âu đã thức tỉnh tinh thần phản kháng cách
mạng của giai cấp tư sản Đức và những bộ phận tiến bộ khác của xã hội Đức.
Nhưng vì giai cấp tư sản Đức và những lực lượng tiến bộ khác nằm rải rác ở
những vương quốc nhỏ tách rời nhau, nhỏ bé về số lượng, yếu kém về kinh tế và
chính trị nên không thể tiến hành cách mạng tư sản trong thực tiễn, mà chỉ tiến hành
cuộc cách mạng về phương diện tư tưởng. Họ muốn thỏa hiệp với tầng lớp phong
kiến quý tộc Phổ, giữ lập trường cải lương trong việc giải quyết những vấn đề phát
triển đất nước.
Tuy lạc hậu về kinh tế và chính trị, nước Đức thời kì này đạt được sự phát triển
chưa từng có về triết học, văn hóa và nghệ thuật. Đây là quê hương của nhiều nhà tư
tưởng, nhà văn, nhà thơ nổi tiếng thế giới như Herder, Goethe, Schiller, Kant… Họ,
một mặt, tiếp thu những di sản tư tưởng và văn hóa Đức truyền thống, kế thừa các
quan niệm của Nicolaus Cusanus, Leibnitz …, mặt khác, được sự cổ vũ to lớn của tư
tưởng Khai sáng và văn hóa Pháp thế kỉ XVIII.
Cách mạng tư sản Pháp (1789 -1794) là hậu thuẫn thực tiễn thức tỉnh giai cấp
tư sản Đức đấu tranh vì một trật tự xã hội mới ở Đức. Thể hiện nguyện vọng đó của
giai cấp tư sản, các tác phẩm của Goethe, Schiller, Kant, Fichte … đều toát lên một
tinh thần phẫn nộ chống lại sự trì trệ và bất công của xã hội Đức thời đó.
Trước đòi hỏi của quá trình phát triển phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
ở các nước Tây Âu, khoa học tự nhiên đã đạt nhiều thành tựu lớn: phát hiện ra điện,
phát hiện ra ôxy và bản chất sự cháy của Lavoisier, việc phát hiện ra tế bào
của Leeuwenhoek, định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng của Lomonosov,
học thuyết về dưỡng khí của Pritski và Sielo…
Bối cảnh chính trị – xã hội và sự phát triển của khoa học ở Tây Âu và nước
Đức lúc đó chứng tỏ sự hạn chế và bất lực của phương pháp tư duy siêu hình trong
6

việc lý giải bản chất của các hiện tượng tự nhiên và thực tiễn xã hội đang diễn ra cuối
thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX.
Nó đòi hỏi cần có cách nhìn mới về bản chất các hiện tượng tự nhiên và tiến
trình lịch sử nhân loại, cũng như cần có quan niệm mới về khả năng và vai trò của
con người. Triết học cổ điển Đức ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu đó.
1.2.2. Những đặc điểm cơ bản của triết học cổ điển Đức
Một là, thế giới quan và ý thức hệ của giai cấp tư sản Đức thời kì này: Do các
nhà triết học phần lớn xuất thân từ tầng lớp xã hội thượng lưu, gắn bó mật thết phong
trào quý tộc về lợi ích kinh tế, địa vị chính trị, vì thế một mặt họ mong muốn thống
nhất đất nước, phồn vinh, nhưng một mặt họ sợ sức mạnh của quần chúng lao động
mà thoả hiệp với các quý tộc phong kiến dẫn đến tư tưởng bảo thủ, cải lương về mặt
chính trị - xã hội, mâu thuẫn với tính cách mạng và tính khoa học
Hai là, triết học cổ điển Đức đặc biệt đề cao vai trò, vị trí tích cực của con
người: Kế thừa và phát huy những tư tưởng thời kỳ Phục Hưng và Cận đại, các nhà
triết học cổ điển Đức đã khẳng địng con người là chủ thể, là kết quả là sản phẩm của
hoạt động tự nó, cho nó vì nó cho nên thực tiễn cao hơn lý luận, lịch sử chỉ là phương
thức tồn tại của con ngưòi, cá nhân có thể làm chủ được vận mệnh của mình và cao
hơn là tư tưởng con người màn bản chất xã hội. Như vậy triết học cổ điển Đức đã làm
một bước rẽ trong việc hình thành, phát triển của triết học. Nếu như trước đây triết
học phương tây lấy những vấn đề nhận thức luận, bản thể luận…làm nền tảng thì tron
bối cảnh đầy sự biến động cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX con người lại trở thành
xuất phát điểm của mọi vấn đề triết học. Tuy vậy trước sự phát triển mạnh mẽ của
khoa học và ảnh hưởng to lớn của nó đến đời sống kinh tế - văn hoá – xã hội đã đưa
đến quan niệm sùng bái và tuyệt đối hoá vai trò của lý tính, của tư duy. Biến tư duy
của con người thành một thực thể độc lập đối với đời sống thực của nó, thực thể tinh
thần tối caolàm căn nguyên để giải thích cho tất cả mọi cái, mọi hiện tượng đang hiện
tồn.
Ba là, triết học cổ điển Đức dựa trên cách nhìn biện chứng về thế giới hiện
thực: Trong triết học cổ điển Đức thực tiễn và khoa học đã đặt ra yêu cầu là cần phải
có phương pháp tư duy để phản ánh chân thực về tồn tại mà lại thể hiện được tinh
thần cách mạng của thời đại.Các nhà triết học cổ điển Đức đã tiếp thu những tư tưởng
biện chứng trong di sản triết học truyền thống để xây dựng nên phép biện chứng của
7

mình. Lần đầu tiên phép biện chứng tồn tại là một phương pháp nhận thức có tính
đồng kết, được biểu hiện chặt chẽ qua hệ thống các khái niệm phạm trù.
Bốn là, nhiều nhà triết học cổ điển Đức với cách nhìn biện chứng bao quát toàn
bộ hiện thực có ý đồ hệ thống hoá toàn bộ những tri thức và thành tựu mà nhân loại
đạt được từ trước tới giờ.
Chương 2. So sánh những đặc điểm chính của triết học Hy Lạp cổ đại và triết
học cổ điển Đức
2.1. Về nguồn gốc thế giới
2.1.1. Nguồn gốc thế giới trong triết học Hy Lạp cổ đại
Nguồn gốc thế giới đã được các nhà triết học Hy Lạp quan tâm từ khi mới ra
đời. Quan điểm duy vật về vấn đề này có học thuyết về các khởi nguyên đầu tiên với
tư cách là cái đơn nhất của các nhà triết học thuộc trường phái Milet. Đầu tiên Thales
(Θαλῆς ὁ Μιλήσιος - khoảng 624 BC – khoảng 546 BC) quan niệm toàn bộ thế giới
được khởi nguồn từ nước. Nước là bản chất chung của tất cả mọi vật, mọi hiện tượng
trong thế giới. Mọi cái trên thế gian đều khởi nguồn từ nước và khi bị phân hủy lại
biến thành nước. Sau đó, Anaximandre (Ἀναξίμανδρος - khoảng 610 - 546 BC) cho
rằng: nguyên lý của muôn vật là bất định (apeiron) và vạn vật trở về nguyên lý ở chỗ
chúng đã phát xuất ra. Bản nguyên bây giờ không còn là nước, mà là cái có ý nghĩa
phổ quát hơn, để truy tìm bản nguyên sâu xa nhất, nguyên nhân của các nguyên nhân,
thì không thể dừng lại ở những hành chất cụ thể được. Nước, hay một cái gì khác cụ
thể, không phải là nguyên nhân, mà là kết quả của một quá trình sinh thành trong vũ
trụ. Sau đó Anaximène (588 - 525 BC), cho rằng Bản nguyên thế giới phải là xác
định (apeiros), chứ không phải là bất định (apeiron), bởi lẽ vũ trụ không thể tự nhiên
mà sinh thành với toàn bộ diện mạo của nó. Đó là apeiros, tạm hiểu là “khí”. Héraclite
cho rằng khởi nguyên của vũ trụ đó là lửa. Ông đã viết: “Thế giới nầy chỉ là một đối
với mọi cái, không phải do thần thánh hay do con người tạo ra nhưng nó mãi mãi đã,
đang và sẽ là ngọn lửa vĩnh cửu, như là độ đo của những cái đang rực cháy và mức
độ những cái đang lụi tàn.”
Theo Pythagoras thì vũ trụ là hoà âm và con số, Aristote đã nhận định: “Với
các nhà tư tưởng trường phái Pythagore, tất cả vũ trụ đều là hòa âm và con số. Trong
vũ trụ luận hòa âm ấy, một điểm đặc sắc nổi bật là quan niệm về năm chu kỳ của vũ
trụ, theo quan niệm nầy, vũ trụ không vận hành theo đường thẳng, mà vận hành theo
8

chu kỳ. Các vì tinh tú và quá trình của vũ trụ luôn trở về vị trí của chúng và đồng hồ
của vũ trụ luôn luôn vận hành lại từ khởi thủy, nghĩ là từ thời nầy sang thời khác”.
Empédocle (Ἐμπεδοκλῆς 492-432 BC) cho thuyết nguồn gốc vũ trụ tạo bởi
bốn nguyên tố cổ điển là đất, không khí, lửa và nước. Ông viết: “Bốn nguyên tố là
nguồn gốc của vũ trụ: lửa thần Zeus, nước thần Nestis, không khí thần Aides, đất thần
Héra”, khởi đầu cho thuyết đa nguyên của vũ trụ, vạn vật chứ không phải đơn chất
như các triết gia thời trước đã nói. Leucippe (Λεύκιππος, khoảng 460-370 BC), cho
rằng bản nguyên của sự vật trong vũ trụ là vật chất nhỏ nhất không phân chia được
nửa, vô hạn về số lượng, vô hạn về hình thức, không có chất lượng, nó là nguyên tử.
Démocrite (460-370 BC), tiến xa hơn Leucippe cùng vận dụng thuyết nguyên tử để
cắt nghĩa vũ trụ, nhưng theo ông trong vũ trụ có nhiều thế giới, chớ không phải chỉ
có một thế giới của chúng ta mà thôi.
Cuộc tranh luận về bản nguyên thế giới mở rộng sang vấn đề nhận thức. Các
nhà duy vật thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan là đối tượng của nhận thức.
Quá trình nhận thức có hai giai đoạn là cảm tính và lý tính, hai giai đoạn này liên hệ
mật thiết với nhau. Các nhà triết học duy tâm của trường phái Pythagoras cho quan
hệ số lượng là bản chất của sự vật, còn Platon cho thế giới ý niệm có trước sinh ra,
thế giới vật chất là đối tượng của nhận thức. Ông coi tri thức chân thực là tri thức bắt
nguồn từ ý niệm.
2.1.2. Nguồn gốc thế giới trong triết học cổ điển Đức
Lý luận về bản thể của triết học cổ điển Đức chứa đựng đầy mâu thuẫn. Có duy
vật, duy tâm và nhị nguyên.
Với Kant thì ông đã lý giải nguồn gốc hình thành vũ trụ trên lập trường duy vật
biện chứng. Ông cho rằng không chỉ trái đất mà cả vũ trụ được hình thành từ các khối
tinh vân vận động và biến hoá trong không gian và thời gian. Tư tưởng này chứng tỏ
rằng thế giới hình thành từ vật chất và thống nhất ở tính vật chất của nó.
Hegel là nhà duy tâm khách quan, ông cho rằng khởi nguyên của thế giới không
phải là vật chất mà là “ý niệm tuyệt đối” hay “tinh thần thế giới” . Ông coi tinh thần
thế giới là cái có trước, vật chất với tính cách dường như là sự thể hiện, sự biểu hiện
cụ thể của tinh thần thế giới, là cái có sau; tinh thần là đấng sáng tạo ra vật chất. Đó
cũng chính là sự thể hiện riêng về mặt triết học những lời khẳng định của tôn giáo
rằng Thượng đế sáng tạo ra thế giới.
9

Feuerbach bác bỏ học thuyết của Hegel về giới tự nhiên, ông cho rằng thế giới
đang sống là thế giới vật chất, tồn tại khách quan và không phụ thuộc vào ý thức chủ
quan của duy vậy, thừa nhận giới tự nhiên là cơ sở đầu tiên duy nhất, không có gì
sinh ra nó cả, đồng thời ông quan niệm giới tự nhiên bao gồm cả con người. Con
người là một bộ phận của tự nhiên.
2.2. Về vấn đề biện chứng
“Biện chứng” có gốc từ tiếng Hy Lạp là “dialektica” (với nghĩa là nghệ thuật
đàm thoại, tranh luận). Theo nghĩa này, biện chứng là nghệ thuật tranh luận nhằm tìm
ra chân lý bằng cách phát hiện các mâu thuẫn trong lập luận của đối phương và nghệ
thuật bảo vệ những lập luận của mình.
2.2.1. Phép biện chứng trong triết học Hy Lạp cổ đại
- Vấn đề phép biện chứng chiếm một vị trí đáng kể trong triết học Hy Lạp cổ
đại. Friedrich Engels cho rằng “những nhà triết học Hy Lạp cổ đại đều là những nhà
biện chứng tự phát”. Nói tới phép biện chứng (PBC) Hy Lạp cổ đại cần hiểu nó theo
hai nghĩa. Thứ nhất, là giai đoạn đầu tiên trong lịch sử nhận thức mang tính biện
chứng về sự phát triển của hiện thực và PBC hiểu theo nghĩa cổ điển là nghệ thuật
phát hiện và chứng minh chân lý. Với nghĩa đầu tiên, PBC Hy Lạp cổ đại được coi là
một giai đoạn xác định mang tính chất xuất phát điểm đối với triết học phương Tây.
Đó là PBC tự phát tồn tại dưới hai hình thức luôn đấu tranh với nhau: PBC “khẳng
định” thể hiện trong triết học Heraclitus và PBC “phủ định” thể hiện trong trường
phái Elea. Thứ hai, PBC cổ điển được hình thành ở Zeno và Sokrates. Hai nghĩa trên
của PBC liên hệ mật thiết với nhau.
2.2.2. Phép biện chứng trong triết học cổ điển Đức
Thành tựu lớn nhất của nền triết học cổ điển Đức là phép biệp chứng, triết học
cổ điển Đức đã tìm cách giải quyết mâu thuẫn bên trong lý luận nhận thức mà triết
học Hy Lạp cổ đại chưa tìm ra.
Kant là người sáng lập phép biện chứng cổ điển Đức đồng thời ông đã góp phần
quan trọng trong sự phát triển Phép biện chứng với tư cách là lôgic và phương pháp
luận. Ông cho rằng lý tính của con người có khát vọng xâm nhập vào lĩnh vực “vật
tự nó” để đạt tới tri thức tuyệt đối vượt ra ngoài giới hạn của kinh nghiệm cảm tính,
điều đó nảy sinh những mâu thuẫn và ông đã nêu ra bốn mâu thuẫn.
10

Theo Hegel, triết học là sự xem xét đối tượng một cách có suy nghĩ. Đối tượng
của triết học, theo ông, là trùng với đối tượng của tôn giáo, đó là khách thể tuyệt
đối vô hạn Thượng đế. Còn tư duy nói chung là cái làm cho con người khác động
vật. Thành tựu quan trọng về triết học Hegel là phương pháp biện chứng mà hạt
nhân hợp lý của nó là tư tưởng về sự phát triển. Kant và Heghen đã tạo ra bước đột
phá trong phương pháp triết học; họ khắc phục được tính phiến diện ở các khuynh
hướng duy lí và duy nghiệm.Trực quan mà thiếu tư duy thì mù quáng. Tư duy mà
thiếu trực quan thì trống rỗng khẳng định hình thức chiêm nghiệm là điều kiện tiên
quyết của tri thức và tiếp tục đề cao vai trò của tư duy lý tính, khắc phục cả chủ
nghĩa duy lý lẫn chủ nghĩa duy nghiệm trong quá trình đi tìm chân lý.
Do khoa học chưa phát triển, chưa có điều kiện phân tích giới tự nhiên, những
kết luận về bản thể luận của các học thuyết triết học Hy Lạp cổ đại thường được rút
ra từ trực quan nên đặc trưng của chủ nghĩa duy vật Hy Lạp cổ đại còn thể hiện tính
chất mộc mạc, thô sơ, song căn bản là đúng vì họ lấy tự nhiên để giải thích tự nhiên.
Mặt khác các nhà triết học Hy Lạp cổ đại nghiên cứu giới tự nhiên nhằm đưa ra
được bức tranh chung của thế giới, chỉ ra nguồn gốc của nó, chưa có chủ định nghiên
cứu phép biện chứng. Do đó, đặc trưng phép biện chứng của triết học Hy Lạp cổ đại
còn chất phác, sơ khai trong giải thích tự nhiên, trong khám phá quy luật nhận thức,
trong đối thoại, tranh luận để đạt tới chân lý. Vì vậy, họ mới nêu lên được những
yếu tố lẻ tẻ chưa thành hệ thống phạm trù quy luật, giá trị nâng cao tính tự giác cho
con người nhằm biến đổi hiện thực còn thấp.
Triết học cổ điển Đức đã kế thừa và khắc phục được những thiếu sót của
phương pháp nhận thức của triết học Hy Lạp cổ đại.
2.3. Về vấn đề con người
2.3.1. Vấn đề con người trong triết học Hy Lạp cổ đại
Theo Thales thì con người và cả linh hồn con người cũng được sinh ra từ
nguyên thể vật chất đầu tiên, là nước. Song, do ảnh hưởng của các quan niệm thần
thoại và tôn giáo nguyên thủy, nên ông đã không giải thích được các hiện tượng từ
tính của nam châm và do vậy, ông đã khẳng định nam châm cũng như các vật thể
khác, nó cũng có linh hồn. Mặc dù vậy, “đối với Thales, linh hồn đã là một cái gì đặc
biệt, tách rời thể xác”. Anaximander cho rằng sự sống bắt đầu từ biển, con người có
nguồn gốc từ một loài cá, được hình thành từ quá trình tiến hóa của cá, con người, do
11

có thể chất yếu đuối, không có vỏ cứng bảo vệ nên sinh ra và phát triển trong bụng
một loài cá khổng lồ, đến lúc trưởng thành, cứng cáp, con người mới lên đất liền sinh
sống. Anaximenes thì cho rằng “Con người đã thở ra hơi nóng và lạnh từ miệng, nếu
thở mạnh thì miệng mở to, còn nếu ngậm lại thì lạnh đi, khi mở miệng thở mạnh thì
hơi thoát ra nóng hơn nhờ sự phân xẻ”. Hơi thở chính là không khí, là nguồn sống
của con người. Linh hồn con người cũng được tạo ra từ không khí và rung động theo
hơi thở mạnh, yếu. Từ đó, ông đi đến quan niệm “sự thở - linh hồn” là khởi đầu cá
biệt của các cơ thể sống. Pythagoras thì cho rằng con người là
Vấn đề con người của triết học Hy Lạp cổ đại được khởi đầu bằng tuyên bố
bất hủ của Protagoras rằng “con người - thước đo của vạn vật” và tiếp tục toả sáng ở
Sokrates, Platon, Democritos, Aistoteles, Epikouros… Các nhà triết học lý giải bản
chất con người, hoạt động sống và năng lực nhận thức sáng tạo của nó, các vấn đề xã
hội, đạo đức quan hệ giữa người với người, về một thiết chế nhà nước lý tưởng phục
vụ cộng đồng. Con người trong triết học Hy Lạp cổ đại kết hợp lý trí với đức hạnh,
sự khôn ngoan và mực thước, khát vọng tự do và trách nhiệm công dân.
Con người trong triết học Hy Lạp cổ đại được xem là điểm khởi đầu của tư duy
triết học. Con người và thế giới xung quanh là tấm gương phản chiếu lẫn nhau. Con
người là một tiểu vũ trụ trong vũ trụ bao la. Protagoras một nhà ngụy biện cho rằng
“con người là thước đo của vũ trụ”. Quan niệm của Aristoteles về con người, cho
rằng chỉ có linh hồn, tư duy, trí nhớ, ý trí, năng khiếu nghệ thuật là làm cho con người
nổi bật lên, con người là thang bậc cao nhất của vũ trụ. Khi đề cao nhà nước, ông xem
con người là “một động vật chính trị”.
Như vậy, triết học Hy Lạp cổ đại bước đầu đã có sự phân biệt con người với
tự nhiên, nhưng chỉ là hiểu biết bên ngoài về tồn tại con người.
2.3.2. Vấn đề con người trong triết học cổ điển Đức
Con người là chủ thể hoạt động là nền tảng và là điểm xuất phát của mọi vấn
đề triết học. Con người vừa là chủ thể, đồng thời là kết quả quá trình hoạt động của
chính mình. Bản thân lịch sử là phương thức tồn tại của con người. Mỗi cá nhân hoàn
toàn làm chủ vận mệnh của mình và tự ý thức về mình. Bên cạnh quan điểm tiến bộ
đó, Kant cùng bộc lộ hạn chế ở chỗ, đề cao sự mạnh trí tuệ của con người tới mức
cực đoan: sáng tạo ra các quy luật của thế giới. Thần thánh hóa con người tới mức
coi bản thân thế giới tự nhiên phải hoạt động theo ý chí con người.
12

Hegel khi bàn đến vấn đề con người, ông không chia tách con người thành hai
phần mà ông quan niệm con người là chỉnh thể thống nhất. Con người là chủ thể đồng
thời là kết quả của quá trình hoạt động của chính mình, chính qua quá trình hoạt động
mà ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức và ý chí tự do của con người mới phát triển.
Do đó, con người mới hoàn thiện. Như vậy Hegel không bàn đến con người cụ thể
mà bàn đến con người trìu tượng, lý tính phi lịch sử.
Feuerbach phê phán Hegel đã quan niệm con người một cách trừu tượng và
thần bí coi đó như một lực lượng siêu tự nhiên; đây là một quan niệm sai. Do vậy,
theo ông phải xây dựng một quan niệm mới về con người.
Feuerbach quan niệm con người như một thực thể sinh vật có cảm giác, biết tư
duy, có ham muốn, có ước mơ, có tình yêu thương; lòng yêu thương vốn là bản chất
của con người. Trong con người có sự thống nhất giữa cơ thể với tư duy. Con người
không phải là nô lệ của thượng đế hay tinh thần tuyệt đối mà là sản phẩm của tự
nhiên, là kết quả phát triển của tự nhiên.
2.4. Về vấn đề đạo đức
2.4.1. Vấn đề đạo đức trong triết học Hy Lạp cổ đại
Sự quan tâm đến con người của Sokrates được xem như bước ngoặt từ triết
học tự nhiên sang triết học đạo đức. Điểm trung tâm trong triết học về con người của
Sokrates là đạo đức. Chủ đề suy xét của Sokrates về con người là điều thiện, cái đẹp,
tự ý thức, tri thức và chân lý. Ông dạy con người làm chủ hành vi của mình bằng các
giá trị đó và không cho phép bản năng động vật lấn át tiếng nói của lương tâm, phẩm
giá, lòng trung thành, lòng yêu thương con người, lý trí. Ông nhấn mạnh con người
không chỉ chịu trách nhiệm về bản thân mình mà còn về những người khác. Khái
niệm chung tạo thành cơ sở của đạo đức, tiêu chuẩn của đức hạnh là cái thiện phổ
biến. Muốn tuân theo cái thiện thì phải hiểu nó. Muốn hiểu nó phải có phương pháp
tìm ra chân lý thông qua đàm thoại, tranh luận triết học, phương pháp này có bốn
bước, về sau gọi là phương pháp Sokrates.
Quan niệm đạo đức của Platon là hướng con người vào ý niệm tối cao của cái
thiện, đó là sự thông thái và lòng dũng cảm. Platon cho rằng chỉ có số ít người, những
chủ nô thượng lưu mới có đời sống đạo đức với những biểu hiện tối cao của nó là sự
thông thái và lòng dũng cảm. Còn quần chúng nhân dân chỉ có năng lực đạo đức tiêu
cực, đạo đức khuất phục.
13

2.4.2. Vấn đề đạo đức trong triết học cổ điển Đức


Bước phát triển mới trong đạo đức học được ghi nhận bằng học thuyết đạo đức
của các nhà Triết học thời kỳ này như Kant, Hegel, Feuerbach.
Kant đã thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa chuẩn mực đạo đức với hệ thống
luật pháp, khẳng định được tính tất yếu của cơ sở pháp lý đối với chuẩn mực đạo đức,
đạt tiêu chí đạo đức trong mối liên hệ hữu cơ với pháp quyền. Đồng thời tư tưởng đạo
đức của Kant chứa đựng nhiều tư tưởng nhân đạo sâu sắc. Nhưng bên cạnh đó hạn
chế của đạo đức học Kant là còn mang tính chất duy tâm, duy lý, chưa đánh giá đúng
mức sự tác động và hạn chế của kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa. Đối với hoạt động
đạo đức, đồng thời còn thể hiện tính không tưởng, phi lịch sử, phi giai cấp khi ông
khuyên mọi người không kể giai cấp, quốc gia, dân tộc… hãy theo mệnh lệnh tuyệt
đối.
Hegel: Ông đã trình bày các phạm trù đạo đức, đặc biệt là phạm trù cái thiện
– cái ác trong những mâu thuẫn nội tại và sự chuyển hóa giữa chúng với nhau; Ông
đã nhìn thấy trong quá trình phát triển của lịch sử, trong những điều kiện cụ thể cái
ác có thể trở thành cái thiện và cái thiện cũng có thể trở thành cái ác. Nhưng mặt hạn
chế của ông là đã coi Nhà nước lý tưởng là Nhà nước quân chủ Phổ.
Feuerbach: Ông đã phê phán tư tưởng đạo đức của Kant, Hegel và khắc phục
lại tư tưởng nhất nguyên duy vật thế giới và con người. Đạo đức học của ông trở về
với luận đề cho rằng, tìm thấy đạo đức từ bản chất con người, nhiệm vụ của đạo đức
là phải khám phá ra con đường đi tới xác định được sự hài hòa giữa nghĩa vụ và hạnh
phúc, hài hòa các lợi ích con người nhưng cái sai lầm của ông là đã quy mọi quan hệ
của con người vào quan hệ đạo đức, ông lấy sự yêu thương lẫn nhau giữa mọi người
và nguyện vọng tự nhiên của con người muốn có hạnh phúc là nguyên tắc cơ bản.

KẾT LUẬN
Triết học Hy Lạp cổ đại đã đặt nền móng cho nền triết học phương Tây, những
thành tựu ban đầu về tư tưởng của các triết gia thời kỳ này đã thoát khỏi tư tưởng nô
lệ thần thánh, màu sắc thần thoại được rửa gột bởi những lý luận sơ khởi về con người
đối với những vấn đề chung quanh nhưn bản nguyên thế giới, vị trí con người, đạo
đức học…. mặc dù tư tưởng nhận thức đang thời kỳ sơ khởi đối với những quan điểm
về bản thể, theo lối trực quan, lý luận đơn giản để đưa ra kết luận, nhưng đã khai phá
14

một con đường, lát những viên gạch đầu tiên để xây dựng hoàn thiện ngôi nhà triết
học phương Tây sau này.
Triết học cổ điển Đức mang lại cách nhìn mới về thực tiễn xã hội và tiến trình
lịch sử nhân loại, nó đề cao vai trò hoạt động tích cực của con người. Khắc phục triết
học truyền thống phương Tây. Nó coi con người là chủ thể hoạt động như là vấn đề
nền tảng, xuất phát điểm của một vấn đề triết học.
Một trong những thành tựu to lớn của triết học cổ điển Đức là nó khẳng định
rằng tư duy và ý thức chỉ có thể phát triển trong chừng mực con người nhận thức và
cải tạo thế giới. Con người là chủ thể, đồng thời là kết quả của toàn bộ nền văn minh
do chính mình tạo ra, nghiên cứu tiến trình lịch sử nhân loại cũng như toàn bộ mối
quan hệ con người - tự nhiên như một quá trình phát triển biện chứng.
Tuy từ lập trường duy tâm, các nhà triết học cổ điển Đức đã xây dựng nên các
hệ thống triết học độc đáo, đề xuất được tư duy biện chứng, lôgic biện chứng, học
thuyết về các quá trình phát triển, mà tìm tòi lớn nhất trong tất cả cá tìm tòi của họ đó
là phép biện chứng.
Có thể nói triết học cổ điển Đức đã phát triển một cách vượt bậc về mọi mặt
trong lịch sử triết học phương Tây. Đây là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của triết học
phương Tây và nó có ảnh hưởng mạnh mẽ đến triết học hiện đại
15

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Tiến Dũng (2015), Lịch sử triết học phương tây, NXB. TP. HCM.
2. Thích Nữ Hương Nhũ (2019), Lịch sử triết học phương tây, tài liệu giảng
dạy.
3. Bùi Văn Nam Sơn (2016), Trò chuyện triết học, tập 2, NXB. Tri Thức.
4. Đinh Ngọc Thạch (2006), Lịch sử triết học phương tây, NXB. Tổng hợp.
5. Nguyễn Ước (2009), Đại cương triết học phương tây, NXB. Trí Thức.

You might also like