You are on page 1of 46

CÂU TRẢ LỜI CHO CÂU HỎI ÔN TẬP

CHƯƠNG 2
1. Giá trị hàng hóa là gì? (đọc hai thuộc
tính của hàng hóa, tr.32)
Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của
con người sản xuất kết tinh trong hàng hóa
+ Đặc trưng của giá trị hàng hóa:
*) Giá trị là thuộc tính xã hội của hàng
hóa.
*) Giá trị là một phạm trù lịch sử nghĩa
là nó chỉ tồn tại ở những phương thức
sản xuất có sản xuất và trao đổi hàng
hóa.
*) Giá trị hàng hóa biểu hiện quan hệ sản
xuất xã hội . Tức là quan hệ kinh tế giữa
người sản xuất hàng hóa
Trong nền kinh teesduwaj trên chế độ tư
hữu về tư liệu sản xuất
Quan hệ kinh tế giữa người với người biểu hiện
thành quan hệ giữa vật với vật .Hiện tượng vật
thống trị người gọi là sự sùng bái hàng hóa
Khi tiền tệ xuất hiện thì đỉnh cao của sự sùng
bái hàng hóa là sự sùng bái tiền tệ
*)Giá trị trao đổi chỉ là hình thức biểu hiện của
giá trị : giá trị là nội dung là cơ sở của giá trị
trao đổi’Giá trị thay đổi thì giá trị trao đổi cũng
thay đổi theo

2. Lượng giá trị mỗi hàng hóa được đo


lường bằng thước đo gì? Từ đó giải thích tại
sao những hàng hóa khác nhau về giá trị sử
dụng lại có thể trao đổi được với nhau theo 1
tỷ lệ nhất định. (VD: chiếc xe máy có thể
đổi lấy 100 chiếc ba lô) (tr.33)
3. Những yếu tố nào ảnh hưởng/tác động
đến lượng giá trị hàng hóa? (đọc tr.34)

3 yếutốảnhhưởngđếnlượng giátrịhànghoá là:
 Năngsuấtlaođộng
 Cườngđộlaođộng
 Mứcđộphứctạpcủalaođộng
Cụthể:
– Năngsuấtlaođộng:
+ Kháiniệm: Năngsuấtlaođộng lànănglựcsảnxu
ấtcủalaođộng, được
tínhbằngsốlượngsảnphẩmsảnxuấtratrongmộtđợn
vịthờigianhoặcsốlượngthờigiancầnthiếtđểsảnxuấ
tramộtđơnvịsảnphẩm.
+ Khitấtcảcácyếutốkháckhôngđổi:
Năngsuấtlaođộngxãhộităng>Sốlượnghànghoá
được sảnxuấtratrongcùng 1 đơnvịthờigiantăng;
nghĩalàthờigianlaođộngxãhộicầnthiếtđểsảnxuấtr
a 1
đơnvịhànghoágiảm>lượnggiátrịcủamộtđơnvịhàn
ghoágiảm.
>>Kếtluận:
SựthayđổicủaNăngsuấtlaođộngtácđộngtheotỷlện
ghịchđếnlượnggiátrịcủamộtđơnvịhànghóanhưng
khôngtácđộngđếntổnglượnggiátrịcủatổngsốhàng
hóa được sảnxuấtratrongcùngmộtđơnvịthờigian.
>>Liênhệ:
Trong kinhtế thịtrường, cạnhtranh vềgiácảlàqua
ntrọngnhất.Đểcạnhtranhvềgiácảvớinhàsảnxuấtk
hácthìphảităngnăngsuấtlaođộngcábiệtvìnólàmgi
ảmlượnggiátrịcábiệtcủamộtđơnvịhànghoáxuốngt
hấphơnlượnggiátrịxãhộicủanó>giácảbánhànghó
acóthểrẻhơncủangườikhácmàvẫnthulợinhuậnnga
ng, thậmchícaohơn.
+ Các nhântố ảnhhưởngđếnnăngsuấtlaođọng,
tácđộngtheochiềuthuậnđếnnăngsuấtlaođộng:
 Một: Trìnhđộkhéoléo (thànhthạo)
của ngườilaođộng.
 Hai: Mứcđộ phát triển củakhoahọc –
kỹthuật,
côngnghệvàmứcđộứngdụngnhữngthànhtựuđó
vàosảnxuất.
 Ba: Trìnhđộ tổchức quảnlý sảnxuất.
 Bốn: Quymôvàhiệusuấtcủatưliệusảnxuất.
 Năm: Cácđiềukiệntựnhiên.
– Cườngđộlaođộng:
+ Kháiniệm: Cường độ lao động là mức độ hao
phí lao động của người lao động trong một đơn
vị thời gian, được tính bằng số calo hao phí
trong 1 đơn vị thời gian.
+ Khi tất cả các yếu tố khác không đổi: Cường
độ lao động tăng > mức độ hao phí lao động
tăng > tổng số hàng hoá được sản xuất ra trong
cùng 1 đơn vị thời gian tăng đồng thời với sự
tăng của tổng lượng hao phí > nên lượng hao
phí lao động để sản xuất ra 1 đơn vị hàng hoá
không đổi > lượng giá trị của một đơn vị hàng
hoá không đổi.

Như vậy, sự thay đổi của cường độ lao động


không tác động đến lượng giá trị của một đơn vị
hàng hóa nhưng nó tác động theo tỷ lệ thuận đến
tổng lượng giá trị của tổng số hàng hóa
được sản xuất ra trong cùng một đơn vị thời
gian .
>>Liên hệ:
Trong thực tế sản xuất hàng hoá TBCN, việc
các nhà tư bản áp dụng tăng cường độ lao động
đối với người làm thuê (trong khi không trả
công tương xứng) không nhằm làm giảm lượng
giá trị của 1 đơn vị hàng hoá, không tạo ra khả
năng cạnh tranh về giá mà là nhằm tăng mức độ
bóc lột lao động làm thuê.
+ Cường độ lao động phụ thuộc theo chiều
thuận vào:
1. Thể chất, tinh thần, kỹ năng, tay nghề, ý

thức của người lao động.


2. Trình độ tổ chức quản lý.
3. Quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất.
– Mức độ phức tạp của lao động:
Ảnh hưởng theo tỷ lệ thuận đến lượng giá trị
của một đơn vị hàng hóa bà tổng lượng giá trị
của tổng số hàng hóa được sản xuất ra trong
cùng 1 đơn vị thời gian

4.Tiền tệ có nguồn gốc từ đâu? Bản chất của


tiền là gì? (tr.39) Tại sao nói tiền tệ ra đời kết
quả tất yếu của sự giải quyết hàng loạt những
mâu thuẫn phát sinh trong quá trình trao đổi
hàng hóa?Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ :
- Tiền tệ là kết quả của quá trình phát triển
sản xuất và trao đổi hàng hóa, là sản phẩm
của sự phát triển các hình thái giá trị từ thấp
đến cao, từ hình thái đơn giản đến hình thái
phát triển cao nhất là hình thái tiền tệ
+ Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên:
* Ví dụ: 1 hàng hóa A = 5 hàng hóa b
Gọi là giản đơn hay ngẫu nhiên, vì khi chế độ
cộng sản nguyên thủy tan rã, trong thời kỳ
ban đầu của trao đổi, hàng hóa bất kỳ, tỷ
lệ trao đổi bất kỳ, miễn là hai chủ thể của
hàng hóa thừa nhận trao đổi.
 Khi sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển
hơn nữa, đặc biệt là khi mở rộng giữa các vùng
đòi hỏi phải có một vật ngang giá chung thống
nhất thì hình thái tiền được ra đời. Giá trị của tất
cả các hàng hoá ở đây đều được biểu hiện ở một
hàng hoá đóng vai trò tiền tệ. Khi con người bắt
đầu biết sử dụng các kim loại thì tiền bằng kim
loại bắt đầu được tạo ra.
   
 + Hình thái giá trị mở rộng :
* Ví dụ: 1 m vải = ( 6kg rau, 6kg rau, 0.5kg
thịt )
 Cuối cùng, các kim loại là vàng và bạc được
dùng làm tiền trong lưu thông. Lúc đầu khi vàng
còn hạn chế, con người đã sử dụng thêm bạc là
kim loại thứ 2 dùng làm tiền trong lưu thông,
gọi là chế độ song bản vị. Về sau, do lượng
vàng được khai thác nhiều hơn và do vàng có
những ưu thế hơn hẳn như thuần nhất, ít pha
trộn, dễ chia nhỏ, lâu hư hại, dễ mang theo nên
vàng được chọn làm tiền tệ - chế độ bản vị vàng
được ra đời. Đồng thời khi vàng độc chiếm vai
trò là vật ngang giá chung , hình thái tiền tệ
chính thức ra đời .
+ Hình thái tiền tệ :
* Ví dụ: 5 hàng hóa B
3 hàng hóa C = 0,1 gram
vàng
10 hàng hóa D
Tuy nhiên, việc dùng vàng làm tiền trong lưu
thông có những hạn chế là khó mang theo, khó
chia nhỏ để mua những sản phẩm có giá trị nhỏ
như mớ rau, cân gạo,… và các kim loại rất quý
hiếm, được sử dụng nhiều trong công
nghiệp.Nhưng hạn chế của việc sử dụng vàng
hay tín tệ trong lưu thông đó là lượng vàng trên
trái đất là có hạn, khả năng khai thác hàng năm
không lớn.
Vì vậy, khi các nền kinh tế ngày càng phát triển,
lượng hàng hóa làm ra ngày càng nhiều nhưng
lượng vàng thì lại không tăng lên tương xứng
dẫn tới mất cân đối giữa tiền và hàng. Vì những
lý do trên, tiền pháp định như ngày nay được ra
đời nhằm đáp ứng yêu cầu mới về trao đổi hàng
hóa đó là có thể phát hành thêm tiền để đưa vào
lưu thông khi có sự gia tăng của hàng hóa dịch
vụ.
Như vậy , về bản chất tiền tệ là một hình thái
giá trị của hàng hoá, là sản phẩm của quá trình
phát triển sản xuất và trao đổi hàng hoá. Tiền
phản ánh lao động XH và mối quan hệ giữa
những người sản xuất và trao đổi hàng hóa. Các
nhà kinh tế trước C. Mác giải thích tiền tệ từ
hình thái phát triển cao nhất của nó, bởi vậy đã
không làm rõ được bản chất của tiền tệ. Trái lại,
C. Mác nghiên cứu tiền tệ từ lịch sử phát triển
của sản xuất và trao đổi hàng hoá, từ sự phát
triển của các hình thái giá trị hàng hoá, do đó đã
tìm thấy nguồn gốc và bản chất của tiền tệ.

Tại sao nói tiền tệ ra đời là kết quả tất yếu của
sự giải quyết hàng loạt những mâu thuẫn phát
sinh trong quá trình trao đổi hàng hóa ?
Thứ nhất: tiền tệ là phương tiện không thể thiếu
để mở rộng và phát triển nền kinh tế hàng hóa.
C.Mác đã chỉ ra rằng, người ta không thể tiến
hành sản xuất hàng hóa nếu như không có tiền
và sự vận động của nó.
Thứ hai: tiền tệ là phương tiện để thực hiện và
mở rộng các quan hệ quốc tế. Trong điều kiện
của nền kinh tế hàng hóa phát triển chuyển sang
nền kinh tế thị trường thì tiền tệ không những là
phương tiện thực hiện các quan hệ kinh tế xã hội
trong phạm vi quốc gia mà còn là phương tiện
quan trọng để thực hiện và mở rộng quan hệ hợp
tác quốc tế.
Thứ ba: tiền tệ là một công cụ để phục vụ cho
mục đích của người sử dụng chúng.
Trong điều kiện của nền kinh tế hàng hóa phát
triển cao thì hầu hết các mối quan hệ kinh tế-xã
hội đều được tiền tệ hóa, mọi cá nhân, tổ chức,
cơ quan…đều không thể thoát ly khỏi các quan
hệ tiền tệ. Trong điều kiện tiền tệ trở thành công
cụ có quyền lực vạn năng xử lý và giải tỏa mối
ràng buộc phát sinh trong nền kinh tế xã hội
không những trong phạm vi quốc gia mà còn
phạm vi quốc tế.
Chính vì vậy mà tiền tệ có thể thỏa mãn mọi
mục đích và quyền lợi cho những ai đang nắm
giữ tiền tệ. Chừng nào còn tồn tại nền kinh tế
hàng hóa và tiền tệ thì thế lực của đồng tiền vẫn
còn phát huy sức mạnh của nó.
5.Phân tích nội dung và tác động của quy luật
giá trị trong nền kinh tế hàng hóa? (tr.52). Lấy
ví dụ từ thực tiễn. Hãy cho biết ý nghĩa của
việc nghiên cứu vấn đề này.

NỘI DUNG CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ :


Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của
sản xuất hàng hoá; quy định việc sản xuất và
trao đổi hàng hoá phải căn cứ vào hao phí lao
động xã hội cần thiết.
Trong sản xuất, tác động của quy luật giá trị
buộc người sản xuất phải làm sao cho mức hao
phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức
hao phí lao động xã hội cần thiết để có thể tồn
tại; cũn trong trao đổi, hay lưu thông, phải thực
hiện theo nguyên tắc ngang giá- tức là giá cả
phải bằng giá trị. Quy luật giá trị buộc những
người sản xuất và trao đổi hàng hoá phải tuân
theo “mệnh lệnh” của giá cả thị trường.
Thông qua sự vận động của giá cả thị trường sẽ
thấy được sự hoạt động của quy luật giá trị. Giá
cả thị trường lên xuống tự phát xoay quanh giá
trị hàng hóa và biểu hiện sự tác động của quy
luật giá trị trong điều kiện snar xuất và trao đổi
hàng hóa.
TÁC DỤNG CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ :
Trong sản xuất hàng hóa, quy luật giá trị có ba
tác động :
+Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.

*) Điều tiết sản xuất tức là điều hòa , phân bổ


các yếu tố sản xuất giữa các ngành , các lĩnh
vực của nền kinh tế . Tác dụng này của quy luật
giá trị thông qua sự biến động của giá cả hàng
hóa trên thị trường dưới sự tác động của quy
luật cung cầu .Nếu ở ngành nào đó khi cung
nhiri hơn cầu , giá cả hàng hóa sẽ lên cao hơn
giá trị . Hàng hóa bán chạy, lời cao, thì nguoief
sản xuất sẽ đổ xô vào ngành ấy .Do đó, tư liệu
sản xuất và sức người lao động được chuyển
dịch vào ngành ấy tăng lên . nNguowjc lại, khi
cung ở ngành đó vượt quá cầu, giá cả hàng hóa
giảm xuống, hàng hóa bán không chạy và có thể
lỗ vốn,Tình hình ấy buộc người sản xuất phải
thu hẹp quy mô sản xuất lại hoặc có thể chuyển
sang đầu tư vào ngành có giá cả hàng hóa cao
hơn.
*) Điều tiết lưu thông của quy luật giá trị thông
qua giá cả thị trường . Sự biến động của giá cả
thị trường cũng có tác dụng thu hút luồng hàng
từ nơi giá cả thấp đến nơi có giá cả cao, do đó
làm cho hàng hóa giữa các vùng có sự cân bằng
nhất định. Như vậy , sự biến đồng của giá cả thị
trường không những chỉ từ sự biến động về kinh
tế, mà còn có tác động điều tiết nền kinh tế hàng
hóa.
+ Kích thích cải thiện kĩ thuật , hợp lí sản xuất
nhằm tăng năng suát lao động.Các hàng hóa
được snar xuất ra trong những điều kiện khác
nhau, do đó có mức hao phí lao động cá biệt
khác nhau , nhưng trên thị trường thì các hàng
hóa đều phải được trao đổi theo mức hao phí lao
động xã hội cần thiết .Vậy người sản xuất hàng
hóa nào có mức hao phí lao đồng xã hội thấp
hơn mức hao phí lao đồng xã hội cần thiết, sẽ
thu được nhiều lời và càng thấp hơn càng
lời.Điều đó kích thích những người sản xuất
hàng hóa cải tiến kỹ thuật , hợp lí hóa sản xuất,
cải tiến tổ chức quản lý , thực hiện tiết kiệm
v..v.. nhằm tăng năng suất lao động, hạ chi phí
sản xuất.Sự cạnh tranh quyết liệt càng làm cho
các quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn.Nếu
người sản xuẩ nào cũng làm như vậy thì cuối
cùng dẫn đến toàn bộ năng xuất lao động xã hội
không ngừng tăng lên , chi phí sản xuất xã hội
hông ngừng giảm xuống.

+ Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa


người lao động thành kẻ giàu người
nghèo,những người sản xuất hàng hóa nào có
mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao
phí lao động xã hội cần thiết, khi bán hàng hóa
theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết
( theo giá trị ) sẽ thu được nhiều lời , giàu lên ,
có thể mua sắm thêm tư liệu sản xuấ , mở rộng
sản xuất kinh doanh , thậm chí thuê lao động và
trở thành ông chủ .Ngược lại , những người sản
xuất kinh doanh , thậm chí thuê lao động cá biệt
lớn hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết ,
khi bán hàng hóa sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ ,
nghèo lỗ , nghèo đi , thậm chí là có thể phá sản ,
trở thành lao dộng làm thuê và đay cũng là một
trong nhuengx nguyên nhân làm xuất hiện quan
hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa , cơ sở ra đời của
chủ nghĩa tư bản .
Như vậy , quy luật giá trị vừ có tác động tích
cực vừa có tác động tiêu cực.Do đó, đồng thời
với việc thúc đẩy snar xuất hàng hóa phát triển ,
nhà nước cần có những biện pháp để phát huy
tích cực , hạn chế mặt tiêu cực của nó, đặc biệt
trong điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta hiện nay.
Ý NGHĨA THỰC TIỄN
-Cần nhận thức sự tồn tại khác quan và phạm vi
hoạt dộng rộng lớn , lâu dài của quy luật giá trị
trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở
nước ta hiện nay.
-Cần vận dụng tốt cơ chế thị trường có sự quản
lí của nhà nước để phát huy vai trò tích cực của
cơ chế thị trường và hạn chế mặt tiêu cực của nó
để thúc đẩy sản xuất phát triển , đảm bảo sự
công bằng của xã hội

6.Từ lý luận về giá trị đã học, hãy giải thích


các hiện tượng trong thực tiễn kinh tế sau
đây:

6.1.Việt Nam có lợi thế về sản xuất và xuất


khẩu hàng nông sản, dệt may, giày da; nhập
khẩu hàng hóa công nghệ? Làm gì để thay đổi
cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt
Nam?

Về nông sản

Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của
Việt Nam.

Giai đoạn 2011-2016, giá trị hàng nông sản Việt


Nam xuất khẩu có tỷ lệ tăng bình quân
12,7%/năm nhưng chưa thực sự ổn định. Hàng
nông sản Việt Nam xuất khẩu sang nhiều thị
trường, trong đó, những thị trường nhập khẩu
nông sản lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc
(19%), EU (16%), Hoa Kỳ (13%), Nhật Bản
(8%), Hàn Quốc (5%)…

Nếu như năm 2011, Việt Nam có 19 thị trường


xuất khẩu đạt hơn 1 tỷ USD thì đến năm 2016
đã lên hơn 30 thị trường. Đóng góp tỷ trọng lớn
trong kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của
Việt Nam là các mặt hàng chủ lực như gạo, cà
phê, hàng rau quả, hạt điều, chè, cao su, hạt tiêu,
sắn và các sản phẩm từ sắn… Những mặt hàng
này luôn là thế mạnh của Việt Nam bởi các lợi
thế cạnh tranh quốc gia mang lại.

Hạt tiêu là mặt hàng có sự tăng trưởng vượt bậc


và đây cũng là loại cây mang lại lợi nhuận cao
nhất cho nông dân. Theo các chuyên gia dự báo,
tiềm năng để mở rộng thị trường xuất khẩu và
tăng giá trị xuất khẩu (>1,5 tỷ USD) trong thời
gian tới rất lớn.

Việt Nam luôn dẫn đầu thế giới về xuất khẩu hạt
điều và trong những năm tới, cơ hội tăng trưởng
rất cao bởi nhu cầu sử dụng các loại hạt, quả
khô để bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng trên
thế giới ngày càng tăng.

Gạo cũng là mặt hàng nông sản truyền thống và


đang đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu.
Mặc dù là mặt hàng chủ lực nhưng lại chịu sự
cạnh tranh gay gắt từ nước láng giềng là Thái
Lan.

Cà phê là sản phẩm trên thế giới có nhu cầu tăng


cao nên khả năng mở rộng thị trường và tăng giá
trị xuất khẩu đối với mặt hàng này trong thời
gian tới vẫn duy trì ổn định.

Một mặt hàng nông sản được xếp vào nhóm


hàng xuất khẩu chủ lực là rau quả. Với tốc độ
tăng trưởng cao (năm 2016 tăng 22.4% so với
2015) và Việt Nam vẫn đang đẩy mạnh xuất
khẩu mặt hàng này.

Diễn biến của tình hình xuất khẩu các mặt hàng
nông sản trong những tháng đầu năm 2017 tiếp
tục có sự tăng trưởng tích cực. Theo Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất
khẩu nông, lâm, thuỷ sản tháng 5/2017 ước đạt
2,8 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 5 tháng
đầu năm 2017 đạt 13,7 tỷ USD, tăng 9,5% so
với cùng kỳ năm 2016. Giá trị xuất khẩu các
mặt hàng nông sản chính trong 5 tháng đầu năm
2017 ước đạt 7,3 tỷ USD, tăng 12,6% so với
cùng kỳ năm 2016.

Cụ thể, khối lượng gạo xuất khẩu trong 5 tháng


đầu năm 2017 ước đạt 2,3 triệu tấn, đạt 1 tỷ
USD, tăng 1,6% về khối lượng và tăng 1,2% về
giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Xuất khẩu cà
phê ước đạt 693.000 tấn và 1,57 tỷ USD, giảm
15,9% về khối lượng nhưng tăng 11% về giá trị.
Xuất khẩu cao su đạt 353.000 tấn và 708 triệu
USD, giảm 1,5% về khối lượng nhưng tăng
61,5% về giá trị.

Cũng trong 5 tháng đầu năm 2017, giá trị nhập


khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 2,52 tỷ USD,
đưa giá trị nhập khẩu nông, lâm, thủy sản trong
5 tháng đầu năm 2017 đạt khoảng 11,02 tỷ
USD, tăng 23,6% so với cùng kỳ năm 2016.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2017

[2] Nguồn:
http://www.trademap.org/Country_SelProduct_
TS.aspx?nvpm=1 (Trade Map là một hệ thống
cơ sở dữ liệu cập nhật về tình hình thương mại
(đặc biệt là xuất nhập khẩu) của các nước do
Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) thiết lập.
Đây là một công cụ đặc biệt hữu hiệu cho cả các
doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu để có được
những số liệu cập nhật và đầy đủ nhất về tình
hình thương mại của các nước nhằm phục vụ
công việc kinh doanh hay nghiên cứu).

Dệt may

Lợi thế so sánh của ngành Dệt may Việt Nam


trong giai đoạn 2001 – 2019.

Trong nhiều năm qua, ngành Dệt may Việt Nam


đã có những bước phát triển ấn tượng và vươn
lên trở thành một trong số các ngành công
nghiệp mũi nhọn của cả nước, đóng góp 10%
giá trị sản xuất công nghiệp toàn quốc và tạo
công ăn việc làm cho gần 3 triệu lao động,
chiếm 25% tổng số lao động trong ngành công
nghiệp, chiếm 5% tổng số lao động của Việt
Nam. Doanh thu dệt may từ thị trường trong
nước tăng mạnh từ 300 triệu USD lên khoảng
4,5 tỷ USD sau 20 năm [5]. Từ chỗ phát triển để
phục vụ nhu cầu nội địa là chính, đến nay dệt
may Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 3 cả nước
cũng như đứng thứ 3 thế giới về kim ngạch xuất
khẩu với giá trị xuất khẩu đạt gần 40,82 tỷ USD
trong năm 2019, tăng 11,35% so với năm 2018
[6, 7]. Khoảng 90% sản xuất dệt may của Việt
Nam là để phục vụ xuất khẩu.
Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu dệt may trong
tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước tăng từ
14,74% trong năm 2001 lên mức kỷ lục là
19,23% trong năm 2003. Tỷ trọng này có xu
hướng giảm dần và chỉ còn 13,41% trong năm
2019. Trong khi đó, tỷ trọng kim ngạch xuất
khẩu dệt may của Việt Nam trong tổng kim
ngạch xuất khẩu dệt may của toàn thế giới liên
tục gia tăng qua các năm từ 0,61% trong năm
2001 lên 2,07% trong năm 2010, 3,54% trong
năm 2015 và đạt mức kỷ lục 4,92% trong năm
2019 [6]. Các thị trường xuất khẩu dệt may
chính của Việt Nam là Hoa Kỳ (chiếm 45,21%
thị phần xuất khẩu dệt may của Việt Nam), EU
(13,18%), Nhật Bản (12,15%), Hàn Quốc
(10,2%) và Trung Quốc (4,48%) [7].

Những thành tựu trong những năm qua đã


khẳng định vị trí của Việt Nam trong lĩnh vực
dệt may trên thị trường thế giới và cho thấy dệt
may là một ngành có lợi thế của Việt Nam trên
thị trường quốc tế. Điều này được khẳng định
thông qua kết quả tính toán hệ số lợi thế so sánh
biểu lộ của dệt may Việt Nam. RCA của ngành
Dệt may Việt Nam liên tục gia tăng từ 2,5 trong
năm 2001 lên mức kỷ lục 4,32 trong năm 2010,
sau đó có xu hướng giảm dần và chỉ còn 3,03
trong năm 2019. Hệ số RCA > 2 cho thấy, Việt
Nam có lợi thế so sánh trong lĩnh vực dệt may.
Về cơ bản, RCA nằm trong khoảng từ 2 - 4
trong giai đoạn 2001 - 2019 cho thấy, lợi thế so
sánh của ngành Dệt may Việt Nam đạt mức
trung bình. Riêng trong 3 năm (2009-2011)
ngành Dệt may có lợi thế so sánh ở mức cao với
RCA > 4.

Hình 2 so sánh hệ số RCA của ngành Dệt may


Việt Nam với một số nước xuất khẩu dệt may
lớn trên thế giới. Trung Quốc mặc dù là nước có
kim ngạch xuất khẩu dệt may lớn nhất, chiếm
31,39% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may trên
toàn thế giới nhưng cũng chỉ có lợi thế so sánh ở
mức trung bình. Hệ số RCA của dệt may Trung
Quốc có xu hướng giảm dần từ 3,18 vào năm
2001 xuống còn 2,35 vào năm 2019. Tương tự
như Trung Quốc và Việt Nam, hệ số RCA của
ngành Dệt may Ấn Độ và Indonesia cũng giảm
dần trong giai đoạn nghiên cứu và lần lượt đạt
mức 2,52 và 1,67 trong năm 2019.

Trong khi đó, Campuchia và Bangladesh lại có


lợi thế so sánh rất cao trong lĩnh vực này, với hệ
số RCA lần lượt là 11,79 và 20,5 trong năm
2019, mặc dù tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu dệt
may của 2 nước này chỉ ở mức 1,58% và 5%
trong tổng kim ngạch dệt may của toàn thế giới.
Thổ Nhĩ Kỳ có lợi thế so sánh ở mức trung bình
trong lĩnh vực dệt may với hệ số RCA duy trì
tương đối ổn định ở mức 3,36 [6]. Kết quả phân
tích cho thấy, lợi thế so sánh về dệt may của
Việt Nam cao hơn so với Trung Quốc, Ấn Độ
và Indonesia nhưng lại thấp hơn so với Thổ Nhĩ
Kỳ và đặc biệt thấp hơn rất nhiều so với
Campuchia và Bangladesh.
Để nâng cao lợi thế so sánh của ngành Dệt may
Việt Nam, một trong những yếu tố then chốt là
phát triển thị trường. Việc chủ động tìm kiếm
thị trường và các đơn hàng phải là ưu tiên hàng
đầu đối với các doanh nghiệp. Bên cạnh việc
chủ độnggiới thiệu sản phẩm thông qua các hội
chợ, triển lãm quốc tế, các phương tiện truyền
thông, internet và tới tận các doanh nghiệp dệt
may nước ngoài thì hoạt động xúc tiến thương
mại, hợp tác quốc tế của cơ quan thương mại
Việt Nam ở các quốc gia khác và Hiệp hội Dệt
may Việt Nam trong việc kết nối doanh nghiệp
trong nước với thị trường nước ngoài có ý nghĩa
quan trọng giúp mở rộng thị trường cho dệt may
Việt Nam.

Các hiệp định thương mại tự do liên tục được ký


kết tạo ra những cơ hội lớn cho ngành Dệt may
tăng trưởng mạnh tại thị trường quốc tế và thuận
lợi trong việc tiếp cận các thị trường tiềm năng
như Canada và Australia. Để tận dụng được
những cơ hội này, các doanh nghiệp cần lưu ý
đáp ứng tốt quy tắc xuất xứ trong các hiệp định
thương mại tự do từ khâu vải, sợi vốn đang là
những khâu yếu của dệt may Việt Nam.
Như vậy, Việt Nam cần chú trọng phát triển sản
xuất vải, sợi và các ngành công nghiệp phụ trợ
dệt may hoặc cần chuyển hướng nhập khẩu
nguyên, phụ liệu dệt may từ các nước thành viên
của hiệp định thương mại tự do và từ các nước
có ký hiệp định thương mại tự do với nước nhập
khẩu. Ngoài ra, các doanh nghiệp dệt may Việt
Nam cũng cần phải đa dạng hóa các hình thức
sản xuất dệt may thay vì chủ yếu gia công xuất
khẩu. Cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
để tạo lợi thế của mình trên thị trường quốc tế
khi hoạt động gia công xuất khẩu sẽ được
chuyển về những nước có chi phí nhân công rẻ
hơn so với Việt Nam.

Giày da
Trước nhiều biến động của nền kinh tế toàn
cầu, năm 2019 được xem là năm thành công
của ngành da giày Việt Nam, khi kim ngạch
xuất khẩu đạt 22 tỷ USD, trong đó 18,3 tỷ USD
giày dép và 3,7 tỷ USD túi xách.

Theo Hiệp hội da – giày - túi xách Việt Nam


(Lefaso), với con số trên, kim ngạch xuất khẩu
giày dép tăng 12,8% và xuất khẩu túi xách tăng
9,1% so với cùng kỳ nm ngoái. Xuất khẩu toàn
ngành tăng 12,2%.

Tại lễ tổng kết hoạt động sản xuất, kinh doanh


và xuất khẩu năm 2019, bà Phan Thị Thanh
Xuân, Tổng thư ký Lefaso đánh giá, năm 2019
hoạt động xuất khẩu của ngành da giày Việt
Nam tăng trưởng ổn định, duy trì được lợi thế
cạnh tranh tại các thị trường truyền thống.

Hiệp định CPTPP có hiệu lực từ đầu năm 2019


giúp ngành da giày mở rộng thị trường xuất
khẩu tại khu vực châu Mỹ, với các thị trường
tiềm năng như Mexico, Canada, Chile, Peru.

Năm 2019, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu da


giày và túi xách lớn nhất của Việt Nam. Trong
11 tháng đầu năm 2019, Việt Nam xuất khẩu
sang Hoa Kỳ 7.410 triệu USD, chiếm 36% tổng
xuất khẩu giày dép của Việt Nam, tăng 13%.

Tiếp đến là xuất khẩu sang EU đạt 5,418 tỷ


USD, tăng 7,2%; Trung Quốc đạt 1,776 tỷ
USD, tăng 19,3%; thị trường Nhật Bản đạt
1,252 tỷ USD, tăng 13,8%; thị trường Hàn
Quốc đạt 672 triệu USD, tăng 15,5% so với
năm 2018... Trong 11 tháng đầu năm 2019,
tổng cộng 5 thị trường trên chiếm 82% tổng kim
ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam và
chiếm 87,4% tổng kim ngạch xuất khẩu túi xách
của Việt Nam.

Mặc dù vậy, bức tranh tổng thể của ngành chưa


có sự thay đổi nhiều, khi các doanh nghiệp FDI
vẫn là trụ cột xuất khẩu chính yếu. 11 tháng
năm 2019, các doanh nghiệp FDI đã xuất khẩu
15,1 tỷ USD giày dép, túi xách, chiếm tỷ trọng
75,8%, trong đó có 12,56 tỷ USD giày dép và
2,45 tỷ USD túi xách.

Như vậy, so với 2 năm trước, tỷ trọng xuất khẩu


của doanh nghiệp trong nước đã có sự cải thiện
nhẹ (năm 2017 là 80,3%, năm 2018 là 78,4%).
Tỷ trọng xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong
nước đã có sự tăng lên trong các năm 2018-
2019, chiếm 23,5% về giày dép và chiếm 24,2%
với túi xách tổng kim ngạch xuất khẩu toàn
ngành.

Lefaso dự báo, năm 2020 chỉ số sản xuất công


nghiệp trung bình của ngành tăng khoảng 11%,
tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm 60%, tổng kim ngạch
xuất khẩu da giày năm 2020 sẽ tăng 10%, xuất
khẩu giày dép sẽ đạt kim ngạch 20 tỷ USD, xuất
khẩu vali- túi-ví-cặp các loại đạt 4 tỷ USD.

Các đơn hàng gia công giày dép, túi xách vẫn
tiếp tục xu hướng chuyển dịch từ Trung Quốc
sang Việt Nam tận dụng ưu đãi thuế quan từ
các hiệp định FTA, thay thế cho sự sụt giảm
xuất khẩu của Trung Quốc.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công


Thương Cao Quốc Hưng cho rằng, để giữ vững
được tốc độ phát triển của ngành, Chính phủ và
Bộ sẽ tiếp tục quan tâm, sát cánh cùng doanh
nghiệp, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp trong việc tìm kiếm mở rộng thị
trường cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp nâng
cao năng lực sản xuất. Bộ Công Thương đang
triển khai xây dựng chiến lược phát triển ngành
da đến năm 2030, tầm nhìn 2035 để tiếp tục đưa
ngành da giày trở thành mũi nhọn trong sản
xuất và xuất khẩu.
Bước sang năm 2020, ông Hưng cho rằng, tình
hình thế giới và khu vực dự báo tiếp tục có
những diễn biến phức tạp và khó lường, doanh
nghiệp da giày cần lưu tâm. Bên cạnh đó, Việt
Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do
FTA, những điều này sẽ mang lại nhiều cơ hội
cho doanh nghiệp nhưng cũng tạo ra nhiều
thách thức.

Do đó, theo lãnh đạo Bộ Công Thương, các


doanh nghiệp cần phải tích cực nghiên cứu, đổi
mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và
chủ động hơn trong việc phát triển thị trường,
nâng cao năng lực cạnh tranh.

Lefaso tiếp tục làm cầu nối tích cực giữa Chính
phủ với doanh nghiệp, doanh nghiệp với doanh
nghiệp; tham mưu tích cực cho Chính phủ trong
việc ban hành các văn bản pháp lý liên quan
đến ngành da giày và phối hợp chặt chẽ với Bộ
Công Thương xây dựng chiến lược phát triển
ngành da giày đến năm 2030 - tầm nhìn 2035.

Hàng hóa công nghệ

Xuất khẩu hàng công nghệ cao đã và đang đóng


góp phần đáng kể trong tăng trưởng kinh tế
cũng như có tác động tới cơ cấu ngành của Việt
Nam theo hướng sử dụng có hiệu quả lợi thế của
đất nước. Thông qua xuất khẩu hàng công nghệ
cao đã góp phần làm tăng dự trữ ngoại tệ, kích
thích các doanh nghiệp đổi mới trang thiết bị và
công nghệ sản xuất, mở rộng các mối quan hệ
đối ngoại giữa Việt Nam với các nước trên thế
giới. Đồng thời, giúp giải quyết công ăn, việc
làm, góp phần xóa đói giảm nghèo và nâng cao
mức sống của người dân,… Bài viết này nhằm
phân tích thực trạng xuất khẩu hàng công nghệ
cao của Việt Nam giai đoạn 2015-2017, từ đó đề
xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh việc xuất khẩu
hàng công nghệ cao của Việt Nam trong thời
gian tới.

Nhờ những nỗ lực hội nhập và hợp tác quốc tế


trong lĩnh vực thương mại, kim ngạch xuất nhập
khẩu hàng hóa của Việt Nam đã có mức tăng
trưởng nhanh và bền vững, cơ cấu và kim ngạch
xuất nhập khẩu chuyển biến theo hướng tích
cực. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao hơn tốc
độ tăng trưởng nhập khẩu, làm cho cán cân
thương mại chuyển biến mạnh mẽ. Năm 2017,
tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước đạt
424,87 tỷ USD, trong đó xuất khẩu chiếm
50,31%. Xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp đã
khẳng định vị trí trọng tâm trong tổng kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam, chiếm 81,3%
đạt 174 tỷ USD. Một số nhóm hàng công nghệ
cao tăng mạnh như: điện thoại và linh kiện năm
2017 tăng 31,91% so với năm 2016 đạt 45,27 tỷ
USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
tăng 36,8%, đạt 25,9%; máy ảnh, máy quay
phim và linh kiện tăng 36,81%, đạt 25,94 tỷ
USD,... Như vậy, có thể thấy xuất khẩu hàng
công nghệ cao đang tăng trưởng đáng kể trong
những năm gần đây.
Làm gì để thay đổi cơ cấu hàng hóa xuất nhập
khẩu Việt Nam

Thay đổi hàng hóa, mở rộng ngành hàng xuất


nhập khẩu,bồi dưỡng nhân lực.

6.2 Tại hàng hóa công nghiệp sản xuất hàng loạt
càng ngày càng “rẻ”? (VD: trước oto, xe máy,
điện thoại thông minh, laptop chỉ có người thu
nhập cao mới mua được. Hiện nay đã trở thành
những hàng hóa thông dụng, nhiều tầng lớp dân
cư có khả năng chỉ trả).
Hàng hóa các loại ngày càng rẻ,thông dụng
khiến mọi người ai cũng có khả năng chi trả là
do các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau,họ đầu
tư về công nghệ,trang thiết bị tạo ra sản
phẩm,tính toán làm sao cho chi phí tạo ra sản
phẩm đạt mức thấp nhất từ đó ngày một nâng
cao chất lượng của sản phẩm nhưng giá thành
thì ngày càng thấp hoặc không đổi

Sự biến tướng của hình thức bán hàng đa cấp là


hành vi vi phạm quy luật giá trị. Hãy giải thích
tại sao?
Hình thức bán hàng đa cấp là hình thức bán
hàng được chia nhiều cấp độ,nhiều nhánh
Rất nhiều chủ doanh nghiệp lấy mác doanh
nghiệp đa cấp để đi lừa đảo,ở đây họ chỉ tập
trung vào xây dựng mạng lưới người bán,lôi kéo
thêm nhiều người với hứa hẹn sẽ được thưởng
hoa hồng trực tiếp từ doanh số bán hàng và khi
giới thiệu cho bạn bè cùng bán giống họ.
Họ chỉ tập trung vào hai điều trên mà không tập
trung về chất lượng cũng như không có giấy
phép kinh doanh và bắt người nhập hàng phải
cọc một số tiền lớn với hứa hẹn đầy tham vọng
sau đó lấy luôn số tiền đó và biến mất.
6.4Chính sách cải cách tiền tệ của nhà Hồ vào
đầu thế kỷ XV vấp phải sự phản đối của người
dân (thay tiền kim loại bằng tiền giấy). Hãy
giải thích tại sao?
Hình thức bán hàng đa cấp là hình thức bán
hàng được chia nhiều cấp độ,nhiều nhánh
Rất nhiều chủ doanh nghiệp lấy mác doanh
nghiệp đa cấp để đi lừa đảo,ở đây họ chỉ tập
trung vào xây dựng mạng lưới người bán,lôi kéo
thêm nhiều người với hứa hẹn sẽ được thưởng
hoa hồng trực tiếp từ doanh số bán hàng và khi
giới thiệu cho bạn bè cùng bán giống họ.
Họ chỉ tập trung vào hai điều trên mà không tập
trung về chất lượng cũng như không có giấy
phép kinh doanh và bắt người nhập hàng phải
cọc một số tiền lớn với hứa hẹn đầy tham vọng
sau đó lấy luôn số tiền đó và biến mất.
6.3
Hình thức bán hàng đa cấp là hình thức bán
hàng được chia nhiều cấp độ,nhiều nhánh
Rất nhiều chủ doanh nghiệp lấy mác doanh
nghiệp đa cấp để đi lừa đảo,ở đây họ chỉ tập
trung vào xây dựng mạng lưới người bán,lôi kéo
thêm nhiều người với hứa hẹn sẽ được thưởng
hoa hồng trực tiếp từ doanh số bán hàng và khi
giới thiệu cho bạn bè cùng bán giống họ.
Họ chỉ tập trung vào hai điều trên mà không tập
trung về chất lượng cũng như không có giấy
phép kinh doanh và bắt người nhập hàng phải
cọc một số tiền lớn với hứa hẹn đầy tham vọng
sau đó lấy luôn số tiền đó và biến mất.

You might also like