You are on page 1of 9

Tên SV: Đặng Thị Diệu Thúy

MSSV: 01227762826

Bài thu hoạch

Ngân hàng Thế giới – không phải là Ngân hàng bình thường.
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Hoàn cảnh ra đời
Ngày thành lập: 27 tháng 12 năm 1945 (có tài liệu ghi là 1944).
Trụ sở chính: Washington, D.C.
Kiểu: Tổ chức Quốc tế - Tổ chức Tài chính đa phương.
Tình trạng: Thành lập theo hiệp ước.
Mục đích: Tín dụng.
Thành viên: 187 quốc gia. (Tính đến tháng 8/2011)
Chủ tịch: Robert B. Zoellick.
Ngân sách: 30 tỷ dollar

WB hiện có hơn 9000 nhân viên làm việc tại hơn 100 văn phòng đại diện trên toàn thế giới
và có mối quan hệ chặt chẽ với Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF).
WB là một tổ chức quốc tế gồm có 5 cơ quan hoạt động tương đối độc lập với nhau gồm:
 Hiệp hội Phát triển Quốc Tế (IDA);
 Ngân hàng Quốc tế về Tái Thiết và Phát triển (IBRD);
 Công ty Tài chính Quốc Tế (IFC);
 Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa biên (MIGA);
 Trung tâm Quốc tế về xử lý tranh chấp Đầu tư (ICSID).
Tuy nhiên, nói đến WB là nói đến hai tổ chức IBRD và IDA. Mỗi tổ chức đều có vai trò riêng
biệt trong cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo và nâng cao mức sống của người dân các nước đang
phát triển.

2. Mục đích và nguyên tắc hoạt động


2.1 Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) là tổ chức trực thuộc nhóm WB, được thành lập năm
1960.
Mục tiêu hoạt động: IDA chuyên cung cấp các khoản hỗ trợ tài chính cho các quốc gia
nghèo nhất thế giới nhằm xóa đói giảm nghèo thông qua việc cung cấp các khoản cho vay không
có lãi suất (còn gọi là khoản tín dụng) cũng như các khoản viện trợ không hoàn lại cho các chương
trình/dự án để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xóa bỏ bất bình đẳng cũng như cải thiện đời sống.
Nguồn đóng góp: IDA được tài trợ từ nguồn đóng góp của các quốc gia giàu có trên thế
giới và nguồn IBRD và IFC.
Ba năm một lần, WB, các nhà tài trợ và một số các quốc gia đi vay sẽ nhóm họp để quyết
định bổ sung nguồn vốn cho IDA. Kể từ khi thành lập tới nay, IDA đã tổ chức 16 phiên họp để kêu
gọi các nhà tài trợ góp vốn bổ sung cho hoạt động của IDA.

1
Tiêu chuẩn để được vay IDA tùy thuộc vào mức độ đói nghèo tương đối của quốc gia đó,
được xác định theo tỷ lệ Tổng thu nhập Quốc dân (GNI) theo đầu người dưới ngưỡng quy định của
WB và được cập nhật hàng năm (hiện nay ngưỡng này là 1.135 USD).

2.2 Ngân hàng Quốc Tế về Tái Thiết và Phát triển (IBRD) là một tổ chức trực thuộc WB,
được thành lập năm 1945.
Mục tiêu hoạt động : Xóa đói và duy trì sự phát triển bền vững cho các nước đang phát
triển có thu nhập đầu người tương đối cao thông qua các khoản vay, bảo lãnh và các dịch vụ
nghiên cứu và tư vấn.
Lãi suất của các khoản vay: được tính theo LIBOR và được điều chỉnh 6 tháng một lần.
Thời hạn vay từ 15- 20 năm, có 5 năm ân hạn.

2.3 Công ty Tài chính quốc tế (IFC) là tổ chức được thành lập năm 1956.
Mục tiêu hoạt động: hỗ trợ khu vực tư nhân bằng cách cung cấp các khoản vay dài hạn,
đầu tư cổ phần, bảo lãnh, quản lý rủi ro và các dịch vụ tư vấn.
Lãi suất: tính theo lãi suất thị trường, thay đổi theo từng nước và từng dự án. Thời hạn vay
từ 3- 13 năm, có 8 năm ân hạn.

2.4. Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa biên (MIGA) là tổ chức được thành lập năm 1988.
Mục tiêu hoạt động: giúp các nước đang phát triển thu hút đầu tư nước ngoài bằng việc
cung cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài những bảo lãnh đầu tư đối với “ rủi ro phi thị trường”.
Ngoài ra, MIGA còn cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật để phổ biến thông tin về cơ hội đầu tư…

2.5. Trung tâm Quốc Tế về xử lý tranh chấp Đầu tư (ICSID) là đơn vị được thành lập năm
1966.
Mục tiêu hoạt động: thúc đẩy nguồn đầu tư quốc tế ngày càng tăng bằng cách cung cấp
phương tiện cho việc hòa giải và trọng tài về những tranh chấp giữa các Chính phủ và các nhà đầu
tư, đồng thời tiến hành nghiên cứu, xuất bản ấn phẩm trong lĩnh vực luật đầu tư nước ngoài của
các nước.
3. Cơ cấu tổ chức.
WB có 187 nước hội viên đồng thời cũng là các cổ đông góp vốn. Đại diện các cổ đông này
là Hội đồng Thống đốc và là những người hoạch định chính sách của WB.
Hội đồng Thống đốc của Nhóm WB và IMF định kỳ họp mỗi năm một lần. Do vậy, Hội đồng
Thống đốc trao quyền điều hành công việc cụ thể cho Ban Giám đốc Điều hành gồm 25 thành viên
làm việc tại trụ sở WB. Năm cổ đông lớn nhất là Pháp, Đức, Nhật, Anh và Mỹ.
Chủ tịch WB hiện nay là ông Robert B. Zoellick, cũng là Chủ tich Hội đồng Thống đốc và chịu
trách nhiệm quản lý chung của WB. Theo thông lệ, chủ tịch WB đều do đương kim tổng thống Hoa
Kỳ chỉ định và mang Quốc tịch Mỹ và là cổ đông lớn nhất của WB. Chủ tịch Hội đồng Thống đốc có
nhiệm kỳ 5 năm. Điều này ngược với các giám đốc của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) luôn là người
châu Âu.
- Eugene Meyer (tháng 6 đến tháng 12 năm - Eugene R. Black (1949–1963) .
1946) .
- George D. Woods (1, 1963–3, 1968) .
- John J. McCloy (4, 1947–6, 1949) .
- Robert S. McNamara (4, 1968–6 1981)
2
- Alden W. Clausen (7,1981–6, 1986) . - James Wolfensohn (5, 1995–6 2005) .
- Barber B. Conable (7, 1986–8, 1991) - Paul Wolfowitz (6, 2005-6, 2007) .
- Lewis T. Preston (9, 1991–5,1995) . - Robert Zoellick (6, 2007-hiện tại) .
Hội đồng Thống đốc bầu ra Ban Giám đốc điều hành hỗ trợ công việc Hội đồng Thống đốc
tại WB. Ban Giám đốc Điều hành họp ít nhất 2 lần một tuần để giám sát các hoạt động của WB, bao
gồm phê duyệt các khoản vay và bảo lãnh, các chính sách mới, ngân sách quản trị, chiến lược hỗ
trợ quốc gia và các quyết định tài chính và vay vốn.
Các hoạt động hàng ngày của WB đặt dưới sự chỉ đạo và quản lý của Chủ tịch, Ban Giám
đốc Điều hành và các Phó Chủ tịch phụ trách theo khu vực.
Các Nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới
Tên gọi đầy đủ của chức vụ này là "Phó tổng giám đốc phụ trách phát triển và kinh tế học,
nhà kinh tế trưởng" - là cấp bậc quản lý cao nhất về chuyên môn trong Ngân hàng Thế giới. Người
mang chức vụ này là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất tới kinh tế thế giới, và thường là
những học giả kinh tế xuất chúng mới được mời giữ chức vụ này. Chức vụ này bắt đầu có từ năm
1982.
- Anne Krueger - giai đoạn 1982-1986 . - Joseph E. Stiglitz - 1997–2000 .
- Stanley Fischer - 1988-1990 . - Nicholas Stern - 2000–2003 .
- Lawrence Summers - 1991-1993 . - François Bourguignon - 2003–nay .

4. Chức năng và nhiệm vụ.


4.1 IBRD và IDA: đi vay (phát hành trái phiếu) và cho các nước thành viên vay lại.
Không phải nước thành viên nào cũng được vay WB. Cá nhân và công ty không được WB
cho vay.
Chính phủ của những nước đang phát triển nhưng có thu nhập quốc dân trên đầu người trên
1305 USD/năm được vay của IBRD. Các khoản vay này có lãi suất chỉ cao hơn lãi suất mà WB đã
đi vay một chút.
Chính phủ của các nước nghèo, có thu nhập quốc dân trên đầu người dưới 1305 USD/năm
(trong thực tế là dưới 805USD/năm) được vay của IDA. Các khoản vay sẽ không đòi lãi suất và có
thời hạn lên tới 35-40 năm.
Trong hai thập kỳ đầu kể từ khi được thành lập, IBRD đã dành hơn 2/3 tổng giá trị các khoản
cho vay của mình cho các dự án phát triển năng lượng và giao thông vận tải.
Trong hai thập niên 1960 và 1970, các dự án phát triển cơ sở hạ tầng vẫn quan trọng nhất,
song hoạt động của IBRD và IDA đã rất đa dạng, từ hỗ trợ giáo dục, y tế, dinh dưỡng, kế hoạch
hóa gia đình, đến hỗ trợ phát triển nông thôn và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ. Các hoạt động của IBRD
và IDA đều trực tiếp liên quan đến giúp đỡ người nghèo và mang hình thức hỗ trợ tài chính lẫn kỹ
thuật.
Từ thập niên 1980, ngoài đầu tư vào vốn vật chất và vốn con người, IBRD và IDA bắt đầu
cho vay để cải cách cơ cấu kinh tế và điều chỉnh chính sách ở các nước đang phát triển. Phản ứng
nhạy bén và chú trọng xóa nghèo là các mục tiêu hiện này của IBRD và IDA.

3
4.2 IFC: IFC cho các dự án tư nhân ở các nước đang phát triển vay theo giá thị trường
nhưng là vay dài hạn hoặc cấp vốn cho họ. Sự tham gia của IFC như một sự bảo đảm đối với các
nhà đầu tư khác quan tâm tới dự án và khuyến khích họ đầu tư vào dự án.

4.3 MIGA: MIGA cung cấp những bảo đảm trước các rủi ro chính trị (rủi ro phi thương mại)
để các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư trực tiếp vào các nước đang phát triển.

II. QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM


Ngày 18/8/1956, chính quyền Sài gòn Nam Việt Nam đã gia nhập WB. Ngày 21/9/1976,
nước CHXHCN Việt Nam tiếp quản tư cách hội viên tại WB của Chính quyền Sài Gòn cũ. Cổ phần
của Việt nam tại WB được phân bổ như sau:
+ IBRD là 968 cổ phần. Tổng số phiếu bầu là 1218, chiếm 0,07%;
+ IDA với tổng số phiếu bầu là 61.168, chiếm 0,3%;
+ IFC là 446 cổ phần. Tổng số phiếu bầu là 696, chiếm 0,03%;
+ MIGA là 388 cổ phần. Tổng số phiếu bầu là 629, chiếm 0,29%;
Trong WB, Việt Nam thuộc Nhóm nước Đông Nam Á gồm 11 nước là Brunây, Fiji,
Inđônêxia, Lào, Malaysia, Myanma, Nêpan, Singapore, Thái lan, Tông ga và Việt Nam
Sau một thời gian dài gián đoạn (từ 1978-1993), Việt Nam chính thức nối lại quan hệ với WB
vào tháng 10/1993. Từ đó đến nay, mối quan hệ Việt Nam – WB ngày càng được tăng cường và phát
triển mạnh mẽ. Nhiều Đoàn cán bộ cấp cao của WB đã sang thăm và làm việc tại Việt Nam để trao
đổi với Chính phủ về tình hình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam và tìm hiểu nhu cầu hỗ trợ giúp
của Chính phủ. Ban Giám đốc Điều hành của WB cũng cam kết sẽ tiếp tục cung cấp những hỗ trợ
cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu của Chính phủ, góp phần hỗ trợ Việt nam thực hiện thành công
Chương trình Xoá đói Giảm nghèo và Phát triển Kinh tế Xã hội. Kể từ năm 1993 đến nay, mức cam
kết cho Việt Nam ngày càng tăng. Hiện nay, Việt Nam là một trong những nước vay ưu đãi lớn nhất
từ IDA.
Không những vậy, từ năm 2009, Việt Nam bắt đầu triển khai vay vốn từ nguồn. Điều đó có
nghĩa là, từ năm 2009 Việt Nam trở thành nước vay hỗn hợp từ WB, tức là vừa vay từ nguồn IBRD
và từ nguồn IDA
Vừa qua, WB đã thông qua Nghị quyết về điều chỉnh thời hạn vay IDA của các nước vay hỗn
hợp, trong đó có Việt Nam, theo đó, thời hạn vay sẽ giảm từ 35 năm với 10 năm ân hạn, không có
lãi suất, phí dịch vụ 0,75%/năm tính trên số vốn đã rút và phí cam kết tối đa là 0,5%/năm tính trên
số vốn chưa rút xuống còn 25 năm với 5 năm ân hạn, lãi suất 1,25% (phí dịch vụ và phí cam kết
vẫn giữ nguyên).
Văn phòng đại diện của WB tại Việt Nam: Ngày 14/09/1994, WB chính thức mở Văn
phòng tại Hà nội. Từ năm 1993 đến nay, WB đã bổ nhiệm nhiều cán bộ giữ chức vụ Giám đốc Văn
phòng WB tại Việt nam:
+ Ông Bradley Babson (1993-1997),
+ Ông Andrew Steer (1997-2002),
+ Ông Klaus Rohland (2002 – 2007),
+ Ông Ajay Chibber (2007 – 2009),
+ Bà Victoria Kwakwa (2009 đến nay).

III. TIN HOẠT ĐỘNG

4
1. Chiến lược Hỗ trợ Quốc gia (CPS): Đây là Chiến lược hỗ trợ đầu tiên của WB dành cho Việt
Nam để hỗ trợ cho Chính Phủ thức hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội (giai đoạn 2011 – 2015)
kể từ khi Việt Nam chính thức trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp.
Nội dung: CPS lần này của WB tập trung chủ yếu vào hỗ trợ Chính phủ thực hiện các nội dung bao
gồm: 
+ Tăng khả năng cạnh tranh của Việt Nam;
+ Tăng tính bền vững của quá trình phát triển;
+ Mở rộng điều kiện tiếp cận các cơ hội kinh tế và xã hội.
Đây là những nội dung mà Chính phủ Việt Nam cho rằng là phù hợp với các nội dung đột
phá của Kế hoạch Phát triển kinh tế xã hội 2011 – 2015 của Việt Nam (Tăng cường nền tảng thể
chế, phát triển cơ sở hạ tầng và con người).

2. Tài trợ cho các chương trình/dự án:


Năm tài khoá năm 2011 (từ tháng 7/2010 - 30/6/2011):
WB tài trợ cho Việt Nam tổng số tiền là 2.348 tỷ USD cho 13 chương trình/dự án (trong đó:
vay từ nguồn IBRD là 1,081 IBRD; vay từ nguồn IDA là 1,267).

Năm tài khoá năm 2012 (từ 01/7/2011 – 30/6/2012):


Tính đến tháng 2 năm 2012, các khoản cam kết tài chính của Ngân hàng Thế giới cho Việt
Nam (bao gồm cả IBRD và IDA) trị giá gần 15 tỷ USD cho 111 dự án.Các khoản tín dụng này tập
trung vàolĩnh vực cơ sở hạ tầng, bao gồm:
+ Giao thông và phát triển đô thị, + Tài chính,
+ Phát triển nông thôn, + Giáo dục,
+ Các vấn đề về năng lượng, + Y tế,
+ Quản lý tài nguyên nước, + Các dịch vụ xã hội,
+ Cải cách hành chính công, + Các vấn đề về môi trường.
WB đã cam kết tài trợ cho Việt Nam tổng số tiền 2,197 tỷ USD (trong đó: 1,597 tỷ USD từ
nguồn IDA; và 600 triệu USD từ nguồn IBRD) (trong Tài khoá 2012 này, Việt Nam vẫn tiếp tục là một
trong những nước được phân bổ nhiều nguồn vốn vay từ IDA).
Trong tổng số vốn cam kết này, tính đến tháng 11/2011, ta đã đàm phán với WB 2 dự án với
tổng trị giá 307 triệu USD. Dự kiến, số vốn còn lại sẽ được đàm phán với WB trong thời gian từ nay
đến tháng 6/2012.

3. Hỗ trợ kỹ thuật và các báo cáo:


Các hỗ trợ kỹ thuật của WB dành cho Việt Nam tập trung vào các lĩnh vực như:
+ Hỗ trợ chuẩn bị và xây dựng các dự án do WB tài trợ,
+ Phát triển thể chế nhằm xây dựng và nâng cao năng lực quản lý điều hành của một số
ngành và cơ quan liên quan đến dự án,
+ Xây dựng và phát triển chính sách nhằm nâng cao khuôn khổ chính sách,
+ Pháp lý cho các dự án hạ tầng cơ sở...
Mỗi năm, WB còn cử các đoàn vào Việt Nam phối hợp với các Bộ/ngành soạn thảo và phát
hành các báo cáo kinh tế, báo cáo ngành, xây dựng Chiến lược Đối tác Quốc gia (CPS). Đặc biệt,
trong thời gian qua WB đã phối hợp với các quan hữu quan của Việt Nam hoàn thành dự thảo

5
Chiến lược Đối tác Quốc gia, làm cơ sở cho các hoạt động hợp tác cho giai đoạn (2011-2015).
Theo dự kiến văn bản này sẽ được Ban Lãnh đạo WB thông qua vào ngày 15/12/2011.
Ngoài ra, vừa qua, WB đã cam kết sẽ phối phối hợp với IMF để hỗ trợ Việt Nam thực hiện
Chương trình Đánh giá Khu vực Tài chính (FSAP) để giúp Việt Nam đánh giá tổng thể khu vực tài
chính, từ đó có kế hoạch tăng cường năng lực nhằm đáp ứng với nhu cầu của sự phát triển kinh tế.
Trong thời gian tới, WB/IMF sẽ phối hợp với Việt Nam tiến hành các công việc cần thiết để xây
dựng Chương trình và chuẩn bị cho quá trình thực hiện (dự kiến triển khai vào cuối năm 2012).

4. Tư vấn chính sách:


Trong thời gian qua WB còn hỗ trợ Việt Nam trong việc đưa ra tư vấn về chính sách giúp Việt
Nam hoàn thiện khuôn khổ thể chế trên mọi lĩnh vực và giúp Việt Nam ổn định kinh tế vĩ mô, góp
phần đảm bảo an sinh xã hội.

5. Điều phối các nhà tài trợ:


Hàng năm, Hội nghị tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) do WB đồng chủ tọa được tổ
chức nhằm vận động các nhà tài trợ cung cấp hỗ trợ tài chính, kỹ thuật và điều phối viện trợ giữa
các nhà tài trợ cho Việt Nam. Đây là một diễn đàn giữa Chính phủ Việt Nam và đại diện của khoảng
50 các nhà tài trợ song phương và đa phương cho Việt nam. Các tổ chức phi chính phủ Việt Nam
và quốc tế, các đại diện của Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam tham gia Hội nghị với tư cách quan
sát viên. Hội nghị CG được tổ chức 2 lần/năm: Hội nghị chính thức thường được tổ chức vào tháng
12 hàng năm tại Hà nội. Hội nghị không chính thức giữa kỳ được tổ chức vào tháng 5 hoặc tháng 6
hàng năm.

6. Hài hoà hoá thủ tục:


WB là một trong những nhà tài trợ đi tiên phong trong việc thực hiện Cam kết Hà Nội bằng
cách tăng cường tài trợ thông qua các phương thức tiếp cận chương trình, ngành, quốc gia. Cách
tiếp cận chương trình có những đặc tính sau: (i)
+ Vai trò lãnh đạo của nước tiếp nhận, (ii)
+ Chương trình tổng hợp và khung ngân sách duy nhất, (iii)
+ Quá trình phối hợp tài trợ và hài hoà thủ tục và (iv)
+ Nỗ lực sử dụng nhiều hơn quy trình và quy định của Chính phủ trong toàn bộ chu
trình.
Các phương thức cung cấp hỗ trợ của WB ở Việt Nam trong tương lai sẽ bao gồm dự án,
chương trình, hỗ trợ ngân sách chung và hỗ trợ ngân sách có mục tiêu nhằm khuyến khích nâng
cao hiệu quả và hiệu lực của việc cung cấp vốn vay.
Trong thời gian qua, WB cũng tích cực phối hợp với Chính phủ và 5 Ngân hàng trong việc rà
soát, đánh giá và triển khai các sáng kiến hài hoà, đơn giản hoá thủ tục nhằm hướng tới việc đẩy
nhanh giải ngân và hiệu quả sử dụng vốn của các dự án ODA.

7. Các chương trình hỗ trợ ngân sách trực tiếp của WB cho Việt Nam:
Trong thời gian qua, WB đã tài trợ cho Việt Nam một số các chương trình hỗ trợ ngân sách
lớn, cụ thể:

- Về Chương trình PRSC: là chương trình hỗ trợ ngân sách trực tiếp hàng năm của WB cho Việt
Nam.
6
Thực hiện từ năm 2011.
Tập trung vào các hành động cải cách chính sách trên diện rộng đối với toàn bộ nền kinh tế.
WB đã hỗ trợ cho Việt Nam 10 Chương trình PRSC với tổng vốn vay ưu đãi gần 2 tỷ USD;
tổng số vốn đồng tài trợ từ các nhà tài trợ là hơn 1 tỷ USD. Toàn bộ số vốn này đã được giải ngân
và chuyển vào ngân sách nhà nước để thực hiện đầu tư theo quy trình thủ tục trong nước. Chương
trình PRSC đã kết thúc sau khi hoàn tất Chương trình PRSC 10 (vào cuối năm 2011).

- Về Chương trình Hậu PRSC (Chương trình EMCC): Ngày 27/12/2010, Văn phòng Chính phủ đã
có công văn số 9392/VPCP-QHQT về việc đồng ý về chủ trương các Bộ, ngành phối hợp với WB
để thiết kế và xây dựng Chương trình Hậu PRSC theo phương án “Mô hình Chương trình Chính
sách phát triển đa ngành với phạm vi hẹp hơn” để triển khai sau khi kết thúc Chương trình PRSC
10. Trong thời gian đó, NHNN đã phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan để thảo luận với WB về các
nội dung liên quan đến Chương trình (gồm: mục tiêu, thiết kế Chương trình, cơ chế tổ chức thực
hiện...).

- Về Chương trình Cải cách Đầu tư công (PIR): Chương trình PIR gồm 02 khoản vay với tổng trị
giá 850 triệu USD có mục tiêu hỗ trợ Chính phủ cải thiện chất lượng và hiệu quả hoạt động đầu tư,
đặc biệt là đầu tư công ở Việt Nam, qua đó góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình
dự án vay vốn các nhà tài trợ.
Khoản vay này còn đặc biệt quan trọng vì đây là khoản vay khẩn cấp được WB cung cấp
trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu nhằm giúp Việt Nam đối phó với khủng hoảng và
chống suy giảm kinh tế. Chính phủ Việt Nam đã hoàn thành các điều kiện của Chương trình và rút
toàn bộ số vốn trị giá 850 triệu USD.

Ngoài các chương trình lớn nói trên, WB còn hỗ trợ Việt Nam nhiều chương trình hỗ trợ
ngân sách trực tiếp khác nhằm hỗ trợ Việt Nam thực hiện các Chương trình Mục tiêu Quốc gia như:
Chương trình 135 giai đoạn 2, Chương trình Mục tiêu Quốc gia Giáo dục cho mọi người, Chương
trình cải cách ngành điện.....
Nhìn chung, các khoản vay này đã hỗ trợ việc thực hiện cải kinh tế Việt Nam; đồng thời góp
phần giúp Chính phủ thực hiện nhiệm vụ của ngân sách nhà nước cũng như tăng dự trữ ngoại hối
của nhà nước.

8. Chương trình Đánh giá Khu vực Tài chính (FSAP)


Nhằm hỗ trợ các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia hội viên của Ngân hàng Thế
giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tăng cường sự ổn định và phát triển của khu vực tài chính
của mình, từ đó góp phần vào sự ổn định và phát triển của khu vực tài chính trên toàn cầu, từ năm
1999, WB và IMF đã khởi xướng và phối hợp với các nước hội viên thực hiện Chương trình Đánh
giá Khu vực Tài chính (FSAP). Đây là dịp để các quốc gia tiến hành rà soát tổng thể khu vực tài
chính của mình nhằm tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu để đưa ra định hướng điều chỉnh chính
sách phù hợp; đồng thời đưa trên những đánh giá này, xây dựng nhu cầu tăng cường năng lực
nhằm đảm bảo xây dựng được một hệ thống tài chính đủ mạnh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế.
Các nước tham gia Chương trình FSAP trên cơ sở tự nguyện. Các nước không phải là hội
viên của WB và IMF cũng có thể được hỗ trợ thực hiện Chương trình khi có đề nghị chính thức từ
phía Chính phủ. Đến nay đã có 148 nước hoàn thành đợt đánh giá đầu tiên của Chương trình
FSAP.

7
Mục tiêu của các đánh giá trong FSAP là nhằm đưa ra phân tích tổng hợp về sự phát triển và
tính ổn định về tài chính. Trong đó, đánh giá tính ổn định về tài chính có nghĩa là xem xét về: (i) một
môi trường kinh doanh mà có thể ngăn ngừa một số lượng lớn các định chế tài chính khỏi tình trạng
mất khả năng thanh toán và đổ vỡ; (ii) các điều kiện mà có thể tránh được những biến động đáng
kể đối với việc cung cấp các dịch vụ tài chính. Đánh giá sự phát triển về tài chính có nghĩa là xem
xét tới quá trình tăng cường và đa dạng hóa cung cấp các dịch vụ tài chính nhằm đáp ứng được
nhu cầu của nền kinh tế, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế.
Ngày 14/3/2011, tại văn bản số 1492/VPCP-QHQT, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ
trương việc triển khai FSAP. Ngân hàng Nhà nước với tư cách là cơ quan chủ trì thực hiện Chương
trình FSAP đã:
+ Thông báo chính thức với IMF/WB về ý kiến của Thủ tướng Chính phủ;
+ Phối hợp với các Bộ ngành hữu quan đề xuất cơ chế tổ chức thực hiện chương trình;
+ Làm việc với Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để xác định các nội
dung chi tiết và thời điểm thích hợp để triển khai Chương trình tại Việt nam.

IV. KHÔNG PHẢI LÀ NGÂN HÀNG BÌNH THƯỜNG


Ngân hàng Thế giới, đó không phải là cái bạn vẫn quen hình dung về một Ngân hàng. Nó sẽ
lấy đi tiền của bạn - và nếu bạn là người đóng thuế ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, thì nó đã
lấy mất tong rồi. Thế nhưng bạn đừng có tới Washington DC nơi tổng hành dinh của nó để đòi rút
tiền ra, hoặc là nộp đơn xin vay nữa, bởi vì WB chỉ cho các chính phủ vay. Thực ra thì nó chỉ cho
vay các chính phủ nào không có khả năng vay nơi khác. Đó là nhà băng khi hết đường thì mới đến
mà vay, nó cho vay đến các quốc gia có nhiều rủi ro tín dụng đến nỗi không thể nhận được vốn với
thời hạn và mức lãi phải chăng từ các nhà đầu tư tư nhân.
WB nắm trong tay hơn 11% các món nợ dài hạn nước ngoài, cả công lẫn tư ở các nước này.
Thế nhưng WB còn làm nhiều hơn thế; WB sẽ quyết định cả việc dùng tiền vay được như thế nào.
WB sẽ đề xuất, thiết kế, và kiểm soát cách thức thực thi các dự án do WB tài trợ. Vì vậy WB yêu
cầu bên vay phải có những chính sách kinh tế và các chính sách đối nội khác được nó coi là sẽ dẫn
tới sự phát triển có kết quả. Ngoài ra, WB còn có ảnh hưởng to tát ghê gớm đến các quyết định của
những nhà tài trợ khác trong việc ủng hộ hoặc bỏ rơi một dự án - hoặc một quốc gia.
WB cũng là thế lực thống trị trong cái gọi là cộng đồng phát triển, trong đó có cả những Ngân
hàng trong vùng tầm cỡ nhỏ hơn, các tổ chức viện trợ công và tư khác, và các học giả về kinh tế và
lập kế hoạch.
WB làm việc cật lực để duy trì vị trí lãnh đạo của nó: WB chi rất nhiều nhằm phổ biến triết
lý phát triển của nó thông qua các xuất bản phẩm, thông qua các hội thảo to nhỏ, và thông qua
công việc huấn luyện nó rót cho những người vay nợ. Kết quả là quan điểm phát triển của WB
được thắng thế cả trong khi thảo luận cũng như trong hành động. Như Gustav Ranis, giáo sư Kinh
tế quốc tế tại Đại học Yale đã viết: “Có những người lãnh đạo công cũng như tư có thể trách móc,
không đồng tình, có khi còn phê phán và cũng có lúc đi chệch khỏi các lập trường của WB... song ít
có khi người ta đặt lại vấn đề về việc WB thực sự thống trị mọi mặt vũ đài”.
Xóa nghèo (mới đầu chỉ là một khía cạnh mang tính ước vọng của việc cho vay tiền của WB
thì nay lại thành tâm điểm tồn tại của WB) tức là xóa bỏ sự ngăn cách và đầu tư các nguồn tài
nguyên của nước giàu để phát triển nước nghèo.
Là một trong những nguồn trợ giúp phát triển lớn nhất thế giới,Ngân hàng Thế Giới hỗ trợ
cho nỗ lực của chính phủ các nước đang phát triển để xây dựng trường học và các trung tâm y tế,
cung cấp điện nước, chống bệnh tật, và bảo vệ môi trường.Không phải là Ngân hàng mà là một cơ
quan chuyên môn.
Ngân hàng Thế Giới không phải là —Ngân hàng“ theo nghĩa bình thường.
8
Các tài liệu tham khảo:
1. Cồng thông tin điện tử Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam
http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/NuocCHXHCNVietNam/quanhevoicactochucquocte?
categoryId=100002827&articleId=10050364

2. Bài nghiên cứu:


http://www.vietnamvanhien.com/nganhangthegioilagi.pdf

You might also like