You are on page 1of 67

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, đời sống của người dân Việt Nam đã có sự cải thiện
đáng kể, cơ hội việc làm cũng như thu nhập tăng lên, do đó là nhu cầu tiêu dùng của
người dân ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, không phải lúc nào nhu cầu tiêu dùng của
người dân của người dân cũng được thỏa mãn do có nhiều mặt hàng vượt quá khả năng
chi trả của họ. Việc đáp ứng các nhu cầu này đòi hỏi một nguồn tài chính tương đối
lớn. Nắm bắtđược thực tế đó, các ngân hàng thương mại đã đưa ra sản phẩm cho vay
tiêu dùng nhằm tạo điều kiện cho khách hàng có thể thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của
mình trước khi họ có đủ khả năng thanh toán cho nhu cầu đó.

Mặc dù các ngân hàng thương mại Việt Nam mới chỉ đưa sản phẩm cho vay tiêu
dùng ra thị trường từ những năm 1993 – 1994 và chỉ thực sự phát triển mạnh từ những
năm 2000 trở lại đây. Tuy nhiên cho vay tiêu dùng vẫn chiếm một tỷ trọng rất nhỏ cả
về doanh số cũng như dư nợ trong toàn bộ hoạt động tín dụng của ngân hàng và chưa
thực sự phát huy hết vai trò và tiềm năng của mình. Với tư cách là một trung gian tài
chính quan trọng nhất trong nền kinh tế, các ngân hàng luôn tìm cách đẩy mạnh hoạt
động cho vay tiêu dùng cùng với việc đảm bảo an toàn, hiệu quả từ đó tạo ra lợi nhuận
cho ngân hàng và đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế và của toàn xã hội.
Tín dụng tiêu dùng là một trong những khoản mang lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng,
tuy nhiên đây cũng là một dịch vụ chứa đựng nhiều rủi ro và chi phí bỏ ra cao, vì thu
nhập của người vay có thể thay đổi nhanh chóng tùy theo tình trạng công việc, sức
khỏe của họ hay sự thay đổi vĩ mô của nền kinh tế. Chính vì lý do đó mà các khoản vay
tiêu dùng cần được quản lý chặt chẽ, linh hoạt trước những vấn đề đặc biệt có liên
quan. Thêm vào đó, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng về khách hàng cá nhân là rất gay
gắt. chính vì vậy mà các ngân hàng luôn phải đổi mới, cải tiến để không ngừng nâng
cao hiệu quả hoạt động nói chung và mảng khách hàng cá nhân nói riêng của ngân
hàng mình.

1
Trong suốt thời gian qua, Phòng giao dịch Bến Thành đã đạt được những thành
công nhất định trong hoạt động cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên hiện nay việc mở rộng
hoạt động cho vay tiêu dùng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của Ngân hàng
TMCP Nam Á nói chung, cũng như Phòng giao dịch Bến Thành nói riêng. Sau một
thời gian thực tập tại Phòng giao dịch Bến Thành, tìm hiểu thực trạng cho vay tiêu
dùng của phòng giao dịch, cùng với những kiến thức đã được trang bị tại Trường Đại
học Ngân Hàng TP.HCM, nhận thức rõ vấn đề quan trọng trên, em đã chọn đề tài
“Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Nam Á – Phòng giao
dịch Bến Thành” để làm chuyên đề thực tập của mình.

Ngoài phần lời mở đầu và phần kết luận, kết cấu của đề tài gồm 4 phần chính:

Phần 1: Khái quát về Ngân hàng TMCP Nam Á và Phòng giao dịch Bến Thành

Phần 2: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Phòng giao dịch Bến Thành

Phần 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại Phòng giao
dịch Bến Thành

Đây là một vấn đề phức tạp, tuy nhiên do giới hạn về trình độ, kinh nghiệm và
thời gian tìm hiểu thực tế nên đề tài không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong
nhận được sự giúp đỡ đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các anh chị cán bộ nhân
viên tại Phòng giao dịch Bến Thành – Ngân hàng TMCP Nam Á để chuyên đề được
hoàn thiện hơn.

2
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1

MỤC LỤC......................................................................................................................... 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................................2

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP NAM Á VÀ PGD BẾN


THÀNH............................................................................................................................. 2

1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Nam Á......................................................................2

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển............................................................................2

1.2. Sơ đồ tổ chức và cơ cấu quản trị...........................................................................2

1.2.1. Sơ đồ tổ chức.................................................................................................2

1.2.2. Cơ cấu quản trị...............................................................................................2

1.3. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu.......................................................................2

1.4. Kết quả hoạt động trong thời gian qua..................................................................2

2. Giới thiệu PGD Bến Thành.........................................................................................2

2.1. Lịch sử hình thành và phát triển........................................................................2

2.2. Sơ đồ tổ chức........................................................................................................2

2.3. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận...................................................................2

2.4. Kết quả kinh doanh giai đoạn 2010 – 2012...........................................................2

2.4.1. Tình hình huy động vốn.................................................................................2

2.4.2. Tình hình sử dụng vốn...................................................................................2

2.4.3. Tình hình hoạt động kinh doanh.....................................................................2

2.4.4. Tình hình chất lượng nợ.................................................................................2

3
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI PGD
BẾN THÀNH..................................................................................................................... 2

1. Cơ sở pháp lý của hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Nam Á...........2

1.1. Văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành............................................................2

1.2. Văn bản luật do Ngân hàng TMCP Nam Á ban hành...........................................2

2. Các hình thức cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Nam Á..................................2

2.1. Cho vay mua nhà trong các dự án liên kết............................................................2

2.2. Cho vay mua xe ô tô.............................................................................................2

2.3. Cho vay thấu chi tài khoản thanh toán cá nhân.....................................................2

2.4. Cho vay tiêu dùng nhỏ..........................................................................................2

3. Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Nam Á.........................................2

4. Kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại Phòng giao dịch Bến Thành.........................2

4.1. Diễn biến cho vay tiêu dùng trong thời kỳ 2010 – 2012.......................................2

4.2. Tỷ trọng cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ cho vay..........................................2

4.3. Cơ cấu doanh số cho vay tiêu dùng.......................................................................2

4.3.1. Cơ cấu doanh số cho vay tiêu dùng theo sản phẩm........................................2

4.3.2. Cơ cấu doanh số cho vay tiêu dùng theo thời hạn..........................................2

4.4. Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng...........................................................................2

4.4.1. Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo sản phẩm.............................................2

4.4.2. Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn...............................................2

4.5. Thu lãi từ hoạt động cho vay tiêu dùng.................................................................2

4.6. Tình hình nợ quá hạn của cho vay tiêu dùng tại PGD Bến Thành........................2

4.6.1. Tình hình nợ quá hạn giai đoạn 2010 – 2012.................................................2

4.6.2. Xử lý nợ quá hạn............................................................................................2

4
5. Đánh giá khái quát về hoạt động cho vay tiêu dùng tại Phòng giao dịch Bến Thành
2

5.1. Thành tựu đạt được...............................................................................................2

5.2. Hạn chế và nguyên nhân.......................................................................................2

5.2.1. Hạn chế..........................................................................................................2

5.2.2. Nguyên nhân..................................................................................................2

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU
DÙNG TẠI PHÒNG GIAO DỊCH BẾN THÀNH.............................................................2

1. Định hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Phòng giao dịch Bến Thành
2

1.1. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Nam Á...........2

1.2. Định hướng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Phòng giao dịch Bến Thành...........2

2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại Phòng giao
dịch Bến Thành.................................................................................................................. 2

2.1. Giải pháp về sản phẩm dịch vụ.............................................................................2

2.2. Hoàn thiện quy trình cho vay................................................................................2

2.3. Theo dõi mức độ hài lòng của khách hàng thông qua hộp thư góp ý tại phòng
giao dịch......................................................................................................................... 2

2.4. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng.......................................................................2

2.5. Tăng cường bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng............................2

3. Kiến nghị..................................................................................................................... 2

3.1. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước.......................................................................2

3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước...............................................................................2

3.3. Đối với Hội sở Ngân hàng TMCP Nam Á............................................................2

KẾT LUẬN........................................................................................................................ 2
5
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


NH Ngân hàng

NHTM Ngân hàng thương mại

TMCP Thương mại cổ phần

HĐQT Hội đồng quản trị

PGD Phòng giao dịch

CVTD Cho vay tiêu dùng

TSĐB Tài sản đảm bảo

ĐVKD Đơn vị kinh doanh

KƯNN Khế ước nhận nợ

Nam Á Bank Ngân hàng Nam Á

AMC Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản

TTPDTT Trung tâm phê duyệt tập trung

QL&HTTD Quản lý và hạch toán tín dụng

GDV Giao dịch viên

SXKD Sản xuất kinh doanh

CIC Trung tâm thông tin tín dụng

6
TGTT Tiền gửi thanh toán

7
CHƯƠNG 1

KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP NAM Á VÀ PGD BẾN THÀNH

1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Nam Á


1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Tên tiếng Việt: NGÂN HÀNG TMCP NAM Á

Tên viết tắt tiếng Việt: NGÂN HÀNG NAM Á

Tên tiếng Anh: NAM A COMMERCIAL JOINT STOCK BANK

Tên viết tắt tiếng Anh: Nam A Bank.

Logo:

Hội sở: 201 – 203 Cách Mạng Tháng 8, Phường 4, Quận 3, TPH.HCM

Điện thoại: (84-8) 3929 6699

Fax: (84-8) 39296688

Website: www.namabank.com.vn

Ngân hàng TMCP Nam Á (Ngân hàng Nam Á) chính thức hoạt động từ ngày
21/10/1992, là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên được thành lập
sau khi Pháp lệnh về Ngân hàng được ban hành vào năm 1990, trong bối cảnh nước ta
đang tiến hành đổi mới kinh tế. Qua 20 năm hoạt động, cơ sở vật chất, công nghệ khoa
học kỹ thuật và mạng lưới hoạt động của Ngân hàng ngày càng mở rộng, đời sống cán
bộ nhân viên ngày càng được cải thiện, uy tín của Ngân hàng ngày càng được nâng

8
cao.

Từ những ngày đầu hoạt động, Ngân hàng Nam Á chỉ có 3 chi nhánh với số vốn điều lệ
5 tỷ đồng và gần 50 cán bộ nhân viên. Đến nay, qua những chặng đường phấn đấu đầy
khó khăn và thách thức, Ngân hàng Nam Á đã không ngừng lớn mạnh, có mạng lưới
gồm hơn 50 địa điểm giao dịch trên cả nước. So với năm 1992, vốn điều lệ hiện nay
tăng gấp 600 lần, số lượng cán bộ nhân viên tăng gấp 20 lần, phần lớn là cán bộ trẻ,
nhiệt tình được đào tạo chính quy trong và ngoài nước, có năng lực chuyên môn cao.

Mục tiêu hiện nay của Ngân hàng Nam Á là phấn đấu thành một trong các ngân hàng
hiện đại của Việt Nam trên cơ sở phát triển nhanh, vững chắc an toàn và hiệu quả, trở
thành một trong các ngân hàng thương mại hàng đầu cả nước và không ngừng đóng
góp cho sự phát triển kinh tế của cộng đồng, xã hội.

Những năm gần đây, Ngân hàng Nam Á được biết đến là một trong những ngân
hàng TMCP phát triển ổn định,bền vững,ổn định có chất lượng tín dụng thuộc loại tốt
và được NHNN đánh giá xếp loại A trong nhiều năm liền.Ngân hàng Nam Á là một
trong số ít ngân hàng tại Việt Nam được ngân hàng thế giới chọn để thực hiện Dự án
Tài chính Nông thôn II từ năm 2002. Năm 2006, Ngân hàng Nam Á được người tiêu
dùng bình chọn là Thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam. Tháng 10/2006, Ngân hàng
Nam Á vinh dự đạt danh hiệu “Nhãn hiệu cạnh tranh quốc gia” do Hội sở hữu Trí tuệ
Việt Nam tổ chức và được Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam tặng bằng khen vì có
nhiều đóng góp cho phong trào Khuyến học – Khuyến tài xây dựng xã hội học tập.

Bước vào giai đoạn mới,toàn ngành ngân hàng Việt Nam đang trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế với nhiều thách thức nhưng cũng có nhiều cơ hội phát triển.Với
mục tiêu hiện nay của Ngân hàng Nam Á là phấn đấu thành một trong các ngân hàng
hiện đại của Việt Nam trên cơ sở phát triển nhanh, vững chắc an toàn và hiệu quả,trở
thành một trong các ngân hàng thương mại hàng đầu cả nước và không ngừng đóng
góp cho sự phát triển kinh tế của cộng đồng, xã hội. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nam Á

9
cũng đang xây dựng chiến lược phát triển mạnh mẽ nguồn nhân lực theo phương châm
“Tài năng của bạn bằng tài sản quý báu của chúng tôi”, phần lớn cán bộ nhân viên của
Nam Á được đào tạo bài bản nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn những kỹ năng và trình
độ chuyên môn cần thiết, cam kết phục vụ hài lòng khách hàng, trung thực trong giao
dịch và đoàn kết vì mục tiêu chung của ngân hàng. Cùng với chiến lược phát triển
nguồn nhân lực, ngân hàng luôn tập trung nang cao năng lực tài chính, đầu tư phát triển
công nghệ thông tin theo hướng hiện đại hóa phù hợp với công nghệ ngân hàng trong
khu vực và thế giới, mở rộng mạng lưới hoạt động, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ
ngân hàng, đồng thời chú trọng việc tăng cường kiểm tra kiểm soát nội bộ, tạo an toàn
trong hoạt động; quảng bá rộng rãi thương hiệu Ngân hàng TMCP Nam Á, tiếp tục là
người bạn đồng hành của doanh nghiệp, các tiểu thương, các hộ gia đình và cá nhân để
cùng nhau phát triển.

Hội sở Ngân hàng TMCP Nam Á được đặt ngay trung tâm Thành phố Hồ Chí
Minh, cùng với mạng lưới các chi nhánh và phòng giao dịch rộng khắp thành phố cũng
như các tỉnh thành khác nhằm đáp ứng nhu cầu giao dịch ngày càng cao của khách
hàng.

Mạng lưới hoạt động của Ngân hàng Nam Á cụ thể như sau:

Hội sở: 211 – 213 Cách Mạng Tháng Tám

Các chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc:

- Chi nhánh Tân Định: PGD Bến Thành, PGD Hòa Hưng, PGD Quận 4.
- Chi nhánh An Đông: PGD Rạch Ông, PGD Cao Thắng, PGD Cộng Hòa, PGD
Hòa Bình.
- Chi nhánh Thị Nghè: PGD Văn Thánh, PGD Gò Vấp, PGD Bà Chiểu, PGD
Quận 2.
- Chi nhánh Bình Tây: PGD Tân Phú, PGD Bình Chánh.
- Chi nhánh Ngã bảy: PGD Tân Bình, PGD Phú Thọ, PGD Âu Cơ.

10
- Chi nhánh Quang Trung: PGD Trường Chinh, PGD Khánh Hội, PGD Xóm
Mới, PGD Hóc Môn.
- Chi nhánh Thủ Đức.
- Ngoài ra có các chi nhánh và PGD ở một số tỉnh thành khác.
1.2. Sơ đồ tổ chức và cơ cấu quản trị
1.2.1. Sơ đồ tổ chức

Hình 1: Mô hình cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Nam Á

(Nguồn: Website Ngân hàng TMCP Nam Á – www.namabank.com.vn)

1.2.2. Cơ cấu quản trị


- Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị có vai trò xây dựng chiến lược tổng thể và
định hướng lâu dài cho ngân hàng, ấn định mục tiêu tài chính giao cho Ban điều

11
hành. Hội đồng quản trị chỉ đạo và giám sát hoạt động của Ban điều hành thông
qua một số hội đồng và ban chuyên môn do Hội đồng quản trị thành lập. 
- Ban điều hành: Ban điều hành gồm có Tổng Giám đốc có trách nhiệm điều hành
chung và các Phó Tổng Giám đốc trợ giúp cho Tổng Giám đốc. Ban điều hành
có chức năng cụ thể hóa chiến lược tổng thể và các mục tiêu do Hội đồng Quản
trị đề ra, bằng các kế hoạch phương án kinh doanh, tham mưu cho Hội đồng
Quản trị về các vấn đề chiến lược, chính sách, trực tiếp điều hành mọi hoạt động
ngân hàng.
- Ban kiểm soát: Kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động của các đơn vị thuộc hệ
thống Ngân hàng Nam Á về sự tuân thủ pháp luật, các quy định pháp lý của
ngành Ngân hàng và các quy chế, thể lệ, quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng
Nam Á. Qua đó, Ban Kiểm toán Nội bộ đánh giá chất lượng điều hành và hoạt
động của từng đơn vị, tham mưu cho Ban điều hành, cũng như đề xuất khắc
phục yếu kém, đề phòng rủi ro nếu có.
- Hội đồng tín dụng và đầu tư: Thành lập từ ngày 23/04/2003, hiện nay có 7 thành
viên. Hội đồng này là cơ quan cấp cao nhất về quản lý hoạt động tín dụng, thực
hiện xét duyệt cho vay và bảo lãnh đối với các món tiền vượt quá 5% vốn điều
lệ. Xét duyệt các phương án đầu tư hợp tác, góp vốn liên doanh với các đơn vị
khác. Kiểm tra, đôn đốc, xem xét, xử lý việc thu hồi vốn và nợ quá hạn.
- Hội đồng xử lý kỷ luật: Thành lập từ ngày 06/06/2003, hiện nay có 6 thành viên.
Tham vấn cho Tổng Giám Đốc trong việc xử lý kỷ luật cán bộ nhân viên vi
phạm kỷ luật trong hệ thống Ngân hàng Nam Á. Nhiệm vụ chính là tiếp nhận hồ
sơ cán bộ nhân viên vi phạm kỷ luật từ các đơn vị gửi về; tiến hành thu thập
thông tin, xem xét, đánh giá mức độ vi phạm kỷ luật của nhân viên vi phạm và
kiến nghị hình thức xử lý kỷ luật. Tham gia giải quyết các khiếu nại, tố cáo có
liên quan đến các hành vi vi phạm kỷ luật của cán bộ nhân viên.
- Hội đồng Nhân sự và tiền lương: Thành lập từ ngày 06/06/2003, hiện nay có 6
thành viên. Thực hiện dự thảo quy chế hoạt động Hội đồng Nhân sự và Tiền
lương của Ngân hàng TMCP Nam Á trình Chủ tịch HĐQT ban hành.

12
- Hội đồng xử lý tài sản: Thành lập từ ngày 12/06/2003, hiện nay có 8 thành viên.
Thực hiện tham vấn, đề xuất ý kiến cho Hội đồng Quản trị, Tổng Giám Đốc
trong việc tổ chức quản lý, sử dụng, mua bán có hiệu quả các tài sản của Ngân
hàng Nam Á, tài sản xử lý nợ, hoặc các tài sản liên quan khác trong hệ thống
Ngân hàng Nam Á.
- Hội đồng xử lý rủi ro: Thành lập từ ngày 09/07/2003, hiện nay có 6 thành viên.
Xem xét việc phân loại tài sản "có" trích lập dự phòng rủi ro của quý hiện hành
do Tổng Giám Đốc thực hiện. Xem xét báo cáo tình hình theo dõi sao kê và thực
hiện thu hồi nợ đối với những rủi ro đã được xử lý. Quyết định xử lý rủi ro và
phương án thu hồi nợ; đồng thời xuất trình HĐQT sử dụng dự phòng để xử lý
các khoản nợ vay không khả năng thu hồi.
- Ban Tài chính kiểm soát: Thành lập từ ngày 15/08/2003, hiện nay có 5 thành
viên. Thực hiện công tác giám sát, theo dõi, kiểm tra, kiểm toán nguồn vốn, sử
dụng vốn và kết quả hoạt động kinh doanh. Thu thập số liệu để báo cáo và tham
vấn, đề xuất ý kiến cho HĐQT trong việc quyết định kế hoạch chi tiêu, mua sắm
tài sản phục vụ hoạt động kinh doanh. 
1.3. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu

Ngân hàng TMCP Nam Á hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và ngân
hàng trên cơ sở thực hiện các nghiệp vụ:

- Huy động tiền gửi từ các TCKT và dân cư.


- Nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển.
- Vay vốn các tổ chức tín dụng khác.
- Hoạt động tín dụng.
- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá.
- Góp vốn liên doanh, liên kết.
- Làm dịch vụ thanh toán giữa các ngân hàng.
- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
- Hoạt động kinh doanh vàng bạc.

13
- Thanh toán quốc tế.
- Huy động vốn từ nước ngoài.
- Dịch vụ chi trả kiều hối.
- …
1.4. Kết quả hoạt động trong thời gian qua
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của NamÁBank giai đoạn 2010-2012
Đơn vị tính: Triệu đồng
CHỈ TIÊU 2010 2011 2012
Tổng tài sản 14.508.724 19.037.788 28.693.745
Vốn huy động 11.238.377 15.370.173 19.003.782
Dư nợ cho vay 5.302.112 6.245.179 7.093.863
Lợi nhuận trước thuế 184.818 321.019 538.673
Lợi nhuận sau thuế 138.613 240.764 404.005
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NH TMCP Nam Á

Giai đoạn 2010 – 2012, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng tuy đã phục hồi được phần nào vẫn đang chịu nhiều hậu quả sau cuộc
khủng hoảng tài chính ngân hàng 2007 – 2009, Ngân hàng Nam Á vẫn đạt được kết
quả kinh doanh tương đối tốt. Tổng tài sản của ngân hàng không ngừng tăng lên, năm
2012 đã đạt mức 28.693.745 triệu đồng, tăng gần gấp đôi so với năm 2010. Trong bối
cảnh các ngân hàng và các tổ chức tín dụng cạnh tranh nhau gay gắt trong hoạt động
huy động vốn, nguồn vốn mà NHNA huy động được vẫn rất ổn định, tăng từ mức
5.302.112 triệu đồng năm 2010 lên 15.370.173 triệu đồng năm 2011 và đạt mức
19.003.782 triệu đồng năm 2012 với cơ cấu ngày càng đa dạng và phong phú, luôn
đảm bảo thanh khoản và nhu cầu vốn hoạt động trên toàn hệ thống. Dư nợ tín dụng
tăng đều qua các năm và luôn nằm trong định mức tăng trưởng tín dụng mà NHNA đã
định hướng trước. Kết thúc năm 2012, lợi nhuận của ngân hàng đạt được cũng tương
đối khả quan khi lợi nhuận sau thuế đạt mức 404.005 triệu đồng. Đây chính là động lực
để ngân hàng tiếp tục phát triển và đạt mức tăng trưởng hơn nữa trong thời gian sắp tới.

2. Giới thiệu PGD Bến Thành


2.1. Lịch sử hình thành và phát triển

14
Tên goi: Phòng giao dịch Bến Thành – Ngân hàng TMCP Nam Á

Trụ sở: 265 Lý Tự Trọng, Phường Bến Thành, Quận 1, TP.HCM

Đi vào hoạt động từ ngày 20/6/2005, là PGD trực thuộc Chi nhánh Tân Định,
hạch toán báo sổ, có bảng cân đối kế toán riêng, không trực tiếp làm nghĩa vụ với Ngân
sách Nhà nước, PGD có con dấu riêng theo quy định của Nhà nước. Cuối ngày giao
dịch, các sổ sách, chứng từ, tiền tồn quỹ của PGD phải tập trung về Hội sở. PGD Bến
Thành được thành lập nhằm khai thác tiềm năng dịch vụ ngân hàng.

2.2. Sơ đồ tổ chức
GIÁM ĐỐC

BỘ PHẬN BỘ PHẬN BỘ PHẬN


TÍN DỤNG KẾ TOÁN GIAO DỊCH NGÂN QUỸ

2.3. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận

Hoạt động kinh doanh của một ngân hàng có hiệu quả hay không, không chỉ tùy
thuộc vào chính sách của ngân hàng, mà còn phụ thuộc vào năng lực và trách nhiệm
của mỗi nhân viên. Trách nhiệm đó được gắn liền với mỗi phòng ban trong ngân hàng.

- Giám đốc: là người quyết định sau cùng của PGD, và mang tính chiến lược quan
trọng.
- Bộ phận tín dụng: gồm 2 cán bộ tín dụng và một hỗ trợ tín dụng. Nhiệm vụ của
bộ phận là thẩm định và cho vay, kiểm tra và giám sát quá trình sử dụng món
vay của khách hàng, thanh lý, tất toán hợp đồng khi đến hạn
- Bộ phận kế toán giao dịch: Gồm 1 kế toán tổng hợp và 3 nhân viên kế toán giao
dịch, thực hiện các công việc như: mở, đóng sổ tiết kiệm, tiền gửi thanh toán; kế
toán thu chi, giao dịch trong ngày.

15
- Bộ phận ngân quỹ: gồm 3 thủ quỹ, có nhiệm vụ bảo quản tiền, giấy tờ có giá của
PGD và thực hiện việc giải ngân. Vào cuối mỗi ngày, bộ phận ngân quỹ có
nhiệm vụ kiểm tra sổ sách, đối chiếu chứng từ với số lượng tồn trong quỹ.
2.4. Kết quả kinh doanh giai đoạn 2010 – 2012

Mặc dù nền kinh tế xã hội trong những năm vừa qua có rất nhiều bất lợi cho hoạt
động ngân hàng, nhưng PGD Bến Thành đã bám sát các văn bản chỉ đạo của NHTMCP
Nam Á để điều chỉnh hoạt động kinh doanh phù hợp, linh hoạt với tình hình kinh tế
trên địa bàn, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Lãi suất biến động mạnh, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên địa
bàn nhưng PGD Bến Thành đã chủ động triển khai vận dụng, áp dụng lãi suất linh hoạt
để giữ và thut hút khách hàng. Tăng cường công tác huy động vốn từ dân cư và doanh
nghiệp nên cùng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, tổng nguồn vốn huy động của
PGD Bến Thành đã tăng đều qua các năm, chứng tỏ PGD ngày càng có uy tín, có được
lòng tin của người dân.

Cùng với tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn và sư tăng trưởng của tổng dư nợ tín
dụng đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của thị trường, tổng dư nợ các năm sau cao hơn gấp
nhiều lần so với năm trước vì ngân hàng luôn coi trọng chất lượng tín dụng, cho vay có
chọn lọc và chính sách ưu đãi đối với khách hàng truyền thống, có độ tín nhiệm cao,
luôn ưu tiên cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Luôn coi trọng việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, tăng cường công tác
thẩm định trước khi cho vay, tích cực thu nợ đến hạn, nợ quá hạn và nợ đã xử lý rủi ro
để giảm nợ xấu và tăng thu nhập. Tăng trưởng tín dụng đối với khách hàng có chọn
lọc, hạn chế cho vay khách hàng có quan hệ với nhiều tổ chức tín dụng, các doanh
nghiệp làm ăn không có hiệu quả nên tổng nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay của PGD
ngày càng thấp.

PGD Bến Thành đã dần di chuyển cơ cấu danh mục cho vay, tăng dần tỷ trọng
cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cá nhân, hộ gia đình; giảm tỷ

16
trọng cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước; tăng tỷ trọng cho vay trung và dài
hạn, giảm tỷ trọng cho vay ngắn hạn; tăng tỷ trọng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ.

2.4.1. Tình hình huy động vốn

Bảng 1.2: Kết quả huy động vốn giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm 2010 2011 2012
Tổng vốn huy động 298.116 304.486 341.314
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh PGD Bến Thành

Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng
nhất, giúp cho ngân hàng thực hiện các hoạt động khác như cấp tín dụng và cung cấp
các sản phẩm dịch vụ khác. Hoạt động huy động vốn của PGD Bến Thành trong giai
đoạn 2010 – 2012 không ngừng tăng lên về quy mô và có sự thay đổi tích cực trong cơ
cấu huy động. Nhìn chung hoạt động huy động vốn của PGD trong những năm qua đều
tăng, cụ thể năm 2010 nguồn vốn huy động đạt 298.116 triệu đồng, đến năm 2011 vốn
huy động đạt 304.486 triệu đồng, tăng 2,14% so với năm 2010 nhưng đến năm 2012 thì
vốn huy động lên đến 341.314 triệu đồng, tăng 12,10%. Qua đó có thể thấy PGD thực
hiện khá tốt công tác huy động vốn. Đây là kết quả của việc tư vấn và kỹ năng bán
hàng tốt. Bởi theo xu hướng hiện nay của khách hàng thì trước việc lựa chọn kênh đầu
tư cho khoản tiền nhàn rỗi của mình, ngoài việc cân nhắc lợi nhuận, rủi ro, uy tín của
đơn vị đầu tư, khách hàng đặc biệt quan tâm đến là cung cách phục vụ. Để khách hàng
có thể an tâm gửi tiền thì ngoài lãi suất, vị thế, uy tín của ngân hàng còn phụ thuộc vào
kỹ năng tư vấn của nhân viên.

17
2.4.2. Tình hình sử dụng vốn

Bảng 1.3: Dư nợ cho vay theo kỳ hạn

Đơn vị tính: Triệu đồng

Loại cho vay 2010 2011 2012


Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Cho vay ngắn hạn 63.956 45,92% 18.966 28,29% 39.898 81,43%
Cho vay trung hạn 54.142 38,87% 43.672 65,15% 9.096 18,57%
Cho vay dài hạn 21.184 15,21% 4.400 6,56% 0 0,00%
Tổng dư nợ 139.28
100,00% 67.038 100,00% 48.994 100,00%
2
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh PGD Bến Thành

Nhìn vào tình hình dư nợ trong 3 năm, ta thấy dư nợ của PGD có xu hướng giảm
liên tục giảm trong cả 3 năm. Dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2010 đạt 63.956 triệu đồng
giảm mạnh trong năm 2011 chỉ còn lại 18.966 triệu đồng, tuy nhiên lại tăng lên vào
năm 2012, đạt mức 39.898 triệu đồng.

Ngược lại với cho vay ngắn hạn có sự tăng giảm tùy từng năm thì cho vay trung
hạn và dài hạn giảm mạnh trong cả 3 năm. Dư nợ cho vay trung hạn giảm mạnh từ mức
54.142 triệu đồng từ năm 2010 chỉ còn 9.096 triệu đồng ở năm 2012. Dư nợ cho vay
dài hạn còn giảm mạnh hơn khi năm 2012 không có dư nợ trong khi năm 2010 đạt
21.184 triệu đồng.

Và xét về mặt tổng thể trong cơ cấu dư nợ tại phòng giao dịch thì dư nợ cho vay
ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với trung và dài hạn. Qua đó có thể thấy điểm
nổi bật ở chi nhánh là cho vay ngắn hạn. Điều này mang lại lợi thế trong việc luân
chuyển nguồn vốn, nhất là trong hoàn cảnh nguồn vốn cho vay bị lệ thuộc vào thị
trường huy động như hiện nay. Tuy nhiên cần phải nghiên cứu nguyên nhân tại sao lại
có sự sụt giảm mạnh trong dư nợ cho vay của phòng giao dịch trong giai đoạn 2010 –
2012.

18
2.4.3. Tình hình hoạt động kinh doanh

Bảng 1.4: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2012/2011 (+/-)


Tổng tài sản 487.27
406.046 435.982 51.297 11,77%
9
Lợi nhuận trước thuế 1.418 1.907 2.893 986 51,70%
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh PGD Bến Thành

Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, PGD Bến Thành luôn hoàn thành kế
hoạch được giao.

Năm 2010, trong bối cảnh hậu khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt
Nam tiếp tục tăng trưởng với tốc độ khá nhanh.Thị trường tiền tệ, tín dụng trong năm
2010 tương đối ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh tại ngân
hàng. Tận dụng cơ hội đó, ngân hàng đã kịp thời triển khai các kế hoạch và chiến lược
cải tiến trong kinh doanh, đa dạng các loại dịch vụ. Trên nền tảng kế hoạch chung của
ngân hàng, chi nhánh đã tập trung phát triển các hoạt động chính như tín dụng…, coi
trọng công tác quản lý rủi ro, nâng cao chất lượng hoạt động nên lợi nhuận đã tăng
trưởng rất tốt, đạt mức 1.418 triệu đồng, tài sản cũng gia đạt 406.046 triệu đồng…

Đến năm 2011, thì luật các tổ chức tín dụng mới bắt đầu có hiệu lực trong đó có
những thay đổi quan trọng liên quan đến nhiều hoạt động của ngân hàng như giới hạn
cấp tín dụng…cũng tạo ra nhiều thách thức đối với hoạt động của ngân hàng cũng như
các chi nhánh nói riêng. Tuy nhiên với sự nỗ lực cố gắng trong công tác dự báo, chính
sách kinh doanh phù hợp nên trong năm 2011 kết quả kinh doanh của chi nhánh vẫn
tiếp tục tăng, lợi nhuận đạt được là 1.907 triệu đồng.

Năm 2012, hoạt động kinh doanh của PGD vẫn tiếp tục tăng trưởng ổn định và có
mức tăng cao hơn năm trước. Kết thúc năm 2012, PGD Bến Thành đã đạt được kết quả

19
tương đối khả quan với tổng tài sản đạt 487.279 triệu đồng, tăng % so với năm 2011 và
lợi nhuận trước thuế đạt 2.893 triệu đồng, tăng % so với năm 2011.

20
2.4.4. Tình hình chất lượng nợ

Bảng 1.5: Tình hình chất lượng nợ giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

2010 2011 2012


Phân loại nợ
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Nợ đủ tiêu chuẩn 129.886 93,25% 53.558 79,89% 47.708 97,38%
Nợ cần chú ý 9.396 6,75% 11.293 16,85% 1.158 2,36%
Nợ dưới tiêu chuẩn - - 2.187 3,26% 128 0,26%
Nợ nghi ngờ - - - - - -
Nợ có khả năng mất vốn - - - - - -
Tổng dư nợ 100,00 100,00
139.282 67.038 48.994 100,00%
% %
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh PGD Bến Thành

Qua bảng số liệu trên ta thấy công tác quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay ở
những năm gần đây tương đối tốt. Cụ thể trong năm 2010, PGD không có nợ xấu,
nhưng đến năm 2011, nợ xấu đã tăng lên 2.187 triệu đồng, chiếm 3,26%, tuy nhiên
PGD không để phát sinh nợ nghi ngờ hoặc nợ có khả năng mất vốn. Và đến năm 2012,
nợ xấu đã giảm chỉ còn 0,26%, và cũng chỉ là nợ dưới tiêu chuẩn. Đây là một nỗ lực
của PGD trong hoạt động kiểm soát rủi ro thông qua việc theo dõi sát và kịp thời tình
hình sản xuất của khách hàng cũng như có những biện pháp xử lý kịp thời các khoản
nợ xấu.

21
CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI PGD BẾN THÀNH

1. Cơ sở pháp lý của hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Nam Á
1.1. Văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành

Nhận thấy tầm quan trọng và khả năng phát triển mạnh mẽ của hoạt động cho vay
đối với KHCN tại các ngân hàng thương mại, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước tiến
hành soạn thảo và ban hành các văn bản luật nhằm tạo ra một hành lang pháp lý rõ
ràng, tạo điều kiện cho hoạt động cho vay cá nhân phát triển hơn trong tương lai. Năm
2010 Quốc hội khóa 12 đã ban hành Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, sửa đổi và
thay thế cho bộ luật năm 1998. Hoạt động cho vay KHCN càng trở nên hiệu quả hơn
khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ cũng ban hành các văn bản pháp
luật nhằm hướng dẫn cụ thể cho hoạt động cho vay KHCN như Quy chế cho vay của tổ
chức tín dụng được ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN, Quyết
định số 127/2005/QĐ-NHNN bổ sung một số điều của quyết định 1627, Quyết định số
493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín
dụng, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về quy định đảm bảo tiền vay, Nghị định số
11/2012/NĐ-CP bổ sung và thay thế một số điều của Nghị định số 163 về bảo đảm tiền
vay, Nghị quyết số 03/2003/NQ-CP của Chính phủ và thông tư số 03/2003/TT-NHNN
của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cho vay không cần tài sản đảm bảo,…

Tất cả các văn bản pháp luật trên đã giúp cho các NHTM mở rộng hoạt động cho
vay cá nhân, từ đó hoạt động cho vay cá nhân không ngừng phát triển và đem lại nguồn
thu đáng kể cho các NHTM.

1.2. Văn bản luật do Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

Cho vay cá nhân luôn được Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Nam Á quan tâm rất
thận trọng. Mặc dù đưa sản phẩm vào khai thác hơi muộn nhưng Ngân hàng Nam Á đã
nhanh chóng đưa ra các quy định, văn bản cụ thể hướng dẫn hoạt động cho vay tiêu

22
dùng trong toàn ngân hàng. Các văn bản hiện hành quy định hoạt động cho vay tiêu
dùng được NamABank áp dụng có thể kể đến như:

- Quy định về chính sách phân loại và phê duyệt TSĐB ban hành kèm theo Quyết
định số 652/2012/QĐ-NHNA-09 ngày 29/08/2012 quy định về chính sách phân
loại và phê duyệt TSĐB, sửa đổi một số điều của quyết định số 521/2010/QĐ-
NHNA-25 ngày 3/8/2010 quy định về nhận và quản lý tài sản đảm bảo và quyết
định số 53/2011/QĐ-NHNA-25 ngày 27/10/2011 và Hướng dẫn quản lý tài sản
đảm bảo ban hành kèm quyết định số 549/2010/QĐ-NHNA-25 ngày
19/08/2010;
- Quy chế cho vay ban hành kèm theo quyết định số 283/2011/QĐQT-NHNA
ngày 11/05/2011.
- Định hướng chính sách tín dụng khách hàng cá nhân ban hành kèm theo quyết
định số 697/2012/QĐ-NHNA-09 ngày 12/09/2012.
- Hướng dẫn thực hiện cho vay tiêu dùng nhỏ ban hành kèm theo Quyết định số
364/2012/QĐ-NHNA-22 ngày 30/05/2012.

Bên cạnh đó, Ban lãnh đạo Ngân hàng Nam Á còn liên tục cập nhật và đưa ra các
thông báo hướng dẫn việc áp dụng và hướng dẫn thay đổi lãi suất cho vay, các quy
định về biểu mẫu hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ, hợp đồng tài sản đảm bảo, …

Các văn bản này đã tạo ra được sự thuận tiện trong quá trình thực hiện nghiệp vụ
cho vay tiêu dùng, các cán bộ tín dụng sẽ ít gặp trở ngại hơn trong quá trình công tác
do được hướng dẫn hết sức cụ thể. Từ đó thúc đẩy hoạt động ngày càng phát triển hơn
nữa.

2. Các hình thức cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Nam Á
2.1. Cho vay mua nhà

Sản phẩm cho vay mua nhà là việc Sacombank đồng ý cấp một khoản tín dụng
cho khách hàng cá nhân có nhu cầu mua, nhận chuyển nhượng BĐS (nhà, đất, căn hộ).

- Điều kiện:

23
o Có nguồn thu đảm bảo khả năng trả nợ.
- Đặc tính:
o Loại tiền: VNĐ.
o Thời hạn vay: Tối đa không quá 15 năm (180 tháng).
o Phương thức vay: Cho vay từng lần.
o Mức cho vay: Tối đa là 100% nhu cầu vay của khách hàng nhưng không
quá 70% giá trị BĐS.
o Phương thức trả nợ:
- Vốn trả định kì, lãi trả định kì theo dư nợ giảm dần.
- Vốn trả định kì, lãi trả định kì tính theo dư nợ giảm dần.
o Tài sản bảo đảm: BĐS hoặc Quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua
bán/ chuyển nhượng BĐS.
- Quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán/ chuyển nhượng
BĐS bao gồm:
 Quyền sử dụng đất.
 Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất có giấy ti72
hoàn chỉnh
 Quyền sử dụng đất hình thành throng các dự án liên kết với
Sacombank
- Thủ tục bảo đảm tiền vay:
o Khi chưa có giấy tờ hoàn chỉnh: Khách hàng sẽ phải kí hợp đồng teh61
chấp. Ngân hàng sẽ tự đi công chứng và đang kí giao dịch đảm bảo theo
quy định.
o Khi có giấy tờ hoàn chỉnh: Khách hàng sẽ phải kí lại Hợp đồng thế chấp
với Ngân hàng để Ngân hàng tiến hành thủ tục công chứng v2 đăng kí
giao dịch đảm bảo.
- Giải ngân:

24
o Ngân hàng có teh63 quyết định giải ngân trước hay sau khi hoàn tất thủ
tục đảm bảo tiền vay. Nếu giải ngân trước thì bắt buộc khách hàng phải
lập Giấy cam kết về việc hoàn ttấ thuc3 tục công chứng thế chấp và đang
kí giao dịch đảm bảo (tối đa là 10 ngày kể từ ngày hoàn tất việc cấp đổi
giấy tờ pháp lý BĐS hoàn chỉnh cho khách hàng).
2.2. Cho vay mua xe ô tô

Sản phẩm “Vay mua xe ô tô” của NAMABANK giúp Quý Khách biến ước mơ
sở hữu và tận hưởng một chiếc xe ô tô đầy đủ tiện nghi và sang trọng trở thành hiện
thực.

- Tiện ích
o Hỗ trợ vốn linh hoạt theo tài sản bảo đảm lên đến 90% giá trị xe ô tô.
o Thời gian vay lên đến 60 tháng.
o Tài sản thế chấp đa dạng, có thể dùng chính chiếc xe mua hoặc tài sản
khác làm tài sản bảo đảo.
o Thời gian xét duyệt nhanh chóng, thủ tục đơn giản
o Được nhân viên NAMABANK tư vấn, hỗ trợ thực hiện các thủ tục
liên quan đến khoản vay
Được hưởng thêm những ưu đãi hấp dẫn khi chọn mua bảo hiểm xe
của Liberty (đối tác liên kết của Nam A Bank)
- Đối tượng khách hàng:
o Cá nhân, Hộ kinh doanh cá thể có nhu cầu vay vốn mua xe ô tô để
phục vụ mục đích tiêu dùng hoặc kết hợp với kinh doanh.
o Độ tuổi từ 18 trở lên.
- Yêu cầu:
o Xe mới 100%.
o Xe du lịch dưới 09 chỗ ngồi.
o Xe có thương hiệu thuộc các công ty  của Mỹ, Châu Âu, Hàn Quốc,
Nhật Bản.
25
o Xe do các đơn vị bán xe có liên kết với NAMABANK phân phối.
- Điều kiện:
o Có nguồn thu nhập ổn định và đủ khả năng trả nợ cho khoản vay từ
các nguồn sau: lương, sản xuất kinh doanh, cho thuê nhà/đất hoặc xe,
góp vốn, cổ tức.
o Có tài sản thế chấp:
- Xe mua
- Bất động sản, chứng từ có giá, sổ tiết kiệm.
o Mua bảo hiểm cho tài sản bảo đảm.
o Độ tuổi tại thời điểm kết thúc thời hạn vay không quá 60 tuổi đối với
nam, 55 tuổi đối với nữ.
2.3. Cho vay thấu chi tài khoản thanh toán cá nhân

Thấu chi tài khoản TGTT: là hình thức cho phép khách hàng chi vượt số tiền
trên tài khoản TGTT của khách hàng mở tại Nam A Bank nhằm mục đích chi tiêu cá
nhân.

- Đối tượng và điều kiện sử dụng:


o Đối tượng:
 Cá nhân người Việt Nam.
 Cá nhân người nước ngoài đang sinh sống, hoạt động hợp pháp tại
Việt Nam.
o Điều kiện:
 Có năng lực tài chính đảm bảo khả năng trả nợ.
 Các điều kiện về tài sản bảo đảm theo qui định (nếu vay có tài sản
bảo đảm).
- Tiện ích:
o Đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu cá nhân đột xuất như mua sắm hàng
hóa, trả tiền điện nước, điện thoại…

26
o Nhận tiền giải ngân thấu chi đa dạng, nhanh chóng: chuyển khoản, rút
tiền mặt, ebanking…
o Trả nợ gốc ngay khi có tiền trong tài khoản, vì vậy giảm tối đa lãi vay
phải trả cho Ngân hàng.
- Đặc điểm:
o Loại tiền: VNĐ
o Thời hạn thấu chi: Tối đa là 12 tháng.
o Phương thức vay: Phương thức cho vay theo hạn mức thấu chi
o Hạn mức thấu chi:
 Không vượt quá 03 lần thu nhập hàng tháng, trường hợp vượt quá
khách hàng phải chứng minh được nguồn trả nợ như cho vay ngắn
hạn và:
 Nếu có tài sản bảo đảm: tối đa không vượt quá 500.000.000 đồng.
 Nếu tín chấp: tối đa không vượt quá 50.000.000 đồng.
o Giải ngân:
 Khách hàng phải mở tài khoản thanh toán có tính năng thấu chi.
 Khách hàng được phép sử dụng hạn mức thấu chi để rút tiền mặt,
chuyển khoản, dịch vụ từ TKTGTT…
o Phương thức thu nợ:
 Hàng tháng vào ngày 26 tự động thu lãi từ tài khoản thấu chi của
khách hàng.
 Thu vốn: ngay khi phát sinh có, hệ thống sẽ tự động thu nợ số tiền
đã thấu chi cho đến khi số dư trên TK TGTT bằng 0.
o Tài sản đảm bảo: Nếu thấu chi có tài sản bảo đảm thì các điều kiện về
tài sản bảo đảm theo qui định của Nam A Bank.
- Lãi và phí:
o Lãi suất áp dụng là lãi suất thỏa thuận với khách hàng.
o Phí duy trì hạn mức thấu chi: 1%/ năm tính theo thời hạn thấu chi đã cấp.

27
o Các phí khác theo qui định của Nam A Bank từng thời kỳ.
2.4. Cho vay tiêu dùng nhỏ

Cho vay tiêu dùng nhỏ: là việc Nam A Bank đồng ý cấp một khoản tín dụng cho
khách hàng nhằm mục đích giúp thêm nguồn tài chính cho khách hàng để thực hiện các
nhu cầu mua sắm, tiêu dùng, sinh hoạt cho gia đình và cá nhân với giá trị khoản vay tối
đa đến 500.000.000đ (Năm trăm triệu đồng).

- Đối tượng và điều kiện sử dụng sản phẩm:


o Cá nhân người Việt Nam, có độ tuổi từ 18 tuổi đến 60 tuổi.
o Có mục đích sử dụng vốn phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hợp pháp theo
quy định của pháp luật.
o Thu nhập ổn định và có khả năng hoàn trả nợ vay.
o Có hộ khẩu thường trú/tạm trú dài hạn tại TP.HCM hoặc trên cùng địa
bàn Tỉnh/Thành phố nơi Đơn vị cho vay của Nam A Bank hoạt động.
o Có tài sản bảo đảm là bất động sản.
o Không chấp nhận nguồn trả nợ từ việc bán tài sản bảo đảm.
o Khách hàng xếp hạng tín dụng từ loại BB trở lên (theo quy định Nam A
Bank).
- Tiện ích:
o Sản phẩm phục vụ đa dạng mục đích vay vốn của khách hàng.
o Thủ tục đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng.
o Được đội ngũ nhân viên Nam A Bank tư vấn miễn phí về các thủ tục liên
quan đến khoản vay.
- Đặc điểm:
o Loại tiền vay: VNĐ.
o Số tiền cho vay tối đa: 500 triệu đồng
o Thời hạn vay: 
 Mua nhà, sửa nhà: tối đa 60 tháng.

28
 Mua xe ô tô, du học: tối đa 36 tháng.
 Thanh toán tiền khám, chữa bệnh và các mục đích vay tiêu dùng
khác: từ 01 tháng đến 12 tháng.
o Phương thức vay: cho vay từng lần
o Phương thức trả nợ:
 Lãi trả hàng tháng;
 Gốc: trả hàng tháng/quý (cho vay trung dài hạn); trả cuối kỳ (cho
vay ngắn hạn).

29
3. Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Nam Á

QUY TRÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG


Chuyên viên Chuyên viên Trưởng/phó Trưởng đơn
Chuyên viên Phòng định
Khách hàng quan hệ hỗ trợ tín phòng, kiểm vị kinh TTPDTT
thẩm định giá TSĐB
khách hàng dụng soát tín dụng doanh
Bước 1: Bước 2a:
Nhu cầu Tiếp nhận Tiếp nhận hồ sơ
hồ sơ TSĐB qua mail

Bước 2b:
Bước 3:
Thẩm định
Kiểm soát
tín dụng và
hồ sơ vay
TSĐB

Bước 4: Bước 5a:


Nhận kết quả phê duyệt và Không đồng ý Đồng ý
Phê duyệt Xem xét, cho ý
hoàn thiện hồ sơ theo nội dung
hồ sơ vay kiến về tờ trình
của Trưởng đơn vị (nếu có)
định giá TSĐB

Bước 7:
Nhận kết quả phê duyệt và hoàn Bước 5b:
thiện hồ sơ theo nội dung của cấp Kiểm tra điều
phê duyệt (nếu có) kiện khoản vay

Thông báo và Tiến hành các


trả hồ sơ tín Không đồng ý Đồng ý thủ tục trước Bước 6:
dụng cho khi giải ngân Lưu
khách hàng cho khách hàng hồ sơ tín dụng

Bước 8:
Theo dõi khoản vay của khách
hàng cho đến khi thu dứt nợ
30
31
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

- Tiếp thị và tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm; chủ động giới thiệu, bán
chéo cho khách hàng các sản phẩm, dịch vụ khác của Ngân hàng Nam Á.
- Tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng (hồ sơ tài sản đảm bảo, chứng từ
chứng minh thu nhập và mục đích vay, hồ sơ pháp lý, đơn đề nghị vay vốn) và lập
phiếu tiếp nhận đề nghị vay vốn theo mẫu kèm theo quy trình cho vay hiện hành của
Ngân hàng Nam Á. Lưu ý: trước khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn, chuyên viên quan hệ
khách hàng phải kiểm tra danh sách khách hàng không cho vay, nếu khách hàng đã có
tên trong danh sách này thì từ chối hồ sơ ngay.
- Chuyên viên quan hệ khách hàng/ Chuyên viên thẩm định chuyển hồ sơ TSĐB
bằng mail cho phòng định giá TSĐB.

Bước 2a: Tiếp nhận hồ sơ tài sản đảm bảo

Phòng định giá tài sản có trách nhiệm xem xét hồ sơ TSĐB để cho ý kiến sau khi
ĐVKD gửi tờ trình thẩm định tài sản đảm bảo cho phòng định giá tài sản.

Bước 2b: Thẩm định tín dụng và tài sản đảm bảo

- Thẩm định mục đích vay, khả năng trả nợ và tài sản đảm bảo của khách hàng
(bắt buộc kiểm tra bản chính Giấy chứng nhận sở hữu bất động sản của khách hàng).
Chuyên viên thẩm định phải kiểm tra thông tin trên CIC của khách hàng vay và những
người có liên quan, những người bảo lãnh bằng tài sản.
- Đề xuất ý kiến về khoản vay ở “Phần dành cho ngân hàng” trong Đơn đề nghị
vay vốn kiêm phương án trả nợ (Lưu ý: không cần làm tờ trình thẩm định tín dụng).
- Chuyển đơn đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ và Tờ trình định giá TSĐB
cho Trưởng/Phó phòng/Tổ trưởng khách hàng cá nhân kiểm soát. Lưu ý: Chuyên viên
thẩm định cần làm sớm tờ trình định giá TSĐB chuyển trước cho Phòng định giá tài
sản có ý kiến trước khi Trưởng đơn vị phê duyệt khoản vay.

Bước 3: Kiểm soát hồ sơ vay

32
- Kiểm soát lại các nội dung thẩm định ở bước 2b củ chuyên viên quan hệ khách
hàng/Chuyên viên thẩm định đề xuất; hoặc yêu cầu bổ sung thêm những nội dung, đề
xuất còn thiếu.
- Chuyển toàn bộ hồ sơ cho Trưởng đơn vị xem xét, đề xuất cho vay hoặc không
cho vay.

Bước 4: Phê duyệt hồ sơ vay

- Trưởng đơn vị (hoặc ủy quyền cho phó đơn vị) phải trực tiếp kiểm tra, thẩm
định khoảng vay trước khi phê duyệt và đồng ý giải ngân.
- Nếu không đồng ý cho vay: Chuyên viên quan hệ khách hàng nhận kết quả và
thông báo cho khách hàng. Sau đó chuyên viên quan hệ khách hàng ghi nhận vào sổ
tiếp nhận hồ sơ vay vốn và định kỳ hàng tuần báo cáo cho Phòng Quản lý tín dụng tổng
hợp thông báo toàn hàng.
- Nếu đồng ý cho vay: Chuyên viên quan hệ khách hàng/ Chuyên viên thẩm định
chuyển hồ sơ khách hàng (giấy đề nghị vay vốn, các giấy tờ khác có liên quan) cho
TTPDTT để kiểm tra trước khi giải ngân và đồn thời chuyển tờ trình định giá tài sản
cho Phòng định giá có ý kiến.

Lưu ý:

- Trưởng đơn vị được quyền phê duyệt khoản vay tiêu dùng và là người chịu
trách nhiệm cuối cùng về hồ sơ vay theo đúng quy định của sản phẩm cho vay tiêu
dùng.
- Thời gian thực hiện các bước 1, 2, 3, 4 trong vòng 12 giờ làm việc.

Bước 5a: Xem xét tờ trình định giá TSĐB

- Phòng định giá tài sản dựa vào Hồ sơ tài sản đảm được gửi đến ở bước 2a để
xem xét và có ý kiến về tờ trình thẩm định tài sản đảm bảo.
- Phòng định giá xem xét và cho ý kiến trong vòng 04 giờ làm việc kể từ khi nhận
đủ hồ sơ và tờ trình định giá TSĐB của đơn vị kinh doanh.

33
- Sau đó Phòng định giá chuyển kết quả cho đơn vị, chuyên viên quan hệ khách
hàng/ Chuyên viên thẩm định chuyển bổ sung tờ trình định giá TSĐB có ý kiến của
Phòng định giá cho TTPDTT.

Bước 5b: Kiểm tra các điều kiện của khoản vay

TTPDTT tiến hành kiểm tra hồ sơ vay trong vòng 04 giờ làm việc kể từ khi nhận
đủ hồ sơ từ đơn vị (không tính từ khi nhận tờ trình thẩm định TSĐB).

Bước 6: Lưu hồ sơ tín dụng

TTPDTT thực hiện lưu hồ sơ tín dụng theo đúng quy định.

Bước 7: Nhận kết quả và hoàn thiện hồ sơ cho vay theo nội dung của cấp phê
duyệt (nếu có)

Sau khi nhận lại hồ sơ tín dụng được phê duyệt từ TTPDTT:

- Nếu không đồng ý: chuyên viên quan hệ khách hàng thực hiện thông báo cho
khách hàng biết kết quả phê duyệt bằng văn bản.
- Nếu đồng ý: chuyên viên quan hệ khách hàng/ chuyên viên thẩm định bàn giao
hồ sơ cho nhân viên quản lý và hạch toán tín dụng để thực hiện các thủ tục trước khi
giải ngân theo đúng quy định. Sau đó ĐVKD thực hiện giải ngân theo đúng quy trình
cho vay hiện hành của Ngân hàng Nam Á, đồng thời ĐVKD cũng lưu trữ hồ sơ tín
dụng theo đúng quy định hiện hành.

Bước 8: Theo dõi, kiểm tra và quản lý khoản vay của khách hàng

- Theo dõi kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay theo đúng quy định.
- Theo dõi đôn đốc và thực hiện thu lãi, thu nợ vốn, thông báo nợ đến hạn.
4. Kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại Phòng giao dịch Bến Thành
4.1. Diễn biến cho vay tiêu dùng trong thời kỳ 2010 – 2012

Bảng 2.1: Tình hình cho vay tiêu dùng giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

34
2010 2011 2012
Phân loại nợ Tăng Tăng Tăng
Số tiền Số tiền Số tiền
trưởng trưởng trưởng
Doanh số cho vay 65.878 - 7,63% 10.012 - 84,80% 11.408 13,94%
Doanh số thu nợ 68.620 20,47% 53.225 - 22,44% 10.565 - 80,15%
Dư nợ 51.022 - 5,10% 7.809 - 84,69% 8.652 10,80%
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh PGD Bến Thành

Cho vay tiêu dùng


80000.000
70000.000
60000.000
50000.000
40000.000
30000.000
20000.000
10000.000
.000
2010 2011 2012

Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ

Biểu đồ 2.1: Tình hình cho vay tiêu dùng giai đoạn 2010 – 2012

Doanh số và dư nợ cho vay tiêu dùng của PGD Bến Thành giai đoạn 2010 – 2012
giảm mạnh, đặc biệt là từ năm 2010 đến năm 2011: năm 2011 doanh số cho vay giảm
84,80% từ mức 65.878 triệu đồng xuống chỉ còn 10.012 triệu đồng, dư nợ cho vay
cũng giảm mạnh tương tự tốc độ giảm 84,69% từ 51.022 triệu đồng xuống 7.809 triệu
đồng. Tuy ở năm 2012, doanh số và dư nợ cho vay tiêu dùng có nhích lên đôi chút
nhưng cũng dừng lại ở con số khiêm tốn: doanh số cho vay đạt 11.408 triệu đồng, tăng
13,94%, dư nợ cho vay tăng 10,80%, dừng lại ở mức 7.652 triệu đồng. Điều này do
ảnh hưởng bởi chính sách tín dụng mới của Ngân hàng Nam Á là hạn chế cho vay tiêu
dùng để tập trung phát triển tập trung cho các đối tượng khác.

4.2. Tỷ trọng cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ cho vay

Bảng 2.2: Tỷ trọng cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ cho vay

35
Đơn vị tính: Triệu đồng
2010 2011 2012
Phân loại nợ
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Cho vay tiêu dùng 51.022 36,63% 7.809 11,65% 8.652 17,66%
Cho vay khác 88.260 63,37% 59.229 88,35% 40.342 82,34%
Tổng cộng 139.28 100,00 67.038 100,00 48.994 100,00%
2 % %
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh PGD Bến Thành

Cho vay tiêu dùng Cho vay khác

37%

63%

Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ cho vay

Như đã nói ở mục trên, do chính sách tín dụng hạn chế cho vay tiêu dùng nên tỷ
trọng dư nợ cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ cho vay ngày càng giảm: năm 2010 tỷ
trọng cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ chiếm tương đối cao với mức 36,63%, đến
năm 2011 con số này giảm xuống chỉ còn 11,65% và tăng nhẹ vào năm 2012 đạt mức
17,66%.

36
4.3. Cơ cấu doanh số cho vay tiêu dùng
4.3.1. Cơ cấu doanh số cho vay tiêu dùng theo sản phẩm

Bảng 2.3: Doanh số cho vay tiêu dùng theo sản phẩm

Đơn vị tính: Triệu đồng

2010 2011 2012


Chỉ tiêu
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Cho vay mua nhà 45.937 69,73% 6.386 63,78% 7.329 64,24%
Cho vay mua ô tô 12.379 18,79% 1.877 18,75% 1.435 12,58%
Cho vay du học 4.730 7,18% 1.283 12,81% 1.038 9,10%
Cho vay tiêu dùng khác 2.832 4,30% 466 4,65% 1.606 14,08%
Tổng cộng 65.878 100,00% 10.012 100,00% 11.408 100,00%
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh PGD Bến Thành
50000.000
45000.000
40000.000
35000.000
30000.000
25000.000
20000.000
Triệu đồng

15000.000 2010 Tỷ trọng


10000.000 2011 Tỷ trọng
5000.000 2012 Tỷ trọng
.000
hà tô c ác
n ô họ kh
ua ua yd
u
n g
m m dù
y y va
va va o u
o o Ch tiê
Ch Ch va
y
o
Ch

Biểu đồ 2.3: Doanh số cho vay tiêu dùng theo sản phẩm

Mặc dù nền kinh tế trong thời gian qua có nhiều biến động nhưng nhu cầu mua
sắm của người dân vẫn không ngừng gia tăng. Đặc biệt là nhu cầu về nhà ở bởi lẽ khi
tỷ lệ dân số đô thị tăng lên, mức sống cao hơn, nhu cầu nhà ở sẽ tăng theo. Đặc biệt sự
tăng trưởng không ngừng về nhu cầu nhà đang là một xu hướng khá rõ của Việt Nam
trên con đường đô thị hóa. Tuy nhiên không phải ai cũng có đủ khả năng tài chính để
có thể thực hiện ngay nhu cầu của mình nên giải pháp tìm kiếm nguồn hỗ trợ thông qua
37
ngân hàng được xem là tối ưu nhất. Qua bảng tổng kết của PGD ta có thể thấy rõ nét
nhất nhu cầu vay vốn mua nhà trong những năm qua không ngừng gia tăng qua các
năm qua và luôn chiếm tỷ trọng lớn. Trong năm 2010 doanh số cho vay mua nhà là
45.927 triệu đồng chiếm tỷ lệ 69,73% trong tổng doanh số cho vay tiêu dùng và sang
năm 2011 doanh số cho vay mua nhà giảm xuống chỉ còn 6.386 triệu đồng nhưng do
doanh số vho vay tiêu dùng giảm nên tỷ trọng của dư nợ cho vay mua nhà vẫn chiếm tỷ
lệ cao là 63,78%. Và trong năm 2012, doanh số cho vay mua nhà đạt 7.329 triệu đồng
chiếm tỷ lệ 64,24%, tăng lên so với năm 2009. Đây cũng là kết quả của sự nỗ liên kết,
hợp tác cho vay trọn gói về tín dụng đầu tư địa ốc bằng hình thức trả góp của người
mua căn hộ. Bên cạnh đó hầu hết các căn hộ thuộc dự án liên kết đều có không gian và
môi trường sống, cũng như các tiện ích phù hợp với nhu cầu sinh hoạt nên thu hút
nhiều sự quan tâm của khách hàng đặc biệt là giá cả tương đối phù hợp với người có
thu nhập trung bình trở lên.

Năm 2010 doanh số cho vay mua xe là 12.379 triệu đồng chiếm tỷ lệ
18,79%, sang năm sang năm 2011, con số này đã giảm đáng kể chỉ còn 1.877 triệu
đồng, tuy nhiên vẫn tỷ trọng tương đương năm 2010 là 18,75%. Đến năm 2012, doanh
số cho vay mua xe ô tô vẫn tiếp tục giảm, chỉ còn lại 1.435 triệu đồng, chỉ chiếm
12,58% trong tổng doanh số cho vay tiêu dùng.

Doanh số cho vay du học năm 2010 đạt 4.730 triệu đồng, sau đó giảm đều qua
các năm, đạt mức 1.283 triệu đồng năm 2011 và chỉ còn 1.038 triệu đồng năm 2012.

Song song đó thì doanh số cho vay sinh hoạt tiêu dùng khác cũng biến
động đáng kể. Trong năm 2010, doanh số cho vay là 2.832 triệu đồng, chiếm 4,30%.
Sang năm 2009 doanh số giảm mạnh chỉ còn 446 triệu đồng. Đến năm 2012 lại tăng
lên tới 1.606 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 14,08%. Do bởi theo xu thế thời đại, khi thu
nhập người tiêu dùng tăng thì ngoài những nhu cầu thiết yếu thì nhu cầu tham quan du
lịch, cưới hỏi, mua vật dụng gia đình…cũng tăng theo.

38
Năm 2010 Năm 2011
4%
7%

19%

70%

Năm 2012

Cho vay mua nhà


Cho vay mua ô tô
Cho vay du học
Cho vay tiêu dùng khác

Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng doanh số cho vay tiêu dùng theo sản phẩm (2010-2012)

4.3.2. Cơ cấu doanh số cho vay tiêu dùng theo thời hạn

Bảng 2.4: Doanh số cho vay tiêu dùng theo thời hạn
Đơn vị tính: Triệu đồng
2010 2011 2012
Thời hạn vay
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Ngắn hạn 31.978 48,54% 3.281 32,77% 9.046 79,30%
Trung hạn 24.071 36,54% 5.912 59,05% 2.362 20,70%
Dài hạn 9.829 14,92% 0.819 8,18% 0 0,00%
Tổng cộng 65.878 100,00% 10.012 100,00% 11.408 100,00%

39
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh PGD Bến Thành

35000.000

30000.000

25000.000

20000.000
Ngắn hạn
Trung hạn
15000.000 Dài hạn

10000.000

5000.000

.000
2010 2011 2012

Biểu đồ 2.5: Doanh số cho vay tiêu dùng theo thời hạn

Từ bảng báo cáo ta có thể thấy: nhìn chung doanh số cho vay ngắn hạn. Mặc dù
trong cả giai đoạn 2010 – 2012, doanh số cho vay ngắn hạn giảm mạnh theo xu hướng
chung, nhưng có thể thấy doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn so
với cho vay trung và dài hạn. Năm 2010 và 2011, doanh số cho vay ngắn hạn chỉ chiếm
chưa đến một nửa tổng doanh số cho vay nhưng đến năm 2012, tỷ trọng này đã tăng
lên tới mức 79,30%. Doanh số cho vay trung hạn dường như ổn định hơn thì doanh số
cho vay dài hạn lại liên tục giảm qua các năm, và đến năm 2012, PGD không tiến hành
cấp thêm tín dụng cho khoản vay tiêu dùng dài hạn nữa. Điều này cho thấy rõ PGD có
xu hướng cho vay ngắn hạn nên trong tương lai để có thể duy trì và mở rộng cho vay
thì cần thiết phải có kế hoạch huy động được nguồn vốn ngắn hạn một cách ổn định để
đảm bảo an toàn trong thanh khoản.

40
Năm 2010 Năm 2011
Dài hạn
8%
Dài hạn
15%
Ngắn hạn
33%
Ngắn hạn
49%
Trung hạn
37% Trung hạn
59%

Năm 2012

Trung hạn
21%

Ngắn hạn
79%

Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng doanh số cho vay tiêu dùng theo thời hạn

41
4.4. Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng
4.4.1. Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo sản phẩm

Bảng 2.5: Dư nợ cho vay tiêu dùng theo sản phẩm

Đơn vị tính: Triệu đồng

2010 2011 2012


Chỉ tiêu
Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng
Cho vay
34.289 67,20% 4.921 63,02% 5.379 62,17%
mua nhà
Cho vay
11.667 22,87% 1.037 13,28% 1.837 21,23%
mua ô tô
Cho vay
2.328 4,56% 1.568 20,08% 988 11,42%
du học
Cho vay
tiêu dùng 2.738 5,37% 0.283 3,62% 448 5,18%
khác
Tổng
51.022 100,00% 7.809 100,00% 8.652 100,00%
cộng
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh PGD Bến Thành
40000.000
35000.000
30000.000
25000.000
20000.000
15000.000
2010
10000.000
2011
5000.000 2012
.000
hà tô c c
n ô họ khá
ua ua yd
u
n g
m dù
y ym v a
va va o u
o o Ch tiê
Ch Ch va
y
o
Ch

42
Biểu đồ 2.7: Dư nợ cho vay tiêu dùng theo sản phẩm

Nhìn vào bảng trên ta thấy các mảng cho vay mua nhà, ô tô và sinh hoạt tiêu
dùng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ cho vay cá nhân. Trong năm 2010, dư
nợ về mua nhà, đất là 34.289 triệu đồng chiếm tỷ lệ 67,20%, sang năm 2011 giảm
mạnh còn 4.921 triệu đồng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao là 63,02%. Và trong năm
2012 dư nợ tăng nhẹ lên mức 5.379 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 62,17%. Qua đó có thể
thấy mặc dù chính sách tín dụng hạn chế cho vay tiêu dùng nhưng PGD vẫn chú trọng
duy trì dư nợ cho vay mua nhà ở tỷ trọng cao, do nhu cầu về nhà ở trong giai đoạn gần
đây khá phát triển và là điều hiển nhiên bởi theo tính toán của hãng nghiên cứu CBRE
cho thấy mỗi năm thành phố có trên 45.000 cặp vợ chồng đăng ký kết hôn và mỗi cặp
cần một căn hộ với diện tích khoảng 50m 2, từ 1-2 phòng ngủ. Bên cạnh đó hiện thành
phố là nơi tập trung lực lượng lao động đông nhất nước và có khuynh hướng ngày càng
tăng. Trong tương lai nhu cầu về nhà của các đối tượng này là rất cao. Do đó tiềm năng
về cho vay mua nhà trong tương lai là rất cao. Bên cạnh đó tỷ trọng dư nợ cho vay mua
xe ô tô cũng có xu hướng tăng trong những năm gần đây, chỉ kém tỷ trọng của cho vay
mua nhà trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng. Năm 2010 dư nợ cho vay đạt 11.667 triệu
đồng, chiếm 22,87%, năm 2011 giảm còn 1.037 triệu đồng chiếm 13,28%, và đến năm
2012 tăng lên tới 1.837 triệu đồng, chiếm 21,23%. Ngoài những khách hàng có nhu cầu
sở hữu tích lũy thì bên cạnh đó đại đa số đều có xu hướng tăng thu nhập thông qua việc
mua xe để kinh doanh như cho thuê. Đặc biệt là thời điểm năm 2011 khi chính phủ có
chính sách giảm thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc mới đã tạo điều kiện cho nhu cầu này
tăng thêm. Nắm bắt được những nhu cầu này nên thời gian qua NamABank cũng đã
triển khai hợp tác tài trợ với các nhà phân phối xe ô tô mang lại cho khách hàng những
ưu đãi khi vay mua xe tại NamABank. Đồng thời kết hợp với nhà sản xuất để tư vấn
cho khách hàng lựa chọn xe phù hợp với nhu cầu sử dụng và khả năng tài chính của
khách hàng. Chính nhờ thực hiện tốt dịch vụ khách hàng nên trong những năm qua dư
nợ cho vay mua xe có chiều hướng tăng nhanh. Tuy nhiên bên cạnh đó thì cho vay du
học có xu hướng giảm dù trong những năm qua ngân hàng đã rất cố gắng trong công

43
tác marketing, tiếp thị và phối hợp với các công ty du học nhưng hiệu quả vẫn chưa
cao. Nguyên nhân do khách hàng tuy có nhu cầu đi du học nhưng ít có khuynh hướng
đi vay để phục vụ cho mục đích du học vì chưa hiểu cặn kẽ về quy trình, các điều kiện
cần và đủ nên khách hàng có tâm lý ngần ngại khi tiếp xúc dịch vụ này. Mặt khác về
phía ngân hàng tuy có cố gắng tiếp thị và khai thác dịch vụ cho vay du học nhưng sản
phẩm này chưa được chú trọng phát triển thành sản phẩm chiến lược so với sản phẩm
cho vay mua nhà và xe ô tô.

2010 2011
5% 4%
5%

20%

23%

13% 63%
67%

2012
5%

11%
Cho vay mua nhà
Cho vay mua ô tô
Cho vay du học
Cho vay tiêu dùng khác
21%
62%

Biểu đồ 2.8: Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng theo sản phẩm

44
45
4.4.2. Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn

Bảng 2.6: Dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn

Đơn vị tính: Triệu đồng

2010 2011 2012


Thời hạn vay
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Ngắn hạn 33.723 66,10% 2.234 28,61% 5.939 68,64%
Trung hạn 12.346 24,20% 5.114 65,49% 1.672 19,33%
Dài hạn 4.953 9,71% 461 5,90% 1.041 12,03%
Tổng cộng 51.022 100,00% 7.809 100,00% 8.652 100,00%
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh PGD Bến Thành

40000.000

35000.000

30000.000

25000.000
Ngắn hạn
20000.000
Trung hạn
15000.000 Dài hạn

10000.000

5000.000

.000
2010 2011 2012

Biểu đồ 2.9: Dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn

Bảng số liệu cho ta thấy dư nợ cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn có xu hướng
giảm trong 3 năm 2010, 2011, 2012. Cụ thể trong năm 2010 dư nợ ngắn hạn là 33.723
triệu, chiếm tỷ trọng 66,10%, nhưng trong năm 2011 dư nợ giảm xuống 2.234 triệu. Và
sang năm 2012 dư nợ đạt mức 5.939 triệu, tăng 3.705 triệu so với năm 2011. So với dư
nợ ngắn hạn, dư nợ trung hạn lại có sự biến động tỷ trọng mạnh qua các năm. Năm
2010 tỷ trọng dư nợ trung hạn chiếm chỉ có 24,20% nhưng đến năm 2011 tỷ trọng dư
nợ trung hạn tăng lên chiếm tới 65,49% trong tổng dư nợ, sau đó đến năm 2012 lại

46
giảm mạnh chỉ còn chiếm 19,33%. Dư nợ cho vay dài hạn luôn chiếm tỷ trọng nhỏ
nhất trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng. Năm 2010 dư nợ dài hạn là 4.953 triệu đồng,
chiếm tỷ trọng 9,71%, năm 2011 chỉ còn 461 triệu chiếm 5,90%, sang năm 2012 tăng
lên 1.041 triệu đồng, chiếm 12,03% tổng dư nợ. Qua bảng số liệu và phân tích trên ta
có thể thấy ngân hàng đã mở rộng cho vay ngắn hạn tạo điều kiện cho người vay bởi
thông thường khoản tiền cho vay tiêu dùng tương đối nhỏ so với cho vay doanh nghiệp.
Nhưng nếu vay trong ngắn hạn người vay tuy chịu áp lực trả nợ cao hơn so với trung
dài hạn tuy nhiên xét về lãi suất thì đặc biệt có lợi hơn so với vay trung dài hạn nhất.

2010 2011
Dài hạn Dài hạn
10% 6%

Ngắn hạn
29%
Trung hạn
24%

Ngắn hạn
66% Trung hạn
65%

2012

Dài hạn
12%

Trung hạn
19%

Ngắn hạn
69%

47
Biểu đồ 2.10: Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn

48
4.5. Thu lãi từ hoạt động cho vay tiêu dùng

Bảng 2.7: Thu lãi từ hoạt động cho vay tiêu dùng giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

2010 2011 2012


Chỉ tiêu
Thu Tỷ trọng Thu Tỷ trọng Thu Tỷ trọng
Lãi cho vay tiêu dùng 2.302 33,39% 460 11,16% 519 16,55%
Lãi cho vay khác 4.593 66,61% 3.663 88,84% 2.617 83,45%
Tổng cộng 100,00 100,00
6.895 4.123 3.136 100,00%
% %
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh PGD Bến Thành

Do hoạt động cho vay tiêu dùng có dư nợ thấp trong tổng dư nợ nên lãi thu từ
hoạt động cho vay tiêu dùng cũng chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng lãi từ hoạt
động tín dụng của PGD. Năm 2010 thu về 2.302 triệu đồng, giảm mạnh ở các năm sau
chỉ còn 460 triệu đồng vào năm 2011 và 519 triệu đồng vào năm 2012.

4.6. Tình hình nợ quá hạn của cho vay tiêu dùng tại PGD Bến Thành
4.6.1. Tình hình nợ quá hạn giai đoạn 2010 – 2012

Bảng 2.8: Tình hình nợ quá hạn giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012


Nợ quá hạn 9.396 13.640 1.286
Tổng dư nợ cho vay 139.282 67.038 48.994
Nợ quá hạn/Tổng dư nợ (%) 6,75% 20,35% 2,62%
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh PGD Bến Thành

Đối với hoạt động cho vay thì việc khó khăn nhất là kiểm soát khoản nợ cho vay
để tránh rủi ro trong công tác thu hồi nợ. Từ bảng số liệu ta thấy trong những năm qua
tại chi nhánh vẫn có những khoản nợ quá hạn. Một phần do các nguyên nhân khách
quan như ốm đau, thất nghiệp, kinh tế khó khăn…khiến khách hàng gặp khó khăn
trong vấn đề trả nợ hoặc không còn khả năng chi trả. Tuy nhiên bên cạnh đó còn có

49
những nguyên nhân mang tính chủ quan xuất phát từ ý thức trả nợ của khách hàng.
Mặc dù không gặp khó khăn về tài chính nhưng khi đến hạn trả khách hàng không đến
thanh toán đúng hạn, nên cán bộ tín dụng phải liên tục gọi điện nhắc nhở hối thúc.
Thậm chí có trường hợp phải đợi đến khi ngân hàng khởi kiện ra tòa thì khách hàng
mới đem tiền đến thanh toán. Tình hình nợ quá hạn vẫn còn tồn tại và mặc dù tỷ lệ nợ
quá hạn trong những năm gần đây có nhiều cải thiện, nhưng so với mặt bằng chung thì
tỷ lệ nợ quá hạn của PGD vẫn còn cao, đặc biệt là năm 2011 với tỷ lệ nợ quá hạn lên
tới 20,35%, điều này có thể do dư nợ cho vay năm 2011 giảm 72.244 triệu đồng, chỉ
còn chưa bằng một nửa so với năm 2010, trong khi nợ quá hạn tăng 4.244 triệu. Tuy
nhiên đến năm 2012, với nỗ lực thu hồi nợ của cán bộ tín dụng PGD mà nợ quá hạn tại
PGD giảm chỉ còn 1.286 triệu đồng, tỷ lệ nợ quá hạn cũng giảm chỉ còn 2,62%. Chứng
tỏ công tác thẩm định trước khi cho vay, cũng như quá trình kiểm soát vốn vay trong
và sau khi cho vay ngày càng chặt chẽ, đã góp phần tích cực vào công tác thu hồi nợ tốt
hơn.

4.6.2. Xử lý nợ quá hạn

Với tình hình nợ quá hạn luôn ở mức cao như vậy, cán bộ tín dụng tại PGD Bến
Thành đã nỗ lực hết mình tiến hành xử lý các khoản nợ như sau:

- Gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ đối với các trường hợp khách hàng có
khó khăn tạm thời, có thiện chí trả hết nợ. Ví dụ: công việc làm ăn bị ảnh hưởng bởi
tính thời vụ, bị ảnh hưởng bởi suy thoái nhất thời.
- Giãn nợ không thu gốc trong một thời gian, chỉ tiến hành thu lãi để khách
hàng vượt qua được giai đoạn khó khăn.
- Cơ cấu lại nợ: kéo dài hạn cho vay thêm một khoảng thời gian để khách
hàng thu xếp nguồn tài chính trả nợ ngân hàng.
- Gán tài sản để thu hồi nợ: khách hàng được quyền chuộc lại tài sản trong
thời gian 3 tháng, 6 tháng… Quan thời hạn này khách hàng phải sang tên nhượng lại tài
sản cho ngân hàng nếu không có tiền chuộc lại tài sản trong thời hạn sớm nhất.

50
- Khởi kiện lên tòa án đối với khách hàng không có ý định trả nợ hoặc đã
quá thời hạn gia hạn cho khách hàng mà khách hàng vẫn không có tiền để trả nợ…để
phát mãi tài sản đảm bảo thu hồi nợ.
5. Đánh giá khái quát về hoạt động cho vay tiêu dùng tại Phòng giao
dịch Bến Thành
5.1. Thành tựu đạt được

Phòng giao dịch Bến Thành chỉ là một phòng giao dịch nhỏ, mạng lưới giao
dịch còn khiêm tốn, kèm theo địa bàn có số lượng ngân hàng dày đặc nên kết quả hoạt
động cho vay tiêu dùng của phòng giao dịch là một dấu hiệu đáng mừng trong quá
trình phát triển, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của phòng giao dịch. Đánh giá dùng
kết quả đạt được trong cho vay tiêu dùng tại phòng giao dịch, từ đó phát huy những
mặt đạt được tạo nền tảng gia tăng dư nợ cho vay tiêu dùng trong thời gian tới, nhất là
khi cho vay tiêu dùng ngày càng khẳng định vị thế quan trọng của minh trong hoạt
động cho vay của phòng giao dịch.

Hoạt động cho vay tiêu dùng của phòng giao dịch trong 3 năm 2009-2010-2011
đã thu những kết quả quả khả quan đóng gióp không nhỏ vào lợi nhuận của PGD.

Khi cho vay, nhân viên tín dụng tuân thủ chặt chẽ quy trình tín dụng chung,
công tác kiểm tra được thực hiện thường xuyên trước, trong và sau khi giải ngân.
Ngoài ra định kỳ nhân viên tín dụng tiến hành đánh giá lại khách hàng nằm hoàn trả nợ
vay. Nhờ đó chất lượng khoản vay tiêu dùng của phòng giao dịch khá tốt, tỷ lệ nợ quá
hạn luôn được khống chế ở mức thấp nhất.

Bên cạnh đó, sự đa dạng về sản phẩm cho vay tiêu dùng tại phòng giao dịch đã
tạo điều kiện cho khách hàng lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất, thỏa mãn tối đa nhu cầu
của mình. Các sản phẩm cho vay được thiết kế với thơi gian khá linh hoạt ( khá dài,
thậm chí có sản phẩm 20 năm nên khách hàng giảm áp lực trả nợ, tổng số nợ được chia
ra nhiều kì hạn nên số tiền thanh toán định kỳ không quá cao nên không ảnh hưởng tới
chi tiêu khách hàng.

5.2. Hạn chế và nguyên nhân


51
5.2.1. Hạn chế

Nhìn chung hoạt động cho vay tiêu dùng trong thời gian qua đã mang lại hiệu
quả cho PGD, tuy nhiên để cho vay tiêu dùng trong những năm tới phát triển và nâng
cao được chất lượng của mình thì ngân hàng cần khắc phục những hạn chế sau:

- Doanh số cho vay tiêu dùng và dư nợ cho vay tiêu dùng trong thời gian
qua liên tục giảm mạnh.
- Cơ cấu cho vay tiêu dùng bị mất cân đối
- Sản phẩm cho vay tiêu dùng ở PGD còn quá ít mới chỉ phát triểu mạnh ở
sản phẩm truyền thống như mua nhà, xây dựng, sửa chữa nhà cửa, ô tô. Các sản phẩm
cho vay tín chấp cán bộ công nhân viên còn rất hạn chế. Nhu cầu cho vay của cán bộ
công nhân viên chủ yếu là để sửa chữa nhà cửa, sắm phương tiện đi lại, chữa bệnh,
đóng học phí.. Nhưng hiện tại sản phẩm này chưa phát triển mạnh mẽ.
- Đa số người dân theo thói quen sự dụng tiền mặt để giao dịch. Do vậy
việc sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán còn rất xa lạ với người dân. Hình thức thẻ tín dụng
cũng còn hạn chế về mặt phần mềm chưa phát triểu vì thế chưa thu hút được khách
hàng đến với những sản phẩm này. Trong tương lai xã hội phát triển thì sản phậm thẻ
trở nên đầy tiềm năng nhưng thông tin về dịch vụ thẻ lại quá khiêm tốn, chưa được chú
trọng khai khác triệt để. Đa số người dân cũng chỉ biết chứng năng của thẻ là rút tiền.
- Trong những năm qua, mặc dù ngân hàng đã rất cố gắng trong marketing
nhưng sự hớp tác giữa ngân hàng với công ty sản xuất ô tô, ngân hàng vẫn chưa thực
sự thu hút được số lượng khách hàng tới vay vốn.
5.2.2. Nguyên nhân
5.2.2.1. Nguyên nhân từ phía khách hàng

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan, tỷ lệ nợ quá ạn trong ngân hàng chỉ
xấp xỉ gần 1%, một phần do ý thức trả nợ của một số khách hàng. Mặc dù không gặp
khó khăn nhưng tới hạn trả tiền lãi, cán bộ tín dụng dụng vẫn liên tục gọi điện để nhắc
nhở. Thậm chí có trường hợp mới đem tới trả.

52
Một nguyên nhân khác là ngân hàng luôn gặp khó khăn trong việc thẩm định các
thông tin do khách hàng cung cấp. Rất khó kiểm chứng được toàn bộ thông tin này.
Khách hàng mong mmuooosn giải quyết cho vay nên họ luôn cung cấp những thông tin
tốt hơn nhiều so với thực tế. Để nhận biết rủi ro này cán bộ tín dụng phải có những con
mắt tinh tường ngay từ lúc tiếp xúc với khách hàng. Ngoài ra thông tin từ CIC, cơ quan
chủ quản…cũng giúp ích nhiều trong việc nhận biết rủi ro này.

Khách hàng được vay vốn nhưng được sự dụng vốn không đúng mục đích đã kí
kết trong hợp đồng như: dùng sản xuất, bài bạc, bất động sản…khiến vốn vay thất
thoạt. Qua đso nếu không có hình thức lãi phạt đích đáng, cũng như kiểm soát chặt chẽ
quá tình sử dụng vốn của khách hàng thì khản năng thu nợ khó thực hiện tốt.

5.2.2.2. Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Do định hướng chính sách tín dụng trong 2 năm 2011, 2012 hạn chế hoạt động
cho vay tiêu dùng nên sự giảm sút mạnh trong doanh số và dư nợ cho vay tiêu dùng là
điều đã được dự đoán trước. trong những năm tới khi nhu cầu tiêu dùng của người dân
ngày càng cao thì Ban lãnh đạo Ngân hàng Nam Á nên xem xét lại định hướng chính
sách tín dụng đối với hoạt động cho vay tiêu dùng để có thể tăng khả năng cạnh tranh
của Nam Á Bank với các NHTM khác, đặc biệt là trên địa bàn dân cư đông đúc như
PGC Bến Thành.

Ngân hàng quá chú trọng tới tài sản đảm bảo nên nhiều lúc việc thẩm định khả
năng tài chính của khách hàng cũng như kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay bị nhân
viên tín dụng xem nhẹ, dẫn đến rủi ro cho ngân hàng trong trường hợp quá trình xử lý
tài sản đảm bảo gặp trở ngại.

Bên cạnh, tài sản đảm bảo là nhà đất được quyền chế chấp thì phải được cấp
giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu đất ở. Vì thế nhiều khách hàng
có thân nhân tốt, đủ khả năng tài chính để trả nợ nhưng không đc vay vốn vì không đủ
điều kiện về tải sản đảm bảo ( chưa được cấp quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu đất )
nên hạn chế số lượng khách hàng được vay với ngân hàng.

53
Trong quá trình thực hiện cho vay, cấn bộ tín dụng phatis đảm nhận quá nhiều
công việc từ tiếp xúc khách hàng, thu nhập thông tin, phân tích thẩm định đến giải
ngân, theo dõi, thu hồi nợ, nên không tránh khỏi những sai sót và thiếu sự khách quan.
Bên cạnh đó đặc tính của khoản vay tiêu dùng là số lượng món vay nhiều nên áp lực
công việc sẽ là rất nặng vào mùa cao điểm khi lượng khách hàng tăng lên.

Địa bàn hoạt động cạnh tranh ngày càng gay gắt, công tác tìm khách hàng tốt,
kinh doanh hiệu quá ngày càng khó khăn, tình hình biến tưởng của các hình thưc tín
dụng, đảo nợ từ ngoài đã gây không ít trở ngại cho công tác tín dụng.

54
CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI
PHÒNG GIAO DỊCH BẾN THÀNH

1. Định hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Phòng giao
dịch Bến Thành
1.1. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP
Nam Á

Trong năm tới ưu tiên công tác huy động vốn và tăng trưởng tín dụng. Đơn vị
kinh doanh tập trung nguồn lực, nhân lực hiện tại, giao chỉ tiêu cụ thể cho từng cán bộ
nhân viên trên cơ sở các chỉ tiêu theo kế hoạch được giao.

Đối tượng khách hàng mục tiêu tập trung phát triển tăng trưởng tín dụng trong
năm 2012 là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với hạn mức dư nợ tín dụng =<10 tỷ đồng,
có sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng như: bảo lãnh, chuyển tiền trong nước,
thanh toán quốc tế, dịch vụ chi trả qua thẻ … nhằm gia tăng nguồn thu dịch vụ cho
Ngân hàng Nam Á.

Tăng trưởng tín dụng phải thận trọng, chặt chẽ trên cơ sở tăng trưởng nguồn vốn
huy động, chú trọng cung ứng vốn vay cho phát triển nông nghiêp, nông thôn sản xuất
hàng hóa xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ.

Ngoài ra các đơn vị kinh doanh duy trì và tăng trưởng cho vay bổ sung vốn lưu
động, cho vay ngắn hạn đối với các dự án hiệu quả để phát triển khách hàng thuộc
nhóm ngành và mục đích sau:

- Ngành khai khoáng.


- Ngành công nghiệp chế biến: lương thực, thực phẩm, đồ uống, bánh kẹo.
- Ngành sản xuất và kinh doanh thuốc, hóa dược và dược liệu.
- Ngành sản xuất, truyền tải và phân phối điện.
- Ngành thương mại xăng dầu, gas, khí đốt.

55
- Ngành kinh doanh gạo, thực phẩm, đồ uống.
- Ngành kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông.
- Ngành kinh doanh thiết bị y tế.

Đơn vị kinh doanh phải twhcj hiện đánh giá, xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng
khách quan, đúng thực trạng. Định kỳ 6 tháng phải thực hiện đánh giá xếp hạng tín
dụng khách hàng theo đúng quy định của ngân hàng Nam Á.

Thực hiện chỉ tiêu tỷ trọng “dư nợ cho vay đối với các lĩnh vực không khuyến
khích” theo kế hoạch được giao (không vượt quá 12% tổng dư nợ), bao gồm:

- Dư nợ cho vay để đầu tư và kinh doanh chứng khoán, trong đó loại trừ dư nợ
cho vay đối với người lao động của Công ty Nhà nước để mua cổ phần phát
hành lần đầu khi chuyển Công ty Nhà nước thành công ty cổ phần.
- Dư nợ cho vay đối với nhu cầu vốn để phục vụ đời sống, cho vay thông qua
phát hành thẻ tín dung (gọi là cho vay tiêu dùng), trong đó loại trừ dư nợ cho
vay đối với nhu cầu vốn để xây dựng, sửa chữa và mua nhà để ở mà nguồn trả
nợ bằng tiền lương, tiền công của khách hàng cho vay.
- Dư nợ cho vay đối với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản, trong đó loại
trừ dư nợ cho vay đối với một số nhu cầu vốn: xây dựng nhà để bán, cho thuê
người thu nhập thấp, công nhân lao động tại các khu chế xuất, khu kinh tế, …

Tích cực kéo giảm và khống chế nợ nhóm 2=< 3%, nợ xấu =<2%.

Trưởng đơn vị kinh doanh phải luôn đảm bảo nâng cao chất lượng hồ sơ tín dụng,
tích cực trong việc khống chế không để phát sinh thêm nợ nhóm 2, giảm nợ xấu, tận
thu lãi tồn đọng, theo dõi tích cực thực hiện các biện pháp thu hồi các khoản nợ đã dự
phòng để xử lý rủi ro, các khoản nợ đã bán có cam kết mua lại, các khoản nợ đã bán có
truy đòi và các khoản nợ tồn đọng khác.

1.2. Định hướng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Phòng giao dịch Bến
Thành

56
Thực hiện theo định hướng chính sách hoạt động tín dụng do Hội sở Ngân hàng Nam
Á ban hành, PGD Bến Thành đã tiến hành định hướng hoạt động cho vay tiêu dùng
trong thời gian tới.

- Về quy mô hoạt động cho vay tiêu dùng, Phòng giao dịch Bến Thành tiếp tục
duy trì tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ dưới 12%.
- Về sản phẩm cho vay tiêu dùng: tiếp tục cung cấp và hoàn thiện các sản phẩm
cho vay tiêu dùng hiện tại, đồng thời sẽ phát triển thêm các sản phẩm cho vay
tiêu dùng mới, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân khi nền kinh tế đã dần
ổn định, thu nhập khách hàng tăng lên và nhu cầu chi tiêu của họ cũng nhiều
hơn. Bên cạnh đó, việc hoàn thiện các sản phẩm hiện tại cũng như phát triển các
sản phẩm mới cũng sẽ giúp ngân hàng tăng khả năng cạnh tranh với các ngân
hàng khác trong cùng địa bàn hoạt động.
2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại
Phòng giao dịch Bến Thành
2.1. Giải pháp về sản phẩm dịch vụ

Một danh mục sản phẩm – dịch vụ đa dạng, phong phú là một danh mục sản
phẩm mà ở đó nó thỏa mãn tối đa mọi nhu cầu của khách hàng. Thực tế tại ngân hàng
cho thấy rằng, danh mục sản phẩm về cho vay tiêu dùng chưa phong phú, đa dạng, chủ
yếu là cho vay cán bộ công nhân viên, cho vay mua ô tô, sửa chữa nhà cửa, … tại các
ngân hàng thương mại khác thì danh mục sản phẩm của họ rất đa dạng, ngoài những
danh mục sản phẩm kể trên, danh mục sản phẩm của họ rất đa dạng, ngoài những danh
muc sản phẩm kể trên còn có: cho vay xuất khẩu lao động, cho vay sinh viên, … rất
phát triển thì tại Ngân hàng Nam Á lại chưa xuất hiện, gây rất nhiều khó khăn, không
đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường đầy khốc liệt. Thông qua việc xây dựng một
danh mục sản phẩm đa dạng, phong phú sẽ đáp ứng đầy đủ hơn, tốt hơn nhu cầu chi
tiêu đa dạng, phức tạp của dân cư với đời sống ngày càng được nâng cao. Cùng với đó
là ưu thế của người đi sau, ngân hàng phải xây dựng và hoàn thiện hơn nữa các sản
phẩm dịch vụ cho vay tiêu dùng của mình, đồng thời kịp thời phát triển các sản phẩm

57
mới, sản phẩm mà ngân hàng chưa có như cho vay bảo đảm bằng chứng khoán niêm
yết, cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán, .. thì mới có thể cạnh tranh được với các
NHTM khác. Hơn nữa việc đa dạnh hóa danh mục sản phẩm về CVTD sẽ giúp ngân
hàng tăng thêm thu nhập từ nguồn thu phí dịch vụ thông qua cung cấp các sản phẩm
dịch vụ hỗ trợ CVTD như: dịch vụ thanh toán thẻ, dịch vụ ngân hàng tại nhà , … và
giảm thiểu rủi ro nhờ đa dạng hóa sản phẩm.

2.2. Hoàn thiện quy trình cho vay

Hầu hết các NHTM hiện nay mới chỉ thực hiện phương thức cho vay trực tiếp,
tuy nhiên phương thức cho vay tiêu dùng gián tiếp là phương thức rất cần thiết trong
việc mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng trong tương lai. Nhu cầu tiêu dùng của
người dân ngày càng lớn, do vậy việc mua sắm tại các siêu thị, công ty, đại lý bán hàng
sẽ không ngừng tăng lên, trong khi đó người tiêu dùng rất e ngại khi đến ngân hàng vay
tiền vì tốn thời gian và chi phí, … Chính vì những lý do trên mà ngân hàng càn phải
phối hợp, liên kết với các siêu thị, công ty, đại lý bán hàng để thiết lập và triển khai
phương thức cho vay tiêu dùng gián tiếp. Nó sẽ giúp ngân hàng tiết kiệm được thời
gian, chi phí và nhân lực cho ngân hàng trong việc tím kiếm và đánh giá khách hàng.
Tuy nhiên, ngân hàng phải lựa chọn ra những khách hàng có khả năng tài chính tốt,
hiệu quả cho vay cao nhằm đảm bảo an toàn cho ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng
vẫn phải tiếp tục phát triển phương thức CVTD trực tiếp để phát huy được những ưu
thế của nó.

Hiên tại người dân vẫn còn tâm lý rất ngại khi giao dịch với ngân hàng vì những
thủ tục phức tạp, rườm rà nhiều giai đoạn chiếm nhiều thời gian. Chính vì vậy để thu
hút khách hàng đến với ngân hàng thì việc đơn giản hóa thủ tục cho vay là một vấn đề
cần được ngân hàng quan tâm. Cần có một cơ chế cho vay với thủ tục gọn nhẹ và
nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo tính hiệu quả hoạt động. Cụ thể là liên kết hợp đồng
tín dụng, hợp đồng bảo đảm, biên bản kiểm định tài sản thành một hợp đồng duy nhất,
các loại chứng từ chỉ cần lập hai liên, mỗi bên giữ một liên (chứng từ giữa các bộ phận
của ngân hàng có thể sử dụng bản sao). Đối với những khoản vay nhỏ dưới 100 triệu

58
thì có thể giảm bớt thủ tục và rút ngắn thời gian xem xét quyết định cho vay dành cho
các khách hàng cũ, có quan hệ tín dụng tốt với ngân hàng trong 3 tháng gần đây nhất.
Ngoài ra chúng ta cũng có thể xây dựng hệ thống chấm điểm tự động đối với khách
hàng dựa trên các tiêu chí như mối quan hệ với ngân hàng. Khi có đơn xin vay cán bộ
tín dụng chỉ cần nhập các dữ liệu vào máy tính, lúc đó máy tính sẽ tự động hiện ra số
điểm khách hàng đạt được và cán bộ có thể ra quyết định cho vay hay không. Phương
pháp này vừa nhanh vừa tránh được sự nhầm lẫn cũng như quyết định mang tính chất
chủ quan của cán bộ tín dụng. Làm như vậy thì quá trình cho vay và thu nợ diễn ra
nhanh chóng, giảm chi phí nhân công và rút ngắn thời gian giao dịch cho khách hàng.

Đối với tài sản đảm bảo, ngân hàng đặc biệt chú trọng khi quyết định cấp tín
dụng để đảm bảo hồi vốn trường hợp khi khách hàng không trả được nợ. Nên nhiều lúc
việc thẩm định khả năng tài chính của khách hàng cũng như kiểm tra mục đích sử dụng
vốn vay bị nhân viên tín dụng xem nhẹ, dẫn đến rủi ro cho ngân hàng trong trường hợp
quá trình xử lí tài sản đảm bảo gặp trở ngại. Tuy nhiên ta có thể đơn giản hóa nhưng
vẫn lập đúng các quy định của pháp luật về tài sản đảm bảo nếu làm thật tốt khâu thẩm
định và kiểm soát chặt nguồn vốn cho vay. Khi đó việc thu hồi vốn sẽ hiệu quả hơn và
tài sản đảm bảo sẽ trở thành thứ yếu vì rủi ro đã được kiểm soát tốt ngay từ đầu.

2.3. Theo dõi mức độ hài lòng của khách hàng thông qua hộp thư góp ý
tại phòng giao dịch

Do bởi tuy cùng một dịch vụ và sản phẩm thuộc cùng ngân hàng nhưng ở mỗi
chi nhánh, phòng giao dịch sẽ có những tình huống phát sinh riêng không giống nhau
nếu chỉ cập nhật thông tin chung của toàn hệ thống mà đánh giá, cải thiện sẽ không
thiết thực bằng việc giải quyết vấn đề tại cơ sở của mình.

Ngoài ra chính những thông tin tiếp nhận được từ khách hàng sẽ là một nguồn
thông tin quý giá cho thấy được khách hàng nhìn nhận công tác phục vụ ra sao. Những
thông tin có được miễn phí bằng cách lắng nghe sẽ gợi ý cho chúng ta phát hiện ra
những vấn đề đang tồn tại nảy sinh. Chi nhánh sẽ sử dụng thông tin này để hoàn thiện
chất lượng dịch vụ của mình và phục vụ tốt hơn trong thời gian tới. Hơn nữa việc tạo

59
điều kiện cho khách hàng phản hồi trực tiếp sẽ là một cơ hội hơn là mối đe dọa vì việc
xử lý các thông tin này là cơ hội để duy trì và cải thiện mối quan hệ tốt đẹp với khách
hàng, giúp tìm hiểu hơn về nhu cầu của khách hàng và cũng là để cải tiến chất lượng
trong tương lai

Chẳng hạn thiết lập hệ thống ghi nhận thư phản hồi bằng việc cung cấp cho
khách hàng một hộp thư góp ý ngay tại chi nhánh bên cạnh địa chỉ email để tạo điều
kiện tối đa cho khách hàng góp ý, phản hồi về những mặt mà khách hàng hài lòng hoặc
chưa hài lòng như thời gian chờ đợi... Và điều quan trọng là các cán bộ điều hành phải
trực tiếp đọc thư góp ý và lắng nghe những lời khen hoặc khiếu nại để biết rõ chất
lượng dịch vụ tại chi nhánh như thế nào? Nếu giao cho nhân viên thì cần phải kiểm tra
thường xuyên bởi nếu giao tòan bộ nhân viên có thể gặp phải sự thao túng về độ chính
xác, trung thực của thông tin nếu thông tin ấy là bất lợi ảnh hưởng đến quyền lợi của
nhân viên.

Ngoài ra thông tin phản hồi từ phía chi nhánh đến khách hàng cũng là một phần
không thể thiếu bởi thông tin cần chuyển đi này sẽ cho khách hàng thấy được chúng ta
luôn lắng nghe họ, quan tâm họ và mong muốn họ sẽ hài lòng với việc phục vụ.

Sau mỗi thư góp ý đều cần phản hồi cho khách hàng biết các nội dung sau:

- Thứ nhất thể hiện sự quan tâm, trân trọng lời góp ý của khách hàng đối
với PGD trong quá trình cung ứng dịch vụ của mình.
- Thứ hai cần phải thể hiện được phương hướng cải thiện hay đổi mới
trong tương lai.

Những hành động này tuy đơn giản nhưng sẽ mang lại những lợi ích thiết thực
trong quá trình làm hài lòng và thỏa mãn khách hàng vì một khi khách hàng hài lòng
cũng sẽ có xu hướng chia sẻ những nhận xét tốt về dịch vụ đó với những người xung
quanh, gián tiếp quảng bá hình ảnh và uy tín cho những khách hàng tiềm năng trong
tương lai.

2.4. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng

60
Về công nghệ ngân hàng, hiện nay Ngân hàng Nam Á đã và đang đầu tư phát
triển công nghệ thông tin và ứng dụng các phần mềm quản trị hàng đầu. Tuy nhiên,
CVTD là hình thức cho vay có số lượng lớn, món vay nhỏ, nhu cầu khách hàng rất đa
dạng nên khi áp dụng công nghệ hiện đại sẽ giúp tăng năng suất lao động, rút ngắn thời
gian thực hiện các quy trình nghiệp vụ, có thể xử lý nhiều công việc trong một ngày.
Nếu chỉ áp dụng các biện pháp thủ công thì sẽ mất chi phí cao, tốn kém thời gian và
nhất là không thể đáp ứng tối ưu nhu cầu của khách hàng. Hơn nữa, việc ứng dụng
công nghệ hiện đại như các phần mềm tin học, các chương trình thu thập, phân tích, xử
lý thông tin khách hàng, các phần mềm quản lý, theo dõi quá trình thu nợ và nợ quá
hạn được áp dụng sẽ góp phần giảm đáng kể thời gian và công sức cho cán bộ tín dụng
trong quá trình cho vay, quản lý và theo dõi khách hàng. Trên cơ sở khoa học công
nghệ hiện đại, ngân hàng nên có một phần mềm thực hiện việc chấm điểm tự động
khách hàng cá nhân để rút ngắn thời gian và chi phí cho ngân hàng.

Xu thế toàn cầu hóa làm cho các phương tiện thanh toán hiện đại ngày càng phát
triển thay thế dần các phương thức thanh toán trước đây. Vì vậy, khi đã có công nghệ
hiện địa thì ngân hàng nên phát triển thẻ tín dụng, phát hành thẻ tín dụng với nhiều hạn
mức khác nhau, phù hợp với thu nhập, điều kiện của từng đối tượng khách hàng.

2.5. Tăng cường bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng

Bởi lẽ hoạt động cho vay bao giờ cũng gắn liền với các rủi ro tiềm ẩn đòi hỏi
cán bộ tín dụng cần không ngừng trang bị, cập nhật kiến thức chuyên môn để thực hiện
tốt nghiệp vụ. Vì việc cấp tín dụng hiện nay đòi hỏi có một lượng thông tin thu thập
lớn và mức độ chính xác cao để đảm bảo an toàn tín dụng. Nhưng khi lượng thông tin
càng lớn thì rủi ro cũng càng nhiều vì thế mà thời gian hoàn tất quyết định dài hơn, nên
việc duy trì một lực lượng nhân viên có trình độ giỏi và chuyên nghiệp sẽ có thể rút
ngắn thời gian. Chẳng hạn khi một nhân viên có trình độ chuyên môn giỏi thì họ sẽ có
đủ năng lực để xử lý tốt công việc và dự đoán, kiểm soát được hoạt động tác nghiệp
của mình với quỹ thời gian ít hơn so với một nhân viên bình thường khác. Ngoài ra với
áp lực cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ cạnh tranh như sự đa dạng hóa của sản phẩm,

61
lãi suất, thời hạn vay… cùng với sự thay đổi không ngừng của môi trường như hiện
nay thì ngoài kiến thức chuyên môn mà mỗi cán bộ tín dụng được trang bị chỉ là điều
kiện cần tối thiểu để có thể thực hiện tốt công việc hiện tại chứ chưa thực sự mang lại
lợi thế cạnh tranh thật sự. Do đó để có mức tăng trưởng tín dụng một cách lâu dài thì
ngoài việc nâng cao trình độ chuyên môn thì cần thường xuyên tổ chức các lớp tập
huấn, hội nghị chuyên đề, các khóa học ngắn hạn từ ba đến sáu tháng như nghệ thuật
giao tiếp nhằm mục đích khai thác tốt thông tin trong quá trình tiếp xúc thẩm định
khách hàng; quản trị rủi ro nhằm nhận dạng chính xác, đầy đủ các rủi ro từ đó có
hướng kiểm soát và xử lý tốt các rủi ro trước, trong và sau quá trình cấp tín dụng…
Ngoài ra cũng khuyến khích nhân viên tự nguyện cập nhật thông tin, nâng cao và trao
dồi kiến thức liên quan đến hoạt động ngành, sản phẩm ngành để tạo sự khác biệt trong
dịch vụ. Ví dụ như cho vay mua xe để kinh doanh, sản phẩm của chúng ta sẽ như của
các ngân hàng khác chỉ có điểm khác về lãi suất, thời hạn…Nhưng nếu nhân viên của
chúng ta có thêm những thông tin kiến thức về thị trường xe ô tô, bất động sản…thì họ
sẽ hiểu rõ và có khả năng dự báo phân tích những nguy cơ tác động đến tình hình kinh
doanh, có thể ảnh hưởng đến việc trả nợ của khách hàng trong tương lai. Từ đó trong
quá trình thu nợ bên cạnh mục đích nhắc nợ nhân viên có thể lưu ý, nhắc nhở khách
hàng để họ có sự chuẩn bị giảm thiểu khó khăn. Đồng thời về phía ngân hàng cũng sẽ
giảm thiểu được rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó chúng ta sẽ có thể duy trì được lòng trung
thành của khách hàng qua sự tận tâm của ngân hàng đối với khách hàng vì chúng ta
không chỉ thỏa mãn nhu cầu vốn cho khách hàng mà chúng ta còn cung cấp dịch vụ
hơn cả mong đợi đó chính là sự quan tâm trước an toàn tài chính của khách hàng.
Ngoài ra hàng quý cũng có thể tổ chức những buổi thảo luận hay hội thi liên quan đến
hoạt động ngành. Vì nếu chỉ khuyến khích nhân viên cập nhật thêm kiến thức mà
không tạo điều kiện cho nhân viên có cơ hội để trình bày vận dụng thì việc khuyến
khích trở nên vô nghĩa.

3. Kiến nghị
3.1. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước

62
Môi trường pháp lý hoàn thiện và có hiệu lực sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc quản lý
và thúc đẩy hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển lành mạnh và hiệu quả.

Chính phủ nên sớm xây dựng và tạo lập một hành lang pháp lý thông thoáng, thông
qua luật tín dụng tiêu dùng trong đó quy định rõ quyền hạn và nghĩa vụ các bên tham
gia quan hệ tín dụng. Vì hiện nay các quy định về CVTD vẫn nằm trong hệ thống các
quy định chung nên khi áp dụng vào thực tế, các ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn, họ
đều phải đưa ra các quy định riêng căn vứ vào điều kiện hoàn cảnh và tính chất của
mỗi sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Điều này làm mất đi tính nhất quán
trong hoạt động của các ngân hàng. Các thủ tục rườm rà mang nặng tính hành chính
cần phải được loại bỏ.

Chính phủ cần phải ổn định môi trường vĩ mô của nền kinh tế, xác định rõ chiến lược
phát triển kinh tế, ổn định thị trường, giá cả, duy trì tỷ lệ lạm phát hợp lý, … Từ đó tạo
điều kiện cho quá trình phát triển kinh tế, nâng thu nhập và mức sống của người dân
khiến cho khả năng tích lũy và tiêu dùng của công chúng ngày càng tăng, thúc đẩy
mạnh mẽ nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng.

Bên cạnh đó, Chính phủ nên đối xử công bằng hơn và có sự hỗ trợ hợp lý đối với các
ngân hàng TMCP có quy mô nhỏ vì các cá nhân đến với ngân hàng ngoài chất lượng
dịch vụ, họ còn quan tâm đến trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, quy mô vốn … của ngân
hàng đó.

3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước cần chủ động hơn trong việc tháo gỡ các rào cản, tạo ra sân chơi
thực sự bình đẳng giữa các ngân hàng TMCP và các ngân hàng quốc doanh.

Trong hoạt động tín dung, Ngân hàng Nhà nước cần nới rộng điều kiện cho vay tín
chấp đối với các ngân hàng TMCP, hoàn thiện các văn bản pháp quy về hoạt động
CVTD, tạo hành lang pháp lý đầy đủ để bảo vệ quyền lợi của cả ngân hàng lẫn khách

63
hàng. Đồng thời tạo sự chủ động hơn nữa cho các ngân hàng đặc biệt là trong giải
quyết nợ quá hạn để các ngân hàng yên tâm hoạt động.

Ngân hàng Nhà nước cần nâng cấp chất lượng hoạt động và tăng cường cơ sở vật chất
cho Trung tâm thông tin tín dụng CIC, thường xuyên cung cấp các thống kê, phân tích,
cảnh báo … nhằm ngăn ngừa rủi ro hệ thống ngân hàng.

3.3. Đối với Hội sở Ngân hàng TMCP Nam Á

Với vai trò là người đứng đầu ngân hàng, Hội sở Ngân hàng Nam Á cần hướng dẫn cụ
thể các hoạt động của các chi nhánh, phòng giao dịch đồng thời tạo điều kiện nâng cao
hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống.

Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước thường xuyên đưa ra các quyết định, thông tư chỉ
đạo hoạt động của ngành ngân hàng nhằm hoàn thiện môi trường pháp lý cho sự phát
triển của ngành. Khi các văn bản này được ban hành, việc Hội sở nhanh chóng đưa ra
các hướng dẫn cụ thể cho các chi nhánh, phòng giao dịch thực thi là điều cần thiết giúp
giải tỏa kịp thời những vướng mắc, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Hoạt động cho vay tiêu dùng đang là hoạt động được các NHTM chú trọng đầu tư và
phát triển, tuy nhiên theo định hướng chính sách tín dụng của Ngân hàng Nam Á lại
hạn chế hoạt động cho vay tiêu dùng. Chính vì vậy trong thời gian tới, Hội sở Ngân
hàng Nam Á nên nới rộng tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ để có thể
khai thác hết tiềm năng trong lĩnh vực này, mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho ngân
hàng.

Ngân hàng cũng cần mở rộng nguồn tài sản đảm bảo, cho phép thực hiện các khoản
vay tiêu dùng bằng hình thức tín chấp, đặc biệt đối với khách hàng truyền thống của
ngân hàng.

Cần tạo điều kiện cho các chi nhánh, phòng giao dịch được chủ động hơn trong kinh
doanh, nâng cao chủ quyền, phân tách rõ trách nhiệm phù hợp với quy mô và đặc điểm
của từng chi nhánh, phòng giao dịch.

64
Thêm vào đó cần phải giảm bớt những thủ tục giấy tờ không cần thiết trong hồ sơ vay.
Qua quá trình triển khai thực hiện công tác cho vay tiêu dùng, hồ sơ vay vốn còn nhiều
giấy tờ mang nặng tính hình thức và không cần thiết.

65
KẾT LUẬN
Hoạt động cho vay tiêu dùng vẫn còn rất mới mẻ không chỉ với người tiêu dùng mà
còn với chính các NHTM Việt Nam. Nhưng thời gian gần đây, phát triển hoạt động
cho vay tiêu dùng đang trở thành một xu thế tất yếu đối với các NHTM do những lợi
ích thực tế mà nó mang lại. Hiện nay các NHTM đang tích cực triển khai loại hình cho
vay tiêu dùng nhưng vẫn còn gặp nhiều bỡ ngỡ, những khó khăn còn vướng mắc, nhất
là đất nước đang trong giai đoạn kinh tế khó khăn do dư âm của cuộc khủng hoảng
kinh tế thế giới. Nhưng có như vậy, các ngân hàng mới thấy được sự cần thiết phải
chuẩn bị về mọi mặt như nguồn nhân lực, công nghệ, nguồn vốn và cơ sở vật chất để
cạnh tranh một cách mạnh mẽ và hiệu quả trong hoạt động cho vay tiêu dùng.

Tại Ngân hàng TMCP Nam Á – PGD Bến Thành, với địa thế thuận lợi nằm ngay trung
tâm thành phố, số lượng khách hàng đến vay tiêu dùng ngày càng cao, tỷ lệ khách hàng
thu nhập ổn định cao, rủi ro thấp. Tuy nhiên do chính sách tín dụng hạn chế nên cho
vay tiêu dùng vẫn chưa trở thành một nghiệp vụ lớn. Trong thời gian tới, ngân hàng
nên có một vài thay đổi trong chính sách tín dụng, đầu tư thêm vào việc nghiên cứu
đối tượng khách hàng, cũng như trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng, đầu tư thêm
công nghệ hiện đại để tạo bước tiến thuận lợi để ngân hàng phát triển thêm thị trường,
giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra.

Cho vay tiêu dùng là một hoạt động còn mới mẻ và phức tạp, tuy nhiên do trình độ có
hạn và thời gian nghiên cứu không được dài nên bài viết của em không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét của thầy, cùng các
anh chị cán bộ nhân viên ngân hàng để giúp em hoàn chỉnh bài báo cáo thực tập. Em
xin chân thành cảm ơn!

66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Nghiệp vụ tín dụng ngân hàng – TS. Hồ Diệu, TS. Lê Thị Hiệp
Thương, Ths. Bùi Diệu Anh
2. Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại – TS. Nguyễn Minh Kiều
3. Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại – TS. Trương Quang Thông
4. Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam – TS. Võ Đình Toàn
5. Luật các tổ chức tín dụng 2010 và các văn bản pháp luật có liên quan
6. Các văn bản nội bộ Ngân hàng TMCP Nam Á
7. Các website:
o Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – www.sbv.gov.vn
o Ngân hàng TMCP Nam Á – www.namabank.com.vn
o Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam – www.vnbaorg.info
o Thư viện pháp luật – www.thuvienphapluat.vn
o Cùng một số báo điện tử khác

67

You might also like