You are on page 1of 4

PHẦN DÀNH CHO CÁN BỘ CHẤM THI

Họ và tên cán bộ chấm thi:


Điểm đã chấm thành phần theo từng câu:
Câu 1: … điểm
Câu 2: … điểm
…..
Tổng điểm toàn bài: … điểm (Điểm bằng chữ: … )
Nhận xét chung nếu có: ……………………………………….……………….……

--------------------------------------------------------------------------------------------------------

PHẦN DÀNH CHO SINH VIÊN LÀM BÀI


(Sinh viên điền thông tin phía dưới và lưu ý không được đặt tên File bài làm có dấu, nhớ thường
xuyên lưu file và cuối giờ nộp bài trên hệ thống LMS.
Cú pháp đặt tên File: MSSV-HOVATEN, Ví dụ đặt tên file: 1556010001-NGUYENVANBINH )
Họ và tên sinh viên: Đỗ Lê Hoàng Châu
Mã số sinh viên: 2056050049
Môn thi: Chủ nghĩa khoa học xã hội
Mã đề thi nếu có: 01

BÀI LÀM
(Sinh viên gõ, đánh máy trực tiếp phần trả lời bằng tiếng Việt có dấu, cỡ chữ 13 ở phía dưới)

Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, từ quan điểm của các nhà
sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin đến thực tiễn thế giới hiện nay, vẫn luôn là vấn đề thu hút
sự quan tâm của các chính đảng, các nhà nghiên cứu thuộc những xu hướng chính trị
khác nhau. Với Việt Nam, khẳng định tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực ở nước
ta hiện nay.
Đầu tiên, chúng ta cần tìm hiểu rõ thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội có nghĩa là gì.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời
kỳ cải biến cách mạng sâu sắc toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm thực hiện
sự chuyển biến từ xã hội cũ sang xã hội mới – xã hội chủ nghĩa. Thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội gồm có hai kiểu: quá độ trực tiếp và quá độ gián tiếp. Quá độ trực tiếp từ các
nước tư bản chủ nghĩa phát triển lên chủ nghĩa xã hội. Quá độ gián tiếp từ các nước tiền
tư bản chủ nghĩa hay các nước tư bản trung bình lên chủ nghĩa xã hội.

Vậy tính tất yếu trong của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được lý giải như thế
nào? Thứ nhất, chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội khác nhau về bản chất. Chủ nghĩa tư
bản được xây dựng trên cơ sở chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất; dựa trên
chế độ áp bức bóc lột. Còn đối với chủ nghĩa xã hội thì được xây dựng trên cơ sở chế độ
công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, không còn các giai cấp đối kháng, không còn tình
trạng, áp bức, bóc lột.
Thứ hai, các quan hệ xã hội của chủ nghĩa xã hội không tự phát nảy sinh trong lòng
chủ nghĩa tư bản, chúng là kết quả của quá trình xây dựng và cải tạo xã hội chủ nghĩa. Sự
phát triển của chủ nghĩa tư bản, dù đã ở trình độ cao cũng chỉ có thể tạo ra những điều
kiện, tiền đề cho sự hình thành các quan hệ xã hội mới xã hội chủ nghĩa, do vậy cũng cần
phải có thời gian nhất định để xây dựng và phát triển những quan hệ đó.
Thứ ba, xây dựng chủ nghĩa xã hội là một công cuộc mới mẻ, khó khăn và phức tạp,
phải cần có thời gian để giai cấp công nhân từng bước làm quen với những công việc đó.
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở các nước có trình độ phát triển kinh tễ - xã hội
khác nhau có thể diễn ra với khoảng thời gian dài, ngắn khác nhau.

Đặc điểm của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là sự tồn tại
những yếu tố của xã hội cũ bên cạnh những nhân tố mới của chủ nghĩa xã hội trong mối
quan hệ vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh
tế - xã hội. Lĩnh vực kinh tế, thời kỳ quá độ là thời kỳ tất yếu còn tồn tại một nền kinh tế
nhiều thành phần trong một hệ thống kinh tế quốc dân thống nhất, trong đó thành phần
kinh tế nhà nước và hình thức phân phối theo lao động tất yếu ngày càng giữ vai trò chủ
đạo.
Lĩnh vực chính trị, do kết cấu kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đa dạng,
phức tạp, nên kết cấu giai cấp của xã hội trong thời kỳ này cũng đa dạng phức tạp. Nói
chung, thời kỳ này thường bao gồm: giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp trí thức,
những người sản xuất nhỏ, tầng lớp tư sản và một số tầng lớp xã hội khác tùy theo từng
điều kiện cụ thể của mỗi nước. Các giai cấp, tầng lớp này vừa hợp tác, vừa đấu tranh với
nhau.
Lĩnh vực tư tưởng - văn hoá, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn tồn tại
nhiều yếu tố tư tưởng và văn hoá khác nhau. Bên cạnh tư tưởng xã hội chủ nghĩa còn tồn
tại tư tưởng tư sản, tiểu tư sản, tâm lý tiểu nông, V.V.. Theo V.I Lênin, tính tự phát tiểu
tư sản là “kẻ thù giấu mặt hết sức nguy hiểm, nguy hiểm hơn so với nhiều bọn phản cách
mạng công khai”. Trên lĩnh vực văn hoá cũng tồn tại các yếu tố văn hoá cũ và mới, chúng
thường xuyên đấu tranh với nhau.

LIÊN HỆ VIỆT NAM

Tính tất yếu của sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt
Nam. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam bắt đầu từ năm 1954 ở Miền Bắc và năm
1975 trên phạm vi cả nước theo kiểu quá độ gián tiếp hoặc như V. I. Lênin nói là kiểu
“đặc biệt của đặc biệt”. Đó là sự lựa chọn tất yếu dựa trên những căn cứ sau:
Căn cứ vào quan điểm của Chủ nghĩa Mác –Lênin cho rằng, ở những nước nghèo nàn
lạc hậu, chậm phát triển về kinh tế vẫn có khả năng tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội mà
không phải trải qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
Căn cứ vào xu thế phát triển của thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư
bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, mở đầu bằng cuộc cách mạng xã hội
chủ nghĩa Tháng Mười Nga vĩ đại. Đó cũng là thời đại độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội, nên nhiều nước đã đi lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa
như Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba, Triều Tiên, Lào...
Căn cứ vào điều kiện lịch sử của cách mạng nước ta, trong quá trình phát triển của
cách mạng Việt Nam, con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản trước
hết là sự lựa chọn của chính Đảng ta: Ngay từ “Cương lĩnh chính trị năm 1930” đến “
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” được trình bày
ở Đại hội VII năm 1991, Đảng ta đều thể hiện bản lĩnh chính trị về con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội.

Đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam. Thực chất của thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là quá trình cải biến nền sản xuất lạc hậu thành
nền sản xuất tiên tiến, hiện đại. Thực chất của quá trình cải tạo và phát triển nền kinh tế
quốc dân cũng là cuộc đấu tranh giai cấp gay go, phức tạp trong điều kiện mới, khi mà
nhân dân ta hoàn thành cơ bản cách mạng dân tộc dân chủ, so sánh lực lượng trong nước
và quốc tế đã có những biến đổi.

Điều này đòi hỏi phải áp dụng toàn diện các hình thức đấu tranh cả về chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội nhằm chống lại các thế lực đi ngược lại con đường xã hội chủ nghĩa
Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến tính chất tuần tự, dần dần của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội. Tính chất phức tạp và khó khăn của thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta, trong đó
nhiệm vụ trọng tâm: Một là, xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội,
xây dựng các tiền đề kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng cho chủ nghĩa xã hội. Hai là, cải
tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo và xây dựng, trong đó lấy xây dựng
làm trọng tâm làm nội dung cốt yếu nhất, chủ chốt, lâu dài.

Trong những năm tiến hành công cuộc đổi mới, từ tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý
luận, Đảng Cộng sản Việt Nam từng bước nhận thức ngày càng đúng đắn hơn, sâu sắc
hơn về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội; từng bước khắc phục
một số quan niệm đơn giản trước đây. Nhưng để hoàn thành tốt những công cuộc đổi mới
ấy thì chúng ta cần xác định rõ những phương hướng xây dựng ở Việt Nam.

Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ
sung, phát triển năm 2011) được thông qua tại Đại hội XI, Đảng Cộng sản Việt Nam đã
khẳng định: Xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta xây dựng là một xã hội
dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế
phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại về quan hệ sản xuất phù hợp với trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng
tiến bộ; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.

Để thực hiện được mục tiêu đó, thì chúng ta phải: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức; Phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa; Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây
dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; Bảo
đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; Thực hiện đường
lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và
phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời
đại; Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện.” - Giáo
sư, Tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng , Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Việt Nam.
Có thể thấy quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp lâu dài, vô cùng
khó khăn và phức tạp, vì nó phải tạo sự biến đổi sâu sắc về chất trên tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội. Quá trình này luôn đòi hỏi chúng ta phải ngày một cố gắng, phát
triển và hoàn thiện bản thân để xây dựng một nền kinh tế, một xã hội vững mạnh. Bên
cạnh đó, trong suốt giai đoạn lịch sự, có thể nói việc thực hiện theo đường lối mới này đã
đem lại những chuyển biến sâu sắc rõ rệt ở Việt Nam ta. Cụ thể, trước tình hình dịch
COVID - 19 diễn ra căng thẳng, nước ta vẫn đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong
công tác phòng chống dịch được bạn bè quốc tế khen ngợi. Ngoài những thành tựu đáng
khen trong việc phòng chống dịch, kiểm soát những khủng hoảng suy thoái về mặt kinh
tế, Việt Nam chúng ta còn đáng khen hơn nữa ở một quốc gia giàu tình thương. Một xã
hội văn minh, đoàn kết cùng nhau chiến thắng đại dịch, một xã hội tràn ngập tình yêu qua
từng hành động đẹp như cây ATM gạo, những nhà hảo tâm giúp đỡ các bệnh nhân trong
khu cách ly,...

Bên cạnh những thành tựu, mặt tích cực là cơ bản, chúng ta cũng còn không ít khuyết
điểm, hạn chế và đang phải đối mặt với những thách thức mới trong quá trình phát triển
đất nước về nhiều mặt như kinh tế, xã hội, văn hóa,... Đặc biệt, tình trạng tham nhũng,
lãng phí, suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống vẫn diễn ra trong một bộ
phận cán bộ, đảng viên.

Hiện nay, mặc dù trước mắt, chủ nghĩa tư bản còn có tiềm năng phát triển về kinh tế,
chủ nghĩa xã hội hiện thực sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu, nhưng Đảng ta vẫn khẳng định
đi lên chủ nghĩa xã hội, đó là con đường duy nhất đúng đắn. Chủ nghĩa xã hội vẫn là
khuynh hướng phát triển khách quan của thời đại. Nó không chỉ là lý tưởng mà là hiện
thực sinh động trong quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam. Vì thế chúng ta cần
phải luôn cố gắng nỗ lực hết mình cùng nhau xây dựng và phát triển đát nước, tiếp tục
phát huy những điểm mạnh, khắc phục những hạn chế vốn cố. Song, chúng ta cần phải
chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, học hỏi những khoa học kĩ thuật tiến bộ của các
quốc gia khác. Bên cạnh sự phát triển của Đảng và Nhà nước, toàn dân chúng ta cũng cần
có trách nhiệm và ý thức để cùng xây dựng một đất nước vững mạnh và phát triển.

You might also like