You are on page 1of 8

6. Chế độ độc tài – bước phát triển chính trị tất yếu ở Đông Nam Á.

Chế độ độc tài là một thể chế nhà nước chuyên quyền mà ở đó nhà nước được cai trị bởi
một cá nhân, một nhóm người (có thể là một gia đình, nhóm quan đội hay một đảng duy nhất) và
quyền lực không bị giới hạn, họ thường dùng những biện pháp trù dập các đối tượng để duy trì
quyền lực của mình.

Tính tất yếu xác lập chế độ độc tài ở Đông Nam Á:

 Thuộc tính chế độ độc tài phù hợp với giá trị truyền thống địa phương.

 Sụp đổ tất yếu mô hình dân chủ đại nghị vay mượn bên ngoài.

Các loại chế độ độc tài ở Đông Nam Á:

 Quân sự (Indonesia và Myanmar).

 Hợp hiến (các nước còn lại).

 Độc tài đơn đảng

 Độc tài cá nhân

 Quân chủ

Đặc trưng của chế độ độc tài ở Đông Nam Á:

 Chế độ độc tài Đông Nam Á tăng cường quyền lực của tổng thống và quân đội.

 Các thiết chế do tổng thống đặt ra không đe dọa tới sự tồn tại của chính quyền.

 Chủ yếu chọn chính sách đối ngoại với phương Tây.

 Thúc đẩy quá trình hiện đại hóa đất nước nên còn được gọi là “chế độ chuyên quyền vì
sự phát triển” hay “chuyên quyền của hiện đại hóa”.

 Nạn tham nhũng xuất hiện ngày càng nhiều.

 Thường theo xu hướng gia đình trị.

Lí do xuất hiện chế độ độc tài:

 Các nước Đông Nam Á rơi vào khủng hoảng chính trị trầm trọng, chủ nghĩa Mao Trạch
Đông ảnh hưởng mạnh mẽ, tạo ra làn sóng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

 Giai cấp tư sản dân tộc còn non yếu, cần sự lãnh đạo tập trung vào tay một người thay vì
nhiều người.
 Mô hình chính trị độc tài phù hợp với các giá trị truyền thống trước đó.

 Người dân tin vào chế độ độc tài mặc dù có thể xảy ra nhiều rủi ro vì vận mệnh đặt trong
tay 1 người.

Ví dụ: Indonesia có chế độ độc tài chính trị – quân sự của Tổng thống Suharto, Singapore
có chế độ độc tài của Thủ tướng Lý Quang Diệu.

7. Vai trò của chế độ độc tài trong hiện đại hóa xã hội ở các nước Đông Nam Á.

Vai trò:

 Thay đổi cấu trúc nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

 Cải thiện đời sống nhân dân trong tất cả các lĩnh vực.

 Tạo ra vị thế mới cho các nước Đông Nam Á trên trường quốc tế.

 Tạo nền tảng vững chắc để hình thành tổ chức khu vực ASEAN, liên minh quốc tế.

Kết cục:

 Gây rối loạn trật tự xã hội vì nhân dân không có quyền tự chủ.

 Mất cân đối giữa truyền thống và hiện đại.

 Các quốc gia bắt đầu tìm kiếm một mô hình dân chủ đại nghị phù hợp với các cơ sở
thượng tầng và hạ tầng của đất nước.

Lí do tái lập chế độ dân chủ đại nghị ở Đông Nam Á là bước phát triển chính trị tất
yếu:

 Sau quá trình phát triển kinh tế và hoàn thiện hệ thống chính trị ở giai đoạn độc tài chính
trị thì giai cấp cầm quyền đã có nhiều kinh nghiệm, trở nên mạnh mẽ hơn và tương đối ổn
định về đường lối lãnh đạo.

 Lúc này, con đường dân chủ đại nghị mang màu sắc dân tộc ra đời để ổn định lại tình
hình chính trị trong nước.

 Phát triển kinh tế – xã hội theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

 Đưa ra nhiều biện pháp để khắc phục hậu quả do chế độ độc tài mang lại như hoạt động
theo nguyên tắc “tam quyền phân lập” giúp ngăn ngừa bản chất tham lam và độc ác của
con người có quyền, đảm bảo giữ vững trật tự an ninh, chính trị và xã hội.
6. Chế độ độc tài ở ĐNA – mô hình quản lý xã hội tất yếu ở các nước ĐNA phát triển
TBCN

- Khái niệm: Độc tài theo tiếng Hy lạp là Autoritas: Auto –người sáng lập, người tạo lập; Ritas –
quyền lực, ảnh hưởng, tức người tạo ra và chi phối quyền lực. 

Chế độ độc tài là loại chế độ chính trị đối lập chế độ dân chủ, dựa trên cấu trúc quyền lực
tập trung trong tay một cá nhân hay nhóm cá nhân bên cạnh sự hậu thuẫn của quân đội.

Tính tất yếu xác lập chế độ độc tài

Theo Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. NXB Chính trị
quốc gia Hà Nội-Sự thật xuất bản năm 2012 thì “tất yếu” là một phạm trù chỉ sự vận động của sự
vật và hiện tượng một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan, được lặp đi lặp lại
và mang tính phổ biến hay nói cách khác là không có là không được, bắt buộc phải có.

      1. Chế độ độc tài phù hợp với văn hóa chính trị truyền thống địa phương

Ở tất cả các nước Đông Nam Á bước quá độ đến chủ nghĩa độc tài gắn liền với thực hiện
các chương trình cải cách kinh tế xã hội theo khuynh hướng duy trì các giá trị văn hóa chính trị
truyền thống.

Một trong những quy luật phát triển lịch sử chính là các giá trị truyền thống tiến bộ thời
kỳ trước làm nền tảng cho việc xây dựng nền văn minh tương lai. Nhưng do tính bảo thủ trong
hệ tư tưởng tôn giáo - dân tộc chủ nghĩa, trong tổ chức đẳng cấp - công xã đã một phần nào đó
kìm hãm các quan hệ tư bản chủ nghĩa.  Ở các nước Singapore, Malaysia, Indonesia hay Thái
Lan trong giai đoạn đầu của chế độ độc tài các giá trị truyền thông chính trị xã hội đã đóng góp
không nhỏ vào thành công của đất nước. Ngược lại, chế độ độc tài gia trưởng, gia đình trị đã
không thúc đẩy được nền kinh tế và sự tiến bộ xã hội.

2. Sự sụp đổ tất yếu của mô hình đại nghị bên ngoài

Sau khi các nước Đông Nam Á giành độc lập, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội và
đời sống tinh thần thì các nước Đông Nam Á bắt đầu thiết lập một hệ thống chính trị của xã hội
hiệu quả, vững chắc và đủ khả năng lãnh đạo đất nước. Tuy nhiên, lại vấp phải khó khăn chính là
điều kiện nội tại chưa chín muồi để tạo dựng hệ thống chính trị dân tộc. Điển hình như giai cấp
tư sản dân tộc còn non yếu chưa đủ khả năng giành lấy vị trí độc tôn trong kinh tế lẫn chính trị,
họ cần phải hợp tác với các giai cấp quan liêu và địa chủ tư sản hóa mới đủ quyền lực quản lý đất
nước. Chính vì vậy chính quyền các nước thực dân đã cố gắng hướng bước phát triển chính trị -
xã hội của các nước Đông Nam Á theo mô hình chính trị “nhập khẩu có sẵn” (mô hình chính trị
dân chủ đại nghị) của phương Tây để duy trì ảnh hưởng của họ ở nước này.

Tuy nhiên, cuối những năm 1960 - đầu những năm 1970 các hình thái chính trị dân chủ
đại nghị bắt đầu sụp đổ và ở Đông Nam Á bắt đầu hình thành các mô hình độc tài. Sở dĩ xảy ra
sự chuyển hòa từ mô hình chính trị dân chủ đại nghị sang mô hình chính trị độc tài là do những
nguyên nhân sau:
Thứ nhất, các cấu trúc chính trị pha tạp của phương Tây không phù hợp với truyền thống
chính trị của các tập đoàn chính trị dân tộc.

Thứ hai, mô hình chính trị dân chủ đại nghị trở thành vật kìm hãm quá trình hiện đại hóa
nền kinh tế.   

Điển hình là ở Indonesia, thời kỳ đầu sau khi trở thành một nước cộng hòa thống nhất,
chính phủ Indonesia tiến hành xây dựng một nhà nước dân chủ tự do kiểu phương Tây nhằm
thúc đẩy quyền tự do, dân chủ trong nhân dân. Chính sách này ban đầu nhận được sự ủng hộ của
đại đa số dân chúng vì nó đáp ứng sự mong đợi của nhân dân sau một thời kì quá dài nằm dưới
sự cai trị, nô dịch của ngoại bang. Tuy nhiên về sau, sự đấu đá tranh giành quyền lực của các
đảng phái cùng với sự non yếu về tổ chức chính quyền làm cho tình hình chính trị Indonesia luôn
ở trong trạng thái không ổn định. Ngoài ra, một đặc điểm của nhà nước Indonesia thống nhất là
nó áp dụng một ý thức hệ dân tộc chủ nghĩa theo 5 quy tắc của Pancasila, đó là xây dựng một
nhà nước thế tục, trong đó yếu tố tôn giáo không phải là yếu tố quan trọng nhất. Việc sử dụng ý
thức hệ Pancasila với mong muốn xây dựng chủ nghĩa dân tộc (Nationalism) nhằm đoàn kết các
tộc người trên toàn bộ quần đảo về cơ bản rất phù hợp với Indonesia – một đất nước đa tộc, đa
tôn giáo. Tuy nhiên chính Pancasila lại là nguyên nhân gây ra sự bất mãn với những tín đồ nhiệt
thành của Islam giáo, luôn mong muốn một nhà nước Indonesia được xây dựng trên nền tảng
Islam.

Tóm lại, ban đầu người dân các quốc gia Đông Nam Á cũng như Indonesia chấp nhận và
rất đồng tình với chế độ này nhưng do tồn tại quá nhiều đảng phái  tranh giành quyền lực gây rối
loạn xã hội cùng với những chính sách về tôn giáo, chính trị, văn hóa xã hội không phù hợp với
từng vùng miền đặc biệt là với một đất nước đa sắc tộc, tôn giáo như Indonesia cho nên nhân dân
đã bất mãn với chế độ chính quyền này dẫn đến hàng loạt phong trào đấu tranh và chế độ dân
chủ đại nghị vay mượn Phương Tây đã sụp đổ.

III. Các loại độc tài ở Đông Nam Á

Hệ thống độc tài phát triển theo khuynh hướng dân chủ hóa và hiện đại hóa chính trị. Ở
các nước Đông Nam Á tồn tại 2 loại chế độ độc tài là chế độ độc tài quân sự và chế độ độc tài
hợp hiến.

1. Chế độ độc tài quân sự

Chế độ độc tài quân sự là thể chế chính trị được thiết lập dựa trên cơ sở dựa vào hoạt
động của bộ máy quân đội để tiến hành cuộc đảo chính quân sự giành lấy chính quyền. Trong
chính thể này, quyền lực quản lý nhà nước tập trung vào tay giới quân nhân. Người đứng đầu nhà
nước xuất thân từ quân đội, dựa vào hoạt động của quân đội để thâu tóm tất cả quyền lực về tay
của mình. Chính phủ điều hành công việc quốc gia bằng bộ máy quân đội.

Chế độ độc tài quân sự tồn tại ở hai nước là Myanmar và Indonesia.

Myanmar
Chế độ độc tài quân sự tại Myanmar tồn tại sau cuộc đảo chính của quân đội, thành lập
chế độ độc tài quân phiệt tháng 3-1962 và kéo dài trong năm thập kỷ. Ne Win –  nhà độc tài quân
sự của Miến Điện trong thời kỳ Miến Điện Xã hội Chủ nghĩa từ 1962 đến 1988, và đảng Cương
lĩnh Xã hội chủ nghĩa Myanmar thành lập liên minh cầm quyền. Ne Win tiến hành đảo chính
quân sự, hình thành “Hội đồng cách mạng” của riêng mình, bãi bỏ hiến pháp và điều hành đất
nước bằng nghị định, thực hiện chính sách kinh tế tai hại khiến người dân Myanmar lâm vào
cảnh khốn khó.

Indonesia

Ở indonesia nền chuyên chế độc tài do tướng Suharto dựng lên với xu hướng độc tài
trong tổ chức cấu trúc thượng tầng trải qua 2 giai đoạn: chế độ “dân chủ có định hướng” xác lập
cuối những năm 1950, thay thế bằng “Thể chế mới” với mức độ tập trung quyền lực mạnh mẽ
hơn vào tay tổng thống. Chế độ cầm quyền lấy quân đội và cảnh sát làm cột sống thống trị, lấy
Đảng Golkar làm cột trụ chính trị và lấy Quốc hội (do Đảng Golkar và quân đội thao túng) làm
bình phong pháp chế trị vì. Từ cuối năm 1965 đến năm 1998 Indonesia bắt đầu thực hiện đường
lối hiện đại hóa đất nước.

2. Chế độ độc tài hợp hiến

Chế độ độc tài hợp hiến là chế độ chính trị được thiết lập trong hoàn cảnh đất nước đang
gặp rất nhiều khó khăn, khủng hoảng. Mục tiêu của chế độ độc tài trên đó là nhằm thiết lập lại ổn
định xã hội và phát triển kinh tế. Trong chính thể này, quyền lãnh đạo đất nước không nằm trong
tay của giới quân nhân mà nằm trong tay của các nhà chính trị. Chính phủ độc tài được thiết lập
thông qua một cuộc cải cách chính trị do chính phủ đương nhiệm tiến hành hoặc do nhân dân bầu
ra trong một nhiệm kỳ mới. Do đó, chính phủ độc tài hợp hiến là chính phủ phù hợp với Hiến
pháp, hợp pháp và được nhân dân ủng hộ.  

Chế độ độc tài hợp hiến tồn tại tại các quốc gia còn lại.

Philippines:

Khủng hoảng quyền lực vào cuối những năm 60 đầu những năm 70 đã được khắc phục
bằng việc chuyển sang chế độ độc tài của chính quyền Tổng thống F.Marcos với tên gọi là “Xã
hội mới” với chính sách phát triển tư bản chủ nghĩa triệt để hơn, nhằm hiện đại hóa cơ cấu kinh
tế - xã hội của Philippines. Tuy nhiên các mục tiêu được đề ra trong chương trình “Xã hội mới”
vẫn chưa được thực hiện đến nơi đến chốn, còn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện
để lại những ảnh hưởng to lớn đến Philippines. Marcos đã dựng lên một thể chế độc tài với đặc
trưng là tệ sùng bái cá nhân, đàn áp các phong trào phi bạo lực của sinh viên, gài bẫy các chính
trị gia vào một vụ đặt bom do chính quyền đứng sau dàn dựng, và tuyên bố thiết quân luật năm
1972 – sự kiện đã dẫn tới việc bắt bỏ tù nhiều nhà lãnh đạo chính trị đối lập. Để kéo dài việc cầm
quyền của mình, Marcos đã tiến hành những biện pháp vi hiến và để cho nạn tham nhũng,
chuyên quyền, gia đình trị và vi phạm nhân quyền tràn lan, biến chính phủ mình đứng đầu biến
chất và mất uy tín, xã hội ngày một căng thẳng, bất ổn, nhân dân bất mãn, dẫn đến nhiều cuộc
biểu tình nổi loạn nổ ra.

Malaysia:
Chế độ độc tài ở Malaysia xuất hiện sau cuộc xung đột sắc tộc 1969 do sự mâu thuẫn dân
tộc gay gắt chủ yếu là giữa người Hoa và người Mã Lai. Chế độ này mang xu hướng độc tài
trong hệ thống chính trị và thông qua các đường lối kinh tế mới nhằm hiện đại hóa đất nước. 

Singapore:

Singapore là nước phát triển tư bản chủ nghĩa nhanh nhất trong khu vực, Singapore đã áp
dụng nguyên tắc tập trung cao độ quyền lực vào tay Đảng cầm quyền - Đảng Nhân dân Hành
động, nên đã hòa nhập bộ máy đảng vào bộ máy nhà nước. Mặc dù bề ngoài tuyên bố đi theo thể
chế cộng hòa nghị viện nhưng thực chất chính quyền Singapore là chế độ chuyên chế độc tài, độc
đảng với đặc điểm độc đoán cá nhân thời Lý Quang Diệu. 

- Đặc trưng của chế độ độc tài ĐNÁ (6)

+ Chế độ độc tài ở ĐNÁ tăng cường quyền lực của tổng thống và quân đội

+ Các thiết chế do tổng thống đặt ra không đe dọa tới sự tồn tại của chính quyền

+ Chủ yếu chọn chính sách đối ngoại với phương Tây

+ Thúc đẩy quá trình hiện đại hóa đất nước nên còn được gọi là “chế độ chuyên quyền vì sự phát
triển” hay còn gọi là “chuyên quyền của hiện đại hóa”.

+ Nạn tham nhũng xuất hiện ngày càng nhiều

+ (thường theo xu hướng gia đình trị)

- Tại sao xuất hiện?

+ Các nước ĐNÁ rơi vào khủng hoảng chính trị trầm trọng, chủ nghĩa Mao Trạch Đông ảnh
hưởng mạnh mẽ, gây làn sóng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền

+ Giai cấp tư sản dân tộc còn non yếu, cần sự lãnh đạo tập trung vào tay 1 người thay vì nhiều
người

+ Mô hình chính trị độc tài phù hợp với các giá trị truyền thống trước đó.

=> Người dân tin vào chế độ độc tài mặc dù có thể có rủi ro, vận mệnh đặt trong tay người.

Ví dụ, Indonesia có độc tài chính trị-quân sự của Suharto, Singapore có độc tài chính trị của
Lý Quang Diệu.

- Vai trò của chế độ độc tài ở ĐNÁ (4)


• Thay đổi cấu trúc nền kinh tế theo hướng CNH- HĐH
• Cải thiện đời sống nhân dân trong tất cả lĩnh vực
• Tạo ra vị thế mới cho các nước ĐNA trên trường quốc tế
• Tạo nền tảng vững chắc để hình thành tổ chức khu vực ASEAN, liên minh quốc tế.
- Kết cục:

Gây rối loạn trật tự XH vì ND không có quyền tự chủ


Mất cân đối giữa truyền thống với hiện đại
Các quốc gia bắt đầu tìm kiếm 1 mô hình dân chủ đại nghị phù hợp với các cơ sở thượng
tầng và hạ tầng của đất nước

7. Vai trò của chế độ độc tài trong hiện đại hóa xã hội ở các nước Đông Nam Á

Một số nhà khoa học chính trị đã dựa vào nội dung và mục đích để phân loại chế độ độc tài
thành: chế độ độc tài phát triển và chế độ độc tài phản tiến bộ.

Chế độ độc tài phát triển là loại chế độ chính trị được xác lập để đảm bảo ổn định chính trị - xã
hội, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia và tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa xã hội. Tại
Đông Nam Á, ta có chế độ độc tài của chính quyền Suharto ở Indonesia, chính quyền Mahathia
Mohamat ở Malaysia và chính quyền Lý Quang Diệu ở Singapore là thuộc chế độ độc tài phát
triển.

Vai trò chế độ độc tài trong hiện đại hóa ở lĩnh vực kinh tế: Thay đổi cấu trúc nền kinh tế theo
hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Chế độ độc tài Suharto - Chế độ trật tự mới đã đưa đến một kỳ tích: đưa đất nước đến chỗ
phát triển và ổn định. Sau khi thực hiện chương trình 3 năm ổn định kinh tế (1967- 1969)
nhà nước Indonesia đã đề ra 3 kế hoạch 5 năm, cho đến đầu năm 80, Indonesia đã cải
thiện được tình hình kinh tế một cách đáng kể ổn định được vấn đề tài chính, giảm được
tình trạng thiếu hụt lương thực, phát triển một số lĩnh vực công nghiệp.
Trong giai đoạn 1959-1990 do Lý Quang Diệu lãnh đạo, Singapore đã đạt được những
bước chuyển mình không tưởng. Chỉ trong vòng 20 năm sau đó, nền kinh tế Singapore
phát triển gấp 8 lần và mức tăng trưởng bình quân GDP/người cũng tăng gấp 4 lần.

Vai trò của chế độ độc tài trong chính sách hiện đại hóa xã hội: Chính phủ quan tâm tới việc
giải quyết việc làm cho mọi người, kể cả nông thôn, quan tâm đến các sáng kiến phát triển sản
xuất, chú ý cải thiện đời sống người lao động như vấn đề nhà ở, ý tế, học hành,...

Ở Indonesia phát triển kinh tế-xã hội thực sự được duy trì liên tục, hỗ trợ cho chế độ của
Suharto trong suốt ba thập niên. Đến năm 1996, tỷ lệ nghèo của Indonesia giảm xuống
khoảng 11% so với 45% vào năm 1970. Song song với phát triển kinh tế, Indonesia cũng
đã mở rộng hệ thống giáo dục đến mọi tầng lớp xã hội.

Vai trò của chế độ độc tài trong ổn định nền chính trị, nâng cao vị thế chính trị của quốc gia.
Ngay sau năm 1967, Indonesia đã phát triển mối quan hệ về nhiều mặt với Mỹ, Nhật,
Cộng hòa liên bang Đức, Pháp, Anh và các nước phương Tây khác ( chủ trương thân
phương Tây). Ngày 8/8/1967 Indonesia là một trong những quốc gia đầu tiên tham gia ký
tuyên bố Băng Cốc thành lập hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).

You might also like