You are on page 1of 3

Họ và tên: ...............................Lớp: 5.......

Thứ ngày tháng năm 2021


ĐỀ ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II
Môn : Tiếng Việt ( Phần đọc)

HOA XOAN
Mùa giêng hai. Mù sương càng bớt thì mưa phùn bay càng nhiều. Bụi
mưa li ti hàng triệu hạt trắng đục rắc nhè nhẹ. Đất trời ẩm ướt và hơi lạnh. Ấy là
lúc xoan bắt đầu chuyển nhựa rùng rùng chuẩn bị cho mùa hoa mới. Người nhà
quê trồng xoan thành vườn hoặc dặm ở hàng rào để lấy gỗ làm nhà, đóng
giường, tủ, bàn ghế….Ngàn đời rồi, cây xoan có sức sống diệu kì và gần gũi vô
cùng với người nhà quê.
Khoảng tiết Kinh Trập năm trước, xoan đã trút hết lá, chỉ còn cây gầy
guộc, cành khẳng khiu. Âm thầm suốt cuối mùa đông tích nhựa đắng, để đầu
xuân, thân phận xoan gầy khẳng trào ra các đầu cành những lộc bé xíu xinh xinh
như móng gà chíp, phủ một lớp lông tơ trắng mịn.
Rồi thoáng đi một dạo không để ý, sáng ra mắt nhắm mắt mở, bất chợt
nhìn lên đã thấy các hoa xoan tim tím lăn tăn nơi đầu cành. Và lại bất chợt giữa
trưa nào đó, ngợp mắt, rợp trời hoa xoan bung ra trắng tím. Cái hương hoa xoan
ngan ngát và mùi quả xoan tươi hăng hăng đi theo mãi cuộc đời, không một loại
nước hoa sang trọng đắt tiền nào sánh nổi. Nó luôn gợi ta nhớ nhung về tuổi thơ
và miền quê hương yêu thương.
Bây giờ, nhà nhà xây mái bằng bê tông cốt sắt, gỗ xoan không còn chỗ
làm cột, làm khóa giang, đòn bẩy. Đến cái chạn bát cũng bằng i – nox, bằng
nhựa, gỗ xoan đã ra rìa ngoài cuộc sống người dân quê. Không còn ai làm nhà
bằng gỗ xoan. Không còn hoa xoan rụng trắng ngõ đất. Ai người trồng, ai người
cần xoan nữa, xoan ơi?
Theo Trầm Hương

*Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc
làm theo yêu cầu.
1. Vì sao cây xoan gắn bó với người dân quê hàng ngàn đời nay?
a. Vì hằng năm cứ đến mùa sương mù, người dân quê lại thấy hoa xoan.
b. Vì xoan được trồng để lấy gỗ làm nhà, đóng giường, tủ, bàn ghế.
c. Vì xoan được trồng xung quanh nhà để lấy bóng mát.
d.Vì hoa xoan đẹp, thơm, rụng trắng ngõ đất .
2. Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì và hình ảnh nào để miêu tả lộc
xoan?
a. So sánh lộc xoan với móng gà chíp, phủ một lớp lông tơ trắng mịn.
b. Vừa so sánh, vừa nhân hóa lộc xoan đáng yêu như móng gà chíp bé xíu xinh
xinh.
c. Nhân hóa lộc xoan bé xíu xinh xinh như móng gà chíp.
d. So sánh lộc xoan như lớp lông tơ trắng mịn.
3. Vì sao tác giả cho rằng không thể có thứ nước hoa nào sánh với hương
xoan?
a. Cây xoan gắn bó với quê hương tác giả
b. Tác giả rất thích mùi hương hăng hăng của quả xoan.
c. Hương hoa xoan luôn gợi nhớ về tuổi thơ và quê hương.
d. Hoa xoan thơm ngan ngát, quả xoan tươi hăng hăng , không có một loại nước
hoa nào thơm như thế.
4. Trong bài văn em thích hình ảnh nào ? Nói rõ vì sao em thích hình ảnh
đó ?
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Điền từ trẻ hoặc già vào chỗ trống trong các thành ngữ, tục ngữ dưới đây.
……………..…. cậy cha, ……………..….cậy con.
……………..….được bát canh, ……………..…. được manh áo mới.
……………..…. trồng na, ……………..….trồng chuối.
Đi hỏi ……………..…. về nhà hỏi ……………..….
Bài 2. Đặt dấu phẩy vào mỗi câu dưới đây và cho biết tác dụng của dấu phẩy
trong câu:
a.Thánh Gióng vung roi sắt đến đâu bọn giặc chết như ngả rạ đến đấy.
Tác dụng của dấu phẩy:..........................................................................................
b.Khi dông bão dòng sông cuồn cuộn nổi sóng những con thuyền phải ghé vào
bến tránh gió.
Tác dụng của dấu phẩy:..........................................................................................
……………………………………………………………………………………
Bài 3. Phân tích cấu tạo trong mỗi câu sau.
a. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến mất.
.................................................................................................................................
b. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng vỗ nhẹ vào hai bên

bờ cát.

Bài 4. Cho đoạn văn sau:


Cô Hoa Gấy lựa lời nói với bạn:
- Bạn Cúc ơi, sao bạn không chịu khó đâm sâu xuống đất một tí nữa cho
chắc chắn, nhỡ gió bão...
Cúc bỏ chiếc gương xuống, bực dọc ngắt lời:
- Tôi lo thân tôi. Cậu giỏi giang cậu hãy làm cho cậu xinh đẹp hơn nữa đi!
a,Trong đoạn văn trên, dấu hai chấm có tác dụng:……..………………….
.................................................................................................................................
b,Trong đoạn văn trên, dấu gạch ngang có tác dụng………………………….
.................................................................................................................................

You might also like