You are on page 1of 24

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh quốc tế

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VẤN ĐỀ SỨC KHỎE CỦA


SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Môn: Logic học và phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học

Lớp: K59A

Nhóm: Nhóm thuyết trình về phương pháp thuyết trình hiệu quả

Lê Ánh Ngọc Linh (2011116431) Hoàng Thị Quỳnh Như (2011116505)

Lê Khánh Lâm (2011116424) Lê Nguyên Khánh (1801015373)

Lê Diệp Linh Nhi (2011116505) Hà Thị Thiên Lý (2011116450)

Phan Thị Thảo Hương (2011116400) Ngô Thị Thúy Nhi (2011116508)

Giảng viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Thị Xuân


THÀNH VIÊN NHÓM THUYẾT TRÌNH VỀ PHƯƠNG PHÁP

THUYẾT TRÌNH HIỆU QUẢ

STT Họ và tên Mã số sinh viên

1 Lê Ánh Ngọc Linh 2011116431

2 Lê Khánh Lâm 2011116424

3 Lê Diệp Linh Nhi 2011116505

4 Phan Thị Thảo Hương 2011116400

5 Hoàng Thị Quỳnh Như 2011116505

6 Lê Nguyên Khánh 1801015373

7 Hà Thị Thiên Lý 2011116450

8 Ngô Thị Thúy Nhi 2011116508


MỤC LỤC

1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1


2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................... 4
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ..................................................... 4
4.1 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 4
4.2 Phạm vi nghiên cứu........................................................................................ 4
5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 5
5.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết ................................................................ 5
5.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ................................................................ 5
5.2.1 Phương pháp nghiên cứu định lượng .................................................. 6
5.2.2 Phương pháp nghiên cứu định tính ..................................................... 6
6. Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................................... 7
6.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước .................................................. 7
6.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước ............................................... 10
7. Tính mới và tính đóng góp của đề tài ................................................................ 13
8. Kết cấu dự kiến của đề tài .................................................................................. 13
9. Danh mục tài liệu tham khảo ............................................................................. 16
10. Bảng khảo sát nghiên cứu .................................................................................. 18
1

1. Tính cấp thiết của vấn đề

Sức khoẻ là một yếu tố quan trọng đối với tất cả các cá thể sống, và con người cũng
không ngoại lệ. Theo WHO, sức khoẻ là "trạng thái toàn diện và thoải mái cả về thể
chất, tinh thần và xã hội, chứ không phải chỉ là không có bệnh tật hay tàn phế". Một
sức khỏe tốt có thể được định nghĩa là một sức khỏe đang trong tình trạng mà cả cơ thể
và trí óc đều hoạt động ổn định. Có rất nhiều ích lợi từ việc sở hữu một sức khỏe tốt
như kiểm soát trọng lượng cơ thể, cải thiện tâm trạng, chống lại bệnh tật, tăng năng
lượng, cải thiện tuổi thọ,... Trái lại, một cơ thể suy nhược dẫn đến sự mệt mỏi, thiếu
sức lực và bị ràng buộc về mặt tinh thần. Nguyên nhân chính đằng sau tình trạng sức
khỏe giảm sút là các loại bệnh tật, chế độ ăn không điều độ, thương tật, áp lực tinh
thần, lối sống thiếu lành mạnh,...

Tại Việt Nam, những năm trở lại đây, các chuyên gia cảnh báo tình trạng trẻ hóa
bệnh tật ở bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên đang ở mức báo động. Nhiều căn bệnh trước
đây chỉ gặp ở người cao tuổi thì hiện nay có xu hướng ngày càng xuất hiện phổ biến
hơn người trẻ đơn cử như: ung thư, béo phì, đột quỵ, rối loạn ăn uống,...Với ung thư,
Theo Giáo Sư – Tiến Sĩ Nguyễn Bá Đức, nguyên Giám đốc Bệnh viện Trung Ương,
Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, bệnh ung thư chủ yếu được ghi nhận ở người cao
tuổi. Số người mắc ung thư cao nhất trên thế giới vẫn ở độ tuổi từ 50 đến 60. Thế
nhưng, ở Việt Nam đang ghi nhận tình trạng một số bệnh ung thư trẻ hóa hơn so thế
giới. Điển hình là bệnh nhân ung thư vú được ghi nhận trẻ hơn so thế giới 5-10 tuổi.
Hay nói về căn bệnh béo phì, trong năm năm vừa qua (từ 2014- 2020), tỷ lệ người béo
phì tại Việt Nam đã tăng 33%, đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh đó,
vấn đề sức khỏe tâm lý, tâm thần cũng không ngoại lệ. Ước tính tại Việt Nam có ít nhất
3 triệu thanh, thiếu niên mắc phải các vấn đề này. Cụ thể, theo nghiên cứu của Quỹ Nhi
đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) năm 2020, khoảng 8% - 29% trẻ em đang trong độ
tuổi vị thành niên ở Việt Nam mắc các bệnh về sức khỏe tâm thần. Đặc biệt thế hệ trẻ
hiện nay còn là nạn nhân của "sát thủ giấu mặt" mang tên đột quỵ. Theo Phó Giáo sư,
2

Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), tỷ lệ
người trẻ và người trung niên chiếm khoảng 1/3 tổng số các trường hợp đột quỵ. Báo
Thời nay cũng cho biết thêm: “Trung tâm Đột quỵ não, Bệnh viện Trung Ương Quân
đội 108 đã tiếp nhận điều trị trường hợp đột quỵ não nhỏ tuổi nhất là 12 tuổi và nhiều
trường hợp khác trong độ tuổi thanh, thiếu niên. Từ đầu năm 2020 đến nay, tại đây đã
cấp cứu hơn 3.000 ca đột quỵ, trong đó bệnh nhân dưới 40 tuổi chiếm khoảng 17%”.
Tất cả các thống kê trên đã cho thấy tình trạng xuống cấp trầm trọng về sức khỏe của
giới trẻ Việt Nam hiện nay.

Đại diện là thành phố Hồ Chí Minh với dân số được dự đoán vào năm 2025 là 10
triệu người thì hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe là rất khó kiểm soát. Đặc biệt tình
hình môi trường tại đây hiện nay đang bị đe dọa một cách nghiêm trọng làm ảnh hưởng
tới sức khỏe con người. Đi kèm đó là sự lơ là trong việc thường xuyên theo dõi sức
khoẻ đã làm chất lượng sức khoẻ của người dân ở thành phố 10 triệu dân này ngày
càng giảm sút. Và một trong số những đối tượng ít chú trọng nhất đến vấn đề sức
khoẻ nhất chính là sinh viên. Lứa tuổi 17-22 nằm ở giai đoạn đầu tiên của thời kỳ
trưởng thành sau thời kỳ trẻ em và thanh thiếu niên. Cơ thể ở lứa tuổi này đa số ngừng
phát triển về kích thước nhưng quá trình thay đổi và tái tạo thế bào vẫn tiếp diễn không
ngừng để duy trì sự sống. Vì vậy sức khỏe vẫn luôn cần được chú trọng hơn bao giờ
hết, bởi lẽ đây chính là nguồn nhân lực tương lai của đất nước. Theo tổ chức đột quỵ
hoa kỳ năm 2019, số lượng bệnh nhân đột quỵ ở những người trẻ đã tăng hơn 44%
trong 10 năm gần đây, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi đang có xu hướng tăng lên, trung
bình khoảng 2% mỗi năm với những dấu hiệu như đau đầu, đau nửa đầu, đột nhiên tê
mỏi nửa người,... nhưng do chủ quan nên không có những biện pháp điều trị hiệu quả
kịp thời dẫn đến tình trạng não bộ bị tổn thương khó hồi phục hay để lại những di
chứng như đại tiểu tiện không tự chủ, méo miệng, tê liệt nửa người, nói khó. Có thể
thấy, cộng với lối sống thoải mái và buông thả đã hình thành nên một số thói quen xấu
dễ thấy làm giới trẻ hiện nay đang mắc kẹt trong tình trạng sinh hoạt không lành
mạnh, như việc thức khuya, ăn uống không đủ chất, bỏ bữa, lười vận động, tiếp xúc
quá nhiều với sóng bức xạ điện từ từ các thiết bị điện tử,... Chính những thói quen
3

không tốt nêu trên đã để lại hậu quả không tốt đến sức khoẻ người trẻ cũng như sinh
viên các trường Đại học.
Được đánh giá là một trong những trường Đại học đứng đầu quốc gia về đào tạo
các khối ngành kinh tế, trường Đại học Ngoại thương cơ sở II với hơn 4000 học viên
và sinh viên thuộc các loại hình đào tạo. Trường đã và đang áp dụng những phương
pháp mới, đẩy mạnh phát triển nghiên cứu khoa học, rèn luyện kỹ năng và lối sống
trong môi trường hiện đại. Là nơi có nhịp độ học tập và làm việc năng động với những
hoạt động rất phong phú, mang lại nhiều cơ hội cho sinh viên nhưng cũng đồng thời
tạo nên một khối lượng công việc rất lớn cần xử lý đòi hỏi năng lực tự học và quản lý
thời gian hiệu quả. Từ đây, do thời gian biểu dày đặc nên rất nhiều sinh viên bắt đầu có
lối sống ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe bản thân như thức đêm, ăn uống không khoa
học,... Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại, trường vẫn chưa có nghiên cứu chính thức
nào về vấn đề sức khỏe của sinh viên trong trường. Là những sinh viên đang theo học
tại trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II – những người cũng đang đứng trước nguy
cơ gặp phải những vấn đề về sức khỏe, chúng em nhận thấy việc việc tỉ lệ mắc các căn
bệnh lý ở người trẻ tăng cao là vấn đề lớn và mang tính cấp thiết, chúng đang buộc
chúng ta phải quan tâm hơn đến vấn đề sức khỏe của những thế hệ tương lai. Vì vậy,
nhóm 5 chúng em đã lựa chọn đề tài “CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VẤN ĐỀ
SỨC KHỎE CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II
TẠI TP.HCM” làm chủ đề nghiên cứu vì tính cấp bách và sự cần thiết cho Trường Đại
học Ngoại Thương cơ sở II hiện nay nhằm mục đích đưa ra cái nhìn tổng quan nhất về
tình trạng sức khỏe sinh viên tại đây, từ đó để xuất những giải pháp phù hợp nhằm
nâng cao nhận thức của họ về tầm quan trọng của sức khỏe.

2. Mục tiêu nghiên cứu


Với đề tài này, trên cơ sở thu thập, xử lí và phân tích các số liệu, nhóm đi sâu vào
tìm hiểu những vấn đề xoay quanh sức khỏe của sinh viên trường Đại học Ngoại
Thương cơ sở II Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đề ra các biện pháp để hỗ trợ sinh viên
trong vấn đề này. Để hoàn thiện các nghiên cứu, nhóm hướng những mục tiêu như sau:
4

- Khảo sát thái độ của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh về chăm sóc sức khỏe
bản thân.
- Xác định mối liên hệ giữa áp lực công việc và học tập đến giờ giấc sinh hoạt và
từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe nói chung.
- Xác định những yếu tố khách quan bên ngoài ảnh hưởng đến thái độ các bạn
sinh viên về vấn đề sức khỏe.
- Nâng cao nhận thức của sinh viên về mức độ nghiêm trọng của những thói quen
tiêu cực hằng ngày đến sức khỏe lâu dài của sinh viên.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu


- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sức khỏe của sinh viên.
- Thực trạng chăm sóc sức khỏe và việc xem nhẹ sức khỏe của chính bản thân
sinh viên.
- Xác định nguyên nhân khiến sinh viên không chú trọng vào việc chăm sóc sức
khỏe.
- Ảnh hưởng của việc xem nhẹ sức khỏe đến việc học hành, công việc và đời
sống của sinh viên.
- Đề xuất phương pháp giúp sinh viên có một sức khỏe tốt hơn thông qua nghiên
cứu, đồng thời nâng cao nhận thức về tình hình sức khỏe của chính mình.

4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu:


Các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe của viên trường Đại học Ngoại
thương Cơ sở II TP.HCM

4.2 Phạm vi nghiên cứu:


- Phạm vi thời gian: Hoàn thành công trình nghiên cứu trong vòng 2 tháng kể từ
ngày bắt đầu nghiên cứu, trong đó có 1 tháng để quan sát hành vi, thu thập dữ
liệu, từ đó tiến hành phân tích dựa trên kết quả thu thập được.
5

- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại trường Đại học Ngoại
thương Cơ sở II - Thành phố Hồ Chí Minh, dựa trên kết quả khảo sát 1500 sinh
viên đang theo học tại đây bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp (cá nhân hoặc
nhóm) và khảo sát online qua Google Forms qua các câu hỏi sau quá trình quan
sát, nghiên cứu, phân tích khách thể của nhóm.

5. Phương pháp nghiên cứu


Căn cứ vào mục đích và đối tượng nghiên cứu của đề tài, nhóm chúng em đã lựa
chọn và sử dụng một số phương pháp cụ thể như sau:

5.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết


Đầu tiên, để nắm khái quát và bổ sung các kiến thức cho vấn đề sắp nghiên cứu
chúng em tìm hiểu các cơ sở lý thuyết khác nhau về vấn đề sức khỏe bằng cách đọc các
tài liệu tham khảo liên quan đến chủ đề các nhân tố ảnh hưởng đến sức khỏe của người
trẻ tuổi. Tự đặt những câu hỏi để xác định rõ ràng mục đích đọc tài liệu, đánh giá sơ bộ
tài liệu cần đọc trước khi đi vào từng chi tiết và đọc lướt qua tài liệu để tìm các thông
tin chính xác, một mẩu trích dẫn, khái quát các yếu tố liên quan đến sức khỏe của sinh
viên. Từ đó, xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu.

5.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn


Nhóm đã tiến hành nghiên cứu thông qua những bước chính: Thu thập dữ liệu và
thông tin từ sinh viên trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II tại Thành phố Hồ Chí
Minh. Tiếp đến là tiến hành xử lý, phân tích và tổng hợp dữ liệu sơ cấp. Trong bước
tiến hành khảo sát thực tế, phương pháp phỏng vấn nhóm tập trung và phỏng vấn cá
nhân được sử dụng nhằm làm rõ nhận thức về vấn đề sức khỏe của sinh viên Ngoại
Thương; sau đó, phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi giúp thu thập dữ liệu phục vụ
cho nghiên cứu định lượng.
Từ những dữ liệu đã thu được, nhóm sẽ tiến hành phân tích các dữ liệu sơ cấp bằng
phần mềm Microsoft Excel 2019 và phân tích dữ liệu qua khảo sát được thực hiện
bằng phần mềm xử lý dữ liệu thống kê SPSS 21.0 của Window để tính tần số, tỉ lệ
6

phần trăm,... sau đó, đưa ra nhận xét và bản luận, đặc biệt là thực trạng nhận thức về
vấn đề sức khỏe của sinh viên Ngoại Thương. Cuối cùng là sử dụng phương pháp
nghiên cứu lý luận qua việc tiến hành đọc, phân tích, tổng hợp hóa các nguồn dữ liệu
đã có và những nguồn dữ liệu từ các bài nghiên cứu trong và ngoài nước giúp thu thập
thông tin phục vụ cho việc so sánh và đánh giá.

5.2.1 Phương pháp nghiên cứu định lượng


Để thu thập dữ liệu mẫu cho nghiên cứu, nhóm em điều tra phi thực nghiệm bằng
bảng khảo sát. Với mong muốn lượng hóa yếu tố quan hệ nhân quả giữa thói quen sinh
hoạt không lành mạnh đến sức khỏe tổng thể và thái độ của cộng đồng sinh viên tại
trường Ngoại Thương CSII tại TP Hồ Chí Minh. Đồng thời nhằm tăng độ chính xác
cho nghiên cứu khi không đủ nhân sự và thời gian để phỏng vấn một số lượng đối
tượng mục tiêu đủ để làm mẫu.

Bảng hỏi được thiết kế trên nền tảng Google Form, độ dài bảng hỏi dự định sẽ mất
khoảng 2-4 phút cho người tham gia. Đặt KPI cho mỗi thành viên là trên 30 người
tham gia điền khảo sát. Ngoài ra để tăng độ thu hút nhóm tụi em sẽ chuẩn bị một số tài
liệu (template ppt, tài liệu học tập, link đề cương,...) cho họ.

Nội dung bảng hỏi được định hướng sẽ sử dụng 2 biến số:

- Biến định lượng: Biểu thị được qua các con số qua các đơn vị đo chủ yếu là thời
gian (ví dụ: một ngày bạn ngủ bao nhiêu giờ) rồi sử dụng trung bình cộng hoặc
mốt để kết luận.
- Biến định tính: Biểu diễn bằng ký hiệu hoặc chữ và xếp vào các nhóm khác
nhau (ví dụ: Mức độ bận rộn của bạn là bao nhiêu).

5.2.2 Phương pháp nghiên cứu định tính


Nhằm tìm hiểu nhận thức, thái độ hành vi và thăm dò, tìm hiểu ý kiến của cộng
đồng sinh viên về vấn đề sức khỏe của mình. Nhóm em chọn hình thức phỏng vấn.
7

Để tối ưu hóa độ chính xác và tổng quát của vấn đề nghiên cứu chúng em tiến hành
phỏng vấn nhóm và phỏng vấn cá nhân các bạn sinh viên trường Đại học Ngoại thương
Cơ sở II tại TP.HCM.

6. Tổng quan tình hình nghiên cứu


6.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước
Trong những năm qua, ở Việt Nam cũng có những nghiên cứu về vấn đề sức khỏe
cho sinh viên trên nhiều phương diện. Những nghiên cứu tiêu biểu cho sinh viên gồm
có: Thực trạng nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh viên và khả năng đáp ứng hoạt động y
tế trường học tại Đại học Y Hà Nội năm 2009 - Nguyễn Thùy Linh, Nghiên cứu tình
trạng thể lực và dinh dưỡng của sinh viên mới vào của trường Đại học Huế năm 2004 -
Lê Đình Vấn, Thực trạng hành vi sức khỏe và nguy cơ trầm cảm của sinh viên năm thứ
hai tại Đại học Thương Mại năm 2014 - Nguyễn Hữu Hiếu và Trần Thị Thanh Hương,
Nhận thức của sinh viên về vấn đề trầm cảm năm 2012 - Trần Kim Trang, Thực trạng
và giải pháp nâng cao thể lực cho sinh viên Trường Đại học Quảng Bình năm 2017 -
Th.S Nguyễn Anh Tuấn. Các bài nghiên cứu nêu trên tập trung vào vấn đề sức khỏe
của sinh viên liên quan đến việc tự chăm sóc bản thân như ăn uống, tập thể dục, kiến
thức về y tế tại nơi học tập, ngoài ra còn nêu lên được tác nhân ảnh hưởng đến sức
khỏe là trầm cảm, rối loạn tâm lý. Các bài nghiên cứu cũng đã phân tích được các yếu
tố ảnh hưởng đến sức khỏe sinh viên, tuy nhiên chưa đi sâu vào các giải pháp giúp sinh
viên cải thiện sức khỏe cũng như chưa đưa ra lời cảnh báo về thực trạng sức khỏe của
sinh viên và chưa phân tích rõ các nguyên nhân khiến tình trạng sức khỏe của sinh viên
đang ngày càng đi xuống do nhiều lý do khác nhau, tác động này ảnh hưởng đến tác
động kia và dẫn đến tình trạng chung.
Theo điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam lần thứ II (SAVY
2), tỷ lệ thanh thiếu niên nói chung, sinh viên nói riêng sử dụng rượu bia, hút thuốc
ngày càng nhiều hơn, có một tỉ lệ không nhỏ trong số họ còn có lúc có cảm giác tự ti
(29,9%), có cảm giác thất vọng, chán chường về tương lai (14,3%) (Trích Điều tra
quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam (SAVY2) - Bộ Y tế năm 2010).
8

Theo nghiên cứu của Phạm Thị Huyền Trang về thực trạng Stress ở sinh viên Đại
học y Hà Nội năm 2013, có tới 63,6% sinh viên bị stress, các yếu tố ảnh hưởng liên
quan tới stress như vấn đề về học tập có trên 75%, căng thẳng, lo lắng chiếm 81%, mệt
mỏi, chán ăn khoảng 50 - 70%. Ngoài ra, tính theo năm học, sinh viên năm thứ III có tỷ
lệ stress cao nhất (72,6%). Nhóm triệu chứng về tinh thần, tình cảm của stress xuất
hiện ở sinh viên cao hơn các nhóm triệu chứng khác. (Trích Thực trạng Stress ở sinh
viên Đại học Y Hà Nội năm 2013. Tác giả: Vũ Khắc Lương và Phạm Thị Huyền
Trang).
Theo một cuộc khảo sát về tình trạng thức khuya của sinh viên nội trú ở đại học
Lao động xã hội CSII cho thấy số lượng sinh viên thức khuya là hơn 98,2%. Trong đó
thức khuya trong khoảng từ 23h-1h là cao nhất (72,1%). Có đến 65,4% sinh viên trả lời
“có” khi được hỏi “Có phải vì xu hướng chung là mọi người đều thức khuya nên bạn
thức chung không?”. 59% sinh viên trả lời nguyên nhân chính là do “thói quen” và
39,7% trả lời là do “bài vở quá nhiều”. Cụ thể là số sinh viên năm nhất ngủ trước 23h
chiếm 4,9%, từ 23h đến 1h là 65,9% ; từ 1h đến sáng là 29,3% đặc biệt số sinh viên
năm nhất ngủ trước cuối ngủ trước 23h chỉ chiếm 2,5%. Trong đó mục đích của sinh
viên thức khuya để học bài (26,2%); để giải trí (39,2%); trò chuyện và nhắn tin (37,5
%) và cao nhất là lên mạng chiếm 72,9%. Con số đáng báo động trên cho thấy một xu
hướng về nhận thức và hành vi đối với sức khỏe cá nhân đang xuống cấp trầm trọng.
Thói quen không lành mạnh trên sẽ giáng một đòn nặng nề đến sức khỏe của chính họ
sau này. Trong một nghiên cứu năm 2015 của Bộ y tế cho thấy người thức khuya có
lượng đường trong máu cao. Tăng đường huyết có thể dẫn đến tình trạng sức khỏe
khác như mệt mỏi, nhức đầu, bệnh tim mạch và tổn thương thận. Trên thực tế, các nhà
nghiên cứu nhận thấy rằng mỗi giờ ngủ thay đổi, bạn sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim lên
11%. Ngoài ra còn một số vấn đề khác. (Trích Thực trạng thức khuya của sinh viên tại
Đại học Lao động xã hội CSII năm 2015. Tác giả: Văn Đức)

Với cùng một trường đề tài, nghiên cứu về stress, lo âu, trầm cảm của sinh viên
năm cuối ngành dược tại Đồng Nai cho thấy sinh viên năm cuối ngành Dược phải
9

thường xuyên đối mặt với nhiều nguồn gây stress, căng thẳng, trầm cảm khác nhau,
dẫn đến chất lượng cuộc sống suy giảm và việc thực hành chuyên môn kém hiệu quả.
Mục đích của nghiên cứu này là nhằm xác định những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe
tinh thần của sinh viên đại học ngành Dược năm cuối trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong
năm học 2019-2020. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy 3 nhân tố tác động thuận chiều
đến stress, lo âu và trầm cảm của sinh viên gồm: học tập, gia đình, và dự định nghề
nghiệp; trong đó, yếu tố học tập có ảnh hưởng lớn nhất. (Trích Các yếu tố ảnh hưởng
đến stress, lo âu, trầm cảm của sinh viên năm cuối ngành dược tại Đồng Nai năm
2019. Tác giả: Nguyễn Thanh Trúc và Nguyễn Thị Bích Tuyền)

Nhìn chung các vấn đề nghiên cứu trong nước trước đây tập trung vào việc phân
tích nguyên nhân và nêu ra được thực trạng sức khỏe sinh viên giảm sút do những
nguyên nhân khách quan và chủ quan, có thể thấy các nghiên cứu trên đã có những kết
quả nhất định. Tuy nhiên cho đến nay rất ít bài nghiên cứu tập trung vào nhận thức của
sinh viên trong việc bảo vệ sức khỏe của mình, chưa có hướng giải pháp giúp sinh viên
nâng cao nhận thức, tránh việc lơ là, thiếu sự quan tâm đến vấn đề sức khỏe và cũng
chưa đi sâu vào việc đưa ra những hậu quả của việc không chú ý đến sức khỏe một
cách hệ thống, tập trung và chặt chẽ nhằm cải thiện được tình trạng trên. Vì sinh viên
vừa phải trang bị một vốn kiến thức khổng lồ để hình thành nên những kỹ năng nghề
nghiệp, lại vừa phải trải nghiệm thực tế và tham gia các hoạt động, các cuộc thi giúp
cải thiện kỹ năng mềm, các kỹ năng cần thiết để phát triển. Những yếu tố đó vô hình
chung đã tạo nên một áp lực không nhỏ tác động mạnh đến sức khỏe tinh thần và tâm
sinh lý của sinh viên. Vì lý do nêu trên, nhóm chúng em tiến hành thực hiện đề tài
“CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VẤN ĐỀ SỨC KHỎE CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH” - đây là đề tài mang tính cấp thiết nhất định giúp các bạn sinh viên Đại học
Ngoại thương có nhận thức đúng đắn và hướng giải quyết cho những vấn đề sức khỏe
đang gặp phải nhằm phục vụ nhu cầu học tập, làm việc và ngày một phát triển bản
thân.
10

6.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước


Ở những năm gần đây, những báo cáo về sự “xuống dốc” của sức khỏe sinh viên
luôn là đề tài tâm điểm của các phương tiện thông tin đại chúng và các kênh, trang thời
sự thế giới. Bài báo “Students Adopt Unhealthy Lifestyles During College Years” từ tờ
The Outlook đã làm rõ rằng hiện tượng sức khỏe sinh viên giảm sút do năm nhân tố
chính ảnh hưởng: lựa chọn thực phẩm thiếu chất dinh dưỡng hoặc chứa các chất có hại
cho cơ thể, thiếu vận động, sử dụng chất kích thích và thuốc phiện, nghiện rượu và
thiếu ngủ và đã đưa ra các lời khuyên và các kế hoạch để có một lối sống lành mạnh
hơn. Tuy nhiên, bài nghiên cứu này chưa đưa ra các ảnh hưởng của các yếu tố, thói
quen xấu đối với sức khỏe của sinh viên, thêm vào đó vẫn chưa có số liệu để có thể
thuyết phục người đọc để thay đổi lối sống của mình. Đối với cường độ học tập và làm
việc hiện nay, dưới nhiều áp lực từ cá nhân, gia đình và xã hội, sinh viên hiếm khi thật
sự coi trọng sức khỏe bản thân, dẫn đến một sự đi xuống trong sinh hoạt và trong đời
sống xã hội. Với tỉ lệ bệnh ngày càng gia tăng, sức khỏe sinh viên đang là một vấn đề
đáng báo động, cần đến những nghiên cứu có quy mô lớn để tìm ra nguyên nhân cũng
như giải pháp cho tình trạng trên.

Đối với những ảnh hưởng của thói quen xấu lên sức khỏe sinh viên, bài nghiên
cứu “Bad habits and their impact on students’ health” được đăng tải vào 11/2020 của
tác giả người Phần Lan Wiadomości lekarskie đã nhấn mạnh những thói hư tật xấu của
sinh viên các cơ sở giáo dục đại học và ảnh hưởng của chúng đến sức khoẻ. Nghiên
cứu được thực hiện tại Đại học Quốc gia Polissia và Đại học Bang Zhytomyr Ivan
Franko vào năm 2014-2019, 647 sinh viên thuộc các chuyên ngành khác nhau trong độ
tuổi từ 17 đến 23 đã được phỏng vấn. Nghiên cứu cho thấy 32,4% học sinh nam và
14,9% học sinh nữ hút thuốc. Nghiên cứu xác định rằng 2,7% cả nam và nữ sinh viên
năm nhất uống rượu hầu như mỗi ngày. Bên cạnh đó, nghiên cứu chỉ ra rằng một số
sinh viên có sử dụng ma túy. Sinh viên biết rằng hút thuốc lá, rượu bia và ma túy là có
hại nhưng không thể hoặc không muốn bỏ những thói quen xấu này. Nghiên cứu xác
định rằng môi trường của sinh viên không thuận lợi cho việc xây dựng lối sống lành
11

mạnh; nó góp phần lây lan những thói hư tật xấu, những hậu quả mà sinh viên chưa
nhận thức được đầy đủ. Nhiều sinh viên không có nhu cầu chăm sóc sức khỏe của bản
thân.

Nghiên cứu trên có những ưu điểm như đã cung cấp những số liệu cụ thể cho từng
đối tượng nghiên cứu (thói quen uống rượu, hút thuốc lá, sử dụng ma túy,...) và có thời
gian nghiên cứu lâu (từ năm 2014-2019) nhằm hỗ trợ phân tích và quan sát sự biến
động. Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn chưa tập trung nhiều vào ảnh hưởng của các thói
quen xấu lên sức khỏe và đời sống sinh viên, đồng thời vẫn chưa đề xuất những giải
pháp khắc phục cụ thể cho thực trạng này.

Về mặt sức khỏe tinh thần, bài nghiên cứu “Mental disorders among college
students in the World Health Organization World Mental Health Surveys” nhấn mạnh
về sức khỏe tâm thần của sinh viên xuất bản năm 2016 của Báo Đại học Cambridge đã
sử dụng bản khảo sát về sức khỏe tâm thần của Tổ chức Y tế Thế giới để quan sát tình
trạng bất ổn về tâm lý trong việc học đại học, từ đó rút ra những nhân tố gây ra tình
trạng trên bằng cách so sánh một nhóm 4178 người bao gồm sinh viên đại học và
những người không phải sinh viên đại học ở cùng một nhóm tuổi (từ 18 – 22 tuổi),
khảo sát được thực hiện ở 21 quốc gia ( bao gồm các nước có thu nhập thấp, thu nhập
trung bình và thu nhập cao).
Kết quả của nghiên cứu trên đã chỉ ra được những số liệu cụ thể cho những vấn đề
về tâm lý như chứng rối loạn trầm cảm (DSM-IV/CIDI disorders), từ đó đưa ra được
nguyên nhân chính là do áp lực trước khi trúng tuyển vào đại học (pre-matriculation
onsets) và hậu trúng tuyển vào đại học (post-matriculation onsets) đồng thời chỉ ra số
người đã được điều trị tâm lý cho các vấn đề trên. Mặc dù quy mô khảo sát tương đối
lớn (21 quốc gia và khoảng 4 nghìn người tham gia khảo sát) và đưa ra kết quả tương
đối chính xác, tuy nhiên nghiên cứu trên chưa đưa ra giải pháp cụ thể. Dù vậy, những
con số trên có thể hỗ trợ cho những nghiên cứu sau này.
12

Về mặt kết quả học tập, “An analysis into university students’ bad lifestyle habits
and their effect on academic achievement” - một nghiên cứu khác thực hiện bởi
Mamoon M. Alaraja , Hisham W. Kayalb , Essam Banoqitahc được đăng tải tháng
8/2020 đã tập trung vào phân tích những thói quen sống xấu của sinh viên đại học. Sử
dụng các số liệu năm 2018, bài nghiên cứu chú trọng sâu hơn về cách mà chúng ảnh
hưởng đến kết quả học tập của sinh viên và để hiểu rõ hơn về nguyên nhân sinh viên
tiếp tục thực hiện những thói quen xấu đó. Mục đích chính của nghiên cứu này nhằm
tăng nhận thức của sinh viên về những khía cạnh rất quan trọng trong cuộc sống mà họ
thường bỏ qua. Một bảng hỏi gồm 16 câu hỏi đã được thực hiện và được phát ngẫu
nhiên cho 50 sinh viên. Dựa vào hiểu biết của sinh viên, thói quen sống tệ nhất mà hầu
hết sinh viên trải qua là thiếu ngủ, học suốt đêm, sử dụng quá nhiều mạng xã hội và trì
hoãn bài tập. Hầu hết sinh viên tin rằng những thói quen này đã trực tiếp hoặc gián tiếp
dẫn đến các hệ lụy như mất tập trung trên giảng đường, thiếu cẩn trọng trong việc làm
bài tập, chưa chuẩn bị sẵn sàng cho thi cử và tình trạng mệt mỏi kéo dài. Khi nghiên
cứu sâu về nguyên nhân lớn nhất đứng sau việc tiếp tục thực hiện những thói quen xấu
trên, hầu hết sinh viên đồng ý rằng việc thiếu tính tự giác, lười biếng và xem nhẹ lối
sống đã dẫn đến hiện tượng này.

Các bài nghiên cứu được thực hiện một cách chi tiết, có mục đích rõ ràng, mở
rộng chủ đề triệt để bằng nhiều vấn đề đưa ra những thói quen xấu ảnh hưởng đến đời
sống học tập của sinh viên, các ảnh hưởng của chúng, nguyên nhân chính khiến sinh
viên tiếp tục thực hiện những thói quen kể trên và cách họ loại bỏ chúng. Điểm nổi bật
của nghiên cứu này là tương đối chi tiết, đưa ra số liệu khảo sát cụ thể và được biểu
diễn dưới dạng biểu đồ cho tất cả những vấn đề kể trên, tuy nhiên chưa phân tích sâu.
Ngoài ra, nghiên cứu cung cấp một phần kết luận với đầy đủ ý, tập trung nhấn mạnh
vào thực trạng và nguyên nhân, đồng thời gợi ý giải pháp cho từng vấn đề một. Khuyết
điểm lớn nhất của nghiên cứu này là phạm vi nghiên cứu còn nhỏ (khảo sát trên 50 sinh
viên đại học), khó đưa ra được kết luận bao quát và khó được sử dụng cho những
nghiên cứu sau.
13

7. Tính mới và tính đóng góp của đề tài

Các cuộc nghiên cứu trong nước và ngoài nước chủ yếu hoặc là nghiên cứu về các
nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của sinh viên hoặc nghiên cứu sự ảnh
hưởng từ các nguyên nhân trên, các số liệu hoặc quá cũ hoặc quá tổng quát, vẫn chưa
có cuộc nghiên cứu nào đặt vấn đề sức khỏe của sinh viên lên hàng đầu và đưa ra các
số liệu cho thấy sự xuống cấp trầm trọng của sức khỏe sinh viên hiện nay. Từ tổng
quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước, nhóm tác giả nhận thấy đề tài có những
tính mới và tính đóng góp như sau:
Thứ nhất, đề tài là nghiên cứu thực nghiệm đầu tiên về các nhân tố ảnh hưởng đến
sức khỏe của sinh viên trường Đại học Ngoại Thương cơ sở 2.
Thứ hai, nhóm nghiên cứu sử dụng bảng hỏi trực tiếp và trực tuyến, tạo sự tiếp
cận rộng và sâu hơn đối với đối tượng được khảo sát trong thời đại công nghệ số. Đây
cũng là cơ hội cho nhóm nghiên cứu tìm hiểu, nghiên cứu kỹ càng và sâu hơn về
nguyên nhân sâu xa của các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến sinh viên
Đại học Ngoại thương cơ sở II, nâng cao hiểu biết của bản thân và trên hết là của cộng
đồng.
Thứ ba, thông qua kết quả nghiên cứu, các thống kê chính xác, được cập nhật mới
nhất và những nhận định khách quan góp phần giúp cho sinh viên Trường Đại học
Ngoại thương cơ sở II nâng cao được nhận thức về những nhân tố ảnh hưởng sức khỏe
,các tác động và hệ lụy của nó đến bản thân. Bên cạnh đó nhóm khai thác sâu các
hướng giải pháp giúp sinh viên chú ý quan tâm hơn đến các vấn đề sức khỏe và làm thế
nào để có thể giảm thiểu hay loại bỏ những nhân tố xấu đấy.

8. Kết cấu dự kiến của đề tài


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
1.4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
14

1.5. Phương pháp nghiên cứu


1.6. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.6.1 Tổng quan tình hình trong nước
1.6.2. Tổng quan tình hình ngoài nước
1.7. Tính mới và đóng góp của đề tài
1.7.1. Đóng góp về lý luận
1.7.2. Đóng góp về thực tiễn

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ SỨC KHỎE CỦA SINH VIÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II TẠI TP.HCM
2.1. Sức khỏe đối với sinh viên
2.1.1. Khái niệm về sức khỏe
2.1.2. Vai trò của sức khỏe đối với sinh viên
2.2. Một số khái niệm liên quan
2.3. Thực trạng về vấn đề sức khỏe hiện nay của sinh viên Đại học Ngoại
thương Cơ sở II TP.HCM
2.3.1. Tình hình kinh tế của sinh viên Đại học Ngoại thương Cơ sở II tại
TP.HCM về việc tự chăm sóc sức khỏe bản thân
2.3.2. Tình hình sức khỏe hiện nay của sinh viên Đại học Ngoại thương
Cơ sở II tại TP.HCM

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Quy trình nghiên cứu
3.2. Mô hình nghiên cứu
3.2.1. Mô hình nghiên cứu đề nghị
3.2.2. Thiết lập dạng hàm nghiên cứu
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Nghiên cứu định tính
3.3.1.1. Lý do, mục tiêu và phương pháp
15

3.3.1.2. Quy trình thực hiện nghiên cứu định tính


3.3.1.3. Kết quả
3.3.2. Nghiên cứu định lượng
3.3.2.1. Lý do, mục tiêu và phương pháp
3.3.2.2. Quy trình thực hiện nghiên cứu định tính
3.3.2.3. Kết quả
3.4. Thiết kế bảng khảo sát và thang đo các biến số
3.4.1. Thiết kế bảng khảo sát
3.4.2. Thiết kế thang đo các biến số
3.4.2.1. Biến phụ thuộc
3.4.2.2. Biến độc lập
3.5. Thu thập dữ liệu từ bảng khảo sát
3.5.1. Nghiên cứu sơ bộ
3.5.2. Nghiên cứu chính thức
3.6. Phương pháp phân tích số liệu
3.6.1. Phân tích hồi quy
3.6.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha
3.6.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA
3.6.4. Mô hình logic
3.6.5. Phương pháp xử lý số liệu

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


4.1. Phân tích thống kê mô tả
4.2. Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha
4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA
4.4. Hồi quy đa biến bằng mô hình logic

CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN


5.1. Giải pháp
16

5.1.1. Nâng cao nhận thức về việc tự chăm sóc sức khỏe và tài chính hiệu
quả cho sinh viên
5.1.2. Nâng cao sức khỏe của sinh viên thông qua nhiều hoạt động trong
và ngoài trường học
5.1.3. Đầu tư, nâng cấp và mở rộng ứng dụng của đề tài nghiên cứu
5.2. Kết luận

PHỤ LỤC: DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ BẢNG KHẢO
SÁT
9. Danh mục tài liệu tham khảo

[1]. Báo Nhân Dân (2019), Xu hướng người bệnh trẻ hóa

[2]. Bộ Y tế (2010), Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam
(SAVY2)

[3]. Tuệ Anh (2020), Những hiểu biết sai lầm về bệnh đột quỵ

[4]. Văn Đức (2015), Thực trạng thức khuya của sinh viên tại Đại học Lao động xã
hội CSII

[5]. Nguyễn Hữu Hiếu và Trần Thị Thanh Hương (2014), Thực trạng hành vi sức
khỏe và nguy cơ trầm cảm của sinh viên năm thứ hai tại Đại học Thương Mại

[6]. Nguyễn Thùy Linh (2009), Thực trạng nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh viên và

khả năng đáp ứng hoạt động y tế trường học tại Đại học Y Hà Nội

[7]. Vũ Khắc Lương và Phạm Thị Huyền Trang (2013), Thực trạng Stress ở sinh
viên Đại học Y Hà Nội

[8]. Hà Phượng (2018), Hơn 3 triệu thanh thiếu niên Việt Nam bị rối loạn tâm thần

[9]. Trần Kim Trang (2012), Nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm
17

[10]. Nguyễn Thanh Trúc và Nguyễn Thị Bích Tuyền (2019), Các yếu tố ảnh
hưởng đến stress, lo âu, trầm cảm của sinh viên năm cuối ngành dược tại Đồng Nai

[1]. Th.S Nguyễn Anh Tuấn (2017), Thực trạng và giải pháp nâng cao thể lực cho
sinh viên Trường Đại học Quảng Bình

[12]. Lê Đình Vấn (2004), Nghiên cứu tình trạng thể lực và dinh dưỡng của sinh
viên mới vào của trường Đại học Huế

[13] Mamoon M. Alaraja , Hisham W. Kayalb và Essam Banoqitahc (2020), bài


nghiên cứu An analysis into university students’ bad lifestyle habits and their effect on
academic achievement

[14]. The Outlook (2012), bài báo Students Adopt Unhealthy Lifestyles During
College Years

[15] Wiadomości Lekarskie (2020), bài nghiên cứu Bad habits and their impact on
student’s health

[16] Nhóm tác giả (2016), bài nghiên cứu Mental disorders among college students
in the World Health Organization World Mental Health Surveys của Báo Đại học
Cambridge

10. Bảng khảo sát nghiên cứu

KHẢO SÁT VỀ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGOẠI
THƯƠNG CƠ SỞ II TẠI TP.HCM

Kính chào các bạn/anh/chị, chúng tôi đang thực hiện một cuộc khảo sát về tình hình
sức khỏe của sinh viên Đại học Ngoại thương Cơ sở II tại TP.HCM. Hôm nay chúng
tôi đến đây để tham khảo ý kiến của các bạn/anh/chị nhằm hướng đến mục đích cuộc
khảo sát này là thu thập những số liệu chính xác để tìm hiểu một phần cuộc sống của
18

sinh viên Ngoại thương, trên cơ sở đó nhằm nâng cao nhận thức và cải thiện sức khỏe
sinh viên. Mỗi câu trả lời của bạn/anh/chị sẽ không những là động lực giúp chúng tôi
thực hiện và làm sáng tỏ đề tài nghiên cứu mà còn góp một phần không nhỏ vào công
cuộc nghiên cứu giúp chúng tôi có định hướng rõ ràng hơn cho sinh viên Đại học
Ngoại thương Cơ sở II tại TP.HCM trong việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng
của sức khỏe hiện nay.

1*. Anh/chị là sinh viên năm mấy?

o Năm nhất
o Năm hai
o Năm ba
o Năm cuối

2*. Vấn đề ưu tiên nhất của anh/chị là gì? (Có thể chọn nhiều hơn một đáp án)

o Sức khỏe
o Gia đình
o Học tập
o Bạn bè
o Khác: ...........................................................................................................
3*. Anh/chị cảm thấy tình hình sức khỏe của mình hiện tại như thế nào?
o Rất tốt
o Tốt
o Vẫn ổn
o Không ổn
o Khác: ...........................................................................................................
4*. Anh/chị có thường xuyên thức khuya không?
o Có
o Không
5. Nguyên nhân khiến anh/chị thức khuya là gì? (Nếu có)
19

o Học bài
o Chạy tasks
o Mạng xã hội
o Giải trí (Xem phim, chơi game,…)
o Lí do khác: ................................................................................................

6*. Trong một tuần, anh/chị có thường xuyên bỏ bữa hay không?
o Có
o Không
7. Nguyên nhân khiến anh/chị bỏ bữa là gì? (Nếu có)
o Không có thời gian ăn
o Biếng ăn
o Không biết nấu ăn
o Stress
o Lí do khác: ................................................................................................
8*. Anh/ chị có thường xuyên ăn thức ăn nhanh không?
o Có
o Không
9*. Anh/chị thường tiếp xúc với các thiết bị điện tử bao nhiêu tiếng/ngày?
o Dưới 1 tiếng
o Từ 1-2 tiếng
o Từ 2-3 tiếng
o Trên 3 tiếng
10*. Anh/chị có thường tắm vào khoảng mấy giờ?
o Trước 22h đêm
o Sau 22h đêm
11*. Anh/chị có đang cảm thấy bản thân stress, lo âu quá mức không?
o Có
o Không
20

12*. Anh/chị có thường xuyên tham gia các hoạt động thể chất không?
o Có
o Không
13*. Anh/chị có thường xuyên đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để khám sức khỏe
định kỳ không?
o Có
o Không

Trả lời từ câu 14 đến câu 16 bằng cách đánh giá mức độ hài lòng của anh/chị về các
tình hình sức khỏe bản thân.
(1 – Rất không hài lòng; 2 – Không hài lòng; 3 – Bình thường; 4 – Hài lòng; 5 – Rất
hài lòng)
14*. Anh/chị tự đánh giá tình trạng sức khỏe bản thân đang ở mức nào?
1 2 3 4 5
15*. Đánh giá mức độ quan tâm của anh/chị về sức khỏe bản thân ở thời điểm hiện tại.
1 2 3 4 5
16*. Đánh giá của anh/chị về dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tuyên truyền các hoạt động
thể chất tại trường học và địa phương.
1 2 3 4 5

17. Anh/chị nghĩ như thế nào về việc thay đổi thói quen để có một sức khỏe tốt hơn?
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của các bạn/anh/chị đã cung cấp những thông
tin quý giá cho khảo sát của chúng tôi/em!
21

You might also like