You are on page 1of 58

Tập huấn Khảo nghiệm Phân bón

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH


ĐỊA ĐIỂM VÀ LOẠI ĐẤT KHẢO NGHIỆM

Hà Nội, 5/2018
Mục đích
 Cung cấp thông tin, kiến thức, cơ sở khi xác định địa
điểm, lựa chọn loại đất bố trí khảo nghiệm;

 Đề xuất các chỉ tiêu đánh giá, phương pháp thu thập số
liệu về đất khi xây dựng đề cương khảo nghiệm.
Nội dung
 Phân loại đất ở Việt Nam;

 Tính chất và sử dụng các loại đất chính;

 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng đất;

 Phương pháp lấy mẫu và phân tích đất.


Phân loại đất ở Việt Nam
Phân loại đất là gì?

 Phân loại đất là hệ thống những đơn vị


phân chia đất theo nhóm ra những hạng
bậc khác nhau (kiểu, kiểu phụ, loại,
dạng…) trong sự cộng cách, tương hỗ
của chúng trong hệ thống phân loại.

 Phân loại đất là phân loại lớp phủ thổ


nhưỡng (classification of soil cover)
khác với phân hạng đánh giá đất đai
(land evaluation).
Các hệ thống PLĐ đang áp dụng ở Việt Nam:
 Hệ PLĐ của Liên Bang Nga:
Nguyên tắc: Theo khuynh hướng phát sinh học đất (địa lý phát sinh, yếu tố phát sinh, quá trình
hình thành và phát triển của đất).
Cấp phân vị: Lớp (Klass)  Lớp phụ (Podklass)  Nhóm (Gruppa)  Nhóm phụ (Podgruppa)
 Loại (Tip)  Loại phụ (Podtip)  Họ (Rod)  Chủng (Vid)  Biến chủng (Raznovidnost) 
Cấp (Razriez)  Dạng (Forma).

 Hệ PLĐ của Bộ Nông nghiệp Mỹ USDA-Soil Taxonomy:


Nguyên tắc: Theo khuynh hướng dựa vào tính chất đất, kinh nghiệm sử dụng đất và năng suất
cây trồng.
Cấp phân vị: Bộ (Order)  Bộ phụ (Suborder)  Nhóm lớn (Great Group)  Nhóm phụ
(Subgroup)  Họ (Family)  Biểu loại (Serie).

 Hệ PLĐ của FAO:


Nguyên tắc: Kết hợp cả hai khuynh hướng, áp dụng theo cấp phân vị.
Cấp phân vị: Nhóm đất chính (Major Soil Grouppings)  Đơn vị đất (Soil Units)  Đơn vị đất
phụ (Soil subunits).
Tương quan giữa các hệ phân loại đất

Liên Bang Nga FAO - UNESCO USDA-Soil Taxonomy


Loại Nhóm đất chính Bộ và Bộ phụ
(Typ) (Major Soil Groupings) (Order and Suborder)
Loại phụ Đơn vị đất Nhóm lớn
(Podtyp) (Soil Units) (Great Groups)
Thuộc Đơn vị đất phụ Nhóm phụ
(Rod) (Soil Subunits) (Subgroups)

Chủng và Biến chủng Dưới đơn vị đất phụ Họ và Biểu loại


(Vid, Raznovidnosti) (Lower Levels) (Family and Series)
Phân loại đất của Liên Bang Nga (4)
 Hệ thống hóa trong phân loại đất theo trường phái phát sinh học:
 Nội dung của công tác hệ thống hóa đất là định ra những đơn vị phân loại
theo thứ tự nhất định

 Hệ thống phân loại của Nga (Liên Xô cũ) gồm có 8 cấp cơ bản:
1. Lớp (Klass).
2. Lớp phụ (Podklass).
3. Loại (Typ).
4. Loại phụ (Podtyp).
5. Thuộc (Rod).
6. Chủng (Vid).
7. Biến chủng (Raznovidnosti).
8. Bậc (Razriad).
Phân loại đất của Liên Bang Nga (5)

 Loại đất:
 Loại đất là đơn vị phân loại cơ bản trong hệ thống phân loại đất hiện đại, nó thể hiện
đầy đủ các đặc điểm phát sinh học đất. Mỗi loại đất phát sinh phải được phát triển
trong cùng một điều kiện sinh vật khí hậu, thủy văn và có những biểu hiện đặc trưng
cho quá trình hình thành đất cơ bản.
 Những đất khác nhau được xếp cùng một loại phải có:
 Cùng cách xâm nhập, tích lũy chất hữu cơ và quá trình biến đổi chất hữu cơ.
 Cùng quá trình phân hủy và tổng hợp các chất khoáng và chất hữu cơ khoáng.
 Có cùng đặc điểm di chuyển và tích lũy vật chất.
 Có những nét chung về cấu tạo phẫu diện đất.
 Có cùng biện pháp nâng cao và bảo vệ độ phì nhiêu của đất.
Phân loại đất của Liên Bang Nga (6)

 Loại phụ:
 Loại phụ nằm trong giới hạn của loại đất và khác nhau về mức độ thể hiện
chất lượng của quá trình hình thành đất cơ bản.
 Loại phụ chỉ giai đoạn phát triển khác nhau về chất lượng của một loại đất. Ví
dụ, trong loại đất feralit vàng đỏ không có tầng rửa trôi và tích tụ (đất trẻ) có
tầng rửa trôi và tích tụ (đất trưởng thành) và có tầng đá ong (đất già).
 Khi phân chia các loại phụ đồng thời cần chú ý tới những quá trình liên quan
với điều kiện tự nhiên.
 Trong loại phụ thì các biện pháp nâng cao và bảo vệ độ phì nhiêu của đất phải
đồng nhất hơn so với loại đất.
Phân loại đất của Liên Bang Nga (7)
 Thuộc đất:
 Thuộc đất là đơn vị phân loại nằm trong phạm vi loại phụ.
 Dựa vào đá mẹ mẫu chất là chủ yếu hoặc thành phần nước ngầm để phân biệt giữa
thuộc đất này và thuộc đất khác.
 Những sự khác nhau này chủ yếu do điều kiện địa phương tạo nên.
 Có thể dựa vào một số đặc điểm khác để phân chia thuộc đất như: pH, độ bạc
mầu…
 Chủng đất:
 Chủng đất nằm trong giới hạn của thuộc đất.
 Tiêu chuẩn để phân chia chủng đất là mức độ của quá trình hình thành đất như:
mức độ mặn, mức độ glây, độ dày mỏng của tầng đất mặt.
 Biến chủng đất:
 Biến chủng nằm trong phạm vi chủng đất.
 Chúng được phân biệt do sự khác nhau về thành phần cơ giới của tầng đất mặt
hoặc mức độ lẫn sỏi đá.
Phân loại đất của Liên Bang Nga (8)

 Đặt tên đất (danh pháp của đất): Đặt tên đất phải đảm bảo đầy đủ hai yêu cầu
 Tính khoa học, chính xác, và
 Tính đại chúng phổ thông.
 Đặt tên cho Loại đất:
 Có thể dựa vào màu sắc đất ở tầng mặt để biểu thị đặc điểm quá trình hình
thành đất bên trong hoặc thành phần tính chất của đất, hoặc lớp phủ thực vật
và khí hậu…
 Đặt tên cho Loại phụ:
 Thường dùng các thuật ngữ bao hàm các nghĩa sau: Đặc trưng cho quá trình
bổ sung. Chỉ sự thay đổi màu sắc so với loại đất điển hình. Chỉ vị trí địa lý của
loại phụ trong đới đất.
Phân loại đất của Liên Bang Nga (9)

 Đặt tên cho Thuộc đất: Thường dùng các thuật ngữ bao hàm các nội dung
 Tính chất đặc trưng của đất.
 Chỉ đá mẹ.
 Đặt tên cho Chủng đất: Thường dùng các thuật ngữ có nội dung
 Số lượng: Ví dụ mùn nhiều, ít, trung bình.
 Chỉ mức độ dày mỏng của tầng đất mặt hoặc toàn bộ phẫu diện.
 Chỉ mức độ yếu, mạnh của hiện tượng hình thành đất, như xói mòn, glây...
 Đặt tên cho Chủng phụ (Biến chủng):
 Thường dùng các tiêu chuẩn như thành phần cơ giới, cấu trúc hoặc mức độ
đá lẫn trong đất.
Phân loại đất của Liên Bang Nga (10)

 Tên gọi đầy đủ của đất bắt đầu từ tên gọi của loại, đến loại phụ, thuộc,
chủng, biến chủng.

 Ví dụ:
Đất feralit vàng đỏ (loại),
không glây, phẫu diện đồng nhất (loại phụ),
phát triển trên đá macma trung tính hoặc kiềm (thuộc),
tầng đất dày (chủng),
thành phần cơ giới sét nặng (biến chủng).
Phân loại đất ở Việt Nam
1. Tổng diện tích tự nhiên: 33.115.040 ha

2. Đất sản xuất nông nghiệp: 9.420.300 ha

3. Phân loại đất ở Việt Nam (theo hệ PLĐ của LB


Nga), gồm: 13 nhóm đất và 33 đơn vị đất

4. Có 7 vùng sinh thái nông nghiệp: Trung du


miền núi phía Bắc; Đồng bằng sông Hồng;
Duyên hải Bắc Trung Bộ; Duyên hải Nam
Trung Bộ; Tây Nguyên; Đông Nam Bộ; Đồng
bằng sông Cửu Long.
Diện tích và phân bố các loại đất chính ở Việt Nam
Diện tích
Nhóm đất Phân bố
(triệu ha)
1. Đất cát 0,6 Vùng duyên hải Trung Bộ
2. Đất mặn 1,0 Vùng ven biển ĐB SH và ĐB SCL
3. Đất phèn 1,8 ĐB SH và ĐB SCL
4. Đất lầy và than bùn 0,5 ĐB SH và ĐB SCL
5. Đất phù sa 3,4 Lưu vực các sông
6. Đất xám bạc màu 1,8 Trung du phía Bắc và Đông Nam Bộ
7. Đất xám nâu vùng bán khô hạn 0,03 Duyên hải Nam Trung Bộ
8. Đất đen nhiệt đới 0,1 Vùng miền núi phía Bắc và miền Trung
9. Đất đỏ vàng feralít 17,6 Vùng miền núi
10. Đất mùn vàng đỏ trên núi 3,3 Vùng miền núi
11. Đất mùn trên núi cao ND Vùng núi cao
12. Đất Pôtzôn ND Vùng miền núi Tây Bắc Bộ
13. Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá 0,5 Vùng miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, miền Trung

ND: Không xác định được diện tích trên bản đồ đất Việt Nam, tỷ lệ 1/1.000.000
Tỷ lệ các loại đất chính ở Việt Nam

Đất phù sa 10%

Đất cát 2%
Đất mặn 3%
Đất xám bạc màu 6%

Đất phèn 6%
53% Đất đỏ vàng feralít

Đất mùn vàng đỏ trên núi 10%

Đất khác 10%


Bản chú dẫn dùng cho bản đồ đất toàn quốc tỷ lệ 1/1.000.000

I. Nhóm đất cát biển:


1- Đất cồn cát trắng vàng.
2- Đất cồn cát đỏ.
3- Đất cát biển.
II. Nhóm đất mặn:
4- Đất mặn sú, vẹt, đước.
5- Đất mặn nhiều.
6- Đất mặn trung bình và ít.
7- Đất mặn kiềm.
III. Nhóm đất phèn:
8- Đất phèn nhiều.
9- Đất phèn trung bình và ít.
IV. Nhóm đất lầy và than bùn:
10- Đất lầy.
11- Đất than bùn.
Bản chú dẫn dùng cho bản đồ đất toàn quốc tỷ lệ 1/1.000.000

V. Nhóm đất phù sa:


12- Đất phù sa hệ thống sông Hồng.
13- Đất phù sa hệ thống sông Cửu Long.
14- Đất phù sa hệ thống các sông khác.
VI. Nhóm đất xám bạc màu:
15- Đất xám bạc màu trên phù sa cổ.
16- Đất xám bạc màu gơlây trên phù sa cổ.
17- Đất xám bạc màu trên sản phẩm phong hóa của đá macma axit và đá cát.
VII. Nhóm đất xám nâu (vùng bán khô hạn):
18- Đất xám nâu.
VIII. Nhóm đất đen nhiệt đới:
19- Đất đen nhiệt đới.
Bản chú dẫn dùng cho bản đồ đất toàn quốc tỷ lệ 1/1.000.000

IX. Nhóm đất đỏ vàng (Feralit):


(Phân bố ở độ cao: Miền Bắc: 25-700, 900 m; Miền Nam: 50-900, 1.000 m;
và trên các cao nguyên khoảng 1.500 m trở xuống)
20- Đất nâu tím trên đá macma bazơ và trung tính.
21- Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính.
22- Đất nâu vàng trên đá macma bazơ và trung tính.
23- Đất nâu đỏ trên đá vôi.
24- Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất.
25- Đất vàng đỏ trên đá macma axit.
26- Đất vàng nhạt trên đá cát.
27- Đất nâu vàng trên phù sa cổ.
X. Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi:
(Phân bố ở độ cao: Miền Bắc: 700, 900-2.000 m; Miền Nam: 1.000-2.000 m)
28- Đất mùn vàng đỏ trên núi.
XI. Nhóm đất mùn trên núi cao (Từ 2.000 m trở lên):
29- Đất mùn trên núi cao.
XII. Nhóm đất Pôtzôn:
30- Đất Pôtzôn.
XIII. Nhóm đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá:
31- Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá.
Tính chất và tình hình sử dụng một
số loại đất chính ở Việt Nam
Đất cát biển

Một số tính chất (tầng mặt):


1. Thành phần cơ giới nhẹ, tỷ lệ cát > 80%
2. Đất ít chua đến trung tính, pH KCl: 5,5-6,5
3. Hữu cơ thấp: 0,5-1,0% OC
4. Đạm nghèo: 0,05-0,07% N
5. Lân nghèo: 0,03-0,05% P2O5; 2-3 mg P2O5 /100 g đất
6. Kali nghèo: 0,2-0,4% K2O; 2-4 mg K2O/100 g đất
7. CEC thấp: 5-7 me/ 100 g đất
8. BS: 30-40%
Đất cát biển

Đất cồn cát trắng vàng Đất cồn cát đỏ Đất cát biển
Đất mặn
Một số tính chất (tầng mặt):
1. EC > 4 mmhos
2. Tổng số muối tan > 1%
3. Thành phần cơ giới sét pha limon, tỷ lệ sét 40-50%
4. Đất ít chua đến trung tính, pH KCl: 5,5-6,5
5. Hữu cơ trung bình: 1,1-2,0% OC
6. Đạm trung bình: 0,09-0,12% N
7. Lân trung bình: 0,08-0,13% P2O5; 8-10 mg P2O5 /100 g đất
8. Kali giầu: 1,7-2,1% K2O; 20-45 mg K2O/100 g đất
9. CEC trung bình: 10-20 me/ 100 g đất
10. BS: 60-70%
Đất mặn

Đất mặn sú, vẹt, đước Đất mặn nhiều Đất mặn trung bình và ít Đất mặn kiềm
Đất phèn

Một số tính chất (tầng mặt):


1. Hàm lượng SO3 tổng số > 1,75%
2. Thành phần cơ giới sét pha limon, tỷ lệ sét 40-50%
3. Đất rất chua, pH KCl: 3,0-4,5
4. Hữu cơ trung bình: 1,1-2,0% OC
5. Đạm trung bình đến giầu: 0,10-0,24% N
6. Lân nghèo: 0,03-0,08% P2O5; 2-4 mg P2O5 /100 g đất
7. Kali trung bình: 1,4-1,7% K2O; 10-20 mg K2O/100 g đất
8. CEC trung bình: 13-23 me/ 100 g đất
9. BS < 40%
Đất phèn

Đất phèn tiềm tàng Đất phèn hoạt động


Đất phù sa

Một số tính chất (tầng mặt):


1. Thành phần cơ giới thịt, tỷ lệ cấp hạt thịt 40-65%
2. Đất chua, pH KCl: 4,5-6,0
3. Hữu cơ trung bình đến khá: 1,0-3,0% OC
4. Đạm trung bình đến giầu: 0,12-0,32% N
5. Lân trung bình: 0,05-0,15% P2O5; 4-8 mg P2O5 /100 g đất
6. Kali trung bình khá: 1,5-2,2% K2O; 5-25 mg K2O/100 g đất
7. CEC trung bình khá: 8-25 me/ 100 g đất
8. BS > 40%
Đất phù sa

Đất PS của hệ thống sông Hồng Đất PS của hệ thống sông CL Đất PS của hệ thống sông Lam
Đất xám bạc màu

Một số tính chất (tầng mặt):


1. Thành phần cơ giới thịt pha cát đến thịt, tỷ lệ sét 8-20%
2. Đất chua nhiều, pH KCl: 4,0-5,0
3. Hữu cơ thấp: 0,8-1,1% OC
4. Đạm nghèo: 0,04-0,08% N
5. Lân nghèo: 0,03-0,06% P2O5; 4-5 mg P2O5 /100 g đất
6. Kali nghèo: 0,2-0,4% K2O; 5-6 mg K2O/100 g đất
7. CEC thấp: 4-7 me/ 100 g đất
8. BS: 43-58%
Đất xám bạc màu

Đất xám bạc màu trên phù sa cổ Đất xám bạc màu trên sản phẩm
phong hóa của đá macma axit
Đất đỏ vàng feralít

Một số tính chất (tầng mặt):


1. Thành phần cơ giới thịt pha cát sét pha limon
2. Đất chua nhiều, pH KCl: 4,0-5,0
3. Hữu cơ: 0,5-3,5% OC
4. Đạm trung bình khá: 0,16-0,25% N
5. Lân tổng số cao, lân dễ tiêu trung bình: 0,2-0,3% P2O5;
5-7 mg P2O5 /100 g đất
6. Kali tổng số nghèo, kali dễ tiêu trung bình: 0,5-0,7%
K2O; 10-15 mg K2O/100 g đất
7. CEC trung bình: 12-15 me/ 100 g đất
8. BS < 40%
Đất đỏ vàng feralít

Đất nâu đỏ trên đá bazan Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất Đất đỏ vàng trên đá granít
Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng đất
Chỉ tiêu đánh giá chất lượng đất
1. Chỉ tiêu vật lý:
Thành phần cơ giới; cấu trúc đất; đoàn lạp bền; dung trọng; tỷ trọng; độ xốp; độ
chặt; độ ẩm đất; khả năng giữ ẩm; tốc độ thấm…
2. Chỉ tiêu hóa học:
Thành phần khoáng vật; Chất hữu cơ đất; Dung tích hấp thu (CEC); Hóa học và
các nguyên tố dinh dinh dưỡng trong đất (N, P, K; nguyên tố trung và vi lượng Ca,
Mg, S, Si, Fe, Mn, Co, Zn, Cu, B, Mo…); Các quá trình đặc thù trong đất (pH H2O,
pH KCl, độ chua thủy phân; Eh, Eok; tổng số muối tan, EC, Cl-; SO4-2, Fe2+, Fe3+,
Al3+; SiO2/R2O3)…
3. Chỉ tiêu sinh học:
Tổng số vi sinh vật, vi sinh vật có ích, vi vinh vật gây bệnh, hoạt động vi sinh vật;
nấm; tuyến trùng; động vật đất…
4. Chỉ tiêu độ phì nhiêu của đất:
Độ chua (pH H2O, pH KCl); Chất hữu cơ (OC); N tổng số; P tổng số và dễ tiêu; K
tổng số và dễ tiêu; CEC.
Đánh giá các chỉ tiêu độ phì nhiêu đất
Thành phần cơ giới
Thành phần cơ giới
Tỷ lệ các cấp hạt (%)
Loại đất
Sét Thịt Cát
0 - 10 0 - 15 85 - 100 1. Cát
0 - 15 0 - 30 70 - 90 2. Cát pha thịt
0 - 20 0 - 50 45 - 85 3. Thịt pha cát
8 - 28 28 - 50 22 - 52 4. Thịt
0 - 28 50 - 80 0 - 50 5. Thịt pha limon
0 - 12 80 - 100 0 - 20 6. Limon
20 - 35 0 - 28 45 - 80 7. Thịt pha sét và cát
28 - 40 40 - 72 0 - 20 8. Thịt pha sét và limon
28 - 40 15 - 52 20 - 45 9. Thịt pha sét
40 - 60 40 - 60 0 - 20 10. Sét pha limon
35 - 55 0 - 20 45 - 65 11. Sét pha cát
40 - 100 0 - 40 0 - 45 12. Sét
Độ chua
+ pHH2O: + pHKCl:

Giá trị Thang đánh giá Giá trị Đánh giá


< 4,0 Rất chua < 4,5 Rất chua
4,0 - 4,9 Chua nhiều 4,6 - 5,0 Chua vừa
5,0 - 5,4 Chua 5,1 - 5,5 Chua nhẹ
5,5 - 5,9 Hơi chua 5,6 - 6,0 Gần trung tính
6,0 - 7,5 Trung tính > 6,0 Trung tính
7,6 - 8,4 Hơi kiềm
8,5 - 9,4 Kiềm
> 9,5 Kiềm mạnh

(nguồn: FAO-UNESCO) (nguồn: Sổ tay phân tích - ĐHTH Hà Nội)


Chất hữu cơ

Tầng mặt 0 - 20 cm Đất đồng bằng

Giá trị OC (%) Thang đánh giá Giá trị OC (%) Thang đánh giá
< 0,4 Rất thấp <1 Nghèo
0,5 - 0,9 Thấp 1,0 - 2,0 Trung bình
1,0 - 1,9 Trung bình > 2,0 Giầu
2,0 - 5,0 Cao
> 5,0 Rất cao

(nguồn: FAO-UNESCO) (nguồn: Đất Việt Nam - Hội KH Đất)


Hàm lượng đạm tổng số (N)

Giá trị N (%) Thang đánh giá


< 0,1 Đất nghèo N
0,1 - 0,2 Đất trung bình
> 0,2 Đất giàu N

(nguồn: Đất Việt Nam - Hội KH Đất)


Hàm lượng lân (P)

Tổng số Dễ tiêu

P2O5 (%) P2O5 (mg/100g đất) Đánh giá


< 0,06 <5 Đất nghèo P
0,06 - 0,10 5,0 - 10,0 Đất trung bình
> 0,10 > 10,0 Đất giàu P

(nguồn: Đất Việt Nam - Hội KH Đất)


Hàm lượng kali (K)

Tổng số Dễ tiêu

K2O (%) K2O (mg/100g đất) Đánh giá


< 1,0 < 10,0 Đất nghèo K
1,0 - 2,0 10,0 - 20,0 Đất trung bình
> 2,0 > 20,0 Đất giàu K

(nguồn: Đất Việt Nam - Hội KH Đất)


Dung tích hấp thu (CEC)

Giá trị CEC pH7 (cmol(+)/kg đất) Thang đánh giá


< 4,0 Rất thấp
4,0 - 9,9 Thấp
10,0 - 19,9 Trung bình
20,0 - 39,9 Cao
> 40,0 Rất cao
Tính chất lý học một số loại đất
Độ ẩm cây Thành phần cơ giới (%)
TT Loại đất Tỷ trọng Dung trọng Độ xốp (%) SCAĐR
héo Cát Limon Sét
1 Đất cát biển 2,6 - 2,7 1,25 - 1,34 ~50 18 - 26 2-3 80 - 85 10 - 15 1,5 - 6,0
2 Đất mặn 2,5 - 2,6 1,0 - 1,4 48 - 62 33,0 - 34,5 7,4 - 7,8 22 - 30 40 - 45 40 - 48
3 Đất phèn 2,4 - 2,6 0,9 - 1,2 58 - 60 38,5 17,3 25 - 30 40 - 45 25 - 30
4 Đất phù sa hệ thống sông Hồng 2,5 - 2,8 0,8 - 1,2 60 - 64 38,5 - 45,6 11,0 - 24,0 14 - 21 54 - 57 21 - 31
5 Đất phù sa hệ thống sông Thái Bình 2,5 - 2,6 0,9 - 1,3 ~50 33 - 35 7,0 - 8,5 8,5 - 10 54 - 58 33 - 38
6 Đất phù sa úng nước 2,6 - 2,7 0,9 - 1,25 55 - 66 36 - 39 11 - 12 2-3 62 - 67 30 - 36
7 Đất xám bạc màu 2,6 - 2,7 1,4 - 1,5 40 - 47 24 - 27 7-8 22 - 24 62 - 64 10 - 12
8 Đất nâu đỏ trên bazan 2,5 - 2,6 0,9 - 1,1 58 - 60 50 - 55 24 - 26 12 - 15 13 - 21 67 - 72
9 Đất đỏ nâu trên đá vôi 2,7 - 2,8 0,95 - 0,97 64 - 65 34 - 40 24 - 25 17 - 19 33 - 35 47 - 48
10 Đất vàng đỏ trên macma axit 2,5 - 2,6 1,0 - 1,1 54 - 56 - - 25 - 30 40 - 43 30 - 32
11 Đất đỏ vàng trên đá sét, biến chất 2,6 - 2,7 1,4 - 1,5 43 - 45 25,5 - 27,5 14,1 - 14,8 21,1 52,7 26,2
12 Đất vàng nhạt trên đá cát 2,6 - 2,7 1,5 - 1,6 39 - 43 20,3 - 25,7 8,5 - 10,7 70 - 72 20 - 22 8 - 10
13 Đất nâu vàng trên phù sa cổ 2,5 - 2,6 1,4 - 1,6 < 40 30 - 32 13,2 - 14,2 35 - 37 40 - 45 20 - 25
14 Đất mùn vàng đỏ trên núi 2,7 - 2,8 0,7 - 0,8 68 - 75 - - 13 - 19 57 - 58 25 - 30

Nguồn: Đỗ Đình Thuận


Tính chất hóa học một số loại đất
Dễ tiêu Độ no
Tổng số (%) Trao đổi (lđl/100 g đất)
TT Loại đất (mg/100g đ) bazơ
Hữu cơ N P2O5 K2O P2O5 K2O Ca2+ Mg2+ DTHT (%)
1 Đất cát biển 0,5-1,0 0,05-0,07 0,03-0,05 0,2-0,4 3-5 2-4 1,3-1,7 0,9-1,2 3-7 40
2 Đất mặn 1,1-2,5 0,09-0,12 0,08-0,13 1,7-2,1 8-10 30-45 5,6-8,7 7,0-11,5 12-20 60-70
3 Đất phèn 1,3-2,6 0,10-0,24 0,03-0,08 1,4-1,7 2,5-3,5 10-20 3,1-6,2 2,8-7,3 13-23 < 40
4 Đất phù sa hệ thống sông Hồng 1,2-1,8 0,12-0,26 0,08-0,13 1,7-2,2 12-15 15-25 7,1-15,4 1,8-5,7 14-25 80-85
5 Đất phù sa hệ thống sông Cửu Long 1,5-2,9 0,15-0,32 0,09-0,13 1,6-2,0 5-7 15-20 4,2-9,4 3,5-9,6 12-18 65-80
6 Đất phù sa hệ thống sông Thái Bình 0,9-1,4 0,07-0,12 0,05-0,10 1,4-1,7 4-6 5-8 3,8-5,2 2,3-3,9 8-14 65-75
7 Đất phù sa úng nước 1,3-3,0 0,11-0,29 0,04-0,08 1,6-2,1 3-5 8-10 4-5 1,7-3,5 10-18 ~50
8 Đất xám bạc màu 0,8-1,1 0,04-0,08 0,03-0,06 0,2-0,4 4-5 5-6 0,8-3,6 0,3-2,0 4-7 43-58
9 Đất nâu đỏ trên bazan 3,0-3,5 0,16-0,25 0,2-0,3 0,5-0,7 5-7 10-15 0,8-1,5 0,7-1,2 12-15 37-40
10 Đất đỏ nâu trên đá vôi 2,5-4,2 0,1-0,3 0,1-0,2 0,8-1,0 5-10 10-15 7-10 5-8 24-26 58-65
11 Đất vàng đỏ trên macma axit 1,5-3,0 0,1-0,2 0,03-0,06 1,8-2,0 5-7 10-15 3,5-4,0 3,2-3,8 9-15 40-50
12 Đất đỏ vàng trên đá sét, biến chất 1,8-2,6 0,1-0,2 0,03-0,05 0,2-0,3 1-1,2 1-5 1,2-2,0 1,2-1,6 14-16 45-48
13 Đất vàng nhạt trên đá cát 1,0-1,2 0,1-0,15 0,04-0,06 0,5-0,7 1-1,1 1-4 1,2-1,5 1,0-1,5 10-12 42-43
14 Đất nâu vàng trên phù sa cổ 1,0-2,0 0,1-0,16 0,04-0,06 0,7-0,8 2-5 3-7 1,3-2,0 1,1-1,5 12-16 43-50

Nguồn: Đỗ Đình Thuận


Phương pháp lấy mẫu và
phân tích đất
Nguyên tắc chung của lấy mẫu đất

(1) Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu là khâu cơ bản quyết định cho sự
đúng đắn của phân tích đất, và (2) Chỉ tiêu phân tích khác nhau thì
yêu cầu lấy mẫu và xử lý mẫu khác nhau

 Mẫu phân tích phải điển hình, đại diện cho đối tượng nghiên cứu
 Mẫu phải được xử lý đồng nhất và phù hợp với các chỉ tiêu phân tích
Công tác chuẩn bị lấy mẫu đất
1. Tài liệu;
2. Nhân lực;
3. Chuẩn bị các loại dụng cụ, thiết bị:
 Lấy mẫu;
 Đựng mẫu;
 Đóng gói;
 Vận chuyển;
 Bảo hộ lao động.
4. Phương tiện đi lại;
5. Kinh phí.
Lấy mẫu đất
1. Mẫu đất là mẫu hỗn hợp, lấy được bằng cách trộn đều nhiều mẫu
riêng biệt lấy từ nhiều vị trí khác nhau trên vùng đất mà mẫu đó
đại diện.
2. Lấy mẫu đất vào mùa khô trước khi bón phân để trồng trọt hoặc
sau khi thu hoạch.
3. Mẫu đất lấy ở độ sâu canh tác, tùy theo đặc điểm cây trồng, độ sâu
bón phân và yêu cầu nghiên cứu để quy định độ sâu lấy mẫu thích
hợp.
4. Mỗi mẫu đất hỗn hợp gồm từ 15-25 mẫu đất riêng biệt trộn đều với
nhau. Các mẫu riêng biệt được trộn đều với nhau, lấy mẫu hỗn hợp
có khối lượng khoảng 1 kg.
Lấy mẫu đất
5. Các mẫu đất được lấy trên vùng đất đại diện theo quy tắc “đường
chéo” hoặc quy tắc “đường dích dắc” nhằm phân bố đều vị trí các
mẫu trên vùng đất.

Theo phương pháp đường chéo Theo phương pháp đường dích dắc
Lấy mẫu đất

6. Không lấy mẫu đất ở các vị trí đặc biệt như nơi đổ phân gia súc,
phân vô cơ, vôi…. và những vị trí gần bờ.
7. Mật độ mẫu đất hỗn hợp phụ thuộc vào địa hình, đặc điểm đất
đai, đặc điểm cây trồng và yêu cầu nghiên cứu.
8. Lấy mẫu đất bằng khoan, xẻng … Đảm bảo đúng độ sâu, đủ khối
lượng và khối đất đồng đều ở toàn độ sâu lấy mẫu.
Xử lý, đóng gói mẫu đất ngoài đồng
1. Mẫu đất được gói bằng giấy (nếu khô), bằng túi vải. Mỗi mẫu đất đều phải
có nhãn ghi rõ:
 Số hiệu hoặc ký hiệu của mẫu;
 Địa điểm lấy mẫu (nông trường, trạm trại, HTX, thôn, xã…);
 Vị trí lấy mẫu (cánh đồng, đồi, thửa…);
 Độ sâu lấy mẫu;
 Ngày, tháng, năm lấy mẫu;
 Tên họ người lấy mẫu;
 Cơ quan lấy mẫu;

2. Các mẫu đất lấy ở đồng ruộng về phải được hong khô ngay trong phòng
thoáng hoặc bóng râm. Sau đó đóng gói cẩn thận. Những mẫu đất lấy để
phân tích các yếu tố cần có cách xử lý riêng sẽ được quy định trong thủ tục
phân tích.
Lấy mẫu đất

 Tầng đất > 40 cm, lấy ít nhất 2 mẫu đơn;


 Mẫu hỗn hợp không ít hơn 1 kg;
 Tránh nhiễm bẩn mẫu phân tích VSV và vi rút; mẫu không ít hơn 100 g.
Lấy mẫu đất

Trộn mẫu

1. Bảo quản mẫu;


2. Ghi các thông tin cần thiết;
3. Mẫu phân tích VSV bảo quản trong bình vô trùng;
4. Mẫu phân tích ngay hoặc bảo quản thích hợp;
5. Không làm thay đổi cấu trúc mẫu đất khi vận chuyển.
Phương pháp phân tích đất
1. Thành phần cấp hạt (TCVN 8567-2010): Đất được xử lý bằng oxy già
(H2O2) 30 - 35% để loại chất hữu cơ. Khuếch tán keo bằng Natri
Hexametaphotphat/Natri các bonat, lắc đất để qua đêm. Sét và thịt được
tách ra khỏi cát bằng cách lọc qua rây ướt (50 m) và xác định bằng phương
pháp pipét. Cát được tách bằng rây khô;

2. pH (TCVN 5979-2007): Đo bằng pH-meter trong huyền phù theo tỷ lệ


đất: dung dịch là 1:2,5 (nước cất hoặc KCl 1M tùy theo xác định pHH2O hoặc
pHKCl);

3. Các bon hữu cơ tổng số (TCVN 8941-2011) (OC%): Phương pháp Walkley-
Black: Tác động chất hữu cơ với hỗn hợp Kali Bicromat (K2Cr2O7) N/3 trong
Axit Sunfuric (H2SO4) 25N và chuẩn độ Bicromat dư bằng muối Mohr
(Ferrous Sulphate) với chỉ thị màu BDS (Barium Diphenylamine
Sulphonate);
Phương pháp phân tích đất
4. Đạm tổng số (TCVN 6489-1999) (N%): Phương pháp Kenđan (Kjeldahl):
Phá hủy mẫu bằng Axit Sunfuric, chuyển N hữu cơ về dạng Sunphat Amon -
(NH4)2SO4, cho kiềm tác động chuyển về dạng NH3 và được thu vào dung
dịch Axit Boric, chuẩn độ với axit tiêu chuẩn (HCl 0,01N);

5. Lân tổng số (TCVN 8940-2011) (P2O5%): Sử dụng Axit Pecloric cùng


H2SO4 phân hủy và hòa tan các hợp chất phốtpho trong đất; xác định hàm
lượng lân bằng phương pháp trắc quang (Spectrophotometer);

6. Lân dễ tiêu (TCVN 8942-2011) (P2O5mg/100 g đất): Sử dụng phương


pháp Phương pháp Bray II: Chiết rút P bằng dung dịch NH4F 0,03M/HCl
0,1M; so màu ở trên máy chiết quang chọn lọc ở bước sóng 882 nm;
Phương pháp phân tích đất
7. Kali tổng số (TCVN 4053-1985) (K2O%): Phân hủy và hòa tan mẫu bằng
hỗn hợp HF và HClO4 theo M. Jackson; xác định hàm lượng K trong dung
dịch bằng quang kế ngọn lửa (Flamephotometer);

8. Kali dễ tiêu (TCVN 8662-2011) (K2O mg/100 g đất): Tương tự các phương
pháp chiết rút mẫu phân tích Lân dễ tiêu; dịch chiết được đốt trên máy
quang kế ngọn lửa AES- Kính lọc K768 nm;

9. Dung lượng trao đổi cation (CEC) trong đất và trong sét (TCVN 8568-
2010) (cmol(+)/kg đất hoặc me/100 g đất): Trao đổi bằng NH4OAc (Amôn
Axêtat) ở pH = 7, rửa bằng cồn 80%, trao đổi NH4 bằng KCl 1M, pH = 2,5.
Xác định NH4 trong dung dịch theo Kjeldahl, hấp thu NH3 bằng HBO3,
chuẩn độ bằng HCl 0,01 N.
Câu hỏi và thảo luận!

You might also like