You are on page 1of 29

Kiểm chứng lý thuyết khu vực tiền tệ tối ưu


Trường hợp lựa chọn chế độ tỷ giá cho Việt nam

Lê Hồng Giang†

Ngày 7 tháng 9 năm 2006

Tóm tắt nội dung

Bài viết này thực hiện việc kiểm chứng thực nghiệm bốn tiêu chí của lý thuyết Khu
vực tiền tệ tối ưu (Optimum Currency Area – OCA): tính cứng nhắc danh nghĩa,
tính cứng nhắc thực, mức độ mở cửa, và tính bất cân xứng của các cú sốc bên ngoài.
Bài viết này sử dụng phương pháp mô phỏng để kiểm chứng, với lập luận rằng các
nghiên cứu khác sử dụng phương pháp kiểm chứng kinh tế lượng có thể bị sai lệch
vì hai nguyên nhân thiết kế sai mô hình kinh tế lượng và bỏ qua đặc điểm nội sinh
của vấn đề nghiên cứu. Bài viết cũng trình bày một ứng dụng của phương pháp mô
phỏng này để phân tích các cơ chế tỷ giá hối đoái khác nhau cho Việt Nam.

Thuật ngữ then chốt: OCA, Chế độ tỷ giá, CGE


Bài viết này được chuẩn bị cho buổi thuyết trình tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright,
TPHCM, Việt nam. Một phiên bản trước đó của bài viết này đã được trình bày tại Đại học Quốc gia
Australia, tháng 9 năm 2005.

Giảng viên, FETP. Email: gianglh@fetp.vnn.vn, Tel: 84-8-9325103
1 Giới thiệu
Từ sau bài nghiên cứu đột phá của Mundell (1961), lý thuyết Khu vực Tiền tệ Tối ưu
(Optimum Currency Area – OCA) đã trở thành một lý thuyết chính để: (i) đánh giá khả
năng tồn tại của một khu vực tiền tệ chung cho một nhóm nước và (ii) chọn một cơ chế
tỷ giá hối đoái tối ưu cho một quốc gia cụ thể. Lý thuyết này thiết lập một số tiêu chí cho
một khu vực với nhiều quốc gia khác nhau có thể trở thành một OCA. Trong OCA đó các
quốc gia tốt nhất là dùng chung một đồng tiền do một cơ quan tiền tệ duy nhất quản lý,
và đồng tiền đó cần được thả nổi đối với đồng tiền của các OCA khác. Sau Mundell (1961),
nhiều tác giả khác đã đóng góp thêm nhiều phát triển cho lý thuyết OCA. Trên phương
diện lý thuyết, McKinnon (1963), Kenen (1969), Vaubel (1976), Sala-i Martin & Sachs
(1991), Masson & Taylor (1993), Bayoumi (1994), Ricci (1997), Alesina & Barro (2000)
đã đề xuất thêm một số tiêu chí cho OCA và xây dựng một số mô hình toán để minh họa
lý thuyết. Trên phương diện thực nghiệm, Bayoumi & Eichengreen (1996), Bayoumi &
Mauro (1999), Velasco (2000), de Brouwer (2001), Wyplosz (2001) cùng nhiều người khác
đã vận dụng lý thuyết OCA cho châu Âu và Đông Á để đánh giá khả năng tồn tại của
một đồng tiền chung trong các khu vực này hay các hình thức tỷ giá hối đoái khác cho
từng nước hay nhóm nước trong khu vực.
Trong số các nghiên cứu thực nghiệm về lý thuyết OCA, một số tác giả đã kiểm chứng các
tiêu chí OCA bằng phương pháp kinh tế lượng (Heller 1978, Holden, Holden & Suss 1979,
Savvides 1990, Rizzo 1998, Berger, Sturm & de Haan 2000, von Hagen & Zhou 2002). Tất
cả các nghiên cứu này đều sử dụng số liệu của nhiều quốc gia khác nhau để chạy hồi qui
các cơ chế tỷ giá hối đoái hiện tại theo các biến số kinh tế khác. Mặc dù các nghiên cứu
này rất chặt chẽ về mặt số liệu và kỹ thuật tính toán, chúng đều mắc phải hai vấn đề về
phương pháp luận. Thứ nhất, khi đặt biến cơ chế tỷ giá hối đoái vào vế trái của các mô
hình kinh tế lượng, các tác giả này giả định rằng việc chọn lựa cơ chế tỷ giá hối đoái là
một biến nội sinh được xác định theo các yếu tố kinh tế khác. Trên thực tế có một quan
điểm (Goodhard 1995) cho rằng cơ chế tỷ giá hối đoái hoàn toàn được xác định bên ngoài
phạm vi tính toán về mặt kinh tế, mà chỉ bởi các yếu tố khác như chính trị trong trường
hợp của Liên minh Tiền tệ châu Âu (EMU). Ngay cả nếu không quá cực đoan như vậy,
hầu hết các nhà kinh tế học cũng sẽ đồng ý rằng việc chọn lựa cơ chế tỷ giá hối đoái là
một quyết định chính sách có tính ngoại sinh. Cho dù các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng
đến quyết định chọn lựa cơ chế tỷ giá hối đoái, người ta cần phải xây dựng một lý thuyết
về hành vi của những người đưa ra quyết định để nội sinh hóa việc chọn lựa cơ chế tỷ giá
(để có thể để nó sang vế trái của mô hình).
Thứ hai, vì OCA là một lý thuyết chuẩn tắc, những yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến việc
chọn lựa cơ chế tỷ giá hối đoái về mặt lý thuyết phải là các yếu tố có trước khi cơ chế
tỷ giá hối đoái được xác lập. Trong khi đó, toàn bộ số liệu sử dụng trong các nghiên cứu
thực nghiệm hiện thời đều là số liệu sau khi cơ chế tỷ giá đã được thực hiện. Tạm gác qua
một bên khả năng các nhà hoạch định chính sách có thể chọn lựa một cơ chế sai lầm, mà
điều này xem ra rất có thể đúng bởi khủng hoảng tỷ giá hối đoái khá phổ biến trên thế
giới, rõ ràng một cơ chế tỷ giá nếu được chọn sẽ ảnh hưởng đến môi trường kinh tế và các
biến số kinh tế quan sát được. Đây là vấn đề nội sinh mà Frankel & Rose (1998) đã chỉ

1
ra và nó sẽ làm giảm đáng kể sức mạnh của các phép kiểm chứng kinh tế lượng. Người ta
có thể cố gắng cứu vãn vấn đề này bằng cách sử dụng số liệu ngay trước khi chuyển đổi
cơ chế tại mỗi nước. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ có một khó khăn khác; đó là khoảng
thời gian giữa các lần chuyển đổi cơ chế khác nhau tại các nước khác nhau có thể quá
xa đến mức việc so sánh số liệu của các nước khác nhau ở các thời điểm khác nhau trở
nên vô nghĩa. Thêm vào đó, một số nghiên cứu đặt ra vấn đề về “nỗi e sợ thả nổi” (Calvo
& Reinhart 2000), cho rằng ở nhiều nước mặc dù cơ chế tỷ giá được tuyên bố là thả nổi
nhưng thực tế vẫn là cố định. Những mô hình kinh tế lượng sử dụng các định nghĩa về
cơ chế tỷ giá chính thức so với thực tế có thể dẫn đến khác biệt lớn cho các kết quả kiểm
chứng. Đáng tiếc là chưa có sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu về định nghĩa nào nên
được sử dụng.
Để tránh những vấn đề này trong việc kiểm chứng lý thuyết OCA, bài viết này đề suất
một phương pháp luận khác và sử dụng số liệu thực tế từ Việt Nam để thực hiện phép
kiểm chứng. Ngoài mối quan tâm riêng của tác giả đối với nền kinh tế Việt Nam, đất nước
này còn có một số đặc điểm kinh tế giúp cho việc kiểm chứng lý thuyết OCA trở nên dễ
dàng hơn. Thứ nhất, Việt Nam có tính cứng nhắc danh nghĩa và tính cứng nhắc thực cao
vì đất nước đang trên đường chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường. Thứ
hai, đó là một nền kinh tế rất nhỏ và mở cửa trong một khu vực năng động nhất của thế
giới. Vì thế, cơ chế tỷ giá hối đoái sẽ rất quan trọng đối với thành quả kinh tế của Việt
Nam. Cho dù bài viết này hướng tới Việt Nam một cách cụ thể, nhưng phương pháp luận
sử dụng ở đây có thể được ứng dụng cho một quốc gia bất kỳ với những cơ chế tỷ giá hối
đoái khác.
Bài viết này có cơ cấu như sau. Phần kế tiếp sẽ phác thảo một phương pháp khác ngoài
kỹ thuật kiểm chứng kinh tế lượng truyền thống để kiểm chứng lý thuyết OCA. Phần tiếp
theo sẽ mô tả ngắn gọn cơ cấu của mô hình lý thuyết và thuật toán giải. Cuối cùng là
phần trình bày kết quả của phép kiểm chứng và kết luận.

2 Phương pháp luận


Có hai phương pháp thực nghiệm chính trong kinh tế học. Phương pháp truyền thống sử
dụng các kỹ thuật kinh tế lượng để ước lượng từ số liệu thực tế các thông số của một
phương trình hay một hệ phương trình đại diện cho một lý thuyết kinh tế nào đó. Sau đó,
các thông số đã được ước lượng sẽ được sử dụng để kiểm chứng một giả thiết (lý thuyết)
hoặc để dự báo/mô phỏng tương lai hay các tình huống giả định. Phương pháp này rất
chặt chẽ xét trên cơ sở thống kê. Nó cũng tương thích với quan điểm khoa học thực chứng
rất phổ biến: triển khai một lý thuyết trừu tượng rồi xác nhận lý thuyết đó bằng số liệu
thực tế. Tuy nhiên, trong kinh tế học, phương pháp luận này có hai nhược điểm. Thứ
nhất, số liệu kinh tế không có nhiều, đặc biệt là số liệu phù hợp trực tiếp với một lý thuyết
trừu tượng nhất định. Kết quả là, các mô hình kinh tế lượng thường rất hạn chế về số biến
số, phương trình, và bình diện thời gian (số thời đoạn, độ trễ, độ dẫn). Vì thế, thật khó
mà biến đổi toàn bộ một lý thuyết kinh tế trừu tượng thành một mô hình kinh tế lượng
để kiểm chứng hay mô phỏng mà thường phải giảm bớt số biến và số phương trình. Nhược

2
điểm thứ hai mà nhiều người biết đến dưới tên gọi “Phê phán Lucas” (Lucas, 1973), đó là
khi phương pháp này được sử dụng để dự báo hay mô phỏng. Sự phê phán này rất đơn
giản nhưng đầy sức thuyết phục: các mô hình kinh tế lượng sau khi đã được ước lượng chỉ
phản ánh quá khứ đã xảy ra, vì thế không thể sử dụng để dự báo cho tương lai hay các
tình huống giả định khác chưa thực sự xảy ra.
Hướng thứ hai trong kinh tế thực nghiệm là phương pháp căn chỉnh mô hình (calibration
methodology). Phương pháp này chỉ sử dụng một số dữ liệu giới hạn để “căn chỉnh” một
lý thuyết trừu tượng, nghĩa là gán những giá trị có ý nghĩa nhất hay được nhất trí nhất
(về mặt lý thuyết hay thực nghiệm) cho các thông số của mô hình lý thuyết để mô hình
phản ánh sát thực tế nhất. Sau đó, mô hình định lượng này có thể được sử dụng để dự
báo hay mô phỏng bằng cách thay đổi các thông số hay các biến ngoại sinh của mô hình
để minh hoạ các tình huống mong muốn. Phương pháp này khắc phục hai nhược điểm
của phương pháp đầu tiên, nhưng nó lại có những bất lợi khác. Nhược điểm quan trọng
nhất của nó là nó thiếu nền tảng thống kê và do đó người ta không thể đánh giá sự chắc
chắn của mô hình và độ tin cậy của các kết quả. Đã có những nỗ lực đánh giá “độ nhạy”
của các thông số mô hình và “khoảng tin cậy” của các kết quả của một mô hình căn chỉnh
trên cơ sở thống kê (Arndt & Perason 1998, Wilcoxen 2004). Tuy nhiên phương pháp này
vẫn đang bị chỉ trích rộng rãi vì thiếu sự chặt chẽ về mặt thống kê và quá chủ quan.
Bất chấp những phê phán nói trên, phương pháp căn chỉnh đã được sử dụng trong nhiều
lĩnh vực kinh tế học. Một trong những ứng dụng phổ biến nhất của phương pháp này là
mô hình cân bằng tổng thể khả tính (computable general equilibrium, CGE); kỹ thuật
này đã được sử dụng rộng rãi và thành công trong những vấn đề kinh tế vĩ mô như
ngoại thương, thuế khoá, việc làm, và phân phối thu nhập. Cũng có một vài tác giả sử
dụng phương pháp này trong lĩnh vực lý thuyết OCA và chọn lựa cơ chế tỷ giá hối đoái
(Siriwardana 1997, McKibbin & Bok 1998, Bacchetta & van Wincoop 2001, McKibbin &
Le 2004)1 . Sử dụng kỹ thuật CGE để tìm hiểu lý thuyết OCA là một cách rất tốt để tránh
hai khó khăn nói ở trên của phương pháp kiểm chứng kinh tế lượng. Các cơ chế tỷ giá
hối đoái khác nhau có thể được thực hiện như những tình huống giả định khác nhau cho
một nền kinh tế mà không cần dựa vào các số liệu hậu suy. Chúng cũng có thể được định
nghĩa một cách rõ ràng để tránh sự pha tạp giữa các định nghĩa chính thức với định nghĩa
thực tế. Bằng cách này, chọn lựa cơ chế tỷ giá hối đoái được xử lý như một biến số chính
sách ngoại sinh và các thông số khác của mô hình có thể được kiểm soát để duy trì điều
kiện các yếu tố khác không thay đổi khi so sánh giữa các cơ chế tỷ giá.
Để khai thác các ưu điểm của phương pháp căn chỉnh, bài viết này sẽ sử dụng phương
pháp này nhằm thực hiện việc kiểm chứng lý thuyết OCA. Cụ thể, một mô hình CGE
động của Việt Nam sẽ được phát triển và căn chỉnh cho mục đích này. Mô hình là một
phần trong phiên bản 62g của phần mềm G-Cubed của McKibbin & Wilcoxen (1999). Mô
hình đa khu vực này đặc biệt phù hợp để khảo sát cơ chế tỷ giá hối đoái vì nó cho phép
ta xem xét một đất nước trong bối cảnh khu vực và quốc tế, trong đó chính sách tỷ giá
hối đoái có một vai trò quan trọng. Sau khi xây dựng mô hình, một số mô phỏng sẽ được
thực hiện cho các tình huống khác nhau tiêu biểu cho các tiêu chí khác nhau của lý thuyết
1
Một số tác giả khác cũng sử dụng phương pháp căn chỉnh cho các mô hình nhỏ hơn để kiểm định lý
thuyết OCA và chọn lựa cơ chế tỷ giá hối đoái (Monacelli 2004).

3
OCA. Kết quả mô phỏng sẽ được đánh giá so với những gì được dự đoán qua lý thuyết
OCA. Một tiêu chí của lý thuyết OCA sẽ được xem là “được xác nhận qua kiểm chứng”
nếu kết quả mô phỏng hỗ trợ cho dự đoán của lý thuyết. Bảng 1 trình bày tóm tắt các
tiêu chí OCA sẽ được kiểm chứng.

Bảng 1: Các tiêu chí OCA

Các tiêu chí Mức độ Cơ chế được ưa chuộng

Cứng nhắc danh nghĩa Cao Linh hoạt


Thấp Cố định
Cứng nhắc thực (Lao động và vốn) Cao Linh hoạt
Thấp Cố định
Độ mở của nền kinh tế Thấp Cố định
Cao Linh hoạt
Bất cân xứng của các cú sốc Cao Linh hoạt
Thấp Cố định

Đây là những tiêu chí được kiểm chứng và được tham khảo nhiều nhất trong các nghiên
cứu thực nghiệm về lý thuyết OCA2 . Phép kiểm chứng sẽ xác định phản ứng của nền
kinh tế Việt Nam trước một vài cú sốc dưới hai cơ chế tỷ giá hối đoái khác nhau. Theo
Mundell (1961), cơ chế tối ưu là cơ chế làm cho nền kinh tế ổn định hơn về sản lượng,
lạm phát, và việc làm. Ngoài ra, người ta cũng có thể xác định sự tối ưu theo mức phúc
lợi của dân chúng, mà những yếu tố này có thể được đo lường một cách gián tiếp thông
qua tiêu dùng thực của các hộ gia đình. Trước khi xem xét kỹ hơn các cú sốc và cách đo
lường tình trạng tối ưu, ta cần xem xét mô hình lý thuyết của nền kinh tế Việt nam kỹ
hơn ở phần tiếp theo.

3 Mô hình lý thuyết

3.1 Mô hình

Sản xuất
Đây là một mô hình cân bằng tổng quát động và đa khu vực, với bốn khu vực (Việt Nam,
Hoa Kỳ, phần còn lại của OECD, và phần còn lại của thế giới) và sáu ngành sản xuất
(năng lượng, khoáng sản, nông nghiệp, công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, và dịch vụ).
2
Hai tiêu chí khác về đa dạng kinh tế và cơ chế ngân sách liên bang (Kenen 1969, Sala-i Martin &
Sachs 1991) không được kiểm chứng trong bài viết này vì tiêu chí đầu không được tất cả các nhà kinh
tế nhất trí, còn tiêu chí sau không áp dụng được cho Việt Nam và phần lớn các nước trên thế giới trong
điều kiện chính trị và quốc tế hiện tại.

4
Ngoài sáu ngành chính còn có hai ngành sản xuất vốn cố định cho doanh nghiệp (ngành
Y) và sản xuất tài sản cố định cho hộ gia đình (ngành Z). Trong mỗi khu vực, tổng sản
lượng mỗi hàng hoá i được định nghĩa là:
6
X
Yi = Ci + Ii + Gi + Xi + Vi + Zji + ZY i (1)
j=1

trong đó, Ci là tiêu dùng hàng hoá i của các hộ gia đình, Ii là đầu tư gộp của ngành sản
xuất i, Gi là tiêu dùng hàng hoá i của chính phủ, Xi là tổng xuất khẩu hàng hoá i, Vi là
thay đổi hàng tồn kho của ngành i, Zji là nguyên liệu đầu vào của ngành i đối với hàng
hoá j. Tổng cung hàng hoá i là sự kết hợp theo dạng CES giữa sản lượng trong nước của
ngành i và tổng nhập khẩu hàng hoá i từ các khu vực khác. Ở đây, giả định Armington
được áp dụng:
 σ1 −1 σ1 −1
 σ σ−1
1
1
D σ1 M σ1
Yi = δi Qi + δi IMPi (2)

trong đó Qi là sản lượng nội địa của ngành i, IM Pi là tổng nhập khẩu hàng hoá i mà
cũng là kết hợp theo dạng CES của nhập khẩu hàng hoá i từ các khu vực khác. Mỗi ngành
có một hàm sản xuất CES từ bốn yếu tố đầu vào: vốn (K), lao động (L), năng lượng (E),
và nguyên vật liệu (M):

" # σ σ−1
p
X σp −1 p
σp
Qi = Ai δj xj (3)
j=KLEM

Hai yếu tố đầu vào sau (năng lượng và nguyên vật liệu) là sự kết hợp CES từ sáu hàng
hoá cơ bản. Các doanh nghiệp trong từng ngành sẽ tối đa hoá lợi nhuận, phụ thuộc vào
điều kiện ràng buộc về tính cứng nhắc của vốn cố định:

Z ∞
M ax [(1 − τ )(Pi Qi − W L − PE xE − PM xM ) − (1 − τI )PI I] e−(Rs −n) ds (4)
t

dKi
Phụ thuộc vào điều kiện = Ji − (δi + n)Ki
dt
trong đó, τ là thuế suất thu nhập công ty, taui là khấu trừ thuế đầu tư (investment tax
credit), Ji là đầu tư ròngR vào ngành i, δi là tỷ lệ khấu hao trong ngành i, n là tỷ lệ tăng
s
trưởng dân số, và Rs = t r(ν)dν. Cầu đầu tư gộp trong từng ngành là một hàm tuyến
tính theo đầu tư ròng cộng với chi phí đầu tư dạng hàm bậc hai (McLaren 1990):

Φi Ji2
Ii = Ji + (5)
2 Ki

5
Giải bài toán liên thời gian (4) cùng với phương trình (5) ta được cầu của từng ngành sản
xuất đối với L, E, M:
 −σp
σp −1 Pj
xij = δj Ai Qi j = L, E, M (6)
Pi
Và cầu đầu tư ròng trong ngành i:
1 2
Ji = (q − 1)Ki (7)
2Φi i
trong đó qi là giá trị Tobin Q của ngành i và được xác định bởi:
Z ∞ 2

∂Qi I Φi Ji
qi = (1 − τ )Pi + (1 − τI )P e−(Rs +δi ) ds (8)
t ∂Ki 2 Ki2
Theo Hayashi (1979), một số doanh nghiệp thường nhìn về quá khứ và họ không tuân theo
qui luật đầu tư (7) trong đó sử dụng giá trị Tobin Q có tính chất nhìn về tương lai tại
thời điểm t. Thay vì thế, họ thực hiện quyết định đầu tư dựa trên giá trị Tobin Q trước
đó. Giả định ξ phần trăm trong ngành i là những doanh nghiệp nhìn về tương lai và tỷ lệ
phần trăm còn lại 1 − ξ là những doanh nghiệp nhìn về quá khứ. Hàm đầu tư hiệu chỉnh
trở thành:
1 2 1 2
Ii = ξ (qt − 1)Ki + (1 − ξ) (q − 1)Ki (9)
2Φi 2Φi t−1

Ngành sản xuất vốn cố định cho doanh nghiệp


Hàng hoá đầu tư I được sản xuất ra bởi ngành thứ bảy, tiêu biểu cho cột đầu tư trong
bảng nhập lượng-xuất lượng (IO table) của mỗi nền kinh tế. Ngành này cũng có công nghệ
CES và sử dụng vốn, lao động, năng lượng và các nguyên vật liệu công nghiệp chế tạo
(K, L, E, M ) từ 6 ngành kia. Do đó, cầu các yếu tố sản xuất của ngành này cũng giống
hệt cầu yếu tố sản xuất của các ngành sản xuất hàng hóa kia.
Cung lao động
Cung lao động được giả định là hoàn toàn không co dãn trong dài hạn, dễ dàng lưu chuyển
giữa các ngành trong từng khu vực, nhưng hoàn toàn không lưu chuyển giữa các khu vực.
Do đó, tiền lương đồng nhất giữa các ngành trong từng khu vực, nhưng khác biệt nhau
giữa các khu vực. Trong dài hạn, tiền lương điều chỉnh để cân bằng thị trường lao động,
nhưng trong ngắn hạn, tiền lương được xác định bởi mô hình hợp đồng tính lương theo
hai giai đoạn liên tiếp:
 e α  1−α  β
Pt+1 Pt Lt
Wt = Wt−1 (10)
Pt Pt−1 L̄

Hộ gia đình
Mỗi hộ gia đình tối đa hoá hàm thỏa dụng:
Z ∞
Ut = ln(Cs )e−(θ−n)(s−t) ds (11)
t

6
với điều kiện ràng buộc:
Z ∞
Cs e−(Rs −n)(s−t) ds = Ht + Ft (12)
t

trong đó Cs là hàm kết hợp CES của hộ gia đình vào thời điểm s, θ là suất chiết khấu
của hộ gia đình. Ht là tài sản con người của hộ gia đình và Ft là tài sản tài chính vào thời
điểm t, được xác định như sau:
Z ∞ " 6
! #
Ws X
Ht = (1 − τ1 ) G Y
Ls + L s + Ls + T Rs e−(Rs −n)(s−t) ds
h
(13)
t Ps h=1

6
M 2t X
Ft = + Bt + At + qti Kti (14)
Pt i=1

trong đó T Rs là chuyển giao ròng từ chính phủ sang hộ gia đình vào thời điểm s. M 2t
là số dư tiền tệ vào thời điểm t, Bt là tổng trái phiếu chính phủ, At là tổng tài sản nước
ngoài ròng, q i K i là giá trị trên thị trường cổ phiếu của ngành i. Giải hệ phương trình (11)
và (12) ta có phương trình Euler cho các hộ gia đình:

Ċs
= rs − θ (15)
Cs

Lấy tích phân phương trình Euler (15) trong toàn bộ thời gian sống của mỗi hộ gia đình,
ta được tổng tiêu dùng tại một thời điểm bất kỳ có giá trị phù hợp với Giả thiết Thu
nhập Thường xuyên (Permanent Income Hypothesis):
1
Ct = (θ − n)(Ft + Ht ) ∀t (16)
Pt

Tuy nhiên, dựa vào bằng chứng của Campbell và Mankiw (1990) và Hayashi (1982), người
ta giả định rằng một số người tiêu dùng chỉ có tầm nhìn ngắn hạn trong quyết định tiêu
dùng của họ, nghĩa là họ dựa vào kinh nghiệm khi ra quyết định tiêu dùng: tiêu dùng
một tỷ lệ cố định γ trong thu nhập sau thuế IN C. Ta ký hiệu tỷ lệ người tiêu dùng bình
thường (có tư duy hợp lý) là ψ, tổng chi tiêu tiêu dùng yt (tổng tiêu dùng danh nghĩa) là:

yt = ψ(θ − n)(Ft + Ht ) + (1 − ψ)γIN Ct (17)

Chính phủ
Chi tiêu của chính phủ vào hàng hoá và dịch vụ được giả định là ngoại sinh và theo những
tỷ lệ cố định cho từng hàng hoá. Chi tiêu của chính phủ bao gồm thanh toán nợ chính
phủ, khấu trừ thuế đầu tư, và chuyển giao cho hộ gia đình. Thu chính phủ hình thành từ
thuế (thuế bán hàng, thuế thu nhập công ty và thuế thu nhập cá nhân) và từ việc bán
trái phiếu chính phủ mới. Lưu ý rằng cho dù các cá nhân sống một cách vô hạn, và họ có
khả năng dự báo chính xác tương lai, những người tiêu dùng mà ra quyết định dựa vào
kinh nghiệm trong phương trình (17) sẽ làm cho mô hình sai lệch với nguyên tắc tương

7
đương Ricardo cổ điển, nghĩa là việc chọn lựa tài trợ thâm hụt ngân sách thông qua thuế
hay trái phiếu sẽ có ảnh hưởng thực đối với tổng tiêu dùng của hộ gia đình trong ngắn
hạn. Ràng buộc ngân sách chính phủ là:
Ḃt = Dt = (rt − n)Bt + Gt + T Rt − Tt (18)
trong đó B là trữ lượng nợ (trái phiếu chính phủ), D là thâm hụt ngân sách, T R là chuyển
giao cho hộ gia đình, G là tổng chi tiêu chính phủ, và T là tổng thu thuế trừ đi khấu trừ
thuế đầu tư. Cho dù nguyên tắc tương đương Ricardo không đúng trong trường hợp này,
chúng ta vẫn giả định không có trò chơi Ponzi đối với sự tích luỹ nợ chính phủ, nghĩa là:
lim Bs e−(r−n)(s−t) = 0 (19)
s→∞

Điều này cho phép ta lấy tích phân phương trình ràng buộc ngân sách chính phủ (18) để
tìm điều kiện cho trữ lượng nợ chính phủ hiện tại:
Z ∞
Bt = (Ts − Gs − T Rs )e−(Rs −n)(s−t) ds (20)
t

Ngoại thương và Dòng vốn


Tổng nhập khẩu hàng hóa i có thể tính được từ phương trình (2). Tổng nhập khẩu này
được phan tách theo nguồn nhập bằng hàm CES. Tổng xuất khẩu hàng hóa i của mỗi
nước là tổng cầu nhập khẩu hàng hóa đó từ các nước còn lại. Giá nhập khẩu của mỗi loại
hàng hóa trong mỗi nước là giá xuất khẩu ở nước xuất nhân với tỷ giá hối đoái tương
đương cộng với thuế nhập khẩu:
uj u j
PiM = (1 + τiM )Eju PiX (21)
uj u
trong đó PiM là giá nhập khẩu hàng hoá i từ khu vực j vào khu vực u, τiM là thuế nhập
u
khẩu hàng hoá i trong khu vực u, Ej là tỷ giá hối đoái của đồng tiền u so với đồng tiền
j
j, và PiX là giá xuất khẩu hàng hoá i trong khu vực j.
Tình trạng mất cân đối cán cân thương mại được bù trừ bằng dòng vốn lưu chuyển giữa
các khu vực. Mỗi khu vực được giả định là tích luỹ tài sản nước ngoài theo tỷ lệ cố định
với năm cơ sở. Vốn được giả định là lưu chuyển tự do giữa các khu vực, vì thế sinh lợi từ
vốn tại các khu vực khác nhau phải tuận theo qui luật ngang bằng lãi suất do kinh doanh
hưởng chênh lệch:
E˙ j
ik + µk = ij + µj + kj (22)
Ek
trong đó ik là lãi suất khu vực k, µk là phí đền bù rủi ro khu vực k, và E jk là tỷ giá hối
đoái giữa các đồng tiền của hai khu vực.

3.2 Thuật toán giải

Mô hình được thực hiện trong gói phần mềm G-Cubed và được căn chỉnh bằng cơ sở dữ
liệu GTAP. Tất cả các thông số được xác định để làm cho mô hình tái tạo số liệu năm

8
cơ sở 1996. Sau đó bài toán sẽ được giải bằng thuật toán McKibbin, thay thế đệ qui trở
về từ trạng thái dừng các biến ngoại sinh (exogenous) và biến trạng thái (state) để tìm
được công thức của các biến đồng trạng thái (co-state) ở thời đoạn hiện tại. Nếu tất cả
các nghiệm đặc tính (giá trị eigen) của hệ thống nằm trong đường tròn đơn vị, thuật toán
sẽ tìm ra một đường đi ổn định của hệ thống dưới dạng tuyến tính:

ytc = H1 yts + H2 Xt + Ct (23)

trong đó ytc là các biến đồng trạng thái tại thời điểm t, yts là biến trạng thái tại thời điểm
t, Xt là các biến ngoại sinh tại thời điểm t, và Ct là hằng số đệ qui. Ngoài qui tắc cho các
biến đồng trạng thái, thuật toán McKibbin còn có thể giải ra một qui tắc tuyến tính của
một hệ biến kiểm soát được sử dụng để điều chỉnh một lộ trình ổn định nhằm đạt được
các giá trị mong muốn cho một số biến nội sinh mục tiêu:

uct = Γ1 yts + Γ2 Xt + Dt (24)

Đặc điểm này của thuật toán làm nó hết sức linh hoạt về phương diện thực hiện các cơ
chế tỷ giá hối đoái và các chính sách tiền tệ khác nhau. Nó cũng giúp giải thích các phản
ứng tối ưu của chính quyền khi họ muốn đạt được mục tiêu về các biến số kinh tế nhất
định. Sau khi tìm được các qui tắc này, ứng với giá trị của các biến trạng thái vào năm
cơ sở và toàn bộ thông tin về các cú sốc ngoại sinh tương lai, ta sẽ dễ dàng tính được lộ
trình ổn định đặc thù hướng tới trạng thái dừng mới.

4 Kiểm chứng lý thuyết OCA

4.1 Test Design

Việc kiểm chứng sẽ được thực hiện theo bốn phần riêng biệt cho bốn tiêu chí OCA (tính
cứng nhắc danh nghĩa, tính cứng nhắc thực, độ mở cửa, và tính bất cân xứng của các cú
sốc). Trong mỗi phần của ba phần đầu tiên, hai chuỗi mô phỏng đồng nhất sẽ được thiết
kế cho một cơ chế tỷ giá hối đoái cố định và một cơ chế tỷ giá linh hoạt. Mỗi chuỗi bao
gồm hai nhóm cú sốc đơn vị: các cú sốc danh nghĩa và các cú sốc thực. Nhóm danh nghĩa
bao gồm cú sốc cầu tiền, đền bù rủi ro tỷ giá hối đoái, và cú sốc rủi ro thị trường cổ phiếu.
Nhóm cú sốc thực bao gồm cú sốc tổng cầu và các cú sốc về năng suất cho cả sáu ngành
sản xuất.

9
Bảng 2: Các cú sốc dùng cho mô phỏng

Nhóm Cú sốc Loại


Đền bù rủi ro tỷ giá hối đoái Cầu/Cung
Danh nghĩa Giá trị thị trường cổ phiếu Cầu/Cung
Cầu tiền Cầu
Tổng tiêu dùng Cầu
Năng suất – Năng lượng Cung
Năng suất – Khoáng sản Cung
Thực Năng suất – Nông nghiệp Cung
Năng suất – Công nghiệp nặng Cung
Năng suất – Công nghiệp nhẹ Cung
Năng suất – Dịch vụ Cung

Tất cả các cú sốc trong danh mục trên đều có cùng phạm vi tác động như sau, hoặc
tác động đến tất cả các quốc gia trong mô hình (cân xứng) hoặc chỉ tác động đến một đất
nước riêng lẻ (bất cân xứng):

Bảng 3: Phạm vi tác động của các cú sốc

Phạm vi tác động Ký hiệu Tính cân xứng

Toàn cầu GLB Cân xứng


Việt Nam VIE Bất cân xứng
Hoa Kỳ USA Bất cân xứng
Phần còn lại của OECD OEC Bất cân xứng
Phần còn lại của thế giới LDC Bất cân xứng

Trong mỗi phép mô phỏng, các thông số phù hợp của mô hình sẽ nhận hai giá trị khác
nhau sao cho mỗi tiêu chí cũng có hai trường hợp cực đoan phân biệt (ví dụ, cứng nhắc
danh nghĩa nhiều hơn so với ít cứng nhắc hơn, mở cửa nhiều hơn so với ít mở cửa hơn).
Các giá trị của thông số được chọn lựa cẩn thận sao cho hai trường hợp cực đoan đủ cách
biệt nhau để phản ánh sự khác biệt trong các kết quả mô phỏng. Nhưng các giá trị đó
cũng phải nằm trong một phạm vi hợp lý để duy trì sự hội tụ của thuật toán mô hình.
Sau đó, phương sai của 14 biến số kinh tế then chốt sẽ được ghi nhận trong hai trường
hợp cực đoan và tỷ số của hai phương sai của cùng một biến sẽ được tính. Như vậy, nếu
tỷ số này lớn hơn một, phương sai của biến số đó trong trường hợp cực đoan đầu tiên sẽ
lớn hơn so với trong trường hợp cực đoan thứ hai ứng với cùng một cú sốc và cùng một cơ
chế tỷ giá. Sau đó, các tỷ số trong hai cơ chế tỷ giá sẽ được so sánh để xem cơ chế nào bị

10
bất lợi nhiều hơn khi tiêu chí OCA được đưa vào một trường hợp cực đoan ứng với cùng
một cú sốc. Xem xét các tỷ số này đối với tất cả các cú sốc và so sánh với dự đoán OCA
cho cùng một tiêu chí, ta có thể kết luận rằng tiêu chí đó được hỗ trợ bởi mô hình Việt
Nam được “căn chỉnh” theo số liệu 1996.
Đối với tiêu chí thứ tư, việc kiểm chứng được giới hạn trong những cú sốc cung mà thôi,
và phạm vi tác động của cú sốc được giới hạn trong Việt Nam và Hoa Kỳ. Lý do hạn chế
là vì cần phải có số lượng mô phỏng lớn hơn nhiều để kiểm chứng tính bất cân xứng, do
đó về mặt thực hành không thể thực hiện được việc kiểm chứng với toàn bộ các cú sốc.
Hơn nữa, khái niệm tính bất cân xứng của cú sốc thích hợp với hai lĩnh vực thực khác
nhau tại hai đất nước khác nhau trong mô hình. Các chi tiết của kiểm chứng thứ tư sẽ
được trình bày trong phần 4.5.

4.2 Tính cứng nhắc danh nghĩa

Nguồn gốc chính của tính cứng nhắc danh nghĩa trong mô hình G-Cubed xuất phát từ
phương trình tiền lương tại mỗi nước:

 e
α  1−α  β
Pt+1 Pt Lt
Wt = Wt−1 (25)
Pt Pt−1 L̄

Tiền lương hiện tại là tiền lương thời đoạn trước được điều chỉnh theo lạm phát kỳ vọng
trong thời đoạn hiện tại (số hạng thứ nhất trong dấu ngoặc), lạm phát trong thời đoạn
trước (số hạng thứ hai), và tính cứng nhắc của thị trường lao động, hay sự chênh lệch so
với trạng thái toàn dụng lao động (số hạng thứ ba). Như vậy, nền kinh tế sẽ có tính cứng
nhắc danh nghĩa nhiều hơn nếu số hạng thứ hai được xem trọng hơn (α nhỏ hơn), nghĩa
là tiền lương được điều chỉnh nhiều hơn theo sự thay đổi mức giá trong thời đoạn trước.
Bất kỳ cú sốc nào trong thời đoạn hiện tại mà làm dịch chuyển cung và cầu trên các thị
trường sản phẩm đều ít có tác động hơn đến tiền lương, vì thế cũng ít có tác động đến
giá sản lượng sau cùng.
Để kiểm tra tiêu chí thứ nhất của lý thuyết OCA, mức độ cứng nhắc danh nghĩa thay đổi
theo sự thay đổi α, ta lấy hai giá trị: α = 0 khi mô hình có tính cứng nhắc danh nghĩa
nhiều nhất xét theo việc điều chỉnh tiền lương, và α = 1 khi mô hình ít cứng nhắc nhất.
Các tỷ số trình bày sẽ được tính bằng cách chia phương sai của trường hợp cứng nhắc
nhiều cho trường hợp cứng nhắc ít. Các kết quả được tóm tắt trong Bảng 4. Bảng này
liệt kê các tỷ số phương sai của bốn chỉ số kinh tế then chốt (GDP, lạm phát, việc làm,
và tiêu dùng của hộ gia đình). Như vậy, nếu một tỷ số trình bày trong bảng lớn hơn 1,
có nghĩa là phương sai tương ứng trong mô phỏng thứ nhất (α = 0) lớn hơn phương sai
trong mô phỏng thứ hai. Do hạn chế về độ dài của bài viết, chỉ có hai cú sốc danh nghĩa
(đền bù rủi ro tỷ giá hối đoái và và cầu tiền) và hai cú sốc thực (cú sốc tổng cầu và cú
sốc cung trong nông nghiệp) được trình bày ở đây. Các kết quả của các cú sốc xuất phát
từ phần còn lại của OECD cũng sẽ không được trình bày trong các bảng để không làm

11
các bảng quá lớn. Toàn bộ các kết quả của tất cả các cú sốc sẽ được tác giả cung cấp khi
có yêu cầu.
Với tính cứng nhắc danh nghĩa nhiều hơn, lý thuyết OCA dự đoán rằng một nền kinh tế
với cơ chế tỷ giá hối đoái cố định sẽ bị thiệt hai nhiều hơn xét theo các biến động kinh tế.
Các kết quả trong Bảng 4 xác nhận lập luận này theo GDP cho tất cả các loại sốc. Bất
luận cú sốc là thực hay là danh nghĩa, cân xứng hay có tính đặc thù, các tỷ số phương sai
đối với GDP trong cơ chế tỷ giá hối đoái cố định đều nhất loạt lớn hơn so với trong cơ chế
tỷ giá hối đoái linh hoạt. Ngoài ra, chỉ có 5 trường hợp (trong số 15) trong đó GDP của
nền kinh tế dưới cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt thực sự bị thiệt hại khi tính cứng nhắc
danh nghĩa tăng. Trong khi đó, tất cả 15 trường hợp dưới cơ chế tỷ giá hối đoái cố định
đều có tỷ số biến động GDP lớn hơn một.

Bảng 4: Tính cứng nhắc danh nghĩa (α0 = 1, α1 = 0)

Cơ chế tỷ giá cố định Cơ chế tỷ giá linh hoạt


GLB VIE USA LCD GLB VIE USA LCD

Đền bù rủi ro tỷ giá hối đoái


GDP 9.834 9.889 NA 9.853 0.605 0.520 NA 0.501
Lạm phát 0.247 0.362 NA 0.229 1.415 1.295 NA 0.705
Việc làm 1.517 1.690 NA 1.498 1.069 0.829 NA 0.205
Tiêu dùng 7.155 7.366 NA 7.278 0.508 0.464 NA 0.500
Cú sốc cầu tiền
GDP 9.738 9.040 9.514 17.013 6.684 1.411 0.771 0.696
Lạm phát 0.229 0.012 1.079 0.033 3.946 2.683 1.503 0.748
Việc làm 1.539 1.126 3.182 1.069 8.423 2.647 1.074 0.110
Tiêu dùng 7.144 7.177 4.820 12.821 3.317 1.086 0.653 0.734
Cú sốc tiêu dùng tư nhân
GDP 9.852 10.196 10.697 11.289 6.748 1.411 0.771 0.696
Lạm phát 0.229 0.260 0.092 0.037 4.232 2.683 1.503 0.748
Việc làm 1.498 1.444 1.298 1.059 7.203 2.647 1.074 0.110
Tiêu dùng 7.278 7.533 7.879 7.875 3.861 1.086 0.653 0.734
Cú sốc cung – nông nghiệp
GDP 9.667 8.024 11.248 10.424 1.205 0.953 0.524 0.858
Lạm phát 0.112 0.104 0.011 0.135 2.631 2.322 1.478 1.506
Việc làm 1.320 1.209 0.979 1.393 3.110 2.073 1.181 1.225
Tiêu dùng 7.092 5.953 7.232 7.390 1.167 0.879 0.442 0.832

12
Khi tác động đến lạm phát và việc làm, bức tranh gần như ngược lại. Nền kinh tế với tỷ
giá hối đoái linh hoạt bị thiệt hai nhiều hơn trong tất cả các trường hợp xét theo biến
động lạm phát, và khoảng một nửa số trường hợp bị thiệt hại nhiều hơn về việc làm. Điều
này có thể hiểu được vì tiền lương và giá cả càng cứng nhắc, thì biến động về việc làm và
lạm phát càng ít. Tuy nhiên, khi tác động đến tiêu dùng tư nhân, cơ chế tỷ giá linh hoạt
một lần nữa lại tốt hơn trong mọi trường hợp và chỉ có năm trường hợp nền kinh tế chỉ bị
thiệt hại trong số 15 trường hợp khi tính cứng nhắc danh nghĩa gia tăng. Với những kết
quả này, ta có thể yên tâm kết luận rằng tiêu chí thứ nhất của lý thuyết OCA có giá trị,
chí ít trong trường hợp Việt Nam với số liệu 1996.

4.3 Tính cứng nhắc thực

Trong bài báo nguyên thuỷ của Mundell (1961), chỉ có sự lưu chuyển của lao động được
đề cập đến như nguồn gốc của tính cứng nhắc thực. Tuy nhiên, các tác giả sau này
(McKinnon 1963, Kenen 1969) mở rộng tính cứng nhắc thực của Mundell để bao hàm tất
cả các yếu tố sản xuất. Trong mô hình này, có bốn yếu tố sử dụng: K, L, E, M. Vì năng
lượng (E) và nguyên vật liệu (M) được tổng hợp từ sáu hàng hoá của mô hình và mô hình
giả định điều kiện cân bằng thị trường cho tất cả các hàng hoá, cho nên hai yếu tố đầu
vào này không thể là nguồn gốc của tính cứng nhắc thực. Hai yếu tố còn lại sẽ được kiểm
chứng một cách riêng biệt.
Lao động
Trong khi vốn có tính nhắc theo định nghĩa, lao động được giả định là hoàn toàn lưu
chuyển trong mô hình G-Cubed nguyên thuỷ. Để kiểm chứng ảnh hưởng của tính cứng
nhắc của lao động đối với tiêu chí thứ hai của OCA, các phương trình cầu lao động trong
mỗi ngành được điều chỉnh như sau:
 −σQ
Wt
Lt = ρδL Qt + (1 − ρ)Lt−1 (26)
Pt

Trong đó, Lt là cầu lao động hiện tại, Lt−1 là việc làm thời đoạn trước. Trong một thời
đoạn bất kỳ, các doanh nghiệp trong ngành i chỉ có thể thay đổi ρ phần trăm trong số
việc làm của họ dựa trên điều kiện sản lượng biên của lao động. Họ phải giữ lại 1 − ρ số
việc làm từ thời đoạn trước do đã thỏa thuận với các tổ chức công đoàn hay vì những lý
do khác (ví dụ như chi phí tìm kiếm). Vì thế, đứng trước một cú sốc bên ngoài, các doanh
nghiệp không thể phản ứng ngay tức thời về việc làm được, điều này là nguồn gốc gây ra
tính cứng nhắc thực. Trong bài viết này, ρ có hai giá trị là 0,95 và 0,8. Giá trị sau tiêu
biểu cho trường hợp cứng nhắc thực (về lao động) nhiều hơn. Các kết quả mô phỏng được
tóm tắt trong Bảng 5.

13
Bảng 5: Tính cứng nhắc lao động (ρ1 = 0.8, ρ0 = 0.95)

Cơ chế tỷ giá cố định Cơ chế tỷ giá linh hoạt


GLB VIE USA LCD GLB VIE USA LCD

Đền bù rủi ro tỷ giá hối đoái


GDP 1.006 1.009 NA 1.007 0.977 0.981 NA 0.983
Lạm phát 1.050 1.057 NA 1.062 0.974 0.976 NA 0.979
Việc làm 0.988 0.980 NA 0.985 0.658 0.647 NA 0.680
Tiêu dùng 1.005 1.008 NA 1.006 0.986 0.992 NA 0.991
Cú sốc cầu tiền
GDP 1.006 1.003 0.998 1.000 0.974 0.997 0.953 0.998
Lạm phát 1.056 1.033 0.995 1.002 0.976 0.997 0.924 0.995
Việc làm 0.987 1.003 1.018 0.999 0.666 0.930 0.525 1.004
Tiêu dùng 1.005 1.002 0.999 1.000 0.980 0.996 0.979 0.999
Cú sốc tiêu dùng tư nhân
GDP 1.007 1.007 1.007 1.001 0.983 0.991 1.002 1.002
Lạm phát 1.062 1.072 1.091 1.020 0.979 0.997 0.997 1.000
Việc làm 0.985 0.977 0.989 0.998 0.680 1.087 0.936 0.969
Tiêu dùng 1.006 1.006 1.006 1.001 0.991 0.996 1.002 1.001
Cú sốc cung – nông nghiệp
GDP 1.006 1.003 1.000 1.006 1.002 0.974 0.999 1.000
Lạm phát 1.081 1.047 1.001 1.079 0.994 0.984 0.994 0.993
Việc làm 0.990 0.995 1.003 0.987 0.854 0.707 0.934 0.846
Tiêu dùng 1.006 1.002 1.000 1.006 1.002 0.981 0.999 1.000

Vốn cố định
Các kết quả cũng nhất loạt xác nhận tiêu chí thứ hai của lý thuyết OCA. Trong mọi
trường hợp, cơ chế tỷ giá hối đoái cố định bị thiệt hại nhiều hơn khi lao động trở nên cứng
nhắc hơn. Hơn nữa, trong cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt, biến động GDP ít hơn khi tính
cứng nhắc thực cao hơn trong hầu hết các trường hợp (13 trong số 15 trường hợp).
Vốn cố định có tính cứng nhắc vì bất kỳ ở thời đoạn nào, các doanh nghiệp không thể
ngay lập tức thay đổi trữ lượng vốn cố định của họ được. Điều này là do phải tốn chi
phí lắp đặt vốn cố định mới, vì thế các doanh nghiệp không thể đầu tư vô hạn bất chấp
mức độ lợi nhuận như thế nào trong tương lai. Chi phí lắp đặt càng lớn, trữ lượng vốn cố
định càng cứng nhắc vì doanh nghiệp phải hạn chế việc đầu tư hơn nữa. Trong mô hình

14
G-Cubed, tính cứng nhắc của vốn cố định còn xuất phát từ một nguồn khác:
   
qt − 1 qt − 1 qt−1 − 1 qt−1 − 1
It = ξ 1 + Kt + (1 − ξ) 1 + Kt (27)
2 φ 2 φ

Ở bất kỳ thời đoạn nào, cũng có ξ phần trăm doanh nghiệp trong ngành i thực hiện đầu
tư căn cứ theo qui tắc nhìn về tương lai, số doanh nghiệp còn lại sử dụng sản lượng biên
của vốn cố định đã biết trong thời đoạn trước để ra quyết định đầu tư (nhìn về quá khứ).
Như vậy, tỷ lệ những doanh nghiệp nhìn về quá khứ càng nhiều, trữ lượng vốn cố định
của ngành càng cứng nhắc hơn. Để tìm hiểu hai nguồn gây ra tính cứng nhắc của vốn cố
định , ta tiến hành hai thực nghiệm. Trong thực nghiệm đầu tiên, thông số φ liên quan
đến độ lớn của chi phí lắp đặt sẽ có hai giá trị là 2 và 4. Giá trị φ nhỏ hơn tiêu biểu cho
chi phí lắp đặt thấp hơn và trữ lượng vốn cố định ít cứng nhắc hơn.

Bảng 6: Tính cứng nhắc của vốn (φ1 = 4, φ0 = 2)

Cơ chế tỷ giá cố định Cơ chế tỷ giá linh hoạt


GLB VIE USA LCD GLB VIE USA LCD

Đền bù rủi ro tỷ giá hối đoái


GDP 8.874 9.696 NA 8.630 0.152 0.102 NA 0.188
Lạm phát 9.327 10.121 NA 9.076 1.120 1.048 NA 1.114
Việc làm 9.177 9.915 NA 8.937 0.147 0.095 NA 0.206
Tiêu dùng 7.809 8.586 NA 7.605 0.046 0.035 NA 0.070
Cú sốc cầu tiền
GDP 14.993 13.678 5.233 3.261 0.093 0.871 0.197 0.327
Lạm phát 15.699 15.121 8.390 3.585 1.229 0.915 0.911 0.204
Việc làm 15.293 14.372 5.294 3.450 0.083 0.725 0.247 0.235
Tiêu dùng 12.501 10.662 4.201 2.931 0.015 0.738 0.131 0.155
Cú sốc tiêu dùng tư nhân
GDP 8.631 6.559 7.586 7.707 0.187 0.364 0.604 0.444
Lạm phát 9.077 6.876 8.219 8.756 1.114 0.909 0.813 0.492
Việc làm 8.938 6.787 7.985 8.323 0.205 0.224 0.562 0.416
Tiêu dùng 7.607 5.855 6.454 6.231 0.070 0.250 0.744 0.515
Cú sốc cung – nông nghiệp
GDP 7.906 15.472 2.225 10.091 0.356 0.137 0.075 0.743
Lạm phát 8.465 16.668 2.490 10.758 0.723 1.315 0.112 1.150
Việc làm 8.269 16.121 2.396 10.520 0.440 0.215 0.084 0.662
Tiêu dùng 6.785 12.347 2.000 8.565 0.488 0.032 0.026 0.326

15
Bảng 6 trình bày các kết quả mô phỏng trong đó trường hợp ít cứng nhắc là mẫu số. Các
kết quả trong bảng này đều đồng loạt hỗ trợ tiêu chí thứ hai của lý thuyết OCA. Trong
mọi trường hợp, cơ chế tỷ giá hối đoái cố định bị thiệt hại nhiều hơn khi trữ lượng vốn
trở nên cứng nhắc hơn. Trong khi đó, ta quan sát thấy một bức tranh ngược lại dưới cơ
chế tỷ giá hối đoái linh hoạt. Không nơi nào khác hai cơ chế có được những kết quả tương
phản nhau như thế.
Trong thực nghiệm thứ hai, tỷ lệ phần trăm những doanh nghiệp nhìn về tương lai được
gán hai giá trị là 0,6 và 0,15. Giá trị ξ nhỏ hơn tiêu biểu cho tính cứng nhắc nhiều hơn
của trữ lượng vốn.

Bảng 7: Tính cứng nhắc của vốn (ξ1 = 0.15, ξ0 = 0.6)

Cơ chế tỷ giá cố định Cơ chế tỷ giá linh hoạt


GLB VIE USA LCD GLB VIE USA LCD

Đền bù rủi ro tỷ giá hối đoái


GDP 1.155 1.196 NA 1.151 1.645 1.535 NA 1.635
Lạm phát 1.445 1.596 NA 1.429 1.020 1.005 NA 1.026
Việc làm 1.128 1.144 NA 1.117 1.241 1.141 NA 1.290
Tiêu dùng 1.163 1.203 NA 1.159 1.188 1.161 NA 1.189
Cú sốc cầu tiền
GDP 1.173 1.075 1.314 0.963 1.585 0.978 1.094 0.844
Lạm phát 1.618 1.104 1.686 1.175 0.992 0.977 0.989 0.934
Việc làm 1.148 1.082 1.329 0.984 1.212 0.906 0.815 0.783
Tiêu dùng 1.184 1.083 1.338 0.975 1.278 0.994 0.962 0.793
Cú sốc tiêu dùng tư nhân
GDP 1.151 1.113 1.092 1.049 1.635 0.825 1.167 1.020
Lạm phát 1.430 1.203 0.764 0.902 1.026 1.108 1.363 1.203
Việc làm 1.117 1.066 1.042 1.038 1.290 0.658 0.736 0.882
Tiêu dùng 1.159 1.120 1.102 1.058 1.188 0.995 1.541 1.002
Cú sốc cung – nông nghiệp
GDP 1.104 1.155 0.943 1.127 1.095 1.827 0.956 1.421
Lạm phát 1.243 1.712 0.717 1.158 1.172 1.009 1.128 1.157
Việc làm 1.091 1.150 0.930 1.084 0.928 1.314 1.042 1.089
Tiêu dùng 1.112 1.166 0.951 1.136 1.302 1.286 1.358 1.601

16
Bảng 7 trình bày các kết quả trong đó trường hợp ít cứng nhắc cũng là mẫu số. Ta không
thể rút ra một kết luận dứt khoát trong thực nghiệm này, vì các kết quả rất mơ hồ. Tuỳ
thuộc vào chủng loại và phạm vi ảnh hưởng của các cú sốc, cơ chế tỷ giá này có thể có
kết quả tốt hơn so với cơ chế tỷ giá kia trong một trường hợp nào đó.
Với đôi chút dè dặt, người ta có thể kết luận rằng tiêu chí thứ hai về tính cứng nhắc của
vốn cố định được hỗ trợ bởi các kết quả của hai thực nghiệm. Cùng với tính cứng nhắc
của lao động, tính cứng nhắc thực nói chung của một nền kinh tế thực sự sẽ mang lại
nhiều tổn thất hơn nếu nền kinh tế có cơ chế tỷ giá hối đoái cố định.

4.4 Mức độ mở cửa

Trên nguyên tắc, mức độ mở cửa được xác định bởi số liệu trong bảng nhập lượng-xuất
lượng (IO table). Việc điều chỉnh bảng nhập lượng-xuất lượng để thay đổi độ mở cửa là
một việc làm rủi ro vì điều đó có thể làm cho bảng bị mất cân bằng. Vì thế, phần này sử
dụng một phương pháp khác để thay đổi độ mở cửa của mô hình bằng cách thay đổi tỷ
trọng hàng nhập khẩu δ M trong phương trình tổng cầu. Tác động của việc điều chỉnh có
thể dễ dàng nhận biết hơn từ hàm cầu nhập khẩu sau đây:

−σY
PtM

Mt = δM Yt (28)
PtD

Như vậy, nếu δ M trở nên lớn hơn, nền kinh tế có cầu đối với hàng nhập khẩu lớn hơn hay
mở cửa nhiều hơn xét theo tổng nhập khẩu. Để làm cho một nền kinh tế cụ thể trở nên
mở cửa hơn xét theo xuất khẩu trong khung cân bằng tổng quát này, tất cả các đất nước
khác trong mô hình cũng phải tăng nhập khẩu. Do đó, kiểm chứng này sẽ làm cho các
thông số tỷ trọng nhập khẩu trong tất cả các khu vực của mô hình tăng lên thêm 5 phần
trăm. Các kết quả được trình bày trong Bảng 8 với trường hợp cơ sở (ít mở cửa) là mẫu
số.
Từ các mô phỏng, chúng ta có thể thấy rõ ràng là nền kinh tế càng mở cửa thì càng ít
biến động hơn trước mọi loại sốc. Cơ chế tỷ giá hối đoái cố định cho kết quả tốt hơn so với
cơ chế linh hoạt, điều này nhất quán với tiêu chí thứ ba của lý thuyết OCA. Tuy nhiên,
nền kinh tế ổn định hơn dưới cơ chế linh hoạt (các tỷ số nhỏ hơn một), đặc biệt trong hai
nhóm cú sốc danh nghĩa đầu tiên; điều này có vẻ mâu thuẫn với một số nghiên cứu thực
nghiệm về OCA (Willett 2001, von Hagen & Zhou 2002). Một cách giải thích khả dĩ là
trong thực nghiệm này, tất cả các nước trong mô hình đều trở nên mở cửa hơn một cách
cân xứng. Vì thế, cú sốc đối với một đất nước cụ thể sẽ lan truyền trên khắp thế giới một
cách dễ dàng hơn và do đó dễ dàng được hấp thụ hơn bởi các nền kinh tế khác. Cho dù
các phép mô phỏng không xác nhận lý thuyết một cách hoàn toàn, nhưng với mục đích
so sánh giữa cơ chế tỷ giá hối đoái cố định và linh hoạt, nghĩa là tiêu chí thứ ba, các kết
quả mô phỏng cũng đủ hỗ trợ cho lý thuyết.

17
Bảng 8: Mức độ mở cửa (δ1M = 1.05δ0M )

Cơ chế tỷ giá cố định Cơ chế tỷ giá linh hoạt


GLB VIE USA LCD GLB VIE USA LCD

Đền bù rủi ro tỷ giá hối đoái


GDP 0.085 0.094 NA 0.082 0.725 0.723 NA 0.728
Lạm phát 0.084 0.094 NA 0.081 0.854 0.885 NA 0.831
Việc làm 0.092 0.102 NA 0.089 0.878 0.901 NA 0.857
Tiêu dùng 0.092 0.101 NA 0.089 0.832 0.862 NA 0.827
Cú sốc cầu tiền
GDP 0.086 0.072 12.175 0.082 0.747 0.703 1.018 0.751
Lạm phát 0.085 0.067 12.375 0.071 0.871 0.781 7.910 0.983
Việc làm 0.094 0.079 13.196 0.087 0.901 0.781 1.480 1.024
Tiêu dùng 0.093 0.079 12.546 0.093 0.896 0.820 0.508 0.939
Cú sốc tiêu dùng tư nhân
GDP 0.082 0.088 0.067 0.126 0.729 1.199 0.740 1.196
Lạm phát 0.081 0.086 0.062 0.115 0.831 0.789 0.598 1.178
Việc làm 0.089 0.095 0.072 0.135 0.857 1.765 0.905 1.514
Tiêu dùng 0.089 0.095 0.073 0.137 0.827 1.453 0.894 1.440
Cú sốc cung – nông nghiệp
GDP 0.082 0.031 0.076 0.124 0.787 0.387 0.864 1.028
Lạm phát 0.080 0.030 0.069 0.118 0.811 0.409 0.827 1.355
Việc làm 0.090 0.035 0.082 0.133 0.924 0.470 0.972 1.171
Tiêu dùng 0.089 0.034 0.082 0.134 0.887 0.498 0.915 1.142

4.5 Tính bất cân xứng của các cú sốc

Tính bất cân xứng của cú các sốc là tiêu chí của lý thuyết OCA thường xuyên được trích
dẫn và kiểm tra trong các nghiên cứu thực nghiệm OCA. Gần như mọi nghiên cứu thực
nghiệm về đồng tiền chung hay cơ chế tỷ giá hối đoái đều cố gắng đo lường tính bất
cân xứng của các cú sốc theo một trong hai cách sau đây. Cách thứ nhất chỉ đơn thuần
là đo lường mối tương quan (correlation) giữa sản lượng trong hai nền kinh tế sau khi
lấy logarithm hay sau khi loại bỏ xu hướng (de-trending) bằng bộ lọc HP (Bayoumi &
Eichengreen 1997, Frankel & Rose 1998, Berger et al. 2000). Phương pháp thứ hai là tách
chuỗi sản lượng (decompose output series) và một số biến kinh tế vĩ mô khác bằng một số

18
mô hình cụ thể (AR, VAR, SVAR) và tính mối tương quan của các số dư (residual) của
phương trình sản lượng ở các nước khác nhau (Bayoumi & Eichengreen 1996, Bayoumi
& Mauro 1999, Eichengreen & Bayoumi 1999, Wyplosz 2001, Lee, Park & Shin 2002). Cả
hai phương pháp đều có chung một vấn đề trục trặc là sự biến thiên sản lượng không chỉ
phản ánh tác động của các cú sốc mà còn phản ánh tác động của chu kỳ kinh tế hiện
tại và các phản ứng chính sách. Hơn nữa, biến động sản lượng do các cú sốc bên ngoài
phụ thuộc vào cơ cấu kinh tế của đất nước, bao gồm cơ chế tỷ giá hối đoái đã chọn. Vấn
đề trục trặc này, cùng với sự phê phán của Lucas, làm cho biến động sản lượng quá khứ
không thể giúp ta biết việc chuyển đổi sang cơ chế tỷ giá khác liệu có chút lợi ích nào
không, nếu cho rằng cơ chế tỷ giá là quan trọng.
Bài viết này, dựa vào phương pháp mô phỏng, kiểm tra tiêu chí bất cân xứng của các cú
sốc theo một cách hoàn toàn khác. Trong bài báo ban đầu của Mundell (1961), tính bất
cân xứng được định nghĩa là một cú sốc đối với đất nước thứ nhất ảnh hưởng đến một
ngành sản xuất (i) trong khi một cú sốc khác đối với đất nước thứ hai ảnh hưởng đến một
ngành khác (j). Do đó, ta cần phải kiểm chứng tiêu chí này với một mô hình đa ngành,
để thật sự phản ánh ý tưởng ban đầu của Mundell, và các mô hình CGE có một ưu điểm
lớn về phương diện này.
Không như các phần trước, việc kiểm chứng tiêu chí này được thực hiện theo một qui
trình khác. Cụ thể là, trong mỗi phép mô phỏng, ba cặp cú sốc được thiết kế để tác động
đến Việt Nam và một nước khác trong mô hình (USA). Cặp thứ nhất có tính bất cân
xứng, nghĩa là nó có một cú sốc đơn vị đối với ngành i ở Việt Nam và cú sốc tác động
đến ngành j ở nước kia. Cặp thứ hai có tính cân xứng trong ngành i, nghĩa là hai cú
sốc như nhau tác động đến cùng một ngành i tại hai nước. Cặp thứ ba có tính cân xứng
trong ngành j. Sau đó, hai tỷ số phương sai của GDP trong trường hợp thứ nhất so với
các phương sai trong trường hợp thứ hai và thứ ba sẽ được tính toán. Như vậy, nếu tỷ số
nhỏ hơn một, sản lượng trong các cú sốc bất cân xứng đối với cặp i, j sẽ ổn định hơn so
với khi các cú sốc có tính cân xứng. Các kết quả cho cặp Việt Nam – Hoa Kỳ dưới hai cơ
chế tỷ giá được trình bày trong Bảng 9.

19
Bảng 9: Tính bất cân xứng của cú sốc – Phương sai GDP (VIE & USA)

Cơ chế tỷ giá cố định Cơ chế tỷ giá linh hoạt


1 2 3 4 5 6 1 2 3 4 5 6
Ngành 1 1.000 0.638 0.696 13.23 1.161 0.578 1.000 1.179 1.260 4.406 1.043 1.255
1.000 50.13 12.98 1.501 8.299 102.6 1.000 16.43 3.346 1.601 18.04 28.06
Ngành 2 7.737 1.000 1.726 684.3 12.06 0.433 2.438 1.000 1.363 43.78 1.136 0.873
0.099 1.000 0.410 0.989 1.097 0.978 0.175 1.000 0.260 1.141 1.409 1.401
Ngành 3 2.942 0.718 1.000 171.8 4.210 0.463 1.337 0.872 1.000 10.64 0.865 0.811

20
0.158 3.023 1.000 1.045 1.613 4.406 0.504 4.580 1.000 1.457 5.630 6.837
Ngành 4 0.012 0.002 0.003 1.000 0.019 0.001 0.030 0.006 0.010 1.000 0.012 0.004
0.109 1.323 0.509 1.000 1.194 1.477 0.083 0.212 0.072 1.000 0.572 0.235
Ngành 5 0.627 0.065 0.122 61.53 1.000 0.023 2.189 0.666 0.990 50.69 1.000 0.543
0.088 0.709 0.317 0.977 1.000 0.565 0.127 0.537 0.152 1.066 1.000 0.703
Ngành 6 4.809 0.236 0.001 1393.7 10.46 1.000 0.694 0.831 0.557 46.73 1.718 1.000
0.027 0.105 0.000 0.891 0.421 1.000 0.031 0.518 0.066 0.759 1.328 1.000

Tổng hợp 2.435 14.26 3.632 425.4 4.258 29.35 0.832 4.595 0.932 20.37 4.994 7.919
Thoạt đầu nhìn qua Bảng 9, ta không thấy có diễn tiến rõ rệt nào về việc cơ chế linh hoạt
hay cơ chế cố định sẽ ổn định hơn nếu các cú sốc có tính bất cân xứng thay vì cân xứng.
Tác động của tính bất cân xứng phụ thuộc vào cặp ngành sản xuất bị tác động bởi các
cú sốc. Ví dụ, nếu cặp ngành là (1, 4) thì tính bất cân xứng làm tăng biến động GDP ở
Việt Nam một cách đáng kể. Tuy nhiên, nếu cặp ngành là (1,6), tính bất cân xứng thật sự
làm giảm phương sai GDP. Quả thật, bất kỳ khi nào Hoa Kỳ có một cú sốc trong ngành
4 (công nghiệp nặng), biến động GDP ở Việt Nam phải gánh chịu sự dao động mạnh bất
kể ngành nào ở Việt Nam bị tác động. Bức tranh hoàn toàn ngược lại trong trường hợp
Hoa Kỳ có một cú sốc trong ngành 6 (dịch vụ). Như vậy, xem ra tiêu chí thứ tư không
đặc biệt hữu ích nếu ta chỉ xem xét tính bất cân xứng theo các cú sốc tổng thể.
Tuy nhiên, khi nhìn lại lần thứ hai, kết quả mô phỏng thể hiện một diễn tiến thú vị. Chỉ
với một ít ngoại lệ, bất kể khi nào một tỷ số phương sai dưới cơ chế tỷ giá cố định lớn
hơn một, thì chính tỷ số đó sẽ nhỏ hơn dưới cơ chế linh hoạt. Điều ngược lại cũng đúng,
nghĩa là, bất kể khi nào tỷ số dưới cơ chế cố định nhỏ hơn một, thì tỷ số đó dưới cơ chế
linh hoạt sẽ tăng lên so với cơ chế cố định. Sự kiện này hàm ý rằng, tính linh hoạt của tỷ
giá hối đoái có một đặc điểm bình ổn theo tính bất cân xứng của các cú sốc bên ngoài.
Điều này có thể được nhận thấy rõ ràng hơn ở dòng cuối cùng trên mỗi bảng, trong đó
trình bày phương sai của từng cột. Các giá trị nhỏ hơn trong bảng thứ hai (ngoại trừ đối
với ngành 5) cho thấy rằng bất kể khi nào một cú sốc tác động đến một ngành cụ thể ở
Hoa Kỳ, bất kể diễn tiến cú sốc đối với toàn thể nền kinh tế Việt Nam, biến động GDP ở
Việt Nam dưới cơ chế tỷ giá linh hoạt sẽ nhỏ hơn. Điều này hoàn toàn xác nhận tiêu chí
OCA thứ tư.
Tóm lại, Việt Nam trong mô hình G-Cubed xác nhận cả bốn tiêu chí cơ bản của lý thuyết
OCA. Một cách cụ thể, tính cứng nhắc danh nghĩa và tính cứng nhắc thực dưới cơ chế tỷ
giá cố định rõ ràng gây ra nhiều tổn thất hơn cho Việt Nam so với dưới cơ chế tỷ giá linh
hoạt. Các tiêu chí về mức độ mở của và tính bất cân xứng của các cú sốc cũng được xác
nhận qua các phép mô phỏng, nhưng với ít nhiều khác biệt so với các nghiên cứu OCA
hiện tại. Tuy nhiên, sự khác biệt này không quan trọng và hầu hết là do các nghiên cứu
thực nghiệm hiện tại thiếu kiểm chứng chi tiết. Quả thật, không có phép kiểm chứng kinh
tế lượng nào có thể thực hiện việc kiểm tra lý thuyết OCA với cùng những ngành sản
xuất, những cú sốc và thành quả kinh tế một cách chi tiết như trong nghiên cứu này. Điều
này làm rõ những ưu điểm của phương pháp mô phỏng trong chủ đề cụ thể này. Trong
phần tiếp theo, phương pháp này sẽ được sử dụng để so sánh trực tiếp kết quả của các cơ
chế tỷ giá hối đoái khác nhau ở Việt Nam.

4.6 Cơ chế tỷ giá hối đoái tối ưu cho Việt Nam

Trong phần này, chúng ta sẽ so sánh kết quả của ba cơ chế tỷ giá cố định (theo các ngoại
tệ khác nhau) và ba cơ chế linh hoạt (với ba chính sách tiền tệ khác nhau):

• Tỷ giá được cố định theo USD (PUSA)

• Tỷ giá được cố định theo đồng tiền OECD (POEC)

21
• Tỷ giá được cố định theo một rổ tiền tệ gồm USD và đồng tiền OECD với trọng số
bằng nhau (BP)

• Tỷ giá linh hoạt với qui tắc tăng trưởng tiền tệ cố định (FMR)

• Tỷ giá linh hoạt với mục tiêu lạm phát (FIT)

• Tỷ giá linh hoạt với qui tắc McKibbin- Henderson (MHR)

Phương pháp thực nghiệm của phần này cũng tương tự như trong các phần trước với cơ
chế tỷ giá đầu tiên (cố định theo USD - PUSA) được sử dụng làm cơ chế tỷ giá cơ sở để so
sánh với các cơ chế khác. Hai hệ thống cú sốc được sử dụng trong từng mô phỏng: các cú
sốc trong nước (VIE) và các cú sốc nước ngoài (USA). Các kết quả được trình bày trong
Bảng 10 và Bảng 11.

22
Bảng 10: Các cơ chế tỷ giá cho Việt Nam

FMR FIT MHR POEC BP


VIE USA VIE USA VIE USA VIE USA VIE USA

Cú sốc cung - Năng lượng


GDP 0.768 0.000 4.046 0.056 0.601 0.011 0.919 13.105 0.959 5.301
Lạm phát 22.974 0.019 0.000 0.000 0.160 0.017 0.876 12.233 0.937 4.514
Việc làm 7.198 0.005 2.170 0.260 0.342 0.025 0.922 15.330 0.960 5.890
Tiêu dùng 0.767 0.001 1.070 0.125 0.371 0.016 0.926 12.953 0.963 5.230
Cú sốc cung – nông nghiệp
GDP 0.145 0.003 1.329 0.003 2.528 0.584 0.997 0.019 0.998 0.315
Lạm phát 0.945 0.237 0.000 0.000 0.736 0.526 1.000 0.040 1.000 0.358

23
Việc làm 0.515 0.061 2.114 0.017 8.009 0.231 0.999 0.039 1.000 0.337
Tiêu dùng 0.180 0.004 1.056 0.020 2.969 0.147 0.997 0.037 0.998 0.330
Cú sốc cung - Công nghiệp nhẹ
GDP 0.068 0.018 2.318 0.003 1.226 0.904 0.997 0.630 0.998 0.803
Lạm phát 0.636 2.419 0.000 0.000 2.513 0.142 1.000 1.003 1.000 0.873
Việc làm 0.289 0.217 2.251 0.033 1.096 0.678 0.999 0.786 1.000 0.860
Tiêu dùng 0.067 0.039 2.018 0.008 0.276 0.553 0.997 0.639 0.998 0.808
Cú sốc cung - Dịch vụ
GDP 0.090 0.004 1.411 0.000 1.518 0.000 0.997 0.027 0.998 0.338
Lạm phát 1.279 0.286 0.000 0.000 12.433 0.005 1.000 0.011 1.000 0.262
Việc làm 0.474 0.086 2.548 0.005 3.117 0.000 0.999 0.024 0.999 0.319
Tiêu dùng 0.099 0.006 1.986 0.001 2.740 0.000 0.997 0.031 0.998 0.342
Bảng 11: Các cơ chế tỷ giá cho Việt Nam

FMR FIT MHR POEC BP


VIE USA VIE USA VIE USA VIE USA VIE USA

Đền bù rủi ro tỷ giá hối đoái


GDP >e+15 NA >e+15 NA >e+15 NA 0.223 NA 0.523 NA
Lạm phát >e+15 NA >e+15 NA >e+15 NA 0.267 NA 0.767 NA
Việc làm >e+15 NA >e+15 NA >e+15 NA 0.254 NA 0.654 NA
Tiêu dùng >e+15 NA >e+15 NA >e+15 NA 0.223 NA 0.523 NA
Cú sốc giá chứng khoán
GDP 0.485 0.000 0.045 0.002 2.043 0.000 0.998 7.650 0.997 2.253
Lạm phát 0.441 0.000 0.000 0.000 4.748 0.000 1.000 17.034 1.000 4.899

24
Việc làm 1.525 0.000 0.118 0.002 3.068 0.000 0.999 10.770 0.999 3.222
Tiêu dùng 0.653 0.000 0.073 0.003 3.225 0.000 0.997 6.967 0.998 2.159
Cú sốc cầu tiền
GDP 17.964 0.008 0.148 0.018 10.925 0.005 0.998 0.147 0.999 0.474
Lạm phát 144.958 1.481 0.000 0.000 138.032 0.004 1.001 0.091 1.001 0.402
Việc làm 70.162 0.069 1.037 0.066 71.031 0.020 0.998 0.118 0.999 0.429
Tiêu dùng 39.975 0.015 0.330 0.047 44.453 0.011 0.998 0.168 0.999 0.487
Cú sốc tiêu dùng tư nhân
GDP 1.641 0.134 1.201 0.002 1.202 0.002 0.996 0.062 0.998 0.386
Lạm phát 13.679 1.541 0.000 0.000 1.326 0.001 1.000 0.029 1.000 0.332
Việc làm 3.224 0.429 4.767 0.004 0.975 0.013 0.997 0.034 0.998 0.344
Tiêu dùng 3.014 0.288 3.432 0.004 1.961 0.004 0.996 0.059 0.998 0.380
Bảng 10, với các cú sốc thực và về phía cung, cho thấy kết quả chiếm ưu thế của tất cả
các cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt khi đứng trước những cú sốc nước ngoài. Đứng trước
các cú sốc trong nước, chỉ có cơ chế FMR là tương đối tốt hơn so với cơ chế cố định theo
USD (PUSA), trong khi các cơ chế FIT và MHR có kết quả không rõ ràng. Hai cơ chế
cố định kia có kết quả gần như đồng nhất với cơ chế PUSA trước các cú sốc trong nước,
nhưng ngoại trừ cú sốc trong ngành năng lượng, chúng có ưu thế rõ ràng khi nền kinh tế
bị tác động bởi các cú sốc nước ngoài khác. Trong bảng thứ hai (11), với các cú sốc danh
nghĩa và về phía cầu, hai cơ chế cố định kia có kết quả tương tự. Chúng gần như có kết
quả tốt như của cơ chế PUSA khi đứng trước các cú sốc trong nước, nhưng với các cú sốc
nước ngoài, chúng có kết quả hỗn hợp. Ba cơ chế linh hoạt hiển nhiên phải tệ hơn PUSA
rất nhiều khi gặp phải một cú sốc rủi ro tỷ giá hối đoái. Đối với ba cú sốc khác, chúng
vẫn tốt hơn PUSA trong hầu hết các trường hợp cú sốc nước ngoài. Nhưng với các cú
sốc trong nước, FIT xem ra là cơ chế tốt nhất trong ba cơ chế, trong khi FMR trở nên tệ
nhất.
Từ những kết quả này, ta có thể rút ra một số kết luận về cơ chế tỷ giá hối đoái tối ưu
cho Việt Nam. Thứ nhất, xem ra sự chuyển đổi từ cơ chế PUSA sang cơ chế POEC hay
BP sẽ mang lại nhiều ổn định hơn cho nền kinh tế Việt Nam ngoại trừ trường hợp Hoa
Kỳ bị tác động bởi một cú sốc cung năng lượng hay giá trị thị trường cổ phiếu. Thứ hai,
việc chuyển sang một cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt bất kể chính sách tiền tệ đi kèm
như thế nào sẽ chỉ có lợi cho Việt Nam nếu đất nước chỉ bị tác động bởi các cú sốc nước
ngoài. Nếu Việt Nam gặp phải những cú sốc trong nước, một qui tắc tăng trưởng tiền tệ
cố định là chính sách tiền tệ tốt nhất chống lại các cú sốc từ khía cạnh cung. Nhưng nếu
các cú sốc xuất phát từ khía cạnh cầu, FMR trở thành cơ chế tỷ giá tệ hại nhất và FIT
chiếm vị thế tốt nhất. Do đó, cho đến khi biết được diễn tiến của các cú sốc, tốt hơn Việt
Nam nên duy trì cơ chế cố định, hoặc là cố định theo USD, một đồng tiền OECD chung,
hay một rổ của hai loại tiền trên.
Lưu ý cuối cùng là, phần này nhằm minh hoạ việc sử dụng phương pháp luận mô phỏng
trong việc chọn cơ chế tỷ giá hối đoái tối ưu bằng lý thuyết OCA. Nó vẫn còn nhiều thiếu
sót mới có thể trở thành một kiến nghị chính sách hoàn chỉnh và thực tiễn vì mô hình vẫn
còn mang tính ước lệ và tính tổng thể cao.

5 Kết luận
Sử dụng phương pháp mô phỏng và một mô hình CGE động cho Việt Nam trong phần
mềm G-Cubed, bài viết này đã kiểm tra và xác nhận bốn tiêu chí cơ bản nhất của một
OCA: tính cứng nhắc danh nghĩa, tính cứng nhắc thực, mức độ mở cửa, và tính bất cân
xứng của các cú sốc. Phương pháp thực hiện kiểm chứng theo cách khác này đã tránh
được hai vấn đề trục trặc nghiêm trọng về sự thiếu sót về mô hình kinh tế lượng và tính
nội sinh như trong các nghiên cứu khác thực hiện kiểm chứng bằng kinh tế lượng. Nó cũng
mang lại nhiều chi tiết hơn và làm sáng tỏ nhiều vấn đề hơn cho việc kiểm chứng thực
nghiệm và đề xuất một cách thức thực tiễn để chọn lựa cơ chế tỷ giá hối đoái tối ưu cho
một đất nước.

25
Tài liệu
Alesina, Alberto & Barro, Robert J. (2000), ‘Currency Unions’, NBER Working Paper
7927.

Arndt, Channing & Perason, K. (1998), ‘Systematic Sensitivity Analysis via Gaussian
Quadrature and GEMPACK’, GTAP Technical Paper 3.

Bacchetta, Philippe & van Wincoop, Eric (2001), ‘Trade Flows, Prices, and Exchange Rate
Regimes’, Bank of Canada Conference "Revisiting the Cases for Flexible Exchange
Rates" November 2-3.

Bayoumi, Tamim & Eichengreen, Barry (1996), ‘Operationalizing the Theory of Optimum
Currency Areas’. IMF; U CA, Berkeley.

Bayoumi, Tamim & Eichengreen, Barry (1997), ‘Ever closer to heaven? An optimum-
currency-area index for European countries’, European Economic Review 41, 761–
770.

Bayoumi, Tamim & Mauro, Paolo (1999), ‘The Suitability of ASEAN for a Regional Cur-
rency Arrangement’. Imf; imf.

Bayoumi, Tamin (1994), ‘A Formal Model of Optimum Currency Areas’, IMF Staff Papars
41(4).

Berger, Helge, Sturm, Jan-Egbert & de Haan, Jakob (2000), ‘An empirical investigation
into exchange rate regime choice and exchange rate volatility’, CESifo Working paper
No.263 .

Calvo, Guillermo A. & Reinhart, Carmen (2000), ‘Fear of Floating’.

de Brouwer, Gordon (2001), Does a formal common-basket peg in East Asia make economic
sense?

Eichengreen, B. & Bayoumi, T. (1999), Is Asia An Optimum Currency Area? Can It


Become One? Regional, Global and Historical Perspectives on Asian Monetary Rela-
tions, in J. P.-F. S. Collignon & Y. C. Park, eds, ‘Exchange Rate Policies in Emerging
Asian Countries’, Routledge.

Frankel, Jeffrey-A. & Rose, Andrew-K. (1998), ‘The Endogeneity of the Optimum Cur-
rency Area Criteria’, Economic Journal 108(449), 1009–25. U CA, Berkeley; U CA,
Berkeley.

Goodhard, Charles (1995), The political economy of monetary union, in P. Kenen, ed.,
‘Understanding Interdependence: The macroeconomics of the Open Economy’, Price-
ton University Press.

Heller, Robert (1978), ‘Determinants of Exchange Rate Practices’, Journal of Money,


Credit, and Banking 10, 308–321.

26
Holden, Paul, Holden, Merle & Suss, Esther (1979), ‘The Determinants of Exchange Rate
Flexibility: An Empirical Investigation’, The Review of Economics and Statistics
LXI, 327–333.

Kenen, P. B. (1969), The Theory of Optimum Currency Areas: An Eclectic View, in R. A.


Mundell & A. K. Swoboda, eds, ‘Monetary Problems of The International Economy’,
University of Chicago Press, pp. 41–61.

Lee, Jong-Wha, Park, Yung Chul & Shin, Kwanho (2002), ‘A Currency Union in Asia?’,
Asian Development Bank Study on Monetary and Financial Corporation in
East Asia.

Masson, Paul & Taylor, Mark (1993), Currency Unions: A Survey of the Issues, in P. Mas-
son & M. Taylor, eds, ‘Policy Issues in the Operation of Currency Unions’, Cambridge
University Press.

McKibbin, Warwick J. & Bok, Tomas (1998), Which Monetary Regime for Europe?: A
Quantitative Evaluation, in ‘Economic Modeling of European Macroeconomic Inte-
gration’.

McKibbin, Warwick & Le, Hong-Giang (2004), Which exchange rate regime for Asia?, in
G. de Brouwer & M. Kawai, eds, ‘Exchange Rate Regimes in East Asia’, Routledge-
Curzon, pp. 385–416.

McKibbin, Warwick & Wilcoxen, Peter (1999), ‘The theoretical and empirical structure
of the G-Cubed model’, Economic Modelling 16, 123–148.

McKinnon, R. I. (1963), ‘Optiomum Currency Areas’, American Economic Review


53((September)), 717–725.

McLaren, Keith (1990), ‘A Reappraisal of Business Investment’, Department of Econo-


metrics, Monash University Working Paper No. 5/90.

Monacelli, Tommaso (2004), ‘Into the Mussa puzzle: monetary policy regimes and the
real exchange rate in a small open economy’, Journal of International Economics
62, 191–217.

Mundell, Robert (1961), ‘A Theory of Optimum Currency Areas’, American Economic


Review 51(4), 657–665.

Mundell, Robert A. (1969), Summary of Discussion, in R. A. Mundell & A. K. Swoboda,


eds, ‘Monetary Problems of the International Economy’, University of Chicago Press,
Chicago and London, pp. 107–120.

Ricci, L.-A. (1997), ‘A Model of an Optimum Currency Area’, IMF Working Paper
WP/97/76.

Rizzo, Jean-Marc (1998), ‘The economic determinants of the choice of an exchange rate
regime: a probit analysis’, Economic Letters 59, 283–287.

27
Sala-i Martin, Xavier & Sachs, Jeffrey (1991), ‘Fiscal Federalism and Optimum Currency
Areas: Evidence for Europe from the United States’, NBER Working paper(3855).

Savvides, Andreas (1990), ‘Real exchange rate variability and the choice of exchange rate
regime by developing countries’, Journal of International Money and Finance 9, 440–
454.

Siriwardana, Madinda (1997), ‘Exchange Rate Policy and Market Power: A general equi-
librium analysis for Singapore’, ASEAN Economic Bulletin 14(1).

Velasco, Andres (2000), ‘Exchange rate policies for developing countries: What have we
learned? What do we still not know?’, G-24 Discussion Paper No.5.

von Hagen, Jurgen & Zhou, Jizhong (2002), ‘The choice of exchange rate regimes: An
empirical analysis for transition economies’, CEPR .

Wilcoxen, Peter (2004), Confidence Intervals in CGE.

Willett, Thomas (2001), ‘The OCA approach to exchange rate regimes: A perspective on
recent developments’, Claremont Colleges, Working paper 2001-2004 .

Wyplosz, Charles (2001), A Monetary Union in Asia? Some European Lessons, in D. Gruen
& H. Simon, eds, ‘Future Directions for Monetary Policies in East Asia’, Economic
Group, Reserve Bank of Australia, Australia.

28

You might also like