You are on page 1of 3

HỌ TÊN: LỚP: 11

ĐÂY THÔN VĨ DẠ
- Hàn Mặc Tử -

I.GIỚI THIỆU
1. Tác giả - Tác phẩm: (SGK)
2. Nội dung:
- “Đây thôn Vĩ Dạ” là hồi ức đẹp của Hàn Mặc Tử về cảnh và người thôn Vĩ, về xứ Huế mộng
mơ. Qua đó, ta thấy được nỗi đau, mặc cảm chia lìa và nềm yêu đời, yêu cuộc sống mãnh liệt của
nhà thơ.
II. ĐỌC – HIỂU VB
1. KHỔ 1:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?


Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

- Sao anh không về chơi thôn Vĩ? → Câu hỏi tu từ: lời mời gọi, lời tự vấn, trăn trở trách cứ 
Nỗi hoài mong, thiết tha, tiếc nuối, day dứt…
- Nắng hàng cau nắng mới lên → điệp từ + hình ảnh vườn cau đặc trưng Vĩ Dạ: Bức tranh
trong trẻo, tinh khôi  Nỗi nhớ sâu đậm, da diết…
- Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
 đại từ phiếm chỉ: cách nói xa xôi
. Mướt quá, xanh như ngọc → tính từ, từ tình thái + so sánh độc đáo, gợi cảm: Xanh non, tươi
mới, tràn đầy nhựa sống  Xuýt xoa, ngỡ ngàng…
. Lá trú che ngang mặt chữ điền → cách điệu hóa: vẻ đẹp hồn hậu, thanh nhã, e ấp, dịu nhẹ, kín
đáo…
 Nỗi nhớ, kỉ niệm hiện lên một cách sống động, đó là những kí ức tươi đẹp mà nhà thơ luôn
ôm ấp, trân trọng với tình yêu say đắm.
 Tâm trạng trăn trở, day dứt, nhớ nhung: Cảnh nên thơ – người nhân hậu… sao anh không về
thăm?
2. KHỔ 2:

Gió theo lối gió mây đường mây


Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?

- Gió theo lối gió/ mây đường mây


→ Nhịp thơ với hai vế tiểu đối: chuyển động ngược hướng, phi lí, gợi sự tan tác, chia lìa,
- Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
→ Sử dụng từ ngữ biểu cảm: cái khẽ khàng của hoa, của gió càng tăng thêm cảm giác dòng sông
buồn hắt hiu, xa vắng, đơn côi…
 Thực tại hiện lên đau đớn với những dự cảm chia lìa đang xâm chiếm tâm hồn nhà thơ.

TrangchauvanGD- VAN11
Page 1
HỌ TÊN: LỚP: 11

- Thuyền ai đậu bến sông trăng đó


 đại từ phiếm chỉ: ngỡ như quen mà lạ, tưởng gần gũi mà hóa xa xôi…
→ Thuyền trăng, sông trăng: hình ảnh mới mẻ, sáng tạo  không gian ngập tràn ánh trăng huyền
ảo, mờ lạnh, vắng lặng…
- Có chở trăng về kịp tối nay?
→ Cách dùng từ biểu cảm: niềm mong mỏi thiết tha của nhà thơ khi ý thức về thời gian, về
nghịch cảnh…
 Câu hỏi tu từ kết lại khổ thơ là nỗi niềm khắc khoải, vương vấn, xót xa. Mọi ý niệm, sự mong
chờ trở nên xa xôi, khó thực hiện, tất cả chỉ là mộng tưởng, nhạt nhòa, hư vô…
3. KHỔ 3:

Mơ khách đường xa, khách đường xa


Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?

- Mơ khách đường xa/khách đường xa


 giãi bày, thổ lộ khát vọng thiết tha
. Khách đường xa/khách đường xa
 hình bóng trong mộng tưởng: xa xôi, hư ảo
→ Điệp ngữ + nhịp thơ: giọng thơ gấp gáp, khẩn khoản  mơ tưởng da diết, khắc khoải đến xót
xa…
- Áo em trắng quá nhìn không ra
 cực tả sắc trắng
 Không chỉ là sương khói của đất trời xứ Huế mà còn là một tiếng kêu từ nỗi niềm của nhà
thơ…
- Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
Xứ Huế - Vĩ Dạ? / Tâm hồn nhà thơ? → Dù thực hay suy tưởng, câu thơ gợi sự hư ảo,
mong manh xa vời, mông lung, nhạt nhòa, khó nắm bắt…
- Ai biết tình ai có đậm đà?
→ Đại từ phiếm chỉ + CHTT: Nỗi cô đơn, trống vắng trong tâm hồn…Câu hỏi chứa đựng sự
hoài vọng, xa xăm, chơi vơi, …
 Khổ thơ khép lại là một nỗi niềm cô đơn đến xót xa. Một tâm hồn tha thiết sống, khát khao
được giãi bày, được sẻ chia.
III. ĐÁNH GIÁ
 Nội dung: Bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ và lòng yêu đời, ham sống mãnh liệt trước nghịch
cảnh nên tâm trạng trở nên u uất, buồn thương.
 Nghệ thuật: Bút pháp nhảy vọt về ý, nhưng biểu hiện hài hòa về cảnh, tình. Nhiều hình ảnh
sáng tạo, mới mẻ. “Đây thôn Vĩ Dạ” là sự hòa quyện độc đáo giữa phong cảnh và tâm cảnh…

 LUYỆN TẬP
Trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài (SGK cơ bản/ trang 39)

TrangchauvanGD- VAN11
Page 2
HỌ TÊN: LỚP: 11

TrangchauvanGD- VAN11
Page 3

You might also like