You are on page 1of 2

Giáo dục có vai trò rất quan trọng đối với mỗi con người, có thể nói làm

nên sự tiến bộ,


tiến hóa của loài người so với các loài động vật khác. Có giáo dục, con người sẽ có trí
tuệ, có thể học những kiến thức, kỹ năng để làm tốt một việc nào đó. Giáo dục không chỉ
giúp tạo ra một con người mà còn góp phần đổi mới xã hội thông qua những hoạt động,
suy nghĩ của các cá nhân trong đó. Tóm lại, giáo dục giúp một người có thể hòa nhập vào
cộng đồng thông qua các mối quan hệ, hoạt động của bản thân, qua công việc làm.
Thông qua việc trang bị những kiến thức, kỹ năng cho con người, giáo dục giúp một
người sống có trách nhiệm hơn với bản thân, gia đình và xã hội. Với giáo dục của mình,
con người có khả năng giải quyết vấn đề, có kiến thức về khoa học – xã hội để thích ứng
với hoàn cảnh tự nhiên và xã hội tốt nhất. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan
tâm sự nghiệp giáo dục và chỉ rõ: "Nhiệm vụ giáo dục rất quan trọng và vẻ vang..., xây
dựng kinh tế, không có cán bộ không làm được. Không có giáo dục, không có cán bộ thì
cũng không nói gì đến kinh tế, văn hóa".. Người còn nói: Một dân tộc dốt là một dân tộc
yếu.
Ngay sau Cách mạng tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt vấn đề chống nạn dốt là vấn
đề cấp bách số hai sau vấn đề chống nạn đói của Nhà nước lúc bấy giờ. Bởi vì "nạn dốt là
một trong những phương pháp độc ác mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta và một
dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.
Muốn đưa đất nước thoát khỏi nạn dốt vững mạnh đi lên đòi hỏi phải nhận thức đúng tầm
quan trọng của giáo dục, coi giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, là nhiệm vụ của toàn
Đảng, toàn dân. Sở dĩ phải đặt giáo dục là sự nghiệp toàn dân bởi giáo dục là một hoạt
động phức tạp, thường xuyên của đông đảo các tầng lớp nhân dân ở các vùng miền khác
nhau, thuộc các độ tuổi khác nhau. Do vậy, để phát triển sự nghiệp giáo dục trong cả
nước, nhất thiết phải huy động sức mạnh to lớn của toàn thể nhân dân, huy động mọi
nguồn lực đầu tư cho giáo dục.
Do đó, giáo dục phải trở thành nhiệm vụ chung của nhà nước cũng như tất cả mọi người
dân. Phát huy tư tưởng tốt đẹp của Bác, Đảng và nhà nước ta đã rất quan tâm chú trọng
đầu tư cho giáo dục, coi giáo dục là sự nghiệp hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân ta. Để
giáo dục trở thành sự nghiệp toàn dân, tại Điều 36 Hiến pháp 1992, Quốc hội đã quy
định: “Các đoàn thể nhân dân, trước hết đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ
chức xã hội, các tổ chức kinh tế, gia đình cùng nhà trường có trách nhiệm giáo dục thanh
niên, thiếu niên và nhi đồng”.Có thể thấy rằng giáo dục đóng vai trò rất lớn trong sự
nghiệp phát triển của đất nước ta. Và để giáo dục trở thành sự nghiệp toàn dân phải xã
hội hóa giáo dục tức là tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự
nghiệp giáo dục. Phải xây dựng được một cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân
dân đối với việc học tập và cải thiện môi trường kinh té xã hội lành mạnh thuận lợi cho
các hoạt động giáo dục, phải đa dạng hóa giáo dục để khai thác và sử dụng hiệu quả các
nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục… Nhà nước ta một mặt phải ưu tiên đầu tư giáo
dục, mặt khác phải khuyến khích các nguồn đầu tư khác. Nhà nước  ban hành các văn bản
pháp luật, tổ chức chỉ đạo thực hiện phối hợp với các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế,
gia đình để chống các tệ nạn xã hội tạo ra môi trường thuận lợi cho việc giáo dục.
Tuy nhiên bất kỳ ở đâu và lúc nào, ngành giáo dục cũng còn những hạn chế cần khắc
phục. Có nền giáo dục nào dám nói rằng đã đáp ứng tốt nhu cầu của người dân và yêu
cầu của xã hội đâu. Giáo dục nước ta cũng vậy. Có lẽ vì thế mà làm Bộ trưởng Giáo dục
ở Việt Nam là một công việc không dễ dàng. Chỉ có điều trong những hạn chế, bất cập
của giáo dục nước ta có những tồn tại rất dai dẳng, chuyển biến chậm. Điều quan trọng
cần làm bây giờ là nắm rõ được bối cảnh nền giáo dục nước ta đã và đang diễn biến, phát
triển ra sao; thời cơ và thách thức của giáo dục bây giờ là những gì; từ đó có cái nhìn cụ
thể và đưa ra những biện pháp xử lý phù hợp kịp thời.

You might also like