You are on page 1of 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ II

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ Môn: Hóa học – Khối 10


TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGOẠI NGỮ Năm học 2020 – 2021
-----o0o----- -----o0o-----
A. Lí thuyết trọng tâm [12]:
1/ Phản ứng oxi hóa – khử: Xác định số oxi hóa, chất khử, chất oxi hóa, sự khử, sự oxi hóa; cân bằng
phản ứng oxi hóa – khử theo phương pháp thăng bằng electron.
2/ Clo: vị trí, cấu hình electron; cấu tạo phân tử; tính chất vật lí; tính chất hóa học; điều chế.
3/ Axit clohiđric: tính chất hóa học; điều chế; sự biến đổi tính axit, tính khử từ HF → HI.
4/ Muối clorua và nhận biết ion halogenua X−.
5/ Hợp chất có oxi của clo: nước Giaven, clorua vôi, kali clorat (công thức, điều chế, tính chất, ứng
dụng).
B. Các dạng bài toán thường gặp [8]:
Dạng 1: Bài toán clo tác dụng với kim loại [1]
Dạng 2: Bài toán clo tác dụng với dung dịch kiềm [1]
Dạng 3: Bài toán điều chế clo [1]
Dạng 4: Bài toán kim loại, hợp chất kim loại tác dụng với dung dịch HCl [3]
Dạng 5: Bài toán tìm hai halogen kế tiếp nhau [1].
Dạng 6: Bài toán tổng hợp [1].
C. Cấu trúc đề: Hình thức: 20 câu trắc nghiệm (12 câu lí thuyết + 8 câu bài toán); thời gian: 45 phút.
D. Bài tập minh họa:
D.1 – Bài tập tự luận:
Câu 1: Viết phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) khi cho:
a/ Cl2 tác dụng với H2, Al, Fe, H2O, Ca(OH)2 (t0 thường), KOH (t0 thường), NaOH (t0), FeCl2, KBr.
b/ Dung dịch HCl tác dụng với Fe, Cu, Al, FeO, Fe2O3, Fe3O4, Fe(OH)3, AgNO3, KClO3, CaOCl2.
Câu 2: Hoàn thành các sơ đồ phản ứng sau:
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
a/ KMnO4 → Cl2 → HCl → MgCl2 → Mg(OH)2 → MgCl2 → AgCl.
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
b/ NaCl → HCl → Cl2 → FeCl3 → NaCl → Cl2 → Nước Giaven.
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
c/ Cl2 → Br2 → NaBr → AgBr → Br2 → I2 → AlI3
Câu 3: Nhận biết các dung dịch riêng biệt, đựng trong các lọ bị mất nhãn sau đây:
a/ NaOH, NaCl, HCl, NaNO3 b/ NaCl, NaF, NaBr, NaI
Câu 4: Hoà tan 12,8 gam hỗn hợp X gồm Fe và FeO cần 400 gam dung dịch HCl 3,65%, sau phản ứng
thu được V lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y.
a/ Tính khối lượng các chất trong hỗn hợp X?
b/ Tính giá trị của V?
c/ Tính nồng độ % của các chất trong dung dịch Y?
D.2 – Bài tập trắc nghiệm:
Câu 1: Các nguyên tử halogen có cấu hình electron lớp ngoài cùng là:
A. ns2 B. ns2np3 C. ns2np4 D. ns2np5
Câu 2: Clo không phản ứng được với chất nào sau đây?
A. NaOH B. NaCl C. Ca(OH)2 D. NaBr
Câu 3: Trong hợp chất nào sau đây, clo có số oxi hóa cao nhất?
A. HClO4 B. CaOCl2 C. KClO3 D. HCl
Câu 4: Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế clo bằng cách:
A. Điện phân nóng chảy NaCl B. Điện phân dung dịch NaOH có màng ngăn
C. Phân hủy khí HCl D. Cho HCl đặc tác dụng với MnO2, KMnO4…
Câu 5: Trong phản ứng hoá học sau, brom đóng vai trò là: SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr
A. Vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử B. Chất oxi hóa
C. Chất khử D. Không là chất oxi hóa, không là chất khử
Câu 6: Chất nào sau đây chỉ có tính oxi hoá, không có tính khử?
A. F2 B. Cl2 C. Br2 D. I2
Câu 7: Dung dịch nào sau đây không nên chứa trong bình thủy tinh?
A. HI B. HBr C. HCl D. HF
Câu 8: Dung dịch HCl phản ứng với chất nào sau đây không sinh ra sản phẩm khí?
A. Na2CO3 B. Al2O3 C. Fe D. Ca(HCO3)2
Câu 9: Sục khí Cl2 vào nước, thu được nước clo màu vàng nhạt. Trong nước clo có chứa các chất là:
A. Cl2, H2O B. HCl, HClO, H2O
C. HCl, HClO, H2O, Cl2 D. HCl, HClO
Câu 10: Chọn phát biểu sai?
A. Axit HCl vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa.
B. Dung dịch HCl là một dung dịch axit mạnh.
C. Clorua vôi được dùng để tẩy trắng sợi, vải, giấy
D. Hòa tan sắt trong dung dịch HCl tạo muối FeCl3
Câu 11: Cho các phản ứng sau:
1/ Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2 4/ NaOH + HCl → NaCl + H2O
2/ SiO2 + 4HF → SiF4 +2H2O 5/ Ca(OH)2 + Cl2 → CaOCl2 + H2O
3/ MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2+ 2H2O 6/ HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3
Số phản ứng xảy ra thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử là:
A. 4 B. 2 C. 3 D. 5
Câu 12: Cho các thí nghiệm sau:
a/ Dẫn khí clo vào vôi tôi ở 300C d/ Nhúng lá Cu vào axit HCl
b/ Sục khí H2S vào nước Cl2 e/ Sục khí Cl2 vào dung dịch NaF
c/ Sục khí CO2 vào nước gia- ven f/ Sục khí Br2 vào dung dịch KOH đun nóng
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng hoá học là:
A. 2 B. 4 C. 5 D. 5
Câu 13: Cho khí Cl2 dư tác dụng với 9,2 gam kim loại (hoá trị 1), sau phản ứng thu được 23,4 gam muối
clorua. Công thức của muối đó là:
A. KCl B. LiCl C. AgCl D. NaCl
Câu 14: Cho 13,44 lít khí clo (đktc) đi qua 2,5 lít dung dịch KOH a mol/l ở 1000C. Sau khi phản ứng
xảy ra hoàn toàn, thu được 37,25 gam KCl. Giá trị của a là:
A. 0,24 B. 0,12 C. 0,16 D. 0,3
Câu 15: Cho 23,7 gam KMnO4 phản ứng hết với dung dịch HCl đặc (dư), thu được V lít khí Cl2 (đktc).
Giá trị của V là:
A. 6,72 B. 4,48 C. 8,40 D. 8,96
Câu 16: Hoà tan m gam Fe bằng dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu
được 25,4 gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 16,7 B. 5,6 C. 14 D. 11,2
Câu 17: Cho hỗn hợp X gồm Cu, Mg vào dung dịch HCl dư thu được dung dịch A, 7,68 gam chất rắn
không tan B và 5,6 lít khí (đktc). Thành phần % của Cu trong hỗn hợp X là:
A. 43,86% B. 56,14% C. 65,76% D. 37,89%
Câu 18: Hòa tan hoàn toàn một lượng hỗn hợp gồm Al, Fe, Zn trong m gam dung dịch HCl 10% (vừa
đủ) thu được 3,808 lít khí (đktc). Giá trị của m là:
A. 124,1 B. 186,2 C. 273,3 D. 148,2
Câu 19: Cho một lượng dung dịch hỗn hợp HX, HY (X, Y là hai halogen liên tiếp) tác dụng vừa đủ
với 500 ml dung dịch NaOH 0,8M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 30,075 gam muối khan.
Hai halogen đó là:
A. F và Cl B. Cl và Br C. Br và I D. I và F
Câu 20: Cho 1,74 gam MnO2 tác dụng hết với axit HCl đậm đặc. Dẫn toàn bộ khí clo sinh ra đi qua 250
ml dung dịch NaOH 0,2M (ở nhiệt độ phòng), sau phản ứng thu được dung dịch X. Cô cạn X thu được
m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 2,66 B. 3,02 C. 3,325 D. 3,06

You might also like